Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIÁO ÁN LỊCH SỬ 7 TIẾT 50 51

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.32 KB, 10 trang )

Ngày soạn: 01/03/2019
Tiết 50
Bài 23
KINH TẾ - VĂN HÓA THẾ KỈ XVI - XVIII
II. VĂN HÓA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Những nét lớn về mặt văn hoá của đất nước, những thành tựu văn học-nghệ thuật
của ông cha, đặc biệt là văn nghệ dân gian.
- Tự tìm hiểu lịch sử văn hóa địa phương.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được các địa danh trên bản đồ Việt Nam
- Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỉ XVI-XVIII
3. Thái độ
- Tơn trọng, có ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động
giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá,
rút ra bài học lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt
ra...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu,...
- Tranh ảnh các cơng trình kiến trúc, chùa chiền thời kì này, máy chiếu,….
2. Học sinh
- Sgk, vở ghi, vở bài tập, chuẩn bị bài trước ở nhà…
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học
theo nhóm,...
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia nhóm ...


IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức(1p)
Lớp
Ngày dạy
Vắng
Ghi chú
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ(5p)
Câu hỏi:
- Tình hình kinh tế Đàng Ngồi ở thế kỉ XVI- XVIII phát triển ntn?


- Vì sao nửa đầu thế kỉ XVIII, kinh tế Nơng nghiệp Đàng Trong cịn có điều kiện
phát triển?
3. Bài mới(35p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1
- Thời gian: 15p
- Mục tiêu: Nêu được tình hình tơn giáo
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại,
dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học theo nhóm,...
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút,
chia nhóm ...
Gv giảng theo sgk về tình hình các tơn giáo
GV: Vì sao thời kỳ này Phật giáo, Nho giáo,
Đạo giáo đều phát triển?
- Hs thảo luận nhóm nhỏ 2 phút, trả lời
- Gv bổ sung, phân tích
+ Chế độ phong kiến suy yếu ->chính quyền

phong kiến ra sức đề cao Nho giáo để củng cố
quyền lực.
+ Đời sống nhân dân cực khổ->nhân dân theo
đạo Phật để tự an ủi mình. Đạo giáo thường hồ
lẫn vào đạo Phật vì thế cũng phát triển theo.
GV giảng về phong tục và đọc ca dao theo sgk.
GV: Hai câu ca dao trên nói lên điều gì? Em
hãy đọc một số câu ca dao có nội dung tương
tự?
- Hs đọc ca dao tự sưu tầm.
- Gv bổ sung:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.....
-Gv giảng về sự du nhập của Thiên Chúa giáo
GV: Vì sao Thiên Chúa giáo du nhập vào
nước ta nhưng chưa phát triển?
- Hs trả lời theo sgk
+ Giáo sỹ phương Tây truyền đạo, mục đích là
thăm dị tài ngun.

NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Tơn giáo

- Nho giáo được đề cao, Đạo
giáo được phục hồi.

- Nhân dân thờ cúng tổ tiên, tổ
chức lễ hội.


- Thiên Chúa giáo du nhập vào
nước ta nhưng chưa phát triển.


+ Các chúa Trịnh, Nguyễn đều ra sức ngăn cấm
đạo Thiên Chúa.
- Gv phân tích thêm: đạo Thiên Chúa thờ Chúa,
không thờ cúng tổ tiên nên không phù hợp với
truyền thống đạo lý của phần lớn nhân dân ta
thời kỳ đó.
GV: Em nhận xét gì về tình hình tơn giáo
nước ta thời kỳ này?
- Hs thảo luận nhóm nhỏ 2 phút, trả lời
- Gv bổ sung, kết luận:
+ Nho giáo khơng cịn giữ vị trí độc tơn như ở
thế kỷ XV nữa.
+ Nước ta có nhiều tơn giáo nhưng phong tục
tập quán vẫn được duy trì.
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
Hoạt động 2
- Thời gian: 10p
- Mục tiêu: Trình bày được sự ra đời của chữ
Quốc ngữ.
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại,
dạy học gợi mở-vấn đáp, ...
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút,
...

- Hs đọc sgk
GV: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hồn cảnh
nào? Vì sao được sử dụng cho đến ngày nay?
- Hs trả lời theo sgk
- Gv phân tích thêm:
+ Chữ Quốc ngữ là loại chữ viết tiện lợi, khoa
học, có tác dụng phát triển văn hoá dân tộc.
+ Chữ Hán là chữ viết của Trung Quốc, chữ
Nôm ra đời sớm nhưng dựa trên cơ sở của chữ
Hán. Chữ Nôm và chữ Hán đều là loại chữ
tượng hình khó phổ biến.
+ Chính quyền Trịnh, Nguyễn bảo thủ đã kìm
hãm sự phát triển của chữ Quốc ngữ.
………………………………………………….
.

2. Sự ra đời chữ Quốc ngữ

- Ra đời vào thế kỷ XVI.
- Dùng chữ cái La-tinh để ghi
âm tiếng Việt.
-> Là loại chữ viết tiện lợi và
khoa học.


………………………………………………….
.
Hoạt động 3
- Thời gian: 15p
- Mục tiêu: Tìm hiểu được tình hình văn học và

nghệ thuật dân gian thời kì này.
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại,
dạy học gợi mở-vấn đáp, ...
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút,
...
GV: Văn học, nghệ thuật thời kỳ này đạt
những thành tựu như thế nào?
- Hs trả lời theo sgk
- Gv bổ sung, hướng dẫn học sinh về nhà học
theo sgk; giảng thêm về tác giả tiêu biểu như
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Hs quan sát hình 54 sgk
-Gv giới thiệu hình 54 “Tượng Phật Bà Quan
Âm nghìn mắt nghìn tay” được tạc vào năm
1656 lưu giữ tại chùa Bút Tháp Bắc Ninh là một
công trình điêu khắc gỗ nổi tiếng trong nền nghệ
thuật dân gian Việt Nam. Bức tượng do Nam
tước Trương Văn Thọ thực hiện trong 3 năm
mới hoàn thành.
GV: Văn học, nghệ thuật phản ánh những nội
dung gì? Em nhận xét gì về văn học, nghệ
thuật thời kỳ này?
- Hs trả lời
- Gv bổ sung, phân tích thêm
+ Tượng Phật bà: theo đạo Phật nghìn mắt để
nhìn thấu, nghìn tay để cứu rỗi.
+ Tranh lợn nái, hứng dừa miêu tả cuộc sống
của sinh hoạt của nhân dân.
-> Văn học phản ánh tâm tư, tình cảm, ước vọng
của nhân dân vì một cuộc sống bình yên, yêu

thương đùm bọc lẫn nhau.
………………………………………………….
.
………………………………………………….
.

3. Văn học và nghệ thuật dân
gian

a. Thành tựu:
- Văn học chữ Nôm, văn học
dân gian phát triển mạnh.
- Nghệ thuật: múa, điêu khắc
gỗ, tranh dân gian phát triển.

b. Nội dung phản ánh:
- Phản ánh tâm tư, tình cảm,
ước vọng của nhân dân.
- Tố cáo xã hội phong kiến thối
nát.


………………………………………………….
.
4.Củng cố(3p)
- Tình hình văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII- XVIII?
- Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao?
5. Hướng dẫn về nhà(1p)
- Học bài. Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/116.
- Chuẩn bị Tiết sau: KHỞI NGHĨA NƠNG DÂN ĐÀNG NGỒI THẾ KỈ XVIII


Ngày soạn: 01/03/2019
Tiết 51

Bài 24
KHỞI NGHĨA NƠNG DÂN ĐÀNG NGỒI THẾ KỈ
XVIII

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Sự suy tàn của chế độ phong kiến Đàng ngồi đã kìm hãm sự phát triển của sức
sản xuất, đời sống nhân dân khổ cực, đói kém, lưu vong.
- Phong trào khởi nghĩa nông dân chống lại nhà nước phong kiến, tiêu biểu là khởi
nghĩa Nguyễn Hữu Cầu, Hồng Cơng Chất.
2. Kĩ năng
- Tập vẽ bản đồ, xác định các địa danh, hình dung địa bàn hoạt động và quy mơ
của từng cuộc khởi nghĩa.
3. Thái độ
- Thấy tõ sức mạnh quật khi ca nông dân ng ngoi, th hin ý chí đấu tranh
chống áp ức bóc lột của nh©n d©n ta.
- Kính phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nơng dân và các thủ lĩnh nghĩa
quân chống chính quyền phong kến thối nát.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ, tự học.


- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động
giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái qt hóa; nhận xét, đánh giá,
rút ra bài học lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt
ra...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Sgk, giáo án, máy chiếu… Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dõn ở
Đàng Ngoài TK XVIII.
2. Học sinh
- Vở ghi, sgk, vở bài tập, chuẩn bài trước ở nhà…
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học
theo nhóm,...
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia nhóm ...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức(1p)
Lớp
Ngày dạy
Vắng
Ghi chú
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ(5p)
- Ở thế kỷ XVI-XVII ở nước ta có những tơn giáo nào?
- Trình bày sự phát triển của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các
thế kỷ XVII - XVIII?
3. Bài mới(35p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1
1. Tình hình chính trị
- Thời gian: 20p
- Mục tiêu: Nêu được tình hình chính trị
Đàng Ngồi cuối TK XVIII

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm
thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học theo
nhóm,...
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1
phút, chia nhóm ...
- Gv phát phiếu học tập hoặc ghi bảng phụ
a. Tình hình chính quyền
a. Chính quyền
- Vua Lê:.......................................................... - Vua Lê chỉ là bù nhìn
- Chúa Trịnh:.................................................... - Chúa Trịnh ăn chơi xa hoa
- Quan lại:........................................................ - Quan lại chia bè cánh, đục khoét
* Nhận xét:....................................................... nhân dân


-> Chính quyền mục nát, suy yếu.
b. Đời sống nhân dân
b. Đời sống nhân dân
- Ruộng đất:.................................................... - Ruộng đất bị lấn chiếm
- Thuỷ lợi:........................................................ - Sản xuất, thuỷ lợi không được
- Công, thương nghiệp:................................... quan tâm
* Nhận xét:....................................................... - Tơ thuế nặng nề, cơng thương
- Hs thảo luận nhóm nhỏ 3 phút
nghiệp đình đốn
- Hs trình bày phần a, bổ sung
-> Nhân dân cực khổ
- Gv dẫn tư liệu:
+ Việc phế lập vua cũng do chúa Trịnh quyết
định. Vua Lê chỉ là bù nhìn.
+ Trịnh Cương xây hành cung Cổ Bi (Gia
Lâm–Hà Nội). Trịnh Giang xây cung Thưởng

Trì (Thanh Trì-Hà Nội). Trịnh Sâm háo sắc
để Đặng Thị Huệ là tỳ thiếp lộng quyền. Em
trai Đặng Thị Huệ là Đặng Mậu Lân tự xưng
Cậu Trời cướp bóc, hà hiếp dân lành. Trung
thu Chúa tổ chức đêm Hội Long Trì ăn chơi
phung phí.
+ Quan lại: mua quan, bán tước:
“Trăm quan thì được tước Hầu
Nghìn quan tước Bá ai nào kém ai”
KL: chính quyền mục nát, suy yếu.
- Hs trình bày phần b.
- Gv bổ sung, kết luận: đời sống nhân dân cực
khổ.
GV: Nguyên nhân nào làm cho đời sống
nhân dân cực khổ? Thái độ của nhân dân
đối với chính quyền phong kiến như thế
nào?
- Hs trả lời
- Gv bổ sung, kết luận: chính quyền mục nát,
suy yếu. Nhân dân căm ghét chính quyền LêTrịnh.
GV: Em biết những câu ca dao nào phản
ánh sự căm phẫn của nhân dân đối với
chính quyền Lê-Trịnh?
- Hs đọc ca dao
-Gv bổ sung:
“Con ơi nhớ lấy câu này


Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
“Lính vua, lính Chúa, lính làng

Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra”
KL: Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính
quyền phong kiến mục nát là nguyên nhân
bùng nổ phong trào nông dân Đàng Ngoài thế
kỷ XVIII.
……………………………………………….
……………………………………………….
……………………………………………….
Hoạt động 2
- Thời gian: 15p
- Mục tiêu: Tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa
lớn của nơng dân Đàng Ngồi cuối TK
XVIII.
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm
thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học theo
nhóm,...
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1
phút, chia nhóm ...
Gv giảng: thế kỷ XVII phong trào nông dân
nổ ra mạnh mẽ ở Đàng Ngoài.
-Dựng lược đồ Việt Nam ở tk XVI để xác
định những nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa
nơng dân và trình bày diễn biến chính
GV: Ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII, những
cuộc khởi nghĩa lớn nào đã nổ ra?
- Hs trả lời theo sgk
- Gv sử dụng lược đồ câm, dùng ký hiệu đánh
dấu trên lược đồ vị trí các cuộc khởi nghĩa
lớn: Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Vũ Đình
Dung, Nguyễn Hữu Cầu, Hồng Cơng Chất,

Lê Duy Mật, Nguyễn Dương Hưng.
- Hs quan sát lược đồ.
GV: Những cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu
nhất? Vì sao?
- Hs trả lời theo sgk
- Gv sử dụng ký hiệu miêu tả 2 cuộc khởi
nghĩa lớn:
+ Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu: từ Đồ Sơn

2. Những cuộc khởi nghĩa lớn

*Diễn biến:
- Nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra,
liên tục trên phạm vi rộng lớn,
đông đảo nhân dân tham gia.

- Tiêu biểu nhất là khởi nghĩa
Nguyễn Hữu Cầu, Hồng Cơng
Chất.


(Hải phòng)->Kinh Bắc ->uy hiếp kinh thành
Thăng Long ->xuống Sơn Nam vào Thanh
Hố, Nghệ An.
+ Khởi nghĩa Hồng Cơng Chất: từ Sơn Nam
lên Tây Bắc.
“Dưới xi có vua trên này có Chúa
Chúa thực lịng u dân
Chúa xây dựng bản mường”
Gv cung cấp kết quả, giải thích: lực lượng

lớn, thời gian kéo dài, chiến đấu kiên quyết.
GV: Kết quả của các cuộc khởi nghĩa như * Kết quả:
thế nào?
- Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.
GV: Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của * Ý nghĩa:
phong trào thời kỳ này?
- Thể hiện tinh thần đoàn kết, đấu
- Hs thảo luận nhóm nhỏ 2 phút, trả lời
tranh chống áp bức của nhân dân
- Gv bổ sung, phân tích:
ta.
+ Các cuộc đấu tranh nổ ra lẻ tẻ nên dễ dàng - Góp phần làm cho chính quyền họ
bị đàn áp.
Trịnh mau chóng sụp đổ.
+ Thể hiện tinh thần đoàn kết, đấu tranh
chống áp bức của nhân dân ta.
GV: So sánh với phong trào nơng dân thế
kỷ XVI em có nhận xét gì về phong trào
nông dân thế kỷ XVIII?
- Hs thảo luận nhóm nhỏ 2 phút, trả lời.
- Gv phân tích:
+ Khởi nghĩa nổ ra khắp Đàng Ngồi, liên
tiếp, quy mơ lớn.
+ Lực lượng đông đảo, đủ mọi tầng lớp tham
gia.
-> Phù hợp quy luật có áp bức có đấu tranh.
……………………………………………….
……………………………………………….
4. Củng cố(3p)
- Những nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa nơng dân

Đàng Ngồi thế kỷ XVIII?
- Vì sao các cuộc khởi nghĩa đó đều thất bại?
5. Hướng dẫn về nhà(1p)
- Học bài. Trả lời câu hỏi1,2,3 SGK/119
- Chuẩn bị: Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN
+ Sưu tầm tư liệu về căn cứ Tây Sơn, Quy Nhơn…




×