Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

DHTHCK6DIEN QUI QUYNH NGAKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.29 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON

-------  --------

KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT 1

Giảng viên hướng dẫn: Trần Dương Quốc Hoà
Sinh viên: Điện Qúi Quỳnh Nga
Lớp: ĐH THC–K6
Năm học: 2018-2019


Sinh viên: Điện Quí Quỳnh Nga
Lớp: ĐH THC-K6

 Yêu cầu 1:
Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học
(Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và
trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH)
Lưu ý: Khuyến khích SV đánh giá thêm các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học theo
các tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực.
Sau một thời gian học kiến thức ở trường sư phạm thì một tháng vừa qua em đã
được thực hành tại trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (Thành phố Biên Hoà). Qua trải
nghiệm thực tế em cảm thấy bản thân mình trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn khi đứng
lớp. Bốn tuần trôi qua nhanh chóng đã để lại trong em rất nhiều kỷ niệm; những nét hồn
nhiên, vô tư và pha chút nghịch ngợm của các em đã làm cho em thêm yêu nghề và tạo
động lực cho em cố gắng phấn đấu để trở thành một giáo viên Tiểu học. Bốn tuần ấy
không quá dài cũng không quá ngắn nhưng em đã được trực tiếp theo dõi và nắm bắt rõ


hơn về phương pháp dạy học thực tế ở trường Tiểu học. Em được học hỏi những kiến
thức mới lạ cũng như được trau dồi thêm kĩ năng giảng dạy và đặc biệt là được dự tiết
dạy mẫu của giáo viên hướng dẫn (GVHD) và các giáo viên (GV) có kinh nghiệm trong
trường. Trên thực tế, GV đã thực hiện dạy học môn Tiếng Việt theo đúng 3 nguyên tắc:
Nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình
độ Tiếng Việt của học sinh tiểu học (HSTH).
1. Về nguyên tắc phát triển tư duy
Năng lực tư duy là điều kiện cần và đủ để khám phá và lĩnh hội tri thức. Ngày
nay, khi nền kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển của lực lượng sản
xuất thì việc rèn luyện tư duy của mỗi người lại càng hết sức cần thiết. Trong nền kinh tế
ấy, tri thức trở thành quyền lực, trở thành chìa khố mở cửa tương lai. Khơng có những
năng lực, phẩm chất của tư duy, con người khơng có khả năng nắm bắt tri thức, lĩnh hội
tri thức và cũng khơng có khả năng vận dụng tri thức.


Sinh viên: Điện Quí Quỳnh Nga
Lớp: ĐH THC-K6

Mục tiêu đầu tiên của việc dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học là góp phần hình thành
và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, phát triển tư duy cho HS. Điều
này được thực hiện thông qua quá trình dạy học Tiếng Việt, quá trình HS từng bước lĩnh
hội Tiếng Việt.
Trong các tiết dạy của GVHD cũng như tiết dạy mẫu của GV các khối, qua các
câu hỏi mà các GV đưa ra và yêu cầu HS phải suy nghĩ, phân tích, so sánh, khái qt,
tổng hợp,… thì các em mới trả lời được, qua cách tổ chức này GV đã rèn được cho HS
các thao tác tư duy. Đồng thời, chú ý rèn luyện cho các học sinh phẩm chất tư duy
nhanh, chính xác và tích cực.
Cụ thể như:
- Phân môn học vần bài vần: iêu – yêu (lớp 1)
+ Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS viết từ có tiếng chứa vần êu vào bảng con. HS khá

giỏi thì tư duy rất nhanh viết ra được các từ mới, cịn lại thì các em nhớ và viết lại các từ
đã học.
+ Ở phần bài mới: GV yêu cầu HS phân tích vần mới iêu và yêu. GV cho HS so sánh
vần mới với vần cũ như so sánh vần êu và iêu.
- Phân môn Luyện từ và câu bài: Quan hệ từ (lớp 5)
+ GV cho HS thảo luận nhóm làm bài tập trong SGK, từ đó HS rút ra Quan hệ từ là gì.
+ GV đặt các câu hỏi mở cho HS trả lời, từ đó HS tự rút ra phần ghi nhớ của bài học.
- Phân môn Tập đọc bài: Mùa thảo quả (lớp 5)
+ GV yêu cầu HS chia đoạn, xác định giọng đọc phù hợp cho bài.
+ GV cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK, từ đó yêu cầu HS tự rút ra
nội dung bài học
Như vậy qua các tiết kể trên cho ta thấy các em học sinh đều phải tư duy, suy nghĩ
liên tục. Đa số các GV đều tuân thủ nguyên tắc phát triển tư duy vào tiết dạy của mình.
2. Về nguyên tắc giao tiếp


Sinh viên: Điện Quí Quỳnh Nga
Lớp: ĐH THC-K6

Hướng vào hoạt động giao tiếp là nguyên tắc đặc trưng của việc dạy học Tiếng
Việt. Để hình thành các kỹ năng và kỹ xảo ngôn ngữ, HS phải được hoạt động trong các
môi trường giao tiếp cụ thể, đặc biệt là môi trường văn hố ứng xử. Chỉ có trong các mơi
trường giao tiếp, mơi trường văn hố ứng xử, HS mới hiểu lời nói của người khác, đồng
thời vận dụng ngơn ngữ sáng tạo để người khác hiểu được tư tưởng và tình cảm của các
em. Thơng qua các bài tập thực hành đơn giản như giới thiệu về bản thân, gia đình, lớp
học, bạn bè… theo mục đích nhất định, học sinh được luyện tập về các kỹ năng ứng xử
trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
Trên thực tế hiện nay, nguyên tắc này rất quan trọng trong việc đánh giá một tiết
dạy đã hiệu quả, tích cực hay chưa. Trong tiết dạy Tiếng Việt của GVHD cũng như tiết
dạy mẫu của GV các khối, giáo viên đã tổ chức hoạt động nói cho học sinh, nghĩa là

giáo viên đã sử dụng giao tiếp cho học sinh nói với nhau, thi đua đọc bài hay trao đổi ý
kiến với nhau như một phương pháp dạy học chủ đạo ở Tiểu học.
Cụ thể như:
- Phân môn Luyện từ và câu bài: Quan hệ từ (lớp 5):
+ GV cho HS thảo luận nhóm, sau đó HS được trình bày kết quả trước lớp.
+ GV cho HS tự nhận xét và trao đổi kết quả giữa các nhóm.
- Phân mơn Tập đọc bài: Mùa thảo quả (lớp 5)
+ HS được nghe GV và các bạn đọc mẫu, cùng thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ HS được đọc nội dung bài và các câu hỏi.
+ HS được thảo luận nhóm, được trình bày kết quả trước lớp, được đặt câu hỏi cho
nhóm bạn từ đó HS hình thành kỹ năng nói.
- Phân mơn Kể chuyện bài: Người đi săn và con nai (lớp 5)
+ GV cho HS hoạt động nhóm kể chuyện cho nhau nghe.
+ Sau đó đại diện nhóm trình bày phần kể chuyện của nhóm mình, đồng thời đặt câu hỏi
cho các nhóm cịn lại trả lời.


Sinh viên: Điện Quí Quỳnh Nga
Lớp: ĐH THC-K6

Trong các hoạt động như thảo luận nhóm đơi, nhóm 4… các em HS được nêu ra ý
kiến cá nhân sau đó thống nhất đáp án với nhau để tìm ra câu trả lời đúng nhất, qua đó
các em được rèn luyện khả năng đánh giá và tự đánh giá, học thêm được đức tính biết
chia sẻ và lắng nghe,…
3. Về nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh tiểu học
Khác với học các môn học khác, học Tiếng Việt, HS tiếp xúc với một đối tượng
quen thuộc gắn bó với cuộc sống hàng ngày của các em. Trước khi vào học ở nhà
trường, học sinh đã sử dụng Tiếng Việt với hai loại hoạt động nói và nghe, các em đã có
một vốn từ nhất định, làm quen với một số quy luật tạo lập lời nói Tiếng Việt một cách
tự phát.

Do vậy, yêu cầu thứ nhất khi dạy học Tiếng Việt là phải chú ý đến trình độ vốn có
của học sinh từng lớp, từng vùng miền khác nhau để định hướng nội dung, kế hoạch và
phương pháp dạy học. Yêu cầu thứ hai là phải phát huy tính chủ động của học sinh trong
giờ học Tiếng Việt.
Ở nguyên tắc này giáo viên thực hiện tương đối tốt. Đa số ở các tiết học GV đều
tạo điều kiện để học sinh hình thành lời nói hồn chỉnh của mình trong các cuộc hội
thoại, trong các hình thức học tập khác nhau như cá nhân, nhóm, lớp…, hoạt động giải
lao có sử dụng âm thanh, hình ảnh,… phù hợp với lứa tuổi học sinh ở từng khối lớp.
Cụ thể như:
- Mở đầu các tiết học GV cho HS khởi động bằng các trò chơi có nội dung bài cũ.
- Phân mơn Học vần bài vần iêu – yêu (lớp 1): Giáo viên dạy vần iêu theo hướng xi và
vần u thì dạy ngược từ từ khoá lên. Giáo viên rút từ khoá diều sáo bằng video sinh
động và từ khoá yêu quý bằng hình ảnh gần gũi.
- Phân mơn Luyện từ và câu bài Quan hệ từ (lớp 5): Giáo viên tổ chức cho học sinh
hồn thành các bài tập qua các trị chơi, hoạt động nhóm giúp các em linh hoạt hơn, sôi
nổi hơn tránh nhàm chán.


Sinh viên: Điện Q Quỳnh Nga
Lớp: ĐH THC-K6

- Phân mơn Chính tả bài Mùa thảo quả (lớp 5): Giáo viên cho HS hồn thiện bài tập theo
nhóm, giáo viên u cầu học sinh vận dụng vốn từ đã có của mình để tìm từ thích hợp
sau đó thi đua giữa các nhóm.
* Tiêu chí của một tiết dạy học tích cực:
- Tiêu chí 1: Giáo viên tổ chức cho mọi học sinh đều được tham gia các hoạt động trên
lớp. Dẫn dắt hay, cuốn hút học sinh vào tiết học, tạo điều kiện cho học sinh tích cực phát
biểu.
 Qua các tiết dạy của giáo viên em thấy giáo viên thực hiện tiêu chí này khá tốt. Giáo
viên tổ chức cho các em hoạt động theo nhóm đơi, nhóm ba, nhóm bốn để hồn thành

bài tập, đổi vở chấm chéo bài cho nhau, làm bài vào bảng con… cách tổ chức này tất cả
các em học sinh đều được tham gia. Giáo viên nêu nhiều câu hỏi từ dễ đến khó để
khuyến khích tất cả các em học sinh phát biểu. Cách dẫn dắt bài mới thú vị như giáo
viên cho học sinh chơi trò chơi, xem tranh ảnh, video gợi mở cho các em đoán được nội
dung bài mới.
- Tiêu chí 2: Tự học sinh có thể sản sinh ra tri thức qua 3 bước (Khám phá, tìm kiếm,
phát hiện).
 Tiêu chí này khơng phải tiết dạy nào cũng có thể đạt được. Qua các tiết dạy của giáo
viên em thấy đa số giáo viên thực hiện khá tốt. Giáo viên đã giúp học sinh tự sản sinh ra
tri thức bằng những cách khác nhau. Như đặt ra các câu hỏi mở để các em thảo luận tìm
ra nội dung chính của bài (Tập đọc), rút ra ghi nhớ (Luyện từ và câu) hay tìm ra từ khó
(Chính tả).
- Tiêu chí 3: Bao qt lớp tốt, khơng khí lớp học sơi động, học sinh tích cực phát biểu.
Khơng gị bó câu trả lời của HS, giúp các em thoải mái, tự tin phát biểu, tham gia hoạt
động nhóm tích cực.
 Ở tiêu chí này em thấy đa số giáo viên thực hiện tốt. GV bao quát được lớp, tạo được
khơng khí sơi động cho HS học tập như mở nhạc nhẹ khi các em thảo luận nhóm, xen kẽ
các hoạt động vui chơi học tập trong tiết học, thay đổi các phương pháp khác nhau giúp


Sinh viên: Điện Quí Quỳnh Nga
Lớp: ĐH THC-K6

các em tích cực phát biểu hơn. GV luôn lắng nghe và tiếp nhận các câu trả lời của cá
nhân HS hay nhóm khi phát biểu, khơng gị bó các em, khơng rập khuôn, giúp các em tự
tin và thoải mái đưa ra ý kiến hơn.
 Như vậy, qua các tiết em được dự giờ để học hỏi và tham khảo các phương pháp hay
cách tổ chức dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, nếu đánh giá theo 3 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở tiểu học thì các tiết dạy đã đáp ứng được, cịn nếu đánh giá theo tiêu chí
của một giờ dạy học tích cực thì vẫn có một số tiết tổ chức vẫn chưa đáp ứng được.


 Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục
(nếu thấy bất cập).
Trải qua thời gian thực tập ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, em có một số băn
khoăn và thắc mắc với các tiết dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học như sau:
ST
T
1

Những băn khoăn, thắc mắc

Đề xuất các ý tưởng

của bản thân
về giải pháp khắc phục
- Các tiết chính tả điền từ vào chỗ trống - GV nên để HS tự làm rồi sau đó mới
GV thường hướng dẫn hết 1 lượt rồi sửa để đảm bảo tư duy hơn cho các
mới cho HS làm vào vở vì sợ HS viết em.

2

vào vở sẽ sai nhiều.
- Ở các tiết hội giảng mặc dù tiết dạy - GV nên đặt các câu hỏi từ dễ đến
được chuẩn bị kĩ càng, tổ chức tốt khó để tất cả các em cùng tham gia,
nhưng GV thường chỉ chú ý và ưu tiên như vậy các em sẽ tự tin và tích cực

3


những HS khá, giỏi.
hơn trong các tiết học.
- Ở phân môn Tập đọc, GV thường sợ - GV nên cho HS đọc đầy đủ theo


Sinh viên: Điện Quí Quỳnh Nga
Lớp: ĐH THC-K6

mất thời gian nên khơng dạy theo quy trình tự hoạt động, thay vào đó sẽ
trình hoặc lướt rất nhanh.
4

giảm lượt đọc đi để mọi HS được đọc

bài.
- Ở phân môn Tập làm văn, GV thường - GV nên định hướng và để HS tự sản
hướng dẫn quá chi tiết cho HS, làm mất sinh ra lời văn, tránh rập khuôn HS.

5

đi sự tư duy ở HS.
- Ở phân môn Luyện từ và câu, GV cho - GV nên chọn trò chơi phù hợp với
HS chơi trò chơi để giải bài tập nhưng nội dung bài tập, đặc biệt phải đảm
GV thường quên việc xem xét trò chơi bảo tất cả HS đều chơi được và hồn
đó có phù hợp với tất cả lực học của thành bài tập được.
HS hay không.

6. So sánh giữa tiết dự giờ và tiết dạy bình thường trên lớp. Theo em thấy, các tiết bình
thường GV chỉ dạy khoảng 20 đến 25 phút cho những môn như Tiếng Việt và Tốn, các

mơn cịn lại chỉ lướt qua cỡ 10 đến 15 phút nhưng các em HS nắm vững kiến thức hơn
các tiết dự giờ, mặc dù các tiết dự giờ được dạy theo đúng quy trình, sinh động và đảm
bảo thời gian. Mong thầy giải đáp giúp em ạ.

Bên cạnh việc học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô thông qua
các tiết dạy ở trường Tiểu học bản thân em cũng có những băn khoăn, thắc mắc vì đây là
lần tiếp cận với thực tế đầu tiên của em, có vài điểm khác nhau giữa những điều được
học ở trường đại học và thực tế ở trường Tiểu học như trên, mong thầy góp ý và giải đáp
giúp em ạ. Em xin chân thành cảm ơn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×