Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 19 trang )

1
PHẦN THI THUYẾT TRÌNH NĂM HỌC 2021-2022
Giáo viên: Lớp: Mẫu giáo 3-4 tuổi C1
Kính thưa Ban Giám khảo, thưa tồn thể Hội thi, sau đây
tơi xin trình bày phần thi thuyết trình của mình về “Một số
biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
thông qua hoạt động tạo hình”
ở trường mầm non
xã ................
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động tạo hình là một trong các lĩnh vực hoạt động
của xã hội. Xã hội có văn minh, hiện đại có nhiều cơng trình xây
dựng với những kiểu lối kiến trúc đẹp cùng với những phương
tiện máy móc hiện đại như ngày nay là có phần đóng góp khơng
nhỏ của hoạt động tạo hình.
Trong đời sống con người hoạt động tạo hình là một hoạt
động nghệ thuật, góp phần đem đến cái đẹp làm phong phú cho
đời sống con người. Hoạt động tạo hình cịn là phương tiện quan
trọng trong giáo dục trẻ. Nó tác động to lớn trong việc hình
thành và phát triển tính cách cho trẻ Mầm non. Tác dụng tích
cực đến 5 mặt giáo dục: Đức, trí, thể, mỹ, lao động của trẻ ở
tuổi Mầm non. Một nhà giáo dục Xơ viết đã nói: “Phải giáo dục
cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sở ban đầu
cho việc hình thành nhân cách con người”. Chức năng cơ bản
của hoạt động tạo hình là phản ánh hiện thực bằng hình tượng,
nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ,
hình thành tính u cái đẹp trong thiên nhiên, với cuộc sống và
nghệ thuật. Trẻ biết yêu quý cái đẹp sẽ biết làm theo cái đẹp và
cao hơn là biết sáng tạo ra cái đẹp. Chính vì thế mà hoạt động
tạo hình đã hình thành ở trẻ những kỹ năng, năng lực quan sát,
phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển về khả năng tri


giác về hình dạng, cấu trúc, mầu sắc của đồ vật bằng mắt một
cách có mục đích. Ở trường Mầm non, hoạt động tạo hình là
hoạt động được quan tâm và được tổ chức các cuộc thi “ Bé
khỏe, Bé khéo tay ” cho trẻ. Đặc biệt đã thực hiện trong hoạt
động học này trong chương trình bồi dưỡng chun mơn nghiệp
vụ. Vì thế trường Mầm non xã ............... đã rất quan tâm, đầu tư
về cơ sở vật chất trang thiết bị tài liệu, bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên, vận động phụ huynh giúp đỡ về cơ sở vật chất để thực
hiện hoạt động học tạo hình. Xong kết quả ở một số tiết chưa


2
cao. Trẻ thực hiện ở mức độ khá giỏi ít, thực hiện đạt yêu cầu
còn nhiều. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp tôi chọn
đề tài này để nghiên cứu, mong muốn qua thực hiện tìm ra được
những phương pháp, biện pháp hay, tích cực góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non.
Từ thực tế giảng dạy, năm học 2021-2022 tôi đã áp dụng
“Một số Biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
3-4 tuổi thơng qua hoạt độơng tạo hình” ở trường mầm
non xã ................
II. THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM
MỸ CHO TRẺ 3-4 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO
HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON XÃ ............... VÀ BIỆN PHÁP
THỰC HIỆN
1. Thực trạng việc giáo dục phát triển thẩm mỹ cho
trẻ 3-4 tuổi thơng qua hoạt động tạo hình ở trường
mầm non xã ………….
1.1 Thuận lợi
Ở tuổi mẫu giáo bé trẻ thích tìm tịi, thích khám phá mơi

trường xung quanh. Trẻ hay đặt các câu hỏi về những điều trẻ
chưa biết nên đó là điều kiện thuận lợi để giáo viên nắm bắt
kiến thức của trẻ, truyền đạt cho trẻ nhiều kiến thức mới.
Giáo viên dạy lớp 3-4 tuổi có trình độ chun mơn vững,
u nghề mến trẻ, chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ. Tích cực học hỏi và trao đổi cùng đồng
nghiệp về chuyên mơn, nghiên cứu, sưu tầm các loại sách báo
nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm hay về chăm sóc giáo dục
trẻ.
Lớp học sạch đẹp, có mơi trường an tồn để chăm sóc giáo
dục trẻ, có đồ dùng cần thiết cho dạy và học.
Ban Giám hiệu Nhà trường luôn chỉ đạo sát sao các nội
dung giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo dục phát triển thẩm mỹ cho
trẻ mẫu giáo bé thơng qua hoạt động tạo hình. Đầu tư vật chất,
tài liệu về hoạt động tạo hình cho giáo viên. Tổ chức một số
hoạt động tập thể cho trẻ tham gia để phát huy tính chủ động
tự tin và sáng tạo của trẻ.


3
Phụ huynh sẵn sàng tham gia phối hợp với nhà trường và
giáo viên để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
1.2 Khó khăn
Trẻ 3-4 là giai đoạn đầu của trẻ mẫu giáo nên ngơn ngữ
của trẻ cịn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý
hiểu của mình đối với người khác. Trẻ cịn nhút nhát chưa tích
cực hoạt động. Đặc biệt là 3/4 số trẻ trong lớp chưa qua nhà trẻ
nên kỹ năng cầm bút, tơ vẽ, nặn, xé dán chưa có, nhận thức của
trẻ không đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức của giáo viên
đến trẻ cịn gặp rất nhiều khó khăn.

Mặc dù trường đầu tư về cơ sở vật chất để phục vụ dạy và
học. Tuy nhiên đồ dùng phục vụ cho mon học tạo hình vẫn chưa
đáp ứng đủ.
Riêng đối với mơn học tạo hình, địi hỏi giáo viên phải có
năng khiếu trong vẽ, nặn, xé dán,… nhưng khơng phải giáo viên
nào cũng có năng khiếu đó. Cho nên sản phẩm làm mẫu của
giáo viên cho trẻ quan sát đôi khi chưa đảm bảo tính
thẩm mỹ. Bên cạnh đó phụ huynh ở trường tơi nghề nghiệp
chính chủ yếu là làm nông nghiệp nên một số phụ huynh chưa
nhận thức được hết tầm quan trọng của mơn học tạo hình của
trẻ 3-4 tuổi. Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ
học còn tuỳ tiện, đi muộn về sớm.
Q trình tổ chức cịn nặng về kết quả sản phẩm, nhiều khi
cô chưa thực sự chú ý rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ hay khả
năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình, chưa chú ý tận
dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ.
Việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ từ trước tới nay
vẫn theo khuôn mẫu cứng nhắc.
1.3 Khảo sát đầu năm
Qua khảo sát trẻ vào đầu năm học 2021-2022 về các nội
dung giáo dục phát triển thẩm mỹ thơng qua hoạt động tạo
hình của học sinh lớp mẫu giáo trẻ 3-4 tuổi C1. Trẻ có kết quả
như sau:
Bảng khảo sát 1: Thực trạng phát triển thẩm mỹ cuả trẻ
thơng qua hoạt động tạo hình đầu năm học 2021-2022
St
Nội dung
Số
Số
Tỷ lệ

t
trẻ
trẻ
(%)
đạt


4
1

Trẻ biết vẽ các nét cơ bản để tạo
20
5
25
thành bức tranh đơn giản
2 Trẻ biết một số kỹ năng nặn cơ
20
4
20
bản để tạo thành các sản phẩm
đơn giản
3 Trẻ biết kỹ năng xé thành dải, xé
20
3
10
vụn và dán thành sản phẩm đơn
giản
4 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
20
6

30
và biết giữ gìn sản phẩm tạo hình
của mình
5 Trẻ biết nhận xét các sản phẩm
20
4
20
tạo hình của mình
Với bảng khảo sát trên ta thấy, kết quả khảo sát trẻ
ở các nội dung nhìn chung cịn thấp (Đều dưới 30%). Tỉ lệ trẻ
đạt ở các nội dung như biết biết kỹ năng xé thành dải, xé vụn và
dán thành sản phẩm đơn giản, biết nhận xét các sản phẩm tạo
hình của mình còn thấp (Chỉ đạt 10%). Nhiều trẻ chưa biết một
số kỹ năng nặn cơ bản và chưa tạo thành bức tranh đơn giản
qua các nét vẽ cơ bản, trẻ còn rụt rè chưa tự tin khi thực hiện.
Từ thực trạng trên, để phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi
thông qua hoạt
động tạo hình tại lớp mình phụ trách tơi đã thực hiện một số
giải pháp và đạt được những kết quả nhất định.
2. Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4
tuổi thông qua hoạt động tạo hình” ở trường mầm non
xã ................
Để đạt được hiệu quả cao trong việc chăm sóc giáo dục
phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt
động tạo hình thì yếu tố liên quan đến giáo viên đóng vai trò rất
quan trọng. Giáo viên phải nắm vững chuyên mơn, khơng
ngừng học hỏi, tìm tịi để trao đổi kiến thức, năng động sáng
tạo, phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn gần gũi yêu
thương và tôn trọng trẻ, tạo niềm tin đối với trẻ. Trẻ mầm non
tiếp nhận kiến thức thông qua “Học mà chơi, chơi mà học”. Vì

vậy, tơi đã thực hiện một số biện pháp sau:
2.1 Biện pháp 1: Trang trí tạo mơi trường nghệ
thuật để phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của
trẻ.


5
Trang trí tạo mơi trường nghệ thuật để phát huy tính tích
cực và khả năng sáng tạo của trẻ là việc tạo mơi trường đẹp
trong và ngồi lớp để gây ấn tượng cho trẻ đến lớp, tác động
vào trẻ là tồn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí trong và
ngoài lớp học của bé.
Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé
khơng? Có đẹp hơn nhà bé không?...
Với từng yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào diện tích, cấu trúc
của lớp họcvà đặc điểm tâm lí của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé mà
tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ. Lớp đẹp, bố cục hợp
lý, màu sắc bắt mắt sẽ kích thích giác quan của trẻ tạo hứng
thú cho trẻ vào lớp, khiến tinh thần của trẻ phấn chấn, trẻ thích
hoạt động và có ham muốn tạo ra các sản phẩm tạo hình đẹp
giống của cơ.
Với mơi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như
mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ
tơi thường vẽ, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng u, có
màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ.
Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau
khi chuyển chủ đề ta cần thay đổi nội dung chủ đề mới. Tôi đã
cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ đề mới và tên của góc
chơi của mình. Nội dung của các góc tơi giới thiệu cho trẻ về
các sản phẩm bằng các ngơn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ

có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó
kích thích lịng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ
thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình.
Ví dụ 1: Với chủ đề gia đình
- Ở góc sáng tạo:
Tơi giới thiệu đây là ngơi nhà nghệ thuật sáng tạo của
chúng mình. Chúng mình hãy cùng chọn một cái tên thật hay
để đặt cho nó nhé. Nào ai có ý kiến cơ gợi ý các tên như sau:
Hoạ sĩ nhí, bé khéo tay, bé làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí hon…Cho trẻ
thảo luận và lựa chọn nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơn
cô có thể chọn làm tên góc hoạt động.
Bây giờ ngơi nhà này đã có tên rồi, cơ giới thiệu với chúng
mình đây là hình ảnh hai bạn gấu đang tập vẽ tranh, bạn thỏ
đang nặn…tranh này do cô tự làm lấy chúng mình thấy có đẹp
khơng? cịn đây là tranh dán hình ngơi nhà của bạn Thảo, cịn


6
đây là con Gà, con Vịt, quả Cam…Bây giờ cô muốn mỗi bạn hãy
làm thật nhiều những sản phẩm để trang trí cho ngơi nhà của
chúng mình đẹp hơn nhé.
Cơ muốn trong lớp mình ai cũng có sản phẩm được trang
trí lên từng ngơi nhà nhỏ của chúng mình để cơ thay các tranh
vẽ của các bạn cũ, chúng mình có đồng ý khơng? Từ lời gợi mở
như vậy đã kích thích trẻ tạo ra sản phẩm mới.
Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo
từng chủ đề mà tơi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức,
các nguyên vật liệu phù hợp và phong phú về chủng loại. Giấy
màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí, sáp màu, màu nước, đất nặn, lá
cây, cỏ, hạt đỗ, … Ngun vật liệu thì tơi ln để ở trạng thái

mở giúp trẻ dễ lấy để sử dụng khi vào hoạt động. Ngồi ra tơi
cịn chuẩn bị một bức tranh hay 1 sản phẩm tạo hình mà tơi đã
cung cấp hoặc sắp cung cấp trên hoạt động chung để làm mảng
cung cấp kiến thức cho trẻ thu hút sự chú ý của trẻ trong các
giờ đón và trả trẻ, giờ hoạt động góc, kết hợp với lời gợi ý trẻ
vào góc chơi. Từ đó giúp trẻ được củng cố và làm quen kiến
thức đó giúp trẻ tăng thêm vốn kiến thức, kỹ năng hơn trong giờ
hoạt động chung.
Ví dụ 2: Với chủ đề “bé ngoan” ở góc sáng tạo tôi đã cắt
dán, và làm những bức tranh in đôi bàn chân,bàn tay bé,hay
những con búp bê bằng giấy, bức tranh bày ở giá…. để cung
cấp kiến thức cho trẻ. Khi trẻ vào góc chơi hoặc giờ đón trả trẻ
tơi thu hút gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó. Đồng thời trị
chuyện với trẻ:
- Đây là gì nhỉ? Cô đố con biết cô đã làm lẵng hoa này như
thế nào?
- Đây là bức tranh gì? Tranh làm bằng gì?
Khi thực hiện các đề tài “ Nặn rau, củ, quả…( Món ăn bé
thích)” trẻ đã có vốn kiến thức hiểu biết qua các sản phẩm thì
trẻ sẽ tự tin hơn và thực hiện tốt hơn.
Như vậy khi giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện theo
nhiều hình thức khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoả mái,
khơng gị bó, chán nản giúp trẻ sẽ tích cực hoạt động sâu hơn
trong góc chơi từ đó đối tượng cơ định cung cấp hoặc củng cố
cho trẻ sẽ dần dần được hình thành trong tâm trí của trẻ. Từ đó
sẽ giúp trẻ phát triển khả năng, kỹ năng về tạo hình. Không


7
những chỉ có góc tạo hình mới phát huy khả năng tạo hình của

trẻ mà ở các góc chơi khác giáo viên cũng có thể rèn luyện kỹ
năng về tạo hình cho trẻ. Cụ thể:
Ví dụ 4: Góc Bé vui học tốn. Ở góc này là góc hoạt động
mà qua đó trẻ có thể củng cố lại kiến thức mà trẻ đã lĩnh hội
qua các giờ hoạt động chung cũng như hoạt tốn. Mặt khác, ở
góc chơi này trẻ có thể chơi các trị chơi nhằm phát triển trí tuệ.
Bởi vậy góc bé vui học tốn chỉ thực sự có hiệu quả khi có đồ
dùng, đồ chơi.
Trong góc này ln có nội dung cung cấp cho trẻ cung cấp
về tốn và môi trường xung quanh thông qua các môn học đó
giáo viên thiết kế lựa chọn các trị chơi, nội dung để củng cố
cung cấp cho trẻ. Từ đó có thể lồng ghép rèn luyện kỹ năng tạo
hình cho trẻ.
Với nội dung tốn: “Tơ màu theo u cầu của cơ” thì giáo
viên kết hợp rèn luyện cho trẻ kỹ năng cầm bút và kỹ năng tô
màu. Với nội dung môi trường xung quanh: Cô cho trẻ được cắt
dán tranh ảnh, đồ dùng, con vật theo chủ đề tiến hành, cô kết
hợp rèn luyện kỹ năng cầm kéo, cắt và phết hồ cho trẻ.

Ví dụ 5: Góc Bé vui kể truyện: Là một góc yên tĩnh nhất,
khi vào góc sách trẻ được xem các loại sách, tô vẽ, làm tranh
chuyện, kể chuyện sáng tạo cùng cô kể về các đồ dùng có liên
quan tới chủ đề đang thực hiện thì giáo viên cũng có thể nhẹ
nhàng đưa kiến thức, kỹ năng hoạt động tạo hình rèn thêm cho
trẻ. Cơ hướng dẫn trẻ tô tranh truyện, hướng dẫn cách tô màu
cho bức tranh thêm đẹp.
Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi chỉ có một nhóm
trẻ hoặc một cá nhân tham gia hoạt động sẽ tạo điều kiện



8
thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá biệt, trẻ yếu kém hoặc
củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển hơn về khả
năng tạo hình.

Ngồi ra, tơi cịn tận dụng khơng gian bên ngồi như hành
lang của phòng học làm nơi trưng bày sản phẩm của trẻ. Tơi bố
trí mỗi trẻ có một ơ để gài sản phẩm được nhận xét đánh giá
của trẻ được trẻ tự tay cầm ra ơ của mình cài vào. ở đây trẻ
được quan sát toàn bộ sản phẩm của mình và của bạn. Trẻ có
thể tự so sánh bài của ai đẹp hơn, nếu bài của bé chưa đẹp thì
bé phải cố lên lần sau phải làm cho đẹp hơn để bằng bạn hoặc
làm đẹp hơn để có bài trang trí trong các góc. Từ kết quả đó sẽ
kích thích lịng ham muốn say mê học tạo hình của trẻ.


9
Để tạo môi trường tốt vào tạo hứng thú cho trẻ, cơ có thể
trang trí xen kẽ
trồng cây xanh, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho hợp lí để tạo môi
trường thực sự phù hợp với tâm lý của trẻ để trẻ hứng thú tham
gia hoạt động tạo hình.
Như vậy, tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm
rất quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ. Giúp trẻ ln có
hứng thú, say mê tham ra vào các hoạt động. Thơng qua đó
khơng chỉ nâng cao chất lượng tiết học qua các chủ đề mà còn
nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em.
2.2 Biện pháp 2: Hình thành những kỹ năng tạo
hình đầu tiên cho trẻ

Để thực hiện tốt các hoạt động tạo hình thì việc đầu tiên là trẻ
phải có các kỹ năng như cầm bút, đưa nét, di màu… Theo như
bảng khảo sát ở trên và tình hình thực tế cho thấy trẻ lớp mẫu
giáo 3-4 tuổi kỹ năng cầm bút cịn ngượng, nét vẽ, nét tơ và
cách sử dụng đường nét còn vụng về. Đa số trẻ chưa vẽ được
nét gấp khúc mà chỉ mới sử dụng nét thẳng, nét xiên để vẽ và
tơ màu. Chính vì vậy mà cô phải đưa ra các biện pháp rèn kỹ
năng tạo hình cho trẻ. Vì vậy tơi đã tiến hành dạy trẻ các kỹ
năng tạo hình cơ bản sau:
- Kỹ năng cầm bút: Đầu tiên, tôi hướng dẫn trẻ cách cầm
bút, cầm bút bằng ba đầu ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón
giữa,....Sau đó, cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ, di
màu các hình ảnh to rõ nét, ít chi tiết. Khi trẻ đã cầm bút khá
thành thạo tôi cho trẻ tập vẽ nét cơ bản như: vẽ nét xoay tròn
để tạo thành cuộn len, vẽ nét xiên để tạo thành mưa rơi (nét
xiên, vẽ nét thẳng, vẽ nét ngang…) theo đúng trình tự từ trên
xuống dưới, từ trái sang phải. Đồng thời tôi hướng dẫn cho trẻ
tập vẽ các bức tranh sáng tạo theo ý thích của trẻ, ở giai đoạn
này chưa địi hỏi trẻ phải tạo được bức tranh hoàn chỉnh mà chỉ
yêu cầu trẻ tưởng tượng và đặt tên cho bức tranh của mình là
được.
Đây là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ 3 tuổi vì vậy
khi dạy trẻ tơi tiến hành dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó được liên tục thực hiện
tạo thành kỹ năng. Đối với trẻ đã từng đi học nhà trẻ việc dạy


10
trẻ cầm bút dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với những trẻ chưa đi học
cơ cần phải kiên trì hướng dẫn trẻ. Việc hướng dẫn trẻ kỹ năng

cầm bút sẽ bắt đầu bằng việc cầm bút màu sáp.
- Cho trẻ làm quen với màu nước: Sau khi trẻ cầm bút chì
vẽ khá thành thạo, tôi thực hiện mức độ cao hơn là cho trẻ làm
quen với màu nước. Trẻ 3 tuổi việc sử dụng màu nước là rất khó.
Thực tế tơi thấy việc cho trẻ sử dụng màu nước giúp trẻ rất
hứng thú. Khi cho trẻ làm quen màu nước tôi tổ chức cụ thể như
sau:
+ Chọn và sử dụng màu sắc của màu nước đẹp nổi bật. Để
gây hứng thú cho trẻ hoạt động tơi cho trẻ hoạt động ngồi trời
khơng gian thống đãng mát mẻ, bước đầu cho trẻ chơi với
màu, in bàn tay bàn chân, in đồ chơi, vẽ những hình thù đơn
giản như ơng mặt trời, bóng bay,…


11

+ Tôi cho trẻ dùng bút lông vẩy màu hoặc phết màu, yêu
cầu kỹ năng
trẻ làm: cầm bút chấm vào màu, gạt nhẹ vào mép hộp để màu
không vung vãi lung tung. Sau đó để cách mặt tờ giấy đến bút 1
khoảng cách từ 25 - 30 cm vẩy nhẹ theo ý của trẻ, có thể đan
xen các màu bằng các bút khác nhau. ở kỹ năng này cô dạy trẻ
có thói quen dùng bút nào màu ấy để tạo bức tranh có


12
màu sắc đẹp. Dùng các nguyên vật liệu chấm màu tạo ra sản
phẩm: Dùng bơng tăm để chấm hoa nhí, dùng chổi quét sơn cỡ
nhỏ để phẩy cỏ cây, dùng bông để vẽ mây…
- Dạy trẻ kỹ năng nặn, xé, dán: Đối với trẻ 3 tuổi vận động

tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. Vì vậy cần rèn luyện cho
trẻ các kỹ năng cơ bản sử dụng đất nặn để tạo ra sản phẩm.
Dạy trẻ làm các động tác xoay tròn, ấn bẹt, lăn dọc). Đối với kỹ
năng xé dán, tôi dạy trẻ tập xé dán từ đơn giản đến phức tạp,
tập các thao tác xé dán khác nhau (xé thẳng, xé vụn, .... ). Sau
đó, dạy trẻ kỹ năng phết hồ, đây là kỹ năng khó đối với trẻ 3
tuổi. Vì vậy, khi trẻ dán cơ dạy trẻ kỹ năng đặt hình sắp xếp bố
cục trước sau đó lật lên phết hồ ở phía sau của giấy. Làm như
vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của mình định
làm ra nó.
Để hình thành những kỹ năng tạo hình đầu tiên cho trẻ địi
hỏi giáo viên cần phải kiên nhẫn, tỉ mỉ dạy. Đây là những kỹ
năng đầu tiên và khó với lứa tuổi mẫu giáo bé. Khi mọi thao tác
với trẻ đều mới. Trong q trình hướng dẫn cho trẻ cơ phải nắm
vững ngun tắc hình thành kỹ năng, kỹ xảo: Đi từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp và kết hợp với động viên khuyến khích
cho trẻ. Cần phải cho trẻ làm nhiều lần cho thuần thục.
2.3 Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động tạo hình
linh hoạt và hiệu quả
Tổ chức hoạt động tạo hình là hoạt động chính để cung
cấp kỹ năng tạo hình cho trẻ. Vì vậy, tơi luôn chuẩn bị thật kỹ
trước mỗi giờ dạy. Khi hướng dẫn cho trẻ tạo hình tơi ln chú ý
đến phân bố thời gian hợp lý. Phần giới thiệu bài cần ngắn gọn
súc tích, nhưng vẫn gây được sự chú ý tập trung của trẻ. Sử
dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ luôn tạo được sự bất
ngờ cho trẻ. Tôi luôn dành thời gian cho trẻ thể hiện bài sản
phẩm tạo hình của mình, đồng thời tổ chức các trị chơi tạo hình
cho trẻ thêm hứng thú để hoạt động tăng tính hiệu quả.
Thứ nhất, thay vì tổ chức hoạt động theo các bước trước
đây, tôi đã mạnh dạn tổ chức hoạt động xuất phát từ trẻ. Chẳng

hạn với tiết vẽ mẫu ngôi nhà, tôi sẽ cho trẻ quan sát tranh tôi
vẽ mẫu và đưa ra hệ thống câu hỏi như:


13
+ Cơ có bức tranh gì đây?
+ Theo các con cô sẽ vẽ ngôi nhà như thế nào nhỉ?
+ Cô sẽ đặt bút bắt đầu ở đâu? Đưa bút như thế nào?
+ Vẽ xong cơ phải làm gì?
+ Ngơi nhà của cơ có màu gì? Ngồi ra các con có thể tơ
ngơi nhà những màu gì nữa?....
Sau khi trị chuyện xong, thay vì vẽ mẫu 2 lần tơi đã thực
hiện chậm lại bằng 1 lần thật chậm cho trẻ quan sát. Điều đó
khơng làm mất đi bước vẽ mẫu của hoạt động nhưng trẻ đã
được cùng cô thảo luận về quy trình vẽ, thao tác vẽ một cách
khơng thụ động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn, tiếp nhận kỹ năng tốt hơn.
Đối với từng loại đề tài và thể loại mà đưa ra những biện
pháp, phương pháp phù hợp. Đặc biệt luôn đẩy cảm xúc cho tể
khi tham gia tiết học, ln lấy trẻ làm trung tâm . Bình thường
đối với một tiết học là Quan sát- đàm thoại , hỏi ý thưởng- trẻ
tiến hành làm và nhạn xét sản phẩm. Nhưng theo phương pháp
đổi mới chúng ta có linh hoạt có thể cho trẻ nên ý tưởng trước
sau đó dựa trên ý tưởng của trẻ cô trao đổi đàm thoại để giúp
trẻ hiểu rõ hơn. Và đặc biệt nội dung cũng rất phong phú không
nhất thiết tranh đàm thoại của cô trẻ phải làm y hệt từ màu đến
các chi tiết. Đặc biệt là tăng cường khuyến khích trẻ hoạt động
nhóm và hoạt động tập thể được vận dụng và phối hợp nhuần
nhuyễn với nhau. Qua đó kích thích được tư duy sáng tạo của
trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm xúc, hứng thú tìm hiểu
cuộc sống gần gũi xung quanh và trẻ biết tạo ra những sản

phẩm bằng chính đơi tay của mình. Đây chính là cách linh hoạt
trong hình thức tổ chức mà tơi thấy rát phù hợp và trẻ cảm thấy
thoải mái và hứng thú
Thứ hai, tổ chức các trị chơi tạo hình cho trẻ.
Hoạt động chơi luôn phù hợp với đặc điểm phát triển của
trẻ. Trò chơi học tập, trò chơi âm nhạc, trị chơi vận dộng thì đã
rất phổ biến dối với trẻ. Cịn trị chơi tạo hình nghe qua có thể


14
thấy rất lạ, tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản, trị chơi
tạo hình là những trị chơi giúp trẻ nâng cao kỹ năng tạo hình.
Tơi đã thiết kế một số trò chơi nhằm giúp trẻ củng cố một
số kỹ năng tạo hình cụ thể như sau:
- Trị chơi 1: Bức tranh biết nói
+ Mục đích: Rèn kỹ năng cầm bút của trẻ, tăng tính đồn
kết và chia sẻ
+ Chuẩn bị: Bút vẽ, giấy, màu nước, tăm bông, lá cây,
cành cây khô…
+ Cách tiến hành: Cô chia lớp thành ba đội và đưa ra chủ
đề cần vẽ, trẻ sẽ vẽ bức tranh theo ý hiểu của mình và trình
bày.
Ví dụ: Cô đưa ra chủ đề “Hãy vẽ dùng trong gia đình mà
em u thích”. Trẻ sẽ vẽ hoặc tạo bức tranh bằng ngun liệu
mà trẻ thích. Có thể xếp chiếc tủ lạnh bằng tăm bông, vẽ chiếc
giường bằng màu nước.
- Trị chơi 2: Bé làm nghệ nhân
+ Mục đích: Rèn kỹ năng xé dán, sử dụng kéo, giập ghim.
+ Chuẩn bị: Giấy màu, kéo, giập ghim và ghim…
+ Cách tiến hành: Cô cho trẻ quan sát nhanh một số bức

tranh động vật (Sau đó cất đi), đưa ra các nguyên liệu và đề
nghị trẻ hãy làm những con vật mà trẻ yêu thích.


15

- Trị chơi 3: Bức tranh bí ẩn
+ Mục đích : Rèn trẻ kỹ năng tạo hình, phát triển kỹ năng
sáng tạo, nêu ý tưởng tạo ra sản phẩm
+ Chuẩn bị: Giấy, tăm bông, màu sáp, màu nước, kéo….
+ Tiến hành: Cho trẻ tự sáng tạo bức tranh của riêng mình.
Sau khi hồn thành, cơ sẽ úp tất cả tranh lại và cho trẻ trình
bày về bức tranh, yêu cầu các bạn đốn xem trẻ đã vẽ tranh gì.


16

Các trị chơi có thể tổ chức lồng ghép trong các hoạt động
khác, cũng có thể tổ chức độc lập vào các hoạt động chiều, hoạt
động góc. Qua các trị chơi nhằm củng cố rèn luyện cho trẻ
những kỹ năng phối hợp màu, sắp xếp bố cục tranh, kỹ năng tô,
vẽ hay cắt dán được thành thục và nâng cao.
2.4 Biện pháp 4: Tuyên truyền đến cha mẹ trẻ về
tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng tạo hình cho
trẻ
Không chỉ thời gian ở trên lớp, trẻ được cùng cô và các bạn
luyện tập, tiếp xúc với cái đẹp, với các kỹ năng tạo hình. Mà khi
trẻ về gia đình cũng cần được luyện tập thường xuyên để trẻ
được nhớ lại và khắc sâu hơn những gì đã được học ở trên lớp.
Vì vậy, tơi thường xun trao đổi với phụ huynh, kết hợp chặt

chẽ với gia đình trang bị thêm cho trẻ các kỹ năng tạo hình.
Tuyên truyền với phụ huynh để họ hiểu rõ hơn về tầm quan
trọng của việc phát triển kỹ năng tạo hình cũng như phát triển
thẩm mĩ cho trẻ. Gọi ý cho phụ huynh một số biện pháp để phát
huy tính tích cự của trẻ như: Cho trẻ xem các băng hình về hoạt


17
động tạo hình ở nhà; gợi ý, động viên, khuyến khích trẻ được vẽ
tranh, nặn, xé dán những gì mà trẻ thấy và trẻ thích… Từ đó
làm giàu thêm vốn hiểu biết về tạo hình của trẻ, giúp trẻ tự tin
hơn khi thể hiện những sản phẩm tạo hình của mình. Bên cạnh
đó, góp phần phát triển ở trẻ về thẩm mỹ, trí tuệ và đạo đức các
sản phẩm nghệ thuật của trẻ.
III. KẾT LUẬN
Bồi dưỡng khả năng phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non,
đặc biệt là mẫu giáo là một hoạt động vô cùng quan trọng, tạo
tiền đề cho trẻ phát triển tồn diện. Vai trị của giáo viên quyết
định chất lượng học tập của trẻ, vì vậy giáo viên cần tổ chức các
hoạt động cho trẻ đồng thời giáo viên cũng rút ra được nhiều
kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức những hoạt động đó, giờ học
khơng có nặng nề nhàm chán như trước đây.
Sau khi áp dụng Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho
trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thơng qua hoạt động tạo hình ở trường
mầm non xã ..............., tôi đã tiến hành khảo sát lại trên trẻ và
đạt kết quả như sau:
Bảng khảo sát 2: Thực trạng phát triển thẩm mỹ của trẻ
thông qua hoạt động tạo hình sau khi áp dụng một số biện
pháp năm học 2021-2022
Nội dung

Số
Số
Tỷ lệ
trẻ
trẻ
(%)
đạt
Trẻ biết vẽ các nét cơ bản để tạo
20
14
70
thành bức tranh đơn giản
Trẻ biết một số kỹ năng nặn cơ
20
9
45
bản để tạo thành các sản phẩm
đơn giản
Trẻ biết kỹ năng xé thành dải, xé
20
16
80
vụn và dán thành sản phẩm đơn
giản
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
20
17
85
và biết giữ gìn sản phẩm tạo hình
của mình

Trẻ biết nhận xét các sản phẩm
20
10
50
tạo hình của mình


18
Quan sát bảng kết quả, có thể nhận thấy sau khi áp dụng các biện pháp
nêu trên, khả năng hoạt động tạo hình của trẻ được nâng lên rõ rệt.
- Đối với trẻ:
+ Trẻ tích cực tìm tịi khám phá, có kiến thức về thế giới xung quanh một
cách chính xác và có hệ thống
+ Trẻ có kỹ năng vẽ, cắt, dán... phối kết hợp màu sắc hài hòa, cân đối.
+ Biết làm việc theo nhóm , trao đổi theo nhóm, phục tùng sự phân cơng
trong nhóm chơi.
+ Trẻ u thiên nhiên, yêu các con vật và thế giới xung quanh, biết thể
hiện tình cảm, cảm xúc của mình qua các sản phẩm. Trẻ có thói quen, kĩ năng
giao tiếp.
+ Đối với phía giáo viên:
+ Có thêm nhiều kinh nghiệm tạo ra những sản phẩm đẹp, sưu tầm được
nhiều nguyên liệu phong phú thêm , có thêm nhiều nghệ thuật phương pháp
truyền tải kiến thức đến với trẻ.
+ Qua quá trình tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với tạo hình, cơ dễ dàng
phân loại trẻ để có cách giáo dục phù hợp hơn cũng như phá hiện ra khả năng
nổi trội của 1 số trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng.
- Đối với phụ huynh:
+ Phụ huynh cũng được kết hợp cùng giáo viên sưu tầm các nguyên vật
liệu, đồ dùng để trẻ làm đồ chơi, từ đó có kiến thức về những nội dung trẻ cần có
ở trường, kết hợp với giáo viên bổ sung, làm phong phú kiến thức cho trẻ.

+ Phụ huynh qua đây cũng thấy được khả năng của con em mình và có kế
hoạch bồi dưỡng cho trẻ cũng như tin tưởng vào trẻ có thể làm được nhiều điều
mà trước nay ta chưa nghĩ là trẻ có thể làm.

Hoạt động tạo hình trong trường Mầm non là phương tiện phát triển
thẩm mỹ cho trẻ, để trẻ có lịng đam mê với nghệ thuật, hướng tới cái đẹp
trong cuộc sống. Đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta nói chung, cơ giáo dạy 3
tuổi nói riêng cần chú ý tạo cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên,


19

có cảm xúc với cái đẹp trong cuộc sống, bồi dưỡng 1 số kỹ năng cơ bản
cần thiết như: cầm bút, sử dụng các nguyên liệu như màu nước, giấy, hồ
dán…Để tạo ra sản phẩm trẻ yêu thích. Đây là tiền đề đầu tiên, là yếu tố
cần thiết để giúp trẻ tự tin học tố các hoạt động ở độ tuổi tiếp theo.
Chính vì vậy để làm tốt việc này, địi hỏi cơ giáo cần có tâm huyết u
trẻ và sự phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình. Có làm được như
vậy mới giúp trẻ có được mơi trường tốt phát triển tồn diện đưa trẻ hướng
tới “ Chân – Thiện – Mỹ”.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công
tác của bản thân tôi, mong nhận được sự đóng góp của các đồng chí trong Ban
giám khảo và tồn thể hội thi. Để từ đó bản thân tơi rút ra được các kinh nghiệm
sâu sắc hơn khi tổ chức cho trẻ trong hoạt động tạo hình đạt kết quả tốt.
XÁC NHẬN CỦA BGH
GIÁO VIÊN
Lục Thị Kim Anh




×