Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ TÀI NGYÊN NƯỚC ĐIỀU 35: BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.09 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************************

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
QUẢN LÝ TÀI NGYÊN NƯỚC
ĐIỀU 35: BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Họ và tên: Phí Đức Mạnh
Khóa: 2018 – 2019
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 1/2019

1


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................3
TỔNG QUAN ............................................................................................................................4
1.1. Thực trạng nước ngầm hiện nay...................................................................................4
1.2 Nguyên nhân gây ôi nhiễm nước ngầm ............................................................................5
1.2.2. Hậu quả .....................................................................................................................6
1.3. Các biện pháp quản lý ......................................................................................................6
Mặc dù có rất nhiều quy định trong việc nỗ lực bảo vệ nguồn nước ngầm nhưng một trong
những cách quan trọng nhất để giải quyết những vấn đề này là giáo dục cộng đồng hướng
tới việc sử dụng nước an toàn hơn. Hãy nắm bắt ngay những bước dưới đây để cải thiện
chất lượng nguồn nước ngầm: ................................................................................................6
ÁP DỤNG ĐIỀU 35 – BẢO VỆ NƯỚC NGẦM. ...................................................................8
2.1. Điều 35 – Luật tài nguyên nước ......................................................................................8
2. Các hoạt động của nhà nước với vấn để bảo vệ nước ngầm .............................................10


2.2 Hoạt động năng cao nhận thức cộng đồng: .................................................................10
a. Hoạt động nâng cao năng lực chính quyền địa phương: ............................................11
b.
Nâng cao năng lực quản lý cho đơn vị cấp nước: ..................................................11
KẾT LUẬN ..............................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................13
Quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào thăm dò và khia thác
nước dưới đất. .........................................................................................................................13

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là nguồn tài nguyên quan trọng của trái đất nó ảnh hưởng nhiều đến thiên
nhiên, mơi trường sống của các loài vật sinh sống trên trái đất trong đó có con người.
Nó cịn là ngun tố quan trọng trong sự sống của hầu hết các sinh vật trên trái đất.
Nước có ảnh hưởng đến các hoạt động sống của con người như các hoạt động sản xuất
kinh doanh chế biến hầu như mọi hoạt động đều có sự chi phối một phần của tài
nguyên nước.
Nước tồn tại trên mặt đất dưới nhiều hình thức như nước biển, nước chảy trên
bề mặt như sông hồ ao suối, nước đóng băng, nước ngầm trong lịng đất. Nước ngầm
được hình thành trong một khoảng thời gian dài, là một phần trong vịng tuần hồn nước.
Theo đó, một phần lượng nước mưa đều thấm xuống lớp đất đá ở hầu hết mọi nơi trên
trái đất. Trong số này lại có một lượng nước thấm xuống sẽ được giữ lại trong những
tầng đất nơng với đặc tính có thể chảy vào sơng nhờ q trình thẩm thấu. Ngồi ra, một
phần nước tiếp tục thấm xuống sâu hơn, góp phần hình thành các tầng nước ngầm. Q
trình này có thể diễn ra hàng trăm năm.
Nhận thấy tầm quan trọng của tài nguyên nước chính phủ nước ta đã ban hành
luật về tài nguyên nước để bảo vệ cũng như sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này cụ
thể là bảo vệ nước ngầm theo điều 35 của luật tài nguyên nước.

Chính Phủ xác định bảo vệ nước ngầm là một trong những nhiệm vụ quan trọng
và được đề cập trong điều 35 Luật số 17/2012/QH13 – Luật Tài Nguyên Nước “Điều
35. Bảo vệ nước ngầm”. Nhằm quản lý kiểm soát và bảo vệ nguồn nước ngầm chống
các nguy cơ dẫn tới suy thoái nước ngầm.

3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng nước ngầm hiện nay
Hiện nay nước ngầm được sử dụng cho khoảng 2 tỉ người trên thế giới, được coi
là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên dễ sử dụng nhất. Với nước ngầm, con
người đã sử dụng hàng ngàn năm nay phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Ước
tính, lượng sử dụng nước ngầm trên thế giới vào khoảng 982km3 một năm. Trong đó,
nước ngầm cung cấp phân nửa lượng nước uống trên toàn cầu, và chiếm giữ 38% lượng
nước tưới tiêu.
Riêng tại Việt Nam, nước sử dụng cho sinh hoạt thì 70% nước bề mặt và 30%
nước ngầm. Đồng thời, theo thống kê của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và mơi trường (Bộ
Y tế) năm 2013, nước ta có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang
sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan mà chưa qua xử lý.
Ngồi những lợi ích trực tiếp đối với con người, nước ngầm đóng vai trị quan
trọng với tự nhiên khi góp phần ổn định dịng chảy sơng ngịi của nhiều con sông, đồng
thời giúp cố định các lớp đất đá bên trên, tránh các hiện tượng sạt lở hay sụt lún đất.
Trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng tăng cao dẫn đến khai thác quá mức
nên mạch nước ngầm ở nhiều nơi, đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội hay
TP.HCM đã bị giảm số lượng nghiêm trọng, đồng thời bị ô nhiễm các chất hữu cơ, kéo
theo đó làm cho đất đai có hiện tượng sụt lún.
Đặc biệt, cơng tác thu gom chất thải rắn, xử lý nước thải tại nhiều đô thị chưa hiện
đại dẫn đến tình trạng nguồn nước bẩn, các chất gây nguy hại thẩm thấu vào lòng đất gây

ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Riêng ở các vùng ven biển nước, do tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng,
nước ngầm đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn ngày càng gia tăng. Ở vùng nông thôn,
người dân đào giếng lấy nước, tuy nhiên ở những nơi đào không có, người dân khơng lấp
giếng lại, tạo điều kiện cho nước dơ tràn vào theo đường này, dễ dàng gây ô nhiễm mạch
đất.

4


1.2 Ngun nhân gây ơi nhiễm nước ngầm
Có rất nhiều chất ô nhiễm gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho nguồn nước
ngầm, khi hiểu rõ được những chất này có nguồn gốc từ đâu. Rất nhiều ngành cơng
nghiệp khác nhau và những địa điểm khác nhau có thể tạo nên sự ơ nhiễm nguồn nước
ngầm, nhưng có một vài nơi lại có khả năng gây ra vấn đề này nhiều hơn những nơi
khác. Cụ thể:
Khu vực đông dân cư: Đây là những khu vực mà hóa chất, chất tẩy rửa, chất
thải con người và động vật đều tạo ra sự ơ nhiễm nguồn nước ngầm. Các hộ gia đình
đã gây thiệt hại rất nhiều cho nước ngầm khu vực mình sống và cạnh đó mà khơng hề
nhận ra điều đó khi họ đổ các chất tẩy rửa và hóa chất làm sạch ra ngoài cống hoặc
trong sân nhà họ, cũng như là việc vứt bỏ rác thải bừa bãi mà khơng có sự tái sử dụng
hợp lý.
Khu vực nơng nghiệp: Bởi vì thuốc trừ sâu gây ra quá nhiều độc tố cho nước
ngầm nên dường như các vùng nông nghiệp luôn là những nơi gây nên sự ô nhiễm
nước ngầm một cách tồi tệ nhất. Dòng chảy từ phân bón và chất thải động vật cũng
góp phần nghiêm trọng trong việc làm ô nhiễm nước ngầm khu vực xung quanh trang
trại. Nước ngầm bị ơ nhiễm có chứa thuốc trừ sâu có thể đi một quãng đường dài trước
khi cuối cùng đến nguồn nước uống.
Khu vực xây dựng: Khu vực xây dựng sản sinh ra những dòng chảy độc hại
ngấm vào lịng đất và gây nên ơ nhiễm. Khi những dịng chảy này khơng được giữ

sạch và chảy ra ngồi khu vực lân cận thì nước ở những khu vực này sẽ gặp phải mối
nguy lớn.
Các nhà máy: Các nhà máy có sử dụng những dung mơi hóa chất độc hại và kim
loại nặng nguy hiểm trong quá trình vận hành thì cũng đều gây ra những vấn đề tương
tự. Chúng có thể phát sinh vấn đề từ việc lưu trữ và vận chuyển mà cả hai điều này đều
có thể dẫn đến ơ nhiễm nguồn nước ngầm khi nó bị rị rỉ hoặc tràn ra ngồi.
Các khu tập kết chất thải trước khi đưa vào quá trình xử lý, nước thải chảy tràn
trên bề mặt và từ từ ngấm xuống nguồn nước ngầm.

5


1.2.2. Hậu quả
Mặc dù nước ngầm là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của
chúng ta, nhưng có một vài nơi mà ơ nhiễm nước ngầm là mối đe dọa nghiêm trọng
hơn các nơi khác. Hãy kiểm tra đều đặn khi xuất hiện mùi lạ, màu lạ hay sự xuất hiện
của các yếu tố lạ khác và nếu bạn có bất kỳ điều gì phải lo lắng, thì tốt nhất bạn nên
mang nước đi kiểm tra chất lượng định kỳ.
Khu dân cư: có nguy cơ nhiễm bẩn cao với nhiều chất ô nhiễm khác nhau. Mặc
dù phần lớn những hệ thống xử lý nước thành phố có thể loại bỏ được đa số các chất
này nhưng một số chất mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng sẽ trở thành những nhân
tố gây ô nhiễm.
Các trang trại: Các trang trại chứa rất nhiều vấn đề về ô nhiễm nước ngầm từ
thuốc trừ sâu và phân bón. Theo thời gian thì những loại thực phẩm sinh trưởng trong
đất bị ô nhiễm cũng sẽ chứa các thành phần ô nhiễm như vậy và điều này có thể dẫn
đến những vấn đề nghiêm trọng như vi khuẩn E.coli hay khuẩn Listeria sẽ xâm nhập
vào mùa màng.
Khu vực cạnh bãi rác: Những cư dân sinh sống ở khu vực cạnh các bãi rác sẽ
có khả năng tiếp xúc với sự ơ nhiễm nguồn nước ngầm rất cao. Khi những bãi rác chứa
đầy rác, đặc biệt là những rác thải nguy hiểm mà cần phải được tái chế hoặc tiêu hủy

phù hợp, thì những hóa chất độc hại sẽ ngấm vào nước ngầm với số lượng cực kỳ lớn.

1.3. Các biện pháp quản lý
Mặc dù có rất nhiều quy định trong việc nỗ lực bảo vệ nguồn nước ngầm nhưng
một trong những cách quan trọng nhất để giải quyết những vấn đề này là giáo dục
cộng đồng hướng tới việc sử dụng nước an toàn hơn. Hãy nắm bắt ngay những bước
dưới đây để cải thiện chất lượng nguồn nước ngầm:
Không làm việc hoặc rửa xe tại nhà. Điều này có thể gây ra việc tràn hay có
những dịng chảy dầu, chất tẩy rửa hóa chất độc hại, chất chống đơng lạnh, dầu trợ lực
lái, và hàng tá các chất có thể gây nguy hại cho môi trường. Những chất này đi vào
trong đất ở vườn và chúng có thể dễ dàng thẩm thấu qua mặt đất sau đó đi vào nguồn
nước ngầm.

6


Cắt giảm việc sử dụng những hóa chất độc hại sử dụng hoặc lưu trữ ở nhà.
Cũng giống như dầu và hóa chất rửa xe, những chất này cũng ngấm xuống lòng đất
vào mạch nước ngầm chỉ trong thời gian ngắn thôi.
Không bao giờ rửa hay xả rác, thuốc hay hóa chất xuống cống. Làm những việc
này có thể khiến cho những chất đó đi qua những đường ống rồi đi vào nước ngầm.
Không sử dụng thuốc trừ sâu trong vườn. Thuốc trù sâu rất độc hại đối với môi
trường và đặc biệt là với nước ngầm. Nếu như bắt buộc phải dùng thì hãy chỉ chọn
những chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
Nếu như đang sử dụng một bể tự hoại thì hãy bảo trì nó hàng năm. Bởi việc rị
rỉ từ những bể tự hoại có thể khiến cho các chất bẩn ngấm vào nguồn nước ngầm
quanh khu vực nhà bạn.

7



Chương 2
ÁP DỤNG ĐIỀU 35 – BẢO VỆ NƯỚC NGẦM.
2.1. Điều 35 – Luật tài nguyên nước
Điều 35 – Luật tài nguyên nước đề cập
1. Tổ chức cá nhân thăm đo, khai thác nước dưới đất; hành nghề giếng khoan
nước dưới đất; khoan khảo sát địa chất cơng trình, thăm dị địa chất, thăm dị,
khai thác khống sản, dầu khí; xử lý nền móng cơng trình, tháo khơ mỏ và các
hoạt động khoan, đào khác phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất,
trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khống sản, xây dựng cơng trình ngầm phải tuân thủ
tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật về an tồn, chống suy thối, cạn kiệt nguồn nước
dưới đất.
3. Ở những vùng nước bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, cơ
quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước phải khoanh vùng cấm vùng hạn
chế khai thác và có biện pháp kiểm sốt nghiêm ngặt để bảo vệ nguồn nước
dưới đất.
Thông tư này quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt thăm dò, khai
thác nước dưới đất, khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dị địa chất, thăm dị, khai
thác khống sản, xử lý nền móng cơng trình, tháo khơ mỏ và các hoạt động khoan, đào
khác có liên quan đến nước dưới đất. Tuy nhiên, đối với trường hợp khoan thăm dị,
khai thác dầu khí khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của thơng tư này.
Theo đó, Thơng tư cũng quy định các nguyên tắc bảo vệ nước dưới đất, cụ thể:
Bảo vệ nước dưới đất lấy phịng ngừa làm chính, chú trọng việc bảo vệ nguồn nước
dưới đất tại khu vực bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, các vùng
cấm, vùng hạn chế khai thác, các khu vực cấp nước sinh hoạt, khu đô thị, khu, cụm
công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề, khu dân cư tập trung, các vùng khan hiếm nước,
các khu vực nước dưới đất có nguy cơ bị cạn kiệt, ơ nhiễm, xâm nhập mặn và các khu

8



vực có nguy cơ bị sụt, lún đất.
Đồng thời, bảo vệ nước dưới đất phải gắn với khai thác, sử dụng hợp lý, tiết
kiệm, hiệu quả tài nguyên nước dưới đất; gắn với các hoạt động bảo vệ nguồn nước
mặt, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên.
Mặt khác, bảo vệ nước dưới đất phải xem xét, thực hiện ngay trong giai đoạn lập các
quy hoạch có liên quan đến thăm dị, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Đối với các
dự án đầu tư có hoạt động liên quan đến thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất
hoặc có hoạt động liên quan đến thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc hoạt
động có liên quan đến thăm dị, khai thác, sử dụng nước dưới đất thì việc bảo vệ nước
dưới đất phải được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư.
Các yêu cầu về thiết kế, thi công giếng khoan khai thác nước dưới đất; yêu cầu
về thiết kế, thi cơng giếng khoan thăm dị, điều tra, đánh giá tài ngun nước dưới đất,
khảo sát địa chất cơng trình, thăm dị địa chất, thăm dị, khai thác khống sản, xử lý
nền móng cơng trình, tháo khơ mỏ và giếng đào; yêu cầu bảo vệ nước dưới đất khi
thực hiện thí nghiệm trong giếng khoan cũng được quy định chi tiết tại Thơng tư này.
Bên cạnh đó, đối với các vấn đề bảo vệ nước dưới đất trong quá trình khai thác,
chủ cơng trình khai thác nước dưới đất có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh xung quanh
giếng khai thác và thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn ngừa ô nhiễm nước
dưới đất qua giếng khoan khai thác; đối với cơng trình khai thác nước dưới đất phục
vụ mục đích cấp nước sinh hoạt phải xây dựng bảo hộ vệ sinh của cơng trình theo quy
định của pháp luật về tài ngun nước; Chủ cơng trình khai thác thuộc trường hợp phải
có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất tổ chức lắp đặt thiết bị, bố trí nhân lực
thực hiện việc quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước tại các giếng khai thác,
giếng quan trắc của cơng trình bảo đảm thơng số, hình thức và chế độ quan trắc để
cung cấp, cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước
của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Việc quan trắc mực nước tại giếng quan trắc của cơng trình khai thác phải thực
hiện tối thiểu tại 01 giếng đối với cơng trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ

3.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm; tối thiểu tại 02 giếng đối với cơng
trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 5.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000
m3/ngày đêm; tối thiểu tại 03 giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu

9


Lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên.
Ngoài ra, cần phát hiện, xử lý, khắc phục các hiện tượng, sự cố bất thường về
chất lượng nước, mực nước trong quá trình khai thác và các sự cố khác do hoạt động
khai thác của mình gây ra; trường hợp xảy ra sự cố thì phải dừng ngay việc khai thác,
kịp thời xử lý, khắc phục sự cố, bồi thường thiệt hại (nếu có); thơng báo kịp thời tới
Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi xảy ra sự cố và báo cáo
cơ quan cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất.
Thông tư cũng quy định rõ, bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động điều tra, đánh
giá tài nguyên nước dưới đất, khảo sát địa chất cơng trình, thăm dị địa chất, thăm dị,
khai thác khống sản, xử lý nền móng cơng trình, tháo khơ mỏ có các hạng mục
khoan, đào, thí nghiệm trong giếng khoan ngoài việc thực hiện các quy định, tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan thì các tổ chức, cá nhân thực hiện các công tác
điều tra đánh giá trên phải thực hiện đầy đủ yêu cầu bảo vệ nước dưới đất theo quy
định tại Điều 4, Điều 6 và Điều 7 của Thông tư này.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân xử lý nền móng cơng trình chỉ được sử dụng các
vật liệu được phép sử dụng theo quy định của pháp luật; không sử dụng nước thải,
nước bẩn, nước có chứa dầu mỡ để xử lý nền móng cơng trình.
Đối với hoạt động bơm hút nước để tháo khơ mỏ thì thực hiện theo các quy
định tại Khoản 4 Điều 26 Luật Tài nguyên nước 2012; Riêng với các hồ, bể chứa nước
thải, bã quặng và các chất thải lỏng khác trong hoạt động khai thác khoáng sản phải
tuân thủ các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về
bảo vệ mơi trường, khống sản và pháp luật về tài nguyên nước để đảm bảo không gây
ô nhiễm nước dưới đất


2. Các hoạt động của nhà nước với vấn để bảo vệ nước ngầm
2.2 Hoạt động năng cao nhận thức cộng đồng:
Nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc cấp
nước phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, xác định vai trị trách
nhiệm của mình trong việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ hệ thống cấp
nước vì lợi ích chung của tồn xã hội.

10


a. Hoạt động nâng cao năng lực chính quyền địa phương:
Nâng cao vai trị và trách nhiệm của chính quyền các cấp đối với công tác phát
triển cấp nước, sử dụng nước và bảo vệ hệ thống cấp nước, nguồn nước. Phối hợp tổ
chức triển khai các hoạt động bảo vệ nguồn nước ngầm, thất thu nước sạch để sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên nước trên địa bàn.

b. Nâng cao năng lực quản lý cho đơn vị cấp nước:
+ Về tổ chức quản lý
+ Về đào tạo nâng cao năng lực

11


Chương 3
KẾT LUẬN
Tỷ lệ thất thoát nước sạch của các đơn vị sản xuất cung cấp nước sạch là rất
cao, vừa gây lãng phí vừa ảnh hưởng nguồn cung cấp nước cho người dân. Nếu quản
lý tốt thì khơng cần tăng giá tiền nước giúp giảm lãng phí tiền và giảm được tình trạng
thiếu nước sạch hiện nay.

Cần lập các cơ quan về lĩnh vực nước và cho phép các đoàn thể quyền tự quản
để lên kế hoạch và quản lý kinh doanh, đồng thời đặt ra mức giá giúp họ duy trì bền
vững hơn về tài chính. Các cơ sở hạ tầng công cộng cần phải xem xét cơ chế thu hút
khu vực tư nhân cùng ngăn chặn sự thất thoát.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bản tin Tài Nguyên Nước, Ngày nước thế giới 2011 – Nước cho phát triển đô thị, Cục
quản lý tài nguyên nước - Bộ TNMT, số 08 – 2011, trang 5 -6.
Quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào thăm dò và khia
thác nước dưới đất.
Http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Hoat-dong-cua-Cuc-Tinlien-quan/QUY-DINH-VE-BAO-VE-NUOC-DUOI-DAT-TRONG-CAC-HOATDONG-KHOAN-DAO-THAM-DO-KHAI-THAC-NUOC-DUOI-DAT-6795
Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt
động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất.
Luật tài nguyên nước số 17/2013/QH13 ngày 21/06/2012.

13



×