Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

1 tâm lý đầu tư VS VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH đầu tư diễn đàn MMA stock

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.29 KB, 2 trang )

17/1/2021

TÂM LÝ ĐẦU TƯ VS VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ | Diễn đàn MMA Stock

TÂM LÝ ĐẦU TƯ VS VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
Theo quan điểm chung từ trước đến nay, những rắc rối trên thị trường chứng
khoán mà nhà đầu tư gặp phải, mà cụ thể là bị thua lỗ hay thậm chí khuynh gia
bại sản, là do những sai lầm của bản thân họ khi nghiên cứu thị trường và ra
quyết định đầu tư.
Nhà đầu tư đều thấu hiểu việc ra quyết định đầu tư trên thị trường chứng khốn là điều
khơng hề đơn giản. Để có được một quyết định cụ thể, trong những tình huống cụ thể, nhà
đầu tư dù chuyên nghiệp hay không luôn phải chịu sức ép rất lớn về tâm lý, phải “vắt óc”
suy tính và cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau xung quanh vấn đề rủi ro phải gánh chịu và
Lợi nhuận kỳ vọng.
Thực tế, mọi quyết định đều chứa đựng rủi ro, có khác chăng chỉ ở mức độ. Đó cũng là thực
tế của thị trường chứng khốn, khơng có biện pháp hay cơng cụ nào có thể loại bỏ hồn tồn
rủi ro, vì khơng có rủi ro thì cũng chẳng có lợi nhuận hấp dẫn. Nhà đầu tư phải xác định khi
chấp nhận các mức độ rủi ro khác nhau, tùy theo khẩu vị rủi ro của mình, để kỳ vọng vào
những món lợi nhuận tương xứng trong tương lai.
Trước khi ra quyết định, nhà đầu tư đều hiểu và xác định rõ thái độ cũng như ứng xử dự kiến của
bản thân đối với nguy cơ xảy ra rủi ro, đó chính là việc đặt mức cắt lỗ cụ thể đối với từng giao dịch.
Nếu khả năng chấp nhận rủi ro là không cao, họ có thể sẽ lựa chọn những phương án mà họ đánh
giá là an tồn hơn với quan điểm “thơi, thế cho lành”. Điều đó xuất phát từ tâm lý chung của nhà
đầu tư là sợ thua lỗ.
Trải nghiệm với thị trường, với cùng một khoản thua lỗ và lợi nhuận bằng nhau thì sự tiếc nuối đối với
khoản thua lỗ sẽ nặng nề hơn nhiều so với sự hài lòng về khoản lợi nhuận thu được. Nếu sau khi đã ra
quyết định và thực hiện, thấy diễn biến thực tế có vẻ “khơng rủi ro như mình lo nghĩ” thì tâm lý nuối
tiếc lại nảy sinh: “lại sai rồi, mình thận trọng quá!” . Nhưng đó cũng là tâm lý chung của hầu như tất
cả nhà đầu tư mà thôi, họ chỉ tạm thời quên mất rằng trước khi ra quyết định, họ đã xác định mức độ
rủi ro có thể chịu đựng và đã có
được sự an tâm về tâm lý nhất định với quyết định đó của mình. Nhà đầu tư phải chịu chi phí cơ


hội cho quyết định đầu tư của mình và khi hồn cảnh thay đổi sẽ dễ khiến cho tâm lý của nhà
đầu tư đổi thay.
Đầu tư chứng khốn là hành động có tính tương tác giữa các nhà đầu tư với nhau trên thị trường, vì lẽ
đó nên thị trường ln ồn ào náo nhiệt xoay quanh câu chuyện rủi ro-lợi nhuận, câu chuyện mang
tính xác suất và khơng ít phần may mắn. Khi tham gia thị trường, nếu nhà đầu tư chỉ quan tâm cân
nhắc vấn đề rủi ro-lợi nhuận và ra quyết định chỉ dựa vào quan điểm riêng của mình là khơng bao giờ
đủ, nhà đầu tư cịn phải liên tục tìm hiểu xem những nhà đầu tư khác nghĩ gì và phản ứng thế nào
nữa, tức là thị trường nghĩ gì và vận động thế nào. Vì những lẽ đó, họ cần nắm bắt và vận dụng được
yếu tố tâm lý đầu tư trong việc ra và thực hiện các quyết định của bản thân.

Việc nhà đầu tư cố gắng thu thập nhiều và đầy đủ thông tin để ra quyết định là điều không
thể, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay. Tra cứu thông tin thị trường và
doanh nghiệp. Chưa yên tâm, lại nghiên cứu ý kiến của các chuyên gia tư vấn-môi giới cho
yên tâm? Tuy nhiên, có vẻ nghịch lý là càng có nhiều thơng tin thì nhà đầu tư lại cảm thấy
thiếu thơng tin để ra quyết định. Vì trong khối thơng tin đó, việc lựa chọn những thơng tin
mang tính quyết định lại khơng dễ dàng và lại muốn tìm thêm thơng tin. Cứ vậy, cuốn vào
vịng xốy …
Thực ra, tình trạng đó cũng có thể coi là rủi ro về thông tin, sẽ là gánh nặng tâm lý cho nhà
đầu tư khi hàng ngày có đến cả tấn thông tin rơi xuống họ, tạo áp lực cực lớn và có thể làm
tê liệt cả những người dũng cảm và sáng suốt nhất. Điều đó cho thấy, việc có được thơng tin
mới chỉ là điều kiện cần cịn việc xử lý thơng tin sẽ mang tính quyết định cho sự thành công.


Trong một thế giới luôn đổi thay như hiện nay, nhà đầu tư sẽ khơng bao giờ có đủ thơng tin
để ra quyết định. Cứ gom góp và chờ có đủ thơng tin để ra quyết định, có thể sẽ là gánh
thêm rủi ro, và đến khi nhà đầu tư nghĩ rằng họ đã có đủ thơng tin cần thiết thì thế giới-thị
trường đã thay đổi tới đâu rồi chứ! Vậy làm thế nào? Mỗi nhà đầu tư có một mục tiêu và
phương cách tham gia thị trường khác nhau, họ tự chịu trách nhiệm với quyết định và đồng
vốn của mình và cũng cần phải biết thật sự mình cần bao nhiêu thông tin? Khoảng thời gian
cần thiết từ lúc có được thơng tin, tạm gọi là đủ, đến lúc phải ra quyết định và hành động là

bao lâu? Sửa sai thế nào? Tuy nhiên, mọi cái đều mang tính tương đối. Khơng có một cơng
thức chung đúng để áp chụng cho tất cả.
Có đơi khi khơng ra một quyết định nào hay không hành động tại những thời điểm thị trường
ở trạng thái mơ hồ cũng là một quyết định và cũng là hành động. Và, chính tình trạng gọi là
đứng yên tương đối như vậy cũng lại hàm chứa khơng ít rủi ro, đặc biệt khi thị trường đang
trong đà lao dốc. Việc đưa ra quyết định tức thời, thiếu cân kỹ lưỡng có thể sẽ rất nguy hiểm,
nhưng phân tích cặn kẽ cũng có thể khơng làm cho ta an tồn hơn.
Có ai đó đã nói: “Mọi thứ trên đời đều từ óc mà ra”. Trên thị trường có hàng vạn bộ óc, tư duy khác
nhau để theo đuổi những mục tiêu khác nhau vô cùng, nên cách thức thực hiện mục tiêu cũng khác
nhau vô vàn. Đặc điểm đó cho thấy: Trên thương trường chí có một điều chắc chắn đùng là
khơng có cái gì chắc chắn cả. Nhà đầu tư hãy cứ tư duy, ra quyết định cho những mục tiêu kỳ
vọng của mình với những câu hỏi:

Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?
Sẽ phải phản ứng như thế nào?
Kế hoạch B của mình thế nào?
Điểm cắt lỗ là bao nhiêu?
Có đường quay về chưa?
Biết thế nào là ĐỦ và TẠM DỪNG LẠI đúng lúc. Vậy thôi!



×