Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đối với việc thu hồi đất tại huyện cần đước, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 80 trang )

;
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
©
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MO THANH PHO HO CHi MINH

"4n
BẠCH THỊ THU CÚC

CAC YEU TO ANH HUONG DEN MUC DO HAI LONG
CUA NGUOI DAN DOI VOI VIEC THU HOI DAT
TAI HUYEN CAN DUOC, TINH LONG AN
CHUYEN NGANH: KINH TE HOC

MA SO: 60 3103
TRUGHG OAL HOC MG TP.HCM

THU VIEN|
LUAN VAN THAC Si KINH TE HOC
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:
TS. NGUYEN VAN NGAI

TP. HO CHi MINH, NAM 2012

_


TOM TAT
‘Luan văn tốt nghiệp: “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đối
với việc thu hồi dat tai huyén Cần Đước, tỉnh Long An” được thực hiện nhằm: đánh
giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc thu hồi đất; xác định và đo lường các
yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân bị thu hồi đất; gợi ý giải pháp để gia


tăng sự hài lòng của người dân khi thực hiện thu hồi đất. Từ lý thuyết về sự thỏa mãn
của con người, sự hải lòng của cộng đồng và đặc điểm

của quá trình thu hồi đất, tác

giả xây dựng mơ hình nghiên cứu gồm 9 thành phần. Nghiên cứu định tính được thực
hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát của các thang đo. Nghiên cứu định
lượng thực hiện với mẫu nghiên cứu là 200 thông qua phỏng vấn trực tiếp người dân
bằng bảng câu hỏi chỉ tiết. Sau đó dùng phần mềm SPSS

16.0. để phân tích dữ liệu.

Thơng qua kỹ thuật phân tích độ tin cậy Cronbach anpha, phân tích nhân tố khám phá,
phân tích hồi quy, kết quả mơ hình hồi quy bội gồm: biến phụ thuộc là sự hài lòng
chung và các biến độc lập: chính sách tái định cư; tình cảm đối với mảnh đất bị thu
hồi; giá trị đền bù; dịch vụ công: việc làm mới; và thời gian thu hồi đất. Trong đó, yếu
tố có tác động lớn nhất là giá trị đền bù. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định cho thấy giới
tính, độ tuổi, số năm sống tại địa phương, số thành viên trong gia đình khơng ảnh
hưởng đến sự hài lòng chung. Trong khi nghề nghiệp có ảnh hưởng đến sự hài lịng
chung của người dân theo hướng nơng dân hài lịng ít hơn so với nghề khác. Ngoài ra,
ý kiến bức xúc nhất của người dân về giá đền bù, khâu tái định cư và việc làm cho

người có tuổi. Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra giải pháp cơ bản và biện pháp
cu thé đối với từng nhân tố để nâng cao mức độ hài lòng chung của người dân đối với
việc thu hồi đất. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này giúp cho chính quyền địa phương

thấy được mức độ hài lòng của người dân bị thu hồi đất tại địa phương đối với việc thu
hồi đất, những khó khăn mà người dân phải đối mặt và ý kiến đóng góp của họ. Từ đó,
chính quyền địa phương có thể vận dụng để thực hiện việc thu hồi đất có hiệu quả cao
hơn, được sự ủng hộ của doanh nghiệp và sự đông thuận của người dân.


11


MỤC LỤC
Trang

0909.9699)... ...................
0909.) 0901. .......................
TOM TAT .........................ÔỎ

10/900 0—................Ố.Ố.

i
ii

iii
iv

DANH MUC CAC HINH Que. esesecssssessssecssecsssecesneecsnscesnscesesecsesecsnsessusessueesaneecnsensaneessseesey vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................... TH HH...
HH He vii
DANH MUC CAC TU VIET TẮT........................-- ¬.............,ƠỎ viii

951019)i€801€(909-0/0005...................... 1

1.1. Lí do chọn đề tài................ CT0.
155688 08 0 SE 99992 75 1

1.2. Mục tiêu nghiỆn CỨU. . . . . . . . . .

-- << << Họ
Họ
2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................--2
+22 s+csvzecre+xerxrxerrerxrrxrrereerree 2
1.4. Phương pháp nghiÊn CỨU. . . . . . . . . .
.-- - -< sọ
nọ
ng
ng 3
1.5. Cấu trúc luận văn.......................-----s-scs
tk S3 131911131110 91 T1 91113 cuc
ng HE Tư ri 3

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN .......................--.---cssccccssrkserrrerred 5
"2 Ns

ao. s...........................

2.1.1. Sự hài lòng của con người ........................ "...........

5

5

2.1.2. Sự hài lòng của cộng đồng,..........................----:25+ s2 cv x21 23 12x rrrrrerrcee 6

2.1.3. Khái niệm thu hồi đất...........................---cccccctrerkirrrtrrriieririrrirrrsrrrersrreosrvoee Ủ
2.1.4. Chính sách đền bù khi thu hồi đất của Việt Nam và một số nước ............. 10


2.2. Các nghiên cứu có liên quan......... "..............
15
2.3. Mơ hình nghiên cứu..............................
.--- ---s+-ccseeseeeses 999ng kg ng 16

2.4. Giả thuyết nghiên cứu........................-------5c-scsec«¿ "

...........

17

CHƯƠNG 3. THIẾT KÉ NGHIÊN CỨU...........................----55-5SccSrxeerkxerrkererkrerrrrree 19
3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................---- + + <+k£kz+ke sex £xeszreersrree .

s....... TÔ

3.2. Xây dựng thang đO............................
-- sờ
Nghe nre 21

3:2.1. Thang đo giá đền bù........................-¿set HS.
E111 117111111 rxrrrrrrree 23

3.2.2. Thang đo hỗ trợ việc ả¡m........................-<< < x39 về tư ven
tre 23

3.2.3. Thang đo chính sách hỗ trợ tín dụng ..............................-- --s+++xs+xsrersrsrrerervee 23
3.2.4. Thang đo chính sách hỗ trợ tái định cư.........................-o<< 5s sex cscsxeeserecxe 23

3.2.5. Thang đo chính quyền địa phương .........................-.--2 2-52 s©2++xs+xerxezrrrsres 24


3.2.6. Tình cảm đối với mảnh đất bị thu hồi............................--c5-ccccsertertierrrirerree 24

3.2.7. Thang đo mức độ hài lòng chung .............................
--- -- << Ă 5
1H kg
3.3. Mơ hình kinh tế lượng......... ¬......................
3.4. Tổng quan về quy hoạch của huyện Cần Đước và mẫu khảo sát......................
3.4.1. Tổng quan về quy hoạch của huyện Cần Đước....................-....------ccscscsc3.4.2. Mẫu khảo sát........................--.
2-55 x92 +x.XEE1121111111111111111111111111111
111. 1X 0

24
24
25
25
26

_ CHUONG 4. CAC YEU TO ANH HUONG DEN MUC BO HAI LONG CUA
NGUGI DAN DOI VOI VIỆC THU HÔI ĐẤTT...........................-- ---755+©75<+ccssereerrrxed 28
4.1. Phân tích thống kê mơ tẢ.....................-..-- 5-2522 SxE*EEEEeEeExrkrrerxererrerxerkrrkerkee 28

4.1.1. Kết quả thống kê mô tả dữ liệu......................-+ 5-5-5252 xSxvzcse+eerevreererreced 28
4.1.2: Đánh giá của người dân về thang đo giá đền bù............... TH
1V

kg

30



4.1.3. Đánh giá của người dân về thang đo hỗ trợ việc làm .........................-.
----«4.1.4. Đánh giá của người dân về thang đo chính sách tín dụng...........................
4.1.5. Đánh giá của người dân về thang đo chính sách tái định cư ......................
4.1.6. Đánh giá của người dân về thang đo chính quyền địa phương ..................
4.1.7. Đánh giá của người dân về tình cảm với mảnh đất bị thu hồi ....................
4.1.8. Đánh giá của người dân về thang đo mức độ hài lòng chung ......................
4.1.9. Thống kê ý kiến và đề xuất của người dân...........................--«--cceeerrererrre
4.2. Phân tích thang ỞO ........................... - -- --- << +
Họ g0 00003010 003.104

31
34
35
37
39
40
41
44

4.2.1. Mô tả thang đo lường và số biến quan sát ......................
--.--2- +5 c+zssxvrveresree 44

4.2.2. Phân tích độ tin cậy của các thang O........................
-- -- sàng re. 44

4.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá .......................
-.--+- + +5++c++c+>e+rsxsexsecee 45
4.2.4. Giải thích các nhân tố sau khi phân tích EFA...............................--.--..-..-... đỔ


4.3. Điều chỉnh các giả thuyết nghiên cứu sau khi phân tích EFA.......................--.-- 48

4.4. Điều chỉnh mơ hình hồi quy....................-..------5 +52 +x+2++xe£xerxertxrrttrrrrrverrrreereee 49
4.4.1. Xây đựng mơ hình hồi 602

TH gggNNNNNNNNNAgggOdA 49

4.4.2. Xác định phương pháp 0527 .......Ơ
4.4.3. Phân tích kết quả hồi quy....................-..---2-25 ©seS++x+zxekxeExexetxerkerrrerkersrrrree
4.4.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
.....
4.4.5. Kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi .....................---cs-cec4.4.6. Xác định tầm quan trọng của các biến trong mơ hình ...............................-4.5. Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân đến sự hài lòng chung .................
“an Co...
..........................

50
50
54
56
57
58
58

4.5.2. Độ tuổi.................................. tỆ THẾ HH HH1 01110111 1krkrerrierrrrree 59
4.5.3. Số năm sống tại địa phương...................--.-7+ +xEvtrxerxerrrsrkrreksekerkerkee 59

4.5.4. Nghề nghiệp............................--cccccceeee “..a....Ô

61


4.5.5. Số thành viên trong hộ.............................. LH HH H1 1111E111131513 11111110... xe. 61

CHUONG 5. KET LUAN VA HAN CHE CUA DE TAI ch
5.1.Kết In 0 ................

ng

SH nh

như 64

ngư 64

5.2. Gợi ý chính sách ..........................
-- - - «ng
ngư ..........Ô 65
_5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý nghiên cứu tiếp theo.......... T10 1111115 11181 1 1 xe ren 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
........................ 72
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
_ Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

17
21



DANH MUC CAC BANG
Trang
Bảng 3.1. Tổng hợp quy hoạch của huyện Cần Đước, tỉnh Long An

25

Bảng 3.2. Địa bàn nghiên cứu, cỡ mẫu khảo sát và tỷ lệ chọn mẫu

26

Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả đữ liệu

28

Bảng 4.2. Số năm sống tại địa phương của hộ

28

Bảng 4.3. Giới tính của chủ hộ

29

Bảng 4.4. Nghề nghiệp của chủ hộ

29

Bảng 4.5. Số thành viên trong hộ

30


Bảng 4.6. Đánh giá của người dân về thang đo giá đền bù

30

Bảng 4.7. Thống kê mô tả thang đo giá đền bù

31

Bang 4.8. Đánh giá của người dân về thang đo hỗ trợ việc làm

32

Bảng 4.9. Thống kê mô tả thang đo hỗ trợ việc làm

33

Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về thang đo chính sách tín dụng

34

Bảng 4.11. Thống kê mơ tả thang đo chính sách tín dụng

34

Bảng 4.12. Đánh giá của người dân về thang đo chính sách tái định cư

35

Bảng 4.13. Thống kê mơ tả thang đo chính sách tái định cư


=

36

Bảng 4.14. Đánh giá của người dân về thang đo chính quyền địa phương

37

Bảng 4.15. Thống kê mơ tả thang đo chính quyền địa phương

38

Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về thang đo tình cảm với mảnh đất bị thuhồi
Bảng 4.17. Thống kê mơ tả thang đo tình cảm đối với mảnh đất bị thu hồi

39
40

Bảng 4.18. Bảng thống kê mơ tả đữ liệu về mức độ hài lịng chung

40

Bảng 4.19. Đánh giá của người dân về thang đo mức độ hài lòng chung

4I

- Bảng 4.20. Thống kê thang đo và số biến quan sắt

44


Bảng 4.21. Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha của các thang đo

45

Bảng 4.22. Phương sai trích

46

Bảng 4.23. Diễn giải các biến trong mơ hình hồi quy tuyến tính bội

49

Bảng 4.24. Kết quả hồi quy

51

Bang 4.25. So sanh két quả với kỳ vọng dau

53

Bang 4.26. Hé số tương quan

55

Bang 4.27. Két qua kiém dinh tuong quan hang Spearman

56



DANH MUC CAC TU VIET TAT
CCN-TTCN

EEA

: Cụm công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp

_ ; Phân tích nhân tố khám phá

KCN

: Khu công nghiệp

K-CCN

: Khu, cụm công nghiệp

ND-CP

_ ¡ Nghị định chính phủ

QD-UB

: Quyét dinh uy ban

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

: Thành phố Hồ Chí Minh


XD-DV-TM

: Xây dựng — dịch vụ - thương mại

\

TPHCM

Vili


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Lí đo chọn đề tài
| Chuyén dich cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đã được
Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thốt khỏi tình
trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Theo đó địa
phương nào cũng đây mạnh phát triển kinh tế ngày càng cao hơn. Long An là tỉnh xuất
phát từ nền kinh tế thuần nông nghèo nàn, nhỏ bé. Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh
muốn đạt được tốc độ cao, trên 13% một năm, tỉnh khơng có con đường nào khác là

phát triển công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, tỉnh đã đặt nhiệm vụ hàng đầu là thu hút
đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án sản xuất công nghiệp. Bên cạnh xu
thế phát triển các KCN tập trung có quy mơ lớn để thu hút các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi và các cơ sở có vốn đầu tư lớn trong nước, trên địa bàn cũng có nhu
cầu hình thành các CCN-TTCN

có quy mơ nhỏ hơn, với cơ chế hoạt động linh hoạt

hơn. Một mặt để thu hút các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ từ các thành phần

kinh tế khác nhau, một mặt góp phần khơi phục các mặt hàng thủ công của các làng
nghề truyền thống, mặt khác tạo điều kiện phân bố lại lực lượng sản xuất trên địa bàn.
Hệ quả là ngày càng nhiều diện tích đất nông nghiệp bi quy hoach dé lam KCN, CCNTTCN. Người dân địa phương có đất dai nằm trong quy hoạch bị thu hồi đất, phải rời
bỏ nhà cửa, ruộng vườn để đến một khu dân cư mới để sinh sống. Cuộc sống mới có
nhiều vấn dé phát sinh. Liệu số tiền họ nhận được từ chủ đầu tư bồi thường có mang
lại cho họ cuộc sống tốt hơn? Họ đã nhận được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương,
từ những người hàng xóm mới như thế nào? Họ có hài lịng với việc thu hồi đất đó hay
khơng? Tác động vào điều gì sẽ làm họ gia tăng mức độ hài lòng? Biết được những
câu trả lời này sẽ giúp ích rất nhiều cho vấn đề thực hiện quy hoạch của tỉnh nhà. Bởi
vì, hiện nay quy hoạch tổng thể trên địa bàn Tỉnh Long An còn tiếp tục triển khai thực
hiện cho đến năm 2020. Do đó kết quả của đề tài này cũng là tài liệu tham khảo cần
thiết để tiến hành nâng cao mức độ hài lòng của người dân trong các khu quy hoạch
trong thời gian tiếp theo.
Từ suy nghĩ đó, cũng như sự nhiệt tình giúp đỡ của chính quyền địa phương,
của giáo viên hướng dẫn, tơi có mong muốn thực hiện đề tài về cuộc sống của người
1

:


dân trong khu quy hoạch. Nhưng do nguồn lực có hạn nên tôi chỉ giới hạn phạm vi của
đề tài trong huyện Cần Đước — một huyện của tỉnh Long An đang đây. mạnh phát triển
cơng nghiệp và có rất nhiều hộ dân bị thu hồi đất. Do đó, tơi thực hiện đề tài “Các yếu
tố ảnh hưởng mức độ hài lòng của người dân đối với việc thu hồi đất tại huyện Cần
Đước, Tỉnh Long An” nhằm mục tiêu xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của
người dân, giúp cho thời gian sau này vấn đề quy hoạch, đền bù, giải tỏa đất đai của
người dân được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả về kinh tế cho nhà đầu tư, và sự hài

lòng, ủng hộ của người dân.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu chính là xác định và đo lường các yếu tố
tác động đến sự hài lòng của người dân có đất đai bị thu hồi — trường hợp nghiên cứu
tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Với các mục tiêu cụ thể sau:

Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc thu hồi đất;
Xác định tác động của các yếu tố đến mức độ hài lòng của người dân đối với
việc thu hồi đất;

|

Gợi ý giải pháp dé gia tăng sự hài lòng của người dân khi thực hiện thu hồi đất.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~

=

Đối tượng nghiên cứu là những cá nhân/ hộ gia đình đã bị thu hồi đất trong các
khu quy hoạch phát triển khu — cụm công nghiệp của huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh
Long An. Trong đó, bản câu hỏi sẽ được hỏi trực tiếp các hộ dân đã bị thu hồi đất do
có diện tích đất đai, nhà cửa nằm trong những khu quy hoạch của huyện Cần Đước,
chủ yếu là các xã Long Trạch, Long Cang, Long Định, Phước Đông. Điều kiện thực tế,
4 xã này chủ yếu là xây dựng các K - CCN để phát triển kinh tế. Trong đó, bao gồm
KCN Cau Tram (xã Long Trạch), CCN Long Cang ~ Long Định (xã Long Cang và xã

Long Định), CCN — Cầu cảng Phước Đông (xã Phước Đông).
Phạm vi thời gian: việc thu thập thông tin, phân tích số liệu của huyện sẽ sử

dụng số liệu thống kê trong năm 2008, quyết định 3161/QĐ-UBND của Ủy ban nhân

dân tỉnh Long An ngày 01 tháng 12 năm 2009 quyết định về việc phê đuyệt đề án Quy
hoạch phát triển các CCN-TTCN

trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2015 và định


hướng đến năm 2020. Bên cạnh đó, việc thu thập số liệu SƠ cấp về sự hài lòng của
người dân dự kiến được thực hiện từ tháng

8/2011 đến tháng 9/2011. -

Trong thực tế có nhiều yếu tổ tác động đến sự hài lòng của người dân trong một
cộng đồng. Nhưng tác giả chỉ chọn ra những yếu tố mang tính cơ bản nhất và dựa vào
đặc điểm của quá trình thu hồi đất để xây dựng mơ hình nghiên cứu mà bỏ qua sự tác
động của các nhân tố khác. Cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự lựa chọn này sẽ được

trình bày trong chương kế tiếp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 giai đoạn:
Giai doan 1: Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và phát triển hệ thống khái
niệm/ thang đo và các biến nghiên cứu từ đó tiến hành xây dựng bản câu hỏi phỏng
vẫn người dân. Bản câu hỏi được thiết kế sử dụng thang đo Likert 5 điểm.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng thông qua việc tiến hành thu thập, khảo
sát, phân tích dữ liệu, ước lượng và kiểm định các mơ hình nghiên cứu bằng các kỹ

thuật thống kê mơ tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), ước lượng và kiểm định mơ
hình hồi quy bội bằng phần mềm SPSS.
ˆ




1.5. Cầu trúc luận văn

Luan van dugc trinh bay thanh 5 chuong:

&

Chuong 1 gidi thiéu tong quan vé đề tài, trong đó tác giả trinh bay li do chon dé
tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và cuối chương là phần giới thiệu
cầu trúc của luận văn.
Chương 2 được mở đầu bằng phần trình bày về sự hài lòng của con người, sự
hài lòng của cộng đồng, chính sách thu hồi đất của Việt Nam và một số nước trong
khu vực. Tiếp theo, tác giả hệ thống lại các nghiên cứu có liên quan. Sau đó, tác giả
vận dụng lý thuyết và các nghiên cứu trước để đưa ra mơ hình nghiên cứu và giả
thuyết nghiên cứu ở phần cuối của chương.
Chương 3 trình bày thiết kế nghiên cứu, bao gồm giới thiệu phương pháp và
quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ hài lòng chung của người dân đối với việc thu hồi đất. Sau đó, tác giả đưa ra mơ
hình kinh tế lượng và giải thích cách thức chọn mẫu khảo sát.


Chương 4 trình bày kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng chung
của người dân đối với việc thu hồi đất. Mở đầu chương là phần thống kê đữ liệu thu
thập được. Tiếp theo là các nội dung phân tích thang đo, điều chỉnh giả thuyết sau khi

phân tích nhân tố Khám phá. Với kết quả thu được, tác giả xây dựng lại mơ hình hồi
quy bội, đồng thời xem xét tác động của các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân đến sự
hài lòng chung của người dân thông qua các phép kiểm định.
Chương 5 là phần khẳng định lại kết quả nghiên cứu. Qua đó, tác giả đưa ra gợi
ý giải pháp để nâng cao sự hài lòng của người dân đối với việc thu hồi đất. Đồng thời,

đê tài có những hạn chê sẽ được trình bày ở phân ci chương này.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN
Chương Ì đã giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, trong chương 2 một số
khái niệm và cơ sở lý thuyết có liên quan sẽ được trình bày. Từ đó, tác giả đưa ra mơ
hình nghiên cứu. Chương này bao gồm các nội dung chính: (1) cơ sở lý thuyết: lý
thuyết về sự thỏa mãn của con người nói chung, sự thỏa mãn đối với cộng đồng, khái
niệm thu hồi đất; Chính sách đền bù khi thu hồi đất của Việt Nam và một số nước
trong khu vực; (2) Các nghiên cứu có liên quan; (3) Mơ hình và (4) các giả thuyết
nghiên cứu.

2.1. Cơ sở lý thuyết.
2.1.1. Sự hài lịng của con người

Theo Philip Kotler, 2003, (trích theo Viện nghiên cứu Kinh tế Phát triển, 2009)
sự thỏa mãn - hài lòng của khách hàng là mức độ của trạng thái cảm giác của một
người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ
với những kỳ vọng. Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và

kỳ vọng, nếu kết quả thực tế thấp hơn kỳ vọng thì khách hàng khơng hài lịng, nếu kết
quả thực tế tương xứng với kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng, nếu kết quả thực tế cao
hơn kỳ vọng thì khách hàng rất hài lịng. Kỳ vọng của khách hàng được hình thành từ
kinh nghiệm mua sắm, từ bạn bè, đồng nghiệp và từ những thông tin của người bán và

đối thủ cạnh tranh.
Abraham Maslow,

1943, (trích theo Nguyễn Thị Liên Diệp, 2003) cho rằng


hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con người được sắp
| xếp theo một hình tháp với thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan trọng. Cấp bậc
nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc: Nhu cầu vật chất: bao gồm nhu cầu đảm bảo cho
con người tồn tại như ăn uống, sở thích, sinh hoạt, tồn tại và phát triển nòi giống và
các nhu cầu khác của cơ thể; Nhu cầu an toàn bao gồm nhu cầu về an ninh, được bảo

vệ, không bị đe dọa về thân thể, về việc làm, tài sản, thức ăn hoặc nhà ở, ổn định trong
cuộc sống, mong muốn sống trong xã hội có pháp luật; Nhu cầu xã hội bao gồm nhu
cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình

thương. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như tìm kiếm, kết bạn, đi làm
việc, đi pinic, tham gia câu lạc bộ, làm việc nhóm; Nhu câu được tôn trọng thê hiện hai
5


cấp độ: Nhu cầu được người khác quý mến, nề trọng thông qua các thành quả của bản
thân, sự ghi nhận của xã hội và nhu cầu cảm nhận quý trọng chính bản thân, danh tiếng
của mình, có lịng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Nhu cầu này dẫn tới
sự thỏa mãn như quyền lực, uy tín, địa vị và lịng tu tin; Nhu cầu tự thể hiện chính là
nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để
làm việc đạt các thành quả trong xã hội. Theo lý thuyết cấp bậc nhu cầu, khi các nhu
cầu của con người được đáp ứng thì con người sẽ thấy thỏa mãn, cũng có nghĩa là họ
hài lịng.
Trong nghiên cứu này, khái niệm sự hài lòng theo Kotler và thuyết cấp bậc nhu
cầu có quan hệ khơng hồn tồn chặt chẽ. Nhưng đây là khái niệm cơ bản về sự hài
lòng của con người và tác giả đã vận dụng lý thuyết sự hài lòng của Kotler ở chỗ con
người so sánh cảm nhận với mong đợi về những giá trị được đền bù khi thu hồi đất, từ

đó sẽ có sự vui thích (hài lịng) hoặc thất vọng (khơng hài lịng), vận dụng lý thuyết
nhu cầu của Maslow ở chỗ con người cần vật chất, cần sự an toàn, cần mối quan hệ xã


hội, để xây dựng thang đo các yếu tố thành phần có ảnh hưởng đến sự hài lòng của
người dân trong chương tiếp theo.
2.1.2. Sự hài lòng của cộng đồng

~

s

Khi đề cập đến khái niệm sự hài lịng của cộng đồng, có hai vấn đề cần quan
tâm. Đó là ý nghĩa của thuật ngữ “sự hài lòng” và thuật ngữ “cộng đồng”. Theo mục
2.1.1. đã trình bày, ý nghĩa của sự hài lịng có thể được khái qt hóa như là cảm giác
vui thích hoặc thất vọng của cá nhân về những trải nghiệm của họ trong quá trình quan
sát và cảm nhận về một vấn đề hoặc đối tượng cụ thể. Còn cộng đồng, theo tác giả,
đây là một khái niệm thuộc về lĩnh vực xã hội học, có nền tảng lý thuyết khá rộng.
Cộng đồng có thể được xem như là một khu vực trong đó các vấn đề ban hành chính
sách, các sự kiện chính của cuộc sống, và tổng hợp các yếu tố môi trường trở nên liên
kết với những nhận thức của cá nhân; Một trong những khía cạnh quan trọng của cộng
đồng đối với mục đích nghiên cứu sự hài lịng của cộng đồng đó là tính địa phương; và
trong phương pháp tiếp cận nghiên cứu cộng đồng phải đặt cư dân địa phương làm
trung tâm của việc nghiên cứu.
Sự hài lòng của cộng đồng, lần đầu tiên được tìm thấy trong một nghiên cứu
của Davies (1945) về thái độ của người dân đối với cộng đồng. Nghiên cứu này bắt
6


đầu với giả định rằng người dân sẽ có phản ứng khác nhau về mức độ hài lòng đối với
cộng đồng mà họ đang sống. Davies kết luận rằng mức độ hài lịng khơng liên quan
đến yếu tố tuổi tác và giới tính, có mối quan hệ tương đối với trình độ của người dân,
và có mối quan hệ mạnh mẽ với quy mô của cộng đồng. Tiếp theo, nghiên cứu của

Jesser (1967) đã đưa đến kết luận rằng, mức độ tham gia xã hội của người dân, số
lượng dân cư di chuyển, và quy mô cộng đồng là những yếu tố tác động đến sự hài
lòng của cộng đồng. Trong khi đó, những yếu tố khác như thu nhập, giáo dục, giới
tính, tuổi tác và nơi sinh thì có ảnh hưởng khơng đáng kế đến mức độ hài lịng chung.
Một nghiên cứu khác là nghiên cứu của William F. Stinner & Mollie Van Loon (1992)
về sự ảnh hưởng của tỉnh trạng quy mơ cộng đồng và sự hài lịng của cộng đồng đến
sự đi cư ngắn hạn và dài hạn đã đưa ra kết luận nhóm yếu tố sự hài lòng của cộng đồng
ảnh hưởng trước hết đến ý định di cư của người dân; trong đó yếu tố cơ hội kinh tế và
các dịch vụ cơng có ảnh hưởng rất nhiều đến dự định di cư. Các tác giả cho rằng, một
khi các cơ hội kinh tế (việc làm, thu nhập cao hơn, và cơ hội thăng tiến trong nghề
nghiệp), và các dịch vụ công (trường học, y

tế, trợ giúp pháp lý,..) được đáp ứng và

làm thỏa mãn nhiều hơn sẽ làm giảm đi tình trạng di cư tìm kiếm phương kế sinh nhai
ở một nơi khác. Cịn nhiều nghiên cứu khác nữa về sự hài lòng của cộng đồng.
Từ những nghiên cứu trước đây về sự hài lòng củả cộng đồng, Võ Thanh Sơn
đã tổng hợp các thành phần ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng gồm 11 nhóm
nhân tố:

Nhóm thứ nhất là đặc điểm cá nhân (bao gồm các nhân tố: tuổi, giới tính chủ
hộ, nhận thức và kinh nghiệm cá nhân, quy mô hộ gia đình, nghề nghiệp, số năm sống
tại địa phương, số năm đi học/ trình độ giáo dục, đối tượng kiếm thu nhập chính trong
gia đình, người nhập cư/ người địa phương);

Nhóm thứ hai là nhân tố thu nhập (bao gồm các nhân tố: thu nhập, cơ hội tìm
kiếm thu nhập cao hơn, khả năng sinh kế ở địa phương, đảm bảo tài chính khi nghỉ
hưu/ về già);
Nhóm thứ ba là nhân tô việc làm (bao gôm các nhân tô: cơ hội tìm kiêm việc
làm cho bản thân, sự đảm bảo ôn định vê việc làm, cơ hội thăng tiên trong nghệ

nghiệp, việc làm cho phụ nữ, việc làm cho người lớn tuôi, việc làm cho người nhỏ
tuôi, việc làm cho người kém may mãn);


Nhóm thứ tư là nhân tố về tính gắn kết xã hội (bao gồm các nhân tố: cơ hội phát
triển các mối quan hệ cá nhân (gia đình, bạn bè, dịng họ, láng giềng), có sự tương trợ
giúp đỡ từ những người khác trong lúc khó khăn, có sự hợp tác giữa cư dân trong việc
giải quyết các vấn đề địa phương, mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động
của cộng đồng, xã hội, cộng đồng thân thiện hay không thân thiện, cộng đồng đáng tin
cậy hay khơng đáng tin cay);
Nhóm thứ năm là nhân tố về cơ sở hạ tầng (bao gồm các nhân tố: chất lượng
đường xá và hệ thống giao thơng, điện, nước);
Nhóm thứ sáu là nhân tố về dịch vụ tiện ích (bao gồm các nhân tố: dịch vụ giao
thông, phương tiện di chuyển,

dịch vụ truyền thông, liên lạc, dịch vụ thương mại và

tiêu dùng (hệ thống mua bán lẻ, mua sắm, ăn uống...), dịch vụ môi sinh (hệ thống xử
lý rác thải, nước thải, chất thải rắn), dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ giáo dục,

trường học, cung cấp nhà ở tốt cho người có thu nhập thấp, dịch vụ trợ giúp pháp luật);
Nhóm thứ bảy là nhân tố về văn hóa xã hội (bao gồm các nhân tố: sự thỏa mãn
về tin thần, tín ngưỡng, tơn giáo, lao động nhập cư và vấn đề an ninh, hoạt động vui

chơi, giải trí, hoạt động cộng đồng mang bản sắc văn hóa địa phương);
Nhóm thứ tám là nhân tố mơi trường tự nhiên (bao-gồm các nhân tố: cảnh quan
môi trường sạch đẹp, an tồn, khí hậu, khơng khí, nguồn nước, đất đai, chất thải, rác

thải, tiếng động, tiếng Ơn);
Nhóm thứ chín là nhân tố sức khỏe (bao gồm các nhân tố: ơ nhiễm khơng khí

va suc khỏe,

ơ nhiễm tiếng ồn và sức khỏe, ô nhiễm chất thải và sức khỏe, các loại

bệnh,
Nhóm thứ mười là các nhân tố đất đai, nhà ở (bao gồm các nhân tố: thu hồi đất
đai, đền bù giải tỏa, việc làm liên quan đến đất nơng nghiệp và sử dụng đất);
Nhóm thứ mười một là các nhân tố chính quyền địa phương (bao gồm các nhân
Tố: hoạt động của chính quyền địa phương, vai trị của chính quyền địa phương trong
giải quyết ơ nhiễm, thơng tin đến người dân, có trách nhiệm quan tâm đến các nhu cầu
của cộng đồng, ra quyết định có sự tham gia của người dân, đặc điểm của chính quyền
địa phương (thân thiện hay không thân thiện, hiệu quả, tiễn bộ)) (Theo Võ Thanh Sơn,
2009) [xem phụ lục 1].


Như vậy, đo lường mức độ hài lòng của cộng đồng với những thước đo khác
nhau: các yếu tố về xã hội, về dịch vụ hay về chất lượng cuộc sống đều cho thấy tất cả
các yếu tố này đều xoay quanh những nhu cầu của con người (có nhiều cơ hội nâng
cao thu nhập, tìm Kiếm việc làm, được học tập, được tiếp cận các dịch vụ dễ dàng,
mức

độ tham gia hay cam kết đối với cộng đồng, lãnh đạo của chính quyền địa

phương...), khi các nhu cầu được cộng đồng đáp ứng thì người dân sẽ cảm thấy hài
lịng với cộng đồng hơn. Do nghiên cứu đang tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến
việc thu hồi đất nên tác giả chỉ chọn lọc vận dụng thước đo có nhiều cơ hội nâng cao
thu nhập, tìm kiếm việc làm, lãnh đạo của chính quyền địa phương để thiết kế thang
đo. Sau đó, kết hợp với đặc trưng của thu hồi đất để hoàn chỉnh thang đo.

2.1.3. Khái niệm thu hồi đất

Theo luật đất đai năm 2003, thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành
chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này. Các trường hợp thu hồi
đất: Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, loi ích cơng

cộng, phát triển kinh tế;

Tom

Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất
có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc
cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm
hoặc khơng cịn nhu cầu sử dụng đất;
Sử dụng đất khơng đúng mục đích, sử dụng đất khơng có hiệu quả;

Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
Đắt được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
Dat bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây: Đất chưa sử dụng bị lắn, chiếm; Đất
không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng

đất do thiếu trách nhiệm để bị lắn, chiếm;
Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;


Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không

được gia hạn khi hết thời


hạn;

Đắt trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền; đất
trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất trồng
rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền;
Dat được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng
trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bến
tháng so với tiến độ ghi trong dự ấn đầu tư, kế từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa
mà không được cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó
cho phép.

Khi người dân bị thu hồi đất sẽ được nhận một khoản bồi thường và hỗ trợ. Bồi

thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối

với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất; Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là
việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thơng qua đào tạo nghề mới, bố trí VIỆC
làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. Nghiên cứu này sử dụng đặc điểm
của quá trình thu hỏi đất để xây dựng thang đo, thang đo về giá đền bù và các hỗ trợ
khác. Và các dự án thu hồi đất trên địa bàn huyện Cần Đước la-thu hồi đất nhằm mục
tiêu phát triển kinh tế. Căn cứ vào khái niệm và đặc điểm 'của thu hồi đất, tác giả xây
dựng nên thang đo giá đền bù, chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách hỗ trợ tái định cư
và hỗ trợ việc làm.

2.1.4. Chính sách đền bù khi thu hồi đất của Việt Nam và một số nước trong khu
vực
- Phát triển công nghiệp và đô thị là một tiến trình tất yếu trên tồn thế giới. Và
thu hồi đất nông nghiệp là cách thức thường được thực hiện để xây khu công nghiệp


và đô thị. Quá trình thu hồi đất đặt ra rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần được giải

quyết kịp thời và thỏa đáng. Để có thể hài hịa được lợi ích của xã hội, tập thể và cá
nhân, mỗi quốc gia có cách làm riêng của mình.
Ở Trung Quốc, có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng như số
lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư. Nếu như việc
thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cẩn thận phương án đền bù, trên
10


cơ sở tính tốn đầy đủ lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho những
người bị thu hồi đất có thể khơi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị

thu hồi đất.
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nước thu hồi đất thì người
nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thường. Người bị thu hồi đất được thanh
toán ba loại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền trợ cấp bồi.

thường hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư
căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với
hệ số. Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả
hiện tại. Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc đảm
bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý giải phóng
mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa phương đảm nhiệm.
Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuê một đơn vị xây

dựng giải tỏa mặt bằng. Để giải quyết nhà ở cho người dân khi giải phóng mặt bằng,
phương thức chủ yếu của Trung Quốc là trả tiền và hỗ trợ bằng cách tính ba khoản

sau: Một là, giá cả xây dựng lại, chênh lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ;
Hai là, giá đất tiêu chuẩn; Ba là, trợ cấp về giá cả. Ba khoản này cộng lại là tiền bồi

thường về nhà ở. Việc bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thường
cho dân ở nơng thơn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị và
nông thôn. Đối với nhà ở của người dân thành phố, nhà nước bồi thường bằng tiền là
chính, với mức giá do thị trường bất động sản quyết định qua các tổ chức trung gian để
đánh giá, xác định giá. Với người dân nông thôn, nhà nước thực hiện theo những cách
thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách bồi thường khác nhau:

tiền bồi thường về sử dụng đất đai; tiền bồi thường về hoa màu; bồi thường tài sản tập

thể.
Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc có những

thành công nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là do thứ nhất, đã
xây dựng các chính sách và thủ tục rất chỉ tiết, ràng buộc đối với các hoạt động tái
định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho người dân tái định cư, tạo các
nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư. Thứ hai, năng lực thể chế của các
chính quyền địa phương khá mạnh. Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn
11


trong việc thực hiện chương trình bồi thường hỗ trợ tái định cư. Thứ ba, quyền sở hữu
đất tập thể làm cho việc thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư có nhiều thuận lợi, đặc

biệt là ở nơng thôn. Tiền đền bù cho đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình mà
được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát triển đất mới hoặc mua của các cộng đồng
sở tại hay dùng để phát triển kết cấu hạ tầng. Chính quyền thơn, xã chịu trách nhiệm |
phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh những thành cơng như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc làm;
tốc độ tái định cư chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện giải phóng mặt bằng trước khi xây

xong nhà tái định cư. .
Ở Thái Lan, cũng giống như ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á, q trình
đơ thị hố diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do cơ chế thị trường điều
tiết. Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản lý, việc đền bù được tiến hành
theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân; định giá đền bù. Giá đền bù phụ thuộc
vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang tính chiến lược quốc gia thì nhà
nước đền bù với giá rất cao so với giá thị trường. Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của
dân, nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù với mức cao hơn-giá thị trường.
| O Han Quốc, vào những năm 70 của thế kỷ trước) trước tinh trang di dan é at

từ các vùng nông thôn vào đô thị, thủ đô Se-un đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đất
định cư trầm trọng trong thành phố. Để giải quyết nhà ở cho dân nhập cư, chính quyền

thành phố phải tiến hành thu hồi đất của nông dân vùng phụ cận. Việc đền bù được
thực hiện thông qua các cơng cụ chính sách như hỗ trợ tài chính, cho quyền mua căn
hộ đo thành phố quản lý và chính sách tái định cư. Các hộ bị thu hồi đất có quyền mua
hoặc nhận căn hộ do thành phố quản lý, được xây tại khu đất được thu hồi có bán kính
cách Se-un khoảng 5 km. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi thị trường bất động
sản bùng nỗ, hau hết các hộ có quyền mua căn hộ có thể bán lại quyền mua căn hộ của
mình với giá cao hơn nhiều lần so với giá gốc.
Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày
càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế.

Quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất, Nghị định 197/2004/NĐ-CP sau
một thời gian thực hiện, đặc biệt là sau sự ra đời của Nghị định 84/2007/NĐ-CP đã thể
12



hiện được tính khả thi và vai trị tích cực của các văn bản pháp luật. Vì thế, cơng tác
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả
quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:
Thứ nhất, đối tượng được bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác

định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho cơng tác
quan lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận đền bù cũng thấy thỏa đáng.
Thứ hai, mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị
thu hồi đất có thể khơi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bé
sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tỉnh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước
nhằm giúp cho người dân én định về đời sống và sản xuất.
Thứ ba, việc bổ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư cần
đất với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hành chính trong

việc thu hồi đất.

|

Thứ tư, trình tự thủ tục tiến hành bồi thường hỗ trợ tái định cư đã giải quyết
được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà nước có thâm
quyền thực hiện cơng tác bồi thường, tái định cư đạt hiệu quả.
Thứ năm, các địa phương bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đất đai

năm 2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách
của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp
luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư


được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Do đã vận dụng các chính sách bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng nên việc thu hồi đất tiến hành bình thường, mặc
dù vẫn cịn những khiếu nại nhưng con số này ít và khơng gây trở ngại đáng kể trong |
quá trình thực hiện.

|

Thứ sáu, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như

tính chất

phức tạp của vẫn đề thu hồi đất, tái định cư của các nhà quản lý, hoạch định chính
sách, của chính quyền địa phương được nâng lên. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo
điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có năng lực và có

nhiều kinh nghiệm ngày càng đơng đáo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác

13



×