Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ TƯỜNG VY

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ TƯỜNG VY
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ ANH ĐÀO

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM


TĨM TẮT
Khố luận nghiên cứu về đề tài: “Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của
các Ngân hàng Thương mại Việt Nam”. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ báo cáo tài chính
của 25 NHTM tại Việt Nam hoạt động liên tục trong thời gian 11 năm từ 2010 đến 2020
được đo lường bằng các chỉ tiêu: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Dựa trên cơ sở lý
thuyết và các nghiên cứu trước đây, khoá luận xác định được các các yếu tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của NHTM bao gồm yếu tố vi mô như quy mô ngân hàng (SIZE), quy
mô vốn chủ sở hữu (CAP), tiền gửi khách hàng (DEP), tỷ lệ cho vay (LOAN), tỷ lệ nợ xấu
(NPL), tính thanh khoản (LIQ) và yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ
lệ lạm phát (INF). Đồng thời, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng
quát (GLS) để kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam.
Với các kết quả đạt được, khoá luận đề xuất một số khuyến nghị cần thiết cho các
nhà quản trị ngân hàng trong việc xác định và đưa ra giải pháp phù hợp với điều kiện thực
tế nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Từ khoá: Hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại, Pooled OLS, FEM, REM, GLS, …


i


ABSTRACT
Research thesis on the topic: "Factors affecting the performance of Vietnamese
commercial banks". Research data collected from financial statements of 25 commercial
banks in Vietnam operating continuously for 11 years from 2010 to 2020 is measured by
the following indicators: return on total assets (ROA), return on equity (ROE) and net
interest income (NIM) ratio. Based on the theoretical basis and previous studies, the thesis
identifies the factors affecting the performance of commercial banks, including micro
factors such as bank size (SIZE), size of equity capital, etc. ownership (CAP), customer
deposits (DEP), loan ratio (LOAN), bad debt ratio (NPL), liquidity (LIQ) and macro factors
such as economic growth rate (GDP), inflation rate (INF). At the same time, the study uses
the general least squares (GLS) method to test the influence of factors on the performance
of Vietnamese commercial banks.
With the obtained results, the thesis proposes some necessary recommendations for
bank administrators in identifying and providing suitable solutions to actual conditions in
order to stabilize and improve operational efficiency. of the bank.
Keywords: Operational efficiency, commercial banks, Pooled OLS, FEM, REM,
GLS,...

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Võ Thị Tường Vy, sinh viên lớp HQ5-GE10, hệ Chất Lượng Cao - khóa 05
trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi cam đoan bài khóa luận này là cơng trình nghiên cứu riêng của tơi, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được cơng bố trước đây hoặc
các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong

khóa luận.
Người thực hiện

Võ Thị Tường Vy

iii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại Học Ngân hàng
TP.HCM đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm q báu trong
suốt q trình tơi rèn luyện và học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến cô TS. Lê Thị Anh Đào, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Cô đã giúp tôi
định hướng nghiên cứu và dành cho tơi những lời khun q báu, lời góp ý và phê bình
sâu sắc giúp tơi hồn thành nghiên cứu này.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình hồn thiện bài nghiên cứu này
tơi khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Thầy,
Cơ cũng như các bạn sinh viên.
Xin chân thành cám ơn!
Người thực hiện

Võ Thị Tường Vy

iv


MỤC LỤC
TÓM TẮT ........................................................................................................................... i
ABSTRACT ....................................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. iii

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ x
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ............................................................................. xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 2
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
1.3.1.

Mục tiêu nghiên cứu chung ............................................................................... 3

1.3.2.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể................................................................................ 3

1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................................ 4
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 4
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4
1.7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 5
1.8. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................ 5
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ
LIÊN QUAN ...................................................................................................................... 7
2.1. KHÁI NIỆM CHUNG ............................................................................................... 7
v


2.1.1. Ngân hàng thương mại ........................................................................................... 7
2.1.2. Hiệu quả hoạt động ................................................................................................. 8

2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG .................................. 10
2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) .......................................... 10
2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) .................................... 11
2.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) ....................................................................... 11
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 12
2.3.1. Yếu tố vi mô ........................................................................................................... 12
2.3.1.1. Quy mô ngân hàng (SIZE)................................................................................. 12
2.3.1.2. Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) ......................................................................... 12
2.3.1.3. Tỷ lệ tiền gửi (DEP) ............................................................................................ 13
2.3.1.4. Tỷ lệ cho vay (LOAN) ........................................................................................ 14
2.3.1.5. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) ............................................................................................. 14
2.3.1.6. Tính thanh khoản (LIQ) .................................................................................... 15
2.3.2. Yếu tố vĩ mô ........................................................................................................... 15
2.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) .................................................................... 15
2.3.2.2. Lạm phát (INF)................................................................................................... 16
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN................................... 17
2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................................ 17
2.4.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................. 21
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây ............................................................. 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 28
3.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................................... 29
vi


3.2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 33
3.3. MƠ TẢ VÀ ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN TRONG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...... 34
3.3.1. Biến phụ thuộc ....................................................................................................... 34
3.3.2. Biến độc lập ............................................................................................................ 35
Bảng 3.1. Mô tả các biến và mối tương quan kì vọng với biến phụ thuộc ................. 36
3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 37

Bảng 3.2. Danh sách các NHTM trong nghiên cứu ...................................................... 38
3.5. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG ............................................................................ 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 44
4.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 ................................................................................................ 44
4.1.1. Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 ....................... 44
Biểu đồ 4.1. Số lượng ngân hàng Việt Nam năm 2020 ................................................. 44
4.1.2. Tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020
........................................................................................................................................... 45
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 ................................. 46
4.2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MƠ TẢ ........................................................................ 47
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ............................................................ 47
4.3. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN SỐ VÀ KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG
TUYẾN ............................................................................................................................. 50
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ...................................................... 50
Bảng 4.3. Kiểm định đa cộng tuyến – VIF .................................................................... 51
4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY ........................................................................................... 52

vii


Bảng 4.4. Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu ........................................................... 52
4.5. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT HỒI QUY MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........ 55
4.5.1. Kiểm định lựa chọn mơ hình ................................................................................ 55
Bảng 4.5. Kiểm định Hausman lựa chọn mơ hình........................................................ 55
4.5.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi .................................................................. 55
Bảng 4.6. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ........................................................... 56
4.5.3. Kiểm định tự tương quan ..................................................................................... 56
Bảng 4.7. Kiểm định tự tương quan .............................................................................. 56

4.6. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG THEO PHƯƠNG PHÁP GLS ................................... 57
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu theo GLS .......................................... 57
4.7. THẢO LUẬN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ................................................................. 59
Bảng 4.9. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu ................................................................. 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................ 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 65
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 65
5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................... 66
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................................ 69
5.3.1. Hạn chế ................................................................................................................... 69
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................. 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 72
Tài liệu Tiếng Việt ........................................................................................................... 72
Tài liệu Tiếng Anh ........................................................................................................... 73
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 77
viii


PHỤ LỤC 1: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MƠ TẢ ........................................................ 77
PHỤ LỤC 2: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ................................................................ 77
PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN .......................................................... 78
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUY MƠ HÌNH ROA ................................................. 78
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ HỒI QUY MƠ HÌNH ROE ................................................. 84
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ HỒI QUY MƠ HÌNH NIM .................................................. 90

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

HQHĐ

Hiệu quả hoạt động

FEM

Fixed Effect Model

Mơ hình ảnh hưởng cố định

REM


Random Effect Model

Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

OLS

Ordinary Least Square

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

VIF

Variance Inflation Factor

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

ROA

Return on Assets

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Return on Equity

NIM

Net Interest Margin


Thu nhập lãi cận biên

GDP

Gross Domestic Product

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu

x


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG 2.1. TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .................................... 24
BẢNG 3.1. MÔ TẢ CÁC BIẾN VÀ MỐI TƯƠNG QUAN KÌ VỌNG VỚI BIẾN PHỤ
THUỘC ............................................................................................................................ 36
BẢNG 3.2. DANH SÁCH CÁC NHTM TRONG NGHIÊN CỨU ............................. 38
BẢNG 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU.................................... 47
BẢNG 4.2. MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN .......................... 50
BẢNG 4.3. KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN – VIF ................................................... 51
BẢNG 4.4. KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................................... 52
BẢNG 4.5. KIỂM ĐỊNH HAUSMAN LỰA CHỌN MƠ HÌNH ................................. 55
BẢNG 4.6. KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI ................................... 56
BẢNG 4.7. KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN ............................................................. 56
BẢNG 4.8. KẾT QUẢ HỒI QUY MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU THEO GLS .............. 57
BẢNG 4.9. TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................... 60

BIỂU ĐỒ 4.1. SỐ LƯỢNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2020 .......................... 44

BIỂU ĐỒ 4.2. TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 45
BIỂU ĐỒ 4.3. TỶ LỆ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 ...... 46

xi


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngân hàng thương mại (NHTM) được xem là một tổ chức trung gian tài chính đóng

vai trị quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế. Đây
là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ quan trọng thúc đẩy phát triển lực lượng
sản xuất, là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường thơng qua hoạt động tín dụng của
ngân hàng đối với các doanh nghiệp, đồng thời là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền
kinh tế. Ở Việt Nam, ngân hàng thương mại được định nghĩa là tổ chức kinh doanh tiền tệ
mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm
hồn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương
tiện thanh toán. Dù sở hữu chức năng đặc biệt, là trung gian tín dụng, trung gian thanh tốn
và có khả năng tạo tiền nhưng mục tiêu cuối cùng của NHTM cũng giống với các loại hình
doanh nghiệp khác là phải tạo ra lợi nhuận để giúp NHTM phát triển hơn đồng thời mở
rộng quy mô kinh doanh.
Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung gian
tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh sẽ
ảnh hưởng như thế nào đến ngành ngân hàng cịn phụ thuộc một phần vào khả năng thích
nghi và hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng trong thời điểm đó. Các ngân hàng
khơng có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hoạt động
tốt hơn, chính vì vậy chỉ có ngân hàng có hiệu quả tốt nhất mới có lợi thế về cạnh trạnh.
Do đó, hiệu quả hoạt động trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại và phát triển

của một ngân hàng trong tình hình hiện nay.
Việc phân tích rõ yếu tố vi mơ và vĩ mô sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn những yếu tố
quan trọng tác động đến hiệu quả quả hoạt động của ngân hàng. Để từ đó hỗ trợ các nhà
quản trị, nhà đầu tư đưa ra các quyết định về tổ chức và có những chính sách nhằm mang
lại lợi nhuận, góp phấn nâng cao năng lực hoạt động ngân hàng trong giai đoạn hội nhập
kinh tế. Chúng ta cần đánh giá đúng năng lực của mình để từ đó tận dụng lợi thế đang có

1


để phát triển, thấy rõ mặt hạn chế của mình để tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời để xây
dựng lợi thế cạnh tranh mới. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một
trong những yếu tố then chốt giúp ngân hàng phát triển trong tình hình hiện nay.
1.2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố tác động đến

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng với sự đa dạng về đối tượng, dữ liệu và phương pháp
nghiên cứu. Cụ thể là nghiên cứu của Derger Alper và Adem Anbar (2011), Gul, Irshad và
Zaman (2011), Tze San Ong và Boon Heng The (2013), Noman và cộng sự (2015), Hirindu
Kawshala và cộng sự (2017),... Phần lớn các nghiên cứu đưa ra bằng chứng tồn tại hiệu
quả hoạt động của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vi mô và vĩ mô.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố và hiệu
quả hoạt động của ngân hàng cho đến nay vẫn còn chưa thống nhất và cịn nhiều tranh luận,
có thể yếu tố này có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong nghiên
cứu này nhưng lại có tác động ngược chiều trong nghiên cứu khác hoặc khơng có tác động
nào. Chẳng hạn, về quy mô vốn chủ sở hữu, trong khi Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng
tác động cùng chiều đến hiệu quả ngân hàng thì quan điểm này lại trái với nghiên cứu của
Võ Minh Long (2019) (tác động ngược chiều). Nguyên nhân có thể bởi sự khác nhau trong

phạm vi nghiên cứu, tiếp cận số liệu cũng như mức độ cập nhật thông tin, điều kiện phát
triển trong mỗi giai đoạn.
Bên cạnh đó, từ đầu năm 2020, cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch COVID-19 đã
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh không chỉ ở Việt Nam mà cả nền kinh tế thế
giới, sự sụt giảm giá chứng khốn, sự sụp đổ của hồng loạt doanh nghiệp. Tại Việt Nam,
nền kinh tế đã đối mặt với những thách thức to lớn: tăng trưởng chậm lại, sản xuất đình
đốn, lạm phát cao, nợ xấu tăng nhanh. Sự tác động này đã dẫn đến sự thiếu ổn định trong
hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó hình thành các rủi ro tiềm ẩn
như nợ xấu tăng cao, sự mất cân bằng giữa cho vay và huy động ngày càng lớn, khó khăn
về thanh khoản, lợi nhuận giảm sút, cắt giảm hàng loạt nhân viên… Chính những điều này
đã cho thấy sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của các NHTM Việt Nam.
2


Trong bối cảnh trên, hoạt động kinh doanh của NHTM là một trong những vấn đề
quan tâm hàng đầu. Việc nghiên cứu và đánh giá vai trò của những nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam là điều cấp thiết đối với đội ngũ quản trị và
đặc biệt là các nhà đầu tư và hoạch đinh chính sách phát triển kinh tế (Mishkin, 2009; Phan
Thị Thu Hà, 2011). Mục tiêu của nghiên cứu này là đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vi mô bên trong lẫn vĩ mơ bên ngồi đến hiệu quả hoạt
động của NHTM Việt Nam. Để từ đó, tác giả sẽ đưa ra những khuyến nghị cần thiết cho
các nhà quản trị ngân hàng trong việc xác định và đưa ra các giải pháp phù hợp với điều
kiện thực tế giúp cho ngành ngân hàng cũng như nền kinh tế phát triển hơn trong tương lai.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu : “Các yếu
tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” làm
nội dung nghiên cứu cho khố luận tốt nghiệp của mình, nhằm củng cố và bổ sung cho
những nghiên cứu trước và có cái nhìn tổng quan hơn trong giai đoạn nghiên cứu từ 2010
– 2020.
1.3.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là xác định và đo lường mức độ tác động của
các yếu tố vi mô và vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam trong giai
đoạn 2010 – 2020.
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
-

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
2010 – 2020.

-

Xác định các yêu tố vi mô và vĩ mô và đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

-

Đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm phát huy các nhân tố ảnh hưởng tích cực
và hạn chế các nhân tố tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt
Nam.
3


1.4.
-

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Tình trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
diễn biến như thế nào?

-

Các yếu tố vi mô và vĩ mô nào tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại
Việt Nam? Chiều hướng và mức độ tác động như thế nào?

-

Các ngân hàng Việt Nam cần làm gì để đẩy mạnh các yếu tố ảnh hưởng tích cực và
hạn chế các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động?

1.5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam và các yếu tố

vi mô và vĩ mô tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu vào nhóm 25 NHTM có quy mơ nhỏ,
trung bình và lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.
1.6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê số

liệu được thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã kiểm tốn của NHTM Việt
Nam từ 2010 - 2020, từ cơ sở dữ liệu VietstockFinance. Để từ đó đưa những dữ liệu này
vào Excel và mô tả biến của từng ngân hàng qua từng năm, so sánh với các nghiên cứu
trước đây để đảm bảo độ tin cậy, chính xác.

Phương pháp xử lý số liệu: Áp dụng mơ hình hồi quy đa biến với sự trợ giúp của
công cụ phần mềm STATA để thực hiện các kỹ thuật phân tích dữ liệu và sử dụng các
phương pháp ước lượng theo cách kết hợp: mô hình hồi quy Pooled OLS, mơ hình hồi quy
tác động cố định (FEM) và mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) nhằm xem xét và
phân tích tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động. Sau đó, các kiểm định lựa chọn
mơ hình được đưa vào kiểm định F, Hausman để lựa chọn mơ hình phù hợp nhất với số
liệu thu thập được từ 25 NHTM tại Việt Nam. Thực hiện các kiểm định tăng cường nhằm

4


làm tăng tính tin cậy của ước lượng phương sai thay đổi, tương quan sự phù hợp của mơ
hình thơng qua phần mềm STATA 14.
1.7.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài góp phần tổng hợp các lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các

nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồng thời đưa
ra nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam
cũng như mức độ và kết quả ảnh hưởng của từng yếu tố và ứng dụng các kết quả này để
xây dựng mơ hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM
Việt Nam.
Từ kết quả đó, đề tài nhằm củng cố thêm bằng chứng thực nghiệm cho vấn đề tác
động của các yếu tố đến hệ thống NHTM Việt Nam. Giúp cho các nhà quản trị ngân hàng
nhìn nhận về tầm quan trọng của từng yếu tố để từ đó đưa ra những giái pháp, chính sách
hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, chi phí trong q trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Việt Nam.

1.8.


BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả chia bố cục thành 5 chương cụ thể

như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Tổng quan về lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

5


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này giúp người đọc có được cái nhìn tổng quát về các vấn đề nghiên cứu
cũng như đưa ra những vấn đề cơ bản nhất của nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, ý nghĩa và đóng góp của việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra được bố
cục đề tài từ đó làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu các chương tiếp theo.

6


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN
2.1. KHÁI NIỆM CHUNG
2.1.1. Ngân hàng thương mại
Ngày nay, ngân hàng thương mại được hiểu theo nhiều định nghĩa khác nhau.
Theo nghị định số 59/2009/NĐ-CP, NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện tồn

bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi
nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác. Hoạt động của
NHTM bao gồm huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài
chính và các hoạt động liên quan.
Theo luật các tổ chức tín dụng (2010) của Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi
nhuận”.
Theo Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc (2013), ngân hàng thương
mại là tổ chức được thành lập theo qui định của pháp luật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền
tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng
số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tốn cho các chủ thể trong nền kinh tế
nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu một cách khái quát NHTM là một tổ chức
trung gian tài chính, có chức năng chuyển các khoản tiết kiệm thành các khoản tín dụng và
sau đó dùng số tiền này để cho các tổ chức kinh doanh, cá nhân vay với mục tiêu cuối cùng
là gia tăng lợi nhuận như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Sự tồn tại và phát triển
của ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội
của người lao động. Nền kinh tế ngày càng phát triển làm cho đời sống người lao động
được cải thiện nâng cao kéo theo các hoạt động liên quan đến tiền gửi ngân hàng cũng một

7


tăng làm cho NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện hơn, giúp trở thành định chế tài
chính khơng thể thiếu được của nền kinh tế nước nhà.
2.1.2. Hiệu quả hoạt động
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh, có vai trò, chức năng đặc biệt trong
nền kinh tế. Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, mỗi người sẽ có cách nhìn nhận khác nhau về quan
điểm hiệu quả hoạt động.

Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), hiệu quả là phạm trù phản ánh sự thay đổi công
nghệ, sự kết hợp và phân bổ hợp lý các nguồn lực, trình độ lành nghề của lao động, trình
độ quản lý… nó phản ảnh mối quan hệ so sánh được kết hợp giữa kết quả kinh tế và chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo Ngân hàng trung ương Châu Âu (European Central Bank – ECB) (2010), hiệu
quả hoạt động là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững. Lợi nhuận thu được đầu tiên dùng dự
phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế về vốn, rồi cải thiện lợi nhuận thu
được trong tương lai thông qua đầu tư từ các khoản lợi nhuận giữ lại.
Theo Antonio, Ludger và Vito (2006), “Hiệu quả là phép so sánh giữa đầu vào và
đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng đầu vào cho trước, hoạt động nào tạo ra đầu
ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn”.
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả hoạt động là phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng
các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét
xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào nhằm đạt
kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, hiệu quả có thể được đánh giá trên hai
khía cạnh sau:
-

Khía cạnh về mặt kinh tế: là khả năng biến đổi các yếu tố đầu vào thành đầu ra, hay
tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động tín dụng, dịch vụ, đầu tư,… nhằm cạnh tranh với
các định chế tài chính khác.

8


-

Khía cạnh về mặt an tồn: là khả năng hoạt động an tồn của ngân hàng, được đánh

giá thơng qua các NHTM có quan hệ chặt chẽ với sự ổn định và phát triển của nền
kinh tế.
Tuỳ vào mục đích nghiên cứu có thể xét hiệu quả theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Dựa theo quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, khoá luận sẽ đánh giá
theo khía cạnh kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh tế đạt được và chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM có thể đánh giá theo hai cách đó là hiệu
quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối:
-

Hiệu quả tuyệt đối được xác định bằng chênh lệch giữa tổng thu nhập và chi phí bỏ
ra để đạt được kết quả đó. Ở cách đánh giá này sẽ có thể phản ánh được quy mơ,
khối lượng, lợi nhuận đạt được trong điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, cách tính này
khơng thể dùng để so sánh hiệu quả giữa các ngân hàng không cùng quy mô, không
đánh giá được ngân hàng đã sử dụng lãng phí hay tiết kiệm các nguồn lực đầu vào.
Chẳng hạn như ngân hàng có quy mơ lớn thường tạo ra lợi nhuận lớn hơn những
ngân hàng có quy mơ nhỏ, nhưng điều đó khơng thể chứng minh rằng những ngân
hàng có quy mơ nhỏ thì hiệu quả hoạt động kinh doanh kém hơn ngân hàng có quy
mơ lớn.

-

Hiệu quả tương đối được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ
lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và một số
chỉ tiêu hổ trợ như tỷ lệ thu nhập trên cổ phiếu (EPS), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận
biên (NM) … Cách đánh giá này sẽ thuận tiện để so sánh hiệu quả giữa các ngân
hàng với quy mô khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phân tích hiệu quả hoạt động của các


NHTM theo cách tính tương đối.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động của NHTM là nguồn lực tài chính của ngân hàng, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Ngân hàng hoạt động hiệu quả
sẽ thuận lợi trong việc tăng trưởng và tích luỹ nguồn lực đầu tư và phát triển công nghệ

9


hiện đại, từ đó giúp ngân hàng mở rộng đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực để ngân hàng có đủ
khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và thế giới.
2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Hiệu quả hoạt động của các NHTM thường được đánh giá dựa trên các chỉ số tài
chính của ngân hàng, được thể hiện ở tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), tỷ
lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Trong
đó, lợi nhuận sau thuế của NHTM được xác định như sau:
Lợi nhuận sau thuế = Thu nhập – Chi phí – Thuế TNDN
Thuế TNDN = Lợi nhuận chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN
2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)
ROA là chỉ tiêu quan trọng được dùng để đánh giá hiệu quả trong công tác quản lý
của một ngân hàng vì nó cho biết một đồng tài sản của ngân hàng cho ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận, được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho tổng tài sản
bình quân trong kỳ. Nếu chỉ số ROA cao cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó
đang theo chiều hướng tích cực, ngược lại, nếu chỉ số ROA thấp thì đây có thể là kết quả
của một chính sách cho vay hay đầu tư khơng phù hợp hoặc chi phí hoạt động q cao.
Cơng thức ROA được xác định như sau:
!"# =

%ợ')ℎ+ậ)-.+/ℎ+ế
1ổ)3/à'-ả)6ì)ℎ8+â)


Theo Trần Thọ Đạt và Lê Thanh Tâm (2016) cho rằng ROA càng cao đồng nghĩa
với việc tạo ra thu nhập từ tài sản ngân hàng càng tốt, hoạt động kinh doanh ngân hàng
càng hiệu quả, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng
mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Do đó, khi tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản gia tăng, ngân hàng sẽ có thêm nguồn vốn để thực hiện mở rộng hoạt động
kinh doanh, từ đó góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mine Aysen
Doyran (2013) và các nhà nghiên cứu khác cũng lựa chọn ROA là công cụ đo lường tốt
nhất đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

10


2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE là chỉ số tỷ suất sinh lời phản ánh một đồng vốn đầu tư vào ngân hàng đem lại
cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ số này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ
sở hữu của NHTM tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Nếu tỷ số này mang giá trị dương,
ngân hàng kinh doanh hoạt động có lãi. Nếu mang giá trị âm là ngân hàng kinh doanh thua
lỗ. Công thức đo lường ROE được cụ thể như sau:
!": =

%ợ')ℎ+ậ)-.+/ℎ+ế
;ố)=ℎủ-ởℎữ+6ì)ℎ8+â)

Tỷ lệ ROE được lựa chọn làm biến phụ thuộc để đo lường các yếu tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng qua các nghiên cứu của Gul, Irchad và Zaman (2011),
Yong Tan và Christos Floros (2012) và nhiều nghiên cứu khác. Theo kết quả nghiên cứu,
tỷ lệ ROE cũng chịu tác động của các yếu tố như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt
động, lạm phát, tăng trưởng kinh tế,… Tuy nhiên, khả năng giải thích của biến phụ thuộc
ROE là khơng cao như biến phụ thuộc ROA. Điều này phù hợp với lý thuyết và tình hình
hoạt động thực tế của các ngân hàng thương mại. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

thương mại chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn huy động để tài trợ cho các hoạt động sử
dụng vốn và tạo ra lợi nhuận. Tỷ lệ ROE càng cao điều này chứng tỏ ngân hàng đó đã cân
đối được giữa vốn cổ đơng với vốn đi vay để có thể khai thác điểm mạnh của mình trong
quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng về mặt
rủi ro, các ngân hàng thương mại phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn, ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh về sau (Ngô Nguyên Chương và Nguyễn Thanh Phong, 2014).
2.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Hệ số NIM được đo lường bằng tổng doanh thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi (thu
nhập lãi thuần) trên tài sản có khả năng sinh lãi trung bình ở một khoảng thời gian xác định.
Đây là chỉ tiêu giúp ngân hàng có thể dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thơng
qua việc kiểm sốt tài sản có sinh lãi và đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất. Và
hệ số này cũng được xem là tỷ suất lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp thông thường. Tỷ
lệ NIM càng cao là một dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý
tài sản nợ (tiền gửi khách hàng, các khoản vay, vốn chủ sở hữu, …). Ngược lại, nếu hệ số
11


×