Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 111 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

THÁI THỊ LAN ANH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016


BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

THÁI THỊ LAN ANH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN HOÀNG NGÂN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là:

Thái Thị Lan Anh

Sinh ngày:

01/12/1987

Quê quán:

Hải Quy, Hải Lăng, Quảng Trị

Là học viên cao học Khóa IV của Trƣờng Đại học Tài chính Marketing.
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng
đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam” hoàn toàn là
kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công
trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực
hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn
là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử
dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn tƣờng minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2015

Tác giả luận văn

Thái Thị Lan Anh

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với PGS. TS. Trần Hoàng Ngân,
Trƣờng Đại học Tài chính - Marketing, Thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy khóa học đã trang
bị cho tôi những kiến thức hết sức hữu ích.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, cán bộ các
phòng, ban chức năng Trƣờng Đại học Tài Chính Marketing đã tạo môi trƣờng,
điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, các anh chị, các bạn
học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này.
Học viên

Thái Thị Lan Anh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................................................... 1
1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................ 2
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 3
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 3
1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ................................................................................................. 4
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................... 5
2.1. KHÁI NIỆM ........................................................................................................... 5
2.1.1. Ngân hàng thƣơng mại .................................................................................... 5
2.1.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ............................................. 5
2.1.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ........ 7
2.2. LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI ............................................................................................................................... 13
2.2.1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng ................................. 13
iii


2.2.2. Khung Phân tích CAMELS .......................................................................... 15
2.3. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ................................................. 17
2.3.1. Nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2006) ........................................ 17
2.3.2. Nghiên cứu của Olweny và Shipho (2011) ................................................... 18
2.3.3. Nghiên cứu của Ameur và Mhiri (2013)....................................................... 18
2.3.4. Nghiên cứu của Ongore và Kusa (2013)....................................................... 19

2.3.5. Nghiên cứu của Yesim Helhel (2014) .......................................................... 20
2.3.6. Nghiên cứu của Nsambu Kijjambu Frederick (2015) ................................... 21
2.3.7. Bài nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) ............................................ 21
2.3.8. Nghiên cứu của Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012) ................ 22
2.3.9. Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) ................ 22
2.3.10. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng (2013) ............................................... 23
2.3.11. Nghiên cứu của Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh (2013) .................. 23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 24
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 25
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 25
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................. 25
3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị ......................................................................... 25
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 28
3.3. MÔ TẢ CÁCH CHỌN MẪU .............................................................................. 32
3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 33
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 34
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................................... 34
iv


4.1.1. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ............ 34
4.1.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt
Nam giai đoạn 2007 – 2014........................................................................................... 34
4.1.3. Kết quả thực tiễn đạt đƣợc ............................................................................ 43
4.1.4. Những hạn chế tồn đọng ............................................................................... 45
4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU ........................................................................... 45
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 47
4.3.1. Kết quả kiểm định về hiện tƣợng đa cộng tuyến của mô hình ..................... 47

4.3.2. Kết quả mô hình hồi quy theo biến phụ thuộc ROA .................................... 48
4.3.3. Kết quả mô hình hồi quy theo biến phụ thuộc ROE ..................................... 52
4.3.4. Kết quả mô hình hồi quy theo biến phụ thuộc NIM ..................................... 55
4.4. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH .................................................................... 57
4.4.1. Kiểm định về hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi .............................................. 58
4.4.2. Kết quả kiểm định về hiện tƣợng tự tƣơng quan .......................................... 59
4.4.3. Khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan ...................... 60
4.4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ............................................................................................ 66
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................ 67
5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 67
5.2. GỢI Ý CHÍNH SÁCH .......................................................................................... 67
5.2.1 Các gợi ý chính sách đối với ngân hàng thƣơng mại .................................... 67
5.2.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc ................................. 71
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............... 72
5.3.1. Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................. 72
5.3.2. Hạn chế của luận văn .................................................................................... 72
v


5.3.3. Gợi ý nghiên cứu........................................................................................... 73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ............................................................................................ 74
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 76
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 80

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


STT

Số TT
biểu đồ

1

Biểu đồ 4.1

Diễn biến tăng trƣởng tín dụng của hệ thống
NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014

36

2

Biểu đồ 4.2

Diễn biến tăng trƣởng huy động vốn của hệ
thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014

37

3

Biểu đồ 4.3

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của
các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014


38

4

Biểu đồ 4.4

Diễn biến tăng trƣởng tín dụng, GDP và CPI của
Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014

39

5

Biểu đồ 4.5

Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai
đoạn 2007 - 2014

40

6

Biểu đồ 4.6

Tỷ lệ nợ xấu của 26 NHTM Việt Nam đang nghiên
cứu giai đoạn 2012 – 2014

41


7

Biểu đồ 4.7

Tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản có và vốn tự có của
các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014

42

8

Biểu đồ 4.8

ROA, ROE và NIM bình quân của 26 NHTM Việt
Nam đang nghiên cứu giai đoạn 2007 – 2014

42

Biểu đồ 4.9

ROA và ROE của các NHTM Việt Nam so với các
NHTM của một số quốc gia trên thế giới trong năm
2012

43

9

Tên biểu đồ


vii

Trang


DANH MỤC BẢNG

STT

Số TT
bảng

Tên bảng

Trang

1

Bảng 3.1 Bảng thống kê các biến trong mô hình

2

Bảng 4.1

Cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 –
2014

35

3


Bảng 4.2

Tốc độ tăng trƣởng tín dụng, GDP và CPI của Việt
Nam giai đoạn 2007 – 2014

38

4

Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến

5

Bảng 4.4

Kết quả kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến thông qua
hệ số Vif

48

6

Bảng 4.5

Kết quả kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến thông qua
ma trận tƣơng quan

48


7

Bảng 4.6

Kết quả kiểm định lựa chọn giữa Pooled OLS và REM
theo biến phụ thuộc ROA

49

8

Bảng 4.7

Kết quả kiểm định lựa chọn giữa FEM và REM theo
biến phụ thuộc ROA

50

9

Bảng 4.8

Kết quả hồi quy so sánh 3 mô hình theo biến phụ thuộc
ROA

51

10

Bảng 4.9


Kết quả kiểm định lựa chọn giữa Pooled OLS và REM
theo biến phụ thuộc ROE

52

11 Bảng 4.10

Kết quả kiểm định lựa chọn giữa FEM và REM theo
biến phụ thuộc ROE

53

12 Bảng 4.11

Kết quả hồi quy so sánh 3 mô hình theo biến phụ thuộc
ROE

54

13 Bảng 4.12

Kết quả kiểm định lựa chọn giữa Pooled OLS và REM
theo biến phụ thuộc NIM

55

14 Bảng 4.13

Kết quả kiểm định lựa chọn giữa FEM và REM theo

biến phụ thuộc NIM

56

15 Bảng 4.14

Kết quả hồi quy so sánh 3 mô hình theo biến phụ thuộc
NIM

57

16 Bảng 4.15

Kiểm định phƣơng sai thay đổi đối với mô hình FEM
theo biến phụ thuộc ROA

58

viii

31

46


17 Bảng 4.16

Kiểm định phƣơng sai thay đổi đối với mô hình FEM
theo biến phụ thuộc ROE


58

18 Bảng 4.17

Kiểm định phƣơng sai thay đổi đối với mô hình FEM
theo biến phụ thuộc NIM

58

19 Bảng 4.18

Kiểm định tự tƣơng quan đối với mô hình FEM theo
biến phụ thuộc ROA

59

20 Bảng 4.19

Kiểm định tự tƣơng quan đối với mô hình FEM theo
biến phụ thuộc ROE

59

21 Bảng 4.20

Kiểm định tự tƣơng quan đối với mô hình FEM theo
biến phụ thuộc NIM

60


22 Bảng 4.21 Kết quả mô hình hồi quy

ix

61


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt

Nghĩa tiếng nƣớc ngoài

Nghĩa Tiếng Việt

AQ

Chất lƣợng tài sản

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thƣờng niên

CA

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản


CAMELS

Capital, Asset quality,
Management, Earnings,
Liquidity & Sensitivity to
Market Risk

Hệ thống đánh giá tình trạng vững mạnh
của các tổ chức tài chính.

DEA

Drug Enforcement
Administration

Mô hình phân tích bao số liệu

ES

Efficient Structure

Lý thuyết cấu trúc hiệu quả

FEM

Fixed Effects Model

Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng cố định


GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm quốc nội

GLS

Generalized Least Square

Mô hình bình phƣơng nhỏ nhất tổng quát

GMM

Generalized method of
moments

Mô hình hồi quy GMM



Hoạt động

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HQHĐ

Hiệu quả hoạt động


HQ

Hiệu quả

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

x


INF

Chỉ số lạm phát

LM

Thanh khoản

ME

Hiệu quả quản lý

MP

Lý thuyết quyền lực thị trƣờng

Market Power


NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTMNN

Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NIM

Net Interest Margin

Tỷ lệ thu nhập lãi ròng biên

ROA

Return On Assets

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE


Return On Equity

Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu

REM

Random Effects Model

Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng ngẫu
nhiên

RMP

Relative Market Power

Lý thuyết quyền lực thị trƣờng tƣơng đối

SCP

Structure – Conduct –
Performance

Lý thuyết Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả

TCTD

Tổ chức tín dụng

TTTD


Tăng trƣởng tín dụng

VAMC

Công ty quản lý các tổ chức tín dụng
Việt Nam

VCSH

Vốn chủ sở hữu

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thƣơng mại thế giới

xi


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam qua phân tích dữ liệu bảng của 26 NHTM trong giai đoạn 2007 –
2014. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến cho ba chỉ tiêu đại diện hiệu

quả hoạt động là tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và
tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên. Mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) đƣợc sử
dụng để phân tích mức ảnh hƣởng của 4 yếu tố vi mô là tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng
tài sản, chất lƣợng tài sản với đại diện là tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ, hiệu quả quản lý với
tỷ lệ lợi nhuận thuần HĐKD/Tổng Doanh thu HĐ, tính thanh khoản với tỷ lệ cho vay
KH/tiền gửi KH và hai yếu tố vĩ mô là tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát đến hiệu quả
hoạt động của NHTM. Ngoài ra, để xét tính sở hữu của nhà nƣớc hay không sở hữu tác
động đến HQHĐ hay không, tác giả nghiên cứu thêm biến giả M.
Kết quả thực nghiệm cho thấy các ngân hàng hoạt động có hiệu quả quản lý
càng cao thì hiệu quả hoạt động càng cao. Ngƣợc lại, ngân hàng có tính thanh khoản
cao thì hiệu quả hoạt động thấp. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tƣơng quan
nghịch lên lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, và tƣơng quan thuận với tỷ lệ thu nhập lãi
cận biên nhƣng với hệ số thấp. Chất lƣợng tài sản cụ thể là tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ cho
vay có ảnh hƣởng đến HQHĐ của NHTM.
Mặt khác, tỷ lệ lạm phát lại có tƣơng quan thuận trong khi đó tăng trƣởng kinh
tế tƣơng quan nghịch với HQHĐ của NHTM.
Một vấn đề mà nghiên cứu đề cập là NHTM Nhà nƣớc có hiệu quả hoạt động
thấp hơn các NHTM khác.

xii


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hƣớng tất yếu, một yêu cầu khách quan đối
với bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn phát triển hiện nay. Trên lộ trình hội nhập đặt
các doanh nghiệp cũng nhƣ hệ thống NHTM của mỗi quốc gia trƣớc những môi
trƣờng kinh doanh mới đầy áp lực cạnh tranh buộc mỗi một doanh nghiệp hay NHTM
đều phải trở mình, đổi mới, tìm giải pháp để phát triển kinh doanh nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng mình.

Thêm vào đó, hệ thống ngân hàng đƣợc xem nhƣ mạch máu của nền kinh tế.
NHTM là định chế tài chính trung gian, là kênh huy động, điều hòa vốn hết sức quan
trọng. Hệ thống ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng hoạt động lành mạnh, thông
suốt, hiệu quả và an toàn sẽ làm tiền đề cho sự ổn định và phát triển kinh tế của đất
nƣớc. Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
hoạt động của hệ thống NHTM, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của NHTM là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” làm đề tài cho
luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Theo sự tìm hiểu của tác giả thì hiện nay trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta,
nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của NHTM bằng các phƣơng pháp định lƣợng khá
phổ biến. Điển hình là những nghiên cứu của các tác giả ở nƣớc ngoài nhƣ:
Athanasoglou và cộng sự (2006) Sử dụng 3 nhóm biến độc lập để nghiên cứu
những yếu tố ảnh hƣởng đến HQHĐ của các NHTM tại 7 nƣớc vùng Đông Nam Âu
(Albania, Bosnia-Herzegovina, Bulgaria, Croatia, FYROM, Romania và SerbiaMontenegro) trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2002. Tiếp đến, hai tác giả
Ongore và Kusa (2013) với bài nghiên cứu yếu tố quyết định hiệu quả tài chính của
NHTM ở Kenya, sử dụng dữ liệu đƣợc thu thập từ 37 NHTM (trong đó có 13 NHTM
sở hữu nƣớc ngoài còn lại NHTM trong nƣớc đƣợc cấp phép hoạt động tại Kenya)
1


trong khoảng thời gian 2001-2010, với khung phân tích CAMEL. Một nghiên cứu
khác của Ameur và Mhiri (2013) đánh giá các yếu tố chính có thể ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ở Tunisia, và gần đây, Nsambu Kijjambu
Frederick (2015) với nghiên cứu nhằm thiết lập các yếu tố cơ bản chịu trách nhiệm về
HQHĐ của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và nƣớc ngoài tại Uganda. Ngoài ra,
có thể kể thêm một số tác giả với những nghiên cứu liên quan đến nội dung nhƣ
Khrawish và Al-sa’di (2011), Olweny và Shipho (2011), Zawadi Ally (2014), Yesim

Helhel (2014), Ahmad Aref Almazari (2014), Anila Cekrezi (2015).
Ở nƣớc ta cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này nhƣ tác giả Nguyễn
Việt Hùng (2008) với bài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” đánh giá HQHĐ của 32
NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005. Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích
định lƣợng gồm tiếp cận phân tích hiệu quả biên (Phân tích biến ngẫu nhiên - SEA và
phân tích bao dữ liệu – DEA) và mô hình kinh tế lƣợng (Tobit). Tác giả Nguyễn
Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012) với “Hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại
các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, tác giả nghiên cứu 6
quốc gia: Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với lý
thuyết MP, ES và khung phân tích CAMEL, kỷ thuật phân tích hồi quy bảng và áp
dụng ảnh hƣởng cố định. Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), theo nhóm
tác giả, HQHĐ của các NHTM có thể đƣợc đánh giá qua hai nhóm chỉ tiêu là hiệu
quả tuyệt đối và hiệu quả tƣơng đối. Ngoài ra còn các nghiên cứu Nguyễn Thị Ngân
(2013), Nguyễn Minh Sáng (2013), Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh (2013).
1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá chung về HQHĐ của các NHTM Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Phân tích các yếu tố tác động đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam.
Đề xuất các gợi ý quản trị nhằm nâng cao HQHĐ của các NHTM Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:
1. Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào?
2


2. Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam? Mức ảnh
hƣởng nhƣ thế nào?
3. Những gợi ý chính sách nào cần đƣa ra để nâng cao HQHĐ của các NHTM
Việt Nam trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến HQHĐ của các NHTM Việt
Nam bao gồm các yếu tố nội sinh (vi mô) và ngoại sinh (vĩ mô).
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: Bài viết tập trung nghiên cứu 26 NHTM Việt Nam.
Về mặt thời gian: Dữ liệu khai thác trong khoảng 8 năm (giai đoạn 2007-2014).
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp định tính: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp
tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ.
Phƣơng pháp định lƣợng: Sử dụng mô hình hồi quy kiểu dữ liệu bảng bao gồm
mô hình hồi quy bình phƣơng tối thiểu gộp (Pooled OLS), mô hình hồi quy những tác
động ngẫu nhiên (REM) và mô hình hồi quy những tác động cố định (FEM) để ƣớc
lƣợng mối quan hệ giữa các biến với HQHĐ của NHTM.
Tác giả sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để thực hiện các nghiên cứu nhƣ:
Phần mềm Excel, Chạy mô hình hồi quy với phần mềm Stata…
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở hệ thống lý thuyết và kết quả nghiên cứu về phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam nhằm giúp Nhà quản trị ngân hàng định
hƣớng chiến lƣợc, vạch ra kế hoạch hoạt động kinh doanh đúng đắn, hạn chế rủi ro
nhằm tăng HQHĐ ngân hàng, xây dựng hệ thống ngân hàng phát triển ổn định và bền
vững.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các sinh
viên, học viên khi nghiên cứu về các vấn đề có liên quan.

3


1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài có kết cấu gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Tổng quan lý luận về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại

Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chƣơng 5: Kết luận và gợi ý chính sách

4


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1. KHÁI NIỆM
2.1.1. Ngân hàng thƣơng mại
Theo cuốn “Tiền tệ ngân hàng” (2007) của hai tác giả TS. Lê Thị Tuyết Hoa và
PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung có định nghĩa về khái niệm NHTM của một số nƣớc trên
thế giới nhƣ sau:
Ở Pháp: Ngân hàng thƣơng mại là những doanh nghiệp và cơ sở nào thƣờng
xuyên nhận của công chúng dƣới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà
họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ tín dụng, chứng khoán hay dịch vụ tài chính.
Ở Mỹ: Ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, chuyên cung
cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Ở Ấn Độ: Ngân hàng thƣơng mại là cơ sở chuyên nhận các khoản ký thác để
cho vay hay tài trợ đầu tƣ.
Ở Việt Nam: Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động
chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và
sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phƣơng tiện
thanh toán.
Theo PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn trong sách “Quản trị ngân hàng thƣơng mại
hiện đại” (2012) thì NHTM là loại NH giao dịch trực tiếp với các loại hình doanh
nghiệp, tổ chức, đoàn thể xã hội và cá nhân bằng việc huy động vốn dƣới hình thức
nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiến phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời
sử dụng số vốn huy động đƣợc để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phƣơng tiện thanh

toán và cung ứng dịch vụ NH cho các đối tƣợng là khách hàng trong nền kinh tế.
2.1.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, HQHĐ đƣợc định nghĩa theo những quan
điểm khác nhau. Theo Antonio, Ludger và Vito (2006), hiệu quả là phép so sánh giữa

5


đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng đầu vào cho trƣớc, hoạt
động nào tạo đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động có hiệu quả hơn .
Theo một định nghĩa khác trong cuốn "Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, Kinh tế
lƣợng Anh Việt" trang 255 của Nguyễn Khắc Minh (2004) thì “hiệu quả - efficiency”
trong kinh tế đƣợc định nghĩa là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm
với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài
nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào”.
Theo Peter S. Rose đề cập trong cuốn Quản trị NHTM (2004) thì hiệu quả trong
một tổ chức tài chính đƣợc hiểu là việc nó đáp ứng nhu cầu của các cổ đông, nhân
viên, ngƣời gửi tiền, các chủ nợ khác và khách hàng vay. Đồng thời, nó cũng phải giữ
cho cơ quan quản lý Chính phủ hài lòng rằng việc hoạt động các chính sách, cho vay,
và các khoản đầu tƣ là hợp lý, bảo vệ đƣợc lợi ích chung. Sự thành công hay thiếu
thành công của các tổ chức này trong việc đáp ứng sự mong đợi của những ngƣời khác
thƣờng đƣợc thể hiện thông qua việc nghiên cứu các báo cáo tài chính.
Một định nghĩa nữa cũng đƣợc giới thiệu theo ECB (European Central Bank,
2010) cho rằng: Hiệu quả hoạt động là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững. Lợi nhuận
thu đƣợc đầu tiên dùng dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cƣờng vị thế vốn,
rồi cải thiện lợi nhuận thu đƣợc trong tƣơng lai thông qua đầu tƣ từ các khoản lợi
nhuận giữ lại.
Theo Daft (2008), Hiệu quả hoạt động là khả năng biến đổi các đầu vào có tính
chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm chi phí so với đổi thủ cạnh tranh.
Một cách khác nó là số lƣợng tài nguyên đƣợc sử dụng để đạt đƣợc mục tiêu của tổ

chức. Nó dựa trên số lƣợng nguyên liệu, tiền bạc và con ngƣời để sản xuất một số
lƣợng đầu ra của sản phẩm, dịch vụ.
Nhìn chung, có nhiều quan điểm khác nhau về HQHĐ, tuy nhiên có thể hiểu
theo ba hƣớng: (1) tối thiểu hóa chi phí, tức là sử dụng ít các yếu tố đầu vào nhất nhƣ
vốn, cơ sở vật chất, lao động…để tạo ra thu nhập, (2) giữ nguyên đầu vào nhƣng tạo ra
lƣợng đầu ra nhiều hơn, (3) sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn nhƣng lƣợng đầu ra
đƣợc tạo ra tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đầu vào. Hệ thống NHTM đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế, do đó HQHĐ ngân hàng là một trong những vấn đề luôn
6


đƣợc quan tâm. Các NH phải thƣờng xuyên đối mặt với yêu cầu nâng cao HQHĐ
nhằm củng cố tiềm lực tài chính và an toàn hoạt động trong nền kinh tế mở hiện nay.
Các chỉ tiêu đánh giá HQHĐ của NHTM mà chuyên gia phân tích tài chính
thƣờng sử dụng là:
Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản có (Hệ số ROA): Công thức tính ROA = (Lợi nhuận
sau thuế/Tổng Tài sản Có) x 100.
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn (Hệ số ROE): Công thức tính ROE = (Lợi nhuận sau
thuế /Tổng vốn chủ sở hữu) x 100.
Tỷ lệ thu nhập cận biên (đƣợc đo lƣờng qua 3 chỉ tiêu): Tỷ lệ thu nhập lãi ròng
cận biên (NIM) công thức tính NIM = ((Thu nhập lãi – Chi phí lãi)/Tài sản có sinh
lời) x 100. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (MN) công thức tính MN = (Thu nhập
ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi)/Tổng tài sản Có. Tỷ lệ sinh lời hoạt động tính theo công
thức Thu nhập sau thuế/Tổng thu từ hoạt động.
Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên: đƣợc tính theo công thức (Tổng thu hoạt
động-Tổng chi hoạt động)/Tổng tài sản Có.
Chênh lệch lãi suất bình quân: đƣợc tính theo công thức (Tổng thu nhập lãi/Tài
sản có sinh lời) – (Tổng chi phí lãi/Tổng nguồn vốn phải trả lãi).
Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản: đƣợc tính theo công thức Tổng thu từ hoạt
động/Tổng tài sản (với Tổng thu từ hoạt động = Thu nhập lãi + Thu nhập ngoài lãi).

Tỷ lệ tài sản sinh lời: công thức Tổng tài sản sinh lời/Tổng tài sản Có.
Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi: đƣợc tính theo công thức (Lợi nhuận ròng/Tổng tài
sản Có sinh lời) x 100. Trong đó Tài sản Có sinh lời bao gồm: Các khoản cho vay +
Đầu tƣ chứng khoán+Tài sản Có sinh lời khác.
2.1.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
HQHĐ là điều kiện quyết định sự sống còn và phát triển của một NH, bởi
vậy nâng cao HQHĐ cũng có nghĩa là tăng cƣờng năng lực tài chính, năng lực quản
trị điều hành, năng lực nguồn nhân lực và năng lực về công nghệ góp phần củng cố
và nâng cao thƣơng hiệu của các NHTM. Các yếu tố quyết định hiệu quả của NH có

7


thể đƣợc phân loại thành nhiều yếu tố NH cụ thể và các yếu tố kinh tế vĩ mô (AlTamimi, 2010). Cùng với quan điểm này còn có nghiên cứu của Flamini và cộng sự
(2009), Ongore và Kusa (2013).
Theo Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012) thì có rất nhiều yếu tố tác
động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng là:
Nhóm các yếu tố nội sinh: Mức độ an toàn vốn, rủi ro tín dụng, chất lƣợng quản
trị chi phí, rủi ro thanh khoản, chính sách lãi xuất của NH, mức độ đa dạng quá thu
nhập, quy mô ngân hàng, năng suất lao động, tình trạng công nghệ thông tin.
Nhóm các yếu tố ngoại sinh: Thị phần, mức độ tập trung thị trƣờng, lạm phát,
tăng trƣởng kinh tế, lãi suất thị trƣờng, tỷ giá, sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán.
Tóm lại, có 2 nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM bao
gồm các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh cụ thể:
Nhóm các yếu tố nội sinh
Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của một NHTM thứ nhất là quy mô vốn. Để đảm bảo hoạt
động, NH sử dụng đồng thời nhiều nguồn vốn khác nhau nhƣ vốn chủ sở hữu, vốn
vay, vốn huy động…Trong đó, VCSH tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng lại đóng góp vai
trò cực kỳ quan trọng. Đây là nguồn vốn ổn định nhất và có xu hƣớng tăng trong quá

trình hoạt động, có thể sử dụng với kỳ hạn dài mà không phải hoàn trả, do đó nó chính
là nền tảng cho sự tăng trƣởng và bền vững của ngân hàng. Mặt khác, tiềm lực về
VCSH còn quyết định quy mô hoạt động của NH, bởi đây là căn cứ để xác định các
khả năng nhƣ: khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tƣ tài chính và trang
bị công nghệ…Bên cạnh đó, VCSH còn tạo uy tín và duy trì niềm tin của công chúng
đối với NH. Một NH có nguồn vốn lớn là điều kiện cơ bản đảm bảo quy mô kinh
doanh, đảm bảo bù đắp đƣợc những thiệt hại phát sinh khi xảy ra rủi ro, phát huy đƣợc
lợi thế kinh tế. Nhƣ vậy, vốn là điều kiện cơ bản đảm bảo quy mô kinh doanh của một
ngân hàng và khả năng bù đắp tổn thất có thể xảy ra, quyết định phần lớn đến hiệu quả
hoạt động của NHTM. Tỷ lệ sử dụng để giải thích là vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản.

8


Năng lực tài chính còn thể hiện qua quy mô thƣờng tính bởi công thức log (tổng
tài sản) và chất lƣợng tài sản có của NH với tỷ lệ nợ xấu / dƣ nợ cho vay. Trong quá
trình hoạt động của mình, NHTM phải cân đối giá trị tài sản Có có tính thanh khoản
cao với giá trị tài sản Nợ để tránh mất khả năng thanh toán dẫn đến nguy cơ phá sản.
Các NH phải giữ rủi ro trong giới hạn nhất định, đảm bảo thanh khoản theo
mức độ cần thiết trong kết cấu tài sản Có và mức độ sinh lãi chấp nhận để có thể đứng
vững và cạnh tranh đƣợc trong môi trƣờng kinh doanh, quá chú trọng đến yếu tố này
hoặc yếu tố khác thì sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Nếu một NH thận
trọng về rủi ro, nâng cao quá mức về thanh khoản thì sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm, nguy
hại hơn là làm cho khách hàng mất tin tƣởng, đi tìm nơi khác có lợi cho họ hơn.
Ngƣợc lại, nếu chấp nhận rủi ro cao, thanh khoản thấp để mở rộng các nghiệp vụ sinh
lời sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán, dễ dẫn đến phá sản. Tất cả những điều này
ảnh hƣởng trực tiếp đến HQHĐ của NH.
Năng lực quản trị, điều hành
Quản trị, điều hành là đầu tàu cho hoạt động trong ngân hàng, nó đóng vai trò
quan trọng trong việc định hƣớng hoạt động kinh doanh ngân hàng theo đúng chiến

lƣợc đã đặt ra. Năng lực quản trị, điều hành trƣớc hết phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng
phó tốt trƣớc những diễn biến phức tạp của thị trƣờng. Tiếp theo, năng lực quản trị
điều hành cũng thể hiện qua việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện thành công các mục
tiêu, chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với tình hình của ngân hàng. Ngoài ra, một bộ
máy quản trị đƣợc đánh giá là có năng lực cao khi họ có thể sử dụng những yếu tố đầu
vào một cách tiết kiệm nhất để tạo ra những yếu tố đầu ra nhất. Một ngân hàng đƣợc
điều hành bởi các nhà quản trị giỏi sẽ giảm thiểu đƣợc chi phí nhƣng vẫn có thể mang
lại lợi nhuận cao, tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo hoạt động an toàn.
Ứng dụng tiến bộ công nghệ
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng là điều
không thể thiếu. Các NH không thể nào giữ vững vị thế của mình nếu chỉ duy trì cung
ứng các dịch vụ truyền thống. Do vậy, trong thập niên qua công nghệ thông tin đƣợc
xem nhƣ một xu hƣớng chính trong hoạt động NH hiện đại, các giải pháp kỹ thuật
9


đƣợc lựa chọn phù hợp đảm bảo cho sự phát triển công nghệ tin học ngân hàng, giúp
các ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch
vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tự động, tăng cƣờng năng lực và
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Xu hƣớng mở rộng ứng dụng công
nghệ thông tin và phát triển các giao dịch ngân hàng điện tử đã góp phần nâng cao
năng lực quản lý của hệ thống NH và ngày càng nỗ lực để ứng dụng công nghệ hiện
đại vào các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời dân, các nhà đầu tƣ tiếp cận sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng tiên tiến – đảm bảo HQHĐ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao HQHĐ của
NH. Không kể đến hệ thống công nghệ thông tin thì cơ sở hạ tầng bao gồm các trụ sở,
máy móc, trang thiết bị…Cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi để
NH phát triển ổn định. Việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại sẽ

giúp NH tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo cảm giác thoải mái, an tâm và tin tƣởng cho
khách hàng khi giao dịch, nhờ đó mà gia tăng HQHĐ và khả năng cạnh tranh.
Trình độ và chất lượng của nguồn nhân lực
Nhân tố con ngƣời là yếu tố quyết định quan trọng trong sự thành bại của bất kỳ
tổ chức nào trong đó có NHTM. Nguồn nhân lực là đội ngũ giúp đảm bảo xây dựng và
thực hiện thành công các mục tiêu, chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh đảm bảo khả năng
ứng phó tốt với biến động, giành lợi thế cạnh tranh trên từng phân đoạn thị trƣờng,
đảm bảo an toàn và lành mạnh của toàn hệ thống NH.
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi những dịch vụ mới, chất lƣợng cao hơn từ
ngân hàng, do đó đội ngũ lao động cũng phải đƣợc nâng cao để đáp ứng kịp thời với
những biến đổi của thị trƣờng. Nguồn nhân lực có đạo đức nghề nghiệp và giỏi về
nghiệp vụ chuyên môn sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro có thể
xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tƣ và giúp giữ chân đƣợc khách hàng, giúp
giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận trong kinh doanh của NH.
Tuy nhiên, khi thiếu nguồn nhân lực, nhất là các ngân hàng mới ra buộc phải
đẩy chi phí này lên, thậm chí sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trƣờng nhân lực. Các

10


NH thâm niên muốn giữ đƣợc ngƣời thì buộc phải nâng theo, NH mới không lấy đƣợc
ngƣời thì lại tiếp tục đẩy cao. Điều đó sẽ đẩy chi phí tiền lƣơng, tiền công lao động của
các ngân hàng bị đội lên, mặc dù chất lƣợng lao động có thể chƣa tƣơng xứng, dễ dẫn
đến rủi ro và dĩ nhiên ảnh hƣởng tiêu cực đến HQHĐ của NH.
Nhóm các yếu tố ngoại sinh
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Nghiên cứu của Gul và cộng sự (2011) cho rằng tăng trƣởng kinh tế nhanh
sẽ làm tăng HQHĐ của NH ở nhiều quốc gia do các doanh nghiệp sẽ cần nhiều
vốn hơn để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của ngƣời tiêu dùng dẫn đến NH tăng hoạt động tín dụng và hoạt động dịch

vụ khác. Hơn nữa, trong tình hình kinh tế phát triển hiệu quả tài chính doanh nghiệp
tốt nên khả năng trả nợ cho NH cao làm chất lƣợng tín dụng cải thiện, các dịch vụ
khác kéo theo cũng tăng lên, từ đó làm tăng lợi nhuận NH.
Lạm phát
Lạm phát ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NH thông qua nhiều kênh khác nhau
nhƣ lãi suất, giá cả, tỷ giá hối đoái, chi phí tiền lƣơng và chi phí hoạt động...
Athanasoglou và cộng sự (2006) cho rằng lạm phát ảnh hƣởng đến HQHĐ của NH
phụ thuộc vào lạm phát kỳ vọng có đƣợc NH dự đoán đầy đủ không. Nếu NH dự
kiến đƣợc đầy đủ lạm phát hàng năm khi đó NH sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay và lãi
suất huy động phù hợp từ đó làm tăng lợi nhuận của NH. Lạm phát cao sẽ làm lãi
suất cho vay cao và do đó lợi nhuận NH cao. Tuy nhiên nếu lạm phát không dự
đoán đƣợc cao và NH không điều chỉnh lãi suất kịp thời làm cho tốc độ chi phí
tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu dẫn đến HQHĐ của NH giảm sút.
Cung tiền M2
Cung tiền M2 đƣợc xác định bằng tổng lƣợng tiền mặt và tiền mà các
NHTM gửi tại NHTW cộng với chuẩn tệ (tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn). NHTW điều
tiết lƣợng cung tiền bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM, thay
đổi lƣợng tiền dự trữ R và tổng lƣợng cung tiền M; bán các giấy tờ có giá đối với
các tổ chức tín dụng, từ đó tác động tới lƣợng vốn khả dụng của các tổ chức này,
khi đó lƣợng cung tiền cũng sẽ đƣợc điều tiết thông qua nghiệp vụ thị trƣờng mở.
11


×