Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về đình chỉ thi hành án dân sự và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.51 KB, 10 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Họ và tên
MSSV
Lớp

:
:
:

Đề bài số 6: “Anh (chị) hãy phân tích, đánh giá các quy định của
pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về đình chỉ thi hành án dân sự
và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này?”

HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
THA
THADS
BLDS
CHV


Thi hành án
Thi hành án dân sự
Bộ luật dân sự
Chấp hành viên


LỜI MỞ ĐẦU
Khác với hỗn THA và tạm đình chỉ THA, khái niệm “đình chỉ THA” trong
THADS được hiểu là việc chấm dứt vai trò của cơ quan THA đối với việc THA khi có một
trong những căn cứ do pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc đình
chỉ THA chỉ làm chấm dứt một quan hệ pháp luật THA mà không làm thay đổi hay chấm
dứt các quyền, nghĩa vụ đã được ấn định trong bản án, quyết định. Để làm rõ về vấn đề
trên, trong phạm vi bài tiểu luận cuối kỳ, em xin chọn Đề bài số 6: “Anh (chị) hãy phân
tích, đánh giá các quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về đình chỉ thi
hành án dân sự và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này?”.
NỘI DUNG
I. KHÁI CHUNG VỀ ĐÌNH CHỈ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1. Khái niệm đình chỉ thi hành án dân sự
Đình chỉ thi hành án là việc Cơ quan thi hành án dân sự, cụ thể là Thủ trưởng cơ
quan ra quyết định ngừng hẳn việc thi hành án dân sự khi có căn cứ do pháp luật quy
định.1
2. Thẩm quyền đình chỉ thi án dân sự
Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ THA thuộc về Thủ trưởng cơ quan THADS ra
quyết định THA.
3. Hậu quả pháp lý của đình chỉ thi hành án dân sự
Sau khi có quyết định đình chỉ THA, các hoạt động THADS được ngừng lại hẳn.
Trường hợp quyết định đình chỉ THA do bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc tồn bộ
thì các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của việc đã thi
hành bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định bị hủy.2
II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐÌNH CHỈ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT

HIỆN HÀNH
1. Căn cứ ra quyết định đình chỉ thi hành án dân sự
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 50 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong
trường hợp sau đây:
1 Giáo trình Luật thi hành án dân sự, nxb CAND, 2019, tr. 176
2 Giáo trình Luật thi hành án dân sự, nxb CAND, 2019, tr. 178

4




Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật

nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định khơng được chuyển giao cho người
thừa kế
Đối với trường hợp người THA chết không để lại di sản: Đối với cả các nghĩa vụ có
thể chuyển giao hay khơng thể chuyển giao cho người khác, chỉ cần xác định được người
phải thi hành án đã chết và có giấy chứng tử của cơ quan có thẩm quyền cấp, mà khơng có
di sản để lại thì hồ sơ thi hành án chỉ cần thu thập được giấy chứng tử và biên bản xác
minh tài sản của Chấp hành viên là hồn tồn có đủ căn cứ ra quyết định đình chỉ thi hành
án.
Đối với trường hợp nghĩa vụ của người phải THA theo bản án, quyết định không
được chuyển giao cho người thừa kế theo quy định của pháp luật: Loại nghĩa vụ của
người phải THA không chuyển giao được là nghĩa vụ gắn liền với nhân thân mà không ai
được thực hiện thay vì vậy dù người phải THA chết có để lại di sản thì cũng khơng phát
sinh hậu quả pháp lý, cơ quan THADS hồn tồn có đủ căn cứ để ra quyết định đình chỉ
thi hành án.
• Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của

người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc
không có người thừa kế
Trường hợp quyền và lợi ích của người được THA theo bản án, quyết định không
được chuyển giao cho người khác: Như đã phân tích phía trên, trường hợp quyền và lợi
ích chỉ được trao cho một người nhất định, người khác không thể thụ hưởng thay khi
người đó chết đi. (Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 107 Luật Hơn nhân và Gia đình 2014 thì khi
người được cấp dưỡng chết thì quyền được cấp dưỡng cũng mất và quan hệ cấp dưỡng
cũng sẽ chấm dứt).
Trường hợp quyền và lợi ích của người được THA có thể chuyển giao cho người
khác nhưng lại khơng có người thừa kế: Để đình chỉ thi hành án thuộc trường hợp này, cần
phải xác định rõ có hay khơng có những người thừa kế theo quy định tại BLDS.

5


Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTPTANDTC-VKSNDTC3, mặc dù đã xác định qua các cơ quan có thẩm quyền rằng người
được thi hành án khơng có người thừa kế thì cũng khơng thể vội vàng đề xuất ra quyết
định đình chỉ thi hành án được mà phải thực hiện việc thông báo công khai nội dung xác
minh trên đài, báo ở Trung ương và phải đợi ít nhất là 30 ngày kể từ ngày thơng báo hợp lệ
mà khơng có người khiếu nại thì mới có thể coi là có căn cứ đình chỉ được.
• Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu
cầu cơ quan THADS đình chỉ thi hành một phần hoặc tồn bộ quyền, lợi ích được
hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba
Trường hợp đương sự có thoả thuận bằng văn bản yêu cầu cơ quan THADS đình chỉ
thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người thứ ba: Bản chất đây là một trường hợp thoả thuận trong THADS nên nội
dung và hình thức thoả thuận cũng phải tuân thủ các quy định chung về thoả thuận thi
hành án.
Trường hợp người được thi hành án có văn bản yêu cầu thì chỉ cần ý kiến đơn

phương bằng văn bản của người được thi hành án mà không cần phải là ý kiến thống nhất
của cả hai bên đương sự.
• Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 103 của Luật này
Đối với bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật (hoặc bản án, quyết
định sơ thẩm được đưa ra thi hành ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật THADS)
và bản án, quyết định phúc thẩm, cơ quan THADS đang tổ chức thi hành mà có kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì nếu bản án chưa được thi hành xong một
phần hoặc tồn bộ, thơng thường kèm theo Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái
thẩm sẽ có nội dung tạm đình chỉ thi hành án và khi đó Thủ trưởng cơ quan THADS phải
thực hiện theo đúng quy định tại Điều 49 Luật THADS. Sau khi có Quyết định kháng
nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định huỷ một phần hay toàn bộ bản án mà cơ
3 Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC: “Đối với trường hợp đình chỉ thi hành án do người
được thi hành án chết mà khơng có người thừa kế thì phải xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khẩ,
nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thi hành án. Kết quả xác minh thông báo công khai trên phương tiện
thông tin đại chúng ở Trung ương để người có quyền, nghĩa vụ liên quan biêt và bảo về lợi ích của họ. Hết thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày thơng báo cơng khai hợp lệ mà khơng có người khiếu nại thì được coi là có căn cứ đình chỉ thi hành án”.

6


quan THADS đang tổ chức thi hành thì Thủ trưởng cơ quan THADS sẽ áp dụng căn cứ
nêu trên để ra quyết định đình chỉ thi hành án.
Tuy nhiên, trong căn cứ này có loại trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 103
Luật THADS, nhằm mục đích bảo vệ quyền của người mua tài sản bán đấu giá. Theo đó,
luật đã bổ sung quy định khơng đình chỉ thi hành án trong trường hợp người mua được tài
sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng
nghị, sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ quan THADS tiếp tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc
cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường
hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận.

Quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung là căn cứ vào Bộ luật Dân sự về bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình mua được tài sản bán đấu giá.
• Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, khơng cịn tài sản mà theo quy
định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác
Xét thấy trường hợp này phải có đủ 3 điều kiện sau thì cơ quan THADS mới có thể
ra quyết định đình chỉ:
− Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể: Việc giải thể đối với tổ chức được





thực hiện theo các quy định của Luật Doanh nghiệp hay các văn bản pháp luật có
liên quan hoặc Điều lệ hoạt động của tổ chức đó. Khi đó, Chấp hành viên cần
nghiên cứu các văn bản pháp luật và điều lệ của tổ chức đó nhằm xác định và thu
thập căn cứ chứng minh tổ chức đó đã bị giải thể.
Tổ chức đã giải thể mà khơng cịn tài sản: Trong quyết định hoặc thông báo giải thể,



tổ chức bị giải thể thường ln có kế hoạch để xử lý các khoản nợ. Chấp hành viên
cần nắm bắt kịp thời các thông tin này và liên hệ trực tiếp với bộ phận phụ trách giải
quyết nợ của tổ chức đó để có thể giải quyết nghĩa vụ mà tổ chức đó phải thực hiện
theo bản án, quyết định hoặc xác minh về các tài sản của tổ chức đó sau khi giải thể
để làm căn cứ xử lý tiếp theo.
Nghĩa vụ của tổ chức bị giải thể không được chuyển giao cho tổ chức khác: Trước

tiên, CHV cần xác định nghĩa vụ đó có thể được chuyển giao cho tổ chức khác thực
hiện hay khơng hoặc xác định có tổ chức nào có thể tiếp nhận nghĩa vụ của tổ chức
đã bị giải thể hay khơng. Nếu nghĩa vụ có thể chuyển giao và cũng có tổ chức được

chuyển giao nghĩa vụ thì Chấp hành viên tiến hành theo quy định tại điểm d khoản 1
Điều 54 Luật THADS.
Có quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án;
7


Việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án hiện nay khi thực hiện căn cứ vào các quy
định tại Điều 61, 62, 63 và 64 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Thơng tư
liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-VKSNDTC-TANDTC.
• Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;
Căn cứ này áp dụng đối với người phải THA là doanh nghiệp và hợp tác xã, trình tự,
thủ tục phá sản đối với các đối tượng này chịu sự điều chỉnh của Luật Phá sản. Chấp hành
viên có thể thơng qua cơ quan quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã và Toà án có thẩm quyền
giải quyết để thu thập thơng tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã
đang là đối tượng phải THA nhanh chóng nhất.
• Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã chết hoặc
đã thành niên.
Luật THADS đã dự liệu đến tình huống việc kéo dài thời gian tổ chức thi hành
nghĩa vụ giao người chưa thành niên cho người khác nuôi dưỡng là điều tất yếu do việc thi
hành nghĩa vụ giao người chưa thành niên ni dưỡng có những đặc thù và khó khăn nhất
định. Cơ chế để cơ quan THADS có thể kết thúc việc thi hành án này là đình chỉ thi hành
án khi người được giao ni dưỡng đã thành niên.
• Ngồi những căn cứ pháp lý trên, còn một số quy định rải rác tại các điều Luật khác
liên quan đến đình chỉ thi hành án như Điều 132 Luật THADS quy định chi tiết về
thủ tục đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà
án.
2. Thời hạn ra quyết định đình chỉ thi hành án dân sự
Sau khi thu thập được một trong các căn cứ đã nêu ở trên, CHV đề xuất Thủ trưởng
cơ quan THA ra quyết định đình chỉ THA trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ
ngày CHV xác minh, thu thập được những thông tin là căn cứ để đình chỉ THA.

III. ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HIỆN
HÀNH VỀ ĐÌNH CHỈ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT
1. Đánh giá các quy định pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về đình chỉ thi hành
án dân sự
Nhìn chung, các quy định của Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã khắc
phục được tình trạng người phải THA lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người được THA để
8


đạt được thỏa thuận không tiếp tục việc THA. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành về
đình chỉ THADS còn tồn tại một số vấn đề sau:
Thứ nhất, về căn cứ ra quyết định đình chỉ: Tại Khoản 4 Điều 372 BLDS năm
2015 quy định căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự bao gồm trường hợp “bên có quyền và
bên có nghĩa vụ hịa nhập làm một”. Tuy nhiên Luật THADS không quy định trường hợp
này là căn cứ đình chỉ THADS.
Thứ hai, về định nghĩa “người thứ ba” tại điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật THADS:
Luật THADS chưa xác định rõ “người thứ ba” là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến người được THA trong cùng một vụ án hay là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi cơ quan
THADS đình chỉ THA thì sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Thứ ba, về việc đình chỉ THA do tổ chức giải thể: Điểm d Điều 207 Luật Doanh
nghiệp 2020 quy định về trường hợp giải thể doanh nghiệp do bị thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp thì nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho các cá nhân là người
quản lý có liên quan. Tuy nhiên, quy định này mâu thuẫn với Luật THADS về chủ thể
được chuyển giao nghĩa vụ.
Thứ tư, về trường hợp người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng: Khoản 2
Điều 69 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ bao gồm
nuôi dưỡng “con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình”. Xét thấy điểm h Điều
50 Luật THADS chưa dự liệu trường hợp người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng

theo bản án, quyết định đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có
khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình.
2. Một số kiến nghị hồn thiện pháp luật về đình chỉ thi hành án dân sự
Thứ nhất, cần bổ sung thêm trường hợp khi bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa
nhập làm một là căn cứ ra quyết định đình chỉ THA, tránh mâu thuẫn với BLDS hiện hành.
Thứ hai, cần thống nhất định nghĩa về “người thứ ba” tại điểm c Điều 50 Luật
THADS trong văn bản hướng dẫn. Người thứ ba không nên giới hạn trong phạm vi cùng
một vụ án, mà có thể là bất kỳ ai có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyết định đình
chỉ.
Thứ ba, để phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2020, điểm đ Khoản 1 Điều 50 Luật
THADS cần được sửa đổi như sau: “Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể,

9


khơng cịn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển
giao cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật”.
Thứ tư, nhằm đảm bảo quyền lợi cho con chưa thành niên được giao nuôi dưỡng
trong bản án, quyết định, điểm g Khoản 1 Điều 50 Luật THADS cần được bổ sung như
sau: “Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã chết hoặc
đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và
khơng có tài sản để tự ni mình”.
KẾT LUẬN
Đình chỉ thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tổ chức THA, ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên đương sự. Trong thực tiễn thực áp dụng,
vẫn phát sinh một số vướng mắc nhất định, cần khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo quyền
và lợi ích cho người được THA.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Giáo trình Luật thi hành án dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, nxb CAND, 2019;
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014;
Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
Bộ luật Dân sự 2015;
Luật Doanh nghiệp 2020;
Thơng tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC;
Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-VKSNDTC-TANDTC;
Lê Minh Nhựt, “Hồn thiện chế định đình chỉ thi hành án dân sự theo pháp luật thi
hành án dân sự Việt Nam”, Tạp chí Nghề Luật, Số 10/2020, tr. 69-73.

10



×