Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

PHÂN TÍCH các BIỆN PHÁP CAN THIỆP PHÒNG THIẾU máu THIẾU sắt ở PHỤ nữ MANG THAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.92 KB, 10 trang )

CHUN ĐỀ
PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP PHỊNG THIẾU MÁU THIẾU
SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI
1. Định nghĩa
Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, sắt và ferritin huyết
thanh giảm. Thiếu máu khi hemoglobin giảm hơn bình thường theo lứa tuổi như sau:
Theo Manual of Pediatric Hemataology and Oncology: Sơ sinh < 140g/L; 2 tháng
<90g/L; 3 – 6 tháng<95g/L; Từ 6 tháng đến 2 tuổi <105g/ L; 2 – 6 tuổi<115g/L; Từ
6 đến 14 tuổi < 120g/ L; Người trưởng thành: Nam <130g/L, Nữ < 120g/ L.
2. Nguyên nhân
2.1. Không cung cấp đủ nhu cầu sắt
- Do cung cấp thiếu: Nguyên nhân chủ yếu làm bà bầu thiếu máu và thiếu vi
chất ở phụ nữ mang thai là do chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu. Bình thường
lượng sắt hấp thu qua đường ăn uống chỉ khoảng từ 5 - 15% nên không cung cấp đủ
nhu cầu chất sắt cho cơ thể. Nhất là khi mang thai bà mẹ bị nghén, mệt mỏi cũng
dẫn đến tình trạng bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt.
- Do tăng nhu cầu sắt: Thiếu sắt thiếu máu khi mang thai là do nhu cầu sắt ở
phụ nữ mang thai cần nhiều hơn để cung cấp cho thai nhi. Nhu cầu sắt tăng nhiều
nhất ở quý 2 và quý 3 của thai kỳ, tăng lên 5 - 7 lần. Do nhu cầu sắt ở thời kỳ mang
thai tăng cao nhưng chế độ ăn khó đáp ứng đủ nên lên đến 5 - 7 lần. Thiếu máu khi
mang thai xảy ra nhiều với thai phụ ở vùng nông thôn, vùng miền núi do điều kiện
kinh tế cịn khó khăn. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy
lượng sắt và acid folic trong khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai nhiều địa phương
chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu khuyến nghị. Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai cần
nhiều hơn để cung cấp cho thai nên tình trạng thiếu sắt, thiếu máu khi mang thai
càng phổ biến.


- Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột;
Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê; nước
uống có ga...


2.2.

Bệnh lý
- Chảy máu âm đạo trong tam ca nguyệt đầu ở các trường hợp có dị tật, tổn

thương tử cung hay có can thiệp trên niêm mạc tử cung trước đó, như mắc bệnh tăng
sinh nội mạc tử cung vô căn, u xơ tử cung, các thủ thuật bóc tách, nạo phá hai trong
lòng tử cung...
- Phụ

nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai cũng gây thiếu máu khi mang

thai nhiều hơn.
- Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, nhiễm giun móc,…
- Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh (Hypotransferrinemia): Xảy ra khi cơ thể
không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt. Bệnh rất hiếm gặp.
5. Ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay có khoảng 30% dân số thế giới bị
thiếu máu, chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng
hay bị thiếu máu nhất. Thiếu máu khi mang thai là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan
trọng tại nhiều quốc gia. Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8%
phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị thiếu máu thai kỳ.
Bà bầu bị thiếu máu là có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con. Với thiếu
máu nhẹ, sẽ khơng có gì nguy hiểm cho cả mẹ và bé, nhưng với bà bầu bị thiếu máu
nặng, có nhiều nguy cơ đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
5.1. Đối với sản phụ
Sẩy thai dễ xảy ra trong tam cá nguyệt đầu hay thai lưu hoặc vỡ ối sớm, nhau
bong non, sinh non trong tam cá nguyệt cuối. Đồng thời, giai đoạn thai kì cũng phải
đối diện với nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật – sản giật, nhiễm trùng
ối, ối vỡ sớm; giai đoạn chuyển dạ dễ bị chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sanh,



nhiễm trùng hậu sản. Khi trẻ chào đời, bà mẹ có thể bị thiếu sữa ni con, dễ suy
kiệt...Thai nhi:
5.2. Đối với bào thai
Tình trạng suy thai trường diễn do suy dinh dưỡng thường gặp. Trẻ sinh ra hay
bị nhẹ cân, sinh non tháng, vàng da sau sinh, thời gian điều trị dưỡng nhi kéo dài.
Bên cạnh đó, con của những bà mẹ thiếu máu trong thai kỳ sẽ bị tăng nguy cơ mắc
các bệnh lý tim mạch cao hơn trẻ khác về sau này. Mặt khác, nếu chế độ ăn uống
cịn thiếu acid folic kèm theo có thể gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi như tật vô sọ,
cột sống chẻ đôi; thiếu i-ốt làm con sinh ra bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển
tâm thần - trí tuệ...
6. Tình hình thiếu máu thiếu sắt
Năm 2010, tỷ lệ thiếu máu tồn cầu được ước tính là 32,9%, dẫn đến 68,4 triệu
năm sống trong tình trạng khuyết tật. Thiếu máu do thiếu sắt, được xếp hạng là
nguyên nhân hàng đầu thứ mười trong số năm sống điều chỉnh khuyết tật (DALYs)
của WHO vào năm 2012, là nguyên nhân phổ biến nhất, và dữ liệu của WHO ước
tính rằng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em và người lớn là 19,7 triệu DALYs, hoặc
1,3% tổng số DALY toàn cầu. Từ quan điểm của châu Âu, một nghiên cứu nhỏ ở
Anh đã báo cáo rằng khoảng 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị thiếu sắt (ferritin
<10 μg / l) và 70% có ferritin <20 g / l. Ở Pháp, gần 30 và 4% trẻ em dưới 2 tuổi bị
thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt, tương ứng. Do lối sống khác nhau và điều kiện
kinh tế xã hội giữa các nền văn hóa, tỷ lệ thiếu máu khi mang thai rất khác nhau.
Theo đánh giá của WHO về các cuộc điều tra đại diện quốc gia từ năm 1993 đến
năm 2005, thiếu máu ảnh hưởng đến khoảng 42% phụ nữ mang thai trên toàn thế
giới (lần lượt là 52 và 23% ở các nước đang phát triển và phát triển).
Tỷ lệ phụ nữ được phân loại có nguy cơ thiếu sắt trung bình hoặc nặng tăng
theo thời gian mang thai: 48,4% tam cá nguyệt thứ nhất so với 68,4% tam cá nguyệt
thứ ba.



7. Các biện pháp can thiệp theo mơ hình Ottawa Charter
Hiến chương Ottawa về nâng cao sức khỏe ra đời vào năm 1986. Trong đó, các
yếu tố tiền khỏe cho sức khỏe là: hịa bình, nơi ở, giáo dục, thực phẩm, thu nhập, hệ
sinh thái bền vững, công lý/công bằng xã hội. Hiến chương Ottawa gồm 5 điểm
chính:
- Phát triển chính sách cơng cộng có lợi cho sức khỏe.
- Tạo môi trường hỗ trợ.
- Tăng cường hoạt động cộng đồng.
- Phát triển kỹ năng cá nhân.
- Định hướng lại dịch vụ y tế.
Dựa vào mơ hình Ottawa Charter, chúng tơi lựa chọn và phân tích các biện
pháp can thiệp liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm và hoạt động thể lực cụ thể
nhằm Phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.
Từ những vấn đề thực tế hiện tại, nhà nước, chính quyền và giới chun mơn
đã nổ lực hết sức tìm ra các giải pháp làm giảm tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cho nhân
dân, đặc biệt là đối tượng phụ nữ mang thai nhằm đem lại các giá trị sức khỏe thực
sự tốt cho cộng đồng. Các biện pháp can thiệp đều căn cứ vào 5 nội dung của hiến
chương Ottawa làm cơ sở, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp liên quan đến dinh
dưỡng, thực phẩm và hoạt động thể lực để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt phụ nữ
mang thai.
7.1. Phát triển chính sách cơng cộng có lợi cho sức khỏe
Chính sách mơ hình “chăm sóc trước sinh” của WHO gia tăng số lần chăm sóc
trước sinh của một phụ nữ mang thai với nhân viên y tế từ 4 đến 8 lần trong suốt thai
kỳ của họ. Điều này là bởi vì tăng các cơ hội để phát hiện và quản lý các vấn đề tiềm
ẩn trong quá trình mang thai. Mức độ tối thiểu 8 lần sử dụng dịch vụ chăm sóc trước
sinh có thể giảm tử vong chu sinh ở mức 8/1.000 trẻ đẻ sống khi so sánh với mức tối
thiểu là 4 lần. Các mơ hình mới làm tăng các đánh giá tình trạng bà mẹ và thai nhi



để phát hiện vấn đề, cải thiện giao tiếp giữa nhân viên y tế và phụ nữ mang thai, và
tăng khả năng có những kết quả thai kỳ tích cực. Nó khuyến cáo phụ nữ mang thai
nên được chăm sóc y tế lần đầu tiên trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, với các
lần tiếp theo diễn ra vào các tuần 20, 26, 30, 34, 36, 38, 40 của tuổi thai. Việc theo
dõi thai kỳ thường xuyên bởi nhân viên y tế trong suốt thời gian mang thai sẽ tạo ra
sự thuận lợi trong việc thực hiện các biện pháp dự phòng, kịp thời phát hiện các rủi
ro, giảm các biến chứng và rút ngắn bất bình đẳng về sức khỏe.
Dự án "Cải thiện An ninh thực phẩm hộ gia đình phụ nữ nơng thơn nghèo thơng
qua mơ hình chế biến thực phẩm dinh dưỡng qui mơ nhỏ ở Việt Nam" do IDRC Canada tài trợ đã triển khai điều tra ban đầu từ ngày 25/10-15/11/2016. Điều tra
thuộc đề tài nghiên cứu "Hiệu quả của mơ hình sản xuất thức ăn bổ sung đến ANTP
hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc" nhằm mục tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi và
một số yếu tố liên quan tại 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang năm 2016.
7.2.

Tạo môi trường hỗ trợ
Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm,

làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp mang thai từ tháng thứ 07 hoặc
từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Lao
động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm
công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ
lương. Những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được pháp luật quy định
cụ thể trong phụ lục Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH về ban hành bổ sung danh
mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm.
Trong thời kỳ mang thai lao động nữ được ưu tiên không bị xử lý kỷ luật lao
động (Quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động 2012).



Trong thời kì mang thai, lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn
hợp đồng lao động của lao động nữ trong thời kỳ mang thai được quy định tại Điều
156 Bộ luật lao động và Điều 8 Nghị định 85/2015/NĐ-CP.
Được hưởng chế độ khám thai: Theo Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội 2014, lao
động nữ được nghỉ việc đi khám thai 5 lần trong thời kỳ mang thai, mỗi lần 1 ngày,
trong trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai khơng
bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai, không bao gồm ngày nghỉ
lễ Tết, nghỉ hàng tuần. Thời gian nghỉ việc khi khám thai, lao động nữ được hưởng
trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (Điều 159
Bộ luật lao động 2012).
Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ nghỉ đi khám thai: Mức trợ
cấp bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ nghỉ đi khám thai tính theo ngày bằng mức
hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày (quy định tại Điều 39 Luật bảo
hiểm xã hội 2014). Trong đó mức hưởng chế độ thai sản được tính bằng 100% mức
bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ
việc. Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình
quân tiền lương, tiền cơng của các tháng đã đóng BHXH.
Có quyền nghỉ thai sản trước khi sinh: Để chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh con
và nuôi con, pháp luật cho phép người lao động nữ được nghỉ thai sản theo điều 157
Bộ luật lao động 2012. Theo đó, lao động nữ sẽ được nghỉ trước và sau sinh con là
06 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Như vậy, lao
động nữ mang thai có quyền nghỉ trước 02 tháng trước khi sinh, thời gian này được
khấu trừ vào thời gian nghỉ thai sản.
7.3.

Tăng cường hoạt động cộng đồng
Trung tâm Dinh dưỡng tổ chức Hội thảo “Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ

mang thai: thực trạng và giải pháp” với sự tham dự cán bộ y tế, các bác sĩ chuyên
khoa sản của các bệnh viện vào ngày 30/8/2011 nhằm mục tiêu chăm sóc tốt nhất



cho các phụ nữ mang thai, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Tại hội nghị này,
đã trình bày nhiều nội dung liên quan đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi trong đó nhấn
mạnh việc thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng hiện là những vấn đề sức khỏe
cộng đồng. Và hội nghị cũng đã đưa ra những khuyến cáo: để kiểm sốt tình trạng
thiếu máu thiếu sắt và thiếu vi chất ở phụ nữ mang thai cần áp dụng các biện pháp
tăng cường công tác truyền thông giáo dục để phụ nữ mang thai chủ động có chế độ
ăn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, bổ sung viên sắt và acid
folic.
Hưởng ứng Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” từ ngày 16/10 đến 23/10/2019,
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu lập kế hoạch số 143/KH-KSBT ngày
08/10/2019, triển khai thực hiện và chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện/thị xã/thành
phố nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng
giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, hưởng ứng ngày Lương thực thế
giới 16/10; đồng thời tổ chức phát động chiến dịch truyền thông Tuần lễ dinh dưỡng
và phát triển từ ngày 16/10 đến 23/10/2019 với chủ đề: Dinh dưỡng hợp lý là nền
tảng của sức khỏe. Trong đó, có hoạt động truyền thơng vận động xã hội, cộng đồng,
tác động đến từng thành viên trong cộng đồng; tăng cường truyền thông trên các
phương tiện thông tin đại chúng thực hiện chăm sóc và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý
cho bà mẹ trước, trong và sau khi sinh con.
Hoạt động cộng đồng giúp người dân có kiến thức nhiều hơn và thực hành về
vấn đề sức khỏe một cách đúng đắn hơn. Về lâu dài sẽ tạo thành thói quen giống như
văn hóa địa phương về chăm sóc sức khỏe, tạo môi trường sống khỏe mạnh.
7.4. Phát triển kỹ năng cá nhân
Nhiều nghiên cứu cho thấy: thiếu máu thiếu sắt có liên quan mật thiết với kiến
thức của thai phụ.


Nhiều nghiên cứu cho thấy: sau khi có can thiệp bằng truyền thơng Tỷ lệ CED

giảm 25% ở nhóm TTGD+Fe trong khi đó ở nhóm uống sắt giảm 16,7% và giảm ít
nhất là ở nhóm chứng (10%).
Người cán bộ y tế, cộng tác viên dinh dưỡng cần thường xuyên làm cơng tác
giáo dục truyền thơng về phịng chống thiếu máu dinh dưỡng, khuyến khích phụ nữ
chủ động uống viên sắt phịng chống thiếu máu. Đồng thời phụ nữ có thai không nên
kiêng khem. Bữa ăn cần thực phẩm đa dạng, hàng ngày nên dùng tối thiểu khoảng
15 loại thực phẩm khác nhau để có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Nên ăn
nhiều rau quả vì ngồi vitamin và khống chất cịn cung cấp chất xơ phịng chống
táo bón. Khơng nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá. Hạn chế gia
vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm. Chọn các loại thực phẩm tươi, sạch, có giá trị dinh
dưỡng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bị nghén nên chia nhỏ bữa ăn
và rải đều trong ngày.
Tuy nhiên để phục vụ công tác truyền thông hiệu quả, chúng ta cần chú ý thêm
các vấn đề sau: Cải tiến nội dung, đa dạng hóa các hình thức và hoạt động truyền
thơng trên các phương tiện truyền thông đại chúng đặc biệt chú trọng tới truyền
thông thay đổi hành vi thông qua đội ngũ truyền thông viên trực tiếp tại cộng đồng.
Ứng dụng các loại truyền thơng mới như internet, truyền hình tương tác, phát thanh
tương tác, sân khấu tương tác, xây dựng website. Phối hợp với các ngành, đồn thể,
các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp nhằm đa dạng hóa các loại hình truyền
thơng đến các nhóm đối tượng ưu tiên. Kết hợp giữ truyền thông tại cộng đồng và
truyền thông tại các cơ sở cung cấp dịch vụ. Đào tạo kỹ năng tuyền thông trực tiếp
cho đội ngũ người cung cấp dịch vụ các tuyền và truyền thông viên tại cộng đồng.
5. Định hướng lại dịch vụ y tế
Từ năm 2007, Trung tâm Dinh dưỡng đã tiến hành cấp phát viên sắt liều dự
phòng thiếu máu cho tất cả nữ sinh trung học phổ thơng trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh thông qua hệ thống y tế nhà trường với mục tiêu 90% nữ sinh trung học


phổ thông được bổ sung viên sắt theo phác đồ dự phịng. Về cơ bản, chương trình
đã đạt được những mục tiêu đề ra.

Chương trình Phịng chống thiếu máu dinh dưỡng cung cấp: Các xã có chương
trình được cấp loại viên sắt có hàm lượng 200 mg sắt sulfat (có 60mg sắt nguyên tố)
và 0,4mg acid folic. Viên sắt của Chương trình được phân phối qua Trung tâm Y tế
dự phòng, Trung tâm Y tế huyện đến y tế các xã, phường có quy trình. Uống loại
viên sắt này theo các phác đồ sau đây:
Phụ nữ có thai: Mỗi ngày uống 1 viên, liên tục trong suốt thời gian mang thai
và trong tháng đầu sau đẻ. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Phụ nữ khơng có thai: Mỗi năm nên uống viên sắt trong 10 tuần (4 tháng) liên
tục, mỗi tuần 1 viên vào một ngày nhất định. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Nếu chị em có thai thì việc bổ sung viên sắt chuyển sang phác đồ cho phụ nữ có thai
(uống hàng ngày). Tuy nhiên do chương trình thiếu viên sắt nên hiện nay viên sắt
được dành ưu tiên cấp cho phụ nữ có thai.
Quản lí viên sắt: bảo quản viên sắt ở nơi khơ ráo, thống mát, tránh ẩm mốc
(đựng trong lọ nút kín hoặc túi nilon dán kín, cấp phát háng tháng). Khi cấp phát
viên sắt cần chú ý hạn sử dụng có ghi trên bao bì. Thuốc hư hỏng hoặc quá hạn sử
dụng cần được hủy bỏ theo qui định.
Các Trạm y tế xã, phường cấp phát viên sắt hàng tháng cho phụ nữ có thai kết
hợp thăm khám thai, ghi số viên sắt đã cấp vào cột tương ứng trong sổ khám thai,
không cần lập sổ riêng. Nếu cấp viên sắt cho phụ nữ 15-35 tuổi khơng có thai thì cần
có danh sách (thường do cộng tác viên ghi theo cụm dân cư) để quản lí, theo dõi.
Đồng thời việc thực hiện nghiên cứu khoa học là cơ sở để định hướng lại dịch
vụ y tế, trong vấn đề thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.




×