1
CHUYÊN ĐỀ
GIẢM TỶ LỆ THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ EM
TRONG TRƯỜNG HỌC DỰA VÀO
MƠ HÌNH OTTAWA CHARTER
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa cân-béo phì (TC-BP) là sự tích tụ mỡ bất thường hoặc vượt quá mức
làm ảnh hưởng đến sức khỏe, TC-BP gặp ở cả nam và nữ và mọi lứa tuổi. Hiện nay,
TC-BP ở trẻ em là một vấn đề thách thức sức khỏe cộng đồng trên tồn cầu, trong
đó ảnh hưởng đến nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở các
khu vực thành thị. Trên tồn cầu năm 2016, ước tính hơn 41 triệu trẻ em dưới 5
tuổi TC-BP và 340 triệu trẻ em từ 5-19 tuổi bị TC-BP.
Ở Việt Nam, tỷ lệ TC-BP có xu hướng tăng nhanh trong thập kỷ qua một
nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2010, TC-BP ở trẻ dưới
5 tuổi tăng gấp 3 lần từ 3,7% (năm 2000) tăng lên 10,7% (năm 2010). Tỉ lệ TC-BP
tăng nhanh ở nhóm 36-53 tháng và 6-9 tuổi. Tỉ lệ thừa cân ở nhóm 6-18 tuổi tăng
từ 11,6% (năm 2002) tăng gấp đôi lên 21,9% (năm 2009). Trong đó, tỉ lệ béo phì
cũng gia tăng từ 4,0% (2002-2004) lên 7,3% (2009).
Để đánh giá trẻ em bị TC-BP ngoài việc quan sát hình thể thì số đo cân năng
và chiều cao cho phép ta nhận định một cách khách quan:
- Đối với trẻ em từ 0-5 tuổi: Thừa cân khi chỉ số cân nặng theo chiều dài
hoặc chiều cao dao động từ 2 độ lệch chuẩn đến 3< độ lệch chuẩn. Béo phì khi cân
nặng theo chiều dài hoặc chiều cao ≥ 3 độ lệch chuẩn.
- Đối với trẻ em 5-19 tuổi: Thừa cân khi chỉ số khối cơ thể theo tuổi lớn hơn
1 độ lệch chuẩn. Béo phì khi khi chỉ số khối cơ thể theo tuổi lớn hơn 2 độ lệch
chuẩn.
TC-BP ở trẻ em có nguy cơ cao bị béo phì, tử vong sớm và tàn tật ở tuổi
trưởng thành. Ngồi ra, hiện tại trẻ có thể gặp khó thở, tăng nguy cơ gãy xương,
tăng huyết áp, dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch, kháng insulin và ảnh hưởng tâm
lý. [1], [5]
Từ đó, chúng tơi tiến hành lựa chọn và phân tích các biện pháp can thiệp
liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm và hoạt động nhằm giảm tỷ lệ thừa cân béo
phì ở trẻ em trong trường học theo mơ hình Ottawa Charter:
1. Phát triển chính sách cơng cộng có lợi cho sức khỏe
Hồn thiện các cơ chế chính sách trong trường học nhằm giảm tỷ lệ TC-BP
ở trẻ em như sau:
a) Quy định về tiêu chuẩn, định mức dinh dưỡng hợp lý và chế độ hoạt động
thể chất đối với mỗi lứa tuổi học sinh.
2
b) Giáo dục bắt buộc về chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ hoạt động thể
chất phù hợp đối với học sinh cho cấp quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh
viên, phụ huynh học sinh, cán bộ y tế trường học…
c) Quy định về thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá các hoạt
động về dinh dưỡng và giáo dục thể chất trong trường học.
d) Ban hành tiêu chí đánh giá cơng tác giáo dục thể chất và thể thao trong
trường học.
2. Tạo môi trường hỗ trợ
Để thực hiện thành công tỷ lệ thừa TC-BP ở trẻ em giảm cần phải huy động
nguồn lực và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ như:
a) Khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và huy
động các nguồn lực hợp pháp khác.
b) Huy động sự tham gia của các cơ quan y tế, ban ngành liên quan trong
việc thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động.
c) Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho tổ chức bữa ăn bán trú
của các bếp ăn trường học, căng tin trường học: dụng cụ chế biến, bảo quản thực
phẩm, bàn ghế nơi tổ chức cho học sinh ăn, uống trong trường học...
d) Xây dựng, nâng cấp hệ thống sân tập, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện,
nhà tập luyện đa năng, bể bơi và các cơng trình thể thao phục vụ cho hoạt động thể
lực trong trường học.
e) Phối hợp sử dụng một cách hiệu quả các cơng trình thể thao tại địa
phương phục vụ hoạt động thể lực cho trẻ em.
3. Tăng cường hoạt động cộng đồng
Giảm tỷ lệ TC-BP ở trẻ em tiến hành đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng
cường vận động thể chất trong trường học như:
a) Thay đổi hành vi cho trẻ em về dinh dưỡng hợp lý như ăn tối thiểu 3 bửa
ăn/ngày; ăn đủ rau và trái cây; hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẳn,
nước ngọt có ga; giảm lượng muối trong khẩu phần ăn.
b) Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giáo dục, hướng dẫn đảm bảo
chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp cho mỗi nhóm học sinh.
c) Thực hiện thực đơn dinh dưỡng hợp lý và tổ chức các bữa ăn bảo đảm
dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em trong trường học bán trú, nội trú hoặc có cung cấp
dịch vụ ăn uống.
d) Quản lý họat động của căng tin, dịch vụ trong trường học nhằm hạn chế
khả năng tiếp cận của trẻ em với các sản phẩm khơng có lợi cho sức khỏe; Đảm
bảo khơng bán sản phẩm, thực phẩm khơng có lợi cho sức khỏe ở khu vực cổng
trường.
e) Tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em và phụ huynh; định kỳ theo
dõi tình trạng dinh dưỡng, phát triển và kiểm tra sức khỏe của học sinh để phát
hiện sớm các nguy cơ sức khỏe và bệnh tật.
3
f) Tổ chức các chương trình giáo dục thể chất trong trường học bảo đảm
không gian, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các hoạt động theo đúng quy định.
g) Duy trì các hoạt động thể dục đầu giới, giữa giờ và bảo đảm số giờ thể
dục trong chương trình chính khóa. Tổ chức đa dạng các loại hình vận động thể
lực ngoại khóa, tăng cường vận động thể lực thơng qua các sinh hoạt, vui chơi giải
trí có tính chất vận động ở trường và hạn chế thời gian ngồi lâu tại chỗ. Bảo đảm
mỗi học sinh tối thiểu được vận động thể lực 60 phút trong một ngày.
4. Phát triển kỹ năng cá nhân
Nâng cao sức khỏe giảm tỷ lệ TC-BP của trẻ em trong trường học thơng
qua các hình thức truyền thơng, nâng cao năng lực của các cấp quản lý, nhà giáo,
nhân viên, học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh, cán bộ y tế trường học như:
a) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa phong phú như: sinh hoạt dưới cờ, câu
lạc bộ, các cuộc thi, phong trào, diễn đàn...
b) Xây dựng chuyên mục truyền thông phổ biến kiến thức về dinh dưỡng
học đường, giáo dục thể chất trên trang thông tin điện tử của nhà trường; truyền
thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
c) Truyền thơng qua panơ, áp phích và tờ rơi về chế độ dinh dưỡng hợp lý
và các hoạt động thể lực phù hợp.
d) Tổ chức hội nghị tập huấn, nâng cao năng lực về các kỹ năng truyền
thông, lập kế hoạch và thực hiện giám sát và đánh giá các hoạt động.
e) Tổ chức tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động
dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất ở từng cấp học.
f) Áp dụng các mơ hình thúc đẩy dinh dưỡng lành mạnh ở các lứa tuổi khác
nhau: “Thực phẩm lành mạnh bán ở căng tin trường học và giáo dục dinh dưỡng
cho học sinh”.
g) Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất vào các
môn học của từng cấp học có liên quan và các hoạt động ngoại khóa.
h) Tổ chức khám sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thể lực định
kỳ cho trẻ em, học sinh và kết hợp lồng ghép, truyền thông cho cha mẹ học sinh
thông qua các buổi họp phụ huynh, các phương tiện truyền thông của nhà trường.
i) Tổ chức các cuộc thi về cách tổ chức bữa ăn cân đối, hợp lý, lựa chọn
thực phẩm lành mạnh; tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động Hội khỏe Phù
đổng, các giải thi thể thao các cấp học.
5. Định hướng lại dịch vụ y tế
Định hướng lại dịch vụ y tế là một cơng việc hết sức khó khăn, địi hỏi cán
bộ y tế ln nâng cao năng lực chun mơn và q trình định hướng theo thời gian.
Tuy nhiên vẫn có thể tiến hành một số vấn đề như:
a) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong,
ngoài nước để hỗ trợ về kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, thiết bị hoạt động
dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất.
4
b) Nghiên cứu về thực trạng triển khai hoạt động dinh dưỡng học đường và
giáo dục thể chất ở từng cấp học tại các địa phương nhằm đưa ra các giải pháp thực
hiện phù hợp với từng cấp học và điều kiện của trường học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
Trần Thị Minh Hạnh, Vũ Quỳnh Hoa , Đỗ Thị Ngọc Diệp (2013), " Xu
hướng gia tăng thừa cân béo phì trẻ tiền học đường và học đường thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2010 và yếu tố liên quan", Tạp chí Dinh dưỡng
và thực phẩm, số 3(9).
Thủ tướng chính phủ (2017), Chỉ thị số 46/CT-TTg về việc tăng cường cơng
tác dinh dưỡng trong tình hình mới.
Thủ tướng chính phủ (2018), Quyết định số 1092/QĐ-TTg về Phê duyệt
Chương trình Sức khỏe Việt Nam.
Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế (2012), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai
đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
World Health Organization (2018), "Obesity and overweight",
/>