Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

PHAN TICH CAC BIEN PHAP GIAM DAI THAO DUONG NGUOI CAO TUOI BANG PHUONG PHAP DINH DUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.48 KB, 3 trang )

Dựa vào mơ hình Ottawa Charter, phân tích các biện pháp
can thiệp liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm và hoạt động
thể lực nhằm giảm tỉ lệ đái tháo đường của người cao tuổi trong
cộng đồng.
1) Phát triển chính sách cơng cộng có lợi cho sức khỏe
Để tăng cường phịng, chống bệnh khơng lây nhiễm nói chung và bệnh đái
tháo đường nói riêng, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, can thiệp liên ngành
nhằm tác động vào các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe như vấn đề tồn cầu hóa,
đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, già hóa dân số… bằng các chính sách vĩ mơ kinh tế xã
hội, Luật/xây dựng môi trường hỗ trợ, truyền thông nâng cao sức khỏe…
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ
6 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Quyết định số 376/QĐ – TTg ngày
20 tháng 3 năm 2015 phê duyệt Chiến lược quốc gia phịng, chống bệnh khơng lây
nhiễm giai đoạn 2015 – 2025; các dự án, kế hoạch thực hiện chiến lược phấn đấu
thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu quốc gia cần đạt đến năm 2025 như kiểm soát đái
tháo đường dưới 8%, 50% số người bị bệnh đái tháo đường được phát hiện; 50% số
người phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn…Các chỉ
tiêu giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như giảm 30% số người hút
thuốc, giảm 10% số uống rượu bia ở mức có hại, giảm 10% người thiếu vận động
thể lực….
- Có nhiều chính sách, giải pháp huy động, khuyến khích sự tham gia của các
tổ chức đồn thể nhân dân và các doanh nghiệp tham gia thực hiện hỗ trợ cho dinh
dưỡng hợp lý và vận động thể lực như:
+ Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2017 về tăng cường công tác
dinh dưỡng trong tình hình mới.
+ Chỉ thị 06/CT-BYT ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Bộ Y tế về việc tăng
cường vận động thể lực trong ngành y tế.
+ Chương trình sức khỏe Việt Nam có nội dung về tăng cường vận động thể
lực…


1


- Các quy định về kiểm sốt quảng cáo, chính sách thuế phù hợp nhằm giảm
sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn và một số sản
phẩm khác có nguy cơ gây bệnh.
- Các chính sách nhằm khuyến khích sản xuất, cung cấp và tiêu thụ các thực
phẩm an tồn, dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận,
sử dụng không gian công cộng, cơ sở luyện tập thể dục, thể thao; phát triển giao
thông công cộng, giao thông phi cơ giới.
2) Tạo môi trường hỗ trợ
- Về nhân lực: Mở rộng đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ chuyên gia đầu
ngành về dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế và an toàn thực phẩm. Nâng cao năng lực
chuyên môn cho cán bộ y tế các tuyến về quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm nói
chung và chương trình phịng, chống Đái tháo đường nói riêng.
- Về tài chính: Tranh thủ Nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế Dân số
trong đó có kinh phí phịng, chống các bệnh khơng lây nhiễm (Tim mạch, Đái tháo
đường…) và các nguồn kinh phí địa phương, vận động tài trợ cho các hoạt động liên
quan; Thực hiện chính sách về tài chính và Bảo hiểm y tế.
- Y tế: Triển khai hiệu quả hoạt động dự phòng, phát hiện, quản lý bệnh
không lây nhiễm tại các tuyến y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở. Tăng số lượng và chủng
loại thuốc tăng huyết áp và đái tháo đường BHYT tại trạm y tế theo qui định của Bộ
Y tế để đáp ứng điều trị người bệnh (Thơng tư 39/2017/TT-BYT Qui định gói dịch
vị y tế cơ bản cho y tế cơ sở).
3) Tăng cường hoạt động cộng đồng
- Truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức mitting các hoạt động với chủ đề
“Dự phòng và kiểm soát bệnh đái tháo đường tại cộng đồng” nhằm mục đích nâng
cao nhận thức của tồn xã hội về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả
phòng, chống đái tháo đường, hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững: Bảo đảm
cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho tất cả mọi người.

- Tổ chức Hội thảo để truyền thông vận động xã hội, cung cấp thông tin cho
báo chí nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về gánh nặng bênh tật và các biện
pháp phòng, chống đái tháo đường; Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan
trọng của khám sức khỏe định kỳ…
- Xét nghiệm đường máu nhanh và tư vấn về đái tháo đường cho người dân
qua hoạt động khám sàng lọc;

2


- Tổ chức đồng diễn thể dục nhịp điệu để quảng bá, khuyến khích việc tăng
cường hoạt động thể lực phịng chống bệnh đái tháo đường nói riêng và bệnh khơng
lây nhiễm nói chung.
- Tư vấn cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh về thay đổi hành vi lối
sống, tuân thủ điều trị, chăm sóc, dinh dưỡng, phục hồi chức năng và định kỳ tái
khám theo tình trạng bệnh.
4) Phát triển kỹ năng cá nhân:
- Nâng cao sức khỏe hỗ trợ cho sự phát triển của cá nhân và xã hội thông qua
cung cấp thông tin giáo dục sức khỏe và nâng cao kỹ năng sống. Tạo điều kiện cho
người dân có đủ kiến thức và hành động đúng đắn để chuẩn bị đối phó với căn bệnh
đái tháo đường. Điều này có thể được hỗ trợ tại nhà, tại nơi làm việc hoặc cộng
đồng:
+ Cải tiến nội dung, đa dạng hóa các hình thức và hoạt động truyền thông
trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo viết, báo hình, báo nói,....
+ Chú trọng nội dung liên quan đến phịng bệnh, phát hiện sớm, kiểm sốt
phịng ngừa biến chứng. Chú trọng vấn đề dinh dưỡng và vận động thể lực hợp lý.
5) Định hướng lại dịch vụ y tế:
Phịng chống bệnh khơng lây nhiễm nói chung và đái tháo đường nói riêng tại
các địa phương cần chú trọng các nội dung:
- Kiểm soát yếu tố nguy cơ

- Dự phịng, quản lý điều trị
+ Dự phịng các tình trạng tiền bệnh
+ Phát hiện sớm bệnh
+ Quản lý điều trị liên tục và lâu dài
Dự phòng và điều trị đều rất quan trọng tuy nhiên kiểm soát yếu tố nguy cơ
có thể dự phịng rất nhiều bệnh trong đó có các bệnh khơng lây nhiễm. Một trong
các hoạt động phịng, chống các yếu tố nguy cơ thì Dinh dưỡng hợp lý và vận động
thể lực rất quan trọng.
Thực trạng thiếu vận động thể lực tại Việt Nam qua Điều tra STEPs năm
2015 cho thấy tỷ lệ chung là 28,1%, trong đó thiếu vận động thể lực của nam giới là
20,2%, nữ giới là 35,7%. Do đó, Tiếp tục tăng cường Chương trình sức khỏe Việt
Nam- Về vận động thể lực.
Triển khai phòng khám tư vấn dinh dưỡng và hoạt động thể lực tại các đơn vị
y tế.
3



×