Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.34 KB, 147 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯƠNG THỊ NGUYỆT

TRƯƠNG THỊ NGUYỆT

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC XÃ
ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN M'DRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK

NGÀNH CHÍNH SÁCH CƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

KHĨA X - NĂM 2019

ĐẮK LẮK, năm 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƯƠNG THỊ NGUYỆT

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC XÃ
ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN M'ĐRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 8340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. HOÀNG THỊ THU HUYỀN

ĐẮK LẮK, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu "Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc
biệt khó khăn trên địa bàn huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk" là nghiên cứu độc lập của tôi.
Các tài liệu, số liệu, trích dẫn, thơng tin, kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận văn này
đều có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, hồn tồn trung thực, khơng đạo nhái hay sao
chép từ bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi cam đoan những lời trên đây là hồn tồn đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước Hội đồng nếu phát hiện bất cứ sự sai phạm hay sao chép trong đề tài
này!
Đắk Lắk, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn

Trương Thị Nguyệt


LỜI CẢM ƠN
Tơi đã theo học chương trình cao học chun ngành Chính sách cơng tại Học
viện Khoa học xã hội (cơ sở Buôn Ma Thuột) từ năm 2019, đến nay tơi đã hồn thành
xong chương trình học tập và nghiên cứu của mình. Tơi đã được Giám đốc Học viện
Khoa học xã hội giao quyết định thực hiện đề tài "Thực hiện chính sách phát triển kinh
tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk".
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng tri ân các giảng viên đã trang bị
cho bản thân tôi những kiến thức rất bổ ích trong q trình tham gia học tập tại học
viện. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và trách nhiệm của TS.
Hồng Thị Thu Huyền, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành

luận văn này. Xin cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, Văn phòng Khoa Chính
sách cơng đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tơi trong q trình học tập.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Lãnh đạo Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân
huyện, các cơ quan, ban ngành của huyện M'Drắk, các tổ chức cá nhân có liên quan đã
tạo điều kiện cung cấp số liệu, thông tin cần thiết để tơi hồn thành luận văn này.
Với sự chân thành, xin kính chúc Q Thầy cơ Học viện Khoa học xã hội, các tổ
chức, cá nhân của huyện M’Drắk và TS. Hồng Thị Thu Huyền có nhiều sức khỏe,
hạnh phúc, thành công trong công việc và cuộc sống.
Đắk Lắk, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn

Trương Thị Nguyệt


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................
MỤC LỤC ................................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................................
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
Chương 1................................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN.........................9
1.1. Chính sách cơng và thực hiện chính sách cơng...............................................9
1.2. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn...................13
1.3. Chương trình 135.......................................................................................... 15
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội xã đặc biệt khó
khăn theo chương trình 135 ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với

huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk................................................................................25
Tiểu kết chương 1.................................................................................................32
Chương 2..............................................................................................................34
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN................................ 34
HUYỆN M'DRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK.................................................................34
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện M'Drắk và những yếu tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt
khó khăn trên địa bàn huyện................................................................................ 34
2.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó
khăn trên địa bàn huyện M'Drắk..........................................................................39


2.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc
biệt khó khăn trên địa bàn huyện M'Drắk............................................................ 53
2.4. Những thách thức, khó khăn trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện M’Drắk..................................... 57
Tiểu kết chương 2.................................................................................................58
Chương 3..............................................................................................................59
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ
KHĂN TRÊN HUYỆN M'DRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK.........................................59
3.1. Bối cảnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó
khăn trên địa bàn huyện M'Drắk..........................................................................59
3.2. Mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội và giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện M'Drắk........................................................ 62
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế
- xã hội xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện M'Drắk....................................62
3.4. Một số kiến nghị trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội xã đặc
biệt khó khăn trên địa bàn huyện M’Drắk............................................................69
Tiểu kết chương 3.................................................................................................70

KẾT LUẬN..........................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 74
PHỤ LỤC.............................................................................................................77


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

Ban Chỉ đạo

LĐ-TBXH

Lao động - Thương binh và Xã hội

CBCC

Cán bộ, công chức

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn


HĐND

Hội đồng nhân dân

NSĐP

Ngân sách địa phương

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng/hình

Trang

Bảng 2.1. Bảng thống kê về dân số, lao động, dân tộc, tơn giáo

35

Hình 2.1. Nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020

58



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo, chương trình phát triển kinh tế
xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định
135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là chương trình
135), là một chương trình có ý nghĩa quan trọng, tập trung vào cơng cuộc xóa đói giảm
nghèo ở các xã, vùng khó khăn nhất. Đối với huyện M’Drắk là một huyện nghèo của
tỉnh Đắk Lắk, trong nhiều năm qua, đã triển khai chương trình này trên địa bàn và đã
đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được chỉ là bước đầu, tỷ lệ hộ nghèo trong thơn,
bn đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, chiếm trên 60% số hộ
nghèo tồn huyện. Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện chương trình vẫn cịn một số
bất cập như: việc xây dựng kế hoạch thực hiện còn nhiều hạn chế; cơng tác tun
truyền, phổ biến vẫn cịn mang tính hình thức; sự vào cuộc của hệ thống chính trị và
tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân; sự chênh lệch về thu nhập và phúc lợi xã hội của
người dân vùng khó khăn và các địa phương khác cịn cao, cơng tác xóa đói giảm
nghèo cịn thiếu bền vững...
Từ những khó khăn, hạn chế và tình hình thực tế của địa phương, cùng với quá
trình nghiên cứu và học tập, tơi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk” làm luận
văn thạc sĩ chun ngành Chính sách cơng, với mong muốn làm sáng tỏ thực trạng thực
hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn tại địa
phương. Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn ở
Việt Nam đã và đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan quản lý, cơ quan
nghiên cứu và các nhà khoa học ở nhiều mức độ, khía cạnh khác nhau.
Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến vấn đề nghiên
cứu của đề tài.


1


Trong “Báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình 135 - II giai đoạn 2006 - 2008”
của Ủy ban Dân tộc và Cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam đã phân tích những thơng
tin thu thập được để xây dựng một bức tranh tổng thể, cập nhật về tình hình của các xã
thuộc phạm vi hưởng lợi của Chương trình 135 giai đoạn II, phân tích những thách thức,
đưa ra một số khuyến nghị cho giai đoạn 2009-2010 và trong trung hạn 2011-2015 [15].
Cũng trong giai đoạn này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Báo cáo
đánh giá Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xóa đói giảm nghèo và Chương trình
135”. Trong báo cáo nêu rõ những kết quả đã đạt được của Chương trình Mục tiêu
Quốc gia về Xóa đói giảm nghèo và Chương trình 135, những tồn tại, hạn chế cũng
như những thách thức cần phải khắc phục trong giai đoạn 2006-2010. Điểm nổi bật
trong báo cáo là đã đề xuất cải tiến cách thức xác định hộ nghèo, xác định những trọng
điểm của chương trình; cơ chế khuyến khích đối tượng nghèo vượt lên thốt nghèo; cơ
chế khuyến khích cán bộ làm cơng tác xóa đói giảm nghèo và tăng cường năng lực cán
bộ các cấp mà đặc biệt là cấp xã, và của tổ chức đoàn thể cơ sở... Qua đó, giúp cho việc
xây dựng các chính sách hiệu quả thực hiện mục tiêu XĐGN [1].
Ở giai đoạn tiếp theo (2006-2010), cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và
báo cáo tổng kết về chương trình 135. Đơn cử như, Báo cáo tổng hợp - dự án: “Điều
tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của Chương trình 135 và đề xuất các chính sách, giải
pháp hỗ trợ đầu tư phát triển các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 - 2010” của
TS. Hoàng Văn Phấn, từ việc điều tra, tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả
đầu tư của Chương trình 135 và các chương trình, dự án lồng ghép khác trên địa bàn
các xã đặc biệt khó khăn, tác giả đã đề xuất các chính sách, giải pháp về hỗ trợ đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội các vùng đặc biệt khó khăn, các cơ chế, giải pháp, chính sách
hỗ trợ thực hiện chương trình 135 trong giai đoạn tiếp theo [5].
Báo cáo “Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và đề xuất khung Chương trình mục tiêu quốc

gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025” của Bộ Lao động – Thương binh và
xã hội, đã khái quát nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016-2020 với nhiều kết quả quan trọng đã đạt được trong nửa đầu thực hiện
Chương trình. Trong đó, nêu lên những hạn chế: việc ban hành văn bản hướng dẫn còn

2


chậm trễ

3


và việc thực hiện các cơ chế mới còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc; kế hoạch có sự
tham gia, phân cấp và trao quyền, đầu tư cơ sở hạ tầng theo cơ chế đặc thù, hỗ trợ phát
triển sinh kế theo cơ chế dự án, thu hồi một phần vốn hỗ trợ và quay vòng trong cộng
đồng; cơ chế tạo việc làm công, hỗ trợ giảm nghèo theo cách tiếp cận đa chiều (giảm
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản)... Bên cạnh đó, những thay đổi về bối cảnh
ảnh hưởng đến thực hiện Chương trình và mục tiêu giảm nghèo bền vững, như tình
trạng nghèo ngày càng tập trung vào các “lõi nghèo” ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi
và vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các
nhóm dân cư có xu hướng gia tăng; thách thức ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, rủi
ro dịch bệnh, giá cả thị trường; vai trò ngày càng quan trọng của tiếp cận thị trường lao
động trong giảm nghèo; sự suy giảm của viện trợ phát triển... Đây là những thách thức
và câu hỏi cần trả lời để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cơng cuộc giảm nghèo bền vững
của Việt Nam theo cách tiếp cận đa chiều trong giai đoạn 2021-2025 [2].
Tham luận “Một số kết quả chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020;
mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu giai đoạn 2021 – 2025” của Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày tại Đại hội XIII của Đảng. Tham luận

đã đề cập đến một số kết quả chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời nêu bật được
những hạn chế, bất cập, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm qua thực tiễn công tác
giai đoạn 2016- 2020. Đặc biệt, qua bài tham luận đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp chủ yếu giai đoạn 2021 – 2025 với 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, như:
Tiếp tục hồn thiện, xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu
số và miền núi theo hướng toàn diện, bền vững; Nâng cao hiệu quả các chương trình,
dự án, mở rộng vốn tín dụng ưu đãi đối với các dự án tạo sinh kế cho đồng bào; đa
dạng hoá và xã hội hố nguồn lực, trong đó, nguồn lực nhà nước có vai trị quan trọng
và quyết định để huy động các nguồn lực khác; Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế theo
hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp với tập quán của từng dân tộc. Phát triển các vùng
chuyên canh cây trồng, vật ni có năng suất, chất lượng cao. Chú trọng phát triển du
lịch sinh thái, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị văn hố các dân tộc... [3].

4


Nghiên cứu liên quan đến Chương trình 135 ở phạm vi địa phương, có một số
cơng trình, tài liệu nghiên cứu sau đây:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách cơng, năm 2017 của Hồng Minh Hà, Học viện
Hành chính quốc gia với đề tài "Thực thi Chương trình 135 giai đoạn 2011-2015 trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn". Luận văn đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về Chương trình 135 và
thực thi Chương trình 135; phân tích thực trạng, đánh giá những ưu điểm và những tồn
tại, hạn chế trong thực thi Chương trình 135 giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện Chương trình trong những năm tiếp theo [4].
Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, năm 2017 của Lê Thanh Cường, Học viện
Hành chính quốc gia với đề tài “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển
kinh tế - xã hội ở huyện nghèo Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, đồng thời chỉ ra được
những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế. Từ cơ sở lý luận và thực

tiễn, tác giả đề xuất các giải pháp với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, thực
hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại địa phương [7].
Kết quả nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế - xã hội của Chương trình 135 ở Tây
Nguyên - Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Đắk Lắk” của TS. Nguyễn Văn Đạt và Lê Ngọc
Vinh đăng trên Tạp chí Cơng Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng
công nghệ, số 19, tháng 8 năm 2020. Bài viết đã tập trung phân tích, đánh giá và đề
xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Chương trình 135, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững ở Vùng Tây Nguyên nói chung và Đắk
Lắk nói riêng trong thời gian tới [9].
Các cơng trình đã nghiên cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn là
nguồn tài liệu quý giá để học viên có cái nhìn tổng thể và đầy đủ hơn về phát triển kinh
tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, đồng thời, cung cấp những gợi ý cần thiết trong
việc triển khai luận văn này.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơng trình nào đi vào nghiên cứu tồn diện và
chun sâu về vấn đề thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt
khó khăn trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc
độ của khoa học Chính sách cơng. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính

5


sách phát triển

6


kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk” có
ý nghĩa cung cấp thêm những luận cứ khoa học, góp phần đánh giá thực tiễn thực hiện
chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn. Từ đó, đề xuất một số
kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này, không chỉ ở địa

bàn Huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk mà cịn có ý nghĩa tham khảo đối với các địa phương
khác có điều kiện tương tự.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn tại địa phương, đề tài đề xuất một số kiến
nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trên địa bàn huyện
M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hố cơ sở lý luận về chính sách cơng và thực thi chính sách phát triển
kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn.
- Phân tích thực trạng thực thi chính sách phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc
biệt khó khăn trên địa bàn huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua.
- Đánh giá những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân
của những hạn chế, bất cập trong q trình thực thi chính sách phát triển kinh tế - xã
hội ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc thực
hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn
huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn theo
Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là
chương trình 135).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn này đi sâu vào phân tích việc thực hiện chính

7



sách phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn ở huyện M'Drắk, tỉnh Đắk
Lắk theo Chương trình 135.
- Về khơng gian:
Luận văn tập trung nghiên cứu về q trình tổ chức thực hiện chính sách phát
triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 trên địa bàn
huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.
- Về thời gian:
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu q trình tổ
chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn theo
Chương trình 135 giai đoạn 2011 -2020 trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk. Đây
là giai đoạn các chính sách phát triển kinh tế - xã hội các đặc biệt khó khăn được triển
khai rộng ở nhiều xã của huyện, đạt được nhiều kết quả song cũng nảy sinh một số vấn
đề cần được quan tâm giải quyết để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó
khăn trên địa bàn huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk” được triển khai nghiên cứu dựa trên
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm
của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội các xã
đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, luận văn cũng kế thừa có chọn lọc những kết quả của các cơng trình
nghiên cứu trước đó về thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt
khó khăn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu dựa trên những văn kiện, báo
cáo, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa
phương, các cơng trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban
ngành đồn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính sách phát
triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn tại huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk, nhằm
làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.


8


Phương pháp phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp: Sử dụng các số liệu thống
kê từ báo cáo của Huyện ủy, UBND huyện M’Drắk và các phòng, ban của huyện... Qua
đó, nhằm cho thấy sự thay đổi trong quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn.
Phương pháp phỏng vấn sâu: đối tượng phỏng vấn là các hộ dân thụ hưởng
chương trình 135 hoặc chương trình lồng ghép 135 và người tham gia thực hiện
chương trình. Cụ thể, phỏng vấn 15 đại diện hộ dân và 05 cá nhân tham gia thực hiện
chương trình 135, ở các đối tượng gồm: hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tham gia thực
hiện chính sách.
6. Ý nghĩa và lý luận thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn hệ thống hoá một số cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển
kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn. Từ đó, cung cấp thêm những luận cứ khoa
học góp phần đánh giá khách quan, chính xác hơn về thực tiễn thực hiện chính sách
này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ những phân tích, đánh giá, luận văn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt
khó khăn trên địa bàn huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của luận văn này, có giá trị làm tài liệu tham khảo cho các
cơ quan, ban ngành trong quá trình hồn thiện và triển khai có hiệu quả các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk cũng như các
tổ chức, cá nhân có quan tâm đến lĩnh vực này.
Đồng thời, có thể làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, học tập trong q trình
thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển - kinh tế xã
hội các xã đặc biệt khó khăn.
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc

9


biệt khó khăn trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

10


Chương 3. Kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách
phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh
Đắk Lắk.

11


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN
1.1. Chính sách cơng và thực hiện chính sách cơng.
1.1.1. Khái niệm chính sách cơng
Hiện nay, thuật ngữ “chính sách cơng” (CSC) được sử dụng khá rộng rãi trên
các phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, định nghĩa
CSC vẫn là một chủ đề khó đạt được sự nhất trí rộng rãi.
Định nghĩa về “chính sách cơng”, có thể hiểu là “chính sách” khi gắn với vai
trị, chức năng của “khu vực cơng” được gọi là chính sách cơng. Đây khơng chỉ đơn
giản là sự ghép từ thuần túy, mà đã có sự thay đổi cơ bản về nội hàm, bởi nó có sự khác

biệt về chủ thể ban hành chính sách, về mục đích tác động của chính sách và vấn đề mà
chính sách hướng tới giải quyết. Cho đến hiện tại, có khơng ít định nghĩa khác nhau về
chính sách cơng, trong đó có một số định nghĩa khá phức tạp và bao hàm tương đối
rộng các chức năng và hoạt động.
Trong Understanding Public Policy, Thomas R.Dye định nghĩa như sau: “Chính
sách cơng là điều mà một chính phủ chọn để làm hoặc khơng làm” (Thomas R.Dye,
1972) [22, tr.16].
Chính sách công “là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban
hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị cùng hướng đến lựa chọn
mục tiêu và các phương thức để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc
phạm vi thẩm quyền” (William I.Jenkins, 1978) [23, tr.17]. Định nghĩa này cụ thể
chính sách cơng là một q trình chứ khơng chỉ đơn giản là một sự lựa chọn; đồng thời,
định nghĩa này cũng cho thấy một các rõ ràng chính sách cơng là “một tập hợp các
quyết định có liên quan với nhau”. Vì trên thực tế, hiếm khi nhà nước giải quyết một
vấn đề công bằng một quyết định đơn lẻ, mà hầu hết đều phải bao gồm hàng loạt các
quyết định khác nhau. Do đó, để hiểu một cách đầy đủ về chính sách của nhà nước cần
xem xét tất cả quyết định của các cá nhân, cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực
cơng mà chính sách hướng tới thực hiện. Hơn nữa, định nghĩa chính sách cơng của W.
Jenkins cũng xem q trình chính sách là hành vi định hướng mục tiêu của nhà nước.

12


Theo giác độ này, các chính sách

13


công là các quyết định do nhà nước ban hành để xác định mục tiêu và các phương tiện
(hay giải pháp) để đạt mục tiêu đó. Điều này cung cấp một số phương pháp đánh giá

chính sách cơng về sự thích đáng của mục tiêu và mối quan hệ phù hợp giữa mục tiêu
và phương tiện thực hiện.
Đối với Việt Nam, nhiều học giả trong nước đã tổng kết, phân tích một cách cụ
thể để chỉ rõ rằng: Chính sách cơng chính là kết quả của các quyết định của chính phủ,
các quyết định này nhằm duy trì tình trạng của xã hội hoặc giải quyết các vấn đề xã
hội, trong đó có vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội theo mục tiêu tổng thể của
Đảng đã vạch ra từ trước.
PGS.TS Nguyễn Hữu Hải quan niệm rằng: “Chính sách cơng là kết quả ý chí
chính trị của Nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với
nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề
công trong xã hội”. [8, tr.14]
Như vậy, cho dù có những cách hiểu khác nhau, song có thể hiểu chung nhất là:
Nhà nước là chủ thể đại diện cho quyền lực của nhân dân, ban hành chính sách để
mưu cầu lợi ích cho cộng đồng xã hội, được cả xã hội quan tâm. Chính sách cơng là
một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các
mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát
triển.
1.1.2. Tổ chức thực hiện chính sách cơng
Ở Việt Nam hiện nay, chu trình rút gọn của chính sách cơng gồm 3 bước: Xây
dựng chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, đánh giá chính sách. Trong đó, bước thứ
2 là tồn bộ q trình chuyển ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực tới đối tượng
quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng. Có thể nói đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết
định đến sự thành bại của một chính sách.
Quy trình tổ chức thực hiện chính sách là trình tự các bước trong q trình đưa
chính sách cơng vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản,
chương trình, dự án thực hiện chính sách cơng và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện
thực hóa mục tiêu chính sách cơng.
Trong quy trình này, các bước tổ chức thực hiện CSC khái quát như sau:

14



Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách.

15


Tổ chức thực hiện CSC là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì
thế chúng cần được lập kế hoạch, lên chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai
thực hiện một cách chủ động. Kế hoạch triển khai thực hiện CSC được xây dựng trước
khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai thực thi chính sách từ trung
ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện.
Kế hoạch này bao gồm những dự kiến về:
- Hệ thống tất cả các chủ thể, cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện
chính sách cơng.
- Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để tham gia thực thi chính sách cơng;
- Những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực thi;
- Cơ chế tác động giữa các cấp thực thi chính sách cơng.
- Dự kiến về các cơ sở vật chất, máy móc, xe cộ, phương tiện, điều kiện trang
thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực thi chính sách;
- Các nguồn lực tài chính, các vật tư, văn phịng phẩm…
- Thời gian duy trì chính sách...
- Tiến độ, hình thức, phương thức kiểm tra giám sát tổ chức thực thi chính sách.
- Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành hệ thống tham gia thực
thi chính sách.
- Dự kiến về trách nhiệm, nhiệm vụ, và quyền hạn của cán bộ, công chức và các
cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách.
- Dự kiến về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong thực thi
chính sách
Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách.

Phổ biến, tuyên truyền chính sách giúp cho các đối tượng chính sách và mọi
người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng
đắn của chính sách trong điều kiện hồn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính
sách. Qua đó để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời còn
giúp cho mỗi cán bộ, cơng chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ
tính chất, trình độ, quy mơ của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm
kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực

16


thi có hiệu

17


×