Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG THÔNG LÁ DẸT (Pinus krempfii) và PƠ MU (Fokienia hodginsii) TẠI KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 37 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
CHI CỤC LÂM NGHIỆP

SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
KHÁNH HỊA

ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ PHẠM VI PHÂN BỐ VÀ THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG
ĐỐI VỚI 2 LỒI THƠNG LÁ DẸT (Pinus krempfii)
VÀ PƠ MU (Fokienia hodginsii) TẠI KHÁNH HÒA
Chủ nhiệm đề tài: KS. Trần Giỏi

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
THÔNG LÁ DẸT (Pinus krempfii) và PƠ MU (Fokienia hodginsii)
TẠI KHÁNH HÒA
Thực hiện: Th.S Nguyễn Thanh Nguyên
& KS. Trần Giỏi

Nha Trang - 05/2014


Tham gia thực hiện:
Võ Quang Cảnh (Chi cục Lâm nghiệp KH)
Trương Thị Cẩm Nhung (Đại học Nơng Lâm, TP.HCM)
Lê Đình Quốc (Đại học Nông Lâm, TP.HCM)
Trương Quốc Tân (Đại học Nơng Lâm, TP.HCM)
Lê Kim Hồn Vũ (BQL. Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà)
Nguyễn Thanh Chế (BQL. Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà)
Nguyễn Xuân Lợi (BQL. Khu Bảo tồn thiên nhiên Hịn Bà)
Lương Nguyễn Nhật Trường (Phịng Nơng nghiệp H. Khánh Vĩnh)


Bo Văn Lợi (Trạm QLBVR Sơn Thái - Cty TNHHMTV Lâm sản)
Nguyễn Hải Đăng (Đội QLBVR - Cty TNHHMTV Lâm Sản)
Phạm Hữu Nhân (Trạm QLBVR.Giang Ly - VQG Bidoup Núi Bà)
Đơn vị tư vấn:
Tổ Cảnh quan & Hoa viên - Đại học Nông Lâm, TP.HCM.
Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển - TP.HCM
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm lâm sinh Lâm Đồng
Đơn vị phối hợp:
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ninh Hòa - Khánh Hòa
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Khánh Sơn - Khánh Hòa
Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà - Khánh Hòa
Trạm Quản lý bảo vệ rừng Sơn Thái (Cty TNHHMTV Lâm sản)
Trạm Quản lý BVR. Giang Ly - VQG. Bidoup Núi Bà - Lâm Đồng

.

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................... 7
1. Nghiên cứu về Thông lá dẹt .......................................................................... 7
1.1. Ngoài nước............................................................................................. 7
1.2. Trong nước............................................................................................. 8
2. Nghiên cứu về Pơ mu .................................................................................. 10
2.1. Ngoài nước........................................................................................... 10
2.2. Trong nước........................................................................................... 11
II. NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................13
1. Nội dung ..................................................................................................... 13

2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 13
2.1.Phương pháp nhân giống hữu tính (giống hạt) ....................................... 13
2.2. Phương pháp nhân giống sinh dưỡng (giống hom) ............................... 14
III. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ....................................................................... 14
1. Nhân giống hữu tính ................................................................................... 14
1.1. Nhân giống hạt Thông lá dẹt ................................................................ 14
1.2. Nhân giống hạt Pơ mu .......................................................................... 16
2. Thử nghiệm giâm hom ................................................................................ 19
2.1. Giâm hom Thông lá dẹt ........................................................................ 19
2.2. Giâm hom Pơ mu ................................................................................. 21
3. Theo dõi sinh trưởng cây con tại vườn ươm ................................................ 24
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................... 26
1. Kết luận ...................................................................................................... 26
2. Đề xuất ....................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 29
HÌNH ẢNH MINH HỌA .............................................................................. 30

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

Phân tích phương sai (Analysis of variance)

AVERAGE

Trị số trung bình

Between Groups


Tổng sai số giữa các nhóm (SST)

COUNT

Số quan sát

CSDL

Cơ sở dữ liệu

D1.3

Đường kính ngang ngực (cm) - đo ở độ cao 1,3m

df

Bậc tự do

F

F thực nghiệm - Giá trị thống kê (F - ratio)

Fcrit.

F lý thuyết (F critical)

FFI

Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế


GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)

H

Chiều cao cây (m)

IAA

Indole acetic acid

IBA

Indole butyric acid

Interaction

Tương tác (giữa 2 yếu tố)

IUCN

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới

IVI

Chỉ số giá trị quan trọng (Importance value index)

LSD


Sai biệt có nghĩa nhỏ nhất (Least significant difference)

MS

Trung bình bình phương

NAA

Naphthalene acetic acid

N/ha

Mật độ (cây/ha)

Nmax

Mật độ tối đa (cây/ha)

Nmin

Mật độ tối thiểu (cây/ha)

OTC

Ô tiêu chuẩn

OTS

Ô tái sinh


OXT

Ô xúc tiến tái sinh tự nhiên

P - value

Giá trị xác xuất

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

Source of Variation Nguồn sai số
SS

Tổng bình phương

Within Groups

Tổng sai số trong từng nhóm (SSE)

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Kết quả thử nghiệm gieo ươm hạt Thông lá dẹt.................................. 15
Bảng 2. So sánh tỷ lệ nẩy mầm của hạt Thông lá dẹt giữa 4 xuất xứ ............... 15
Bảng 3. Kết quả thử nghiệm gieo ươm hạt Pơ mu ........................................... 17

Bảng 4. So sánh tỷ lệ nẩy mầm của hạt Pơ mu giữa 4 xuất xứ ......................... 17
Bảng 5. So sánh trung bình giữa các nhóm ...................................................... 18
Bảng 6. Kết quả thử nghiệm giâm hom Thông lá dẹt....................................... 19
Bảng 7. So sánh tỷ lệ ra rễ của hom Thông lá dẹt ............................................ 20
Bảng 8. Kết quả thử nghiệm giâm hom Pơ mu ................................................ 21
Bảng 9. So sánh tỷ lệ ra rễ của hom Pơ mu ..................................................... 22
Bảng 10. Tổng hợp kết quả nhân giống Thông lá dẹt và Pơ mu ....................... 24
Bảng 11. Tổng hợp kết quả theo dõi sinh trưởng cây con tại vườn ươm .......... 25

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. So sánh tỷ lệ nẩy mầm của hạt Thông lá dẹt giữa 4 xuất xứ ........... 16
Biểu đồ 2. So sánh tỷ lệ nẩy mầm của hạt Pơ mu giữa 4 xuất xứ ..................... 19
Biểu đồ 3. So sánh tỷ lệ ra rễ của hom Pơ mu ................................................. 24

4


MỞ ĐẦU

Dự án “Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng
nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục Nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng
sinh thái” do Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp thực hiện
(Viện Điều tra Quy hoạch rừng, năm 2010) đã nhận định nhiều lồi trong
nhóm thực vật nguy cấp q hiếm chưa được quan tâm bảo tồn đúng mức,
mặc khác một số nơi do không đủ điều kiện hoạt động nên công tác bảo
tồn và phát triển các loài thực vật nguy cấp q hiếm bị lãng qn. Trong
số đó, 2 lồi Pơ mu và Thông lá dẹt đã được xác định mức độ nguy cấp và
có nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.
Đặc trưng nổi bật ở phần lớn các loài cây lá kim bản địa là sinh sống

trên các vùng núi cao hiểm trở, điều kiện khí hậu và lập địa khơng thuận
lợi cho tái sinh tự nhiên, ngồi ra đây còn là các đối tượng thường xuyên bị
tác động chặt phá mạnh do con người gây nên. Thế nên, vấn đề bảo tồn
các loài cây này đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Cây Pơ mu có phạm vi phân bố rất rộng, xuất hiện tại 17 tỉnh trong
cả nước, từ miền Bắc xuống tới Ninh Thuận, loài này hiện đang được bảo
tồn tại hơn 14 Vườn quốc gia và Khu BTTN, tuy nhiên nhiều cây có đường
kính lớn có giá trị thương mại vẫn đang bị khai thác lén lút. Riêng tại
Khánh Hịa, tình trạng lạm thác trái phép Pơ mu đến mức báo động, nhiều
quần thể đã bị suy kiệt cả về số lượng và chất lượng. Kết quả điều tra về
phân bố cho thấy cịn rất ít cây đạt chất lượng phục vụ cho công tác nhân
giống, đồng thời khả năng tái sinh tự nhiên cũng rất hạn chế.
Là loài đặc hữu hẹp của Việt Nam, vấn đề phân loại và tiến hóa của
Thơng lá dẹt còn nhiều tranh cãi đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước. Đặc trưng về lâm học của loài cũng chưa được nghiên cứu thấu đáo,
do phạm vi phân bố hẹp (chỉ 4 tỉnh Nam Tây nguyên và Trung bộ) gồm
các quần thể có quy mơ nhỏ và phân tán, cơng tác bảo tồn đứng trước
nhiều khó khăn. Mối đe dọa lớn nhất là mất sinh cảnh sống do khai hoang
và khai thác rừng, tình trạng biến đổi khí hậu; tái sinh tự nhiên kém dẫn
đến thiếu lớp cây kế cận. Việc mở đường giao thông xuyên qua khu vực
phân bố của loài này cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy
giảm về số lượng.

5


Những vấn đề nêu trên cho thấy công tác bảo tồn và phát triển bền
vững đối với Thông lá dẹt và Pơ mu đòi hỏi phải đặt ra nhiều giải pháp
mang tính đồng bộ, trong đó nghiên cứu về nhân giống là ưu tiên hàng đầu.
Tại các nước tiên tiến, để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, nhiều

phương thức nhân giống được triển khai trên cơ sở áp dụng các tiến bộ về
công nghệ sinh học nhằm mục tiêu tạo ra nguồn giống chất lượng cao và
đủ đáp ứng cho các chương trình trồng phục hồi và phát triển bền vững.
Mặc khác, kết hợp sử dụng giống có chất lượng di truyền được cải thiện
với việc trồng đúng lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
thích đáng là những biện pháp tổng hợp bảo tồn nguồn gen cây rừng.
Đối với nước ta, công tác nhân giống đối với các lồi cây q hiếm,
nguy cấp nói chung và đối với Thông lá dẹt và Pơ mu nói riêng, đã đạt
được một số thành cơng. Tuy vậy, cơng tác giống cây rừng vẫn cịn một số
bất cập, như tỷ lệ giống có chất lượng cao được sử dụng chưa nhiều, việc
áp dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào cải thiện giống mới ở
giai đoạn ban đầu. Ngồi ra, phần lớn nghiên cứu cịn mang tính địa
phương, khó đánh giá một cách tồn diện.
Nội dung của chuyên đề này là thử nghiệm nhân giống đối với
Thông lá dẹt và Pơ mu theo 2 phương thức: gieo hạt và giâm hom, nhằm
mục tiêu góp phần bảo tồn nguồn gen đối với 2 loài cây nguy cấp, quý
hiếm này.

6


I. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu về Thơng lá dẹt
1.1. Nghiên cứu ngồi nước:
- Danh pháp:
Tên nước ngồi: Krempf’s Pine (Thơng Krempf)
Tên khoa học: Pinus krempfii H. Lecomte (1921)
Tên đồng danh: Pinus krempfii Lec. var. poilanei Lec. (1924)
Ducampopinus krempfii (Lec.) A.Chev. (1944)
- Pinus krempfii có dạng cây gỗ lớn, thường mọc vượt tầng, cao đến

30 m. Là một trong những lồi Thơng bất thường nhất với lá có phiến dẹp
phẳng, lồi đặc hữu xuất hiện trong 1 khu vực nhỏ ở vùng cao nguyên phía
Nam Việt Nam, đã trải qua quá trình suy giảm do hậu quả của chiến tranh,
lửa rừng và sự chuyển đổi từ rừng tự nhiên sang rừng trồng và các mục
đích khác. Mặc dù phần lớn các quần thể hiện tại đã thuộc Vườn quốc gia,
tuy nhiên do sự phát triển cơ sở hạ tầng đã dẫn đến tình trạng sinh cảnh
rừng bị chia cắt hơn nữa [17].
- Thông Krempf thường xuất hiện ở độ cao từ 1.200-2.000 m, trên
các đỉnh núi bằng hoặc các sườn dốc. Mọc hỗn giao với các loài cây lá
rộng thường xanh, với các họ ưu thế là Fagaceae) và Lauraceae. Có mối
quan hệ sinh thái với các lồi Pơ mu, Thơng Đà Lạt và Thơng tre [15].
- Theo Campbell & Hammond (1989), nghiên cứu về hệ thực vật tại
cao nguyên Đà Lạt đã ghi nhận tình trạng hỗn giao giữa các loài cây gỗ
cứng, dương xỉ thân gỗ và lồi thơng cổ đại -Thơng Krempf- là các thành
phần đại diện cho thảm thực vật phân bố dọc theo các sườn dốc trong khu
vực. Hàng trăm, có thể là hàng ngàn cá thể Thông Krempf đã được tìm
thấy tại 3 địa điểm. Hiện diện trên nền đất laterite hóa, thốt nước tốt, có
độ pH thấp. Mùa mưa thường xảy ra từ tháng 8-11.
- Tình trạng bảo tồn:
Trong những năm chiến tranh (1960-70), một số quần thể Thông
Krempf bị các tác động hủy diệt do thuốc khai hoang và bom đạn (Westing
& Westing, 1981). Ngoài ra, do áp lực gia tăng dân số, nhiều diện tích
rừng bị khai hoang để sản xuất nơng nghiệp, vì thế phạm vi phân bố của
Thông Krempf tại Lâm Đồng đã bị thu hẹp đáng kể.
Theo IUCN (2013-2), Pinus krempfii là loài đặc hữu của Việt Nam
hiện diện ở phía nam dãy Trường Sơn, tại những khu vực: Hòn Vọng Phu,
Chu Yang Sinh và dãy núi BiDoup, thuộc phạm vi của 4 tỉnh Đắc Lắc,
Lâm Đồng, Khánh Hòa và các tỉnh Ninh Thuận. Phân bố trong khoảng 10
địa điểm khác nhau và phạm vi được ước tính là 1.925km2. So với ghi
nhận trước đây (Lecomte,1920) diện tích có phần lớn hơn (khoảng 3.000

km2), như vậy đã có sự suy giảm hơn 30% trong vòng ba thế hệ [16].

7


- Chưa thấy có cơng trình nghiên cứu nào của các tác giả ngồi nước
về nhân giống Thơng lá dẹt. Ngồi ra, đã có đề xuất từ một vài Vườn thực
vật nổi tiếng, với mong muốn được trồng thử nghiệm lồi cây này tại vùng
có khí hậu ơn đới, để có thể nghiên cứu kỹ hơn về đặc điểm sinh học của
Thơng Krempf.
2. Nghiên cứu trong nước:
- Hình thái và sinh sản: Thơng lá dẹt thường có kích thước cao lớn,
rất khó theo dõi q trình thụ phấn và phát triển nón quả.
Nón đơn tính, nón đực nhỏ yếu, dạng đi sóc, mọc thịng. Nón cái
thường mọc đơn độc, hình trứng, dài 4-9 cm và rộng 3-8 cm, gồm nhiều
vẩy hóa gỗ (12-20 vẩy hữu thụ), treo rũ với cuống cong ngắn, khi chín
(màu vàng nâu) vẩy tách và phát tán hạt khi còn trên cây. Hạt nhỏ màu nâu
nhạt, hình trứng, 4-5mm, được nối liền với cánh dài 10-15mm.
Nón xuất hiện vào tháng 4-5. Hạt giống rất khó thu hái, thường nón
chín và phát tán hạt trong khoảng thời gian từ tháng 7-10, do vậy khó dự
đốn được thời gian tốt nhất để thu hạt.
Hạt khi chín có thể phát tán trong một phạm vi tương đối rộng và nón
quả cịn tồn tại một thời gian trên cây.
Cây mầm thường có khoảng 10-13 lá mầm đầu tiên, dạng sợi có hình
xoắn cong về một hướng như lưỡi liềm, dài khoảng 2-3cm, sau đến là các
lá nhỏ mọc quanh thân, dài 1,5-2,5cm. Khi cây ở độ tuổi non (5-20 tuổi), lá
dài và rộng bản (dài 10-16cm) hơn lá cây trưởng thành, xếp như hai lưỡi
kéo ở phần đầu cành [5].
- Phân bố và quần thể: Hiện diện trong kiểu rừng hỗn giao giữa cây
lá rộng và cây lá kim, với diện tích trên 50.000 ha (trong đó khoảng 14.000

ha ở VQG Bidoup Núi Bà, 10.000 ha thuộc xã Đa Chay, huyện Lạc
Dương, tỉnh Lâm Đồng; 750 ha thuộc khu vực Cổng Trời-xã Lát, huyện
Lạc Dương). Riêng VQG Bi Doup Núi Bà có khoảng 30 tiểu quần thể, mỗi
quần thể có số lượng cá thể trưởng thành dưới 250 (có quần thể chỉ còn vài
cá thể). Trong vùng phân bố tập trung nhất, mật độ trung bình khoảng 20
cây/ha. Nhìn chung Thơng lá dẹt có phân bố khơng liên tục mà ngắt quãng,
khoảng cách ngắt quãng khá lớn (100 - 200m) [11].
- Đặc điểm tái sinh: Trong rừng nguyên sinh có độ tàn che lớn (0,8)
và đất có tầng mùn dày (>50 cm), ở trên sườn và đỉnh hầu như không gặp
cây tái sinh, cá biệt chỉ gặp 1 - 2 cây mạ ở cách gốc cây mẹ 20m nơi cây gỗ
lớn mới đổ; ngoài ra ở những rừng hỗn giao có độ che khá lớn (0,6 - 0,8)
Thơng lá dẹp cũng tái sinh kém. Nhưng tại vị trí trống có tầng mùn mỏng,
độ ẩm cao, lại gặp rất nhiều cây mạ. Điều này chứng tỏ cây mạ địi hỏi có
nhiều ánh sáng [4].

8


- Tình trạng bảo tồn: Thơng lá dẹt nằm trong nhóm IIa của Nghị
Định 32-CP. Mối đe dọa lớn nhất là mất sinh cảnh sống do khai thác rừng;
tái sinh kém dẫn đến thiếu lớp cây kế cận. Việc mở đường giao thơng băng
qua khu vực phân bố của lồi này (tuyến đường Khánh Lê-Lâm Đồng)
cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm về số lượng.
Theo báo cáo của VQG Bidoup Núi Bà, số lượng cá thể/quần thể đang suy
giảm trong khoảng 10 năm trở lại đây [10].
- Đề tài “Bảo tồn nguồn gen thực vật rừng” do Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam chủ trì từ năm 1988, đã phối hợp với các cơ quan chức
năng và địa phương như với Cục kiểm lâm và đặc biệt là với Sở Nông Lâm
Lâm Đồng, Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên (Đà Lạt), Trung tâm
nghiên cứu lâm sinh Lâm Đồng, đã nhiều lần tiến hành điều tra, khảo sát

tại hai vùng phân bố chính của Thông lá dẹt là Cổng Trời và vùng Long
Lanh, đã thu thập hạt, cây con tái sinh, thử nghiệm gây trồng và đề xuất
phương án bảo vệ cho lồi thơng này, tuy nhiên kết quả đạt được còn rất
hạn chế [11].
- Năm 2007, Lê Cảnh Nam đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh
học của lồi Thơng lá dẹt tại VQG Bidoup Núi Bà với các kết quả sau:
Thông lá dẹt là lồi phân bố hẹp và mang tính đặc hữu, khả năng tái sinh
hạn chế; phân bố chủ yếu ở độ cao từ 1460 m trở lên trong kiểu rừng hỗn
giao cây lá rộng - cây lá kim, trên nền đất có độ pH từ 4,9 - 5,4 và hàm
lượng N tổng số từ 0,138 - 0,441; và có quan hệ hỗ trợ với các loài Cáp
mộc, Trâm đỏ và Tiểu hồi [1].
Nhìn chung, việc gây trồng Thơng lá dẹt ở ngồi vùng phân bố tự
nhiên cịn nhiều trở ngại, cần được phân tích kỹ. Những nỗ lực thực
nghiệm được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiến hành đã khơng
thành cơng vì u cầu sinh trưởng của lồi này rất đặc trưng và chưa được
nghiên cứu thấu đáo. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về khả năng tái
sinh cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh để làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp bảo tồn hợp lý. Đồng thời tiến hành thu quả gieo ươm
và giâm hom thực nghiệm để chuẩn bị xây dựng các mơ hình trồng.
- Trên cơ sở đó, năm 2010, VQG Bidoup Núi Bà đã bắt đầu tiến hành
xây dựng mơ hình trồng rừng để bảo tồn và phát triển bền vững lồi Thơng
lá dẹt ở Lâm Đồng. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cũng đã tiến
hành thu thập hạt, cây con để gây trồng thử nghiệm tại trạm Lâm sinh
Măng Linh (1989), nhưng kết quả rất hạn chế.
- VQG Bidoup-Núi Bà đã thực hiện 2 mô hình trồng rừng bảo tồn
đối với 2 lồi Thơng lá dẹt và Pơ mu, kết quả sơ bộ như sau:
+ Thông lá dẹt: trồng tại TK.79A, xã Đa Nhim, huyện lạc Dương,
diện tích khoảng 2 ha.
Mơ hình 1: mật độ trồng 1.000 cây/ha, trạng thái rừng IA, tỷ lệ sống
35%.

9


Mơ hình 2: mật độ trồng 500 cây/ha, trạng thái rừng IIIA1, tỷ lệ
sống 30%.
+ Pơ mu: trồng tại TK.91, xã Đa Chais, huyện lạc Dương, diện tích
khoảng 1,5 ha. Mật độ trồng 500 cây/ha, tỷ lệ sống 30%.
Đánh giá: Cả hai lồi cây đều có tỷ lệ sống thấp.
- Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Lâm Đồng cũng đã
từng giâm hom Thông lá dẹt (2010), tuy nhiên chỉ có 1 vài hom ra rễ với tỷ
lệ cây sống rất thấp.
Về nhân giống hữu tính: do hạt giống khó thu hái nên chưa có các kết
quả khả quan về nhân giống hữu tính. Cây mầm có thể gặp trong rừng tự
nhiên nhưng rất di thực về trồng, cây trồng sinh trưởng kém [6].
Đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu quy mô về nhân giống đối
với Thông lá dẹt, chỉ có vài nghiên cứu nhỏ lẻ về phương thức nhân giống
bằng hạt và hom, tuy nhiên chưa thấy các báo cáo chính thức.
2. Nghiên cứu về Pơ mu
2.1. Nghiên cứu ngoài nước:
- Danh pháp:
Tên khoa học: Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.Thomas
- Pơ mu theo các tài liệu nước ngoài gọi là Fujian cypress (Tùng
Phúc Kiến), do loài này mọc rất nhiều tại Phúc Kiến (Flore of China).
- Loài cây này phân bố ở 3 nước: Trung Quốc, Lào và Việt Nam.
Tại Trung Quốc, Pơ mu hiện diện trong giới hạn độ cao từ 100-1800m,
trong khi đó tại Việt Nam lên đến 800-2400m, sự biến động về độ cao này
có thể do khác biệt về vĩ độ, địa hình, hoặc bởi mức độ tác động khác nhau
do con người gây nên (Anon, 2010).
- Các cơng trình nghiên cứu (trên thế giới) liên quan đến đặc tính
sinh thái và nhân giống cây Pơ mu có phần hạn chế, chủ yếu là tại Trung

quốc. Có thể liệt kê 1 vài nghiên cứu sau:
+ Nghiên cứu của Zheng Ren-hua et al. (2004) về tuyển chọn giống
Pơ mu đã xác định: trọng lượng bình qn của mỗi nón quả là 2,757g, dao
động từ 1,342 đến 4,748g; bình qn khoảng 300-400 nón/ kg
Về hạt giống: bình quân khoảng 170.000 hạt/kg
Kết quả này là bước đệm cho các nghiên cứu tiếp theo về cải thiện
di truyền, bảo tồn nguồn gen Pơ mu [13].
+ Nghiên cứu của Wu Qing-jin (2008) về tuyển chọn cây trội, đã đo
đếm và phân tích các dữ liệu từ 80 cây ở độ tuổi là 5 tuổi (có nguồn gốc
hạt) sau đó tuyển chọn ra 15 cây trội có các kết quả về hình thân như sau:
chiều cao cây trung bình: 5,5m, đường kính ngang ngực: 7cm và khối
lượng gỗ: 0,0119m3. Quá trình tuyển chọn cho thấy, ở mức 5 tuổi, các cây

10


trội có tính trạng sinh trưởng tốt có thể đưa vào xây dựng vườn giống và
nhân giống sinh dưỡng [12].
+ Nghiên cứu của Zheng Rong et al. (2007) về giâm hom Pơ mu đã
cung cấp các thông tin: hom được cắt từ cây mẹ 2-4 tuổi, sử dụng IBA với
nồng độ thấp (100mg/L) giúp hom ra rễ, giâm trên nền cát sạch, thời điểm
giâm hom tốt nhất là từ tháng 6-10 tại Phúc Kiến, Tuy nhiên báo cáo này
không thể hiện tỷ lệ ra rễ [14].
- Theo Osborn (2004), chuyên gia của tổ chức FFI, đã tiến hành điều
tra hiện trạng chung của Pơ mu và đưa ra những đề nghị sau:
+ Tiếp tục thu thập các tài liệu đã cơng bố có liên quan và hữu ích
cho việc thực hiện kế hoạch quản lý
+ Tiến hành nghiên cứu chi tiết về đặc tính sinh thái và phương thức
tái sinh của Pơ mu
+ Đánh giá trữ lượng gỗ đứng Pơ mu bằng phương pháp viễn thám

hoặc các phương pháp khác
+ Tập hợp và tổng quan tất cả các thông tin về phân bố, mật độ của
Pơ mu
Công tác bảo tồn và phát triển bền vững Pơ mu phụ thuộc hoàn toàn
vào những hiểu biết về sinh thái và phương thức tái sinh của loài.
- Do biến động giảm về số lượng của các cá thể và các quần thể bị
thu hẹp về kích thước khiến cho lồi Pơ mu phải đối mặt với xác suất tuyệt
chủng tăng cao. Các quần thể nhỏ và cơ lập thường dẫn đến tình trạng suy
giảm lưu lượng gen, mặc khác lại tăng nguy cơ về di truyền ngẫu nhiên và
giao phối cận dòng (Barrett và Kohn, 1991). Điều này làm giảm đa dạng di
truyền, giảm tính thích nghi đối với mơi trường sống. Vì thế, để phục vụ
công tác bảo tồn Pơ mu cần đẩy nhanh nghiên cứu về nhân giống nhằm
cung cấp nguồn cây con đủ chất lượng đáp ứng yêu cầu trồng bổ sung vào
các quần thể tự nhiên [3], [11], [17].
2.2. Nghiên cứu trong nước:
- Dự án của Viện Khoa học Lâm nghiệp về “Chuẩn bị và thực hiện
chiến lược quản lý Pơ mu (Fokienia hodginsii) ở Việt Nam đến năm 2008
đã đề cập nhiều vấn đề bức xúc:
+ Tình trạng lạm thác diễn ra từ nhiều năm qua đã đe dọa đến sự diệt
vong của Pơ mu, mặc dù Nghị định 18/1992 HĐBT quy định danh sách
những loài động thực vật quý hiếm và những quy định về quản lý, bảo vệ
chúng. Pơ mu thuộc nhóm lồi cây gỗ có giá trị kinh tế cao do bị khai thác
quá mức dẫn đến tình trạng kiệt quệ và có nguy cơ bị tuyệt chủng - nhóm
IIA của Danh mục thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại (Nghị định số 32/2006).
+ Thiếu dữ liệu chính xác về hiện trạng quần thể Pơ mu cũng như về
số lượng cá thể và trữ lượng cây đứng.

11



+ Thơng tin về sinh thái của Pơ mu có thể tham khảo từ nhiều
nguồn, nhưng những tài liệu này chỉ cung cấp một vài thông tin và thường
lập lại thông tin của nhau. Dự án đã dẫn chứng và nhấn mạnh cần phải có
những nghiên cứu cụ thể về sinh thái và tái sinh của Pơ mu (Aljos Farjon,
2002).
+ Để sử dụng bền vững loài cây này cần xây dựng kế hoạch quản lý
Pơ mu trong cả nước trên cơ sở tổng hợp hiện trạng và đánh giá toàn diện.
+ Đề xuất chiến lược bảo tồn cả nội vi và ngoại vi cho loài cây quý
hiếm này.
- Hiện trạng bảo tồn: theo Sách đỏ Việt Nam (2007), loài cây này
được xếp ở mức “Nguy cấp” (EN- Endangered) do khu phân bố bị suy
giảm nghiêm trọng và tệ nạn khai thác trái phép vẫn tiếp diển ở nhiều nơi
với cường độ mạnh, kể cả trong các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên
nhiên. Hai quần thể tự nhiên tại Kỳ Sơn (Nghệ An) và Văn Bàn (Lào Cai)
đã được đăng ký là nguồn giống quốc gia. Ở một số nơi (Nghệ An, Sơn La,
Lào Cai, Lâm Đồng) những khu vực trồng thử nghiệm Pơ mu đã được thiết
lập khá thành cơng, hiện cịn đang theo dõi [4].
- Hạt Pơ mu sau khi thu hái, đem gieo sẽ có tỷ lệ nẩy mầm trên 50%.
Hạt giống có thể trữ lạnh (90C) nhưng không quá 150 ngày và tỷ lệ nẩy
mầm chỉ còn khoảng 30% [8].
- Theo báo cáo “Cải thiện giống và quản lý giống cây rừng ở Việt
Nam” : Nét đặc trưng để nhân giống các loài cây lá kim thành cơng là các
hom giâm phải có cả ngọn thì cây hom mới có thể phát triển thành cây, độ
ẩm giá thể giâm hom không lớn (dưới 50%), độ ẩm khơng khí lại phải lớn
(hơn 90%), mùa giâm hom có hiệu quả cao thường là mùa lạnh, loại hom
có tỷ lệ ra rễ cao nhất khi nhân giống hom là chồi vượt nửa hố gỗ. Đã có
một số lồi cây lá kim được nhân giống thành công (ở quy mơ thí nghiệm),
đạt tỷ lệ ra rễ từ 60-100%, trong đó có Pơ mu.
Hom non Pơ mu được giâm, khoảng 2 tuổi, có thể đạt tỷ lệ ra rễ

70% , khi xử lý với TTG1 (là chế phẩm của IBA), tỷ lệ này có thể lên đến
100 % theo các điều kiện tốt nhất. Ngồi ra có thể sử dụng chất BAP để
giâm hom [2], [3].
- Theo một nghiên cứu khác, hom Pơ mu được giâm thành công
ở những cá thể từ 2-8 tuổi, bằng cành của cây trưởng thành hoặc đã
qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 85-90% khi xử lý bằng NAA 1% sau 60 –
90 ngày giâm, với giá bằng cát hay trực tiếp trong túi bầu. Cây Pơmu
trồng bằng hom có tiềm năng sinh trưởng tốt và có thể mở ra triển
vọng phục hồi rừng. Nhìn chung, các lồi cây q hiếm như Pơ mu có
khả năng phát triển tốt, nhưng nguồn hạt rất hiếm hoặc khơng đủ đáp
ứng nhu cầu, do đó cần phát triển trồng rừng trên diện rộng bằng cây
hom [9].

12


- Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể nhằm mục đích bảo tồn lồi
Pơ mu của Nguyễn Thị Phương Trang (Viện Sinh thái và TNSV, 2012) đã
nhân giống Pơ mu bằng giâm hom, với thuốc kích thích ra rễ IBA 400
ppm, tỷ lệ thành công là 75% [7].
- Nghiên cứu về ni cấy mơ Pơ mu đã được nhóm tác giả Phạm
Thế Anh và cộng sự (Viện Sinh học Nhiệt đới) thực hiện năm 2007. Kết
quả cho thấy Pơ mu ra rễ nhiều và dài nhất trên môi trường WPM + IBA
(5mg/l), sau 45 ngày nuôi cấy.
II. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung
Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật nhân giống đối với Thông lá
dẹt và Pơ mu, bao gồm:
- Nhân giống hữu tính (giống hạt)
- Nhân giống sinh dưỡng (giống hom)

2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp nhân giống hữu tính (giống hạt):
- Chọn cây mẹ và thu hái nón hạt:
Về nguyên tắc, cây mẹ được chọn là cây trội đang sinh trưởng và
phát triển tốt, thân thẳng, không cong queo hoặc bị sâu bệnh. Độ tuổi từ 30
đến 40 tuổi, D1.3: 25 - 35cm, sai quả. Tuy nhiên, do số lượng cá thể của 2
lồi rất ít và phân tán, nên các đối tượng được chọn theo các chỉ tiêu ở mức
tương đối về hình thân.
Thu hái giống: mùa thu hái nón thường từ tháng 9-12, khi vỏ nón
chuyển màu từ màu xanh sang màu nâu vàng.
- Xử lý hạt: Sau khi thu hái, nón quả được phơi khơ ở nơi nắng nhẹ
và sau 7 - 10 ngày các hạt giống được tách ra, sàng lọc để loại bỏ hạt lép
và các tạp chất. Sau đó hạt sẽ được xử lý cho nẩy mầm và theo dõi.
- Bố trí thử nghiệm: Nón hạt được thu hái theo 4 xuất xứ ở các địa
phương Ninh Hịa, Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; bố trí nhân giống
theo kiểu khối đầy đủ (3 lần lặp).
Số hạt thực hiện gồm:
Pơ mu
: 30 hạt x 4 xuất xứ x 3 lặp = 360
Thông lá dẹt : 30 hạt x 4 xuất xứ x 3 lặp = 360
Tổng cộng: 720/ 2 loài
- Cây mầm được gieo vào bầu PE (7x 12cm), xếp luống và nuôi
dưỡng trong vườn ươm.
- Địa điểm vườn ươm: đặt tại đỉnh Hòn Bà và Trạm QLBVR Sơn
Thái, cao độ 1500m. Cả 2 nơi đều có khí hậu ẩm mát, mưa nhiều (trên
2.000mm/năm), diện tích mỗi vườn khoảng 60 m2, được phủ lưới và có thể

13



điều chỉnh độ che nắng; nguồn nước đủ để tưới phun sương. Đất sử dụng
gồm hỗn hợp đất mùn (40%) được lấy từ nơi có quần thể Pơ mu và Thơng
lá dẹt, phần cịn lại là đất mặt tại chỗ.
- Theo dõi và đánh giá quá trình sinh trưởng của từng xuất xứ trong
vòng 1 năm.
2.2. Phương pháp nhân giống sinh dưỡng (giống hom)
- Cách chọn hom: Hom giâm phải có cả ngọn, là chồi vượt nửa hố
gỗ. Về độ tuổi: hom non, khoảng 2-5 tuổi.
- Xử lý hom: hom được cắt vát phía dưới bằng kéo sắc. Chiều dài
hom khoảng 15-20 cm
- Chất kích thích ra rễ: sử dụng 2 loại auxin là IAA (Indole acetic
acid) và NAA (Naptalen acetic acid) ở dạng dung dịch, nồng độ thấp từ
0,5-1% (đối với Pơ mu) và 1-2% (đối với Thông lá dẹt).
- Các điều kiện thích hợp nhất để cây hom ra rễ là ở nhiệt độ 28 o
33 C , độ ẩm khơng khí ở khu giâm hom 90% và thường xuyên tưới phun
sương. Giá thể sử dụng là cát sạch đã được khử trùng.
- Bố trí thử nghiệm: Thực hiện với 4 xuất xứ hom, mỗi xuất xứ chọn
30 hom, thử nghiệm trên 2 nhóm auxin (IAA, NAA), bố trí kiểu khối đầy
đủ (3 lần lặp), số hom thực hiện gồm:
Pơ mu
: 15 hom x 4 x.xứ x 2 auxin x 3 lặp = 360
Thông lá dẹt : 15 hom x 4 x.xứ x 2 auxin x 3 lặp = 360
Tổng cộng: 720/ 2 loài
Đối chứng: 20 hom được chọn từ 4 xuất xứ cho mỗi loài.
- Sử dụng phần mềm thống kê Analysis-Anova để phân tích và đánh
giá các kết quả.
III. KẾT QUẢ – THẢO LUẬN
1. Nhân giống hữu tính
1.1. Nhân giống hạt Thơng lá dẹt:
- Nón quả của Thông lá dẹt được thu hái tại 4 quần thể khác nhau ở

các địa điểm: Khánh Phú, Ninh Tây (hịn Vọng Phu), Sơn Thái và Hịn
Giao
- Các thơng số kỹ thuật trong quá trình gieo ươm và theo dõi:
+ Số lượng nón Thơng lá dẹt trên 1 kg: 70-75 nón/kg
+ Số lượng hạt Thơng lá dẹt có trong 1 nón quả: 20-25 hạt/nón quả
+ Hạt nẩy mầm 7-10 ngày sau khi xử lý, thời gian theo dõi nẩy mầm
kéo dài đến 30 ngày
+ Cây mầm gồm 10-13 lá mầm dạng sợi, mọc cong theo 1 hướng, lá
mầm dài khoảng 2cm.
+ Sau 30-40 ngày, cây mầm phát triển các lá hình bản hẹp
14


+ Đến tháng thứ 6, bắt đầu xuất hiện lá chính thức, gồm 2 lá có
phiến dẹp xếp trong 1 bẹ lá.
+ Sau 12 tháng, chiều cao trung bình của cây con: 8-10cm
Bảng 1: Kết quả thử nghiệm gieo ươm hạt Thông lá dẹt trên 4 xuất xứ
LẶP 1

LẶP 2

LẶP 3

TỔNG

TT

XUẤT
XỨ


Số
hạt
gieo

Hạt
nẩy
mầm

Số
hạt
gieo

Hạt
nẩy
mầm

Số
hạt
gieo

Hạt
nẩy
mầm

Số
hạt
gieo

Hạt
nẩy

mầm

%
nẩy
mầm

1

Khánh Phú

30

19

30

16

30

15

90

50

55,6

2


Ninh Tây

30

22

30

17

30

19

90

58

64,4

3

Sơn Thái

30

21

30


24

30

22

90

67

74,4

4

Hòn Giao

30

20

30

19

30

23

90


62

68,9

TỔNG

120

82

120

76

120

79

360

237

65,8

Bảng 2: So sánh tỷ lệ nẩy mầm của hạt Thông lá dẹt giữa 4 xuất xứ
% NẨY MẦM

XUẤT XỨ

TT


Lặp 1

Lặp 2

Lặp 3

B.Quân

1

Khánh Phú

63,3

53,3

50,0

55,6

2

Ninh Tây

63,3

56,7

63,3


64,4

3

Sơn Thái

70,0

80,0

73,3

74,4

4

Hòn Giao

66,7

63,3

76,7

68,9

68,3

63,3


65,8

65,8

B.QUÂN

Phân tích phương sai để so sánh và đánh giá tỷ lệ nẩy mầm của
Thông lá dẹt giữa 4 xuất xứ:
 Phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng 2)
Anova: Single Factor
SUMMARY
Groups

Count

Sum

Average

Variance

Row 1: Khanh Phu

3 166,7

55,6

48,1


Row 2: Ninh Tay

3 193,3

64,4

70,3

Row 3: Son Thai

3 223,3

74,4

25,9

Row 4: Hon Giao

3 206,7

68,9

48,2

15


ANOVA
Source of Variation


SS

df

MS

Between Groups

573,3

3

191,086

Within Groups

385,1

8

48,141

958,4

11

Total

F


3,969

P-value

F crit

0,053

4,066

 Nhận xét:
- Các xuất xứ có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nẩy mầm (TLNM)
của hạt Thông lá dẹt, biến động từ 55,6% (Khánh Phú) đến 74,4% (Sơn
Thái)
- Do F thực nghiệm: 3,969 < F lý thuyết : 4,066 như vậy giữa các
xuất xứ, mặc dù có khác biệt, nhưng khơng đáng kể
- Trong đó, xuất xứ Sơn Thái (row 3) cho tỷ lệ nẩy mầm bình quân
cao nhất (74,4%) nên ưu tiên chọn để nhân giống; ngồi ra có thể chọn
thêm xuất xứ Hòn Giao (68,9%) để tăng thêm nguồn giống.

Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ nẩy mầm của hạt Thông lá dẹt giữa 4 xuất xứ
1.2. Nhân giống hạt Pơ mu:
- Nón quả của Pơ mu được thu hái tại 4 quần thể khác nhau ở các địa
điểm: Khánh Phú, Suối Cát, Sơn Thái và Hịn Giao
- Các thơng số kỹ thuật trong quá trình gieo ươm và theo dõi:
+ Thời điểm thu hái nón: tháng 9-10
+ Số lượng nón quả/kg: 380-430

16



+ Mỗi nón quả có bình qn 8 hạt
+ Hạt nẩy mầm sau 3-5 ngày (từ khi xử lý), thời gian nẩy mầm kéo
dài đến 40 ngày
+ Cây mầm có 2 lá mầm dạng bản (dài cở 1cm), khoảng 7 ngày sau
xuất hiện các lá dạng sợi
- Qua tháng thứ 3, bắt đầu xuất hiện dạng lá chính thức, gồm 2 cặp
lá hình vẩy ở mổi đốt.
- Sau 12 tháng, cây con cao trung bình 15 cm
Bảng 3: Kết quả thử nghiệm gieo ươm hạt Pơ mu trên 4 xuất xứ
LẶP 1

LẶP 2

LẶP 3

TỔNG

TT

XUẤT
XỨ

Số
hạt
gieo

Hạt
nẩy
mầm


Số
hạt
gieo

Hạt
nẩy
mầm

Số
hạt
gieo

Hạt
nẩy
mầm

Số
hạt
gieo

Hạt
nẩy
mầm

%
nẩy
mầm

1


Khánh Phú

30

14

30

19

30

17

90

50

55,6

2

Suối Cát

30

16

30


15

30

11

90

42

46,7

3

Sơn Thái

30

20

30

23

30

22

90


65

72,2

4

Hòn Giao

30

21

30

20

30

17

90

58

64,4

TỔNG

120


71

120

77

120

67

360

215

59,7

Bảng 4: So sánh tỷ lệ nẩy mầm của hạt Pơ mu giữa 4 xuất xứ
TT

XUẤT XỨ

1

% NẨY MẦM
Lặp 1

Lặp 2

Lặp 3


B.Quân

Khánh Phú

46,7

63,3

56,7

55,6

2

Suối Cát

53,3

50,0

36,7

46,7

3

Sơn Thái

66,7


76,7

73,3

72,2

4

Hịn Giao

70,0

66,7

56,7

64,4

B.QN

59,2

64,2

55,8

59,7

 Phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng 4)

SUMMARY
Groups

Count

Sum

Average Variance

Row 1 : Khanh Phu

3 166,7

55,6

70,3

Row 2 : Suoi Cat

3 140,0

46,7

77,7

Row 3 : Son Thai

3 216,7

72,2


25,9

Row 4 : Hon Giao

3 193,3

64,4

48,1

17


ANOVA
Source of Variation
Between Groups

SS

df

MS

F

1099,193

3


366,398

6,599

444,178

8

55,522

1543,370

11

Within Groups
Total

P-value

F crit

0,015

4,066

 Nhận xét:
- Các xuất xứ có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt Pơ
mu, biến động tăng từ 46,7% (Suối Cát) đến 72,2% (Sơn Thái)
- Trường hợp này, F thực nghiệm: 6,599 > F lý thuyết : 4,066 cho
thấy các nghiệm thức có khác biệt đáng kể

Do các nghiệm thức có tác động khác nhau → tiếp tục so sánh mức
độ khác biệt giữa chúng bằng cách so sánh trung bình giữa các nhóm và sử
dụng chỉ số LSD, theo công thức sau:
LSD = tα,f * SQRT(s2(1/ ri + 1/ rj )
Bảng 5: So sánh trung bình giữa các nhóm
TT

Sum

Average

Hiệu (A1 - Ai)

Groups

Count

1

Son Thai

3

216,67

72,22

2

Hon Giao


3

193,34

64,45

7,78

3

Khanh Phu

3

166,67

55,56

16,67

4

Suoi Cat

3

140,00

46,67


25,56

T(0,05;8) = TINV(0,05;8) = 2,045
S2 = 55,522
LSD = 2,045*SQRT(55,522*(1/3+1/3)) = 11,638
 Nhận xét:
- Xuất xứ Sơn Thái cho tỷ lệ nẩy mầm cao nhất, còn thấp nhất là
xuất xứ Suối Cát.
|A1- A2|= 7,78 < LSD = 11,638 nên TLNM giữa 2 xuất xứ Sơn
Thái và Hịn Giao khơng khác nhau rõ rệt
|A2- A3|= 16,67 > LSD = 11,638 cho thấy TLNM giữa 2 xuất xứ
Sơn Thái và Khánh Phú khác nhau rõ rệt; điều này cũng tương tự đối với 2
xuất xứ Sơn Thái và Suối Cát.
- Như vậy, xét theo tỷ lệ nẩy mầm, xuất xứ tối ưu trong 4 xuất xứ
thử nghiệm là Sơn Thái (row 3) cho tỷ lệ nẩy mầm bình quân cao nhất
(72,2%), nên ưu tiên lựa chọn để thu hái nguồn giống.

18


Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ nẩy mầm của hạt Pơ mu giữa 4 xuất xứ
2. Thử nghiệm giâm hom:
2.1. Giâm hom Thông lá dẹt:
- Hom được thu thập từ 4 quần thể ở các địa điểm: Khánh Phú, Sơn
Thái, Hòn Giao, Ninh Tây (Vọng Phu)
- Thử nghiệm trên 2 loại auxin (IAA và NAA) với 4 công thức cho
mỗi xuất xứ, mỗi công thức gồm 15 hom, 3 lần lặp, tổng số hom thực hiện:
720 hom. Ngoài ra, số hom đối chứng là 20 hom - mỗi xuất xứ lấy 5 hom.
- Thời giam hom ra rễ: 70-90 ngày

- Thời gian theo dõi: 12 tháng
Bảng 6: Kết quả thử nghiệm giâm hom Thông lá dẹt
XUẤT XỨ

LẶP 1

AUXIN

LẶP 2

LẶP 3

SỐ HOM

RA RỄ

SỐ HOM

RA RỄ

SỐ HOM

RA RỄ

IAA-1%

15

0


15

0

15

0

IAA-2%

15

1

15

0

15

0

NAA-1%

15

0

15


0

15

0

NAA-2%

15

0

15

0

15

1

Vọng Phu

IAA-1%

15

0

15


0

15

0

Ninh Tây

IAA-2%

15

0

15

0

15

0

NAA-1%

15

0

15


0

15

0

NAA-2%

15

0

15

0

15

0

Khánh Phú

19


Sơn Thái

Hòn Giao

IAA-1%


15

0

15

0

15

0

IAA-2%

15

1

15

1

15

0

NAA-1%

15


0

15

0

15

0

NAA-2%

15

0

15

0

15

0

IAA-1%

15

0


15

0

15

0

IAA-2%

15

0

15

1

15

0

NAA-1%

15

0

15


0

15

0

NAA-2%

15

0

15

1

15

1

240

2

240

3

240


2

20

0

TỔNG
ĐỐI CHỨNG

 Nhận xét:
- Kết quả giâm hom Thông lá dẹt đã không thành công, số hom ra rễ
là 7 trên tổng số 720 hom thử nghiệm (tỷ lệ ra rễ gần 1%). Theo dõi tiếp
trong 6 tháng sau, số hom đã ra rễ cũng không phát triển được và đều chết.
Bảng 7: So sánh tỷ lệ ra rễ (%) của hom Thông lá dẹt
Xuất xứ/Auxin/ 3 lặp
Khánh Phú

Vọng Phu
Ninh Tây
Sơn Thái

Hịn Giao

Trung bình

IAA-1%
0,00
0,00
0,00

0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00

IAA-2%
6,67
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
6,67
6,67
0,00
0,00
6,67
0,00
2,22

NAA-1%
0,00
0,00
0,00

0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00

NAA-2%
0,00
0,00
6,67
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
6,67
6,67
1,67

Trung bình
1,11

0,00


1,11

1,67
0,97

- Hom xuất xứ từ Vọng Phu đều khơng ra rễ, q trình chọn cắt hom
và vận chuyển về vươn ươm mất 3 ngày, điều này có thể ảnh hưởng đến
chất lượng hom.
- Các cơng thức có nồng độ 1% đều khơng ra rễ; công thức IAA2%
cho tỷ lệ ra rễ hơi cao hơn (2,22%) so với NAA2% (1,67%), tuy nhiên sự
khác biệt này khơng đáng kể.
- Vấn đề đặt ra để có hướng khắc phục: cần nghiên cứu kỹ hơn về
mùa cắt hom, chất lượng hom, cách xử lý hom và loại auxin sử dụng (thay
đổi auxin khác hoặc tăng nồng độ).

20


2.2. Giâm hom Pơ mu:
- Hom được thu thập từ 4 quần thể ở 4 địa điểm: Khánh Phú, Suối
Cát, Sơn Thái, Sơn Trung
- Thử nghiệm trên 2 loại auxin (IAA và NAA) với 2 nồng độ 1,5%
và 1% . Bố trí 4 cơng thức cho mỗi xuất xứ, 3 lần lặp, tổng số hom thực
hiện: 720 hom. Ngoài ra, số hom đối chứng là 20 hom, mỗi xuất xứ chọn 5
hom.
- Thời giam hom ra rễ: 60-90 ngày
- Thời gian theo dõi: 12 tháng
Bảng 8: Kết quả thử nghiệm giâm hom Pơ mu
XUẤT XỨ


Khánh Phú

Suối Cát

Sơn Thái

Sơn Trung

LẶP 1

AUXIN

LẶP 2

LẶP 3

SỐ HOM

RA RỄ

SỐ HOM

RA RỄ

SỐ HOM

RA RỄ

IAA-0,5%


15

8

15

11

15

7

IAA-1,0%

15

11

15

10

15

9

NAA-0,5%

15


10

15

9

15

8

NAA-1,0%

15

12

15

14

15

11

IAA-0,5%

15

9


15

8

15

9

IAA-1,0%

15

10

15

11

15

11

NAA-0,5%

15

8

15


10

15

9

NAA-1,0%

15

11

15

12

15

10

IAA-0,5%

15

10

15

9


15

8

IAA-1,0%

15

12

15

10

15

12

NAA-0,5%

15

9

15

8

15


11

NAA-1,0%

15

13

15

14

15

13

IAA-0,5%

15

9

15

9

15

7


IAA-1,0%

15

10

15

9

15

8

NAA-0,5%

15

9

15

10

15

7

NAA-1,0%


15

10

15

11

15

11

240

161

240

165

240

151

20

4

TỔNG

ĐỐI CHỨNG

Tỷ lệ ra rễ trung bình của hom Pơ mu trên 4 cơng thức là 66,3%.
Ngồi ra hom đối chứng cũng ra rễ, mặc dù tỷ lệ thấp chỉ 25%, điều này
cho thấy Pơ mu nằm trong số các loài cây dễ giâm hom.

21


Bảng 9: So sánh tỷ lệ ra rễ (%) của hom Pơ mu
Xuất xứ/Auxin/ 3 lặp

IAA-0,5%

IAA-1,0%

NAA-0,5%

NAA-1,0%

Khánh Phú

53,33

73,33

66,67

80,00


73,33

66,67

60,00

93,33

46,67

60,00

53,33

73,33

60,00

66,67

53,33

73,33

53,33

73,33

66,67


80,00

60,00

73,33

60,00

66,67

66,67

80,00

60,00

86,67

60,00

66,67

53,33

93,33

53,33

80,00


73,33

86,67

60,00

66,67

60,00

66,67

60,00

60,00

66,67

73,33

46,67

53,33

46,67

73,33

Suối Cát


Sơn Thái

Sơn Trung

- Phân tích phương sai 2 yếu tố có lặp:
 Anova: Two-Factor With Replication
SUMMARY

IAA-0,5%

IAA-1,0%

NAA-0,5%

NAA-1,0%

Total

3

3

3

3

12

166,67


213,33

173,33

246,66

799,99

Average

55,56

71,11

57,78

82,22

66,67

Variance

103,75

103,70

59,32

103,70


193,94

3

3

3

3

12

173,33

213,33

180,00

220,00

786,66

Average

57,78

71,11

60,00


73,33

65,56

Variance

14,83

14,79

44,49

44,42

71,38

3

3

3

3

12

173,33

233,33


186,66

266,67

859,99

Average

57,78

77,78

62,22

88,89

71,67

Variance

59,32

14,83

103,70

14,79

203,06


Khánh Phú
Count
Sum

Suối Cát
Count
Sum

Sơn Thái
Count
Sum

22


Sơn Trung
Count

3

3

3

3

12

160,00


186,67

173,34

213,33

733,34

Average

53,33

62,22

57,78

71,11

61,11

Variance

44,42

59,32

103,70

14,79


87,53

12

12

12

12

673,33

846,66

713,33

946,66

Average

56,11

70,56

59,44

78,89

Variance


44,12

68,35

60,28

87,53

SS

df

MS

Sample (A)

676,673

3

225,558

Columns (B)

3928,658

3

378,775


Sum

Total
Count
Sum

ANOVA
Source of Variation

Interaction
Within
Total

F

P-value

F crit

3,993

0,01597609

2,901

1309,553

23,182

0,00000004


2,901

9

42,086

0,745

0,66565880

2,189

1807,674

32

56,490

6791,781

47

 Nhận xét:
- FA :3,993 > F :2,901 : tỷ lệ ra rễ của hom khác biệt theo xuất xứ
- FB :23,182 > F :2,901: các auxin với các nồng độ thay đổi có tác động
rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ
- FAB:0,745 < F :2,189: khơng có sự tương tác giữa xuất xứ và auxin
trên tỷ lệ ra rễ của hom.
Như vậy, tỷ lệ ra rễ của hom Pơ mu có sự khác biệt theo xuất xứ và

nồng độ của auxin. Tuy nhiên, sự tác động đồng thời giữa 2 nhóm nhân tố
khơng gây ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ.
Hom lấy từ xuất xứ Sơn Thái cho tỷ lệ ra rễ trung bình cao nhất
(71,67%) và thấp nhất là của xuất xứ Sơn Trung (61,11%)
Sử dụng auxin có nồng độ cao (1%) cho hiệu quả ra rễ hơn hẵn so
với nồng độ thấp (0,5%); trong đó: IAA 1% cho tỷ lệ ra rễ cao hơn 14,4%
so với IAA 0,5%, và NAA 1% cho tỷ lệ ra rễ cao hơn 19,4% so với NAA
0,5%.
Kết quả cho thấy NAA 1% cho tỷ lệ cao nhất (78,89%) so với IAA
0,5% cho tỷ lệ thấp nhất (56,11%).

23


Biểu đồ 3: So sánh tỷ lệ ra rễ của hom Pơ mu giữa 4 xuất xứ/auxin
3. Theo dõi sinh trưởng cây con tại vườn ươm:
Do toàn bộ cây hom của Thông lá dẹt đều bị chết, nên đã bổ sung
thêm bằng giống hạt (đợt 2), cụ thể như sau:
Tổng số hạt và hom thực hiện: 3.219, phân ra:
- Giống hạt (đợt 1): 720 (Thông LD: 360 hạt + Pơ mu: 360 hạt)
- Giống hom (đợt 1):1.630 (Thông LD: 720 hom + Pơ mu: 910 hom)
- Giống hạt (đợt 2): 869 (Thông LD: 681 hạt + Pơ mu: 188 hạt)
Bảng 10: Tổng hợp kết quả nhân giống Thông lá dẹt và Pơ mu
(Tính đến: 04/2014)
Thực hiện

Cịn sống

(cây)


(cây)

Phân theo phẩm chất:
A

%

B

%

C

%

TỔNG

3.219

1.307

1.055

32,8

252

7,8 1.912

59,4


Thông lá dẹt

1.761

663

534

30,3

129

7,3 1.098

62,4

1.041

663

534

51,3

129

12,4

378


36,3

- Hom

720

0

0

0,0

0

0,0

720

100,0

Pơ mu

1.458

644

521

35,7


123

8,4

814

55,8

- Hạt

548

359

303

55,3

56

10,2

189

34,5

- Hom

910


285

218

24,0

67

7,4

625

68,7

- Hạt

Tổng số cây (hạt và hom) còn sống là 1.307 cây, tỷ lệ sống trung
bình 40,6%; trong đó loại A (sinh trưởng tốt) 1.055 cây, tỷ lệ 32,8%; loại
B (sinh trưởng trung bình) 252 cây, tỷ lệ 7,8% và loại C (cây bị chết) 1.912
cây, tỷ lệ 59,4%.

24


×