CHỦ ĐỀ: LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
LỰC LÀ GÌ? - BIỂU DIỄN LỰC - BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO
Câu 1: Hai lực nào sau đây gọi là hai lực cân bằng?
A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác
nhau.
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác
nhau.
C. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau
tác dụng lên cùng một vật.
Câu 2: Gió tác dụng vào buồm một lực có
A. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của
thuyền.
B. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của
thuyền.
C. phương vng góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống.
D. phương vng góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên.
Câu 3: Sợi dây kéo co của hai bạn giữ nguyên vị trí vì
A. lực kéo của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay
bạn 1.
B. lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của bạn 1 tác dụng
vào sợi dây.
C. lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực dây tác dụng vào tay
bạn 1.
D. lực kéo của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay
bạn 2.
Câu 4: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lực?
A. Cân Rô – béc – van
B. Lực kế
C. Nhiệt kế
D. Thước
Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả
tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ………
A. lực nâng
B. lực kéo
C. lực uốn
D. lực đẩy
Câu 6: Chiếc bàn học nằm yên trên sàn vì
A. không chịu tác dụng của lực nào.
B. chỉ chịu lực nâng của sàn.
C. chịu hai lực cân bằng: Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất.
D. chỉ chịu lực hút của Trái Đất.
Câu 7: Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe khơng
nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?
A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe.
B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.
C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó.
D. Cả ba cặp lực nói trên đều khơng phải là các cặp lực cân bằng.
Câu 8: Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Đọc một trang sách
B. Xách một xô nước
C. Nâng một tấm gỗ
D. Đẩy một chiếc xe
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng n thì hai lực
đó là hai lực cân bằng.
C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược
chiều.
D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
Câu 10: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau?
A. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng
yên trên mặt nước.
B. Lực của hai em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.
C. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.
D. Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất tác dụng vào bàn
Câu 11: Trong các lực ở hình đầu bài, lực nào là lực tiếp xúc?
A. Hình a
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Câu 12: Khi người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm định cắm vào
tường?
A. Búa đã tác dụng một lực đẩy vào đinh khiến đinh cắm vào tường.
B. Búa đã tác dụng một lực kéo vào đinh khiến đinh cắm vào tường.
C. Đinh đã tác dụng một lực đẩy vào đinh khiến đinh cắm vào tường.
D. Tường đã tác dụng lực hút đinh làm đinh cắm vào tường.
Câu 13: Một bạn chơi trị nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do
A. lực của chân đấy bạn đó nhảy lên.
B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.
C. chân bạn đó tiếp xúc với đất.
D. lực của đất tác dụng lên dây,
Câu 14: Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó
A. lị xo tác dụng vào vật một lực đấy, B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén.
C. lò xo tác dụng vào vật một lực nén. D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.
Câu 15: Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc
độ của q bóng sẽ
A. khơng thay đổi.
B. tăng dần.
C. giảm dần.
D. tăng dần hoặc giảm dần,
BÀI 41: BIỂU DIỄN LỰC
Câu 1: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ như thế nào?
A. Vận tốc không thay đổi
B. Vận tốc tăng dần
C. Vận tốc giảm dần
D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.
Câu 2: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: ..... là nguyên nhân làm
thay đổi vận tốc của chuyển động.
A. Vectơ
B. Thay đổi
C. Vận tốc
D. Lực
Câu 3: Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật?
A. Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.
B. Điểm đặt trên vật, hướng thẳng đứng, độ lớn 20N.
C. Điểm đặt trên vật, phương từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.
D. Điểm đặt trên vật, chiều thẳng đứng, độ lớn 20N.
Câu 4: Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau.
Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?
A. F3 > F2 > F1
B. F2 > F3 > F1
C. F1 > F2 > F3
D. Một cách sắp xếp khác
Câu 5: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
D. Một vật bị biến dạng là do lực tác dụng vào nó.
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị
biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động?
A. Gió thổi cành lá đung đưa.
B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại.
C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống.
D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.
Câu 7: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào do tác dụng của trọng
lực?
A. Xe đi trên đường.
B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.
C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung.
D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất.
Câu 8: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:
A. Phương, chiều
B. Điểm đặt, phương, chiều.
C. Điểm đặt, phương, độ lớn.
D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn.
Câu 9: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động
theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế
nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng?
A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc.
B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc.
C. Có phương vng góc với vận tốc.
D. Có phương bất kì so với vận tốc.
Câu 10: Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v 1 và v2 thì chịu các lực tác
dụng như hình vẽ:
Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng?
A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.
B. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.
C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.
D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.
Câu 11: Theo em lực nào trong Hình 41.1 là mạnh nhất?
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
Câu 12: Theo em lực nào trong Hình 41.1 là yếu nhất?
D. Hình d
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Câu 13: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Vận tốc không thay đổi.
B. Vận tốc tăng dần.
C. Vận tốc giảm dần.
D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.
Câu 14: Khi bắn tên, dây cung tác dụng lên mũi tên lực F = 100N. Lực này được
biểu diễn bằng vectơ F với tỉ xích 0,5 cm ứng với 50N. Trong 4 hình sau (H.4.2),
hình nào vẽ đúng lực F?
Câu 15: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Nếu tác dụng lên ô
tô lực F→ theo hai tình huống minh họa trong hình a và b (H.4.3) thì vận tốc của
ơ tơ thay đổi như thế nào?
A. Trong tình huống a vận tốc tăng, trong tình huống b vận tốc giảm.
B. Trong tình huống a vận tốc giảm, trong tình huống b vận tốc giảm.
C. Trong tình huống a vận tốc tăng, trong tình huống b vận tốc tăng.
D. Trong tình huống a vận tốc giảm, trong tình huống b vận tốc tăng.
BÀI 42: BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO
Câu 1: Lực nào sau đây là lực đàn hồi?
A. Lực nam châm hút đinh sắt.
B. Lực hút của Trái Đất
C. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.
D. Lực đẩy cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?
A. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
B. Chiều dài của lị xo khi bị kéo dãn càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn.
C. Trong hai trường hợp lị xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài
hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.
D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
Câu 3: Các vật nào sau đây có tính chất đàn hồi?
A. Một tờ giấy bị gấp đôi
B. Một thanh sắt
C. Một cục đất sét
D. Lị xo
Câu 4: Lị xo khơng bị biến dạng khi
A. dùng tay kéo dãn lò xo
B. dùng tay ép chặt lò xo
C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo D. dùng tay nâng lò xo lên
Câu 5: Lực đàn hồi có đặc điểm
A. khơng phụ thuộc vào độ biến dạng.
B. độ biến dạng tăng thì lực
đàn hồi giảm.
C. phụ thuộc vào mơi trường bên ngồi.
D. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi
tăng.
Câu 6: Lực nào trong các lực dưới đây không phải là lực đàn hồi?
A. Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ngịi bút.
B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường.
C. Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy.
D. Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động.
Câu 7: Một lị xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài
của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lị xo bị dãn ra so với ban đầu
một đoạn là:
A. 4 cm
B. 6 cm
C. 24 cm
D. 26 cm
Câu 8: Treo đầu trên của lò xo vào một điểm cố định. Khi đầu dưới của lị xo để
tự do, lị xo có chiều dài 10 cm. Khi treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân 100g
thì lị xo có chiều dài 14 cm. Hỏi khi tác dụng vào đầu dưới lò xo một lực kéo 2N
hướng dọc theo chiều dài lị xo thì lị xo bị kéo dãn có chiều dài bằng bao nhiêu?
A. 16 cm
B. 18 cm
C. 20 cm
D. 22 cm
Câu 9: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lị xo
có độ dài là 11 cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lị xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi
nếu treo quả cân 500 g thì lị xo có độ dài bằng bao nhiêu?
A. 7 cm
B. 9 cm
C. 11 cm
D. 13 cm
Bài 10: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lị xo thì chiều dài lị xo là
98 cm. Biết độ biến dạng của lị xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò
xo là bao nhiêu?
A. 96 cm
B. 98 cm
C. 100 cm
D. 102 cm
Câu 11: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. trọng lực của một quả nặng
B. lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt
C. Lực đẩy của lị xo dưới n xe đạp
D. lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng và mặt bảng
Câu 12: Biến dạng của vật nào dưới đây là biến đạng đàn hồi?
A. cục đất sét
B. sợi dây đồng
C. sợi dây cao su
D. quả ổi chín
Câu 13: Treo thẳng đứng một lị xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lị xo
có độ dài là 11cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lị xo có độ dài 11,5cm. Hỏi
nếu treo quả cân 500g thì lị xo có độ dài là bao nhiêu ?
A. 12cm
B. 12,5cm
C. 13cm
D. 13,5cm
Câu 14: Nếu treo một quả gân 1kg vào một cái “cân lò xo” thì lị xo của cân có độ
dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lị xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân
200g thì lị xo sẽ có độ dài bao nhiêu?
A.7,6cm
B.5cm
C.3,6cm
D.2,4cm
Câu 15: Lần lượt treo vào một lị xo các vật có khối lượng m 1, m2, m3 thì lị xo
dãn ra như hình vẽ ở hình 9.2, hãy so sánh các khối lượng m1, m2, m3.
A. m1 > m2 > m3
C. m1 < m2 < m3
B. m1 = m2 = m3
D. m2 > m1 > m3
BÀI 43: TRỌNG LƯỢNG, LỰC HẤP DẪN
Câu 1: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó.
B. Khối lượng của một vật khơng thay đổi theo vị trí đặt vật.
C. Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật khơng thay đổi theo vị trí
đặt vật.
D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó.
Câu 2: Đơn vị trọng lượng là gì?
A. N B. N.m
C. N.m2 D. N/m3
Câu 3: Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác
dụng vào nó?
A. chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới
B. chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên
C. nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng
nhau.
D. nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau
tàu.
Câu 4: Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì:
A. tập giấy có khối lượng lớn hơn.
B. quả cân có trọng lượng lớn hơn.
C. quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.
D. quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau.
Câu 5: Chỉ có thể nói trọng lực của vật nào sau đây?
A. Trái Đất B. Mặt Trăng C. Mặt Trời
D. Hòn đá trên mặt đất
Câu 6: Trọng lực có:
A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
C. Phương ngang, chiều từ trái sang phải.
D. Phương ngang, chiều từ phải sang trái.
Câu 7: Lực nào sau đây không thể là trọng lực?
A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi
B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần
C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo
D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.
Câu 8: Ba khối kim loại : 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhơm. Khối nào có trọng
lượng lớn nhất?
A. Khối đồng
B. Khối sắt
C. Khối nhôm
D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
Câu 9: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang
đứng yên phải chuyển động?
A. Một vật được thả thì rơi xuống.
B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
C. Quả bóng được đá thì lăn trên sàn.
D. Một vật được ném thì bay lên cao.
Câu 10: Trọng lượng của một quyển sách đặt trên bàn là:
A. lực của mặt bàn tác dụng vào quyển sách.
B. cường độ của lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách.
C. lượng chất chứa trong quyển sách.
D. khối lượng của quyển sách.
Câu 11: Trái đất chuyển động gần như tròn quanh mặt trời là do:
A. Chuyển động theo quán tính.
B. Mặt trời và trái đất đều tròn.
C. Lực hấp dẫn của trái đất - mặt trời.
D. Trái đất có chuyển động tự quay.
Câu 12: Hiện tượng thủy triều xảy ra do:
A. Chuyển động của các dòng hải lưu.
B. Trái đất quay quanh mặt trời.
C. Lực hấp dẫn của mặt trăng - mặt trời.
D. Lực hấp dẫn của mặt trăng - trái đất.
Câu 13: Nếu so sánh một quả cân 1kg và một tập giấy 1kg thì:
A. tập giấy có khối lượng lớn hơn
B. quả cân có trọng lượng lớn hơn
C. quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau
D. quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau
Câu 14: Số liệu nào dưới đây là phù hợp với một học sinh THCS?
A. khối lượng 400g
B. trọng lượng 400N
C. chiều cao 400mm
D. vòng ngực 400cm
Câu 15: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào dưới đây?
A. Trái Đất
B. Mặt Trăng
C. Mặt Trời
D. Hòn đá trên mặt đất