Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

vấn đề kỳ thị ng nghiện ma túy và tình hình kỳ thị người nghiện ma túy ở Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.65 KB, 26 trang )

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
BỘ MÔN: CTXH CHUYÊN BIỆT
----------------

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: MA TÚY XÃ HỘI
Chủ đề: Vấn đề liên quan đến kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện
ma túy

Họ và tên học viên

:

Lớp

:

Khóa

: D14.CTXH

Ngành

:

Người hướng dẫn

:


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



STT
1
2

Chữ viết tắt
CGN
NMT

DANH MỤC HÌNH

Chữ viết đầy đủ
Chất gây nghiện
Nghiện ma túy


MỤC LỤC


LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
Tình hình ma túy trên thế giới ngày càng trở lên đáng quan ngại, vấn nạn
ma túy đang là vấn đề bức thiết cần giải quyết. Những năm gần đây việc lạm
dụng các loại ma túy ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung gây ra
nhiều hệ lụy trong đời sống - xã hội, tình hình an ninh chính trị xã hội cũng bị đe
dọa nghiêm trọng.
Trên thế giới, con số tổng người nghiện và sử dụng ma túy lên đến hàng
trăm triệu người. Tại Việt Nam, số lượng người nghiện ma túy tại nhiều tỉnh,
thành đang có xu hướng tăng cao và trẻ hóa mỗi năm. Ước tính của cơ quan
phịng chống kiểm soát ma túy và tội phạm của Liên hiệp quốc (UNODC) cho
thấy, hàng nghìn tấn ma túy các loại sản xuất ra hàng năm; các loại ma túy chủ

yếu được sản xuất ra hiện nay là heroin, cocain, cần sa và ma túy tổng hợp các
loại. Thực trạng ma túy và sử dụng ma túy đang diễn biến phức tạp. Việc buôn
bán, sản xuất, vận chuyển ma túy với quy mô ngày càng lớn, đặc biệt là việc
mua bán, sử dụng ma túy tổng hợp tăng nhanh trong thanh thiếu niên. Đến thời
điểm này, cả thế giới chưa tìm được phác đồ điều trị cai nghiện ngoài vấn đề trị
liệu tâm lý về giáo dục thay đổi hành vi.
Ở Việt Nam, điều trị nghiện trong những năm qua đã có một bước phát
triển đáng kể với sự có mặt đa dạng của các mơ hình điều trị nghiện được áp
dụng dựa trên các bằng chứng và thực hành hiệu quả trên thế giới. Tuy vậy vẫn
còn một số lượng lớn những người có nhu cầu điều trị vẫn chưa được tiếp cận
các dịch vụ y tế và dịch vụ hỗ trợ xã hội khác mà một trong những lí do đến từ
sự kì thị và cách nhìn thiếu cảm thông từ cộng đồng và xã hội đối với người
nghiện ma túy.
Trong xã hội ngày nay vẫn còn rất nhiều người có sự kỳ thị và phân biệt
đối xử đối với người nghiện ma túy và điều này rất nguy hiểm bởi nó sẽ làm
người nghiện cảm thấy mình bị cô lập, bị xã hội ruồng bỏ và sẽ lấn sâu hơn vào
ma túy để tìm “lối thốt”.Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính, khả năng tái
nghiện cao, chịu nhiều tác động từ các yếu tố: cá nhân, gia đình, việc làm, bạn
bè, xã hội… Vì vậy, việc điều trị cho người nghiện ma túy phải sử dụng đồng bộ
4


các giải pháp y tế, tâm lý, xã hội, việc chịu sự dằn vặt thể xác và đấu tranh với
cám dỗ tái nghiện song song là tâm lý bất ổn vì khó hịa nhập và bị phân biệt đối
xử trong cuộc sống tạo nên áp lực vơ hình khiến người nghiện dễ tái nghiện và
khó lịng được chấp nhận, cùng với sự né tránh và phân biệt khiến họ khó có cơ
hội làm lại cuộc đời.
Cơng tác xã hội ở Việt Nam hiện nay đã trở thành một nghề. Trong công
tác trợ giúp điều trị nghiện, đặc biệt là nghiện ma túy rất cần có những can thiệp
mang tính chun môn với sự trợ giúp của các nhân viên công tác xã hội thông

qua chức năng tham vấn, giáo dục, biện hộ, kết nối nguồn lực... giúp người
nghiện ma túy và gia đình, cộng đồng được tăng cường kiến thức, năng lực, thay
đổi suy nghĩ từ đó tiến tới thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
Trước yêu cầu trên, việc đào tạo đội ngũ cán bộ công tác xã hội giỏi về
chun mơn, vững về kiến thức, có tâm huyết với nghề để làm việc với người
nghiện và tham gia công tác chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nghiện ma
túy là rất cần thiết. Từ những lý do đó, em xin lựa chọn chủ đề:” Vấn đề liên
quan đến kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện ma túy” làm đề tài nghiên
cứu cho bài tiểu luận của mình.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Những vấn đề chung về chất gây nghiện (CGN):
1.1.1. Khái niệm về chất gây nghiện
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới, chất gây nghiện được định nghĩa là “chất hóa
học sau khi được hấp thu sẽ làm thay đổi chức năng thực thể và tâm lý của
người sử dụng”.’Chất gây nghiện ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả
chất gây nghiện được sử dụng hợp pháp như thuốc gây nghiện trong điều trị,
như rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê, và bao gồm cả chất gây nghiện bất hợp pháp
hay còn gọi là ma túy. Chất gây nghiện khi được hấp thu vào cơ thể ở một liều
lượng đủ lớn sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể, làm thay đổi hành vi, ảnh
hưởng trực tiếp tới tâm trạng và nhận thức, suy nghĩ.
Ma túy theo gốc Hán Việt có nghĩa là “Làm mê mẩn”, trước đây thường để
chỉ các chất có nguồn gốc từ cây thuốc phiện, giúp người sử dụng giảm đau, an
thần. Ngày nay, dùng để chỉ tất cả các hợp chất tự nhiên và tổng hợp có khả
năng gây nghiện.
Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Luật phịng, chống ma túy 2021 (Có hiệu lực từ

ngày 01/01/2022) có quy định: Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế
thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
1.1.2. Phân loại chất gây nghiện
Tùy theo mục đích sử dụng thơng tin, ta có thể phân loại chất gây nghiện
theo nhóm tác động lên hệ thần kinh hoặc phân theo mục đích sử dụng trong
điều trị, theo tính hợp pháp...Một số cách phân loại chất gây nghiện được liệt kê
dưới đây:
+)Mức độ hợp pháp
Theo cách phân loại này, chất gây nghiện được chia làm 2 loại là chất gây
nghiện được sử dụng một cách hợp pháp và chất gây nghiện được sử dụng bất
hợp pháp (hay còn gọi là ma túy). Chất gây nghiện được sử dụng bất hợp pháp
là những chất gây nghiện đã bị cấm được quy định trong các danh mục do các
6


nước qui định thông qua những công ước quốc tế. Theo luật pháp Việt Nam, các
loại chất gây nghiện được sử dụng bất hợp pháp có thể kể đến là heroin, thuốc
phiện, cần sa, thuốc lắc, các loại chất gây nghiện kích thích dạng Amphetamins
(ATS)...
+)Sử dụng trong y tế
Theo cách phân loại này, chất gây nghiện được phân ra làm 2 loại là thuốc
gây nghiện hoặc không phải là thuốc. Chất gây nghiện được sử dụng trong y tế
với mục đích để chữa bệnh, phịng bệnh, hoặc dùng để cải thiện chức năng thực
thể hoặc tâm thần của bệnh nhân (còn được gọi là thuốc gây nghiện).
+)Phân loại theo nguồn gốc
Theo cách phân loại này, chất gây nghiện được phân thành 3 loại là chất
gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp và tổng hợp.
a.Chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên: Thuốc phiện, cần sa, nấm thần...
b.Chất gây nghiện bán tổng hợp: Heroin (được tổng hợp từ dẫn chất thuốc
phiện) hay Buprenorphine

c.Chất gây nghiện tổng hợp hoàn toàn: Methamphetamine
+)Phân loại theo tác dụng chủ yếu của chất gây nghiện với hệ thần kinh
trung ương
Theo cách phân loại này, chất gây nghiện được phân thành 3 loại chính là
a. Nhóm an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương. Tác động chủ yếu khi sử
dụng là buồn ngủ, an thần, yên dịu, giảm nhịp tim, giảm hô hấp...
b. Nhóm kích thích, kích thích hệ thần kinh trung ương: làm tăng sinh lực,
phấn khích, nói nhiều hơn, tăng hoạt động của cơ thể, tăng nhịp tim, hơ hấp.
c. Nhóm gây ảo giác: làm thay đổi nhận thức đến mức độ có thể nhìn thấy,
nghe thấy, cảm giác thấy những sự việc khơng có thật (ảo thính, ảo thị). Nó làm
thay đổi cảm nhận của người sử dụng về hiện tại, về môi trường xung quanh họ.
1.1.3.Lịch sử chất gây nghiện
Chất gây nghiện đã có lịch sử từ rất lâu đời, từ 5000 năm trước Công
nguyên người Sumer cổ đại đã miêu tả việc dùng cây anh túc để chữa bệnh được
khắc trên đá. 4000 năm trước công nguyên, người ta biết đến cây Thuốc Phiện (ả
phù dung, anh tử túc, á phiện) hay cây Thẩu (Papaver Somniferum). Mãi đến thế
kỷ 17, người Châu Âu mới biết được tác dụng trị bệnh của thuốc phiện (giảm

7


đau, giảm ho, cầm tiêu chảy...). Vào năm 1805, Một dược sỹ người Pháp
Serterner đã chiết xuất được một chất màu trắng (Mooc phin) từ thuốc phiện.
Người ta biết đến cây cần sa từ 6000 năm trước đây, nó được dùng để làm
thuốc hút, hít, nhai, lúc đầu chủ yếu là người Ấn Độ, Trung Quốc và các nước
Đông Nam Á sử dụng, sau đó cần sa được phổ biến ở các nước Ả Rập rồi lan
sang các nước châu Âu, châu Mỹ. Năm 1855 lần đầu tiên dược sỹ Gedecke đã
chiết xuất được cocain từ lá coca. Năm 1880, Anrep xác định Cocain là hợp chất
thiên nhiên đầu tiên phát hiện được tác dụng gây tê tại chỗ, có khả năng làm
giảm hoặc làm liệt các đoạn cuối của các dây thần kinh cảm giác và ức chế sự

dẫn truyền qua các sợi thần kinh, nó cịn có tác động rõ rệt lên hệ thần kinh
trung ương.
Như vậy, lịch sử chất gây nghiện đã có nguồn gốc từ rất lâu. Ngày nay,
ngồi chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên con người còn sử dụng nhiều loại
chất ma túy tổng hợp.
1.1.4.Tình hình sử dụng chất gây nghiện
Tình hình sử dụng ma túy vẫn diễn biến phức tạp bất chấp các nỗ lực kiểm
soát ma túy. Theo Báo cáo về tình hình ma túy thế giới năm 2012 của Chương
trình kiểm soát tội phạm và ma túy của Liên hiệp quốc (UNODC), ước tính năm
2010 trên tồn cầu có 230 triệu người sử dụng ma túy, trong đó 27 triệu người có
vấn đề nghiêm trọng do sử dụng ma túy; 200.000 người tử vong hàng năm do sử
dụng heroin, cocain và các loại ma túy khác.
Ở Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Cơng An, tính tới cuối tháng 6 năm 2012,
cả nước có 171.400 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lí. So với cuối năm
1994, số người nghiện ma túy đã tăng gấp 3 lần (55.445 người nghiện năm
1994) với mức tăng xấp xỉ 6.000 người nghiện mỗi năm. Trước đây, số người
nghiện ma túy chủ yếu là nam giới, nhưng những năm gần đây tỷ lệ người
nghiện ma túy là nữ đã gia tăng đáng kể. Trong số 171.400 người nghiện, nam
giới chiếm 96%, nữ giới chiếm 4%.

8


Năm 1995, số người sử dụng ma túy chủ yếu nằm trong nhóm tuổi trên 30
tuổi, chiếm 57.6%, số người sử dụng ma túy nhóm tuổi từ 18-30 tuổi chiếm
30%1, thì năm 2005, tỉ lệ sử dụng ma túy nhóm tuổi 18-30 đã tăng hơn gấp đôi,
chiếm 65.9%2. Năm 2012, theo báo cáo của Bộ Cơng An, tình hình sử dụng ma
túy phổ biến hơn cả trong nhóm trẻ, từ 16-30 tuổi, chiếm 66%. Cũng theo báo
cáo trên, heroin vẫn là chất được sử dụng chủ yếu, chiếm 84,7%, ma túy tổng
hợp 6,5%, thuốc phiện 6,4%, cần sa 1,6%, tân dược gây nghiện 0,3%, các loại

khác 0,5%.
Đến tháng 12/2020, cả nước có trên 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ
quản lý, tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp chiếm khoảng 70%-80% trong số người
nghiện. Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp lên
đến 80%-90% trong tổng số người nghiện.
1.2. Những vấn đề chung về nghiện
1.2.1.Khái niệm nghiện
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO: Nghiện ma túy là tình trạng nhiễm độc
mãn tính hay chu kỳ do sử dụng nhiều lần chất ma túy, với những đặc điểm cơ
bản là: Không cưỡng lại được nhu cầu sử dụng ma túy và sẽ tìm mọi cách để có
ma túy; Liều dùng tăng dần; Lệ thuộc chất ma tuý cả về thể chất và tâm thần (lệ
thuộc kép).
Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA): Nghiện là các hội chứng gồm tăng
liều ma túy để có tác dụng mong muốn, sử dụng ma túy để giảm hội chứng thiếu
thuốc, khơng có khả năng giảm liều hoặc dừng ngừng sử dụng ma túy, và tiếp
tục sử dụng ma túy mặc dù biết nó có hại cho bản thân và những người khác.
1.2.2.Các hình thái sử dụng chất gây nghiện
Không phải bất cứ ai sử dụng chất gây nghiện đều có thể bị nghiện. Đa số
người sử dụng ma túy là những người chỉ dùng ma túy với mục đích dùng thử.
Họ sử dụng ma túy khơng thường xun nếu có dịp hoặc nếu có sẵn ma túy.
1 Nguồn: Cục Phịng, Chống Tệ Nạn Xã Hội/ Bộ LĐTBXH, Báo cáo về tình hình sử dụng ma túy năm
1995, 2001.
2 Nguồn: Báo cáo về đặc điểm của người sử dụng 2005.

9


Nhiều người trong số họ sẽ tự dừng lại không tiếp tục sử dụng nữa và sẽ khơng
chuyển sang hình thức dùng nhiều.
Một số người sử dụng ma túy để giúp học đạt được mục đích như để tỉnh

táo hoặc để giảm đau. Họ được gọi là người sử dụng có chủ đích. Khi người sử
dụng chuyển sang hình thức dùng nhiều và thường xuyên hơn thì việc sử dụng
ma túy được coi là một phần quan trọng hơn trong cuộc sống của họ, khả năng
dung nạp bắt đầu xuất hiện cùng với những hậu quả của việc sử dụng nhiều như
đổ vỡ các mối quan hệ, khó khăn về tài chính và việc làm. Tỉ lệ người sử dụng
ma túy cuối cùng sẽ trở thành nghiện được quyết định bởi nhiều yếu tố khác
nhau. Điều quan trọng là không phải bất cứ ai sử dụng ma túy đều bị nghiện.
Quá trình từ dùng thử rồi trở thành nghiện là một khoảng thời gian dài, có
thể tính bằng nhiều tháng hoặc năm.
1.2.3.Mơ hình trải nghiệm sử dụng chất gây nghiện
Có thể biểu diễn sự trải nghiệm sử dụng chất gây nghiện của người dùng,
hình thái sử dụng, loại chất gây nghiện, độ dung nạp và sử dụng chất gây nghiện
ở đâu… qua mơ hình tương tác sử dụng CGN sau:
Hình 1.1. Mơ hình tương tác về trải nghiệm sử dụng CGN

Nguồn: Giáo trình chất gây nghiện và xã hội
Mơ hình tương tác này cho thấy sự tương tác giữa chất gây nghiện, mơi
trường, và con người có tính chất quyết định đối với kinh nghiệm sử dụng ma
10


túy, sự tương tác giữa chất gây nghiện, môi trường và cá nhân có ý nghĩa rất
quan trọng đối với sự trải nghiệm về sử dụng chất gây nghiện. Không thể chỉ
xem xét từng yếu tố một cách riêng biệt, mỗi yếu tố đều có tầm quan trọng khác
nhau đối với trải nghiệm của người sử dụng, trải nghiệm của người này vì thế
cũng sẽ có sự khác biệt với người khác, hoặc khác biệt trong các bối cảnh sử
dụng khác nhau, ví dụ như cảm xúc, độ tuổi, giới tính, sức ép đồng đẳng, và
hình thức sử dụng khác nhau sẽ dẫn tới những trải nghiệm khác nhau, cụ thể như
tiêm, chích heroin tạo cảm giác phê nhanh tức thì so với việc hút heroin.
1.2.4.Cơ sơ khoa học của nghiện

Hiểu một cách đơn giản, khi đưa chất gây nghiện dạng thuốc phiện, hay cụ
thể là heroin vào cơ thể, gắn vào thụ cảm thể (receptor) tương ứng, gây tăng giải
phóng endorphin nhiều lần, tạo cảm giác phê sướng, cũng như giảm đau, hết mệt
mỏi một cách nhân tạo.
Nếu sử dụng ma túy lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến thay đổi một số chất sinh
học đóng vai trị điều hồ các q trình của cơ thể, buộc cơ thể phải tự điều
chỉnh để quen dần với sự có mặt của chất dạng thuốc phiện ngoại sinh, một
trong các sự điều tiết đó làm giảm tiết ra morphin nội sinh và cuối cùng là hồn
tồn khơng tiết ra các morphin nội sinh nữa. Lúc đó người sử dụng chất dạng
thuốc phiện khơng cịn morphin nội sinh nên trở thành người phụ thuộc hoàn
toàn vào chất dạng thuốc phiện đưa vào từ bên ngồi, nếu khơng sự điều hồ
hoạt động sinh lý của cơ thể (vốn do endorphin đảm nhiệm) sẽ bị hụt hẫng, rối
loạn, dẫn đến những cơn vật vã dữ dội đến mức người sử dụng chất dạng thuốc
phiện khơng chịu đựng nổi, buộc phải tìm mọi cách đưa chất dạng thuốc phiện
vào cơ thể. Lúc này, não bộ càng ngày càng bị tổn thương nhiều hơn.
Vì vậy, người mắc bệnh nghiện cần được chữa trị để hòa nhập với cộng
đồng.
1.3. Quy định, chính sách về sử dụng ma túy hiện nay
Những Văn bản Luật liên quan
Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma tuý,
Việt Nam đề ra nhiều văn bản pháp luật quy định như: Luật phòng, chống ma
11


túy 2000; Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008; Nghị định 94/2010/NĐ-CP
quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; Nghị định
94/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống ma túy sửa đổi về quản lý sau cai
nghiện ma túy; Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp
xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Thông tư 34/2014/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 33/2010/TT-Báo lao

động thương binh và xã hội hướng dẫn Nghị định 94/2009/NĐ-CP hướng dẫn
Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy về trình tự, thủ tục
áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy;
Nghị định 56/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định
chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Thông tư liên tịch 121/2010-TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ hỗ
trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú; chế độ đóng góp và hỗ trợ
đối với người sau cai nghiện ma tuý; Thông tư 124/2018/TT-BTC quy định về
quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự
nguyện;
Thông tư liên tịch 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định quản lý và
sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự
nguyện chữa trị, cai nghiện;…
Chính sách, chương trình dịch vụ với vấn đề sử dụng ma túy
Chiến lược, các chương trình hành động cụ thể được đề ra đến 2030 gồm:
Chương trình tuyên truyền, giáo dục về phịng, chống và kiểm sốt ma túy;
Chương trình hồn thiện hệ thống pháp luật về phịng, chống và kiểm sốt ma
túy, chính sách về phịng, chống và kiểm sốt ma túy; Chương trình nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước và hoàn thiện hệ thống tổ chức về phịng, chống và
kiểm sốt ma túy; tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực cho cán
bộ chuyên trách phịng, chống và kiểm sốt ma túy; Chương trình phịng, chống
tội phạm về ma túy; Chương tŕnh nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy,
quản lư sau cai nghiện và giảm tác hại của tệ nạn nghiện ma túy; Chương trình
phịng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên; học sinh, sinh viên; công nhân,
viên chức, lao động và xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường
12


học khơng có tệ nạn ma túy; Chương trình tăng cường quản lý, kiểm sốt tiền

chất; Chương trình hợp tác quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế về phịng,
chống và kiểm sốt ma túy.
1.4. Lý luận cụ thể về kỳ thị - phân biệt đối xử người nghiện ma túy
Khái niệm kỳ thị: kỳ thị là thái độ coi thường, khơng tơn trọng hoặc có định
kiến về cá nhân, nhóm người nào đó vì cho rằng họ đã có và đang có đặc điểm
mà xã hội khơng chấp nhận. Hay có thể nói những người bị kỳ thị này là những
người lệch ra khỏi chuẩn mực xã hội đã ngầm quy định với nhau từ nhiều thế thệ
trước đó.
Kỳ thị với người nghiện ma túy là có thái độ khơng tơn trọng vì cho rằng họ
là những yếu kém về mặc đạo đức, hư hỏng, nhân cách có vấn đề, thường xuyên
có hành vi phạm pháp, gây nguy hiểm… nên xa lánh họ ngay cả khi họ đã cai
nghiện.
Phân biệt đối xử là hành vi đối xử không công bằng, gây tổn thương đến
người bị kỳ thị. Phân biệt đối xử thường là kết quả chính của sự kỳ thị, nhưng
không phải tất cả sự kỳ thị đều dẫn đến phân biệt đối xử. Ví dụ, cán bộ y tế
khơng thích và khơng chấp nhận hành vi sử dụng ma túy của một thanh niên, tuy
nhiên khi thanh niên này đến phòng khám của bác sĩ này thì vẫn được thăm
khám theo đúng số thứ tự, chẩn đoán bệnh, điều trị như tất cả các bệnh nhân
khác. Như vậy có thể nói vị bác sĩ này kỳ thị anh thanh niên sử dụng ma túy
nhưng khơng có biểu hiện của phân biệt đối xử
Lý do người sử dụng ma túy bị kỳ thị:
Những phân tích về kỳ thị trên đây đều có thể liên hệ tới việc kỳ thị người
sử dụng ma túy. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử bắt nguồn từ những qui chuẩn về
văn hóa và sự thiếu hiểu biết khoa học về ma túy. Người nghiện ma túy (NMT)
thường được xem như người có hành vi đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức, là
người có những hành vi chống đối xã hội. Vì vậy sự kỳ thị với người NMT cịn
trở nên gay gắt hơn so với kỳ thị đối với những nhóm người được xem là khác
biệt khác trong xã hội.
Có nhiều lý do để sự kỳ thị với người NMT cịn nặng nề hơn đó là: Những
chuẩn mực văn hóa về việc sử dụng ma túy Ma tuý là “xấu xa” hoặc “tệ nạn”

13


Người nghiện ma túy thường là người không tốt như; kém ý thức, kém ý chí
nghị lực trước những khó khăn.
Đặc biệt, sử dụng ma túy là một trong những “tệ nạn xã hội” (tại một số
nước trong đó có Việt Nam). Người nghiện ma túy còn thường đi kèm với vấn
đề HIV, mại dâm khiến cho sự kỳ thị của xã hội với sử dụng ma túy trở nên nặng
nề hơn. Những cách nhìn nhận bởi chuẩn mực xã hội khác như của tôn giáo.
Đối với người NMT khi bị kỳ thị: Họ sẽ mất đi lòng tự trọng, mất đi niềm
tin, cảm thấy bị bỏ mặc và không chăm sóc bản thân. Trong suy nghĩ ln thấy
bị đẩy vào con đường cùng, cảm thấy bị xa lánh và từ chối. Họ dằn vặt và tự kỳ
thị, có hành vi giấu diếm việc sử dụng thuốc từ đó sử dụng thuốc khơng an tồn.
Ngồi ra, họ cịn bị từ chối trong việc làm, khơng có nhiều bạn bè, người thân để
chia sẻ, thường chỉ tìm tới những bạn cùng sử dụng ma túy, không tham gia vào
các hoạt động phịng ngừa HIV/AIDS, từ chối tiếp nhận những thơng tin về
nguy cơ, ảnh hưởng tiêu cực của ma túy, ngại tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp
của xã hội. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử khiến cho người sử dụng ma túy ngày
càng xa lánh cộng đồng; ngăn cản việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế cộng
đồng và dịch vụ hỗ trợ xã hội.
Đối với gia đình người NMT: Khi gia đình có người sử dụng ma túy, họ
thường bị phê phán, xa lánh của cộng đồng. Những thái độ, hành vi kỳ thị của xã
hội sẽ làm gây nên hoặc tăng thêm những hậu quả như sau: Tăng thêm xung đột
trong gia đình, thậm chí có thể gây ra thù hận lẫn nhau (cha mẹ ân hận đã đẻ ra
đứa con không nghe lời cha mẹ, những đứa con được cho là hư đốn…, bố mẹ
trách cứ lẫn nhau là không chăm sóc, dạy bảo con…; con cái đổ lỗi cho cha mẹ
đã không quan tâm tới họ chỉ mải mê việc kiếm tiền…); Bị cộng đồng chê trách,
xa lánh dẫn đến khơng muốn cơng khai, và dấu tình trạng nghiện của thành viên
trong gia đình (bố mẹ, vợ chồng hay con cái). Họ tìm cách giải quyết vấn đề
nghiện của người thân trong gia đình với cách thức có thể khơng an tồn, kém

hiệu quả. Có thể làm tăng thêm sự lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục cho
vợ/chồng khi họ có các bệnh khác liên quan. Khơng muốn sử dụng các biện
pháp phòng ngừa HIV/AIDS. Con cái của họ bị kỳ thị, phân biệt đối xử.
14


Đối với cộng đồng: Khi cộng đồng có những người nghiện ma túy, cộng
đồng đó cũng có thể bị ảnh hưởng như sau: Họ im lặng, né tránh với vấn đề này
Ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng chăm sóc giành cho người NMT (ví dụ nhân
viên y tế, nhân viên xã hội, người có chức trách trong cộng đồng thiếu sự nhiệt
tình, khơng đảm bảo tính bí mật trong chăm sóc sức khỏe, khơng sẵn sàng cung
cấp dịch vụ, biện hộ chính sách cho người nghiện, người nghiện có HIV dương
tính). Ảnh hưởng đến sự đồn kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng đặc biệt
đối với cá nhân hay gia đình có người nghiện. Sự né tránh im lặng trong can
thiệp càng làm tăng nguy cơ lây lan những bệnh liên quan tới sử dụng ma túy
trong cộng đồng.
Đối với chương trình phịng ngừa HIV/AIDS: Tác động tiêu cực tới những
hành vi dự phòng như việc tiếp cận chương trình bơm kim tiêm sạch (NSP),
dùng bao cao su và xét nghiệm. Người NMT, gia đình ngại sử dụng các dịch vụ
khác có liên quan: khơng muốn tham gia vào các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ.
Dịch vụ điều trị có thể khơng được sử dụng rộng rãi.
Đối với xã hội: Việc kỳ thị người NMT gây khó khăn cho các hoạt động
phịng chống HIV/AIDS. Gây khó tiếp cận, quản lý và dự báo số người NMT,
khó cung cấp các dịch vụ chăm sóc và tư vấn cho người NMT và gia đình họ từ
đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ KỲ THỊ - PHÂN BIỆT
ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY Ở LẠNG SƠN
2.1. Sơ lược về địa bàn Lạng Sơn
Lâu nay, Lạng Sơn trở thành nơi trung chuyển hàng hóa từ nhiều địa
phương trong cả nước qua các cửa khẩu biên giới. Hằng ngày có hơn 2.000 lượt

người và phương tiện làm thủ tục xuất, nhập cảnh qua biên giới. Bên cạnh sự sôi
động đó, trên tuyến biên giới Lạng Sơn cũng đã xuất hiện nhiều loại tội phạm
như: buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả... nhất là tội phạm về ma túy.
Nhưng năm gần đây, tệ nạn ma túy và hoạt động của tội phạm ma túy trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn diễn biến rất phức tạp. Ngoài những tụ điểm bán ma túy
trên địa bàn cho những người nghiện ma túy, còn nhiều nơi trung chuyển ma túy
15


với số lượng lớn với các đầu mối từ Tuyến Tây Bắc - Hà Nội - Bắc Ninh, Bắc
Giang - Bắc Ninh, Bắc Ninh - Lạng Sơn. Cùng với sự phức tạp về tội phạm ma
túy thì tệ nạn nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh cũng phức tạp và chưa có chiều
hướng giảm.
2.2. Đánh giá thực trạng tại địa bàn:
Đối với tỉnh Lạng Sơn, tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2021 tồn tỉnh có
3.287 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý; trong đó số đối tượng nghiện đang
ở ngoài cộng đồng là 2.811 người; trong nhà tạm giam, tạm giữ là 163 người;
trong trung tâm cai nghiện là 313 người, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên
hiện nay Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh tạm dừng việc tiếp nhận học viên cai
nghiện ma túy.
Tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh: Số học viên đang quản lý là 252 người,
trong đó có 248 người cai bắt buộc, 04 người cai tự nguyện. Lũy kế từ đầu năm
đến nay Cơ sở đã tiếp nhận mới 57 học viên (trong đó 42 học viên cai nghiện bắt
buộc; 09 học viên vào cai tự nguyện; 06 người không có nơi cư trú ổn định) và
làm thủ tục cho 120 học viên (trong đó có 98 người cai bắt buộc, 22 người cai tự
nguyện) hoàn thành thời gian cai nghiện để trở về hòa nhập cộng đồng. Cơ sở đã
đảm bảo hệ thống an ninh, tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát
giữ gìn an ninh trật tự không để xẩy ra các hành vi quá khích, lơi kéo, kích động,
gây rối, phá hoại tài sản hoặc các hành vi vi phạm pháp luật; tổ chức tốt việc
phòng chống dịch Covid - 19.

Đặc điểm người nghiện ma túy Lạng Sơn Những địa bàn có số người
nghiện cao là thành phố Lạng Sơn, huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện
Hữu Lũng…đây là một thực tế đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và an ninh của tỉnh nhà. Mặc dù các cơ quan
chức năng đã mở nhiều đợt truy quét, triệt phá nhiều đường dây mua bán ma
tuý, thu giữ, tiêu huỷ hàng ngàn kilogam ma tuý, bắt giữ, khởi tố nhiều đối
tượng vi phạm nhưng tình trạng tội phạm ma t vẫn cịn diễn biến phức tạp, kết
quả đã phát hiện, bắt giữ 153 vụ, 228 đối tượng ( giảm 18 vụ so với cùng kỳ
16


năm 2020 ); tang vật thu giữ trên 21 bánh heroine; 828 viên và 559 gam ma túy
tổng hợp; 36,9 gam Ketamine; 7,5 tấn tiền chất dùng để sản xuất ma túy3...
Các đối tượng nghiện ma túy trước đây chủ yếu sử dụng heroin, nhưng thời
gian gần đây xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp tăng nhiều. Điều đáng báo
động là hiện nay tệ nạn ma tuý đã xâm nhập vào học đường, có nhiều học sinh
phổ thơng trung học đã mắc nghiện ma tuý, cán bộ công chức, người lao động
làm việc tại các cơ quan, nhà máy xí nghiệp mắc nghiện cũng chiếm một tỷ lệ
đáng kể. Đáng lưu ý là số người mắc nghiện ma tuý ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ
lệ tương đối lớn. Việc mắc nghiện của họ có nhiều nguyên nhân như: Chơi bời
lêu lổng, bị bạn bè rủ rê lôi kéo, khơng có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp khơng
ổn định, mâu thuẫn xung đột với gia đình...
2.3. Các hoạt động, các can thiệp tại địa bàn
Việc tuyên truyền được tổ chức thực hiện thường xun thơng qua đài
truyền hình của tỉnh và đài phát thanh từ tỉnh đến cơ sở. Hàng năm, biên soạn
viết trên 350 tin bài phát sóng trên Đài Phát thanh tỉnh và phát trên hệ thống loa
truyền thanh các huyện, thành phố, thị xã và cả khu dân cư; kẻ vẽ hàng ngàn
pano, khẩu hiệu, áp phích, băng rơn; tích cực tổ chức các biện pháp tun truyền
bằng hình thức sân khấu hóa, chiếu phim lưu động, kể truyện. Các nội dung
tuyên truyền đều phản ánh tác hại của ma túy, hậu quả của tệ nạn nghiện ma túy

mà bản thân người nghiện, gia đình của người nghiện cũng như xã hội phải gánh
chịu...tuyên truyền cả về quy định của pháp luật về ma túy, cách chống ma túy
cũng như chống tránh kỳ thị phân biệt đối xử để toàn dân cùng thực hiện.
Hàng năm, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, thông qua các
hoạt động chun mơn của mình đã thường xun tun truyền phịng chống tệ
nạn ma túy dưới nhiều hình thức khác nhau, mở các lớp tập huấn cho các tập
thể, cá nhân về kiến thức phòng chống tệ nạn và tội phạm ma túy, cụ thể như:
Hội liên hiệp phụ nữ đã tuyên truyên thông qua các hoạt động của các mơ hình
phong trào (như Câu lạc bộ đồng cảm, Câu lạc bộ tình thương và trách nhiệm...).
3 Trung tâm văn háo nghệ thuật tỉnh, (19/07/2021), báo điện tử: />
17


Tích cực tuyên truyền và vận động trên 20.000 gia đình hội viên ký cam kết
gia đình khơng có con em mắc tệ nạn nghiện ma túy. Tổ chức giúp đỡ cho
những người cai nghiện tại cộng đồng. Giúp đỡ cho những người sau cai nghiện
hòa nhập cộng đồng, tạo điều kiện việc làm để và các điều kiện khác để không
tái nghiện ma túy trở lại. Lạng Sơn cũng tổ chức cho người nghiện đăng ký tình
trạng nghiện ma túy và hình thức cai nghiện; quản lý chặt chẽ số người nghiện
ma túy; quản lý giáo dục những người đã hồn thành thi hành án hoặc xử phạt
hành chính từ các trại giam, cơ sở giáo dục, trại giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh bắt
buộc về địa phương...từng bước xây dựng xã, phường khơng ma túy.
Cùng với đó, lực lượng biên phịng tỉnh đã phối hợp với chính quyền và các
tổ chức đoàn thể ở địa bàn biên giới tổ chức gần 300 buổi tuyên truyền về
phòng, chống ma túy cho hơn 13420 lượt người nghe; thực hiện tốt phong trào
tồn dân xây dựng đời sống văn hóa, phịng ngừa tố, giác tội phạm; cảm hóa
giáo dục cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư, khơng kì thị
phân biệt đối xử với người nghiện ma túy…
Trong hoạt động phong trào hưởng ứng “ Tháng hành động phòng, chống
ma túy ”; Ngày quốc tế phòng, chống ma túy và Ngày tồn dân phịng, chống

ma túy (ngày 26/6), với chủ đề “ Vì sức khỏe của mọi người, hạnh phúc của mọi
nhà - Hãy tránh xa ma túy ” gắn với thực hiện tốt các quy định của Chính phủ,
Bộ Y tế về phịng, chống dịch Covid-19, tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị nhân dân
hãy tích cực tham gia vào việc phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn
ma tuý bằng các hành động thiết thực:
“Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma tuý và
thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý;
Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma
tuý;
Khi phát hiện các hành vi mua bán, sử dụng, trồng cây có chứa chất ma
tuý cần báo ngay cho cơ quan cơng an hoặc cơ quan có thẩm quyền nơi gần
nhất;
Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần để chữa bệnh (nếu có sử dụng);
18


Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và
tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng
đồng; phịng, chống tái nghiện.
Vì tương lai của bản thân và gia đình, vì thế hệ mai sau, vì sự tồn vong của
dân tộc. Chúng ta quyết ngăn chặn, bài trừ tận gốc tệ nạn ma tuý ra khỏi cuộc
sống đem lại sự bình yên cho mọi nhà và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn.”4
Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lạng Sơn (Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội tỉnh Lạng Sơn) hiện đang quản lý và điều trị cai nghiện cho 276 học viên
(trong đó có 270 học viên bắt buộc, 6 học viên tự nguyện). Công tác điều trị,
chăm sóc sức khỏe cho học viên ln được duy trì, đảm bảo 100% học viên
được cắt cơn, phục hồi sức khỏe. Các học viên khi vào Cơ sở được tư vấn, tâm
lý trị liệu, giáo dục phục hồi hành vi, lao động trị liệu, dạy nghề, hỗ trợ tái hòa

nhập cộng đồng. Đây cũng là biện pháp gián tiếp giúp người NMT trên địa bàn
được hỗ trợ phục hồi cả về thể xác và tinh thần, khi tái hòa nhập bắt kịp cuộc
sống dễ dàng hơn.
2.4.Kết quả can thiệp của địa bản:
Những hiệu quả tích cực:
Thơng qua cơng tác phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy của các cấp chính
quyền, một số địa bàn trên địa phương đã làm tốt công tác hỗ trợ sau cai nghiện.
Sau khi cai nghiện thành cơng, người cai nghiện được tái hịa nhập cộng đồng
với một công việc ổn định và được sống trong môi trường xã hội không kỳ thị,
phân biệt. Đặc biệt, ở một số địa phương cịn có chính sách hỗ trợ vay vốn, tạo
việc làm cho các đối tượng sau cai nghiện.
Thực tiễn cho thấy ở các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền vận
động, giúp đỡ người điều trị nghiện ma tuý thì người bệnh đỡ mặc cảm hơn,
tuân thủ điều trị tốt hơn, dẫn đến hiệu quả điều trị cao, ít có hành vi gây mất trật
tự, quấy rối ngoài xã hội, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.
Yếu tố làm nên kết quả chống phân biệt đối xử kỳ thị người nghiện ma túy
trên địa bàn Lạng Sơn: Tỉnh đã tập trung vào yếu tố nâng cao chất lượng cai
4 Trung tâm văn hóa nghệ thuật tỉnh (10/01/2021), />
19


nghiện phục hồi, quản lý sau cai; bên cạnh đó cơng tác nhân rơng mơ hình xã,
phường phịng ngừa, ngăn chặn phát sinh mới tệ nạn ma túy; phát triển mơ hình
dạy nghề, tạo việc làm và quản lý đối tượng sau cai tại cộng đồng, tập trung vào
các giải pháp đảm bảo việc làm, thu nhập, tái hoà nhập cộng đồng bền vững cho
các đối tượng sau cai. Chính nhờ đảm bảo được điều kiện việc làm và cuộc sống
là yếu tố tiên quyết giúp các đối tương NMT có niềm tin và cơ hội làm lại cuộc
đời.
Ngồi ra cơng tác tun truyền qua nhiều hình thức được chú trọng đã tạo
cho người dân trên địa bàn có cái nhìn thực tế và bao dung hơn, hiểu rõ hơn về

bản chất và tác hại của việc kỳ thị sẽ gây đến tái nghiện, xích mích rối loạn trật
tự xã hội. Từ đó, tuy có thể khơng hồn tồn xóa bỏ dè chừng nhưng cũng giảm
cái nhìn ác cảm và hành động phân biệt của xã hội với người sau cai nghiện
tham gia tái hịa nhập.
Hạn chế:
Dù có nhiều cố gắng trong cơng tác phịng chống kỳ thị phân biệt đối xử
với người NMT nhưng mơ hình hỗ trợ tái hịa nhập vẫn cịn nhiều hạn chế:
Trong q trình cai nghiện người nghiện ma túy đã được quan tâm học
nghề phù hợp với điều kiện và khả năng của họ. Nhưng sau đó, khi tái hịa nhập
cộng đồng, thì số người có việc làm lại rất ít. Một phần do chính bản thân họ
chưa có quyết tâm cao, vẫn cịn mặc cảm, tự ti, đơi khi cịn có tư tưởng ngại lao
động, dựa dẫm. Nhưng phần lớn là do chính quyền địa phương, các cơ quan,
đơn vị sản xuất còn né tránh, ngại nhận họ vào làm việc. Từ đó tạo cho người
nghiện tâm lý chán chường, bất cần, buông xuôi và dễ trở lại con đường nghiện
hút. Việc dạy nghề hỗ trợ việc làm cho người NMT còn rất đơn giản, chủ yếu là
đào tạo trình độ sơ cấp với một số nghề mà người sau cai nghiện không muốn
làm. Thời gian lao động trong Trung tâm chủ yếu là lao động sản xuất để tự túc
một phần chi phí tiền ăn và sinh hoạt phí. Chính vì thế vẫn đề việc làm không
đạt được kết quả đáng mong đợi, việc thiếu tay nghề và mác nghiện ma túy đã
làm người NMT khi tái hòa nhập cộng đồng bị tự ti và tự kỳ thị mình, dễ tái
nghiện lại.
20


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP, GIẢM SỰ KỲ THỊ
- PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
3.1. Chủ trương định hướng chiến lược của Việt Nam hiện nay
Chiến lược quốc gia phịng, chống và kiểm sốt ma túy ở Việt Nam đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được ban hành trong bối cảnh tình hình
tệ nạn ma tuý trên thế giới và Việt Nam ngày một diễn biến phức tạp. Tội phạm

về ma túy liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, địa bàn hoạt động và mang
tính quốc tế cao hơn; gắn kết chặt chẽ với các loại tội phạm tham nhũng, rửa tiền
và bn bán vũ khí; lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong cơng tác quản lý, kiểm
sốt các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy để buôn bán, điều chế ma túy
tổng hợp ở trong nước. Số người sử dụng các loại ma túy tổng hợp, tân dược gây
nghiện và các loại ma túy mới có xu hướng gia tăng, tập trung nhiều vào đối
tượng là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên ở khu vực đô thị. Nguy cơ tái trồng
cây thuốc phiện và cây cần sa cịn tiềm ẩn ở nhiều địa phương. Trước thực trạng
đó, chiến lược đặt ra những mục tiêu, hoạch định các chương trình và giải pháp
phịng, chống ma túy tổng thể, dài hạn nhằm bảo đảm cho công tác này đạt hiệu
quả cao, bền vững, từng bước kiềm chế, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy
ra khỏi đời sống xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Về mục tiêu chung, chiến lược xác định:
+) Nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, gia đình và tồn xã hội để chủ
động phịng, chống và kiểm sốt ma túy.
+) Từng bước ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy, hạn chế đến mức
thấp nhất tác hại do ma túy gây ra nhằm tạo môi trường xã hội trong sạch lành
mạnh phục vụ phát triển đất nước.
+) Chặn đứng tốc độ gia tăng người nghiện mới; giảm tỷ lệ người sử dụng
trái phép chất ma túy trong cộng đồng, đặc biệt là trong nhóm có hành vi nguy
cơ cao; tổ chức cai nghiện ma túy theo hướng có hiệu quả, bền vững.
3.2. Vai trị của cộng đồng và các tổ chức công tác xã hội
Trong bất kỳ hoạt động nào, từ trước đến nay vai trò của cộng đồng đều
được đánh giá là nguồn lực quan trọng cần tận dụng và phát huy. Trong công tác
21


phịng, chống và kiểm sốt ma túy, hỗ trợ người điều trị nghiện, cộng đồng là
nơi gắn bó nhất với người nghiện, có khả năng phát hiện và can thiệp kịp thời
trước những biểu hiện tiêu cực khi chúng xảy ra. Thái độ của cộng đồng đối với

người nghiện ma túy cũng là yếu tố quan trọng tạo động lực cho họ quyết tâm
cai nghiện, không tái nghiện.
Công tác chống kỳ thị và phân biệt đối xử để góp phần tránh tái nghiện cho
các đối tượng NMT không phải là công tác của một ngành hoặc của từng địa
phương riêng lẻ, nó chỉ được thực hiện tốt khi huy động được sự tham gia của
tồn hệ thống chính trị và sự phối hợp giữa các cộng đồng dân cư. Vì vậy, song
hành với việc thực hiện tổng hợp các biện pháp trên, cần tạo dựng được sự kết
hợp đồng bộ trong mối quan hệ giữa các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền
địa phương.
Thái độ của cộng đồng đối với người nghiện ma túy là yếu tố quan trọng
tạo động lực cho người nghiện quyết tâm cai nghiện, không tái nghiện.
Trong đó, cơng tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm
trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu
và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy mơi trường xã hội về chính
sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết
và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Cơng tác xã
hội đã có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới và đã góp phần cải thiện cuộc
sống của nhiều thành phần trong xã hội, đặc biệt là những người không may
mắn.
Tại Việt Nam, công tác xã hội đã được công nhận là một nghề chuyên
nghiệp, là một hoạt động mang tính khoa học, nhằm giúp những người đang gặp
phải những vấn đề khó khăn, bằng cách khơi dậy những tiềm năng, những thế
mạnh của bản thân để chính họ tự giải quyết vấn đề cho chính mình. Nhân viên
công tác xã hội là người làm việc trực tiếp với người nghiện: tham vấn, giáo dục
nhằm trang bị cho họ kiến thức và kỹ năng để giúp họ thay đổi nhận thức và có
khả năng đương đầu với những tình huống và thách thức, giúp họ được tăng
cường sức mạnh và sự tự tin, nâng cao động lực để từ bỏ ma túy.
22



Như vậy, vai trị của cơng tác xã hội trong việc trợ giúp người điều trị
nghiện là rất cần thiết, góp phần khơng nhỏ trong vấn đề phịng chống tái nghiện
và giúp người điều trị nghiện phục hồi và hòa nhập cộng đồng thực sự.
3.3. Kiến nghị các giải pháp nâng cáo công tác giảm kỳ thị phân biệt
đối xử từ quan điểm lĩnh vực công tác xã hội
Để ngày càng phát huy hiệu quả của hoạt động trợ giúp, cần nâng cao chất
lượng đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các địa phương thơng qua q trình
đào tạo, tập huấn bài bản.
Nhân viên xã hội trong công tác trợ giúp người nghiện ma túy sẽ thực hiên
vai trị kết nối họ với các chương trình điều trị nghiện tại cộng đồng, tạo điều
kiện cho nhiều người nghiện ma túy tham gia điều trị nghiện tự nguyện, tại gia
đình, xã phường.
Xóa bỏ tình trạng cắt cơn nghiện đơn thuần, kết hợp điều trị nghiện bằng
dược lý với các các hoạt động tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm, chăm sóc y tế, hỗ
trợ tái hịa nhập cộng đồng. Giúp thân chủ được tham gia vào các mơ hình điều
trị nghiện mới như trung tâm mở, tại cộng đồng, mơ hình điều trị duy trì - thay
thế bằng Methadone. Ngoài ra, nhân viên xã hội cùng các nhà nghiên cứu tổ
chức khảo sát cập nhật tình hình và đánh giá xu hướng lạm dụng các chất gây
nghiện tại Việt Nam làm cơ sở xây dựng chiến lược về điều trị nghiện ma túy.
Nhân viên xã hội tham gia rà soát và nghiên cứu sửa đổi các quy định pháp
luật chưa phù hợp với thực tế tình hình, đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống
pháp luật liên quan đến công tác điều trị nghiện và giảm tác hại liên quan đến sử
dụng ma túy.
Nhân viên xã hội có vai trị tăng cường cơng tác thơng tin, truyền thơng
giáo dục trong cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết về ma túy và tác hại của nó,
xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người nghiện. Việc tuyên truyền có thể tập
trung vào các nội dung:
-Bản chất nghiện ma túy là một dạng bệnh lý tâm thần: Nhiều người nghiện
rất muốn thốt ra khỏi ma túy nhưng họ khơng làm được và cần sự trợ giúp của
cộng đồng. Nhiều hành vi của người nghiện có ảnh hưởng đến gia đình và xã hội

nhưng khơng phải do họ cố ý thực hiện mà là hậu quả của bệnh tật.
23


-Tuyên truyền về mục tiêu của cai nghiện: Khẳng định nghiện ma túy hồn
tồn có thể cai được nếu bệnh nhân quyết tâm cai nghiện và với sự trợ giúp của
gia đình, cộng đồng.
-Tun truyền về lịng vị tha, bản chất nhân ái của dân tộc: Người Việt
Nam vốn có lịng nhân ái, vị tha và gia đình cũng như xã hội sẵn sàng tha thứ
cho những người con tội lỗi nếu họ nhận ra lỗi lầm và có quyết tâm sửa đổi.
-Tuyên truyền về tác động tiêu cực của sự kỳ thị và những lợi ích của xã
hội, của cộng đồng khi khơng cịn kỳ thị: Kỳ thị sẽ khiến người nghiện khó cai
ma túy hơn, tỷ lệ phạm tội về ma túy sẽ cao hơn. Nếu khơng cịn kỳ thị thì sẽ
ngược lại…
Nhân viên xã hội cũng có thể tham gia vào các công tác/hoạt động nâng
cao nhận thức của lãnh đạo các cấp có liên quan về nghiện ma túy và điều trị
nghiện ma túy; tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác điều trị nghiện
phục hồi thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình bồi dưỡng, đào
tạo nghiệp vụ về điều trị nghiện ma túy, đồng thời chuẩn hóa và đưa nội dung
đào tạo về điều trị nghiện ma túy vào giáo trình đào tạo cho sinh viên ngành
cơng tác xã hội.

24


KẾT LUẬN
Sự kỳ thị dẫn tới những hành động phân biệt đối xử, không công bằng, gây
áp lực, hắt hủi, trừng phạt, gây phiền hà, đổ lỗi cho người nghiện ma túy ngay cả
những việc họ khơng làm…Chính vì điều này đơi khi đã đẩy người nghiện ma
túy vào tình trạng tự kỳ thị chính bản thân mình. Họ trở nên khơng chấp nhận

bản thân, áp đặt cái nhìn tiêu cực đối với chính bản thân mình như: tự căm ghét,
xấu hổ, phê phán bản thân, cảm thấy vô dụng, …
Ánh nhìn thiếu thiện cảm và sự cơ lập cùng nhiều hành động phân biệt đối
xử khác đã vơ tình xây lên một rào cản lớn trên con đường loại bỏ hành vi sử
dụng ma túy và tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện. Công tác xã
hội tuy hiện nay tuy vẫn là ngành nghề rất mới ở Việt Nam. Nhưng đối tượng
cần sự trợ giúp của cơng tác xã hội ngày càng đa dạng, trong đó có người nghiện
ma túy. Người nghiện ma tuý ở mọi lứa tuổi, trình độ, nghề nghiệp trong xã
hội,....Vì vậy, cán bộ công tác xã hội cần vận dụng linh hoạt những kiến thức và
kỹ năng cơ bản để tiếp cận đối tượng, lập kế hoạch trợ giúp và giúp đối tượng
nghiện ma túy tái hòa nhập với cộng đồng một cách bền vững. Đặc biệt trong
q trình thực hiện cơng tác, quan tâm chú trọng đến vấn đề nâng cao văn hóa
cộng đồng, giảm dần sự kỳ thì và nhưng hành động phân biệt đối xử với người
nghiện ma túy là một trong các yếu tố quan trọng trong tác dụng chống tái
nghiện sau cai.
Nhận thức được vấn đề ấy, là một sinh viên theo học ngành công tác xã hội,
bản thân em cũng sẽ cần quyết tâm hơn trong trau dồi kiến thức văn hóa trên
trường lớp và học tập nắm vững chun mơn theo chương trình đào tạo, ngồi ra
khi đối mặt với vấn đề và tình hình xã hội phức tạp, khó khăn hiện nay, việc theo
dõi và học tập từ thực tế bản thân cũng cần chú ý và có góc nhìn và sự quan tâm
sâu sắc hơn nữa. Từ đó mới lĩnh hội dần để có thể hồn thành vai trị và đạt kết
quả tốt trên cương vị hoạt động công tác xã hội tương lai.

25


×