Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Kết quả nghiên cứu hồ sơ hành chính 01 ông Nguyễn Thanh Phương bị kỷ luật buộc thôi việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.03 KB, 10 trang )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
HS HÀNH CHÍNH SỐ 01 – ÔNG NGUYỄN THANH PHƯƠNG
1.

Luật sư tham gia giai đoạn Giám đốc thẩm hay tái thẩm?

Ở thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Luật sư không tham gia trực tiếp vào xét xử
mà chỉ giúp đương sự trong việc đánh giá căn cứ kháng nghị để đề nghị người có
thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Luật sư tham gia giúp đương sự đánh giá căn cứ kháng nghị từ thời
điểm đương sự khơng đồng tình với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và
muốn đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm/
Luật sư có thể khơng tham gia phiên tịa giám đốc thẩm, tái thẩm nếu khơng
được Tịa án triệu tập vì Tịa án xét thấy “không cần thiết” (theo khoản 2 Điều 267,
Điều 286 Luật tố tụng hành chính 2015).
Các cơng việc cụ thể Luật sư có thể hỗ trợ khách hàng bao gồm:
+ Đánh giá căn cứ kháng nghị;
+ Chuẩn bị hồ sơ đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục GĐT hoặc

tái thẩm (viết đơn đề nghị kháng nghị, gửi đơn đề nghị kháng nghị...);
+ Tư vấn các vấn đề khác cho khách hàng để khách hàng thực hiện được việc đề

nghị kháng nghị...
2.

Hồ sơ 01 thuộc trường hợp giám đốc thẩm hay tái thẩm? Vì sao?

Theo quy định tại Điều 281 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định về
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
“Bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ


tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Tịa án, đương sự đã
khơng thể biết được trong q trình giải quyết vụ án;
2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên
dịch khơng đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án
hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
4. Bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà
Tịa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.”
1


Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 255 Luật tố tụng hành chính 2015 quy
định về Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
“1. Bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách
quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện
được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ
không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định
không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích cơng
cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 260 của Luật này kháng
nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn
cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn của người đề nghị theo quy định tại Điều
257 và Điều 258 của Luật này, trừ trường hợp xâm phạm đến lợi ích cơng cộng, lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì khơng cần thiết phải
có đơn đề nghị.”


Đối chiếu các quy định trên, có thể thấy Bản án sơ thẩm số 01/2014/HCST của
Tòa án nhân dân Huyện Cầu Kênh, Tỉnh T.G đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 255 Luật
tố tụng hành chính 2015 bởi vì “Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến
việc ra bản án, quyết định không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự”. Cụ thể là:
Thứ nhất, tại Bản án sơ thẩm số 01/2014/HCST của Tòa án nhân dân Huyện
Cầu Kênh Tỉnh T.G phần Hội đồng xét xử quyết định Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện
của anh Nguyễn Thanh Phương với lí do “đến thời điểm xét xử thì đối tượng khởi kiện
hành chính của anh Phương là khơng có”. Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại điểm
a, khoản 2 Điều 163 Luật tố tụng hành chính 2010 quy định như sau:
“2. Hội đồng xét xử có quyền quyết định:
a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu u cầu đó khơng có căn cứ pháp luật;”.

Như vậy, khơng có quy định Hội đồng xét xử được bác yêu cầu khởi kiện của
anh Phương với lí do “đến thời điểm xét xử thì đối tượng khởi kiện hành chính của
anh Phương là khơng có”.
2


Thứ hai, theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật tố tụng hành chính 2010
được hướng dẫn tại Điều 10 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một
số quy định của luật tố tụng hành chính: “Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật
TTHC thì trong quá trình giải quyết vụ án hành chính người bị kiện có quyền sửa đổi
hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc... thì Tồ án
thơng báo cho người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc
lập biết”.
Trong vụ án này, tại phiên xét xử ngày 13/4/2014, Thẩm phán đã cho anh
Phương biết việc ngày 24/3/2014, Chủ tịch UBND xã Hịa Bình ra Quyết định số

32/QĐ-UBND về việc thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 92/QĐ-UBND và Quyết định số
99/QĐ-UBND, với lý do quy trình xử lý kỷ luật chưa đúng theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên cũng tại phiên tịa anh Phương khơng rút đơn khởi kiện nên áp dụng
theo khoản 2 Điều 10, Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP quy định: “2. Nếu người khởi
kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có u cầu độc lập đều khơng rút đơn
khởi kiện, u cầu thì Tồ án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Trong
trường hợp này Tồ án phải xem xét tính hợp pháp của quyết định bị khởi kiện và
quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định bị khởi kiện để tuỳ vào từng trường hợp cụ
thể mà có quyết định đúng pháp luật;”.
Vì vậy, Tòa án nhân dân Huyện Cầu Kênh Tỉnh T.G phải tiếp tục giải quyết vụ
án theo thủ tục chung cụ thể xem xét tính hợp pháp Quyết định số 92/QĐ-UBND và
Quyết định số 99/QĐ-UBND, Quyết định số 32/QĐ-UBND về việc thu hồi, hủy bỏ
Quyết định số 92/QĐ-UBND và Quyết định số 99/QĐ-UBND.
Từ những phân tích trên, việc kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án sơ
thẩm số 01/2014/HCST của Tòa án nhân dân Huyện Cầu Kênh Tỉnh T.G theo quy
định tại quy định tại điểm c khoản 1 Điều 255 LTTHC 2015 là có căn cứ.
3.

Phương thức thực hiện và Căn cứ

Ở thủ tục giám đốc thẩm, Luật sư không tham gia trực tiếp vào xét xử mà chỉ
giúp đương sự trong việc đánh giá căn cứ kháng nghị để đề nghị người có thẩm quyền
kháng nghị giám đốc thẩm theo luật định.
- Theo khoản 1 Điều 256 Luật tố tụng hành chính 2015: Trong thời hạn 01 năm

kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, đương sự có
quyền đề nghị bằng văn bản với những người có thẩm quyền kháng nghị quy
định tại Điều 260 (cụ thể là Chánh án TAND tối cao, cấp cao, Viện trưởng
VKSND tối cao, cấp cao) để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu
phát hiện có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 255 Luật tố tụng

hành chính 2015.

3


- Theo Điều 257 LTTHC: Đương sự cần gửi cho người có thẩm quyền kháng

nghị các văn bản sau bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện Kiểm sát hoặc qua
đường bưu điện:
(i)

Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp
luật theo thủ tục GĐT. (Nội dung cần đủ: ngày làm đơn; tên, địa chỉ
người làm đơn; tên bản án, quyết định đề nghị xem xét; lý do và căn cứ
đề nghị; cá nhân ký tên/tổ chức đóng dấu, ký tên)

(ii)

Bản án, quyết định mà được đề nghị xem xét; chứng cứ chứng minh yêu
cầu của ngừoi đề nghị là có căn cứ.

- Theo Điều 258 Luật tố tụng hành chính: Sau khi Tòa án, Viện Kiểm sát nhận

đơn, cần xác nhận người đề nghị có nhận được giấy xác nhận của Tòa án, Viện
Kiểm sát. Lưu ý trong trường hợp Tòa án, Viện Kiểm sát yêu cầu người đề nghị
bổ sung nội dung đơn/ tài liệu thì cần thực hiện đúng hạn định.
Trường hợp sau khi Tòa án, Viện Kiểm sát xem xét thấy khơng kháng nghị thì
phải thơng báo cho ngừoi đề nghị bằng văn bản.
- Theo Điều 259 Luật tố tụng hành chính 2015: Người đề nghị có thể cung cấp


thêm chứng cứ cho Tòa án, Viện Kiểm sát có thẩm quyền.
- Theo khoản 1 Điều 263 Luật tố tụng hành chính 2015: Thời hạn cho người có

thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: 3 năm kể từ ngày Bản án,
quyết định của Toà án có hiệu lực, trong vụ án này được tính từ ngày
13/04/2014.
- Theo Điều 268 Luật tố tụng hành chính 2015: Thời hạn mở phiên tồ trong

vịng 60 ngày kể từ ngày Tồ án có thẩm quyền nhận được Quyết định kháng
nghị giám đốc thẩm kèm theo hồ sơ vụ án.
Cần lưu ý đến trường hợp, Toà án xét thấy cần triệu tập đương sự, người đại diện
hợp pháp, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự đến phiên tồ để trình
bày ý kiến mà HĐXX giám đốc thẩm u cầu (Điều 270 Luật tố tụng hành chính
2015).
4.

Tóm tắt hồ sơ số 01; Đánh giá tố tụng và đánh giá nội dung của Hồ sơ hành
chính số 01.

4.1. Tóm tắt hồ sơ số 01

Người khởi kiện: ơng Nguyễn Thanh Phương; sinh năm 1979; cư trú tại Ấp Hòa
Phú, xã Hịa Bình, huyện Cầu Kênh, tỉnh T.G
Người bị kiện: Chủ tịch UBND xã Hịa Bình, huyện Cầu Kênh, tỉnh T.G

4


Đối tượng khởi kiện: Quyết định số 92/QĐ-UBND về việc xử lý kỷ luật cán bộ
không chuyên trách cấp xã (với hình thức buộc thơi việc); và Quyết định số 99/QĐUBND về việc giải quyết đơn khiếu nại của Chủ tịch UBND xã Hịa Bình

u cầu khởi kiện: hủy Quyết định số 92/QĐ-UBND và Quyết định số 99/QĐUBND của Chủ tịch UBND xã Hịa Bình, buộc nhận ơng Phương trở lại làm việc tại
Cơng an xã Hịa Bình và khơi phục mọi quyền lợi kể từ ngày ông bị thi hành kỷ luật.
Lý do khởi kiện:
Trong quá trình làm việc tại Cơng an xã Hịa Bình, ơng Phương (Phó Cơng an xã
Hịa Bình) bị tố cáo có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, bắt
người trái phép, nhận tiền bảo kê, chiếm dụng quỹ của Cơng an xã,… Tháng 3/2013,
UBND xã Hịa Bình nhận được Công văn số 330/UBND-NC ngày 12/3/2013 của
UBND huyện Cầu Kênh và phiếu chuyển đơn của Công an huyện Cầu Kênh, yêu cầu
xem xét giải quyết đơn phản ánh theo thẩm quyền.
Ngày 18/6/2013, Chủ tịch UBND xã Hịa Bình ra Quyết định số 42/QĐ-UBND
về việc xử lý kỷ luật cán bộ bán chuyên trách cấp xã đối với ông Phương. Theo đó, thi
hành kỷ luật hình thức: Cách chức đối với ông Phương, với lý do ông Phương đã lợi
dụng chức vụ quyền hạn gây khó khăn cho người khác để trục lợi, tiêu cực trong thi
hành nhiệm vụ.
Trong khi chưa triển khai Quyết định số 42/QĐ-UBND, ơng Phương cịn bị phát
hiện có những sai phạm khác như: chiếm dụng tài sản cá nhân, nhận tiền hối lộ,…
Ngày 15/11/2013, Chủ tịch UBND xã Hịa Bình ra Quyết định số 92/QĐ-UBND về
việc xử lý kỷ luật cán bộ không chuyên trách cấp xã. Theo đó, thi hành kỷ luật hình
thức: Buộc thơi việc đối với ông Phương, với lý do ông Phương lợi dụng chức vụ
quyền hạn gây khó khăn cho người khác để trục lợi, tiêu cực trong thi hành nhiệm vụ,
chiếm dụng tiền của tập thể. Không đồng ý với Quyết định trên, ngày 22/11/2013, ông
Phương làm Đơn khiếu nại vì cho rằng có sai phạm về hình thức và thẩm quyền trong
việc xử lý kỷ luật.
Ngày 23/11/2013, Chủ tịch UBND xã Hịa Bình ra Quyết định số 99/QĐUBND về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông Phương. Theo đó, Chủ tịch UBND
xã Hịa Bình xác định việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với ơng Phương là phù hợp
và nội dung khiếu nại của ông Phương là khơng đúng. Do đó, giữ ngun nội dung và
hình thức kỷ luật theo Quyết định số 92/QĐ-UBND đối với ông Phương.
Không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại, ngày 12/01/2014, ông
Phương làm Đơn khởi kiện quyết định hành chính gửi đến TAND huyện Cầu Kênh,
tỉnh T.G. Ơng Phương yêu cầu Tòa hủy Quyết định số 92/QĐ-UBND và Quyết định

số 99/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND xã Hịa Bình, buộc nhận ông trở lại làm việc và
khôi phục mọi quyền lợi kể từ ngày ông bị thi hành kỷ luật.
5


Trong quá trình giải quyết vụ án, ngày 24/3/2014, Chủ tịch UBND xã Hịa Bình
ra Quyết định số 32/QĐ-UBND về việc thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 92/QĐUBND và Quyết định số 99/QĐ-UBND, với lý do quy trình xử lý kỷ luật chưa đúng
theo quy định pháp luật.
Tại Bản án sơ thẩm số 01/2014/HCST ngày 13/4/2014, TAND huyện Cầu Kênh
ra quyết định: Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Phương với lý do: tại thời điểm
xét xử thì đối tượng khởi kiện hành chính của ơng Phương là khơng có, do đó, ơng
Phương vẫn cịn là Phó Cơng an xã Hịa Bình và chưa bị xử lý kỷ luật.
4.2. Đánh giá về tố tụng:
-

Giai đoạn khởi kiện và thụ lý: nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ đúng theo quy
định của Luật tố tụng hành chính 2010.

-

Đối tượng khởi kiện:
+

Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 15/11/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
xã Hịa Bình về việc xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Nguyễn Thanh
Phương;

+

Quyết định 99/QĐ-UBND ngày 23/11/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Hịa Bình về việc trả lời đơn khiếu nại của ơng Nguyễn Thanh Phương.

-

Quyền khởi kiện: Ơng Nguyễn Thanh Phương là người bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi Quyết định số 92 và Quyết định số 99 nên ơng Phương có quyền khởi kiện
vụ án hành chính theo Điều 103 Luật tố tụng hành chính năm 2010.

-

Thời hiện khởi kiện: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 104 Luật tố tụng hành chính
năm 2010, thời hiệu khởi kiện là 01 năm, kể từ ngày nhận được quyết định kỷ
luật buộc thơi việc. Chủ tịch UBND xã Hịa Bình ban hành Quyết định xử lý kỷ
luật ông Phương vào ngày 15/11/2013. Do đó, ơng Phương khởi kiện vào ngày
27/12/2013 là còn thời hiệu khởi kiện.

-

Thẩm quyền giải quyết:

+

Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật Luật tố tụng hành chính năm 2010 thì Khiếu kiện
quyết định kỷ luật buộc thơi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp
huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tồ án đối với cơng
chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó thì thuộc thẩm quyền của Tồ
án nhân dân cấp huyện.
Vì vậy, Tịa án nhân dân huyện Cầu Kênh có thẩm quyền giải quyết vụ án này.

-


Chuẩn bị xét xử:

+

Thời hạn chuẩn bị xét xử: là 4 tháng kể từ ngày thụ lý. Tòa án nhân dân huyện
Cầu Kênh thụ lý vào ngày 27/12/2013 và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày
6


23/3/2014 là đảm bảo thời hạn chuẩn bị xét xử theo điểm a khoản 1 Điều 117
Luật tố tụng hành chính năm 2010.
+

Quyết định đưa vụ án ra xét xử: Tòa án căn cứ vào Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án hành chính để ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử là khơng đúng
vì tại thời điểm ban hành thì Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật tố tụng hành chính năm 2010.

-

Xét xử Sơ thẩm:

+

Xác định tư cách đương sự: đúng quy định theo Điều 6 và Điều 7 Luật tố tụng
hành chính năm 2010.

+


Thủ tục bắt đầu phiên tịa: thực hiện đúng quy định theo Luật tố tụng hành chính
2010.

+

Phần hỏi: Theo Biên bản phiên tòa, Thẩm phán – chủ tọa phiên tịa khơng điều
khiển cho Hội thẩm nhân dân, đương sự tham gia hỏi theo khoản 2 Điều 148
Luật tố tụng hành chính năm 2010.

+

Phần tranh luận: thực hiện đúng quy định theo Luật tố tụng hành chính năm
2010.

4.3. Đánh giá nội dung:
-

Về Quyết định số 92/QĐ-UBND:

+

Thẩm quyền ban hành:

Anh Phương không phải là Công chức nên không áp dụng nghị định số
34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 quy định của chính phủ về xử lý kỷ luật đối với Công
chức được.
Vậy nên thẩm quyền ban hành quyết định số 92/QĐ-UBND về việc xử lý cán bộ
không chuyên trách cấp xã ngày 15/11/2013 do bà Tình ký là sai.
+


Trình tự và thủ tục:

Quyết định số 92/QĐ-UBND nêu trên được thực hiện theo trình tự thủ tục quy
định tại quyết định số 53/2004/QĐ-UBND ngày 25/10/2007 của UBND Tỉnh Tiền
Giang. Tuy nhiên chính UBND Xã Hịa Bình cũng đã thừa nhận q trình xử lý chưa
đúng theo Điều 2 quyết định 32/QĐ-UBND ngày 24/3/2014 về việc Thu hồi, hủy bỏ
quyết định số 92/QĐ-UBND và Quyết định 99/QĐ-UBND nên có thể khẳng định
trình tự thủ tục sai. (Vì quyết định số 53/2004 trên lưu hành nội bộ khơng tìm được
nên khơng dẫn chiếu cụ thể văn bản được).
+

Nội dung:

Quyết định số 92/QĐ-UBND được Chủ tịch UBND xã Hịa Bình ban hành ngày
15/11/2013 về việc xử lý kỷ luật cán bộ không chuyên trách cấp xã được ban hành căn
7


cứ trên Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định của chính phủ về xử lý kỷ luật đối với
Công chức là không đúng.
Căn cứ khoản 2,3 điều 4 Luật Cán bộ công chức 2008 quy định:
“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân
quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự

nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam,

được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội;
cơng chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.”
Tại khoản 3 điều 61 Luật Cán bộ Công chức 2008 quy định:
Cơng chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phịng - thống kê;
d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc
địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (đối với xã);
đ) Tài chính - kế tốn;
e) Tư pháp - hộ tịch;
g) Văn hóa - xã hội.
Từ các cơ sở trên xác định anh Phương không phải là Công chức nên không thể
áp dụng Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 quy định của chính phủ về xử
lý kỷ luật đối với Công chức để xử lý kỷ luật anh Phương được.
Về nội dung Bản án số 01/2014/HCST
8


HĐXX không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Phương vì ngày 23/4/2014
Chủ tịch UBND xã Hịa Bình đã ra quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 24/3/2014 về
việc Thu hồi, hủy bỏ quyết định số 92/QĐ-UBND và Quyết định 99/QĐ-UBND nên
tại thời điểm xét xử thì QĐ 92 nêu trên đã khơng cịn cho nên được xem là đối tượng

khởi kiện khơng có. Tuy nhiên, HĐXX khơng chấp nhận u cầu khởi kiện của anh
Phương theo điểm a khoản 2 Điều 163 LTTHC 2010 là chưa đúng. (Căn cứ vào điểm
c khoản 1 điều 255 LTTHC 2015)
(Đã phân tích phần này ở Câu 2)
5.

Căn cứ kháng nghị

Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: Có sai lầm trong việc áp dụng
pháp luật dẫn đến việc ra bản án khơng đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự (Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 255 LTTHC 2015).
Đối tượng khởi kiện: Là Quyết định số 92/QĐ-UBND và Quyết định số 99/QĐUBND
Ngày 24/3/2014, Chủ tịch UBND xã Hịa Bình ra Quyết định số 32/QĐ-UBND về
việc thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 92/QĐ-UBND và Quyết định số 99/QĐ-UBND,
với lý do quy trình xử lý kỷ luật chưa đúng theo quy định pháp luật. Như vậy UBND
xã Hịa Bình cũng thừa nhận 2 quyết định hành chính bị kiện là Quyết định số 92/QĐUBND và Quyết định số 99/QĐ-UBND được ban hành trái pháp luật.
Tại Bản án sơ thẩm số 01/2014/HCST ngày 13/4/2014 về việc tranh chấp yêu cầu
hủy Quyết định kỷ luật buộc thôi việc, HĐXX quyết định: Bác tồn bộ u cầu khởi
kiện của ơng Phương về việc hủy Quyết định số 92/QĐ-UBND và Quyết định số
99/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND xã Hịa Bình, với lý do: tại thời điểm xét xử thì
đối tượng khởi kiện hành chính trong vụ án này đã khơng cịn, do đó ơng Phương vẫn
cịn là Phó Cơng an xã Hịa Bình và chưa bị xử lý kỷ luật.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 163 Luật TTHC 2010, thì Hội đồng xét xử
có quyền quyết định: Bác u cầu khởi kiện, nếu u cầu đó khơng có căn cứ pháp
luật. Trong trường hợp này HĐXX bác yêu cầu khởi kiện của ông Phương với lý do
đối tượng khởi kiện của vụ án khơng cịn là khơng thuộc trường hợp tại quy trên.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 LTTHC 2010 được hướng dẫn bởi Điều 10
Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính, trong
q trình giải quyết vụ án hành chính người bị kiện có quyền:
hủy bỏ quyết định kỷ luật buộc thơi việc, trong q trình giải quyết vụ án hành chính

mà người bị kiện có quyết định hủy bỏ quyết định kỷ luật buộc thơi việc thì Tồ án
thơng báo cho người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc
lập biết: Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc
lập đều không rút đơn khởi kiện, yêu cầu thì Tồ án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ
9


tục chung. Trong trường hợp này Toà án phải xem xét tính hợp pháp của quyết định bị
khởi kiện và quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định bị khởi kiện để tuỳ vào từng
trường hợp cụ thể mà có quyết định đúng pháp luật.
Trong vụ án này thì chủ tịch UBND xã Hịa Bình đã ra quyết định số 32/QĐUBND để hủy Quyết định số 92/QĐ-UBND và Quyết định số 99/QĐ-UBND nhưng
người khởi kiện là ông Phương không rút đơn khởi kiện. Do đó tịa án vẫn phải tiếp
tục tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung, Tịa án vẫn phải xem xét tính hợp
pháp của Quyết định số 92/QĐ-UBND, Quyết định số 99/QĐ-UBND và Quyết định
số 32/QĐ-UBND để tuyên chấp nhận hoặc bác yêu cầu của người khởi kiện, chứ
không được căn cứ vào lý do đối tượng khởi kiện của vụ án khơng cịn để tun bác
tồn bộ u cầu khởi kiện của ơng Phương.
Từ những căn cứ trên, Bản án sơ thẩm số 01/2014/HCST ngày 13/4/2014 của
TAND huyện Cầu Kênh đã có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra
bản án không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Căn cứ kháng nghị quy định tại điểm c khoản 1 Điều 255 LTTHC.

10



×