Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể. Chỉ ra đặc trưng tâm lý trong các giai đoạn đó?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.77 KB, 5 trang )

Đề tài
Phân tích các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá 
thể. Chỉ ra đặc trưng tâm lý trong các giai đoạn đó? 


Lời mở đầu
Xã hội đang ngày một lớn mạnh, cùng với đó tâm lí học cũng đang
ngày càng phát triển và thâm nhập vào thực tiễn của mọi lĩnh vực sống
và hoạt động của con người. Ở trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam, tâm
lí học ngày nay không chỉ được giảng dạy ở các trường Sư phạm, các
trường Y, mà nó đã và đang được giảng dạy ở mọi lĩnh vực đào tạo, mọi
trình độ đào tạo, mọi hình thức đài tạo ( từ chính quy, tại chức,...) với
dung lượng và thời lượng khác nhau và thời lượng bao nhiêu thì tâm lí
học đại cương ln là “ chìa khóa ” để người học tiếp cận khoa học tâm
lí. Tâm lý học cho phép con người tìm hiểu về cách cơ thể và trí não làm
việc cùng nhau. Điều này có thể giúp cho việc đưa ra các quyết định
đúng đắn và và tránh các tình huống căng thẳng, giúp con người quản lý
thời gian, thiết lập được các mục tiêu và sống hiệu quả. Mọi người sử
dụng kiến thức của ngành tâm lý học hàng ngày dù họ có nhận ra hay
khơng. Đó là khi trị chuyện cùng bạn bè, tranh luận với đối tác hay dạy
dỗ con cái. Việc hiểu được cách thức hoạt động của tâm trí giúp bạn
trong cuộc sống hàng ngày thơng qua việc gắn kết các mối quan hệ một
cách chặt chẽ và đưa ra những quyết định tốt nhất
Nhờ những hiểu biết sau khi đã được học tập môn học tâm lí học
đại cương. Em đã tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề sau:
1.

Phân tích các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể.
Chỉ ra đặc trưng tâm lý trong các giai đoạn đó?



Phân tích
I. Sự phát triển tâm lí về phương diện cá thể
1. Phát triển tâm lí về phương diện cá thể của con người
- Tuân theo nguyên lí chung của mọi sự phát triển trong thế giới, sự
phát triển tâm lí của con người từ lúc sinh ra đến khi qua đời trải qua
nhiều giai đoạn (gọi là những giai đoạn phát triển tâm lí). Việc tìm ra
quy luật đặc thù của sự phát triển tâm lí trong từng giai đoạn, cũng như
quy luật và cơ chế chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang giai đoạn lứa
tuổi khác có ý nghĩa to lớn về mặt lí luận và thực tiễn. Sự phát triển tâm
lí con người về phương diện cá thể là một quá trình chuyển đổi liên tục
từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm
lí đạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo các quy luật đặc thù.
- L.X. Vưgốtxki, nhà tâm lí học Liên Xơ, đã căn cứ vào những thời
điểm mà sự phát triển tâm lí có những đột biến để xác định thời kì phát
triển tâm lí. A.N.Lêơnchiép chỉ ra rằng, sự phát triển tâm lí của con
người gắn liền với sự phát triển hoạt động của con người trong thực tiễn
đời sống của nó, trong đó một số hoạt động đóng vai trị chính (chủ đạo)
trong sự phát triển, một số hoạt động khác chỉ giữ vai trò phụ. Sự phát
triển tâm lí của con người phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo.
*Các nhà tâm lí học đã chỉ rõ:
+ Hoạt động chủ đạo ở tuổi hài nhi (từ 0 - 1 tuổi) là hoạt động giao lưu
cảm xúc trực tiếp với người lớn, trước hết là với cha mẹ.
+ Hoạt động chủ đạo ở tuổi ấu nhi (1 - 3 tuổi) là hoạt động với đồ vật +
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo (từ 3 - 6
tuổi).
+ Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi học sinh.
+ Hoạt động lao động và hoạt động xã hội là hoạt động chủ đạo ở lứa
tuổi thanh niên và người trưởng thành. Các hoạt động chủ đạo có tác



dụng quyết định chủ yếu nhất đối với sự hình thành những nét căn bản
và đặc trưng cho giai đoạn hoặc thời kì lứa tuổi, đồng thời quy định tính
chất của các hoạt động khác.
2. Các giai đoạn phát triển tâm lí theo lứa tuổi
a. Giai đoạn tuổi sơ sinh và hài nhi
- Thời kì từ 0 đến 2 tháng đầu (sơ sinh)
- Thời kì từ 2 đến 12 tháng (hài nhi)
b. Giai đoạn trước tuổi học
- Thời kì vườn trẻ (từ 1 đến 3 tuổi)
- Thời kì mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi)
c. Giai đoạn trước đi học
- Thời kì đầu, tuổi học (nhi đồng hoặc học sinh tiểu học. Từ 6 đến 11
tuổi)
- Thời kì giữa tuổi học (thiếu niên hoặc học sinh phổ thông trung học cơ
sở. Từ 12 đến 15 tuổi)
- Thời kì cuối tuổi học (đầu tuổi thanh niên, hoặc học sinh phổ thông
trung học. Từ 15 đến 18 tuổi)
- Thời kì sinh viên (từ 18 đến 23, 24 tuổi). d. Giai đoạn tuổi tưởng thành
(từ 24, 25 tuổi trở đi)
e. Giai đoạn người già (từ sau tuổi về hưu 55 - 60 tuổi trở đi): Đặc điểm
của sự phát triển tâm lí ở từng giai đoạn, ở từng thời kì lứa tuổi sẽ được
nghiên cứu ở phần Tâm lí học lứa tuổi.


Kết thúc
Tóm lại, từ những yếu tố trên chúng ta đã hiểu rõ
hơn về ý nghĩa của tâm lý đối với mỗi người. Nhìn
chung thì tâm lý người cho đến nay cũng đã được
nghiên cứu nhiều thế nhung nó vẫn cịn là những bí ẩn
sau bên trong mỗi cá nhân. Để có tâm lý tốt thì bạn cần

phải có cuộc sống lành mạnh, môi trường sống tốt. Môn
Tâm lý học đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết
cơ bản về hành vi và tâm trí, qua đó chúng ta có thể
hiểu rõ hơn về bản thân và những người xung quanh.



×