Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

QUAN ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÂM HỌC. VẬN DỤNG PHÂN TÂM HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.45 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
---------------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC
ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÂM HỌC.
VẬN DỤNG PHÂN TÂM HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Hà Nội, tháng 7 năm 2021
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
CHƯƠNG 1:QUAN ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÂM HỌC..............4
1.1.Khái niệm phân tâm học.................................................................................4
1.2. Hoàn cảnh ra đời............................................................................................4
1.3. Nội dung của Thuyết Phân tâm học của S.Freud...........................................6
1.3.1.Cấu trúc tâm trí của cá nhân....................................................................6
1.3.2.Vơ thức....................................................................................................8
1.3.3.Libido.....................................................................................................10
1.3.4.Mặc cảm Oedipus:.................................................................................10
1.3.5.Giấc mơ..................................................................................................11
1.3.6.Sự dồn nén.............................................................................................12
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHÂN TÂM HỌC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.......13
2.1. Ý nghĩa của Phân tâm học với thực tế.........................................................13
2.2. Mặt thuận lợi khi áp dụng Thuyết Phân tâm học ở Việt Nam hiện nay.......13
2.3. Áp dụng vào trị liệu.....................................................................................15
2.4. Mặt khó khăn...............................................................................................16
KẾT LUẬN.........................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................17



2


MỞ ĐẦU
Học thuyết phân tâm của S.Freud ra đời cách đây cả thế kỉ, thế nhưng những
đóng góp của nó cho tâm lý học, nhất là trong tâm lý học trị liệu lâm sàng vẫn
cịn giá trị. Những cơng trình nghiên cứu của Freud đã để lại và mở ra cho các
nhà tâm lý những nền tảng căn bản trong nghiên cứu vô thức của con người.
Phân tâm học của Sigmund Freud có một ý nghĩa lớn đối với những ai muốn
tìm hiểu các hiện tượng tâm lý của con người, nhất là vơ thức. Có thể nói,
S.Freud đã mở ra cho các nhà tâm lý một hướng đi mới, đặt một nền tảng mới
khi nghiên cứu về con người dưới cái nhìn tâm lý.
Nghiên cứu phân tâm học khơng chỉ để tơi thấy có gì trùng hợp hay phản bác lại
những quan điểm bất đồng nhưng là để hiểu rõ hơn con người dưới một học
thuyết tâm lí, đồng thời là cơ sở để chúng ta có thể thực hiện những thử thách
mới trong tương lai. Đặc biệt với nhiều ứng dụng của phân tâm học trong
nghiên cứu và cả trong thực tế hiện nay, khi nhiều vấn đề xã hội như trị liệu hay
điều tra phân tích tâm lý tội phạm áp dụng lý thuyết phân tâm học càng làm cho
việc tìm hiểu trường phái tâm lý học này quan trọng hơn và rất có ý nghĩa thực
tiễn.
Vì những lý do ấy, em xin chọn chủ đề:” Quan điểm của trường phái phân tâm
học. Vận dụng phân tâm học trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài cho bài tiểu
luận này.

3


CHƯƠNG 1:QUAN ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÂM
HỌC

1.1.Khái niệm phân tâm học
Một phương pháp trị liệu, có nguồn gốc từ Sigmund Freud, để
điều trị các rối loạn tâm thần bằng cách điều tra sự tương tác
của các yếu tố ý thức và vơ thức trong tâm trí bệnh nhân và
đưa những nỗi sợ hãi và xung đột vào tâm trí có ý thức, sử dụng
các kỹ thuật như giải thích giấc mơ và liên kết tự do. Ngồi ra:
nó cịn là một hệ thống lý thuyết tâm lý liên quan đến phương
pháp này.
Thơng qua phạm vi của một góc nhìn phân tâm học, con người
được mơ tả là có các động lực tình dục và hung hăng. Các nhà
lý thuyết phân tâm học tin rằng hành vi của con người là quyết
định. Nó bị chi phối bởi các lực phi lý, và vô thức, cũng như các
ổ đĩa theo bản năng và sinh học. Do tính chất quyết định này,
các nhà lý thuyết phân tâm học không tin vào ý chí tự
do[ CITATION HWF11 \l 1033 ].
1.2. Hồn cảnh ra đời
Sự khủng hoảng tâm lý học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX như
chúng ta được biết đã dẫn đến sự ra đời của Phân Tâm Học. Một
trường phái tâm lý học khách quan đi sâu nghiên cứu hiện
tượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ đạo của
đời sống tâm lý con người, là đối tượng thực sự của tâm lý học.
Người sáng lập ra Phân Tâm Học là Sigmund Freud (1856 –
1939), bác sỹ thần kinh và tâm thần người Áo gốc Do Thái, sinh
ở Tiệp Khắc, du học ở Áo, Pháp, Đức... Khi S.Freud chào đời ở
Freiberg thuộc miền Moravia, tác phẩm “Nguồn gốc các chủng
lồi” chưa xuất hiện. Ơng được đưa tới thành Vienna thủ đô
nước Áo vào năm lên bốn tuổi và đã sống gần suốt cả tuổi
trưởng thành tại đây. Vào những năm đầu của cuộc đời, S.Freud
rất tin vào thuyết của Darwin vì ơng thấy rằng "Những thuyết
ấy làm cho người ta có thể hy vọng vào những bước tiến phi

thường trong việc tìm hiểu thế giới". Dự định sẽ trở thành thầy
thuốc, ông đã theo học trường Đại học Y khoa thành Vienna và
ông đã đỗ bác sĩ năm 1881. Là một thầy thuốc trẻ tuổi của
4


bệnh viện đa khoa, chữa trị đủ mọi loại bệnh, ông tiếp tục
nghiên cứu môn thần kinh bệnh học và giải phẫu thần kinh. Sau
đó, số mệnh xoay chiều và bất thần làm nên tên tuổi của ông
nổi tiếng khắp thế giới. Một bạn đồng nghiệp của ông đã đi
Paris và ông bèn đi theo sang thành phố này. Tại đây, ông cùng
làm việc với Jean Charcot, lúc ấy đã là một nhà bệnh lý học và
thần kinh học người Pháp nổi tiếng. Ở đây, lần đầu tiên ông
được tiếp xúc với cơng trình của Charcot về bệnh loạn thần kinh
và cách dùng phương pháp thôi miên để điều trị bệnh này.
S.Freud đã thoả mãn khi thấy Charcot chứng minh được bệnh
loạn thần kinh thật và loạn thần kinh giả do dùng thôi miên tạo
ra. S.Freud cũng đã sử dụng phương pháp thơi miên để thí
nghiêm nhưng sau đó ơng đã bỏ phương pháp điều trị này vì ít
người hợp với lối chữa trị bằng thơi miên và cũng vì đơi khi thơi
miên có những hậu quả khơng hay đối với nhân cách người
bệnh, thay vào đó, ơng bắt đầu phát triển một phương pháp
mới được đặt tên là “Tự do liên tưởng”, về sau kỹ thuật này đã
trở thành một tiêu chuẩn thực hành của khoa học phân tâm
học.
Thuyết Phân tâm học ra đời chịu nhiều chi phối từ các điều
kiện, quan điểm khác nhau, S.Freud đã tiếp thu có sáng tạo các
quan điểm và học thuyết của các nhà triết học, khoa học tự
nhiên để vực dậy sự khủng hoảng tâm lý học trong xã hội châu
Âu lúc đó. S.Freud đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chủ nghĩa

phi lý tính của Schopenhaur: “triết học quay trở về với thế giới
nội tâm của mình, tìm tịi bản tính thật sự của con người và thế
giới”. Cái vô thức là đối tượng quan tâm và nghiên cứu phổ biến
trong khơng khí học thuật ở châu Âu vào những năm 80 của thế
kỷ XIX.
Thuyết Phân tâm học của S.Freud ra đời cũng xuất phát từ hoàn
cảnh đời sống tinh thần trong thời đại mà ơng đang sống lúc
bấy giờ, đó là thái độ của xã hội đối với vấn đề tình dục. Một xã
hội mà tơn giáo và pháp luật đã mất đi sức mạnh, lấy cái tôi
làm trung tâm, khuynh hướng vơ chính phủ của con người
khơng được kiểm soát, hướng dẫn. Ở thời đại này, chứng kiến
sự bùng nổ mạnh mẽ chống đè nén tính dục trong xã hội khổ
5


hạnh, có hàng loạt nghiên cứu về bệnh tính dục, tính dục trẻ
em và ảnh hưởng của những dồn nén ham muốn tính dục đến
sức khỏe tinh thần, thể chất. Dấu ấn thời thơ ấu đã ảnh hưởng
rất lớn đến quan điểm của S.Freud, góp phần vào việc hình
thành phương pháp lý luận trong phân tâm học.
Ngoài ra, Thuyết Phân tâm học của S.Freud ra đời cũng xuất
phát từ sự tác động của ngành khoa học tự nhiên lúc đó, bởi
trong giai đoạn này khoa học tự nhiên đã có sự phát triển vượt
bậc, ông đã chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi tư tưởng của các nhà
tâm vật lý như Fexner, hình ảnh tâm lý như tảng băng trơi,
phần lớn hoạt động tâm lý được dấu dưới cái vỏ ý thức và chịu
sự tác động mạnh mẽ của những sức mạnh khơng nhìn thấy
được. Tất cả những tư tưởng, quan điểm đó đã được S.Freud sử
dụng để giải thích về khả năng tồn tại năng lực tính dục thúc
đẩy hành vi của nhân loại[ CITATION Phạ21 \l 1033 ].

1.3. Nội dung của Thuyết Phân tâm học của S.Freud
1.3.1.Cấu trúc tâm trí của cá nhân
a. Phát triển cấu trúc tâm trí lần thứ nhất: Vô thức, ý thức và tiền ý thức.
Freud đã hai lần phát triển lý thuyết của mình về cấu trúc nhân cách của con
người. Ở lần đầu tiên, trong cuốn Giải thích giấc mơ (The Interpretation of
Dreams – 1900) ơng chia bộ máy tâm trí thành ba lớp, gồm : Vô thức, ý thức và
tiền ý thức.Trong đó:
- Vơ thức (unconscious) bao gồm những nhân tố thúc đẩy mang tính sinh lý, bản
năng và tình dục, nó nằm ở lớp sâu nhất của tâm trí và ln tìm cách để được
giải phóng (được Freud coi như phần chìm xuống nước của tảng băng). Vơ thức
có thể biểu hiện bằng những hình thức rất khác nhau, như: Những hành vi
khơng chủ định, lời nói lỡ lời hoặc ngụy trang dưới hình thức các biểu tượng
(symbol)xuất hiện trong giấc mơ.
- Đối lập với vô thức là ý thức (consciousness) gồm những trải nghiệm được
nhận thức, mang tính logic, thực tế và thích nghi.
- Xen giữa hai trạng thái này là tiền ý thức (preconscious) là những trải nghiệm
không được nhận thức, nhưng chỉ cần một chút nỗ lực thì sẽ đưa lên được ý
thức.

6


Theo Freud, vô thức là một trạng thái của tâm trí nằm ngồi sự nhận thức của
con người, gồm các quá trình nhận thức và xúc cảm cùng với những ký ức có
thể tác động đến phản ứng và hành vi của chúng ta. Xuất phát từ luận điểm này
Freud đã phát triển khái niệm tính dục (sexuality) trong tác phẩm gây nhiều
tranh cãi Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục (Drei Abhandlungen zur
Sexualtheorie - 1905).
b. Bổ sung thêm ba khái niệm vào cấu trúc nhân cách: Cái nó (Id), Cái tôi (Ego)
và Cái Siêu tôi (Super Ego).

Sau này, Freud nhận ra rằng khi xuất hiện xung đột nội tâm, tâm trí con người
thường sử dụng một số cách thức để điều hòa xung đột. Những cách thức này có
thể nằm ở cả vùng vơ thức và ý thức, được gọi là các cơ chế phịng vệ. Chính vì
vậy ông đã tái cấu trúc lại lý thuyết về cấu trúc nhân cách của mình. Những
chức năng tâm trí được sắp xếp dựa theo vai trò tương ứng của chúng trong
xung đột (Loborsky, O’Rilley và Arlow, 2008),gồm ba phần chính: Cái nó (Id),
Cái tơi (Ego) và Cái Siêu tơi (Super Ego).
Cái nó (Id) là bẩm sinh, ngun thủy, khơng thể chế ngự và thuộc về Vô thức,
chứa đựng những ham muốn bản năng và xung năng tính dục(Libido). Trong
đó, bản năng (Instinkt) là “sơ đồ cấu trúc hành vi” sẵn có, có tính di truyền, giúp
sinh vật thích nghi, đảm bảo sự sinh tồn của loài và cá thể. Xung năng tính
dục(libido) là những kích thích từ bên trong cơ thể thúc đẩy con người nhằm đạt
được sự thỏa mãn hoặc giảm căng thẳng,lo âu xuống mức thấp nhất. Vì vậy, Cái
nó (Id) hoạt động theo ngun tắc khối cảm (pleasure principle). Tức luôn thúc
đẩy con người phải thỏa mãn ngay các nhu cầu hoặc dập tắt sự lo âu, ví dụ: Một
người đói thì cái nó sẽ thúc đẩy người đó bằng mọi cách thỏa mãn ngay lập tức
cơn đói của mình.
Cái Siêu tơi (Super Ego) hình thành trong suốt thời thơ ấu, chứa đựng toàn bộ
những giáo dục của gia đình và nền văn hóa về đạo đức, nhân cách và các giá
trị. Theo Freud, những giá trị này được nhập tâm, cá nhân hóa và trở thành “Cái
tôi lý tưởng” ở mỗi cá nhân. Cái Siêu tôi nằm chủ yếu ở phần vơ thức, tuy nhiên
vẫn có một phần nằm ở ý thức, điều đó tạo động lực khuyến khích con người trở
nên hồn hảo, thích ứng và có những hành vi được chấp nhận về mặt xã hội.
Nguyên tắc hoạt động của Cái Siêu tôi là kiểm duyệt, đối lập và xung đột với
nguyên tắc thỏa mãn của Cái nó. Nó khơng chỉ kiểm sốt hành vi mà cịn kiểm
sốt cả những suy nghĩ của Cái tơi (Ego). Ví dụ: Một người đàn ơng có nhu cầu
tình dục với một người phụ nữ xinh đẹp, nhưng anh ta được giáo dục nếu thỏa
mãn nhu cầu bằng cách hiếp dâm thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong
7



trường hợp này, ham muốn tình dục bản năng (Cái nó) của anh ta thúc đẩy hành
vi quan hệ tình dục theo nguyên tắc thỏa mãn, tuy nhiên quy tắc đạo đức, luật
pháp trong anh ta lại kiểm soát và loại trừ hành vi đó khỏi tâm trí theo ngun
tắc kiểm duyệt. Từ đó gây ra xung đột tâm trí trong người đàn ơng này, đây
chính là thời khắc Cái tơi (Ego) thể hiện vai trị của mình.
Cái tơi (Ego) hình thành nhằm cân bằng xung đột giữa Cái nó và Cái Siêu tơi,
chức năng của Cái tơi là tìm kiếm những lối thốt an tồn cho sự bộc lộ những
ham muốn bản năng, tránh xung đột với sự kiểm duyệt của Cái Siêu tôi. Giúp
bảo vệ cấu trúc nhân cách khỏi xung đột giữa hai phần nhân cách còn lại. Trong
trường hợp cá nhân có ham muốn bản năng quá mạnh, trạng thái lo âu sẽ xuất
hiện. Lúc đó, Cái tơi sẽ huy động các cơ chế phịng vệ để ngăn ngừa tình trạng
này. Cái tơi có một phần nằm vùng Tiền ý thức và phần còn lại ở Ý thức. Vì vậy,
ngun tắc của Cái tơi là hiện thực, chức năng của nó là tìm cách thỏa mãn cái
nó, đồng thời nỗ lực cân bằng sự kiểm duyệt đối với Cái Siêu tôi.
c. Các giai đoạn phát triển tâm – tính dục (psychosexual) của trẻ em và thanh
thiếu niên (Psychosexual Development) - Nhấn mạnh phức cảm Oedipe và Giai
đoạn dương vật.
Khái niệm tính dục (sexuality) của Freud nên được hiểu theo nghĩa rộng, không
chỉ dừng lại ở những gì liên quan đến sinh dục mà cịn bao hàm cả những khối
cảm khác mà cá nhân có được. Tính dục theo nghĩa rộng, được hiểu là tất cả
những kích thích và hoạt động giúp mang lại cho cá nhân sự khối cảm cịn cao
hơn việc thỏa mãn những nhu cầu cơ bản (Nguyễn Sinh Phúc, 2013). Freud gắn
tính dục với sự phát triển tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên, q trình được
ơng gọi là phát triển tâm tính dục (Psychosexuality). Theo đó, có năm giai đoạn
phát triển tâm tính dục tính từ khi đứa trẻ ra đời đến giai đoạn thanh thiếu niên,
trong đó mỗi giai đoạn được xác định bằng một bộ phận cơ thể tạo nên khối
cảm hay cịn gọi là “vùng kích dục” (Erogenous zones)(Nguyễn Thị Minh Hằng
(chủ biên), 2017). Tức ở mỗi giai đoạn phát triển tâm tính dục, thì xung năng
tính dục lại di chuyển đến một bộ phận cụ thể(môi miệng, hậu môn, bộ phận

sinh dục…)
Giai đoạn dương vật (Phallic stage)(từ 3 – 6 tuổi): Trẻ bước vào giai đoạn
dương vật từ khoảng 3 đến 6 tuổi, khi bộ phận sinh dục trở thành nguồn khoái
cảm chủ yếu đối với trẻ. Giai đoạn này, trẻ có thể xuất hiện những hành vi như
sờ,nắn bộ phận sinh dục của mình. Theo Freud, đây là giai đoạn phức tạp nhất
trong các giai đoạn phát triển tâm – tính dục bởi sự xuất hiện cùng lúc nhiều
xung đột vô thức đan xen nhau. Đỉnh điểm nhất là sự hình thành phức cảm
8


Oedipe ở bé trai, khiến chúng xuất hiện ham muốn tính dục đối với mẹ của
mình, từ đó khơng muốn chia sẻ mẹ với người gần gũi nhất – người bố. Từ đây,
bé trai hình thành xung đột vơ thức là vừa muốn giết bố để được độc chiếm mẹ
nhưng ngược lại cũng muốn trở thành bố để được mẹ yêu thương. Thường sự
xung đột này sẽ được trẻ giải quyết bằng cơ chế phòng vệ dồn nén (Repression)
những ham muốn vô thức với mẹ và đồng nhất bản thân với người bố để cân
bằng. Tuy nhiên, nếu không cân bằng được, xung đột vơ thức có thể là ngun
nhân dẫn đến hành vi phạm tội sau này (sẽ được trình bày cụ thể ở phần lí giải
ngun nhân tội phạm).
1.3.2.Vô thức
Trước và cùng thời với S. Freud, các nhà triết học, xã hội học,
tâm lý học đã chia những hiện tượng tinh thần làm ba loại với
những đặc điểm khác nhau: vô thức, tiềm thức, ý thức. Freud
không bác bỏ cách phân loại như vậy, nhưng ơng có cách phân
loại theo yêu cầu riêng của phân tâm học như sau: vô thức, tiền
ý thức, ý thức.
Bởi thế, học thuyết phân tâm học được xây dựng trên khái niệm
vô thức. Freud quan niệm: “Tất cả các hiện tượng tâm thần của
con người về bản chất là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm
trù chủ yếu trong đời sống tâm lý của con người. Mọi hoạt động

trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tuỳ theo tương
quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện
ra theo những qui luật khác hẳn với ý thức”[ CITATION SFr70 \l
1033 ].
Để hiểu về vô thức ta cần hiểu về ý thức và tiềm ý thức. Ý thức
là lớp ở trên, là những suy nghĩ và nhận thức mà ta biết rất
minh bạch. Còn tiềm ý thức về đặc điểm có vẻ như khơng khác
với tiềm thức nhưng vai trị của chúng lại có phần nào thay đổi
theo yêu cầu riêng của phân tâm học. Có thể hiểu rằng tiềm
thức là một hiện tượng tinh thần khơng cịn phụ thuộc vào ý
thức nữa nhưng cũng chưa hoàn toàn phụ thuộc vô thức.
Khi đề cập đến vô thức Freud đồng tình với quan niệm cho rằng,
vơ thức là cái mang tính sinh lí tự nhiên, là cái mang tính bản
năng di truyền bẩm sinh từ đời nọ sang đời kia. Tuy nhiên, ông

9


cịn cho rằng vơ thức ngồi nguồn gốc có tính bẩm do cơ quan
sinh lí phát động cịn có sự tác động bên ngoài xã hội.
Để thấy rõ hơn ta cần tìm hiểu về cấu trúc nhân cách của
Freud. Ơng cho rằng nhân cách của cá nhân là cảnh tượng về
một cuộc chiến dai dẳng, giữa một bên là những thôi thúc
nguyên sơ và không thể chấp nhận được, đang mong muốn
được diễn tả, một bên là các lực lượng cố tìm cách từ chối hoặc
ngụy trang các thơi thúc đó. Trong trận chiến đó, Freud cịn
nhận diện các đối thủ, đó là: bản năng vơ thức hay là tự ngã
(id), bản ngã (ego), và siêu ngã (superego).
Trước hết là tự ngã (id). Tự ngã là cái con người đã có ngay từ
lúc sinh ra. Nó chi phối tồn bộ dời sống của con người. Đó

cũng là nguồn cung cấp libido. Theo Freud, con người sinh ra
với hai xung động bản năng, đóng vai trị làm động cơ thúc đẩy
căn bản cho tất cả mọi hành vi. Một là xung năng Eros. Đây là
xung động để tồn tại. Xung động này bao gồm nhu cầu ăn
uống, giữ ấm, và trên hết là hoạt động tính dục (libido). Và
xung năng Thanatos là thơi thúc phá hủy. Mục đích của nó là
phá hủy cái khác, nhưng cũng có một khía cạnh tự phá hủy đối
với nó.
Cịn bản ngã (ego) thì khơng có lúc sinh ra. Chính bản ngã giúp
con người tự chủ trước các tác động bên ngoài. Bản ngã phát
triển qua sự tương tác bên ngồi, đồng thời nó sẽ tìm lấy sức
mạnh trong siêu ngã.
Vậy siêu ngã là gì? Siêu ngã thể hiện lương tri của chúng ta. Đó
là các giá trị đạo đức về đúng, sai mà chủ yếu được thấm dần
vào chúng ta từ bố mẹ, thầy cô và xã hội. Bản chất của siêu
ngã là lương tâm và cái tơi lý tưởng. Siêu ngã được hình thành
thơng qua quá trình thưởng và phạt. Siêu ngã khiến chúng ta
cảm thấy tội lỗi khi làm một điều sai trái. Cũng chính siêu ngã
khiến chúng ta hồn thiện mình hơn và sống theo những lý
tưởng của mình. Siêu ngã tồn tại ở cả ba cấp độ nhưng chủ yếu
là vô thức.
Do đó, Freud đã xây dựng mơ hình lí thuyết của mình mà ơng
gọi là mơ hình tảng băng. Theo đó, phần trên của tảng băng là
10


ý thức, phần dưới tảng băng theo thứ tự: tiềm ý thức, siêu ngã,
cái tôi, vô thức, tự ngã. Và cũng cần thấy rằng, cái tôi (ego)
không phải là dạng cố định nhưng nó có thể có mặt ở cả 3 dạng
thức (vô thức, tiềm ý thức và ý thức).

Vai trị quan trọng của cái vơ thức trong đời sống tâm lý người
được Freud làm rõ trong các cơng trình nghiên cứu về bệnh
Hystêri, về giấc mơ và về lý thuyết tính dục cũng như ở nhiều
vấn đề khác được đề cập liên quan trong các vấn đề cụ thể của
ông.
1.3.3.Libido
Và để thấy rõ hơn về vô thức, chúng ta cần hiểu libido theo
Freud là gì. Libido có thể tạm dịch là dục năng – tức xung năng
tính dục, là sự khát dục của con người. Freud coi vô thức là bể
chứa các xung năng và xung năng tính dục là xung năng quan
trọng nhất cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động tâm thần
của con người. Libido tồn tại ở 2 dạng là Eros và Thanatos. Theo
Freud, libido là bản năng tình dục của con người, chịu tác động
theo ngun tắc khối lạc (pleasre principle). “Khát vọng tình
dục là nhu cầu thỏa mãn một ham muốn mang nội dung tình
dục”[ CITATION Phạ04 \l 1033 ]. Nó là nhu cầu của con người
như ăn, uống, ngủ, nghỉ…[ CITATION Rob03 \l 1033 ] Libido
không chỉ diễn ra trong 5 giai đoạn phát triển nhân cách của trẻ
mà còn chi phối suốt cuộc đời con người. Cũng theo Freud, nhờ
những thực tại ngăn cản nguyên tắc khoái lạc (Freud gọi là ego)
nên con người chỉ thỏa mãn thúc đẩy tình dục khi hội đủ các
yếu tố mà thơi.
1.3.4.Mặc cảm Oedipus:
Vì libido chi phối không những những giai đoạn đầu đời của trẻ
mà còn chi phối cả cuộc đời con người nên chúng ta sẽ hiểu
cách rõ ràng hơn về quan niệm mặc cảm Oedipus của Freud.
Trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ, Freud chia 5 giai
đoạn: môi miệng, hậu môn, dương vật, tiềm ẩn, cơ quan sinh
dục ngồi. Theo đó, mặc cảm Oedipus xuất hiện rõ nhất trong
giai đoạn dương vật.


11


“Vào khoảng tuổi lên 3 trẻ bắt đầu giai đoạn sùng bái dương vật
(Phallic stage)”. Đây là một giai đoạn đánh dấu một trong các
sắc thái quan trọng nhất của tiến trình phát triển nhân cách
theo quan điểm của Freud: đó là xung đột do mặc cảm Oedipus.
Freud tin rằng các trẻ nam phát triển các mối quan tâm tình
dục vào mẹ chúng, bắt đầu xem cha chúng như kẻ thù, và ấp ủ
ước muốn giết cha – giống như Oedipus đã làm trong bi kịch Hy
Lạp cổ đại. Nhưng vì thấy người cha q uy quyền, trẻ sinh lịng
sợ hãi bị trả đũa dưới dạng “lo sợ bị thiến” (Oedipal conflict)
[ CITATION SFr70 \l 1033 ]. Trẻ lo ngài ông bố sẽ giải quyết cuộc
cạnh tranh bằng những biện pháp quyết liệt này. Vì đời sống có
sự lo âu không thể chấp nhận được như thế, nên trẻ phải giải
quyết theo cách nào đó, qua cơ chế phịng thủ cái tôi gọi là
nhận dạng với tác nhân tấn công. Tác động tiềm thức trên
nguyên tắc người bố có thể có thái độ thù địch đối với trẻ ít hơn
nếu ông ta xem trẻ như một đồng minh. Sau cùng nỗi sợ hãi
này mạnh mẽ đến mức đè nén được các khát khao đối với mẹ
chúng, và thay vào đó bằng cách đồng hóa (Identification) với
người cha, cố bắt chước hành vi của ông càng nhiều càng tốt.
Bằng cách này, trẻ đi đến việc tiếp nhận vai trị giới tính của
mình, và phải nhận dạng như một nam giới.
Đối với bé gái, tiến trình diễn ra khác biệt hẳn. Freud lập luận
rằng các bé gái bắt đầu thức tỉnh tình dục đối với cha của
chúng, tức chúng ao ước có dương vật, ao ước sinh con cho
cha, đổ lỗi cho mẹ vì chúng vì mẹ mà chúng thiếu dương vật.
Về điểm này, Freud sau này bị lên án vì như thế là ông đã quan

niệm nữ giới thấp kém hơn nam giới. Dù vậy, giống như các bé
trai, chúng thấy rằng để giải quyết những tình cảm khơng thể
chấp nhận được như thế, chúng phải đồng hóa với bậc cha mẹ
đồng giới tính bằng cách cư xử giống mẹ và chấp nhận giá trị
và thái độ của bà mẹ. Theo cách này, hiện tượng đồng hóa với
bà mẹ của các bé gái đã hồn tất.
Phân tâm học cịn cho chúng ta biết rằng Oedipus là mặc cảm
xuất hiện cả trẻ nam và trẻ nữ. Riêng ở trẻ nữ, phân tâm học
gọi là mặc cảm electra. Freud và các nhà phân tâm học sau này
không cho chúng ta biết nhiều về mặc cảm này chỉ biết rằng nó
12


cũng tương tự như mặc cảm Oedipus. Vào thời điểm này, các
nhà phân tâm nói rằng mặc cảm Oedipus đã được giải quyết…
1.3.5.Giấc mơ
Tiếp đến, chúng ta hãy tìm hiểu giấc mơ trong học thuyết phân
tâm của Freud. Vào năm 1901 Freud đã đưa ra lí thuyết về giấc
mơ. Vì Freud coi tiềm thức của con người cơ bản tập trung ở
năng lượng tình dục nên lí thuyết về giấc mơ của ơng cũng
được giải thích theo hướng đó. Ơng cho rằng, con người trong
vô thức luôn mong ước một khát khao, và để tránh những mối
đe dọa từ bên ngồi nên con người đã đưa mong muốn đó vào
giấc mơ. “Ông gọi các hạng mục và sự kiện trong giâc mơ là nội
dung hiện trong khi ý nghĩa ẩn các giấc mơ là nội dung ẩn.”
Giấc mơ chỉ xuất hiện trong giấc ngủ, và phân tâm học coi giấc
ngủ “chính là biểu hiện của những gì cịn sót lại trong ngày,
trong đời sống bên ngoài vào những lúc thức”[ CITATION
Phạ04 \l 1033 ].
1.3.6.Sự dồn nén

Vậy phải chăng giấc mơ là một trong những biểu hiện nói về sự
dồn nén của con người? Theo Freud, trong đời sống con người
thường gặp phải chứng lo âu (anxiety), là một cảm giác gây
căng thẳng và mất thăng bằng trong cuộc sống. Để giải quyết
vấn đề này, tâm lý con người đã tạo nên cơ chế phịng thủ để
đối phó với nó. Cơ chế phịng thủ bào gồm: sự dồn
nén(repression), sự phóng ngoại nội tâm (projection), sự chối bỏ
(denial), biện pháp hồi qui (regression), sự hợp lí hóa (reaction
Formation), sự phá bỏ (undoing), sự thăng hoa (sublimation), sự
mơ mộng (fantasy)[ CITATION Rob03 \l 1033 ].
Như vậy, sự dồn nén (repression) là một trong 8 cơ chế phòng
thủ theo Freud. Khi một nhu cầu bản năng không thực hiện
được hay không được chấp nhận nó dẽ được đẩy vào vơ thức.
“Dồn nén là một phương thức trực tiếp nhất nhằm giải quyết
tình trạng lo âu, thay vì phải giải quyết một xung động gây ra
tình tạng lo âu ở bình diện ý thức, người ta chỉ việc phớt lờ nó
đi”[ CITATION Rob03 \l 1033 ]. Chẳng hạn một cậu bé căm ghét
cha mình, nó bị dồn nén, đến lúc đi học nó gặp những ơng thầy
khó tính và kết quả cịn tồi tệ hơn. Thế là nó sẽ gia nhập cảnh
13


sát để có thể ra những mệnh lệnh và bắt người khác phải thực
hiện mà khơng có khiếu nại nào. Đây là một cơ chế rất thường
thấy trong đời sống con người. Nó có ảnh hưởng rất nhiều trong
q trình phát triển nhân cách…

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHÂN TÂM HỌC GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY
2.1. Ý nghĩa của Phân tâm học với thực tế

Thứ nhất, Thuyết Phân tâm học ra đời đã cung cấp một ý tưởng khoa học đúng
đắn cho sự phát triển của nhân loại nói chung, ngành khoa học, đặc biệt là khoa
học nghiên cứu về tâm lý con người nói riêng, để từ đó hiểu rõ hơn về những
suy nghĩ của cá nhân tức là sự tri giác của cá nhân đó đối với các giá trị đạo đức
và xã hội nói chung, từ sự hiểu rõ bản chất của suy nghĩ của cá nhân đó, chúng
ta có thể tìm ra những giải pháp để kiềm chế những xung đột của cá nhân đó do
có sự nhận thức không đúng đắn về các giá trị đạo đức và xã hội mà xâm hại
đến những giá trị đó, đưa cá nhân đó trở lại trạng thái bình thường, phát triển
bình thường;
Thứ hai, các kết quả của Phân tâm học được rút ra từ những
nghiên cứu thực hành chữa bệnh tâm thần do chính S.Freud
thực hiện, những thành tựu mà ơng mang đến cho khoa học
lồi người nói chung, khoa học nghiên cứu về tâm lý con người
nói riêng là một khám phá vô cùng lớn về một mảng hiện tượng
vô thức ở con người mà cho đến nay chưa ai vượt qua được
những nghiên cứu của ông. Thuyết Phân tâm học có ảnh hưởng
rộng khắp trên tồn thế giới, nó đã tạo ra một phương pháp cho
việc ứng dụng vào những ngành liên quan, hiện nay thuyết này
14


được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như điều trị bệnh
nhân bằng liệu pháp tâm lý, điều tra tội phạm, tội phạm học để
tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những phản kháng tiêu cực
đối với các chuẩn mực xã hội do hành vi, để đưa cá nhân đó đi
theo con đường đúng đắn;
Thứ ba, với Thuyết Phân tâm học, S.Freud đã đề xuất được một
phương pháp “liên tưởng tự do” nhằm giải tỏa tâm lý, chữa trị
cho những người bị bệnh tâm thần. Nói chung, với việc xuất
hiện một học thuyết mới trong lĩnh vực nghiên cứu về con người

bởi tâm lý của họ, nó đã đóng góp một phần quan trọng vào
kho tàng khoa học, làm phong phú hơn cho lĩnh vực khoa học,
hơn nữa, cũng giúp cho xã hội có thể giải quyết được những
trường hợp thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Phân tâm học mà
trước đó, các ngành khoa học khác vẫn chưa thể giải quyết
được.
2.2. Mặt thuận lợi khi áp dụng Thuyết Phân tâm học ở
Việt Nam hiện nay
- Nội dung của Thuyết Phân tâm học là đi sâu tìm hiểu về đời
sống nội tâm con người, nhằm hiểu rõ những suy nghĩ của con
người được hiện thực bằng hành vi, liệu rằng đằng sau hành vi
đó thì cái gì thuộc về bên trong con người sẽ như thế nào.
Ở Việt Nam hiện nay, đời sống tinh thần là cái được coi trọng,
nhu cầu hiểu biết về hoạt động tinh thần của cá nhân và tồn
xã hội là tất yếu, vì vậy, Thuyết Phân tâm học hồn tồn có thể
được chấp nhận, nghiên cứu tìm hiểu và ứng dụng vào các
ngành khác nhau mà xã hội Việt Nam đang cần thiết, bởi lẽ
Phân tâm học với vai trò là phương pháp nghiên cứu có hướng
đi gần nhất đến bản chất vấn đề, sẽ là mảnh đất màu mỡ cần
được khai thác và phát huy. Thực tế thì Phân tâm học đã được
áp dụng vào một số lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay như có nhiều
khoa về tâm lý, nhân văn trong các trường đại học, các viện
nghiên cứu được mở ra, trong các bệnh viện có các khoa điều
trị bệnh nhân tâm thần thông qua các phương pháp tâm lý, các
trung tâm nghiên cứu về tiềm năng con người... những cơ sở đó

15


đã sử dụng những phương pháp của Phân tâm học để giải quyết

các vấn đề mà xã hội đang gặp phải;
- Trong chuỗi hành trình trải nghiệm và tiếp nhận Phân tâm học
từ năm 1975 đến nay trên các mặt khác nhau của đời sống xã
hội, đặc biệt là đời sống văn hóa, văn học, chúng ta đã tiếp
nhận và không ngừng sáng tạo dựa trên lý thuyết về Phân tâm
học phù hợp với tình hình đất nước qua các giai đoạn. Đã có lúc
chúng ta như ngã quỵ (giai đoạn đầu) một phần là do tình hình
chính trị - xã hội của đất nước chưa cho phép, phần khác là do
công chúng tiếp nhận những sản phẩm được ứng dụng Phân
tâm học tạo nên chưa cởi mở, họ vẫn quen với sự khép kín về ý
thức tiếp nhận. Tuy nhiên với những gì đã đạt được, Phân tâm
học chứng minh thuyết phục với chúng ta về sự tồn tại hợp lý
và giá trị của nó, điều đó cho chúng ta thấy rằng, Phân tâm học
vẫn sẽ tiếp tục được tiếp nhận và ứng dụng để đạt được nhiều
thành tựu hơn nữa trên các lĩnh vực khác nhau, giúp giải quyết
nhiều vấn đề mà chúng ta sẽ gặp phải, bởi vì đất nước ta đã đổi
thay theo đúng tinh thần nhân loại, mặt khác cũng khẳng định
ý thức tiếp nhận của chúng ta là tiến bộ và hợp quy luật của tri
thức loài người;
- Nếu áp dụng Phân tâm học vào Việt Nam thì cho phép chúng
ta có thể phát triển được các ngành mà xã hội cần phải có,
chẳng hạn như Luật Hình sự, Tội phạm học và một số ngành
khác hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến
điều tra, cụ thể nếu ứng dụng Phân tâm học trong quá trình xét
hỏi các đối tượng có liên quan trong một vụ án hình sự cho
phép chúng ta nhận diện được đối tượng này có đang gặp phải
những vấn đề về ý thức và ý chí hay khơng để từ đó nhờ những
ngành có liên quan can thiệp nhằm tìm ra sự thật của vụ án
một cách khách quan, tồn diện và đầy đủ thơng qua cách thức
truyền thống là xét hỏi.

2.3. Áp dụng vào trị liệu
Áp dụng vào trị liệu được coi là một trong những thế mạnh của
thuyết phân tích tâm lý, dưới đây là những điểm son trong cách
thức trị liệu của học thuyết này:
16


– Mơi trường thả lỏng: trong đó thân chủ được tự do trong cảm
xúc và có thể phát biểu tất cả những gì được họ suy nghĩ. Mơi
trường trị liệu phải được coi là một môi trường rất đặc trưng, là
nơi mà thân chủ khơng có bất cứ một lo lắng quan ngại hay sợ
sệt nào. Thân chủ sẽ không bị chất vấn hoặc chỉ trích. Trên thực
tế, trong liệu pháp phân tích tâm lý, sự có mặt của tư vấn viên
sẽ gần như là biến mất. Phòng trị liệu thường có ánh sáng mờ,
một ghế bành tiện nghi, thoải mái, thống mát, và phịng trị
liệu cần có một hệ thống giữ kín âm thanh:
– Tự do liên tưởng: là cách thân chủ sẽ nói về tất cả những gì
xảy đến trong tâm trí họ. Với hy vọng rằng trong môi trường tự
do thoải mái sẽ tạo điều kiện để những vấn đề thuộc khu vực
vơ thức sẽ có cơ hội xuất hiện trên bề mặt. Người ta thấy liệu
pháp theo trường phái Freudian rất chú trọng đến phân tích
giấc mơ. Trong đó các tư vấn viên sẽ được huấn luyện để chọn
lọc những mấu chốt quan trọng trong giấc mơ. Khi thân chủ
chia sẻ những tự do liên tưởng, tư vấn viên sẽ lắng nghe để tìm
ra cội rễ của vấn đề.
– Phân tích chống đối: là một kỹ năng để tư vấn viên phát hiện
ra những chống đối của thân chủ. Các thân chủ thường tỏ thái
độ chống đối bằng cách thường xuyên thay đổi đề tài, lảng
tránh, bỏ lửng, tỏ vẻ buồn ngủ, đến hẹn muộn, hoặc bỏ ngang
các cuộc hẹn. Hơn nữa, các tư vấn viên sẽ vạch ra những điều

tồn đọng được thân chủ thể hiện một cách vơ thức. Từ đó tư
vấn viên sẽ động viên thân chủ vượt qua những rào cản để đến
với trạng thái tự do liên tưởng.
– Phân tích giấc mơ: thuyết phân tích tâm lý tin rằng trong giấc
ngủ con người sẽ giảm bớt những kiềm chế từ khu vực vô thức
và như thế sẽ tạo điều kiện cho những vấn đề xuất hiện có nội
dung thơng điệp gửi đến con người qua hình thái biểu tượng.
Giấc mơ cho phép tư vấn viên truy cập những đấu mối về
những bức xúc nằm trong khu vực xung động vô thức. Hiện có
nhiều liệu pháp sử dụng phân tích giấc mơ trong việc tìm ra
hướng giải quyết; tuy nhiên trường phái Freudian thường chú
trọng đến nội dung giấc mơ có liên quan đến tính dục.
17


– Nói vấp: Là những câu nói lỡ miệng của thân chủ. Freud tin
rằng những câu lỡ miệng là nguồn cung cấp những đầu mối rất
tốt về những mâu thuẫn từ cõi vô thức. Freud cũng đặc biệt
quan tâm đến những câu nói đùa của thân chủ. Freud tin rằng
bất kể câu nói nào của thân chủ đều có giá trị nhất định phục
vụ cho công tác trị liệu, và như thế chuyện bấm nhầm số điện
thoại, quẹo sai đường, hoặc đánh vần sai chính tả một chữ sẽ là
những khu vực đáng chú ý trong trị liệu sử dụng thuyết phân
tích tâm lý.
Một số những nhà trị liệu theo phái Freudians có vẻ hứng thú
với kỹ thuật kiểm tra biểu lộ cảm xúc vô thức như cách kiểm tra
nổi tiếng Rorscharch hay cịn gọi là trắc nghiệm hình vẩy mực.
Chủ đích của cách kiểm tra này là đưa ra những hình ảnh có nội
dung rất mờ mịt và thân chủ được hỏi xem họ đã nhìn thấy
những gì? Những gì mà thân chủ nhìn thấy thường đến từ vơ

thức và điều đó sẽ giúp cung cấp những dữ kiện cần thiết cho
tiến trình trị liệu.
2.4. Mặt khó khăn
- Phân tâm học là một hệ thống các lý thuyết trừu tượng và
cách thức tiến hành ứng dụng cũng không hề đơn giản, cần địi
hỏi phải có một đội ngũ chun gia uyên bác có khả năng tiếp
thu tốt nhất mới có khả năng hấp thu được đầy đủ các kiến
thức và kỹ năng của Phân tâm học để ứng dụng thực tiễn,
nhưng với điều kiện của Việt Nam hiện nay thì những địi hỏi đó
vẫn chưa thể đáp ứng được, nếu có cũng chỉ ở một mức độ nhỏ,
và vì vậy việc ứng dụng của Việt Nam đối với Phân tâm học để
phát triển các ngành khoa học vẫn còn nhiều hạn chế, chúng ta
vẫn chưa có cách tiếp cận nào tốt nhất để đưa Phân tâm học
vào ứng dụng trên các lĩnh vực có liên quan;
- Với điều kiện của Việt Nam hiện nay, do đang trong giai đoạn
phát triển, các ngành thuộc về lĩnh vực kinh tế chiếm ưu thế,
chúng ta chưa có điều kiện để đi sâu vào nâng cao khả năng
ứng dụng các ngành khoa học nhân văn trong đó có Phân tâm
học, mặc dù ngành này cũng phục vụ cho sự phát triển đất
nước, nhất là trong các lĩnh vực Y học, Điều tra tội phạm, Tội
18


phạm học... nhưng không phải là những lĩnh vực trực tiếp tạo ra
sản phẩm phục vụ cho việc nâng cao năng lực kinh tế (ngân
hàng, tài chính, ngoại thương…), cho nên việc áp dụng nó vẫn
chưa được triển khai mạnh, chúng ta muốn áp dụng đầy đủ
Phân tâm học thì như trên đã đề cập, chúng ta phải có những
cơ sở tốt nhất thì mới có đủ khả năng để lĩnh hội được các kiến
thức trừu tượng và các phương pháp thực hành của phân tâm

học, từ đó mới có thể đưa nó vào phục vụ trực tiếp cho sự phát
triển của xã hội. Biểu hiện cho sự chưa thể mang lại những hiệu
quả tốt nhất nếu áp dụng Phân tâm học ở Việt Nam là các Trung
tâm Tội phạm học – cơ sở nghiên cứu các vấn đề về tội phạm,
phòng chống tội phạm, các Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng
tâm lý học, nhân văn chưa phát triển và mở rộng; số lượng các
chuyên gia trong lĩnh vực này còn đang thiếu so với tỷ lệ dân
cư; việc điều tra các tội phạm có sự tham gia của các chuyên
gia Tội phạm học chưa được chú trọng...
KẾT LUẬN
Việc phân chia thế giới tâm trí thành thế giới tâm trí ý thức và
vơ thức chính là tiền đề căn bản của phân tâm học, khơng có sự
phân chia này phân tâm học hẳn khơng có khả năng hiểu được
các tiến trình bệnh lí, thường hay gặp và thường nghiêm trọng,
của đời sống tâm trí, đồng thời cũng khơng thể đưa chúng vào
khuôn khổ của khoa học. Một lần nữa, nói cách khác: phân tâm
học từ chối việc coi ý thức là yếu tố tạo nên nền tảng của đời
sống tâm trí, mà nhìn nhận ý thức chỉ đơn giản là một thành tố
của đời sống tâm trí, có thể cùng tồn tại với các thành tố khác
và thậm chí đơi lúc cịn có thể bị thiếu.
Cuối cùng, khi nghiên cứu về phân tâm học của Frued, chúng ta
sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về một học thuyết tâm lí, nhất là khía
cạnh vơ thức. Nhờ đó sẽ dễ dàng để so sánh, đối chiếu với các
học thuyết tâm lí khác trên cùng một lãnh vực hay với nhiều
lĩnh vực khác nhau. Từ đó người học sẽ có một cái nhìn tổng
quan hơn về lĩnh vực tâm lí. Thuyết Phân tâm học của S.Freud
thơng phân tích và có nhiều cung cấp cho chúng ta những kiến
19



thức nền tảng để có thể đi sâu nghiên cứu những vấn đề cụ thể
và cách thức ứng dụng của nó, tạo tiền đề để có thể phát triển
trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, giúp giải quyết
các vấn đề mà xã hội đang gặp phải, tạo cơ sở cho sự phát triển
của xã hội nói chung. Giá trị của Phân tâm học sẽ còn được
phát huy mãi!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Friedman, H., & Schustack, M. (2011). Personality: Classics theories and
modern research.
Lăng, P. M. (2004). Freud và phân tâm học. NXB Văn hóa Thể thao Hà Nội.
Miên, D. T. (2009). Tội phạm học nhập môn. NXB Công An Nhân Dân.
S.Freud. (1970). Phân tâm học nhập mơn. NXB Khai Trí Sài Gòn.
S.Frued, R. (2003). Những điều trọng yếu trong tâm lý học. NXB Thống Kê Hà
Nội.
Trung, P. H. (2021, 8 8). Thuyết phân tâm học của Sigmund Freud. Được truy
lục từ thegioiluat.vn: />
20



×