Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ
Đề tài: Nghiên cứu và đánh giá việc thực hiện trách nhiệm
xã hội của công ty CP Vital Dairy thông qua chiến dịch
“Bảo vệ y bác sĩ 24h”

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Hoàng Anh

Sinh viên
Mã sinh viên
Chuyên ngành

: Đặng Ngọc Linh
: 19031363
: Quan hệ công chúng

Hà Nội, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung của Báo cáo thực tập thực tế: Nghiên
cứu và đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty CP Vital Dairy thông
qua chiến dịch “Bảo vệ y bác sĩ 24h” là những kiến thức mà chúng tơi thu thập được
trong q trình cẩn trọng nghiên cứu đề tài của mình, khơng sao chép từ bất kì nguồn
tài liệu nào.
Trong Báo cáo thực tập thực tế của mình, tác giả có sử dụng một số trích
dẫn, số liệu từ những nguồn tài liệu tham khảo khác nhau. Các tài liệu trích dẫn xuất
hiện trong đề tài đều được dẫn nguồn đầy đủ. Tác giả xin chịu trách nhiệm hồn tồn


về những lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 3 tháng 9 năm 2021

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................7
5. Bố cục đề tài ....................................................................................................7
6. Tổng quan tài liệu ............................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIIỆM XÃ HỘI (
CSR) CỦA DOANH NGHIỆP ..............................................................................11
1.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) của doanh
nghiệp ...................................................................................................................11
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về CSR ................................................................12
1.1.2. Các yếu tố của CSR ................................................................................13
1.1.3. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp .....15
1.2. Vấn đề thực hiện CSR ở việt nam trong bối cảnh hiện nay ..........................20
CHƯƠNG 2. VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VITA DAIRY ( NGHIÊN CỨU THÔNG QUA CHIẾN
DỊCH “BẢO VỆ Y BÁC SĨ 24H") .......................................................................25
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần VitaDairy.......................................................25
2.1.1. Câu chuyện thương hiệu VitalDairy .......................................................25
2.1.2. Lịch sử phát triển ....................................................................................25
2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi ...........................................................26
2.1.4. Đầu tư khoa học ......................................................................................27

2.1.5. Cam kết chất lượng sản phẩm .................................................................28
2.2. Vấn đề thực hiện csr của công ty cổ phần VitaDairy ....................................29
2.2.1. Tầm quan trọng của việc thực hiện CSR của công ty cổ phần VitaDairy
...........................................................................................................................29
2.2.2. Kế hoạch hành động CSR của công ty cổ phần VitaDairy .....................31

3


2.3. Phân tích việc thực hiện CSR của cơng ty cổ phần VitaDairy (thông qua
chiến dịch “ bảo vệ y bác sĩ 24h) ..........................................................................31
2.3.1. Giới thiệu chung về chiến dịch “ Bảo vệ y bác sĩ 24h" ..........................32
2.3.2. Thực trạng ( SWOT VÀ PEST) ..............................................................33
2.3.3. Nội dung chiến dịch “ Bảo vệ y bác sĩ 24h" ...........................................34
2.3.4. Đánh giá hiệu quả thực hiện CSR của Công ty CP VitaDairy ...............43
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CSR
ĐỐI VỚI CƠNG TY CỔ PHẦN VITADAIRY ..................................................45
1. Hồn thiện hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện CSR .................45
2. Thành lập đội chuyên trách về CSR .................................................................46
3. Nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho người lao động thực hiện CSR .......46
4. Sử dụng hình thức phù hợp trong huy động và sử dụng nguồn ngân sách cho
các hoạt động CSR của VitaDairy ........................................................................46
KẾT LUẬN .............................................................................................................47
1. Kết quả Báo cáo thực tế ....................................................................................47
2. Khuyến nghị về hoạt động CSR tại Việt Nam .................................................48
2.1. Khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách ......................................48
2.2. Khuyến nghị cho doanh nghiệp .................................................................49
2.3. Khuyến nghị cho cộng đồng xã hội ...........................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................50


4


Danh mục thuật ngữ viết tắt
Viết tắt
CSR
CTCP
PR

Viết đầy đủ
Corporate Social Responsibility ( Trách nhiệm xã hội)
Công ty cổ phần
Public Relation ( Quan hệ công chúng)

Danh mục các bảng/ sơ đồ
Số hiệu bảng/
ảnh
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Hình 8
Hình 9
Hình 10
Hình 11
Hình 12


Tên bảng/ ảnh

Số trang

Mơ hình Kim tự tháp Carroll
Biểu đồ Động lượng CSR
Mô hinhg về “ Ảnh hưởng của CSR của doanh
nghiệp đối với người lao động”
Đánh giá kì vọng của các nhóm liên quan khác
nhau
Chiến dịch “ Bảo vệ y bác sĩ 24h”
VitaDairy
VitaDairy
VTV đưa tin về chiến dịch “Bảo vệ y bác siz 24h”
Đo lường kết quả chiến dịch “Bảo vệ y bác sĩ 24h”
Tổng kết chiến dịch
BSI Top 10 chiến dịch nổi bật trên Social Media
tháng 3/2020
VitaDairy được vinh danh là “ Đơn vị tiên phong
vì cộng đồng”

14
17
20

5

21
34
39

39
41
41
42
43
44


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mơi trường kinh tế toàn cầu, trách nhiệm xã hội (Corporate Social
Responsibility - CSR) khơng cịn là vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp, nhà
đầu tư, người tiêu dùng và toàn xã hội. Việt Nam là một trong những quốc gia đang
phát triển và trên đà hội nhập toàn cầu nên CSR và các vấn đề liên quan luôn được
chú trọng hàng đầu. Đặc biệt sự ý thức về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội
ngày càng được nâng cao, bởi CSR không chỉ đảm bảo lợi ích cho các đối tác, các
bên liên quan đến doanh nghiệp mà hơn nữa nó cịn tạo ra lợi ích đối với cộng đồng.
Ngày nay, CSR được các doanh nghiệp sử dụng nhưng một cơng cụ PR nhằm xây
dựng hình ảnh và nâng cao giá trị thương hiệu trong lòng cơng chúng bên cạnh đó
CSR góp phần tạo ra các giá trị kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp.
Bên cạnh việc gia tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp hiện nay luôn phải chú
trọng đến người tiêu dùng. Bởi người tiêu dùng ngày càng thông minh và không chỉ
quan tâm đến chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mà cịn coi trọng
các cách thức mà doanh nghiệp đó tạo ra sản phẩm/ dịch vụ, liệu có đảm bảo các yếu
tố như: Nhân đạo, thân thiện với môi trường và cộng đồng,.... Chính vì vậy việc thực
hiện CSR là yếu tố rất quan trọng và nó xuất hiện ở tất cả các ngành nghề/ lĩnh vực
nào, và ngành sản xuất Sữa/ các sản phẩm sữa cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên,
ngành thực phẩm này đã nhiều lần khủng hoảng trước các vụ bê bối như sữa Dumex
Gold nhiễm khuẩn, Similac có nguy cơ nhiễm độc, sữa chứa melamine,...Hầu hết
các bê bối về an tồn thực phẩm trên chính là hậu quả nghiêm trọng của việc chạy

theo lợi nhuận, bất chấp các rủi ro về sức khoẻ người tiêu dùng hay nguyên nhân
gốc rễ, sâu xa hơn là do nhận thức của doanh nghiệp về CSR cịn hạn chế. Vì vậy,
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện CSR của
công ty hàng đầu ở Việt Nam trong ngành sữa - VitaDairy. Từ đó, nghiên cứu sẽ góp
phần giúp các doanh nghiệp trong ngành sữa tại Việt Nam gia tăng các hoạt động vì
cộng đồng và đẩy mạnh việc thực hiện CSR của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu



Cung cấp cho người đọc các khung lý luận chung về CSR
Thông qua kết quả của chiến dịch “ Bảo vệ y bác sĩ" để nghiên cứu và
đánh giá hiệu quả của việc thực hiện CSR của công ty CP VitaDairy
6




Nêu các giải pháp và chính sách nâng cao hiệu quả của việc thực hiện
CSR của doanh nghiệp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của
cơng ty CP VitaDairy
• Đối tượng khảo sát: Việc thực hiện CSR được khảo sát thông qua chiến
dịch “ Bảo vệ y bác sĩ 24h"
3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về không gian: Chiến dịch “ Bảo vệ y bác sĩ 24h" diễn ra trong
bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ.

• Phạm vi về thời gian: Năm 2020
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài một cách thuyết phục, tác giả tập trung sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
• Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu
• Phương pháp phi thực nghiệm: Hỏi ý kiến chuyên gia, quan sát, điều
tra bảng hỏi.
• Phương pháp phân tích tình huống
• Phương pháp nghiên cứu định lượng
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh
nghiệp
Chương 2: Việc thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của công ty CP VitaDairy
(Nghiên cứu thông qua chiến dịch “Bảo vệ y bác sĩ 24h")
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả CSR đối với công ty cổ
phần VitaDairy
6. Tổng quan tài liệu
6.1. Tình hình nghiên cứu CSR trên thế giới
7


Trên thế giới, các nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm xã hội (CSR) của
doanh nghiệp trở thành vấn đề được quan tâm và gây ra nhiều tranh luận trái chiều
từ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu truyền thông và kinh tế học.
Các quan điểm về “ Trách nhiệm xã hội" của doanh nghiệp xuất hiện từ những
năm 1800s của John H. Patterson - Thượng nghệ sĩ bang Nam Carolina, Hoa Kỳ khi
ông tiên phong trong việc thực hiện các hoạt động phúc lợi xã hội trong ngành cơng
nghiệp cùng Rockefeller - Người sáng lập tập đồn dầu lửa Standard Oil đã lập nên
một quỹ từ thiện thúc đẩy các hoạt động xã hội trong nhiều năm liền. Và quỹ từ thiện
của Rockefeller cũng là hình mẫu quả quỹ từ thiện Bill Gates sau này.

Thuật ngữ “ Corporate Social Responsibility” - CSR trở nên phổ biến hơn vào những
năm 1950 với sự ra đời của cuốn sách “Social Responsibilities of the Businessmen”
( Bowen 1953). Các học thuyết về CSR được củng cố mạnh mẽ hơn bởi làn sóng về
bảo vệ môi trường vào những năm 1962 và phong trào về quyền lợi người tiêu dùng
vào những năm 1965.
Vào thập niên 70 của thế kỷ XX, các định nghĩa và học thuyết về CSR được
đưa ra theo chiều hướng khác nhau. Archie Carroll đã kết hợp 4 khái niệm về Đạo
Đức, Kinh tế, Luật pháp và Từ thiện, sau đó mơ hình Kim tự tháp về CSR của doanh
nghiệp ( CSR Pyramid) ( Carroll, 1979), đồng thời đưa ra các điều luật đầu tiên về
CSR trên thế giới ( Sullivan Code). Năm 1980, điều luật về đảm bảo sức khoẻ và an
toàn lao động (Responsible Care) được giới thiệu đến công chúng.
Đến những năm 1990, CSR được tổ chức hoá thành các tiêu chuẩn như ISO
14001 và SA 8000. Trên thế giới dần xuất hiện các bản hướng dẫn GRI (Global
Reporting Initiative - Báo cáo toàn cầu) hay những điều lệ quản trị công ty
như Cadbury1 và King2
Sang thế kỷ XXI, một loạt các hướng dẫn, quy định, điều lệ, tiêu chuẩn về
CSR được ban hành, hơn 100 trong số đó có thể tìm thấy trong cuốn: “Từ A đến Z
những điều cần biết về CSR” (The A to Z of corporate social responsibilities) của
các tác giả Visser Wayne, MattenDirk, Pohl Manfred và Tolhurst Nick cùng biên
soạn.

1

"Trường Kinh doanh Cambridge Judge: Lưu trữ Cadbury: Báo cáo Cadbury"
"Quy tắc thực hành và ứng xử của doanh nghiệp, trích từ Báo cáo của Vua về Quản trị Công ty", Viện Giám đốc
Nam Phi (1994)
2

8



Dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển khái miện CSR 1.0, ngày nay các học giả,
nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm CSR mới mẻ và thu hút nhiều luồng dư luận –
CSR 2.0 (Corporate Sustainability Responsibility)
Sau khi nhìn nhận lại tình hình nghiên cứu CSR, ta có thể thấy CSR trở
thành vấn đề nghiên cứu được quan tâm trong suốt hàng thập kỉ qua. Nhìn nhận
một cách tổng quát và rút ra các hướng nghiên cứu của hàng nghìn đề tài khoa học
về CSR sau đây:
• Hướng 1: Dựa trên các bài nghiên cứu trước đó, các nhà nghiên cứu đưa ra cơ
sở lý luận cơ bản về CSR của doanh nghiệp, tuy nhiên các học giả sẽ đánh giá
theo nhiều góc độ khác nhau.
Chẳng hạn, theo Fredman Milton nhận định trong một bài báo của mình - “The
social responsibility of business is to increase its profit” được đăng trên tạp chí New
York Times cho rằng : Doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm xã hội là làm sao để
tối đa hoá lợi nhuận, tăng giá trị cổ đông trong khuôn khổ luật chơi của thị trường là
cạnh tranh trung thực và cơng bằng thì CSR thuộc về nhà nước, nên người điều hành
doanh nghiệp – đại diện cổ đông, chỉ thực hiện một phần CSR mà doanh nghiệp đó
mong muốn. Với tác giả Carrol Archie, ông lại thể hiên quan điểm của mình thông
qua “Corporate Social Responsibility – Evolution of a definitional construct” dược
đăng trên Busines Society: “ CSR là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và
những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất
định”
• Hướng 2: Nghiên cứu về tác động của CSR đối với doanh nghiệp và các bên
liên quan
Các bài nghiên cứu tập trung hướng đến tìm hiểu sự tác động của một hay vài
yếu tố trong 6 yếu tố chính của CSR tới doanh nghiệp và các bên liên quan. Cụ thể
6 yếu tố là: Thực hành kinh doanh trung thực, mơi trường, lao động, người tiêu dùng,
hồ hợp và phát triển cộng đồng, điều hành doanh nghiệp và quyền con người.
• Hướng 3: Nghiên cứu các phương pháp để dánh giá vai trò, ý nghĩa, mức độ
hiệu quả của các chương trình CSR đối với doanh nghiệp

Các nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến “An empirical Examination of the
Relationship between Corporate Social Responsibility Disclosure and Financial
Performance in an Emerging Market” - Mustaruddin Saleh, Norhayah Zulkifli,
Rusnah Muhamad (2008). Nhóm tác giả này đã sử dụng phương pháp khảo sát và
định lượng các số liệu thu thập được tại các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ tại

9


Malaysia. Từ đó khẳng định mối quan hệ đồng biến giữa CSR và các lợi ích tài chính
khác.
Bên cạnh đó, “The business case for corporate social responsibility: A companylevel measurement approach for CSR”, Manuela Weber (2008) cũng là một trong
các nghiên cứu tập trung vào giải pháp để tính tốn ảnh hưởng của các hoạt động
CSR đến doanh nghiệp, sử dụng mơ hình các bước đánh giá có thể giúp các nhà quản
trị thực hiện một cách hiệu quả công việc này.
• Hướng 4: Đề xuất các ý kiến, chính sách liên quan đến việc phát triển hoạt
động CSR cho từng khu vực, quốc gia và ngành nghề cụ thể
Bài báo khoa học “Corporate Social Responsibility: Strategic Implications”,
McWilliams, Abagail; Siegel Donald S; Wright Patrick, M (2005), đăng trên tạp chí
Journal Management Studies. Nhóm nghiên cứu đã phát triển một khn mẫu cho
việc nhận định các hàm ý chiến lược về CSR trong doanh nghiệp.
6.2. Tính hình nghiên cứu CSR ở Việt Nam
Ở Việt Nam – một quốc gia đang phát triển, CSR được nhắc đến là một khái
niệm khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp trong thời kì đầu. Để thúc đẩy việc
thực hiện CSR của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) tổ chức chương trình giải thưởng CSR hàng năm cho các doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, các phát triển trong nghiên cứu tiến bộ về CSR ở Việt Nam dần xuất hiện
nhưng số lượng chưa nhiều chủ yếu tập trung nghiên cứu về lý thuyết: Trình bày
tổng quan, nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp cho các hoạt động CSR của
doanh nghiệp

Các nghiên cứu được thực hiện khá phong phú trong nhiều lĩnh vực: Ngành
thức ăn chăn nuôi, ngành dệt may, dịch vụ khách sạn, … cụ thể:
Năm 2010, nghiên cứu liên quan đến vấn đề lý luận của tác giả Phạm Văn
Đức: “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn cấp bách” được đăng trên tạp chí Triết Học đã khai thác một cách bao
quát góc độ lý luận của CSR. Bên cạnh đó, các nghiên cứu mang nội hàm rộng như
: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – tổng kết một số chủ đề và đề xuất hướng
nghiên cứu” ( 2018) của các tác giả Hồ Viết Tiến, Hồ Thị Vân Anh đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Bên cạnh các nghiên cứu mang tính lý luận, có xuất hiện một số nghiên cứu
mang tính ứng dụng. Năm 2013, tác giả Phạm Thị Hương đã thực hiện đề tài: “
Nghiên cứu chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ứng dụng tại Công
10


ty cổ phần dệt may 29/3 nhằm tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện CSR của doanh
nghiệp. Trong năm 2014, nghiên cứu “ Tránh nhiệm xã hội trong kinh doanh khách
sạn Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp tại khách sản Sofitel Legend Metropole và
Sofitel Plaza Hà Nội” đăng trên Tạp chí khoa học Đại Học Quốc Gia Hà Nội, trong
bài báo đã nêu ra nhận định về vấn đề thực hiện CSR trong kinh doanh khách sạn,
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện CSR trong kinh doanh khách
sạn tại Việt Nam.

Dfvvvv
vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvdfgjjfeidfkdsefjefjijgfijridrjgdfigjisf
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
(CSR) CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) của doanh
nghiệp


11


1.1.1. Các khái niệm cơ bản về CSR
Trách nhiệm xã hội ( Corporate Social Responsibity- CSR) của doanh nghiệp
được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, phụ thuộc vào tính huống, điều kiện,
đặc điểm và trình độ phát triển của từng doanh nghiệp. Keith Davis (1973) với góc
nhìn khái quát đã đưa ra định nghĩa: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh
nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu, pháp lý, công
nghệ”. Năm 1979, A.Carroll đưa ra 4 khái niệm Kinh tế, Đạo đức, Luật pháp và Từ
thiện vào mô hình kim tự tháp về CSR. Đến năm 1999, A.Carroll định nghĩa CSR
theo nghĩa rộng hơn “ Là tất cả những vấn đề pháp lý, kinh tế, đạo đức và những
lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong những thời điểm nhất định”
Định nghĩa mới đây nhất của Liên minh châu Âu, trách nhiệm xã hội là
việc “Doanh nghiệp lồng ghép những vấn đề xã hội và môi trường vào hoạt động
quản trị kinh doanh hằng ngày, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cả các
đối tượng liên quan đến DN trên tinh thần tự nguyện”.
Năm 2003, nhóm phát triển Kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra
định nghĩa: “Trách nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc
phát triển kinh tế bền vững thơng qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và tồn
xã hội, theo cách có lợi cho cả DN cũng như phát triển chung của xã hội”.
Thơng qua các khái niệm ban đầu, ta có thể nhận biết một phần bản chất của
CSR và trong bài nghiên cứu này, tác giả muốn đề cập thêm một nhận định rõ ràng
hơn của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững – World Business Council
for Sustainable Development ( WBCSD): “CSR – Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền
vững thơng qua những hoạt dộng nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao
động và thành viên gia đình họ, cho cộng địng và cho tồn xã hội theo cách có lợi
cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”. Có thể nói khái

niệm trên là một nhận định làm nổi bật rõ bản chất của CSR, được các nhà nghiên
cứu khoa học đánh giá cao và sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu sau này.
Cho đến hiện nay, thế giới xuất hiện 2 quan điểm chính về CSR:
- Thứ nhất, quan điểm ủng hộ việc doanh nghiệp chỉ chú tâm vào công
việc kinh doanh của họ, không cần quan tâm đến các vấn đề khác. Điều
này có nghĩa, các chủ doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo lĩnh vực mà doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả, không cần để ý đến các yếu tố khác. Với
quan điểm này, trách nhiệm xã hội sẽ thuộc về Nhà nước, chính phủ
12


- Thứ hai, quan điểm rằng ngoài việc thu lại lợi ích kinh doanh thì doanh
nghiệp cần phải có trách nhiệm với các yếu tố khác như: môi trường,
xã hội, người lao động, cổ đông, người tiêu dùng và các bên liên
quan,… Doanh nghiệp luôn phải tôn trọng và đưa ra các chính sách hợp
lý hỗ trợ và đáp ứng các yếu tố trên.
1.1.2. Các yếu tố của CSR
Để xét đến các yếu tố CSR của doanh nghiệp một cách rõ ràng và dễ
hiểu tác giả dựa trên lý thuyết liên quan đến vấn đê này : Mơ hình “ Kim tự
tháp” của A. Carroll (1991)

Hình 1. Mơ hình Kim tự tháp Carroll
Dựa trên mơ hình này, CSR bao gồm 4 yếu tố3:
- Trách nhiệm kinh tế ( Economic Responsibilities)
- Trách nhiệm pháp lý ( Legal Responsibilities)
- Trách nhiệm đạo đức ( Ethical Responsibilities)
- Trách nhiệm từ thiện ( Philanthropic Responsibilities)
Các yếu tố được sắp xếp theo các cấp độ. Doanh nghiệp thoả mãn hai cấp độ
đầu tiên là cái mà xã hội đòi hỏi, thoả mãn cấp độ ba là điều mà xã hội mong đợi
và thoả mãn cấp độ thứ tư là điều mà xã hội ao ước.

Trách nhiệm kinh tế

Archie B. Carroll, 1991, The Pyramid of Corporate Social Responsibility: Toward the Moral
Management of Organizational Stakeholders
3

13


Trong lịch sử, các tổ chức kinh tế được hình thành dựa trên mơ hình cung cấp
các sản phẩm và dịch vụ cho các thành viên trong xã hội. Việc tối đa hố lợi nhuận,
nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế là những mục tiêu tiên quyểt của chủ
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đóng vai trò là nền tảng kinh tế cơ bản
của xã hội, vì vậy trách nhiệm kinh tế được đề cao và là yếu tố cốt lõi và các trách
nhiệm khác đều phải dựa trên sự vững chắc của kinh tế doanh nghiệp
Trách nhiệm pháp lý
Xã hội không chỉ thừa nhận kinh doanh hoạt động dựa trên việc tạo ra lợi
nhuận kinh tế, đồng thời kinh doanh còn phải tuân theo luật pháp, các sắc lệnh và
đạo luật bởi chính phủ, liên bang, chính quyền địa phương. Và việc tuân thủ pháp
luật là một phần của bản cam kết giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước/ chính phủ
có thẩm quyền mã hoá những quy tắc, xây dựng các chuẩn mực đạo đức, xã hội và
các văn bản luật để doanh nghiệp, dựa trên cơ sở đó, có thể hoạt động một cách tích
cực mà khơng vi phạm các chuẩn mực xã hội. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm
5 khía cạnh:
- Điều tiết cạnh tranh
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Bảo vệ mơi trường
- An tồn và bình đẳng
- Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Trách nhiệm đạo đức

Mặc dù trách nhiệm kinh tế và pháp luật không bao gồm các giá trị đạo đức
như sự cơng bằng và cơng lý cịn trách nhiệm đạo đức lại là những chuẩn mực, quy
tắc được xã hội thừa nhận tuy không xuất hiện trong các văn bản luật pháp, thơng tư
chính thức. Trong thực tế, những chuẩn mực xã hội luôn không ngừng biến đổi, dẫn
đến sự thay đổi liên tục trong việc ban hành các chính sách luật pháp, đồng nghĩa
với pháp luật sẽ có hạn chế trong việc phản ánh các quy tắc ứng xử của xã hội. Do
đó, ngồi trách nhiệm tn thủ pháp luận, doanh nghiệp còn phải thực hiện trách
nhiệm đạo đức của mình. Việc nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức kinh
doanh và thực hiện trách nhiệm đạo đức giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và
có giá trị.
Trách nhiệm từ thiện

14


Từ thiện được coi là các hành động tích cực của doanh nghiệp, hành động đó
đã vượt qua sự mong đợi của xã hội. Cụ thể, ví dụ của từ thiện bao gồm sự cống hiến
một phần lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp vào các hoạt động nghệ thuật, giáo
dục, hoặc cộng đồng. Khác với trách nhiệm đạo đức thì trách nhiệm xã hội mang
tính “hồn tồn tự nguyện” . Cộng đồng luôn mong muốn doanh nghiệp cống hiến
tiền bạc, các điều kiện thuận lợi và thời gian của người đứng đầu doanh nghiệp vào
các chương trình nhân đạo, đóng góp sự tích cực cho xã hội.
Bên cạnh các yếu tố quan trọng được đề cập dựa trên mô hình Kim tự tháp
của A.Carroll, các chun gia cịn tổng kết một số phương diện mà doanh nghiệp có
thể triển khai cụ thể khi thực hiện CSR:
- Thực hiện việc sản xuất kinh doanh, thu lợi nhuận (CSR với doanh
nghiệp, cổ đông)
- Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động ( CSR với người lao
động)
- Thực hiện tốt vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của

người tiêu dùng, khách hàng ( CSR với người tiêu dùng)
- Đóng thuế đầy đủ với nhà nước ( CSR với nhà nước)
- Đóng góp cho các hoạt động từ thiện, trợ giúp xã hội (CSR với cộng
đồng)
1.1.3. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp
1.1.1.3.1. Về mặt lợi nhuận
• Tối ưu hố chi phí sản xuất
Xét về mặt kinh tế, các chuyên gia luôn đề cao việc áp dụng CSR để tiếp kiệm
và cắt giảm đáng kể các chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Trong thực tế, có một
minh chứng rõ nhất là trường hợp của Tập đoàn PepsiCo với dự án nhân đạo, hỗ
trợ và thu mua nông sản (ngơ) ở San Gabriel, Mexico. Có khoảng 300 hộ nơng
dân nghèo ở đây đã không phải bán ngô qua bên trung gian mà bán trực tiếp cho
tập đoàn Pepsi với giá cả hợp lý đảm bảo có thể chi trả cho nơng dân ở vụ mùa
trước. Ngồi ra tập đồn cịn hỗ trợ nơng dân về mặt vốn ban đầu như: Hạt giống,
phân bón, thuốc trừ sâu và các thiết bị hỗ trợ nuôi trồng và thu hoạch. Với dự án
hỗ trợ này, tập đoàn Pepsi đã tiết kiệm được khoản chi phí vận chuyển lớn vì các
trang trại của người dân rất gần 2 nhà máy sản xuất của họ. Bên cạnh đó, việc kết
hợp với các trang trại tại địa phương sẽ đảm bảo tốt nhất cho chất lượng sản phẩm

15


của Pepsi. Theo ông Pedro Padierna – Chủ tịch của PepsiCo ở Mexico, Trung
Mỹ và vùng Caribbean phát ngôn về dự án: “ Điều này đã mang đến cho chúng
tôi tác động địn bẩy tuyệt vời bởi vì giá ngơ khơng biến động nhiều nhưng giá
vận chuyển thì có thể tăng lên liên tục”. Kết quả khả quan này cho thấy, việc thực
hiện chiến lược CSR không chỉ giúp PepsiCo tạo ra các giá trị cho cộng đồng, xã
hội mà cịn góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất.
Theo các khảo sát của IBM Institute về động lực thúc đẩy CSR doanh nghiệp,
ta có thể quan sát cột thứ 4 ( Cost savings) chỉ ra rằng khi doanh nghiệp tập trung

triển khai hoạt động CSR tích cực sẽ mang lại hiệu quả tiết kiệm chi phí: 38%
doanh nghiệp được khảo sát đang thực hiện tốt việc cắt giảm chi phí thơng qua
các chiến lược CSR và 47% cịn lại đang bẳt đầu triển khai các chiến lước CSR
nhằm cắt gỉảm chi phí.

Hình 2: Biểu đồ Động lượng CSR
(Nguồn: IBM Institute for Business Value)
Thơng qua khảo sát và ví dụ thực tế đã chứng minh, doanh nghiệp thực hiện
tốt CSR mang lại hiệu quả về tối ưu hố chi phí sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế chung của doanh nghiệp.
• Gia tăng hợp tác quốc tế
Hiện nay, trong môi trường hội nhập quốc tế mở rộng, các mô hình kinh
doanh đa quốc gia được ưa chuộng đồng thời sự phát triển của kinh tế quốc tế sẽ
mang lại cho doanh nghiệp những cơ hội cũng như thách thức.Vấn đề lớn đặt ra cho
nền kinh tế hiện nay là cần thiết lập các điều kiện cần thiết để hướng tới sự tăng
16


trưởng toàn diện và bền vững hơn. Cựu Thủ tướng Anh, ông David Cameron phát
biểu: “ Đã đến lúc chúng ta thừa nhận rằng có nhiều thứ trong cuộc sống hơn là
chuyện tiền bạc, và đã đến lúc chúng ta phải tập trung khơng chỉ vào GDP mà cịn
vào cả GWB (General Wellbeing - hạnh phúc nói chung)". Như vậy, trong xu hướng
tồn cầu hố, doanh nghiệp cần hướng tới phát triển bền vững không chỉ về phát
triển kinh tế mà còn là sự phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
Các doanh nghiệp ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì vấn đề này là
một thách thức vô cùng to lớn. Nhận thức về CSR của một doanh nghiệp tỉ lệ thuận
với sự thành cơng của doanh nghiệp đó trong con đường phát triển và hợp tác quốc
tế. Trên thế giới hiện nay, có nhiều các tập đồn đa quốc gia hay những ông lớn
trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau đều đẩy mạnh việc thực hiện CSR và coi
đó như sự cam kết vững bền với xã hội. Minh chứng rõ nhất là Royal Dutch Shell,

một tập đoàn dầu khí lâu đời đã thành lập các quỹ từ thiện, trong đó có việc xây dựng
trung tập giáo dục ở Nam Phi “ Early Learning Centre” ở Nam Phi, nhằm giáo dục
cho trẻ em và dạy các kĩ năng cho người trưởng thành, bên cạnh đó, việc đóng góp
và hỗ trợ này đã giúp cho tập đồn có được thiện cảm từ người dân địa phương, gia
tăng hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình khai thác tại địa
phương.
• Thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
Xu hướng trên toàn thế giới ngày càng chú ý nhiều hơn tới những nhân tố
khuyến khích doanh nghiệp đối xử có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm trong cải
thiện quan hệ xã hội, môi trường và đạo đức, văn hoá và doanh nghiệp. Các nhà đầu
tư thường quan tâm tới những yếu tố cơ bản như kinh tế vĩ mơ, quản trị đất nước và
uy tín của doanh nghiệp họ trên những thị trường với những tiêu chuẩn cao. Từ đó
thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với động lực của thị trường trên cơ
sở nâng cao tiêu chuẩn lao động có thể mang lại lợi ích kinh tế, sự cân bằng hài hoà
giữa mục tiêu kinh tế và xã hội và như vậy sẽ nâng cao được thương hiệu của mình.
Hơn nữa, với chính sách mở cửa và môi trường kinh doanh hấp dẫn, Việt Nam thu
hút được số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI.Tổng vốn đầu tư ngước ngồi vào
Việt Nam tính đến ngày 20/5/2021 bao gồm vốn đăng kí cấp mới, vốn đăng kí điều
chỉnh và giá trị góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vẫn đạt 14 tỷ USD,
tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Đó là kết quả ngồi mong đợi của các doanh
nghiệp tại Việt Nam.
1.1.1.3.2. Về mặt phi lợi nhuận
• Nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
17


Nhìn một cách tổng qt, CSR khơng chỉ có mục đích cơ bản mang lại lợi ích
cho
xã hội mà cịn ảnh hướng đến doanh nghiệp. Một chương trình CSR được phát triển
một cách chiến lược, được triển khai hiệu quả có thể trực tiếp nâng cao khả năng của

một thương hiệu để tạo dựng và duy trì hình ảnh tích cực trên thị trường tiêu dùng.
Hiểu một cách cụ thể, CSR xây dựng tài sản thương hiệu phần lớn dựa trên các yếu
tố tâm lý: Mong muốn mua hàng, cảm xúc tích cực, sự chấp thuận xã hội và lịng tự
trọng. Hầu hết các thương hiệu thơng qua chương trình CSR đều thành cơng trong
việc gợi lên cảm xúc tích cực về doanh nghiệp trong tâm trí cơng chúng. Ví dụ, tập
đồn Lowe đã qun góp tài liệu và cung cấp giờ tình nguyện cho Habitat for
Humanity, cho phép cơng ty hình thành các kết nối trong cộng đồng địa phương.
Những kết nối này thúc đẩy hình ảnh của thương hiệu và sự kết nối cộng đồng trở
nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, chuỗi siêu thị nổi tiếng Kroger từ lâu đã thực hiện
CSR một cách hiệu quả. Theo Kroger: “ Chúng tôi đã xây dựng một nền tảng vững
chắc dựa trên sự cam kết của các cộng sự của mình để phục vụ khách hàng mỗi ngày
và chúng tôi hứa sẽ trở thành người phục vụ tốt nhất với cộng đồng và thế giới.
Chúng tôi biết rằng niềm tin là điều cần phải xây dựng và chúng tôi không bao hờ
coi những sự tin tưởng của các cộng sự, khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng là
một điều nghiễm nhiên”. Cụ thể Kroger đã hợp tác với các cơng ty và các tổ chức
chống đói trên thế giới, hỗ trợ sức khoẻ phụ nữ và cung cấp thực phẩm cho các thành
viên quân đội và gia đình họ. Kết luận, nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một cú hích
cho thương hiệu của mình, CSR chính là lựa chọn tốt nhất.
• Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng trong quyết định sức mạnh cạnh tranh
cho doanh nghiệp bởi nó là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động thiết lập
và thực thi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên, nhiều doanh
nghiệp gần đây phải đối mặt với thực trạng tỉ lệ nhân viên lành nghề giảm và
việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao thì càng khó hơn. Để giải quyết
được vấn đề này, các. Nhà quản trị nhân lực cần pháp dụng nhiều cách thức,
phần lớn tập trung vào các yếu tố vật chất. Lẽ dĩ nhiên, một mức lương cạnh
tranh trên thị trường là điều thiết yếu nhưng lương không phải công cụ hiệu
quả nhất để giữ nhân viên và khiến họ gắn bó với doanh nghiệp dài hạn. Cấp
lãnh đạo cần nỗ lực nhiều hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực tốt. Phương
thức dùng các giá trị thuộc phạm trù CSR là một “vũ khí” khá mới mẻ nhưng

rất quan trọng trong “Cuộc chiến dành nguồn nhân lực”
18


Hình 3: Mơ hình về “Ảnh hưởng của CSR của doanh nghiệp đối với người lao động”
(Nguồn: Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển 19)
• Nâng cao uy tín với xã hội
Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu “ danh tiếng thương hiệu: Reputation
Institute (2017) chỉ ra rằng có tới 91,4% khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn mua
sản phẩm từ các thương hiệu gắn liền với CSR và. 84,3% khách hàng lựa chọn tin
tưởng các doanh nghiệp thực hiện CSR nếu khơng may doanh nghiệp đó rơi vào các
khủng hoảng truyền thông. Bảng sau đây là thống kê các nhóm liên quan khác nhau
tới doanh nghiệp và sự kỳ vọng của họ. Khi doanh nghiệp thấu hiểu được mong
muốn của từng đối tượng khác nhau sẽ góp phần vào việc triển khai một chiến lược
CSR hợp lý, đảm bảo rằng sẽ đáp ứng hầu hết sự kỳ vọng mà các đối tượng khác
nhau đưa ra. Từ đó, uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, được xã hội chấp
nhận và tôn trọng

19


Hình 4: Bảng đánh giá kỳ vọng của các nhóm liên quan khác nhau
(Nguồn: Alison Theaker – Heather Yaxley)
Minh chứng cụ thể là trường hợp của hãng hàng không Delta – Một công ty
hoạt động trong một ngành công nghiệp – dịch vụ thường dễ bị xa lánh bởi sự thất
vọng của khách hàng, Delta đã nỗ lực cải thiện và nâng cao uy tín doanh nghiệp với
CSR. Trọng tâm của các chương trình CSR của Delta tập trung vào đảm bảo sự bền
vững mơi trường: Giảm lượng khí thải carbon để cải thiện sự trong sạch của bầu
khơng khí. Delta cũng khuyến khích rất nhiều nhân viên của mình tham gia vào
chương trình Lực lượng Delta vì tồn cầu tốt đẹp. Việc nhân viên Delta cũng cam

kết thực hiện các mục tiêu CSR của công ty là điều thu hút rất nhiều sự quan tâm từ
công chúng.
1.2. Vấn đề thực hiện CSR ở việt nam trong bối cảnh hiện nay
So với mơ hình CSR đang được triển khai tương đối tốt ở các nước trên thế
giới và được nhận thức một cách rõ ràng dựa trên cơ sở quy định của pháp luật , thì
tại Việt Nam – một quốc gia đang phát triển lại có sự thay đổi và tác động bởi các
yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá…

20


Ở Việt nam, nền kinh tế đang trong quá trình phát triển và đang phải đối mặt
với nhiều vấn đề xã hội khác nhau. Tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 95%
và đang trong giai đoạn thực hành trách nhiệm kinh tế, tập trung vào việc thu lợi
nhuận và mở rộng quy mô kinh doanh. Khác với một số doanh nghiệp có quy mơ
lớn, chiếm thị phần lớn trong nước và ổn định về xuất khẩu ra thế giới, họ thực hiện
các cam kết trách nhiệm xã hội, triển khai CSR có tính hệ thống và tích hợp các yếu
tố phi tài chính vào quyết định hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở xây dựng hướng
đến phát triển bền vững thì các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ chỉ thực hiện
CSR dựa trên động lực xây dựng hoặc bảo vệ thương hiệu là chủ yếu. Mặc dù các
doanh nghiệp này đã nhận thức được tầm quan trọng của CSR nhưng vẫn chưa tập
trung thực hiện vì lợi ích lâu dài.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp lý và cấu trúc luật pháp của Việt Nam chưa hồn
thiện, cịn nhiều điểm hạn chế dẫn đến các trách nhiệm pháp lý đưa ra không bắt
buộc các doanh nghiệp phải thực hiện CSR tại Việt Nam. Trong môi trường kinh
doanh ở Việt Nam đang được rót nguồn vốn FDI từ các tập đồn đa quốc gia, Chính
phủ vẫn chưa ban hành khung pháp lý quy định rõ ràng và bắt buộc các doanh nghiệp
đa quốc gia tuân thủ khi thâm nhập thị trường Việt Nam. Về pháp lý, Việt Nam có
sự khác biệt so với các quốc gia phát triển. Doanh nghiệp và các tổ chức ở các quốc
gia này thực hiện CSR bắt nguồn từ việc tuân thủ pháp luật ( Trách nhiệm pháp lý)

và nhu cầu tự nguyện được cống hiến ( Trách nhiệm đạo đức) nhằm cải thiện và
đóng góp lợi ích cho xã hội.
Cuối cùng, sự cản trở trong văn hố và truyền thơng tại Việt Nam khiến cho
việc thiếu thông tin và thiếu sự kết nối giữa doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi
nhuận ở các địa phương. Hơn nữa, thông qua khảo sát doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận
thấy sự thiếu hụt tài chính và nhân sự là yếu tố ảnh hưởng đến sự kết nối với các tổ
chức phát triển cộng đồng để thực hiện CSR một cách tồn diện vì lợi ích phát triển
bền vững.
• Vấn đề thực hiện CSR trong bối cảnh đại dịch COVID -19
Đại dịch COVID-19 bùng phát và tiếp diễn trong thời gian dài đã kéo theo
khủng hoảng chưa từng có trong tiền lệ của thế giới. Cuối năm 2019, chủng virus
mới đã gây ra bệnh lây truyền qua đường hô hấp, xuất hiện ở tỉnh Vũ Hán, Trung
Quốc, sau đó lây lan với tốc độ chóng mặt ra tồn thế giới. Theo Worldometers, tới
năm 2020, COVID -19 đã xuất hiện tại 218 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch bệnh
này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng lên mọi mặt của đời sống, chính trị, kinh tế và

21


xã hội, khơng chỉ đẩy hệ thống y tế tồn cầu rơi vào khủng hoảng mà cịn làm trì trệ
nền kinh tế thế giới vốn đã tiềm ẩn nhiều bất ổn và rủi ro. Theo IMF ( (International
Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế) chỉ ra rằng, COVID-19 là cuộc khủng hoảng
kinh tế xã hội nghiêm trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây. Mức
độ nghiêm trọng vượt xa khủng hoảng tài chính 2008, thậm chí vượt cả Đại suy thối
ở Mỹ vào những năm 1930.
Khơng thể tránh khỏi xu hướng suy thối chung của thế giới, Việt Nam cũng
trở thành quốc gia có nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Tốc độ tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam đạt 3,82%, đây là mức thấp nhất trong
vòng 10 năm qua (GSO 2020). Trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước có 78,3 nghìn
DN rút lui khỏi thị trường, trong đó có 38,6 nghìn DN đăng ký tạm ngừng kinh

doanh4
Khảo sát của VCCI với hơn 700 doanh nghiệp cho thấy 83,3% doanh nghiệp
bị thu hẹp thị trường, 52,5% bị giảm thanh khoản và 45,1% bị gián đoạn nguồn cung
(VCCI 2020). Nếu đại dịch tiếp tục tới cuối năm 2020, 75,5% Doanh nghiệp sẽ phải
ngừng kinh doanh hoặc phá sản (NEU 2020). Doanh thu của khu vực doanh nghiệp
giảm, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ giảm nhiều nhất, tiếp đến là doanh nghiệp
nhỏ, doanh nghiệp vừa và lớn. Các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất lại là các ngành
sử dụng nhiều lao động như du lịch và lưu trú, hàng không, bán lẻ, và các ngành chế
tạo xuất khẩu như dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử và chế biến thực phẩm,…
Để duy trì và phát triển trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều doanh
nghiệp Việt Nam vừa nỗ lực sản xuất kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, vừa đẩy mạnh
các hoạt động CSR, kết hợp với Chính phủ và hỗ trợ người dân trong cuộc chiến
chống dịch bệnh.
Vai trò và giá trị của việc thực hiện CSR của doanh nghiệp thể hiện ở 2 khía
cạnh:
- Thứ nhất, doanh nghiệp phát huy trách nhiệm, sự cống hiến của mình
với cộng đồng xã hội, cùng chung tay chia sẻ các gánh nặng với nhà
nước, giúp chính phủ có thêm nguồn lực kinh tế và tăng cường biện
pháp chống dịch, đẩy lùi COVID -19, đảm bảo an sinh xã hội, sức khoẻ
của cộng đồng
Đánh giá nhanh tác động của đại dịch COVID-19 tới DN và người lao động trong một
số ngành kinh tế chính: Ứng phó, điều chỉnh và khả năng phục hồi, Tổ chức Lao động
Quốc tế, 2020
4

22


- Thứ hai, việc thực hiện các hoạt động CSR trong bối cảnh đại dịch
COVID – 19 thể hiện sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Trong bối cảnh căng thẳng của đại dịch, Tập đoàn VinGroup được coi là một
trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực CSR trong đợt bùng phát đại dịch
COVID-19. Các hoạt động CSR của VinGroup triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu
quả, trên mọi mặt trận chống dịch: Quỹ Đổi mới sáng tạo (VINIF), Viện Nghiên cứu
Dữ liệu lớn – VINDI (thuộc Tập đoàn Vingroup) ký kết tài trợ 20 tỉ đồng cho 3 dự
án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của
virus Corona. Chương trình nhằm đẩy mạnh các biện pháp khẩn cấp phịng chống
sự lây lan của dịch bệnh, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh báo sớm, hướng tới chăm
sóc, điều trị và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vincom Retail dành 300 tỷ đồng hỗ trợ
cho các đối tác thuê mặt bằng trung tâm thương mại trên toàn hệ thống. VinGroup
cũng đề xuất tài trợ gói trang thiết bị y tế, máy móc – hóa chất xét nghiệm virus
SARS-COV-2 trị giá 100 tỷ đồng, bao gồm 100 máy thở cao cấp dùng cho xâm nhập
và không xâm nhập, 200.000 test COVID-19 của Hàn Quốc5.
Bên cạnh đó, Ngành ngân hàng trao 120 tỷ đồng chung tay chống dịch
COVID-19. (Trong đó 10 ngân hàng bao gồm BIDV,Vietcombank,VietinBank,
Agribank, Mbbank, Techcombank, HDBank, VPBank, Sacombank, MSB, mỗi đơn
vị 10 tỷ đồng; còn 4 ngân hàng là SeABank, ACB, Bắc Á và TPBank mỗi đơn vị
ủng hộ 5 tỷ đồng).6
Tập đoàn FLC trao tặng 5 tỉ đồng tiền mặt hỗ trợ Bộ Y tế trong công tác phịng
chống dịch COVID-19. Cơng ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) ủng hộ 10 tỉ đồng
mua vật tư, thiết bị sinh phẩm y tế phục vụ công tác xét nghiệm, phát hiện nhanh
virus SARS-COV-2. Cơng ty CP Tập đồn Hịa Phát chuyển 2 tỉ đồng tiền mặt cho
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (cơ sở 1) và 3 tỉ đồng tiền mặt cho Quỹ Phịng
chống dịch COVID-19.
Ngành hàng khơng dù tổn thất nặng nề nhưng vẫn hỗ trợ tích cực trong đại
dịch. Vietnam Airlines thực hiện các chuyến bay vào tâm dịch đưa người Việt Nam
sống ở nước ngoài về nước như chuyến bay đến Vũ Hán, châu Âu, Philippines, Thái
Lan, Nhật Bản và đưa công dân Đức, châu Âu hồi hương. Miễn phí vé cho bác sĩ, y
tá, chuyên gia y tế và vận chuyển hàng hóa chống dịch.


5
6

Nguồn: Vingroup.vn
Nguồn: Cơng Đồn Ngân Hàng Việt Nam

23


Các tập đồn dịch vụ viễn thơng lớn như Viettel, VNPT, FPT tăng gấp đôi tốc
độ đường truyền Internet, giúp cho mọi người cập nhật nhanh chóng các tin tức về
cuộc chiến chống COVID-19 của Chính phủ. Trong vịng 48 giờ, Viettel hồn thành
nhiệm vụ xây dựng hệ thống thơng tin khai báo y tế điện tử, ứng dụng “Sức khỏe
Việt Nam” hoàn thành sau 6 ngày... FPT phối hợp Cục Công nghệ Thông tin - Bộ Y
tế ra mắt chuyên trang thông tin về dịch COVID-19 và chatbot tư vấn tự động cho
người dân tại địa chỉ FPT cũng song hành cùng các
trường trên tồn quốc, góp phần giúp học sinh đảm bảo việc học tập trong suốt thời
gian nghỉ học do dịch bằng việc mở miễn phí hệ thống đào tạo trực tuyến VioEdu
( />Tổng kết lại, các hoạt động CSR của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch
COVID- 19 có thể chia thành các nhóm sau:
- Tận dụng cơ sở hạ tầng, công nghệ, đội ngũ để sản xuất máy thở, hỗ trợ Bộ Y
tế hoạt động
- Hỗ trợ mặt bằng, cơ sở, hỗ trợ các phương tiện để làm khu cách ly tập trung;
- Đóng góp, huy động nguồn lực (lương thực thực phẩm, khẩu trang, đồ bảo
hộ…);
- Hỗ trợ các sinh hoạt hàng ngày và bảo đảm sức khoẻ cho bác sĩ tuyến đầu
- Hỗ trợ giải pháp công nghệ: Thông báo, khai báo, giám sát tình hình dịch bệnh
trong cộng đồng
- Giảm thiểu rủi ro cho nhân viên, khách hàng, cộng đồng.
- Hỗ trợ tư vấn chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp (Giải pháp và chính sách);

- Vận động, tham gia, đóng góp gây quỹ hỗ trợ phịng chống dịch COVID-19.
Theo PGS-TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng Khoa Tài chính Trường Đại học
Kinh tế TP. HCM, cho rằng: “Những tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp tư nhân
lớn, ngân hàng thương mại... có nguồn lực tài chính mạnh, có quỹ dự phịng lớn có
thể tham gia ủng hộ, đồng hành với nhà nước trong cuộc chiến phòng chống dịch
COVID-19. Những trường hợp như vậy cần được khuyến khích, nhân rộng để lan
tỏa. Trong khi đó, với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân cịn khó khăn
ủng hộ chống dịch bằng cách duy trì hoạt động kinh doanh, khơng bị phá sản, không
để người lao động mất việc, nợ lương cũng... đã là sự đóng góp đáng ghi nhận. Mỗi
doanh nghiệp, hộ kinh doanh tùy khả năng của mình có thể đóng góp và đồng hành
với nhà nước trong lúc này”.

24


CHƯƠNG 2. VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VITA DAIRY ( NGHIÊN CỨU THÔNG QUA CHIẾN
DỊCH “BẢO VỆ Y BÁC SĨ 24H")
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần VitaDairy
2.1.1. Câu chuyện thương hiệu VitaDairy
Trong những năm hoạt động với vai trò là bác sĩ hồi sức cấp cứu tại một Bệnh
viện Trung ương lớn, Bác sĩ Lê Văn Ký hiểu rằng: Những trường hợp bệnh nhân
nặng trên nền suy kiệt, thiếu năng lượng trường diễn sẽ làm tăng thời gian điều trị
và thậm chí tăng tỷ lệ tử vong. Lúc này, một chế độ dinh dưỡng tốt có vai trị quan
trọng trong việc nâng cao thể trạng, hỗ trợ việc điều trị. Sau nhiều trăn trở đó Bác sĩ
Ký đã chia sẻ với vợ mình là Bác sĩ – Tiến sĩ Dinh dưỡng Nguyễn Tú Anh. Điều đó
là khởi nguồn cảm hứng và cũng chính là động lực to lớn khiến Tiến sĩ Dinh dưỡng
Nguyễn Tú Anh quyết tâm khởi nghiệp, xây dựng nên công ty CP VitaDairy, mang
những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất đến người bệnh và tất cả mọi người.
“Vita” - chữ viết tắt của Vitality - có nghĩa là sức sống, còn “Dairy” chỉ các

sản phẩm từ sữa. Cùng với khẩu hiệu “Nghĩa vụ vun bồi sức sống”, sứ mệnh của
công ty đã được xác định rõ ngay từ những ngày đầu và luôn là kim chỉ nam trong
mọi hoạt động của VitaDairy: Sứ mệnh chăm sóc sức khỏe, mang lại sức sống cho
con người.







7

2.1.2. Lịch sử phát triển
“Vị Thế Cơng Ty Số 1 Sữa Non Trong Hành Trình Vun Bồi Sức Sống”
Năm 2005: VitaDairy được thành lập công ty và là đơn vị duy nhất cung cấp
3 triệu ly sữa cho trẻ em suy dinh dưỡng nặng tại các tỉnh vùng núi phía Bắc
và Tây Nguyên trong dự án HEMA
Năm 2007: Thực hiện hồn cơng và đưa vào sử dụng nhà máy đầu tiên tại Hà
Nội
Năm 2010: Hợp tác với các bệnh viện lớn trong việc nghiên cứu và thử nghiệm
các sản phẩm sữa ( Nepro, Gluvita, Fohepta,…7)
Từ năm 2017- 2020: Trong thời gian 3 năm hoạt động VitaDairy đã nâng tổng
doanh thu của mình lên gấp ba và trở thành một trong những doanh nghiệp

Nguồn: VitalDairy.vn

25



×