Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BÀI BÁO: KAP BÈ VỀ DINH DƯỠNG TRẺ EM 05 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.72 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC DINH
DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 0 ĐẾN 5 TUỔI CỦA BÀ MẸ TẠI HUYỆN TÂN
PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2014
Hồ Văn Son, Phạm Văn Lực

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang là huyện có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng còn cao. Theo thống kê ban đầu của ngành Y tế địa phương thì tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em
dưới 5 tuổi thể nhẹ cân là 13,7% và thể thấp cịi là 14,9%. Chính vì vậy, nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực
hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi của bà mẹ tại huyện Tân Phú Đông là cần thiết.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bà mẹ có con từ 0 đến 5 tuổi có kiến thức đúng, thái độ đúng, thực hành đúng về
chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ; các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 392 bà mẹ có con từ 0 đến 5 tuổi tại
huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang từ tháng 4/2014 đến tháng 8/2014.
Kết quả: Về kiến thức: 43,1% người có kiến thức đúng về chăm sóc thai kỳ; 49,7% bà mẹ biết được 4 nhóm
thực phẩm; 76,8% có kiến thức đúng về ni con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung; 30,4% có kiến thức đúng về biểu đồ
tăng trưởng; 38,8% có kiến thức đúng về chăm sóc trẻ bệnh. Về thái độ: 57,7% có thái độ chấp nhận về chăm sóc
thai kỳ; 92,1% chấp nhận theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng; 67,9% chấp nhận nuôi
con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung. Về thực hành: 94,6% thực hành đúng về dinh dưỡng khi mang thai; 45,7% thực
hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ; 20,1% thực hành đúng về ăn bổ sung; 68,4% thực hành đúng về chăm sóc
sức khỏe trẻ em. Kiến thức chung đúng là 26,0%; thái độ (chấp nhận) chung là 42,6%; thực hành chung đúng là
14,3%. Bà mẹ có điều kiện kinh tế đủ ăn – khá giả, có học vấn từ Trung học cơ sở trở lên có kiến thức, thái độ,
thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 0- 5 tuổi tốt hơn. Bà mẹ là cán bộ công chức, viên chức có kiến thức,
thái độ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 0- 5 tuổi tốt hơn so với bà mẹ làm ngành nghề khác.
Kết luận: Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ tại huyện Tân Phú Đơng cịn
hạn chế, nên tăng cường truyền thông nhằm thay đổi hành vi của các bà mẹ qua đó góp phần giảm tỷ lệ SDD ở
trẻ em trong cộng đồng.


Từ khóa: Chăm sóc dinh dưỡng, ăn bổ sung, nuôi con bằng sữa mẹ.

ABSTRACT
MOTHERS’ KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE ON NUTRITION CARE
OF CHILDREN AGED 0-5 YEARS IN TAN PHU DONG DISTRICT, TIEN GIANG PROVINCE
Ho Van Son, Pham Van Luc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 245 - 252
Background: The child malnutrition rate has been still high in Tan Phu Dong district because of extremely
hard living conditions. The rate of underweight and stunting among children under-five years of age were 13.7%
and 14.9% respectively, data from local health sector. Therefore, it is necessary to assess knowledge, attitude and
practice of mothers in Tan Phu Dong district in relation to nutrition care of children aged 0-5 years.

*Trung tâm Y tế huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang
*Chi Cục An tồn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương
** Trung tâm Sức khỏe lao động và mơi trường tỉnh Bình Dương
Tác giả liên lạc: CN. Hồ Văn Son
ĐT: 0916 195 936

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng

Email:

245


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Objectives: To determine the percentage of mothers with children aged 0 - 5 years having right
knowledge, right attitude, right practice in nutrition care of their children and factors associated with

knowledge, attitude, and practice.
Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 392 mothers with children aged 0 to 5 years
in Tan Phu Dong district, Tien Giang province, from April to August, 2014.
Results: The study results show that 43.11% of mothers with children aged 0 - 5 years had the right
knowledge of taking care of herself in pregnancy. 49.74% knew four main groups of food. 76.79% had good
knowledge of breast feeding and supplementary feeding. 30.36% had right knowledge of growth chart, 38.78%
had knowledge of taking care of a sick child. On attitude of mothers: 57.65% had the right attitude about taking
care of herself during pregnancy; 92.1% accepted using growth chart keeping their child’s weight; 67.86%
accepted breast feeding and supplementary feeding. On practice of mothers: 94.64% had right nutrition practice
during pregnancy. 45.66% had right practice on breast feeding. 20.11% had right practice on complementary
feeding for children. 48.47% had right practice on health care of children. Proportion of right general knowledge
was 26.02%. Overall positive attitude was 42.60%. Right general practice was 14.29%. There was an association
between economic status, educational status, occupation with knowledge, attitude, practice of mothers in nutrition
care of children aged 0-5 years.
Conclusion: Mothers’ knowledge, attitude and practice on nutrition care of children under five years old in
Tan Phu Dong are still limited. Communication strategies should be enhanced to improve mothers’ knowledge
and to change their behavior for reducing child malnutrition in the community.
Keywords: Nutritional care, supplementary feeding, breast feeding.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ
em là vấn đề y tế công cộng được toàn xã hội
quan tâm. SDD ảnh hưởng đến thể chất lẫn
tinh thần của trẻ nhỏ, để lại gánh nặng lớn cho
gia đình và xã hội. Giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi là
giai đoạn phát triển rất quan trọng của trẻ, vì
vậy dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này

sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ 0 đến 5 tuổi của
các bà mẹ tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền

Giang là điều cần thiết và mang ý nghĩa quan
trọng. Kết quả thu thập được sẽ làm nền tảng
giúp địa phương có biện pháp can thiệp hiệu
quả hơn qua đó nhằm làm giảm tỷ lệ SDD ở
trẻ em.

Mục tiêu nghiên cứu

giữ vai trò quyết định. Theo số liệu thống kê

Xác định tỷ lệ bà mẹ có con từ 0 đến 5 tuổi tại

của Viện Dinh dưỡng năm 2014, tỷ lệ SDD ở

huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang có kiến

trẻ em từ 0-5 tuổi của tỉnh Tiền Giang là 11,1%

thức tốt, thái độ đúng, thực hành đúng về chăm

đối với thể cân nặng/tuổi và 24,6% đối với thể

sóc dinh dưỡng cho trẻ.

chiều cao/tuổi. So với các địa phương khác

Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái

trong tỉnh thì Tân Phú Đơng là huyện có điều


độ và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, tỷ lệ trẻ

với đặc tính dân số xã hội học của bà mẹ.

SSD còn cao. Theo thống kê ban đầu của

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

ngành Y tế địa phương thì tỷ lệ SDD ở trẻ em
dưới 5 tuổi thể nhẹ cân là 13,7% và thể thấp
còi là 14,9%. Xuất phát từ thực tế trên, nghiên
cứu kiến thức, thái độ và thực hành về chăm

246

Đối tượng nghiên cứu
Bà mẹ có con từ 0 đến 5 tuổi hiện đang sinh
sống tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 4/2014 đến
tháng 8/2014.

Độ tuổi của

con

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện
trên 392 bà mẹ có con từ 0 đến 5 tuổi.

Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu qua hai giai đoạn, giai đoạn 1:
Chọn 33 cụm theo phương pháp chọn mẫu cụm
xác suất tỷ lệ theo cỡ PPS (với đơn vị cụm là ấp),
giai đoạn 2: Tại mỗi cụm chọn 12 bà mẹ có con từ
0 đến 5 tuổi theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên hệ thống và phỏng vấn trực tiếp bằng bộ
câu hỏi soạn sẵn.

Phân tích số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata
và phân tích bằng phần mềm Stata 12. Xác định
các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực
hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 0 đến 5
tuổi của các bà mẹ bằng kiểm định chi bình
phương (kiểm định Fisher nếu vọng trị <5). Mức
độ kết hợp được đo lường bằng chỉ số PR (tỷ số
tỷ lệ hiện mắc) với khoảng tin cậy (KTC) 95%.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu (n=
392)
Đặc tính
15-30 tuổi

Nhóm tuổi
Trên 30 tuổi
Tiểu học
Trung học cơ sở
Học vấn
Trung học phổ thông
Trung cấp trở lên
Nghề nông
Buôn bán, kinh doanh
Nghề nghiệp
Nội trợ
Cán bộ công nhân viên
Làm thuê không ổn định
Hộ nghèo
Cận nghèo
Kinh tế
Đủ ăn
Khá giả
01 con
Số con từ 05 tuổi
02 con

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng

Tần số
229
163
184
161
40

7
100
28
201
21
42
170
30
178
14
304
73

Tỷ lệ %
58,4
41,6
46,9
41,1
10,2
1,8
25,5
7,1
51,3
5,4
10,7
43,4
7,6
45,4
3,6
77,6

18,6

Nghiên cứu Y học
Đặc tính
03 con trở lên
0-6 tháng
7-12 tháng
13-24 tháng
Trên 24 tháng

Tần số
15
44
43
108
197

Tỷ lệ %
3,8
11,2
11,0
27,5
50,3

Về nhóm tuổi và học vấn
Các bà mẹ tham gia nghiên cứu có độ tuổi
trung bình là 30,3 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 15
tuổi và lớn nhất là 49 tuổi, độ tuổi 15-30 tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,4%. Trong nghiên cứu
có 0,5% trường hợp có con ở độ tuổi vị thành

niên, tỷ lệ chung của huyện theo báo cáo của
Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
huyện là 4,5%. Nghiên cứu của Tổ chức Liên hợp
quốc tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ sinh con ở tuổi
vị thành niên tại Việt Nam năm 2011 là
46/1000(13). Trình độ học vấn của các đối tượng
tham gia nghiên cứu thấp (88,0% có trình độ học
vấn từ Trung học phổ thơng trở xuống). Học vấn
thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến những hạn
chế về tiếp thu thông tin và cập nhật kiến thức
của các bà mẹ, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy sự
liên quan giữa học vấn với kiến thức và trình
trạng dinh dưỡng trẻ.

Về nghề nghiệp và kinh tế
Trong 392 bà mẹ tham gia nghiên cứu thì
hơn một nửa là làm nội trợ (chiếm tỷ lệ 51,3%),
nghề nông chiếm 28,1% và thấp nhất là cán bộ
công nhân viên (2,8%). Nghề nghiệp là yếu tố
ảnh hưởng khá nhiều đến thời gian chăm sóc
con, trong đó có thời gian chế biến thức ăn và
cho trẻ ăn. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo khá cao
lần lượt là 43,4% và 7,6% trong khi hộ đủ ăn
chiếm 45,4% và hộ khá giả chỉ 3,6%. Kinh tế gia
đình cũng là một trong những yếu tố quyết định
đến chất lượng và số lượng bữa ăn cho trẻ. Thực
tế nhiều cơng trình nghiên cứu đã chứng minh
vịng lẩn quẩn giữa “nghèo đói và bệnh tật”.
Kết quả khảo sát cho thấy đa phần các bà mẹ
hiện chỉ đang chăm sóc 1 con (chiếm tỷ lệ 77,6%).

Về độ tuổi của trẻ, trẻ trên 24 tháng chiếm tỷ lệ
cao nhất (50,3%), thấp nhất là trẻ 7-12 tháng
(chiếm tỷ lệ 11,0%).

247


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Bảng 2: Đặc điểm tiếp nhận thông tin truyền thông về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
Đặc tính
Được tiếp cận thơng tin truyền thông về dinh dưỡng
- Người thân, bạn bè, hàng xóm
- Cán bộ y tế, cộng tác viên dinh dưỡng
Nguồn cung cấp
thơng tin (n=289)
- Ban ngành đồn thể
- Báo đài, phương tiện truyền thông đại chúng
- Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) và ăn bổ sung (ABS)
Nội dung thông tin
- Cách chăm sóc trẻ bệnh, biểu đồ tăng trưởng (BĐTT)
được tiếp nhận (n = 289)
- Nghe cả 02 thông điệp trên

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ bà mẹ được
tiếp nhận các thơng tin về chăm sóc dinh dưỡng
cho trẻ là khá cao (73,7%). Kênh thông tin mà các
bà mẹ được tiếp cận nhiều nhất là từ cán bộ y tế,

cộng tác viên dinh dưỡng (chiếm tỷ lệ 51,2%),
tiếp đến là từ báo đài, phương tiện truyền thông
đại chúng và các ban ngành đoàn thể (chiếm tỷ
lệ lần lượt là 19,4% và 19,0%).
Bảng 3: Sự phân bố kiến thức đúng về chăm sóc dinh
dưỡng của bà mẹ có con từ 0 – 5 tuổi tại huyện Tân
Phú Đông năm 2014 (n = 392)
Kiến thức
Về chăm sóc thai kỳ
Về 4 nhóm thực phẩm
Về NCBSM và ABS
Về BĐTT
Về chăm sóc trẻ bệnh
Cách phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ
Kiến thức chung (cả 6 nội dung)

Tần số Tỷ lệ %
169
43,1
195
49,7
301
76,8
119
30,4
152
38,8
167
42,6
102

26,0

Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 43,1% bà mẹ
có kiến thức đúng về chăm sóc thai kỳ bao gồm
nghỉ ngơi trước ngày sinh, tăng cân đủ trong thai
kỳ và khám thai định kỳ. Trong đó, tỷ lệ bà mẹ
biết cần nghỉ ngơi trước khi sinh ít nhất 1 tháng
chiếm tỷ lệ cao nhất (80,4%), tiếp đến là biết cần
khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ (78,1%) và
biết tăng cân từ 10-13 kg trong thai kỳ là 61,2%.
Kết quả nghiên cứu cao hơn so với nghiên cứu
của Trần Thị Liên Nhi(12): tỷ lệ đối tượng biết cần
phải khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ là
47,9%. Kết quả khảo sát kiến thức về 4 nhóm
thực phẩm nhận thấy tỷ lệ bà mẹ biết được 4
nhóm thực phẩm khá thấp (49,7%), cao hơn so
với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hương(5):
36,1% bà mẹ biết bữa ăn cho trẻ phải bao gồm
đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Trong đó, tỷ lệ đối

248

Tần số
289
30
148
55
56
108
33

148

Tỷ lệ %
73,7
10,4
51,2
19,0
19,4
37,4
11,4
51,2

tượng biết nguồn thực phẩm giàu chất đạm là
76,3%, giàu chất tinh bột là 65,3%, giàu chất béo
là 67,9%, giàu vitamin – khoáng chất là 78,8%.
Việc hiểu biết về 4 nhóm thực phẩm sẽ là cơ sở
giúp các bà mẹ đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng
hợp lý hằng ngày cho gia đình và trẻ. Tỷ lệ bà
mẹ có kiến thức đúng về NCBSM và ABS là
76,8%: trong đó, 85,2% đối tượng biết cần cho bé
bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh; 90,3% biết thời
điểm bú mẹ hoàn toàn là trong 6 tháng đầu;
90,8% biết thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm là
vào tháng thứ 7. Kết quả của nghiên cứu cao hơn
kết quả tổng điều tra của Alive & Thrive tại Việt
Nam năm 2012 chỉ có 74% bà mẹ biết thời điểm
cho trẻ ABS(1). Sự khác biệt này là phù hợp vì từ
năm 2013 đến nay Dự án Phát triển cộng đồng
huyện Tân Phú Đông đã triển khai nhiều đợt
chuyến dịch truyền thông, phát tài liệu dinh

dưỡng cho bà mẹ cũng như tổ chức tập huấn về
chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và có
con dưới 5 tuổi.
Kiến thức về BĐTT của các bà mẹ trong
nghiên cứu là khá thấp (chiếm tỷ lệ 30,4%), trong
đó: biết được vai trị của BĐTT là dùng để theo
dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ là 38,8%; biết
cách đọc, hiểu được BĐTT là 38,5%. Việc sử
dụng BĐTT để theo dõi tình trạng dinh dưỡng
của trẻ là cần thiết, tuy nhiên tỷ lệ bà mẹ có kiến
thức đúng về vấn đề này là khá thấp, nguyên
nhân có thể là do chỉ có 78,1% bà mẹ đưa trẻ đi
cân, đo định kỳ theo quy định, bên cạnh đó khi
cân, đo và chấm BĐTT cho trẻ, các bà mẹ không
được nhân viên y tế hướng dẫn theo dõi sự tăng
trưởng của trẻ bằng BĐTT. Tỷ lệ bà mẹ trong
nghiên cứu có kiến thức đúng về cách chăm sóc

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
khi trẻ bị bệnh là 38,8%. Đối với cách xử trí trong
trường hợp trẻ mắc bệnh: 92,9% bà mẹ đưa con
đến cơ sở y tế và 8,4% đưa con đến phòng khám
tư nhân. Kiến thức đúng về chế độ ăn dành cho
trẻ bệnh là khá thấp, (chiếm tỷ lệ 21,7%), hầu hết
bà mẹ cho rằng trẻ bệnh thì khơng nên cho trẻ ăn
nhiều, bú nhiều mà phải ăn số lượng ít, ăn kiêng
khem. Về cách phịng bệnh tiêu chảy cho trẻ bao

gồm giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh an tồn
thực phẩm, có 42,6% bà mẹ có kiến thức đúng.
Đối với cách xử trí khi trẻ bị sốt, 69,1% bà mẹ có
kiến thức đúng, bao gồm biết đắp khăn làm mát,
cho trẻ uống nhiều nước rồi đưa đến cơ sở y tế.
Đánh giá kiến thức bà mẹ qua 6 nội dung ở
trên cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung
đúng chỉ đạt 26,0%. Qua từng nội dung nhỏ,
người mẹ có kiến thức chưa tốt, sự hiểu biết ở
đây còn chưa đồng đều. Kết quả này phản ánh
được thực trạng của công tác truyền thông tại
địa phương, tuy nhiều về số lượng nhưng chưa
đầy đủ về chất lượng, do đó truyền thơng cần đa
dạng hình thức, phong phú nội dung về dinh
dưỡng trẻ em qua đó cải thiện kiến thức của
người dân trong cộng đồng.
Bảng 4: Thái độ đối với chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
của bà mẹ có con từ 0 – 5 tuổi tại huyện Tân Phú
Đông (n = 392)
Thái độ về tầm quan trọng
Chăm sóc thai kỳ
Ni con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung
Theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ nhỏ
Thái độ chung (cả 3 nội dung)

Tần số Tỷ lệ %
226
57,6
266
67,9

361
92,1
167
42,6

Kết quả khảo sát sự quan tâm của mẹ về
chăm sóc thai kỳ cho thấy tỷ lệ bà mẹ có thái độ
tích cực là 57,6%, cụ thể: 96,7% đồng ý nên tiêm
phòng uốn ván; 65,3% đồng ý nên tập thể dục
nhẹ nhàng khi mang thai; 97,4% đồng ý uống
viên sắt; 95,4% đồng ý là khám thai đủ ít nhất 3
lần trong thai kỳ; 90,3% đồng ý nên ăn uống
nhiều hơn, đủ dinh dưỡng hơn lúc chưa mang
thai. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương
đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Liên
Nhi có 65,6% bà mẹ đồng ý nên vận động hợp lý
trong thai kỳ(12). Tỷ lệ bà mẹ đồng ý NCBSM và

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng

Nghiên cứu Y học

cho trẻ ABS hợp lý là 67,9%, cụ thể: 80,1% bà mẹ
chấp nhận NCBSM; 93,9% đồng ý nên cho trẻ bú
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; 87,0% đồng ý
bữa ăn của trẻ phải đủ bốn nhóm thực phẩm.
Nghiên cứu của chúng tôi khả quan hơn so với
kết quả của Tơn Thị Anh Tú: chỉ có 80,9% đối
tượng có thái độ đúng về thực hành NCBSM
(13). Tỷ lệ bà mẹ trong nghiên cứu quan tâm đến

tình trạng dinh dưỡng của con mình là rất cao
(chiếm 92,1%).
Bảng 5: Thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ
có con từ 0 – 5 tuổi tại huyện Tân Phú Đông năm
2014 (n = 392)
Thực hành
Chăm sóc dinh dưỡng thai kỳ
NCBSM
Cho ABS
Chăm sóc sức khỏe trẻ em
Thực hành chung (đúng 4 nội dung)

Tần số Tỷ lệ %
371
94,6
179
45,7
70
20,1
268
68,4
56
14,3

Về thực hành chăm sóc dinh dưỡng trong
thai kỳ có đến 94,6% bà mẹ có thực hành đúng,
bao gồm: khám thai đủ 3 lần (97,4%), tiêm uốn
ván đủ 2 mũi (96,4%), uống viên sắt (96,7%). So
với nghiên cứu của Lê Thị Hương(5), tỷ lệ đối
tượng có uống viên sắt trong thai kỳ trong

nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (96,7% so với
48,7%). Tỷ lệ bà mẹ NCBSM trong nghiên cứu
chưa cao (chỉ có 45,7%). Thực hành này được
đánh giá dựa trên thực hành cho con bú sớm
trong 1 giờ đầu sau sinh (81,1%), không vắt bỏ
sữa non (76,5%) và bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu (30,1%). Kết quả này thấp hơn so với
nghiên cứu của Nguyễn Duy Tài(7): 61,8% có thực
hành NCBSM. Trong số 392 bà mẹ được khảo
sát, có 197 bà mẹ có con từ 0 – 24 tháng tuổi, tuy
nhiên, chỉ có 50% bà mẹ cho trẻ bú đến 24 tháng
tuổi. Lý do mà bà mẹ không cho trẻ bú đến 24
tháng là do bận đi làm, cảm thấy thiếu sữa.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 348 bà mẹ có
con trên 6 tháng tuổi, tuy nhiên chỉ có 20,1% thực
hành cho trẻ ABS đúng, cụ thể: 29,6% bà mẹ cho
trẻ ăn dặm đúng thời điểm từ đủ 180 ngày tuổi;
65,8% bà mẹ có cho trẻ ăn bột vào thời điểm mới
tập ăn. Tuy nhiên số bữa ăn của trẻ thì chưa đạt

249


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

yêu cầu, chỉ có 114 bà mẹ cho trẻ ăn đạt yêu cầu
về số bữa ăn theo độ tuổi (đạt 32,7%). Bà mẹ cho
trẻ ăn số lượng ít chia thành nhiều bữa chiếm tỷ

lệ cao với 69,3%; bà mẹ có thực hành cho trẻ ăn
từ lỏng đến đặc đạt 59,4%. Chế biến thức ăn cho
trẻ đảm bảo 4 nhóm thực phẩm: đạm, tinh bột,
chất béo, vitamin và khoáng đạt tỷ lệ 89,3%. Như
vậy, bà mẹ ở Tân Phú Đơng có một số thực hành
đúng nhưng chưa đầy đủ về vấn đề ABS ở trẻ
nhỏ. Nghiên cứu của của chúng tôi thấp hơn kết
quả điều tra của Alive & Thrive năm 2012: tỷ lệ
bà mẹ thực hành cho ăn bổ sung là 36,7%(1).

gian; 72,4% bà mẹ pha Oreson cho trẻ uống khi
trẻ bị tiêu chảy; 90,1% cho trẻ uống uống nước
chín thay vì nước mưa như trước; tỷ lệ cho trẻ
uống Vitamin A liều cao theo khuyến cáo của
ngành Y tế đạt 93,4%. Tỷ lệ bà mẹ thực hành
đúng các nội dung về chăm sóc trẻ đạt 68,4%.
Kết quả về thực hành chung đúng về chăm
sóc dinh dưỡng cho trẻ 0 - 5 tuổi của bà mẹ ở
huyện Tân Phú Đông là khá thấp: chỉ có 14,3%.
Tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng về chăm sóc dinh
dưỡng trong thai kỳ là khá cao, tuy nhiên đối với
thực hành NCBSM và cho trẻ ABS thì lại tương
đối thấp.

Về thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ: 97,1%
bà mẹ đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ và đúng thời

Bảng 6: Mối liên quan giữa kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con từ 0-5 tuổi với các đặc tính về
dân số xã hội học (n = 392)
Tiêu chí

Kinh tế
Học vấn
Nghề nghiệp
Độ tuồi

Hộ đủ ăn - Khá giả
Hộ nghèo - Cận nghèo
THCS trở lên
Tiểu học
Cán bộ viên chức
Nhóm nghề cịn lại
Trên 30
Từ 15 đến 30

Đúng
n
%
80
41,7
22
11,0
84
40,4
18
9,8
16
76,2
86
23,2
46

28,2
56
24,5

Sai
n
112
178
124
166
05
285
117
173

%
58,3
89,0
59,6
90,2
23,8
76,8
71,8
75,5

PR (KTC 95%)

p

3,8 (2,4-5,8)


<0,001

4,1 (2,6-6,6)

<0,001

3,3 (2,4-4,4)

0,001

1,2 (0,8-1,6)

0,4

lệ kiến thức đúng của bà mẹ có trình độ học vấn
từ Trung học cơ sở trở lên cao gấp 4,1 lần so với
bà mẹ có trình độ học vấn là tiểu học; bà mẹ làm
cán bộ viên chức có tỷ lệ kiến thức đúng về chăm
sóc dinh dưỡng cao gấp 3,3 lần so với bà mẹ
thuộc các nhóm ngành nghề khác.

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 0-5
tuổi của các bà mẹ với điều kiện kinh tế gia đình,
học vấn và nghề nghiệp, cụ thể: Tỷ lệ kiến thức
đúng của bà mẹ ở hộ đủ ăn – khá giả cao gấp 3,8
lần so với bà mẹ thuộc hộ nghèo – cận nghèo; tỷ

Bảng 7: Mối liên quan giữa thái độ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ có con từ 0-5 tuổi với các đặc tính

về dân số xã hội học (n = 392)
Tiêu chí
Kinh tế
Học vấn
Nghề nghiệp
Độ tuổi

Hộ đủ ăn - Khá giả
Hộ nghèo - Cận nghèo
THCS trở lên
Tiểu học
Cán bộ viên chức
Nhóm nghề cịn lại
Trên 30
Từ 15 đến 30

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
thái độ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 0-5 tuổi

250

Tốt
n
122
45
129
38
15
152
60

107

%
63,5
22,5
62,0
20,7
71,4
41,0
36,8
46,7

Không tốt
n
%
70
36,5
155
77,5
79
38,0
146
79,3
06
28,6
219
59,0
103
63,2
122

53,3

PR (KTC 95%)

p

2,8 (2,1-3,7)

<0,001

3,0 (2,2-4,0)

<0,001

1,7 (1,2-2,2)

0,006

0,79 (0,6-1,0)

0,06

của các bà mẹ với điều kiện kinh tế gia đình, học
vấn và nghề nghiệp, cụ thể: Tỷ lệ thái độ tốt của

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
bà mẹ ở hộ đủ ăn – khá giả cao gấp 2,8 lần so với

bà mẹ thuộc hộ nghèo – cận nghèo; tỷ lệ thái độ
tốt của bà mẹ có trình độ học vấn từ Trung học
cơ sở trở lên cao gấp 3 lần so với bà mẹ có trình
độ học vấn là tiểu học; bà mẹ làm cán bộ viên
chức có tỷ lệ thái độ tốt về chăm sóc dinh dưỡng

Nghiên cứu Y học

cao gấp 1,7 lần so với bà mẹ thuộc các nhóm
ngành nghề khác. Nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương tự với kết quả công bố của Lê Thị
Yến Phi: Sản phụ ở Bệnh viện Hùng Vương có
trình độ học vấn trên cấp 2 có thái độ tốt hơn về
các hành vi dinh dưỡng(6).

Bảng 8: Mối liên quan giữa thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ có con từ 0-5 tuổi với các đặc tính
về dân số xã hội học (n = 392)
Tiêu chí
Kinh tế
Học vấn
Nghề nghiệp
Độ tuồi

Hộ đủ ăn - Khá giả
Hộ nghèo - Cận nghèo
THCS trở lên
Tiểu học
Cán bộ viên chức
Nhóm nghề cịn lại
Trên 30

Từ 15 đến 30

Đúng
n
41
15
38
18
16
40
30
26

%
21,4
7,5
18,3
9,8
76,2
10,8
13,1
16,0

Sai
n
151
185
170
166
05

331
199
137

%
78,6
92,5
81,7
90,2
23,8
89,2
86,9
84,0

PR (KTC 95%)

p

2,8 (1,6-5,0)

<0,001

1,9 (1,1-3,2)

<0,001

7 (4,8-10,3)

1,5*


0,8 (0,5-1,3)

0,43

*: Kiểm định Fisher exact

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 0-5
tuổi của các bà mẹ với điều kiện kinh tế gia
đình và trình độ học vấn, cụ thể: Tỷ lệ thực
hành đúng của bà mẹ ở hộ đủ ăn – khá giả cao
gấp 2,8 lần so với bà mẹ thuộc hộ nghèo – cận
nghèo; tỷ lệ thực hành đúng của bà mẹ có
trình độ học vấn từ Trung học cơ sở trở lên cao
gấp 1,9 lần so với bà mẹ có trình độ học vấn là
tiểu học. Nghiên cứu của chúng tôi tương
đồng với nghiên cứu của Phạm Văn Lực:
những bà mẹ có điều kiện kinh tế khơng phải
là hộ nghèo có tỷ lệ thực hành chăm sóc dinh
dưỡng tốt hơn đối tượng khác(9). Kết quả này
cũng phù hợp với báo cáo của Alive & Thrive
năm 2012, các yếu tố tình trạng kinh tế của hộ
gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến các niềm tin,
thực hành ni dưỡng trẻ nhỏ, tình trạng sức
khỏe và dinh dưỡng trẻ nhỏ(1).

KẾT LUẬN
Qua điều tra 392 bà mẹ có con từ 0-5 tuổi tại
huyện Tân Phú Đông năm 2014, chúng tôi nhận
thấy: Về kiến thức: Có 43,1% người có kiến thức

đúng về chăm sóc thai kỳ, 49,7% bà mẹ biết được
4 nhóm thực phẩm, 76,8% có kiến thức đúng về
NCBSM và ABS; 30,4% có kiến thức đúng về

Chun Đề Y Tế Cơng Cộng

BĐTT; 38,8% có kiến thức đúng về chăm sóc trẻ
bệnh, kiến thức chung đúng là 26,02%. Về thái
độ: 57,6% có thái độ đúng về chăm sóc thai kỳ,
92,1% chấp nhận theo dõi tình trạng dinh dưỡng
của trẻ qua BĐTT, thái độ chấp nhận NCBSM và
ABS là 67,9%, thái độ (tích cực) chung là 42,6%.
Về thực hành: 94,6% thực hành đúng về dinh
dưỡng khi mang thai, 45,7% thực hành đúng về
NCBSM, 20,1% thực hành đúng về ABS, 68,4%
thực hành đúng về chăm sóc sức khỏe trẻ em,
thực hành chung đúng là 14,3%.
Bà mẹ có điều kiện kinh tế đủ ăn – khá giả,
bà mẹ có học vấn từ Trung học cơ sở trở lên có
kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc dinh
dưỡng cho trẻ 0-5 tuổi tốt hơn. Bà mẹ là cán bộ
cơng chức, viên chức có kiến thức, thái độ về
chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 0-5 tuổi tốt hơn so
với bà mẹ làm ngành nghề khác.

KIẾN NGHỊ
Cần tăng cường truyền thông, phổ biến kiến
thức giúp thay đổi hành vi cho các bà mẹ để góp
phần làm giảm tỷ lệ SDD trong cộng đồng. Nội
dung truyền thông tập trung vào: Lợi ích của sữa

mẹ và NCBSM; vấn đề ABS cho trẻ, các nhóm
thức ăn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho

251


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

trẻ; kiến thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang
thai chăm sóc, ni dưỡng trẻ khi bị bệnh.

6.

Cần tìm các giải pháp nâng cao đời sống
kinh tế, văn hóa xã hội cho nhân dân nhất là đối
tượng phụ nữ. Hướng dẫn người dân biết tận
dụng nguồn thực phẩm tại chỗ có giá trị dinh
dưỡng để cải thiện chất lượng bữa ABS cho trẻ,
đảm bảo mỗi bữa ăn của trẻ đều có đầy đủ 4
nhóm thức ăn.

7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.


4.

5.

Alive, Thrive (2012). Báo cáo điều tra ban đầu: báo cáo toàn
văn điều tra 11 tỉnh, Việt Nam: tr 90 – 97.
Đoàn Thị Ngọc Vân, Võ Văn Thắng (2009). Nghiên cứu kiến
thức, thái độ, thực hành chăm sóc trước và sau sinh của các bà
mẹ tại các vạn đò thành phố Huế: tr 04.
Lại Võ Bảo Kha, Nguyễn Thị Thanh (2012). Đánh giá kiến thức
và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ. Y Học TP. Hồ Chí Minh,
16 (4): Tr 30 – 35.
Lê Hồng Phúc, Lý Văn Xuân (2006). Kiến thức, thái độ, thực
hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong xử lý bệnh tiêu chảy
cấp trẻ em tại nhà ở xã Vĩnh An huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
năm 2004. Y Học TP. Hồ Chí Minh: tr 12 – 13.
Lê Thị Hương, Hồng Thị Huế (2010). Kiến thức và thực hành
ni dưỡng và chăm sóc trẻ của các bà mẹ tại xã Dương Quang
huyện Gia Lâm Hà Nội, số 6 (124) năm 2011. Số đặc biệt kỷ
niệm 120 năm thành lập Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
(1891-2011): tr 20 – 22.

252

8.

9.

10.


11.
12.

13.

Lê Thị Yến Phi (2009). Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi
con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sanh tại Bệnh viện Hùng
Vương: tr 02 – 03.
Nguyễn Duy Tài, Nguyễn Thị Tố Lan (2013). Kiến thức, thái
độ, hành vi nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại
Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ Y Học TP. Hồ Chí Minh: tr.171
– 175.
Nguyễn Thị Thanh Anh, Nguyễn Thanh Hương (2011). Kiến
Thức, thái độ và hành vi chăm sóc trẻ bị sốt của thân nhân
bệnh nhi khi đưa trẻ đến khám và điều trị tại khoa dịch vụ 2
Bệnh viện Nhi Đồng 2: tr. 03.
Phạm Văn Lực (2010). Tình hình chăm sóc thai sản của bà mẹ
sinh con tại Tân Phú Đông. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Bệnh
viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang lần thứ 27: tr .67 – 69.
Tôn Thị Anh Tú, Nguyễn Thu Tịnh (2011). Kiến thức – thái độ
– thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con
dưới 6 tháng tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng I: tr.4.
Tổng cục Thống kê Việt Nam (2011). Điều tra đánh giá các mục
tiêu trẻ em và phụ nữ 2011. Báo cáo kết quả: tr. 20.
Trần Thị Liên Nhi, Trần Thị Nga (2011). Kiến thức, thực hành
chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, kế hoạch hóa gia đình của
phụ nữ có con dưới 5 tuổi tại hai nhà máy tỉnh Thanh Hóa: tr
15 – 18.
UNICEF-GSO Viet Nam (2006). Multiple Indicator Cluster

Survey, MICS 2006: Session 1: pp. 44-51.

Ngày nhận bài báo:

4/7/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

29/7/2016
05/10/2016

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



×