Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TIỂU LUẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.48 KB, 10 trang )

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
KHOA TÀI CHÍNH KẾ TỐN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN THUẾ

PHÂN BIỆT SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KHẤU TRỪ
THUẾ VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Mơn thi: THUẾ
Mã học phần: 832026
Nhóm thi: 2001
Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ QUỲNH ANH
MSSV: 3119420007

TP HCM, THÁNG 8 NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
KHOA TÀI CHÍNH KẾ TỐN
*************

ĐIỂM TIỂU LUẬN MÔN THUẾ
HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021

TT

Tiêu chí


1

- Nội dung

Thang
điểm

Điểm
chấm

Ghi chú

- Hình thức trình bày:
2

Phát vấn
Tổng điểm
Điểm chữ: ......................................................................(làm tròn đến 1 số thập
phân)
Ngày ……….tháng …… năm 2021
Giảng viên chấm 1

Giảng viên chấm 2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG.............................................................................2
1. Khái quát chung về thuế giá trị gia tăng:........................................................2
2. Khái quát chung về khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng:.....................2

3. Phân biệt sự khác biệt giữa khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng..........3
PHẦN 2: TÌNH HUỐNG.........................................................................................5
KẾT LUẬN...............................................................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................7


LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải
vào ngân sách Nhà nước. Thuế là khoản thu bắt buộc, khơng bồi hồn trực tiếp đối với
các tổ chức cá nhân để trang trải mọi chi phí vì mục đích chung.
Từ trước năm 1999, Việt Nam đã áp dụng thành công cơ chế thuế cũ. Tuy nhiên
những năm gần đây, với xu hướng tồn cầu hóa chung của thế giới, cơ chế thuế hiện
hành của nước ta đã lộ rõ nhiều điểm bất cập, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc quản
lý và điều hành thuế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Vì vậy, nhiều luật thuế mới
đã được áp dụng trong giai đoạn hiện nay. Trong đó có Luật thuế giá trị gia tăng được
Quốc hội phê chuẩn ban hành từ năm 1999.
Sau hơn hai mươi năm, Luật thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng thành công tại Việt
Nam, nhờ vào các quy định pháp luật về khấu trừ thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng.
Khấu trừ thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng liên quan mật thiết đến việc xác định nghĩa
vụ thuế của cơ sở kinh doanh, đồng thời góp phần chống gian lận về thuế làm thất thu
ngân sách Nhà nước. Bài tiểu luận “Phân biệt sự khác biệt giữa khấu trừ thuế và
hoàn thuế giá trị gia tăng” sẽ phân biệt rõ hơn giữa khấu trừ thuế và hoàn thuế giá trị
gia tăng, đồng thời có tình huống minh họa cụ thể, giúp chúng ta có thể hiểu hơn và
chấp hành đúng quy định của pháp luật về khấu trừ thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng,
tránh làm thất thu ngân sách nhà nước.

1


PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG

1. Khái quát chung về thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 1/1/1999, thay cho thuế
Doanh thu. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu dựa trên giá trị gia tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế giá
trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng phải chịu số
thuế đó khi mua hàng hóa, dịch vụ. Nguyên tắc thu thuế của thuế giá trị gia tăng là có
giá trị gia tăng mới thu. Tức là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm
của sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thơng. Nếu như khơng có biến động về thị
trường tài chính, sản xuất, nền kinh tế bị suy thối hay các nguyên nhân khác tác động,
thì việc áp dụng thuế giá trị gia tăng khơng ảnh hưởng gì đến giá của sản phẩm, mà
ngược lại giá cả càng hợp lý và chính xác hơn, tránh được việc thuế chồng lên thuế.
Nhìn chung, kể từ khi áp dụng thuế giá trị gia tăng, nền kinh tế đã trở nên lành mạnh
hơn, giá cả được ổn định, mở rộng lưu thông hàng hóa, tạo nên sự cạnh tranh bình
đẳng giữa các chủ thể trong xã hội. Nhờ hệ thống hóa đơn, chúng từ rõ ràng, minh
bạch mà khắc phục được nhược điểm trốn thuế, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh
doanh và nhập khẩu của các doanh nghiệp. Nền sản xuất trong nước được bảo hộ hợp
lý thông qua việc đánh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu khi xuất hiện trên lãnh thổ
Việt Nam.
2. Khái quát chung về khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng:
2.1. Khái quát chung về khấu trừ thuế giá trị gia tăng:
Khấu trừ thuế là một nội dung cơ bản và hết sức quan trọng trong Luật thuế giá trị gia
tăng. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là việc số thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính
trên cơ sở số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào. Khấu trừ
thuế giá trị gia tăng có 2 đặc điểm chính như sau: Thứ nhất, phần thuế giá trị gia tăng
được khấu trừ là số thuế được xác định một cách trực tiếp, là hiệu số thuế của các khâu
trong quá trình sản xuất, lưu thông mà không phải phần giá trị gia tăng được xác định
trực tiếp qua các khâu. Thứ hai, căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là
số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc
chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu.
2.2. Khái qt chung về hồn thuế giá trị gia tăng

Thuế ra đời và tồn tại song song với sự phát triển của Nhà nước nhằm thực hiện hai
mục đích chính là đảm bảo nguồn thu cho ngân sách và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Để
thực hiện tốt các mục đích này, việc thực thi công tác quản lý thu nộp thuế cần phải
được chú trọng tất cả các nội dung và phương diện. Trong đó, hồn thuế chính là một
trong những nội dung của cơng tác này.
Xét dưới góc độ nghiệp vụ thu thuế thì hồn thuế giá trị gia tăng chỉ đơn thuần là một
biện kỹ thuật trong công tác thu nộp thuế. Xét dưới góc độ kinh tế - tài chính, hồn
thuế giá trị gia tăng là việc Nhà nước trả lại số thuế giá trị gia tăng mà đối tượng nộp
thuế đã nộp cho ngân sách nhà nước trong một số trường hợp nhất định đúng bằng với
số thuế doanh nghiệp đã nộp trước đó khi doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện luật
2


định. Xét dưới góc độ phát luật, hồn thuế giá trị gia tăng là quyền của đối tượng nộp
thuế, là một chế định pháp luật tập hợp các quy phạm pháp luật quy định về các trường
hợp được hoàn thuế, điều kiện hoàn thuế, đối tượng được hoàn thuế, thẩm quyền ra
quyết định hồn thuế, trình tự và thủ tục hồn thuế giá trị gia tăng. Nói tóm lại, có rất
nhiều quan điểm về hoàn thuế giá trị gia tăng nhưng có thể hiểu khái niệm về hồn
thuế giá trị gia tăng như sau: “Hoàn thuế giá trị gia tăng là việc cơ quan thuế ra quyết
định trả lại số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp vượt quá của chủ thể nộp thuế”.
Hoàn thuế giá trị gia tăng thể hiện tính minh bạch của chính sách thuế gián thu, có
phát sinh thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệp phải nộp ngay vào ngân sách nhà nước
(vì tiền thuế này người tiêu dùng đã trả cho doanh nghiệp thông qua giá mua). Ngược
lại, nếu thuế giá trị gia tăng phát sinh âm, tức là doanh nghiệp đã bỏ ra nộp thuế khi
mua hàng hóa, vật tư lớn hơn số thuế đã thu về thì Nhà nước phải hồn tả ngay lập tức,
không chiếm dụng của doanh nghiệp.
3. Phân biệt sự khác biệt giữa khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng
Đặc điểm

Điều kiện


Trường hợp
và đối tượng
được áp dụng

3

Khấu trừ thuế giá trị gia tăng
- Có hóa đơn giá trị gia tăng
hợp pháp hoặc chứng từ nộp
thuế giá trị gia tăng khâu nhập
khẩu hoặc chứng từ nộp thuế
giá trị gia tăng thay nhà thầu
nước ngồi,
- Có chứng từ thanh tốn khơng
dùng tiền mặt từ 20 triệu đồng
trở lên
+ Chứng từ thanh toán qua
ngân hàng
+ Chứng từ thanh toán không
dùng tiền mặt khác
- Các doanh nghiệp thành lập
theo Luật Doanh nghiệp, Luật
Hợp tác xã hoặc các đơn vị
kinh doanh khác đã thực hiện
đầy đủ các quy định về sổ sách
kế tốn, hóa đơn, chứng từ và
đăng ký nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ thuế.


Hoàn thuế giá trị gia tăng
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ,
- Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư
(giấy phép hành nghề) hoặc quyết định
thành lập của cơ quan có thẩm quyền,
- Có con dấu theo quy định của pháp
luật,
- Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế
toán theo quy định của pháp luật về kế
tốn,
- Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng
theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
- Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự
án đầu tư đăng ký nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ;
- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc
đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư;
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ khi chuyển đổi sở
hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập,
hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản,
chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia
tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia


Ví dụ


4

- Cơng ty D đầu tư trang trại và
nhà máy sản xuất cá basa phile.
Đây là quy trình khép kín từ
khâu ni trồng đến chế biến.
Cơng ty sẽ tiêu thụ sản phẩm cả
trong nước và xuất khẩu.
Nguyên liệu để sản xuất là cá
basa do công ty tự nuôi tại ao
hồ. Đó chính là đối tượng
khơng chịu thuế giá trị gia tăng.
Vì vậy cơng ty X được khấu trừ
tồn bộ thuế giá trị gia tăng đầu
vào của hàng hóa, dịch vụ mua
vào tại nhà máy sơ chế cá basa
phile để xuất khẩu theo quy
trình của cơng ty.

tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết;
- Chương trình, dự án sử dụng nguồn vố
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
khơng hồn lại hoặc viện trợ khơng hồn
lại, viện trợ nhân đạo;
- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi
miễn trừ ngoại giao theo quy định của
pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao
mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để
sử dụng;

- Người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu
hoặc giấy tờ nhập cảm do cơ quan có
thẩm quyền nước ngồi cấp được hồn
thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam
mang theo người khi xuất cảnh;
- Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý
hồn thuế của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật;
- Hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Cơng ty X có trụ sở chính tại Hà Nội.
Tháng 06/2021, cơng ty có dự án đầu tư
tại Hà Nội, công ty thực hiện kê khai
riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào của dự
án đầu tư này. Tháng 07/2021, số thuế
giá trị gia tăng đầu vào của dự án đầu tư
là 571 triệu đồng; số thuế giá trị gia tăng
phải nộp của hoạt động sản xuất kinh
doanh đang thực hiện là 180 triệu đồng.
Công ty X phải bù trừ 180 triệu đồng
thuế giá trị gia tăng đầu vào của dự án
với số thuế phải nộp của hoạt động sản
xuất kinh doanh đang thực hiện. Vậy, kỳ
tính thuế tháng 07/2021, công ty chưa
được khấu trừ hết số thuế giá trị gia tăng
đầu vào của dự án đầu tư là 391 triệu
đồng. Cơng ty X được xét hồn thuế giá
trị gia tăng cho dự án đầu tư.



PHẦN 2: TÌNH HUỐNG
Tình huống khấu trừ thuế, hồn thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp
* Tháng 08/2021, tờ khai thuế giá trị gia tăng của công ty Cổ phần bánh kẹo An
Khánh có số liệu như sau:
- Thuế giá trị gia tăng kì trước chuyển sang: 152 triệu đồng.
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu, phục vụ hoạt động kinh
doanh trong nước chịu thuế phát sinh trong tháng: 121 triệu đồng.
- Tổng doanh thu phát sinh là 989 triệu đồng. Trong đó: doanh thu xuất khẩu là 637
triệu đồng, doanh thu bán trong nước chịu thuế giá trị gia tăng là 352 triệu đồng.
- Thuế giá trị gia tăng đầu ra của hàng hóa bán trong nước là 862 triệu đồng.
- Giá trị hàng tồn kho có thuế giá trị gia tăng đầu vào cuối tháng 8/2021 là 1,1 tỷ
đồng, tương đương với thuế giá trị gia tăng đầu vào đã kê khai và khấu trừ là 110 triệu
đồng (thuế suất 10%).
* Trong tháng 08/2021, công ty phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
- Ngày 02/08, mua 8 điều hòa với giá chưa thuế là 8,7 triệu đồng/chiếc, thuế giá trị
gia tăng 5%, nhận hóa đơn giá trị gia tăng và thanh toán bằng tiền mặt.
- Ngày 14/08, mua 2 bộ sofa với giá chưa thuế là 40,2 triệu đồng/chiếc, thuế giá trị
gia tăng 10%, nhận hóa đơn giá trị gia tăng và chuyển khoản thanh toán
- Ngày 26/08, mua một chiếc ô tô 4 chỗ để chở giám đốc với giá chưa thuế là 1,8 tỷ,
thuế suất 10%, đã chuyển khoản thanh tốn.
Biết cơng ty Cổ phần bánh kẹo An Khánh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ, kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.
Giải quyết tình huống:
* Số thuế giá trị gia tăng được hoàn theo tháng của hàng xuất khẩu được xác định như
sau:
Số thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết của tháng = 862 - (152 - 121) = 589 (triệu
đồng)
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào còn được khấu trừ sau khi loại trừ số thuế giá trị gia

tăng đầu vào của hàng hóa cịn tồn kho = 589 – 110 = 479 (triệu đồng)
Tỷ lệ % doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu = . 100% = 64,4%
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng xuất khẩu = 479 . 64,4% = 308,476 (triệu
đồng)
Vậy, cơng ty được hồn 308,476 triệu đồng tiền thuế giá trị gia tăng của hàng xuất
khẩu theo tháng.
* Số thuế giá trị gia tăng được hoàn theo tháng của công ty được xác định như sau:
(8 . 8,7 . 5%) + (2 . 40,2 . 10%) + (1,8 . 10%) = 191,52 (triệu đồng)

KẾT LUẬN

5


Khấu trừ thuế giá trị gia tăng chính là cơ sở cho việc áp dụng chính sách hồn thuế giá
trị gia tăng. Mặt khác, hoàn thuế sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp có thể được hồn lại
khoản tiền thuế của mình do nộp dư vào ngân sách nhà nước, mà chưa được khấu trừ
hết. Không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng được xét hoàn thuế, mà chỉ có doanh
nghiệp kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể đứng vững và chạnh tranh được với
các doanh nghiệp nước ngồi trên thương trường quốc tế thì doanh nghiệp Việt Nam
cầm phải nắm rõ các chính sách, pháp luật thương mại, đạo luật về các loại thuế, đặc
biệt là thuế giá trị gia tăng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hiểu, phân biệt rõ ràng và
tuân thủ đúng theo quy định khấu trừ thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng. Các quy định
này nhằm nâng có tính tự giác của doanh nghiệp trong việc kê khai thuế, hoàn thiện
hơn hệ thống sổ sách và chứng từ kế tốn, góp phần khắc phục nhược điểm trùng lặp
thuế, đồng thời kích thích đầu tư phát triển và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bài giảng do giảng viên cung cấp.

6


2. Bộ Tài chính (2008), Thơng tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng và
hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP.
3. Bộ Tài chính (2009), Thơng tư số 04/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 13
tháng 01 năm 2009 hướng dẫn thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết
số 30/2008/NQ-CP 11/12/2008 của Chính phủ.
4. Luật Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ
3, ngày 03 tháng 6 năm 2008.
5. Trường Đại học Tài chính – Kế tốn Hà Nội (2000), Giáo trình thuế, Nhà xuất
bản Tài chính.
6. Đào Thị Ngọc Ánh (2011), Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng tại
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
/>
7



×