Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bài tập lớn môn kinh tế quốc tế phân tích vai trò của chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.43 KB, 18 trang )

Tâm lý học đại cương và vận
tải và bảo hiểm ngoại thương
International Business
Vietnam National University Hanoi
17 pag.

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN
Tên học phần

: Các vấn đề chính sách trong nền Kinh tế Quốc tế

Mã lớp học phần

: INE 3074.4

Sinh viên thực hiện

: Phan Thu Huệ

Mã sinh viên

: 18050466

Lớp



: QH-2018-E KTQT CLC 3

Hệ

: Chất lượng cao

Hà Nội, tháng 7 năm 2021

1

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN
Tên học phần

: Các vấn đề chính sách trong nền Kinh tế Quốc tế

Mã lớp học phần

: INE 3074.4

Đề bài

: Hãy phân tích vai trị của chính sách thu hút Đầu tư trực tiếp


nước ngoài và liên hệ với thực tiễn Việt Nam?
Số từ làm bài

: 5688 từ

Họ và tên giảng viên : PGS.TS.Nguyễn Xuân Thiên
Sinh viên thực hiện

: Phan Thu Huệ

Mã sinh viên

: 18050466

Lớp

: QH-2018-E KTQT CLC 3

Hệ

: Chất lượng cao

Hà Nội, tháng 7 năm 2021

2

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()



MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................4
Chữ viết tắt......................................................................................................................... 4
Tiếng Anh........................................................................................................................... 4
Tiếng Việt........................................................................................................................... 4
COVID-19.......................................................................................................................... 4
SARS COV 2...................................................................................................................... 4
Bệnh viêm phổi cấp Covid – 19..........................................................................................4
GDP.................................................................................................................................... 4
Gross Domestic Product......................................................................................................4
Tổng sản phẩm quốc nội.....................................................................................................4
UNTAC.............................................................................................................................. 4
United Nations Conference on Trade and Development.....................................................4
TNC.................................................................................................................................... 4
Transnational corporation...................................................................................................4
Công ty xuyên quốc gia......................................................................................................4
OECD................................................................................................................................. 4
The Organisation for Economic Co- operation and Development......................................4
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế..................................................................................4
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 5
NỘI DUNG......................................................................................................................... 6
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI.............6
1.1. Khái niệm về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).....................................6
1.2. Mục tiêu của chính sách thu hút vớn đầu tư nước ngoài..........................................7
1.3. Đặc điểm của chính sách thu hút FDI .....................................................................8
II. VAI TRỊ CỦA CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI (FDI)............8
2.1. Vai trị của chính sách thu hút FDI đới với các nước đi đầu tư................................8
3


Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()


2.2. Vai trị của chính sách thu hút FDI đới với các nước nhận đầu tư ...........................9
III. CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CHÚNG............................................................................................................................ 10
3.1. Các chính sách thu hút FDI tại Việt Nam...............................................................10
3.2. Tác động của các chính sách thu hút FDI...............................................................12
3.2.1. Tình hình thu hút ĐTNN 11 tháng năm 2021..................................................12
KẾT LUẬN......................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................16

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

COVID-19

SARS COV 2

GDP
UNTAC

TNC
OECD

Tiếng Việt


Bệnh viêm phổi cấp Covid –
19
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
United Nations Conference on
Theo Hội nghị Liên Hợp
Trade and Development
Quốc về thương mại và
phát triển
Transnational corporation
Công ty xuyên quốc gia
The Organisation for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát
operation and Development
triển kinh tế

4

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()


MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, dịng vớn FDI đang có xu hướng chảy mạnh vào những
nước đang phát triển, có nền kinh tế tăng trưởng nhanh, trong đó có Việt Nam.
Trải qua gần 30 năm đổi mới và phát triển, tình hình thu hút FDI vào Việt Nam đã
có nhiều khởi sắc và đóng góp rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc
Nhà nước ta ngày càng chú trọng vào thu hút vốn FDI đã cho thấy được tầm quan trọng
của nguồn vốn này đối với nền kinh tế. 
Hiện nay Việt Nam vẫn đang có xu hướng đẩy mạnh thu hút FDI. Trong giai đoạn

tới, chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam tiếp tục xu hướng chuyển từ
thu hút bằng mọi giá sang thu hút có chọn lọc nhằm tăng năng lực sản xuất q́c gia, tính
lan tỏa giữa khu vực có vớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với khu vực kinh tế trong
nước; hạn chế các dự án FDI tác động tiêu cực tới môi trường hay sử dụng máy móc, thiết
5

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()


bị công nghệ lạc hậu, tiêu tốn tài nguyên, năng lượng; tận dụng lao động giá rẻ trình độ
thấp và ít tạo ra giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học cơng nghệ thấp…
Bên cạnh đó, trước xu thế dịch chuyển của dịng vớn FDI, cũng như các nước trong
khu vực đang đẩy mạnh thu hút dịng vớn FDI chất lượng cao từ các tập đoàn, công ty đa
quốc gia, Việt Nam cũng cần ban hành các chính sách phù hợp để đón làn sóng dịch
chuyển này.

NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI
1.1. Khái niệm về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)
Trước khi định nghĩa chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì cần hiểu được
thế nào là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trên thực tế, có rất nhiều định nghĩa, khái niệm được nêu ra về đầu tư trực tiếp
nước ngoài (Foreign Direct Investment – viết tắt là FDI): Theo UNCTAD, “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI được định nghĩa như là một hình thức đầu tư liên quan đến mối quan
hệ dài hạn và phản ánh sự kiểm sốt và những lợi ích lâu bền bởi một thực thể cư ngụ tại
một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ) vào một doanh nghiệp cư ngụ
6

Document shared on www.docsity.com

Downloaded by: phuong-le-14 ()


tại một nền kinh tế khác với nhà đầu tư nước ngoài”. Tại Việt Nam, khái niệm đầu tư trực
tiếp nước ngoài tuy chưa có cụ thể nhưng trong Luật đầu tư 2005 có quy định rằng “Đầu
tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư tự bỏ vớn đầu tư và tham gia quản lí hoạt
độn đầu tư”, và “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngồi đưa vào Việt Nam vớn
bằng tiền các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam”.
Như vậy, có thể thấy rằng có rất nhiều khái niệm về FDI và tùy từng tổ chức, q́c
gia thì có thể hiểu khái niệm FDI theo những cách khác nhau nhưng chung quy lại FDI có
thể hiểu là  một hình thức đầu tư q́c tế, nhà đầu tư sẽ bỏ một phần vốn hoặc toàn bộ vốn
vào một hay nhiều dự án của một q́c gia khác với mục đích trực tiếp quản lý, điều hành
và chịu trách nhiệm về các hoạt động thuộc phạm vi mà họ đã đi đầu tư.
Vậy chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi (chính sách FDI) là một bộ
phận thuộc các chính sách phát triển kinh tế của một q́c gia mà trong đó vấn đề được
giải quyết là làm thế nào để thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
1.2. Mục tiêu của chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi
Hầu hết các chính sách được tạo ra đều chung một mục đích là góp phần làm bước
đệm để hướng thực hiện những mục tiêu ở bậc cao hơn. Chính sách thu hút FDI góp phần
vào thực hiện những mục tiêu chung của xã hội thông qua các công cụ và giải pháp được
đề ra như là: (i) tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đáng kể và liên tục, ổn định giá cả, tỷ lệ thất
nghiệp thấp và cân bằng cán cân thanh tốn; (ii) cơng bằng xã hội, an sinh xã hội đạt mức
cao, tiến bộ xã hội; (iii) cải thiện cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu hạ tầng và cơ cấu
các thành phần kinh tế. 
Ngoài việc nhằm tới các mục tiêu cao hơn và mục tiêu chung thì chính sách thu hút
FDI cịn có các mục tiêu điển hình sau: 
Mục tiêu của chính sách thu hút FDI là tạo lập khung khổ pháp luật, hệ thống các
quy định, công cụ và biện pháp, mà Nhà nước áp dụng nhằm thu hút, điều chỉnh hoạt
động thu hút và sử dụng FDI hiệu quả nhất, nhằm thực hiện những mục tiêu chung hoặc
mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của một quốc gia, địa phương. Đặc biệt là

tạo điều kiện thuận lợi để kích thích dịng vớn FDI đầu tư vào trong nước, định hướng các
hình thức đầu tư, hướng các dịng vớn FDI vào các lĩnh vực, ngành, vùng và sản phẩm…
theo mục tiêu định trước của nước, của địa phương tiếp nhận đầu tư. Các mục tiêu cụ thể
phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia, địa phương, đối với Việt Nam hiện
nay, đó là: huy động vớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy
mạnh q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển giao công nghệ, giải quyết việc
làm, tăng cường xuất khẩu, nâng cao trình độ cho người lao động… Mục tiêu của chính
sách thu hút FDI khơng cớ định theo thời gian, cũng không giống nhau giữa các quốc gia,
các địa phương. Tùy thuộc vào trình độ, mục tiêu phát triển, các q́c gia, các địa phương
có thể thay đổi, điều chỉnh mục tiêu và nội dung của chính sách thu hút FDI theo thời gian
nhằm khai thác tối đa dịng vớn này để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
7

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()


1.3. Đặc điểm của chính sách thu hút FDI 
Thứ nhất, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhà nước đề ra để
nhằm phục vụ lợi ích chung của nhiều người hoặc của toàn xã hội từ việc thu hút vốn trực
tiếp từ nước ngoài để đầu tư vào dự án phát triển cho một khu vực nào đó. Đồng thời, nó
là thước đo đánh giá, liệu chính sách đó có phù hợp, có đem lại lợi ích mang tính xã hội
hay không. 
Thứ hai, chính sách thu hút FDI là quá trình do nhiều người, nhiều tổ chức tham
gia. Nó là sản phẩm của sự kết hợp giữa các đường lới chính trị quan hệ giữa các quốc
gia, với người tổ chức và quản lý vốn đầu tư cho toàn xã hội là nhà nước và nhà nước
chịu trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều thành phần
tham gia đóng vai trò thực hiện như tổ chức dân chúng và các tổ chức ngoài nhà nước do
q trình dân chủ hóa chính sách. 

Thứ ba, nó có phạm vi tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, thể hiện
sự can thiệp cần thiết từ nhà nước tới các lĩnh vực đó.
II. VAI TRỊ CỦA CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI (FDI)
2.1. Vai trị của chính sách thu hút FDI đối với các nước đi đầu tư
Dựa trên nghiên cứu của Phạm Hồng Chương (2020) và Nguyễn Thị Ngọc Mai
(2018), tác giả tổng kết được một vài vai trị của chính sách  FDI với các nước đầu tư như
sau:
Thứ nhất, chính sách thu hút FDI là căn cứ để các nhà đầu tư trong nước lựa chọn
đối tác nước ngoài phù hợp để hợp tác kinh doanh. Chẳng hạn chính sách đầu tư hướng
vào các TNC sẽ là căn cứ để các nhà đầu tư trong nước xây dựng chiến lược đúng đắn để
tiếp cận các TNC, có giải pháp xúc tiến và quang quá về doanh nghiệp hợp lý để thu hút
được lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ nguồn và kinh nghiệm quản lý hiện đại cũng như
các quan hệ kinh doanh của họ.
Thứ hai, chính sách thu hút nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
mà lợi ích mà nguồn vớn này đem lại đó là góp phần làm cho nền kinh tế trong nước của
nước đầu tư phát triển, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Khi các nước đầu tư trực
tiếp vào các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đẩy mạnh sản xuất, gia tăng hoạt động thương
mại. Các nước đầu tư sẽ tăng cường xuất khẩu máy móc, thiết bị sang các nước nhận đầu
tư và nhập khẩu các sản phẩm từ nước nhận đầu tư về làm gia tăng hoạt động thương mại,
tăng thặng dư thương mại trong nước. Khi các dự án đầu tư ở nước nhận đầu tư có lợi
nhuận lớn sẽ chuyển lợi nhuận về các nước đi đầu tư, góp phần làm cho ngân sách nhà
nước tăng lên, nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia đó cũng tăng lên.
Thứ ba, các chính sách thu hút FDI đảm bảo quyền lợi cho các nước đi đầu tư, tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư để họ có thêm các nguồn nhập khẩu tài nguyên, năng lượng:
Đối với các nước phát triển, các nguồn lực về tự nhiên cịn hạn chế, bài tốn ổn định
nguồn lực tự nhiên để đảm bảo sản xuất trong nước luôn là bài tốn khó đới với các doanh
8

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()



nghiệp và người đứng đầu mỗi q́c gia. Chính nhờ đó các nước đi đầu tư có thêm nguồn
cung về nguyên liệu, nhiên liệu. Và một trong những lĩnh vực đầu tư của các nhà đầu tư
thường chú trọng là khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo cho chiến lược phát
triển kinh tế của q́c gia đó và đảm bảo sự an ninh năng lượng trong điều kiện khủng
hoảng năng lương đang xảy ra trên toàn cầu. 
Thêm vào đó, chính sách thu hút FDI bảo vệ quyền lợi cho các nước đầu tư trước
các trường hợp như: (i) q́c hữu hóa. Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến việc chính phủ một
nước sẽ có thái độ như thế nào đới với việc q́c hữu hố. Do đó, chính sách này sẽ đảm
bảo cho nước đầu tư nhận được khoản đền bù xứng đáng nếu các doanh nghiệp có vớn
đầu tư nước ngoài bị q́c hữu hố; (ii) bảo vệ quyền lợi đối với những nước đi đầu tư mà
bị thiệt hại bởi chiến tranh (các nước nhận đầu tư xảy ra nổi loạn, khủng bố,...); (iii)
trường hợp liên quan đến tính khơng chuyển đổi của tiền tệ; (iv) chuyển (gửi) ngoại hới
Thứ tư, chính sách thu hút FDI tạo ra các chiến lược bảo hộ và các ưu tiên cho các
nhà đầu tư và người nước ngoài. Bao gồm: giúp các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí sản xuất,
để giảm giá thành sản phẩm hay cắt giảm chi phí cho một sớ cơng đoạn giúp tăng tính
cạnh tranh trên thị trường bằng việc chủ đầu tư tận dụng những lợi thế của nước chủ nhà
như: vị trí địa lí, nhân cơng giá rẻ, dồi dào, tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởng kinh tế ổn
định,… Bên cạnh đó chính sách này đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư trong việc tuyển
dụng người nước ngoài. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về sáng chế, nhãn hiệu thương mại
của chính các cơng ty đi đầu tư.
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cịn được chính phủ hỗ trợ các khoản vay, hay
các nguồn trợ giúp khi họ cần. Cũng như đảm bảo một môi trường cab tranh bình đẳng
giữa các nước đi đầu tư với nhau. 
Khơng những vậy, các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đem đến
những ưu đãi về đất đai cho các nước đi đầu tư. Song song với đó là các chính sách miễn
giảm thuế. Điều này giúp các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí, thúc đẩy các nhà đầu tư phát
triển mà không phải lo ngại nhiều khoản thuế. 
Thứ năm, giúp tăng cường, củng cố quan hệ ngoại giao giữa các nước, tăng tính

liên kết giữa các quốc gia trên toàn cầu và củng cố an ninh, q́c phịng.
2.2. Vai trị của chính sách thu hút FDI đối với các nước nhận đầu tư 
Thứ nhất, chính sách thu hút FDI giúp các nước nhận đầu tư điều tiết hoạt động
thu hút FDI một cách có hiệu quả nhờ vào việc tạo ra một khuôn khổ chung. Chính sách
thu hút FDI cũng là căn cứ để các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ được mục đích, lĩnh vực,
phương thức tổ chức thực hiện, mức độ bảo hộ và thiện chí của chính phủ các nước nhận
đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Song song với đó nó cũng là căn cứ pháp lý để
định hướng mục tiêu phát triển của quốc gia từ đó các cơ quan quản lý nhà nước duy trì
hoạt động đầu tư nước ngoài một cách có hệ thớng, bám sát với tình hình kinh - tế xã hội
của nước mình. Hơn nữa các chính sách thu hút FDI cũng chính là cơng cụ để bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích cho các nước nhận đầu tư.
9

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()


Một chính sách thu hút FDI hiệu quả là một chính sách đảm bảo ổn định lãi suất,
ổn định giá trị đồng tiền, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách nhà nước,
khống chế lạm phát,... điều này đồng nghĩa với việc sẽ giúp chính sách tiền tệ - tài khóa
trở nên hiệu quả hơn. Trên cơ sở những chính sách đã được ban hành, cơ quan quản lý
nhà nước đưa ra các đề xuất về các công cụ và biện pháp để tổ chức hoạt động vận động
và xúc tiến đầu tư thích hợp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thay đổi quá trình
vận hành. Chính sách thu hút FDI hoàn thiện và vận hành có hiệu quả cũng là điều kiện
để hoàn thiện và thực hiện tớt các chính sách nằm trong hệ thớng chính sách của nhà
nước.  
Thứ hai, chính sách thu hút FDI giúp điều tiết các nguồn lực FDI phù hợp với định
hướng phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. Chính sách FDI được xây dựng dựa vào
nhu cầu về FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Việc thu
hút FDI là q trình sử dụng hiệu quả nguồn vớn, kinh nghiệm quản lý nước ngoài và

công nghệ nhằm giúp nước tiếp nhận đầu tư bổ sung những thiếu hụt về các yếu tớ đó
cũng như tạo ra những lợi thế riêng.
Chính sách thu hút FDI được hoạch định một cách có khoa học sẽ giúp cho chính
phủ và các cơ quan quản lý đầu tư giữ được thể chủ động và điều tiết hợp lý các nguồn
lực như vốn, công nghệ, nhân lực, đất đai... vào các vùng, các ngành theo quy hoạch mà
vẫn đảm bảo các lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài, bảo vệ được quyền sở hữu
của các nhà đầu tư và phát huy lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng cũng như khả
năng của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó nó cịn giúp tổ chức, hình thành cơ cấu đầu tư
hợp lý và bền vững. Ngoài ra, chính sách thu hút FDI cịn là cơng cụ hữu hiệu để quản lý
các hoạt động FDI phù hợp với mục tiêu phát triển đất nước.
Thứ ba, chính sách thu hút FDI giúp nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động thu
hút và sử dụng nguồn vớn FDI. Nó đưa ra các nguyên tắc, công cụ và biện pháp nhằm
điều chỉnh hoạt động FDI một cách rõ ràng, thực hiện đầu tư nước ngoài một các có khoa
học, tạo nền tảng sử dụng nguồn vốn FDI một cách tối ưu và tránh đầu tư tràn lan. Các
ngành được coi trọng sẽ có khả năng thu hút được nhiều vốn FDI hơn và đó chính là động
lực để phát triển các ngành khác.
Chính sách đầu tư nước ngoài được soạn thảo một cách phù hợp sẽ là lợi thế lớn
trong cạnh tranh giữa các quốc gia, các tỉnh trong thu hút FDI. Bên cạnh đó nó cịn tạo
thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Không chỉ thế, thu nhập của chính
phủ và cộng đồng cũng tăng, nguồn nhân lực được sử dụng một các có hiệu quả, nền kinh
tế phát triển ổn định, khả năng cạnh tranh của quốc gia được nâng cao, mở rộng xuất khẩu
và thúc đẩy q trình hội nhập kinh tế q́c tế và nâng cao vị thế q́c gia. 
III. CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CHÚNG
3.1. Các chính sách thu hút FDI tại Việt Nam


Các chính sách thu hút FDI liên quan đến khung pháp lý
10


Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()


(i) Rà soát và bổ sung các quy định, điều kiện để thu hút, duy trì và sàng lọc các
khoản đầu tư hiệu quả để tới đa hóa tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, để hỗ trợ các doanh
nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi liên kết, Chính phủ cần xây dựng hệ thống chứng
nhận chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi cung ứng của các công ty nước
ngoài.
(ii) Tiếp tục tạo khung pháp lý cho việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư, hợp tác
kinh doanh, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, trao đổi lao động kỹ
thuật...; chú trọng một số phương thức đầu tư mới trong thời gian gần đây như phương
thức đầu tư xuyên biên giới không góp vớn (NEM) và hình thức đầu tư mới (NFI) với các
hình thức cụ thể như th gia cơng, th ngoài dịch vụ, khốn nơng nghiệp, nhượng
quyền, cấp phép và quản lý theo hợp đồng.
(iii) Hoàn thiện các quy định liên quan đến mua bán - sáp nhập (M&A); tỷ lệ sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, cũng như
trong các lĩnh vực trọng yếu; cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xem xét cụ thể các
thương vụ M&A lớn… qua đó hạn chế tới đa tình trạng nhà đầu tư nước ngoài kiểm sốt,
thâu tóm các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế.
(iv) Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà
đầu tư nước ngoài có cơng nghệ tiên tiến, thân thiện với mơi trường và có năng lực; đồng
thời ban hành các quy định để bảo vệ uy tín và hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư nghiêm
túc, luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và thơng lệ q́c tế.
(v) Rà sốt và hoàn thiện hệ thớng chính sách về chuyển giao cơng nghệ, chính
sách về nghiên cứu phát triển; thúc đẩy liên kết với doanh nghiệp trong nước hướng tới
khai thác tốt các cơ hội, lợi thế; giảm thiểu các tác động không mong ḿn trong thu hút
FDI.



Chính sách ưu đãi đầu tư

 
Chính sách ưu đãi cần hướng vào những ngành, nghề, lĩnh vực có khả năng tạo ra
các “ngoại ứng tích cực cho nền kinh tế”; tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên như
công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo; đầu tư cho con người (y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo); logistic;
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng
kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng cơng nghiệp 4.0…
 
Các chính sách ưu đãi hiện hành cần được điều chỉnh theo hướng chọn lọc ưu đãi
dựa trên địa bàn đầu tư, chuyển dần ưu đãi dựa trên địa bàn, ưu đãi theo quy mô sang ưu
đãi dựa theo ngành nghề, lĩnh vực cũng như ưu đãi dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội môi trường. Việc điều chỉnh các chính sách ưu đãi cần được thực hiện sớm nhằm đảm bảo
tính thớng nhất trong quy hoạch thu hút đầu tư, cũng như góp phần hạn chế tới đa tình
trạng cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương.


Cải cách thủ tục hành chính, mơi trường kinh doanh

Theo các nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các ưu
đãi về thuế hay gánh nặng thuế thấp cũng không hấp dẫn bằng môi trường kinh doanh
11

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()


thuận lợi. Vì vậy, trong năm 2021, cũng như các năm tiếp theo, Chính phủ cần tiếp tục
ban hành và thực hiện hiệu quả các Nghị quyết số 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với điểm nhấn là cắt giảm thủ tục hành

chính, điều kiện kinh doanh; đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra chuyên
ngành… Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam cũng cần thực hiện các giải pháp nhằm cải
thiện về cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin); nâng cao chất lượng và đảm bảo nguồn
cung lao động có trình độ…
3.2. Tác động của các chính sách thu hút FDI
Nhìn chung, tính lũy kế đến ngày 20/11/2021, cả nước có 34.424 dự án cịn hiệu
lực với tổng vốn đăng ký gần 405,9 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư
nước ngoài ước đạt gần 249 tỷ USD, bằng 61,3% tổng vớn đầu tư đăng ký cịn hiệu lực.
3.2.1. Tình hình thu hút ĐTNN 11 tháng năm 2021
 Tình hình hoạt động
Vốn thực hiện: Ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 17,1 tỷ
USD trong 11 tháng năm 2021, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2020, giảm nhẹ 0,1 điểm
phần trăm so với 10 tháng năm 2021.


Tình hình xuất, nhập khẩu:

Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tiếp tục tăng trong 11 tháng,
song mức độ tăng giảm nhẹ so với 10 tháng. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt gần 220,2 tỷ
USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ, chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể
dầu thô ước đạt gần 218,5 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ, chiếm 73,1% kim ngạch
xuất khẩu cả nước.
Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt trên 195,5 tỷ USD, tăng 29,5%
so cùng kỳ và chiếm 65,5% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung trong 11 tháng năm 2021, khu vực ĐTNN xuất siêu trên 24,6 tỷ USD
kể cả dầu thô và xuất siêu gần 23 tỷ USD không kể dầu thơ. Trong khi đó, khu vực doanh
nghiệp trong nước nhập siêu 24,3 tỷ USD.


Tình hình đăng ký đầu tư


Tính đến 20/11/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và GVMCP của nhà
ĐTNN đạt 26,46 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn đăng ký mới và vớn
điều chỉnh tiếp tục duy trì mức tăng so với cùng kỳ. Trong khi đó, GVMCP vẫn giảm. Cụ
thể:
Vốn đăng ký mới: Có 1.577 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (giảm 31,8%), tổng
vốn đăng ký đạt gần 14,1 tỷ USD (tăng 3,76% so với cùng kỳ).
Vốn điều chỉnh: Có 877 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 16,6%),
tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 8 tỷ USD (tăng 26,7% so với cùng kỳ).

12

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()


Góp vốn, mua cổ phần: Có 3.466 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 40,4%),
tổng giá trị vớn góp đạt gần 4,4 tỷ USD (giảm 33% so với cùng kỳ).
(Biểu số liệu chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).
Theo ngành:
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế
quốc dân. Trong đó, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt
trên 14 tỷ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện mặc
dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như GVMCP không nhiều, song với
quy mô dự án lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng
vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn,
bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,41 tỷ USD và 1,27 tỷ USD. Còn lại là các
ngành khác.

Cơ cấu ĐTNN 11 tháng năm 2021 theo ngành


13

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()


Nguồn: Cục ĐTNN
Nếu xét về số lượng dự án mới thì cơng nghiệp chế biến chế tạo, bán bn bán lẻ
và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án
nhất, chiếm lần lượt 30,5%, 28,1% và 16,5% tổng số dự án.
Theo đối tác:
Đã có 100 q́c gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng năm
2021. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vớn đầu tư trên 7,6 tỷ USD, chiếm 28,7%
tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 5,9% so với cùng kỳ 2020; Hàn Quốc đứng thứ hai
với 4,36 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Nhật Bản
đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng vốn đầu tư, tăng
54% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…
Trong 11 tháng 2021, vốn đầu tư của Singapore gấp 1,74 lần vốn đầu tư của Hàn
Quốc và gấp 2,1 lần vốn đầu tư của Nhật Bản do Singapore có dự án lớn 3,1 tỷ USD.
Riêng dự án này đã chiếm tới 41% tổng vốn đầu tư của Singapore. Hàn Quốc mặc dù chỉ
xếp thứ 2 về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án
điều chỉnh vốn cũng như số lượt GVMCP. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc
là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở
rộng dự án đầu tư nhất trong 11 tháng.

Cơ cấu ĐTNN 11 tháng năm 2021 theo đối tác

 Nguồn: Cục ĐTNN
Theo địa bàn:

14

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()


Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 11 tháng. Long
An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,76 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vớn đầu tư đăng
ký, trong đó có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD (chiếm tới 82,4% tổng vốn đầu tư của
Long An). TP Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ 2 với gần 3,43 tỷ USD, chiếm gần 13% tổng
vớn đầu tư. Hải Phịng đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký trên 2,8 tỷ USD, chiếm 10,7%
tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Cần Thơ, Quảng Ninh,…
Nếu xét về số dự án, các nhà ĐTNN vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phớ
lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh. Trong đó, TP
Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (36%), số lượt dự án điều chỉnh (18,5%) và
GVMCP (59,6%). Hà Nội tuy không thuộc top 5 địa phương thu hút ĐTNN trong 11
tháng, song xếp thứ 2 về số dự án mới (21,8%) và số lượt GVMCP (12,5%).
Cơ cấu ĐTNN 11 tháng năm 2021 theo địa phương

Nguồn: Cục ĐTNN

KẾT LUẬN
Những điểm đạt được của bài niên luận
Bài niên luận đã tổng hợp được các nguồn nghiên cứu có sẵn về chính sách thu hút
FDI FDI và đi sâu phân tích tác động của nó đới với Việt Nam. Qua đó đã kế thừa về mặt
cơ sở lý luận về chính sách thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam.
 Những điểm hạn chế của bài niên luận
Do bài luận tập trung xây dựng cơ sở lý luận và nguồn lý thuyết về các chính sách
thu hút FDI cũng như chú trọng phân tích vai trị nó nên chưa đi vào phân tích thực trạng
của thu hút nguồn vớn FDI trong bới cảnh Covid-19. Chính vì chưa đi vào phân tích thực

trạng và tác động nên bài luận chưa đề xuất các khuyến nghị cho Việt Nam trong việc thu
hút nguồn vốn FDI trong bối cảnh Covid-19 và hậu Covid-19.


15

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Minh Hương (2019), Chính sách tài chính thu hút vớn FDI tại Việt Nam, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài
chính.
2. FIA VIetnam (2021), Tình hình thu hút Đầu tư nước ngồi năm 2021, Bộ kế hoạch
và đầu tư cục Đầu tư nước ngoài, Trang thông tin điện tử Đầu tư nước ngoài.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, NXB
Thống kê;
4. Lâm Thùy Dương (2019), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Tư duy mới và
một sớ kiến nghị, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1+2, tháng 02/2019 (698+699);
5. Tổng cục Thống kê (2019), Niên giám thớng kê Việt Nam 2019;
6. Ngơ Dỗn Vịnh, (2005), Bàn về phát triển kinh tế: Nghiên cứu con đường dẫn tới
giàu sang, NXB Chính trị q́c gia;
7. Ngơ Thúy Quỳnh (2019), Quản lý phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí khoa
học, Trường Đại học Hùng Vương, sớ 2/2019;
16

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()



8. cai-thiennang-suat-lao-dong-quoc-gia;
9. cua-vonfdi.

17

Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: phuong-le-14 ()



×