Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN cơ sở xây DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI kì QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội và THỰC TIỄN xây DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.98 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA LÝ
LUẬN CHÍNH TRỊ 

MƠN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TIỂU LUẬN
CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

GVHD: TS. Phạm Thị Lan
SVTH:
Trần Gia Huy
Mã lớp học: LLCT120405_42
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2021

1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................



Điểm: ……………………………..

KÝ TÊN

2


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội
1.2 Cơ sở chính trị -xã hội
1.3. Cơ sở văn hóa
1.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ
II: Liên hệ thực tiễn phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển
gia đình Việt Nam hiện nay
2.1 Sự biến đổi của gia đình việt nam trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội
2.2. Liên hệ thực tiễn phương hướng cơ bản xây dựng và phát
triển gia đình Việt Nam hiện nay
PHẦN 3: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU KHAM KHẢO

3



PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, có tác động to lớn đến sự phát triển
của cá nhân và xã hội. Đây là vấn đề không thể thiếu trong toàn bộ học thuyết về sự
phát sinh và phát triển của xã hội mới – Xã hội chủ nghĩa.Vì vậy, Nhóm chọn đề tài
này để hiểu nhiều hơn về các vấn đề gia đình, cơ sở để xây dựng gia đình trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để tìm hiểu xem tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
sẽ có những tác động như thế nào đối với cơng cuộc xây dựng và phát triển gia
đình trong thời kỳ này.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản của việc nghiên cứu chủ đề này chính là làm rõ vai trị của gia
đình, những cơ sở, những yếu tố góp phần xây dựng và phát triển gia đình đồng
thời nghiên cứu rõ hơn về những phương hướng cơ bản để phát triển, tạo nên
những gia đình mới Xã hội chủ nghĩa

4


PHẦN 2: NỘI DUNG
I.Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội
Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng sản
xuất là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa. Cốt lõi của quan hệ sản xuất ấy là
chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từng bước hình thành và
củng cố thay thế chết độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. nguồn gốc của sự áp
bức bốc lột và bất bình đẳng trong xã hội và gia đình dần bị xóa bỏ, tạo cơ sở kinh
tế cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong
xã hội. V.L.Lênin đã viết: ” Bước thứ hai và là bước chủ yếu là thủ tiêu chế độ tư
hữu về ruộng đất, công xưởng và nhà máy. Chính như thế và chỉ có như thế mới mở

được con đường giải phóng hồn tồn và sự thật cho phụ nữ, mới thủ tiêu được chế
độ “nơ lệ gia đình” nhờ có việc thay thế nền kinh tế gia đình cá thể nền kinh tế xã
hội hóa quy mơ lớn”.
Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạng thống
trị của người đàn ơng trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và
chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ. Bởi vì sự thống trị của người đàn ơng trong gia đình
là kết quả sự thống trị của họ về kinh tế, sự thống trị đó tự nó sẽ tiêu tan khi sự thống
trị về kinh tế của đàn ông khơng cịn. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đồng
thời cũng là cơ sở để biến lao động tư nhân trong gia đình thành lao động xã hội trực
tiếp, người phụ nữ dù tham gia lao động xã hội hay tham gia lao
5


động gia đình sự lao động của họ cũng đóng góp cho sự vận động và phát triển, tiến
bộ của xã hội. Như Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: “tư liệu sản xuất chuyển thành tài
sản chung, thì gia đình, cá thể sẽ khơng cịn là đơn vị kinh tế của xã hội nữa. Nền
kinh tế tư nhân biến thành một ngành lao động xã hội. Việc nuôi dạy con cái sẽ trở
thành công việc của xã hội”. Do vậy, phụ nữ có địa vị bình đẳng với đàn ơng trong
xã hội. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng là cơ sở làm cho hôn nhân
đươc thực hiện dựa trên cơ sở của tình u chứ khơng phải lý do kinh tế, địa vị xã
hội hay một sự tính tốn nhào khác.
Việc thủ tiêu chế độ bóc lột, từng bước xác lập và củng cố hoàn thiện quan hệ sản
xuất mới, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân là yếu tố
cơ bản và quan trọng nhất để từng bước xố bỏ những tập qn hơn nhân cũ chịu
ảnh hưởng nặng nề của các giai cấp thống trị trong xã hội cũ, xố bỏ cơ sở kinh tế
của tình trạng bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng giữa các thành viên và các thế
hệ thành viên trong gia đình. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phát triển
nền kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt từng bước hình thành
hồn thiện và phát triển các cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, mặt
khác, tạo ra những điều kiện, những cơ hội để phát huy mọi tiềm năng của mọi gia

đình, mọi thành viên trong xã hội. Phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn
là tiền đề để từng bước giải quyết đúng đắn giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với
thực hiện công bằng xã hội, xố đói giảm nghèo. Điều đó cũng tạo ra những cơ sở,
điều kiện phát triển gia đình, từng bước khắc phục những hạn chế, kế thừa và phát
huy những giá trị truyền thống, hình thành các yếu tố tích cực trong gia đình, thực
hiện bước chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình mới theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.

6


1.2 Cơ sở chính trị -xã hội
1.2.1 Cơ sở chính trị
Cùng với sự xác lập và từng bước phát triển kinh tế, nhà nước xã hội chủ nghĩa chú
ý đến việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện một hệ thống pháp luật, trong
đó có Luật hơn nhân và gia đình. Cùng với hệ thống chính sách và pháp luật được
xây dựng, ban hành nhằm đảm bảo thực hiện lợi ích của mọi cơng dân, trong đó có
phụ nữ, Luật hơn nhân và gia đình ngày càng hồn thiện đã thực sự là cơ sở pháp lý
cho quá trình thực hiện hơn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, xây dựng
gia đình bình đẳng, dân chủ, bảo đảm cuộc sống gia đình, hạnh phúc và bền vững.
Với sự ra đời và hoàn thiện của hệ thống pháp luật và chính sách bảo đảm thực hiện
thắng lợi mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chế độ hôn nhân một vợ một chồng
được sự thừa nhận và bảo vệ của pháp luật - cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình
hạnh phúc trong chủ nghĩa xã hội. Chính điều đó đã tạo 154 ra ngày càng đầy đủ
hơn những điều kiện để gia đình có thể kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống
trong quan hệ tình u, hơn nhân của mỗi dân tộc, vừa phát triển những nhân tố
mới, tích cực hơn của hơn nhân, gia đình hiện đại.
1.2.2 Cơ sở xã hội
Cùng với phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, nhà nước xã hội
chủ nghĩa cũng chú trọng xây dựng và tổ chức thực hiện một hệ thống các chính

sách xã hội trên các lĩnh vực dân số, kế hoạch hố gia đình, việc làm, y tế và chăm
sóc sức khoẻ, bảo hiểm xã hội... Những chính sách này được xây dựng, từng bước
đi vào cuộc sống mà kết quả của nó là việc tạo ra những điều kiện và tiền đề quan
trọng đối với những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong hình thức tổ chức,
quy mơ, kết cấu gia đình

7


Là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đình trong
thời kỳ quá độ lên CNXH, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật. Hệ
thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng, vừa thúc đẩy quá trình
hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
1.3. Cơ sở văn hóa
Trong thời kỳ quá độ lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, giáo dục và đào tạo, phát triển
khoa học - công nghệ luôn được coi là quốc sách hàng đầu, tạo ra ngày càng nhiều
cơ hội, điều kiện phát huy đầy đủ khả năng mỗi công dân, mỗi gia đình. Cùng với
phát triển khoa học - cơng nghệ, một hệ thống chiến lược và chính sách phát triển
giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí cũng được nhà nước xây dựng và tổ chức thực
hiện. Các thành viên xã hội, mọi gia đình đều được hưởng những thành quả do
chính sách phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Dân trí cao là một tiền đề xã hội
quan trọng để xây dựng gia đình bình đẳng tiến bộ và hạnh phúc.
Những giá trị văn hóa xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp
cơng nhân từng bước hình thành và dần dần giữ vai trị chi phối nền tảng văn hóa,
tình thần của xã hội, đồng thời các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, lối sống lạc
hậu do xã hội cũ để lại dần bị loại bỏ. Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc cơ sở văn hóa
khơng đi liền với cơ sở kinh tế, chính trị thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc
1.4. Chế độ hơn nhân tiến bộ

1.4.1. Hôn nhân tự nguyện
Hôn nhân tự nguyên là hôn nhân xuất phát từ tình u giữa nam và nữ. Hơn nhân tự
nguyện là đảm bảo chon nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết
8


hôn không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ. Tất nhiên, hôn nhân tự nguyện không
bác bỏ việc cha mẹ quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con cái có nhận thức đúng, có
trách nhiệm trong việc kết hơn.
Hơn nhân tiến bộ cũng bao gồm quyền tự do ly hôn khi tình u giữa nam và nữ
khơng cịn nữa. Tuy nhiên hơn nhân tiến bộ khơng khuyến khích việc ly hơn vì ly
hơn để lại khá nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội .
1.4.2. Hơn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
Thực hiện hơn nhân một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình ,
đồng thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo
đức con người.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là
thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau
giữa vợ và chồng
Vợ chồng bình đẳng là được tự do lựa chọn những vấn đề riêng, cùng nhau giải
quyết xử lý mọi chuyện trong gia đình, cùng nhau ni dạy con cái thành những
người có ích cho xã hội. Đây là điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng
thời phù hợp với quy luật tjw nhiên, tâm lý, tình cảm, đạo đức con người. Vợ chồng
bình đẳng trong quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi vấn đề cuộc sống gia đình.
1.4.4 Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý
Thực hiên thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự tơn trọng trong tình u,
trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã hội và
ngược lại. Đây cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự do
kết hôn, tự do ly hôn để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng, để bảo vệ hạnh
phúc của cá nhân và gia đình.

9


II. Liên hệ thực tiễn xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội
2.1 Sự biến đổi của gia đình việt nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.1.1. Biến đổi về quy mơ, kết cấu của gia đình
Gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở cả thành thị và nơng thơn
sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn
trọng hơn.
2.1.2. Biến đổi về thực hiện chức năng của gia
đình Sự biến đổi tái sản xuất của gia đình
Sự biến đổi chức năng kinh tế tổ chức con người
Sự biến đổi chức năng giáo dục tiêu dung
Sự biến đổi chức năng thỏa mãn tâm sinh lí, duy trì tình cảm
2.1.3. Biến đổi về quan hệ trong gia đình
Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ các giá trị văn hóa, chuẩn mực văn hóa của gia
đình.
2.2. Liên hệ thực tiễn phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình
Việt Nam hiện nay

10


2.2.1. Gia đình mới hiện đại ra đời trên sự kế thừa những truyền thống và tiếp
thu những tiến bộ của gia đình mới hiện đại
Bình đẳng là một giá trị của xã hội hiện đại. Đa số người dân đánh giá khá cao tầm
quan trọng của bình đẳng, cho thấy gia đình Việt Nam đang thích ứng với sự thay
đổi của xã hội hiện đại, ủng hộ bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Cùng với

đó là những thay đổi trong quan niệm về việc sống chung hoặc riêng trong gia đình.
Sự xuất hiện các nhân tố mới, như di cư lao động, tôn trọng tự do cá nhân, sự độc
lập về kinh tế giữa bố mẹ và con cái trong đời sống gia đình hiện đại cũng góp
phần làm chuyển dịch từ gia đình lớn nhiều thế hệ (ông bà - cha mẹ - con cháu)
sang gia đình nhỏ (1 hoặc 2 thế hệ).
Hiêṇ nay, các gia đình ngay cang nhận thức cao về tầm quan trọng của trách nhiệm,
chia sẻ trong đời sống gia đình. Đo la viêcc̣ chia sẻ những mối quan tâm, lắng nghe
tâm tư, suy nghĩ của cac thanh viên trong gia đinh. Các gia đình có mức độ hiện đại
hóa càng cao, mang nhiều đặc điểm hiện đại, như sống ở đô thị, có việc làm, có học
vấn cao, mức sống cao, các khu vực kinh tế phát triển hơn thì các giá trị chia sẻ và
trân trọng càng được các cặp vợ chồng thể hiện rõ. Tuy nhiên thực tế cho thấy,
người phụ nữ vẫn chưa bình đẳng thực sự với nam giới, thể hiện trong tỷ lệ được
người chồng chia sẻ, lắng nghe tâm tư và chia sẻ suy nghĩ. Các gia đình được khảo
sát ở khu vực Đơng Nam Bộ đạt điểm số trung bình cao nhất trong các hoạt động
chia sẻ, lắng nghe những mối quan tâm, tâm tư của vợ/chồng. Cịn nhóm nữ giới,
dân tộc thiểu số, có mức sống thấp, ở nơng thơn, học vấn thấp thì có tỷ lệ cao trong
việc cho rằng bạn đời coi thường hoặc đánh giá thấp việc ứng xử hằng ngày hoặc
đóng góp của họ đối với gia đình.

2.2.2. Giáo dục, cung cấp kiến thức về xây dựng gia đình:
11


a) Đẩy mạnh giáo dục, cung cấp cho các thành viên gia đình về các điều như
sau:
Chủ trương, chính sách, luật pháp liên quan đến gia đình
Kỹ năng sống (kỹ năng làm cha, mẹ, nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng, xây dựng gia đình là một mơi
trường an toàn cho trẻ em)
Trách nhiệm của nam giới đối với cơng việc trong gia đình, đối với việc bảo đảm

quyền của phụ nữ trong gia đình.
Trách nhiệm thực hiện nếp sống văn mình, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Xây dựng tình làng nghĩa xóm, đồn kết, giúp đỡ, nhắc nhở, động viên nhau thực
hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, của dịng họ.
Tiếp thu các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển
Cảnh báo các nguy cơ và hậu quả về mất cân bằng giới tính khi sinh
Lồng ghép kiến thức xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, phịng, chống
bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của
từng ngành học, cấp học.
2.2.3. Thực hiện các chính sách, chương trình về an sinh xã hội:
Các chính sách như việc bảo đảm cho các hộ gia đình tiếp cận dịch vụ xã hội cơ
bản ở mức tối thiểu về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin. Điều này cho biết
rằng mức bảo đảm cho các hộ gia đình liên quan đến tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin là “mức tối thiểu.”:
12


Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc tạo
điều kiện, hỗ trợ các gia đình để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống (Đặc biệt là
các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng gặp
nhiều khó khăn) .
Thực hiện các Chương trình và Nghị quyết: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề giai đoạn
2012-2015 và các năm tiếp theo. Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm
2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến
năm 2020
Rà sốt tổng thể các chính sách để điều chỉnh và mở rộng về trợ giúp xã hội thường
xun cho những người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, ưu tiên hỗ trợ trẻ em hộ
nghèo ở vùng dân tộc miền núi

Hồn thiện cơ chế, chính sách và phương thức tổ chức thực hiện nhằm nâng cao
hiệu quả trợ giúp đột xuất để giúp các hộ gia đình gặp rủi ro, thiên tai …kịp thời
khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Bảo đảm cho các hộ gia đình tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu về giáo
dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thơng tin (Ưu tiên cho gia đình đồng bào dân tộc thiểu
số, gia đình ở huyện nghèo, xã nghèo vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa).
Xây dựng, thực hiện chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp
thực hiện các chương trình, dự án tạo việc làm ưu tiên cho các hộ gia đình nghèo,
hộ cận nghèo, các hộ thực hiện chính sách chuyển đổi đất nơng nghiệp phục vụ đơ
thị hóa, cơng nghiệp hóa.
2.2.4. Tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phịng, chống
bạo lực gia đình:
13


Mục này có liên quan với Chương trình hành động quốc gia về phịng, chống bạo
lực gia đình đến năm 2020. Chương trình này được Thủ tướng phê duyệt ở ngày 6
tháng 2 năm 2014
2.2.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình, phịng, chống bạo lực gia đình:
Có 2 mặt, thứ nhất là việc rà soát, đánh giá thực trạng các chỉ số, chỉ báo về gia
đình và việc nâng cao chất lượng cách thu thập, xử lý các thông tin liên quan. Thứ
hai là việc xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình, phịng, chống bạo lực gia đình.
Trong đó bao gồm chỉ số giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Luật hơn nhân và
gia đình, Luật phịng, chống bạo lực gia đình.
Rà sốt, đánh giá thực trạng các chỉ số, chỉ báo về gia đình
Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thơng tin số liệu về gia đình trên cơ sở áp dụng
cơng nghệ thơng tin và hồn thiện hệ thống các chỉ số, chỉ báo.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình, phịng, chống bạo lực gia đình phục vụ cơng
tác nghiên cứu và hoạch định chính sách về gia đình, phịng, chống bạo lực gia
đình.

Xây dựng bộ chỉ số giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Luật hơn nhân và gia
đình, Luật phịng, chống bạo lực gia đình.
2.2.6. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế:
Trong những các hoạt động, coi trọng các hoạt động như sau: nghiên cứu, trao đổi
kinh nghiệm, đào tạo về hoạch định chính sách, quản lý, kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ ; tuyên truyền, giáo dục và cung cấp dịch vụ có chất lượng ; hỗ trợ nâng cao
năng lực tổ chức quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động của các cơ quan; hỗ trợ
các gia đình phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
14


Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ
chức quốc tế, trong đó ưu tiên các hoạt động như sau:
Nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo về hoạch định chính sách, quản lý, kỹ
thuật, chuyển giao công nghệ
Tuyên truyền, giáo dục và cung cấp dịch vụ có chất lượng.
Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động của
các cơ quan.
Hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

15


PHẦN 3: KẾT LUẬN
Vấn đề xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa - gia đình văn hóa ở nước ta chính là
nền tảng vững chắc đảm bảo cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Đây là cơng việc mang tính tồn diện, đồng bộ, lâu dài nhưng lại rất cấp
bách. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hóa ở
nước ta hiện nay cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả. Trước hết cần nâng
cao trách nhiệm quản lý, điều hành công tác gia đình. Tăng cường tuyên truyền,

giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, các gia
đình, cá nhân và cộng đồng về vai trị của cơng tác xây dựng gia đình văn hóa,
hướng tới mục tiêu gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc và tiến bộ. Phát triển kinh
tế hộ gia đình nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tạo cơ
sở cho việc thực hiện tốt công tác xây dựng gia đình văn hóa. Đầu tư xây dựng các
thiết chế văn hóa cơ sở, làm cho gia đình trở thành cầu nối, gắn kết các cộng đồng
dân tộc xích lại gần nhau vì mục tiêu chung là bảo tồn, gìn giữ và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc; xây dựng con người mới - con người xã hội chủ nghĩa.

16


TÀI LIỆU KHAM KHẢO
Nguồn : Teramoto Minoru, Bùi Thế Cường, Phạm Văn Bích, Iwai Misaki, Gia đình
Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, Viện
nghiên cứu kinh tế châu Á

17



×