Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đề cương sáng kiến một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.29 KB, 25 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN
- Họ và tên:

Giới tính:

- Ngày, tháng, năm sinh:
- Cơ quan, đơn vị công tác:
- Chức vụ/ chức danh: Giáo viên mầm non.
- Trình độ chun mơn:
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh
nguy hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non…….”.
2. Lĩnh vực áp dụng
2.1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội
2.2. Mục tiêu: Đưa ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và phịng
tránh nguy hiểm nhằm hình thành thói quen, kỹ năng cần thiết trong độ tuổi để trẻ có
thể tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm thường trực xung quanh. Giúp các
em tự tin, phản ứng nhanh để vượt qua các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non ……...
- Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng
tránh nguy hiểm cho trẻ 5 - 6 tuổi (lớp Tam Ích) đang học tại trường Mầm non …..từ
năm 2020 đến nay.
3. Cơ sở pháp lý:
Xã hội càng hiện đại sẽ mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự
thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ. Điều này
đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng nhận biết được những mối nguy hiểm xung
quanh để phòng tránh cũng như bảo vệ chính bản thân mình.



1


Bên cạnh việc giáo dục cho trẻ phát triển về thể chất, giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm, lồng ghép học tập theo tấm gương Hồ Chí Minh... Vấn đề giáo dục trẻ kỹ năng
nhận biết và phòng tránh nguy hiểm cho trẻ là một vấn đề đang được ngành giáo dục
mầm non rất quan tâm. Gần đây tỉ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục, bắt cóc, tai nạn
thương tích và gặp nhiều nguy cơ khơng an tồn ngày càng gia tăng và dẫn đến một
số hậu quả rất đáng tiếc, phần lớn do sự bất cẩn của người lớn nói chung, một số giáo
viên mầm non nói riêng và sự hiếu động, thiếu kinh nghiệm sống của trẻ em. Bố mẹ
trẻ có thể bảo vệ con bằng cách cấm con khơng lại gần các đối tượng có nguy cơ
khơng an tồn nhưng với đặc điểm thích khám phá nên trẻ sẽ không để ý đến những
điều mà bố mẹ cấm đoán. Với cương vị của một người giáo viên mầm non, tôi nhận
thấy việc trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản về cách nhận biết và phòng tránh
một số nguy hiểm cho trẻ là một điều rất cần thiết. Từ đó trẻ sẽ có thái độ và cách ứng
xử đúng đắn khi gặp các tình huống nguy hiểm, khơng an tồn với bản thân.
Giáo dục nhận biết và phịng tránh nguy cơ khơng an tồn cho trẻ không những ở
trường mà cả ở nhà. Các nguy cơ khơng an tồn trẻ thường gặp có thể chia làm 3
nhóm chính: Các đồ vật có nguy cơ khơng an tồn, các địa điểm khơng an tồn và các
hoạt động có nguy cơ khơng an tồn. Nắm bắt được điều đó, tơi đã tiến hành giáo dục
trẻ và tham khảo rất nhiều ý kiến, chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp. Từ đó, tơi đã mạnh
dạn xây dựng và lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và
phòng tránh nguy hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Ninh Lộc”.
4. Thực trạng:
4.1: Một số thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
- Trường mầm non …… có khn viên khang trang, rộng rãi, mang tính sư
phạm, cảnh quan sạch đẹp, trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ nên thuận lợi để tổ chức các
hoạt động vui chơi cho trẻ.

- Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tinh
thần để giáo viên yên tâm giảng dạy. Hàng năm nhà trường tổ chức tập huấn và cử
giáo viên đi học các lớp về chuyên đề giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy
hiểm.
- Giáo viên nhiệt tình, năng nổ, gần gũi trẻ, khơng ngừng học tập nâng cao trình
độ chun mơn ngiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, có khả năng khai
thác và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Đội ngũ giáo viên của nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau làm đồ đùng
đồ chơi tự tạo để phụ vụ các hoạt động giáo dục.
2


- Trẻ đi học chuyên cần, có nề nếp và thói quen học tập tốt.
- Phụ huynh học sinh ln quan tâm ủng hộ cây xanh, đồ dùng, nguyên vật liệu
để làm đồ dùng đồ chơi tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
* Khó khăn:
- Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong chương trình khung chưa cụ
thể. Các nội dung dạy chưa tách thành các hoạt động riêng, chủ yếu lồng ghép trong
các hoạt động khác.
- Hình thức tổ chức chưa tạo cho trẻ cơ hội thực hành, trải nghiệm nhiều.
- Tài liệu tham khảo về dạy kỹ năng sống cho trẻ chưa nhiều.
- Kỹ năng tuyên truyền của giáo viên chưa đồng đều, cơng tác phối kết hợp với
phụ huynh cịn sơ sài, chưa cập nhật thông tin kịp thời dẫn đến hiệu quả chưa cao
- Hình thức tổ chức của giáo viên chưa tạo cho trẻ cơ hội thực hành, trải
nghiệm nhiều.
- Do tác động của xã hội làm cho trẻ bị ảnh hưởng một số thói quen xấu nên
việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ cịn gặp nhiều khó khăn.
- Trẻ 5 – 6 tuổi là độ tuổi hiếu động, hay tò mò khám phá nên chưa ý thức nhận
biết và phòng tránh nguy hiểm.
- Một số trẻ đi học chưa đều nên khả năng tiếp thu và quá trình làm quen của

trẻ chưa được thường xuyên liên tục, hiệu quả đạt được chưa cao.
- Hầu hết cha mẹ trẻ làm nghề biển và công nhân nên thời gian dành để chăm
sóc con chưa nhiều.
- Một số trẻ khi ở nhà được bố mẹ nuông chiều và chưa quan tâm đến việc rèn
luyện kỹ năng cho trẻ nên các kỹ năng bảo vệ bản thân còn hạn chế.
- Một số trẻ trong lớp thụ động ít giao lưu trong các hoạt động, bên cạnh đó
một số em cịn nói ngọng, nói lắp.
Để có cơ sở đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp đầu năm tôi đã tiến hành
khảo sát tại lớp với những tiêu chí sau:
Tổng số trẻ khảo sát là: 25 trẻ.
Kết quả bảng khảo sát (phụ lục 1)
5. Mô tả sáng kiến:
5.1. Về nội dung của sáng kiến: Các biện pháp.
3


5.1.1: Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung, xây dụng kế hoạch giáo dục phòng tránh nguy
hiểm cho trẻ phù hợp.
Việc lựa chọn nội dung dạy trẻ kỹ năng để nhận biết và phòng tránh nguy hiểm
phù hợp với độ tuổi là một điều quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình
giáo dục trẻ. Bởi vì khi lựa chọn được nội dung phù hợp thì trẻ sẽ dễ tiếp thu kiến
thức với nội dung làm trẻ hứng thú hơn trong hoạt động. Giáo viên thiết kế các hoạt
động dễ dàng hơn. Bản thân tơi trong q trình nghiên cứu chương trình giáo dục
mầm non, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 5 - 6 tuổi và cùng đồng nghiệp xây dựng
phiên chế thì tơi thấy việc đưa các nội dung giáo dục về an toàn cần phù hợp với độ
tuổi. Thời gian tổ chức của nội dung phải phù hợp với độ tuổi khơng q dài, khơng
q ngắn, nó đảm bảo các yêu cầu và mức độ nhận thức của trẻ. Qua đó, trẻ biết
những hành động, những vật dụng nguy hiểm tới tính mạng và cách phịng tránh. Biết
một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, điều kiện địa phương, mục tiêu phát triển của từng

độ tuổi và bộ 120 chỉ số phát triển cho trẻ 5 tuổi, tôi đã lựa chọn những nội dung giáo
dục để xây dựng kế hoạch dạy theo các tháng như sau:
Tháng

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11
Tháng 12

Nội dung giáo dục
- Bé làm gì khi có người lạ
đến đón? Trẻ biết nói
khơng khi có người lạ đến
đón về
- Những điều cần tránh khi
ăn

Mục đích
- Trẻ biết nói khơng khi có người lạ đến
đón về.

- Trẻ biết khơng được cười đùa nói
chuyện trong khi ăn, uống, hoặc khi ăn
các loại quả có hạt...
- Đồ dùng gia đình nào an - Trẻ nhận biết được những loại đồ dùng
tồn, khơng an tồn?
an tồn và những loại đồ dùng khơng an
tồn với bản thân

- Trẻ nhận biết các vật gây - Trẻ biết các vật gây hóc sặc và tránh xa
hóc sặc.
các vật đó.
- Nhận biết các ký hiệu - Trẻ biết được một số kí hiệu thơng
thơng thường: WC, cấm thường để khơng sờ vào những nơi có lửa
lửa, cấm sờ vào ổ điện.
hay ổ điện.
- Biết tránh các vật nguy - Trẻ biết tránh xa các vật sắc nhọn.
hiểm: vật sắc nhọn.
- Bé có thể nhờ sự giúp đỡ - Trẻ biết nhờ đến sự trợ giúp của chú
từ ai?
công an khi đi lạc đường, đi lạc ở siêu thị
thì có thể nhờ chú bảo vệ, của cô giáo khi
4


- Làm gì khi ở gần bể
nước, ao, hồ, sơng?
- Khi đi chơi bé cần nhớ
những gì?
Tháng 1

- Khơng nhận quà bánh
của người lạ.

- Những điều lưu ý khi ra
vườn.
Tháng 2

- Những lưu ý khi ở độ cao

- Phòng ngừa chó cắn, mèo
cào.

Tháng 3
- Những lưu ý với các vật
gây bỏng
- Bé bảo vệ mình khi thời
tiết nắng hoặc mưa.
Tháng 4

Tháng 5

- Trẻ không tự ý lấy thuốc
uống.
- Bé làm gì khi bị lạc?

- Bé làm gì khi bị xâm hại?

bé cần dùng dao, kéo hoặc những đồ vật
quá cao...
- Trẻ biết tránh xa những nơi đó, khơng
chạy nhảy, đùa nghịch quanh khu vực có
chứa nước.
- Ln nắm chặt tay bố mẹ, người
lớn. Không đi theo hoặc nhận quà từ
người lạ.
- Trẻ biết trả lời “khơng” khi có người
khơng quen mời mình uống nước, ăn kẹo,
ăn bánh. Nếu muốn ăn, uống, cầm thứ gì
từ một người lạ, bé phải hỏi ý kiến bố mẹ

trước.
- Trẻ biết khi ra vườn chơi phải đi dép
hoặc giày, không chạm vào các con côn
trùng đậu trên hoa...
- Trẻ biết khi lên xuống cầu thang không
được đùa nghịch, đùn đẩy bạn. Không
được trèo lan can.
- Trẻ biết thói quen xin phép trước khi
tiếp xúc với chó, mèo. Khơng tiến lại
gần, nếu con chó, mèo đó đang ăn, bị
xích.
Nếu con chó gầm gừ hay đuổi theo, hãy
đứng im và 2 tay bắt chéo trước ngực
- Trẻ nhận biết các vật gây bỏng. Biết kêu
người lớn giúp đỡ khi cần.
- Trẻ biết khi trời nắng phải đội mũ, nón,
đeo khẩu trang, mặc quần áo dài tay khi
ra đường. Trời mưa phải mặc áo mưa,
che ô. Không ra nắng hoặc mưa chơi.
- Trẻ biết không được tự ý lấy thuốc
uống. Cần có người lớn cho phép.
- Khi ở trường nơi bé học, bé tìm tới bác
bảo vệ hoặc cơ giáo của bé.
- Khi ở ngồi trường, trẻ biết dừng lại,
đứng n và nhìn xung quanh, nếu khơng
thấy bố hoặc mẹ, quay lại và đi thẳng tìm
đến những người có mặc đồng phục, đeo
bảng tên(chú cơng an, bảo vệ...) để tìm
hoặc nhờ họ đọc loa tìm bố mẹ
5



- Trẻ biết kêu người lớn giúp đỡ khi bị
xâm hại. Biết tránh xa với người lạ,
không cho người lạ sờ vào người.
Sau khi lựa chọn các nội dung giảng dạy trong tháng tôi thiết kế các hoạt động để
triển khai dạy trẻ: có những nội dung phù hợp với việc lồng ghép trong các hoạt động
học, có nội dung được đưa vào hoạt động ngồi trời. Nhưng cũng có nội dung được tổ
chức thành các hoạt động riêng biệt trong các buổi chiều.
Từ sự lựa chọn theo lịch trình trên sẽ giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc
tuyên truyền tới phụ huynh về các cách phối hợp dạy trẻ kỹ năng sống cần thiết. Tạo
được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường để hình thành thói quen và các phẩm
chất nhân cách tốt ở trẻ.
Ví dụ: Thông qua hoạt động chiều: “Dạy trẻ kỹ năng làm Salad”, tơi có lồng
ghép, đưa vào trong hoạt động này kỹ năng sử dụng dao an tồn. Thơng qua hoạt
động này, trẻ khơng chỉ được thích thú tham gia trải nghiệm làm món Salad rau quả
mà cịn được biết cách cầm dao, sử dụng dao như thế nào để đảm bảo an tồn cho
mình và cho các bạn xung quanh.
Ví dụ: Đối với nội dung: “ Bé làm gì khi bị xâm hại”. Những bộ phim hoạt hình
thường làm cho trẻ hứng thú và say sưa theo dõi. Tôi đã sưu tầm một số video chia sẻ
về nạn ấu dâm cho trẻ xem và cùng trò chuyện với trẻ. Qua đó trẻ nhận ra được những
điều khơng nên làm là: khơng đi chơi một mình nơi vắng vẻ, xa bố mẹ, không được
nhận quà của người lạ trong bất cứ trường hợp nào và tuyệt đối không được cho người
lạ động chạm và các vùng riêng tư trên cơ thể.
Ngoài ra tơi cịn tổ chức cho trẻ chơi trị chơi, qua mỗi lần chơi rèn cho trẻ phản
xạ nhanh nhạy và một số kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình trước nạn ấu dâm.
Trị chơi: "Tơi hỏi bạn trả lời " là trị chơi mà trẻ lớp tơi rất hứng thú
Cách chơi: Cô sẽ đưa ra 1 số tình huống và hỏi trẻ ví dụ: Khi gặp người lạ cho
con quà và tiến gần đến bên con con sẽ làm gì?
Khi đó trẻ sẽ lựa chọn quyền trả lời bằng cách rung xắc xô và trả lời, sau mỗi

câu trả lời đúng trẻ sẽ được 1 miếng stick dán tay.
Cơng tác giáo dục kỹ năng sống để phịng ngừa những trường hợp nguy cơ có
thể xảy ra là rất yếu và rất thiếu trong thực trạng hiện nay. Nếu như các con biết cách
xử lý, biết ai là người được phép tiến gần, ai là người không được phép tiến gần hoặc
ai là những người động chạm vào vùng kín trên cơ thể là những vùng như thế nào.
Nếu như chỉ như vậy thì các con đã được biết rất là nhiều và có thể phịng tránh rất
nhiều nguy cơ xấu có thể xảy ra. Một lần nữa chúng ta, qua những trường hợp thực tế
6


vừa rồi mới thấy rằng công tác giáo dục kỹ năng sống để phòng ngừa cho cả phụ
huynh và các con là rất cần thiết.
Tôi thường chia sẻ với các bậc phụ huynh qua giờ đón – trả trẻ về quy tắc 5
ngón tay để cơ giáo và phụ huynh cùng giáo dục con.
Dựa vào bàn tay, cha mẹ có thể tập cho trẻ xác định 5 nhóm người con cần chú
ý tương tác với 5 ngón tay. Từ đó, bé có thể giúp mình tránh khỏi bị lạm dụng tình
dục.
Ngón cái - gần mình nhất tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia
đình như ơng bà, bố mẹ, anh chị em ruột - bé có thể ơm hôn mọi người hoặc đồng ý
đề các thành viên trong nhà ơm hơn, thể hiện tình u thương, tắm rửa khi bé còn nhỏ.
Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phịng kín.
Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia
đình. Những người này có thể nắm tay, khốc vai hoặc chơi đùa.
Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như: hàng xóm, bạn bè của cha
mẹ - bé có thể bắt tay chào hỏi họ.
Ngón áp út – người quen của gia đình bé mà gặp người mới gặp lần đầu, các bé
có thể dừng lại ở mức vẫy tay chào.
Ngón út - ngón tay xa bé nhất thể hiện cho những người hồn tồn xa lạ hoặc
người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét
to để thơng báo với mọi người xung quanh.

Sau khi dạy nội dung này trẻ lớp tơi đã có kỹ năng cơ bản để tránh bị xâm hại
đến cơ thể. Trẻ nhận biết được những vùng nhạy cảm của trẻ là vùng đồ bơi. Trẻ nhận
ra rằng chỉ có bố, mẹ và người thân mới có thể chạm vào vùng đồ bơi của bé, thay
quần áo cho bé, không nhận quà từ người lạ, biết hô to khi nhận thấy sự nguy hiểm.
Qua việc lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi cho trẻ đặc biệt là nội dung
giáo dục và các bài tập thực hành tôi thấy được hiệu quả rõ rệt. Trẻ lớp tơi rất thích
được chơi qua các bài thực hành ở các giờ hoạt động chiều. Qua đó trẻ sẽ được giáo
dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ khơng an tồn một cách liền mạch giữa
các tháng một cách cụ thể nội dung giáo dục sẽ nâng cao mức độ lên dần nhưng vẫn
phù hợp với trẻ một cách hợp lí nhất.
5.1.2: Biện pháp 2: Sưu tầm, sáng tác bài thơ, câu chuyện, trị chơi có nội dung giáo
dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy hiểm.
Từ thực tiễn tôi nhận thấy nếu dạy trẻ nhận biết và phịng tránh về các nguy cơ
khơng an tồn chỉ bằng “thực hành miệng” thì nhiều khi trẻ sẽ khơng hình dung ra
được. Và tơi nhận thấy các trị chơi, câu chuyện đem lại hiệu quả rất tốt trong việc
giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng nhất, dễ hiểu nhất, giáo viên sẽ cảm
thấy nhẹ nhàng hơn khi truyền đạt kiến thức. Từ đó tơi đã sưu tầm các trò chơi, bài
7


thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy hiểm để
tổ chức các nội dung giáo dục kỹ năng cho trẻ.
Tôi tổ chức các trò chơi, bài thơ, câu chuyện này trong phần trị chơi ơn luyện
các giờ học khám phá, giờ hoạt động chiều để góp phần giáo dục trẻ một cách hiệu
quả nhất.
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội
dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Chính vì vậy tơi
đã sáng tác và sưu tầm một số bài thơ, câu chuyện lồng vào đó các tình huống để giáo
dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện.
THÁNG

9
10
11
12
1
2
3
4
5

BÀI THƠ
- Nhắc bé

TRUYỆN

- Đừng chơi gần bếp
- Trong Phòng Tắm
- Xuống cầu thang
- Nhớ lời mẹ dặn
- Cái ổ điện
- Vườn cây nhà bé

- Chiếc ổ khóa

TRỊ CHƠI
- Bước nhảy thơng minh.
- Sự lựa chọn hoàn hảo
- Gắn nhanh gắn đúng.
- Bé hành động đúng
- Kéo cưa lừa kít

- Dung dăng dung dẻ
- Lộn cầu vồng

- Đừng tùy tiện theo
người lạ

- Đi dép lê
- Qua đường cùng mẹ

- Chiềng làng chiềng chạ
- Ngôi sao kỳ diệu.

Ví dụ: Một số bài thơ, trị chơi, câu chuyện:
Bài thơ: Đừng chơi gần bếp
Cái bếp là nơi nấu ăn
Bé ơi đừng có loanh quanh lại gần
Bếp ga, tủ lạnh, quạt trần
Nồi cơm, chảo điện rất gần tầm tay
Lại cịn cả phích nước đầy
Khơng may ngã phải là gây bỏng liền
An toàn là việc đầu tiên
Bé ơi phải nhớ, tránh liền bếp thôi!
Bài thơ: Cái ổ điện
Đây là cái ổ điện
8


Dùng để cắm quạt vào
Bé đã biết chưa nào?
Đừng sờ vào"Giật đấy"!

Và không được dùng gậy
Kim loại, sắt và nhôm
Cho vào trong ổ điện
Và nhớ là phải biết
Không dùng kéo cắt dây
Bị giật sẽ rất gay
Nguy hiểm chết người đấy
Nhớ đừng làm như vậy
Thì mới là bé ngoan.
Trị chơi: “Bước nhảy thơng minh”
- Mục đích: Giúp trẻ nhận biết, phản ứng nhanh, chọn đúng đồ dùng an toàn và
đồ dùng khơng an tồn.
- Cách chơi: Cơ cho trẻ đứng tự do quanh lớp, khi cơ giơ hình ảnh về các loại
đồ dùng thì trẻ phải quan sát, gọi tên đồ dùng đó. Nếu là đồ dùng khơng an tồn thì trẻ
phải nhảy vào ô màu đỏ, nếu là đồ dùng an tồn thì trẻ nhảy vào ơ màu xanh.
- Luật chơi: Trẻ nào nhận biết đúng và nhảy đúng sẽ được thưởn một tràng
pháo tay còn trẻ nào nhận biết sai và nhảy nhầm ô sẽ là người thua cuộc, sẽ phải nhảy
lò cò quanh lớp.
Trò chơi: Bé hành động đúng
- Mục đích: Giúp trẻ nhận biết và chọn đúng một số hành vi gây nguy hiểm cho
trẻ: leo trèo bàn ghế, leo lan can, đẩy nhau, nghịch các vật sắc nhọn…
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi theo 3 đội và giới thiệu cách chơi, luật chơi. Trên
màn hình sẽ xuất hiện hình ảnh một số hành vi an tồn và khơng an tồn với trẻ.
Nhiệm vụ của các đội là quan sát, suy nghĩ trong thời gian 1 bản nhạc và lắc xắc xô
thật nhanh. Đội nào lắc xắc xô trước sẽ dành quyền trả lời và lên kích chuột vào hình
ảnh hành vi khơng an tồn.
- Luật chơi: Nếu chọn đúng sẽ được thưởng 1 tràng pháo tay. Chọn sai sẽ dành
quyền chơi cho đội khác.
9



Truyện: Trong Phịng tắm
Hơm nay, trời rất nóng. Vừa về đến nhà Nam đã giục mẹ:
- Mẹ ơi, con nóng quá, cho con đi tắm.
Mẹ nhắc:
- Con ngồi một tí cho ráo mồ hôi đã rồi hãy vào tắm nếu không sẽ dễ bị cảm
đấy!
Nam ngồi ở quạt cho đỡ mồ hôi rồi vào tắm.
Mẹ lấy ghế cho Nam ngồi rồi nhẹ nhàng xả nước gội đầu cho Nam. Gội đầu xong mẹ
bảo:
- Con ngồi đây kì cọ cho sạch đi nhé, mẹ ra cắm nồi cơm rồi mẹ vào tắm cho,
con cẩn thận sàn nhà trơn lắm đấy!
Mẹ ra rồi, Nam thích thú đùa nghịch với dịng nước mát. Cu cậu vặn nước rồi đùa
nghịch với dòng nước. Hứng trí cậu cịn đứng lên nhảy nhót vừa té nước vừa cười
khanh khách. Bỗng “Oạch” Nam bị trượt chân ngã đầu đập xuống nền đau điếng.
Nam khóc ầm lên gọi mẹ.
Mẹ vội vàng chạy vào đỡ Nam dậy, xem xét xem Nam có sao khơng. May mà chỉ hơi
sưng.
Mẹ nói :
- Mẹ đã nhắc con phải cẩn thận rồi mà, sàn nhà tắm khi có nước vào sẽ rất trơn,
nếu không cẩn thận sẽ bị ngã rất nguy hiểm. lần sau khi tắm con phải cẩn thận, đứng
tại chỗ hoặc ngồi xuống ghế con nhớ chưa nào?
- Vâng ạ!
Từ đấy, mỗi khi đi tắm Minh luôn lấy ghế ngồi , không bao giờ đùa nghịch trong
nhà tắm nữa.
Qua câu chuyện tôi giúp trẻ rút ra bài học: Sàn nhà tắm rất trơn, tuyệt đối không chạy
nhảy, leo trèo sẽ dễ bị ngã. Có những tình huống bất trắc xảy ra khơng chỉ với trẻ mà
đơi khi cịn xảy ra với cả người lớn đó chính là nội dung câu chuyện.
Chuyện: Đừng Theo người lạ
Linh Đan kể mấy hôm trước, đang ngồi trong sân trường chờ bà đến đón thì

thấy Cường chạy lại, chìa cái kẹo ra rồi bảo: “Ăn khơng? Bác kia cho đấy”.
10


Bác còn bảo rủ thêm bạn ra bác ấy sẽ cho thêm
“Ơ, bạn quen bác ấy à?” Linh Đan thắc mắc.
Cường đáp: “Không quen” Linh Đan bảo: “Mẹ tớ dạn khơng được nhận đồ ăn của
người lạ”.
Vừa dứt lời thì nghe tiếng ông của Cường gọi, bác kia thấy vậy liền vội vàng bỏ đi.
Với nội dung câu chuyện như vậy cô và trẻ cùng thảo luận:
- Nếu hai bạn đi đến với bác ấy thì sẽ có chuyện gì xảy ra?
- Vậy bạn Linh Đan nhớ lời mẹ dặn như vậy là đúng khơng?
- Nếu là con trong tình huống vậy con sẽ làm gì?
Từ đó, các con biết cách tránh những cám dỗ và lừa gạt của người khác, cung
cấp thêm cho các con kỹ năng tự bảo vệ mình khơng nhận q bánh, đồ chơi từ người
lạ.
Truyện “Đi xe máy”
Hôm nay, trường Hùng tổng kết năm học đặc biệt là lễ chia tay các anh chị lớp
mẫu giáo lớn. Cu cậu háo hức dậy thật sớm, giục mẹ đưa đi sớm đến trường. Ăn sáng
xong, cậu vội vàng đeo ba lô chạy ra ngõ đợi mẹ.
Ra đến đường, Hùng luôn miệng giục mẹ :
- Mẹ ơi, mẹ đi nhanh lên nhé!
Đang đi, bỗng Hùng chợt nhớ ra, cậu kêu lên:
- Mẹ ơi, con quên mất mũ bảo hiểm ở nhà rồi!
Mẹ nói :
- Tại con cứ vội cuống lên đấy mà. Thơi, mẹ con mình quay lại để lấy nhé!
- Khơng, bây giờ mà quay về thì muộn mất mẹ ạ!
Hùng nhất định không chịu quay lại để lấy mũ, mẹ đành phải nhượng bộ không
quay về nữa. Đang đi, bỗng chiếc xe phía trước chở thùng cam bị rơi xuống đường,
làm cam rơi tung toé. Mẹ vội vàng phanh gấp làm xe loạng choạng rồi đổ kềnh làm

hai mẹ con ngã lăn ra đường. Hùng bị đập đầu xuống đường.
Chú công an đang đứng bên đường nhìn thấy chú bèn bước sang đỡ hai mẹ con
dậy, chú lo lắng hỏi :
11


- Chị và cháu có sao khơng?
Mẹ xem xét chỗ vết thương của Hùng và nói:
- Cảm ơn anh, mẹ con tôi không sao ạ!
Chú ôn tồn nhắc nhở :
- Chị không cho cháu đội mũ bảo hiểm là vi phạm luật ATGT rồi. Trẻ em cũng
phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo ATGT. Nếu hôm nay mà va chạm mạnh thì sẽ rất
nguy hiểm. Khi cháu đội mũ thì những chấn thương vùng đầu giảm đi rất nhiều. Tránh
được những chấn thương để lại những hậu quả đáng tiếc.
Mẹ xin lỗi chú cơng an và nói với Hùng:
- Mẹ con mình lần sau dù có vội hay muộn đến mấy cũng phải nhớ đội mũ bảo
hiểm con nhé!
Sau khi cho trẻ nghe chuyện và đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện, tơi
thấy có nhiều cháu cũng thừa nhận thường xuyên không đội mũ bảo hiểm khi đi xe
máy đi học. Sau đó, nhiều bậc phụ huynh đã chia sẻ với cô giáo: Bản thân phụ huynh
cũng ít khi nhớ cho con đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy đến trường, bởi một phần
vướng, một phần công an thường không phạt trường hợp này nên các phụ huynh cũng
hay bỏ qua. Nhưng bây giờ, các con biết nhắc bố mẹ đội mũ bảo hiểm khi đi ra ngồi
và cịn địi đội mũ bảo hiểm khi đi học. Qua câu chuyện tôi thấy rằng: Trẻ đã nhận
thức được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe. Biết được nếu khơng thực
hiện tốt thì có thể xảy ra rủi ro như thế nào. Từ đó tạo cho trẻ ý thức chấp hành luật lệ
ATGT từ bé.
5.1.3: Biện pháp 3: Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm.
Thay vì nói “Con khơng được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình
huống cụ thể thơng qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy

ra thì sẽ phải làm như thế nào? Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình
huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đốn, biết áp dụng những kiến thức kinh
nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó, trẻ có thể vận dụng với những tình
huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Các tình huống có thể tự nảy sinh
trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giáo viên cần chú ý để tận dụng.
Tuy nhiên nếu chỉ “trơng chờ” vào các tình huống tự nảy sinh thì giáo viên sẽ
ln trong tình thế bị động, thêm vào đó khó triển khai hết được các nội dung muốn
dạy trẻ vì thế tơi đã chủ động tạo thêm các tình huống để giáo dục trẻ. Việc xây dựng
12


các tình huống cho trẻ trải nghiệm giúp giáo viên thơng qua cách trẻ xử lý có thể kiểm
tra, đánh giá mức độ nhận thức của trẻ đến đâu để có biện pháp tác động kịp thời. Mặt
khác cịn giúp cho giáo viên có thêm biện pháp mới trong việc giáo dục trẻ. Tôi nghĩ
đây là một biện pháp hay vì qua biện pháp này đã phát huy được tính tích cực của trẻ.
Để thực hiện được biện pháp này tôi đã thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Đưa ra các nội dung giáo dục trẻ để lấy làm tiêu chí xây dựng các
tình huống.
- Bước 2: Căn cứ vào các kĩ năng của trẻ tại lớp để xây dựng tình huống phù
hợp với lứa tuổi mẫu giáo.
- Bước 3: Đưa ra các cách giải quyết để hỗ trợ giáo viên khi tổ chức và thực
hiện cho trẻ trải nghiệm các tình huống.
Tơi đã mạnh dạn nghiên cứu, xây dựng một số tình huống để đưa vào khảo sát
trên trẻ:
 Tình huống 1: Trước khi vào giờ học, cô cho trẻ lấy ghế về tổ. Số ghế ít hơn
số trẻ và có một chiếc ghế gãy chân. Cô quan sát cách xử lý của trẻ và đưa ra cách
giải quyết và giáo dục trẻ.
* Mục tiêu cần đạt:
- Trẻ nhận biết được chiếc ghế gãy là đồ vật khơng an tồn.
- Trẻ có kĩ năng phịng tránh: Không lấy ghế gãy để ngồi.

* Cách giải quyết và giáo dục của cô:
+ Trường hợp 1: Trẻ vẫn lấy và định ngồi vào chiếc ghế gãy. Cô đến gần và trò
chuyện:
- Con thấy chiếc ghế này như thế nào?
- Chuyện gì xảy ra nếu con ngồi vào chiếc ghế gãy?
- Cô giáo dục: Nếu con ngồi vào ghế gãy thì con sẽ bị ngã nên phải chọn ghế khơng bị
gãy. Nếu khơng cịn ghế thì con phải gọi cơ giúp đỡ.
+ Trường hợp 2: Trẻ tranh ghế lành với bạn khác. Cơ đến gần và tách trẻ ra, trị chuyện:
- Vì sao các con lại tranh nhau ghế?
- Ghế gãy mà ngồi vào thì sẽ làm sao?
- Giáo dục: Nếu ngồi vào ghế gãy thì con sẽ bị ngã nên phải chọn ghế lành. Nếu
khơng cịn ghế thì nên gọi cô giúp đỡ, không nên tranh giành ghế với bạn.
+ Trường hợp 3: Trẻ không lấy ghế gãy mà gọi cơ giúp đỡ. Cơ trị chuyện:
- Vì sao con không lấy chiếc ghế gãy?

13


- Cơ giáo dục: nếu ngồi vào ghế gãy thì con sẽ bị ngã vì thế khơng nên lấy. Cơ khen
ngợi và nêu gương trẻ trước lớp.
 Tình huống 2: Trong giờ chơi, trẻ tự ý lấy thuốc trong tủ thuốc để uống. Cô
can thiệp và giáo dục kịp thời.
* Mục tiêu cần đạt:
- Cô giúp trẻ nhận thức được việc tự ý lấy thuốc uống là hành vi sai và nguy hiểm.
- Trẻ có nhận thức, kỹ năng bảo vệ bản thân bằng cách không được uống thuốc khi
không có sự cho phép của người lớn.
* Cách giải quyết và giáo dục của cô:
- Cô không mắng và phạt trẻ.
- Cơ phải tìm hiểu ngun nhân tại sao con tự ý uống thuốc, kiểm tra sức khỏe của
con xem con có mệt khơng mà tự ý mở tủ lấy thuốc.

- Cô giáo dục: Thuốc dùng để chữa bệnh, thuốc chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý
của người lớn. Khi ở lớp cũng như ở nhà các con không được phép tự ý lấy thuốc
uống, sẽ rất nguy hiểm
- Cơ cho trẻ xem một số hình ảnh, video nói về hậu quả của việc tự ý lấy thuốc uống.
 Tình huống 3: Trong giờ học tạo hình hoạt động cắt dán, bạn Hân cầm kéo
cắt tóc bạn. Cơ can thiệp và giáo dục kịp thời.
* Mục tiêu cần đạt:
- Cô giúp trẻ nhận biết được việc chơi và nghịch các đồ vật sắc nhọn là rất nguy hiểm.
- Trẻ nhận thức được sự nguy hiểm nếu bị các vật sắc nhọn đâm hay cứa vào sẽ dẫn
đến chảy máu và rất đau.
* Cách giải quyết và giáo dục của cơ:
- Cơ đến gần can thiệp và trị chuyện:
+ Hỏi trẻ tại sao lại cắt tóc bạn?
+ Tự ý dùng kéo cắt tóc bạn là đúng hay sai?
- Cơ giáo dục:
+ Dạy bảo trẻ không được chơi các đồ chơi nguy hiểm như: Kéo,súng, dao, kim...
+ Để chủ động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em do các vật sắc nhọn, hướng
dẫn trẻ sử dụng một cách an toàn.
+ Ngoài ra cũng cần khuyên bảo, giúp trẻ tiên lượng trước những nguy cơ có thể dẫn
đến tai nạn thương tích do các vật sắc nhọn và những hậu quả của nó để lại.
 Tình huống 4: Trong giờ trả trẻ, có một người lạ đến đón trẻ A.
14


* Mục tiêu cần đạt:
- Trẻ nhận biết và phân biệt được người lạ và người nhà.
- Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi có người lạ đến gần.
* Cách giải quyết và giáo dục của cô:
- Cơ sẽ hỏi người lạ đến đón cháu A có mối quan hệ như thế nào?
- Người đó có tên là gì? Ở đâu?

- Cơ dùng điện thoại của cơ để gọi cho gia đình theo số điện thoại mà gia đình lưu lại
trong quyển sổ liên lạc.
- Cơ gọi trẻ ra và hỏi trẻ có biết người này khơng?
- Cô giáo dục:
- Con không được đi theo người lạ.
- Người lạ cho gì cũng khơng được ăn.
- Đi chơi phải có sự đồng ý của người lớn và chơi trong tầm kiểm sốt của người lớn.
 Tình huống 5: Cô cho trẻ chơi lắp ghép trong giờ chơi tự do. Trong rổ đồ
chơi lắp ghép có một số hột, hạt trịn có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Cơ quan sát phản
ứng của trẻ và đưa ra cách giải quyết, giáo dục.
* Mục tiêu cần đạt:
- Trẻ nhận biết được các hột, hạt trịn là đồ chơi khơng an tồn.
- Trẻ có kĩ năng phịng tránh: Nếu nhìn thấy các hột, hạt trịn thì khơng được lấy chơi
và phải đưa cho người lớn.
* Cách giải quyết và giáo dục của cô:
+ Trường hợp 1: Trẻ ngồi chơi lắp ghép và chơi các hột, hạt có trong rổ. Cơ đến gần
và trị chuyện:
- Các con đang chơi trị gì?
- Các hột, hạt như thế nào?
- Chuyện gì xảy ra nếu chẳng may nuốt phải các hột, hạt tròn?
- Các con có thể giúp cơ loại bỏ các hột, hạt đó ra khỏi rổ được không?
Cô giáo dục: Nếu con chơi các hột, hạt tròn nếu nuốt phải rất nguy hiểm. Vì thế
nếu nhìn thấy các hột, hạt đó thì các con nên nhặt và đưa cho cô.
+ Trường hợp 2: Trẻ không chơi các hột, hạt mà nhặt và đưa cho cơ. Cơ trị chuyện:
+ Đây là gì? Các hột, hạt này có đặc điểm gì?
+ Vì sao các con không được chơi hột, hạt?

15



Cơ giáo dục: Các hột, hạt trịn dễ gây nguy hiểm cho các con nếu các con nuốt
phải nên không được lấy chơi và phải đưa cho người lớn. Cô khen ngợi và nêu gương
trẻ trước lớp.
Tôi đã áp dụng các tình huống cho trẻ ở lớp tơi và kết quả đạt được đó là trẻ
nhận biết được các nguy cơ khơng an tồn và có kĩ năng giải quyết tình huống hợp lý.
Tơi nghĩ đây là một biện pháp hay vì qua biện pháp này đã phát huy được tính tích
cực của trẻ. Từ đó trẻ có cơ hội được thực hành, được trải nghiệm được đóng vai như
người bị hại và qua đó trẻ biết giải quyết tình huống trực tiếp còn giáo viên sẽ quan
sát các hành động của trẻ chân thực nhất để từ đó có hướng điều chỉnh giáo dục kịp
thời với từng cá nhân trẻ.
5.1.4: Biện pháp 4: Tuyên truyền nâng cao nhận thức giáo viên và phụ huynh học sinh
nhằm phối hợp thực hiện giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ khơng an
tồn.
* Tun truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ giáo viên:
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi xây dựng các biểu bảng để tuyên truyền
sưu tầm các tranh ảnh về các đồ vật không an tồn, các địa điểm có nguy cơ khơng an
tồn, các hoạt động có nguy cơ khơng an tồn, trưng bày ở các lớp học, các góc vận
động, các góc tuyên truyền của trường, lớp. Hàng ngày trước khi đón trẻ và trước khi
ra về tôi dọn dẹp lớp sạch sẽ, kiểm tra và loại bỏ các nguy cơ có thể gây mất an toàn
cho trẻ. Hàng tuần vào chiều thứ sáu tôi cùng tất cả cán bộ giáo viên đều tham gia
tổng vệ sinh trong và ngồi phịng học, phịng làm việc, sân trường, vườn trường…
loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ khi trẻ học tập và vui chơi trong trường.
Ngồi ra tơi đã mạnh dạn đề xuất với tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà
trường tổ chức buổi thảo luận, tập huấn về “Phương pháp giáo dục trẻ kỹ năng nhận
biết và phòng tránh nguy cơ khơng an tồn cho trẻ và cách xử trí ban đầu một số tai
nạn thương tích”.
Hình ảnh minh họa (phụ lục 2)
* Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh học sinh
Việc giáo dục trẻ không chỉ là việc riêng của nhà trường mà nó cịn là sự phối
hợp của gia đình với tồn xã hội. Nó phải xun suốt mọi lúc mọi nơi. Nếu ở lớp trẻ

thực hiện mà ở nhà lại khơng thực hiện thì coi như việc giáo dục đó khơng có ý nghĩa
nữa. Tơi đã thực hiện biện pháp tuyên truyền với phụ huynh dưới hai hình thức: trực
tiếp và gián tiếp.
Tơi trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua các giờ đón trả trẻ, hay trong các cuộc
họp phụ huynh học sinh. Bằng cách đó giáo viên và phụ huynh ln có được thơng tin
hai chiều của trẻ ở nhà cũng như ở trường. Việc dạy trẻ nhận biết và phòng tránh nguy
16


hiểm cũng được củng cố và mở rộng hơn. Qua đó phụ huynh thấy yên tâm hơn khi
gửi con ở lớp và phụ huynh đã nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo
dục trẻ kỹ năng sống cho trẻ.
Trong buổi họp cha mẹ học sinh cô và phụ huynh cần trao đổi, chia sẻ thẳng
thắn cách giáo dục con.
Ví dụ như: Chị Nhân là phụ huynh của cháu Ngân hiện đang theo học lớp mẫu
giáo do tôi chủ nhiệm, vì bản tính con rất hiếu động và hay tò mò nên mọi đồ dùng,
vật dụng trong gia đình con đều thích tìm tịi và khám phá chúng. Chính vì thế chị
Nhân đã tìm hiểu và chia sẻ một số biện pháp giáo dục con nhận biết và phịng tránh
một số nguy cơ khơng an tồn trong buổi họp PHHS. Mọi ổ điện , đồ dùng có thể gây
nguy hiểm cho con như: kéo, dao, bút, tuốc lơ vít, quạt điện, phích nước... trong nhà
chị đều để xa tầm tay với của trẻ và quy ước với con là không được sờ vào. Khi con
vào nhà vệ sinh thì ln đi cùng con, ln cầm tay con trong khi đến nơi công cộng,
khi đi bộ trên vỉa hè, hay khi sang đường. Trẻ nhỏ làm theo người lớn,trẻ em học qua
ví dụ, vì thế chị chia sẻ phụ huynh có thể dạy cho con về an tồn trên đường bằng
cách ln sang đường chỗ có đèn hay có vạch sang đường, đi xe máy thì ln phải đội
mũ bảo hiểm.
Với hình thức tun truyền gián tiếp, ở góc tuyên truyền để nâng cao nhận thức
của phụ huynh nắm bắt giúp con nhận biết và phòng tránh các nguy cơ khơng an tồn
cho trẻ ở nhà. Để nâng cao nhận thức của phụ huynh, ngoài việc tuyên truyền về nội
dung, phương pháp, cách xử lý các tại nạn tôi cũng muốn phụ huynh kiểm tra mức độ

nhận biết, kĩ năng xử lý tình huống của con ở nhà qua đó đánh giá và có những biện
pháp tác động phù hợp.
Qua những kinh nghiệm mà tôi trao đổi và sự phối kết hợp thực hiện cho trẻ
trải nghiệm của phụ huynh khi thực hiện ở nhà tôi đã nhận được sự phản hồi rất khả
quan. Các con đã bước đầu nhận biết và phòng tránh được một số nguy cơ khơng an
tồn có thể xảy ra trong gia đình: khơng lại gần bếp lửa, phích nước nóng, ổ cắm điện,
khơng vào nhà vệ sinh một mình, khơng đi ra ngồi chơi khi khơng có bố mẹ đi cùng.
Trẻ có một số kĩ năng ban đầu về cách xử lý một số tình huống đơn giản. Phụ huynh
đã nhận thấy sự cần thiết của việc phòng tránh thức ban đầu để phối hợp với giáo viên
giáo dục, đánh giá trẻ một cách hợp lý nhất.
Tơi xây dựng các phiếu tình huống gửi đến phụ huynh theo từng tháng. Từ đó
đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ.
Nội dung chi tiết các phiếu tình huống dành cho phụ huynh (phụ lục 2)
5.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Với những biện pháp trên áp dụng
thành công sẽ mang lại những hiệu quả sau:
* Đối với trẻ:
17


- Trẻ mạnh dạn, hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động.
- Trẻ được mở rộng vốn kiến thức và trang bị thêm nhiều kỹ năng nhận biết và
phòng chống nguy hiểm.
- Kết quả đánh giá lĩnh vực phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội dự kiến sẽ đạt
kết quả cao.
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn và dạy các kỹ năng sống phù hợp
với lứa tuổi và nhận thức của trẻ.
- Tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, linh hoạt
trong các hình thức tổ chức đạt hiệu quả.
- Tạo mọi điều kiện tốt nhất, gần gũi với trẻ và trao đổi với phụ huynh để phát

triển các kỹ năng sống cho trẻ.
* Đối với cha mẹ học sinh:
- Các bậc cha mẹ đã có thói quen lắng nghe trẻ nói, hiểu về những gì trẻ đang suy
nghĩ và mong muốn, bố mẹ đã biết thể hiện sự quan tâm đúng mực. Liên kết, phối
hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, thường xuyên trao đổi
với giáo viên bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc thông qua bảng thông tin dành cho
cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp.
- Mối quan hệ giữa cha mẹ và các con tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng
trẻ. Nhiều cha mẹ đã cho con tham gia các lớp năng khiếu phù hợp với khả năng của
trẻ và nhiều bậc phụ huynh đã thể hiện sự hài lịng về cách dạy của các cơ và nhận
thức của con mình.
- Cha mẹ đã hồn tồn tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, tổ thái độ
thân thiện với cô luôn ủng hộ những kế hoạch hoạt động của lớp của trường, chia sẻ
những khó khăn của cô giáo. Số trẻ đi học chuyên cần hàng tháng đạt trên 90%, bé
ngoan đạt trên 80%, số trẻ đi muộn giảm rõ rệt.
Đề tài này tôi nghiên cứu trong phạm vi học sinh lớp 5 - 6 tuổi trường mầm non
Ninh Lộc. Ngồi ra theo tơi đây là đề tài này rất dễ thực hiện, có thể phổ biến, nhân
rộng ra các trường khác nói riêng hay tồn huyện nói chung.
6. Các thơng tin cần được bảo mật (nếu có).
7. Kết luận: Giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm là nội
dung quan trọng đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt ở độ tuổi 5 - 6 tuổi. Đảm bảo an toàn
18


cho trẻ hiện nay là vấn đề cấp bách và cần sự quan tâm, phối hợp của cả xã hội. Trẻ
em với vốn hiểu biết còn non nớt, kinh nghiệm sống chưa nhiều, sự trải nghiệm chưa
có, bản tính tị mị, thích tìm tịi khám phá nên khơng tránh được sự mất an tồn. Vì
vậy, người lớn mà đặc biệt là người làm công tác giáo dục cần nghiêm túc tổ chức
thực hiện các hoạt động chăm sóc, ni dưỡng giáo dục có giờ giấc, đảm bảo chế độ
sinh hoạt trong ngày của trẻ.

Đảm bảo an tồn cho trẻ khơng có nghĩa là bố mẹ, người thân, cơ giáo ln
ln phải theo sát trẻ mọi lúc mọi nơi dẫn đến tình trạng kiểm sốt trẻ, bảo vệ, che
chắn cho trẻ quá kỹ khiến cho trẻ không được tự do phát triển, trải nghiệm cuộc sống.
Cha mẹ và cô giáo cần đồng hành, làm bạn cùng con, hướng dẫn và giáo dục trẻ để trẻ
có kiến thức, tự mình nhận biết để biết cách phịng tránh các nguy cơ khơng an tồn
có thể xảy ra với bản thân. Khi đó trẻ sẽ có vốn kiến thức, có kinh nghiệm sống và có
thể tự bảo vệ mình trước những nguy cơ mất an tồn mà khơng cần đến sự bảo vệ của
người lớn vì đâu phải lúc nào người lớn cũng có thể ở bên trẻ.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ

PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
BẢNG KHẢO SÁT TRẺ
Tổng số trẻ khảo sát là: 25 trẻ.

STT

KẾT QUẢ
Đạt
Chưa đạt
Số
Số lượng Tỉ lệ
Tỉ lệ
lượng

NỘI DUNG KHẢO SÁT

19



1

Trẻ biết nói khơng khi có người lạ đến
đón

20

80%

5

20%

2

Khơng đi, chạy nhảy vào chỗ có nước
trơn

21

84%

4

16%

3


Khi ăn cơm, kẹo, các loại quả có hạt…
khơng cười, đùa

19

76%

6

24%

4

Khơng tự ý lấy thuốc uống

20

80%

5

20%

5

Khơng đến gần các đồ dùng có nguy cơ
gây bỏng: phích nước, bếp đang đun…

18


72%

7

28%

6

Khơng leo trèo bàn, ghế, lan can.

21

84%

4

16%

7

Khơng sử dụng các đồ dùng, vật dụng
sắc nhọn

17

68%

8

32%


8

Biết nói khơng khi có người lạ cho q,
bánh, rủ đi chơi

21

84%

4

16%

9

Biết chạy xa khu vực có lửa, gọi lớn
tiếng nhờ sự trợ giúp

17

68%

8

32%

10

Không sờ, chạm tay vào các ổ điện,

nguồn điện

22

88%

3

12%

11

Biết nắm chặt tay bố, mẹ, người lớn khi
đi chơi.

23

92%

2

8%

12

Biết tránh các nơi nguy hiểm(ao, hồ,
giếng nước, hố vôi…) khi được nhắc
nhở.

21


84%

4

16%

13

Xin phép khi tiếp xúc với chó, mèo,
khơng lại gần khi chó mèo đang ăn, bị
xích.

20

80%

5

20%

14

Biết ngồi ngoan, khơng đùa nghịch và
phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

18

72%


7

28%

15

Biết đi bộ trên đường phải nắm tay
người lớn, đi trên vỉa hè bên phải,
không chạy nhảy, tự ý băng qua đường.

19

76%

6

24%

Phụ lục 2:

20


Hình ảnh: Tập thể CB-GV-NV trong trường tham gia buổi SHCM

Phụ lục 3: (Gồm 3 phiếu tình huống).
PHIẾU TÌNH HUỐNG 1
Họ và tên học sinh:………………………………..…… Lớp:………………
Các phản ứng và
Tình huống 1 hành động của trẻ

có thể xảy ra.
Bố mẹ cho trẻ -Trường hợp 1:
đi siêu thị nhỏ Trẻ khóc và chạy
và trẻ bị lạc. đi tìm bố mẹ.
Bố, mẹ có sự
trao đổi trước
với chú bảo vệ
và đứng ở nơi
trẻ không phát
hiện để quan
sát và can thiệp
kịp thời.

Cách giải quyết và giáo dục
của bố, mẹ.
- Bố mẹ sẽ đứng ở nơi trẻ
khơng nhìn thấy quan sát trẻ
và nhờ chú bảo vệ đến và trị
chuyện:
+ Vì sao con khóc? Con tên
là gì? Con mấy tuổi?
+ Bố mẹ con tên là gì? Nhà
con ở đâu?
Chú bảo vệ sẽ đọc loa và bố
mẹ đến đón trẻ.
Giáo dục: Lần sau nếu con
21

Kết quả
Đạt


Chưa
đạt


Mục tiêu cần
đạt:
- Trẻ có kĩ
năng giải quyết
tình huống bị
lạc thì phải
đứng yên tại
chỗ nhìn xung
quanh, tìm đến
những người
mặc
đồng
phục, đeo bảng
tên.

bị lạc thì con phải đứng yên
một chỗ, tìm đến những
người mặc áo đồng phục,
đeo bảng tên để nhờ giúp đỡ.
-Trường hợp 2:
- Bố mẹ sẽ đứng ở nơi trẻ
Trẻ đứng n tại khơng nhìn thấy quan sát trẻ
chỗ nhìn xung trị chuyện với chú bảo vệ:
quanh, tìm đến chú + Con tên là gì? Con mấy
bảo vệ.

tuổi? Sao con lại đi một
mình?
+ Bố mẹ con tên là gì? Nhà
con ở đâu? Để chú đọc loa
thông báo cho bố mẹ con
biết.
+ Bố mẹ đến đón trẻ, khen
ngợi và khuyến khích trẻ
phát huy những hành động
mà trẻ đã làm tốt trong tình
huống bị lạc.

* Ý kiến phụ huynh:…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….....….

22


PHIẾU TÌNH HUỐNG 2
Họ và tên học sinh:………………………………..…… Lớp:………………

Tình huống 2
Bạn A địi mẹ
uống nước. Mẹ
rót cho bạn A
một cốc nước
nóng.
Mục tiêu cần
đạt:
- Trẻ nhận biết

được cốc nước
nóng có thể
gây bỏng nên
cần phải

Các phản ứng và
hành động của trẻ
có thể xảy ra.
- Trường hợp 1:
Trẻ có ý định bê
cốc nước nóng lên
uống.

Cách giải quyết và giáo dục
của bố, mẹ.
- Mẹ quan sát và kịp thời can
thiệp và trò chuyện:
+ Con thấy cốc nước nóng
hay nguội?
+ Nếu cốc nước nóng mà con
uống thì sẽ như thế nào?
+ Giáo dục: Khi làm gì thì
con cần phải quan sát kĩ đồ
vật xung quanh, đồ vật có thể
gây nóng, bỏng phải cẩn thận
và có sự giúp đỡ của người
lớn.

23


Kết quả
Đạt

Chưa
đạt


tránh
không - Trường hợp 2:
tiếp xúc trực Trẻ lại gần cốc
tiếp.
nước và nói với mẹ
là nóng, trẻ khơng
uống được.

- Mẹ trị chuyện:
+ Vì sao con biết cốc nước
cịn nóng?
+ Nếu con uống nước nóng
thì sẽ làm sao?
+ Giáo dục: Khen ngợi và
khuyến khích trẻ phát huy
những hành động đúng

* Ý kiến phụ huynh:…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….....….

PHIẾU TÌNH HUỐNG 3
Họ và tên học sinh:………………………………..…… Lớp:………………


Tình huống 3
Mẹ vừa rửa dọn
nhà vệ sinh và nhờ
trẻ vào lấy cho mẹ
cái khăn. Mẹ quan
sát cách xử lý của
trẻ khi đi vào nhà
vệ sinh ướt.
Mục tiêu cần đạt:
- Trẻ nhận biết
được sàn nhà vệ
sinh ướt rất trơn và
có thể gây nguy

Các phản ứng
và hành động
của trẻ có thể
xảy ra.
- Trường hợp 1:
Trẻ khơng đi
dép và có ý định
tiến vào nhà vệ
sinh.

Kết quả
Cách giải quyết và giáo dục
của bố, mẹ.
- Mẹ quan sát và kịp thời can
thiệp và trò chuyện:
+ Con thấy sàn nhà vệ sinh

như thế nào?
+ Nếu con đi chân khơng vào
nhà vệ sinh ướt thì điều gì sẽ
xảy ra?
+ Giờ con cần làm gì để
khơng bị ngã?
+ Giáo dục: Sàn nhà vệ sinh
ướt rất trơn, con cần phải đi
dép khi vào nhà vệ sinh.
24

Đạt

Chư
a đạt


hiểm cho trẻ.
- Trẻ biết cách giải
quyết tình huống:
Trẻ phải đi dép khi
vào nhà vệ sinh để
không bị ngã.

- Trường hợp 2:
Trẻ lấy dép và
đi vào nhà vệ
sinh.

- Mẹ trò chuyện:

+ Tại sao con phải đi dép vào
nhà vệ sinh?
+ Nếu nhà vệ sinh ướt mà con
đi vào thì sẽ làm sao?
+ Mẹ khen ngợi trẻ và khuyến
khích trẻ phát huy hành động
đúng: vào nhà vệ sinh hay nơi
nào ướt thì cần phải đi dép,
tránh trơn, trượt.

* Ý kiến phụ huynh:…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….....….

25


×