Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tác động của đa dạng hóa hội đồng quản trị và khoảng cách giữa chủ tịch hội đồng quản trị tổng giám đốc đến rủi ro của các ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.97 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN THÁI PHÁT

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
VÀ KHOẢNG CÁCH GIỮA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ-TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẾN RỦI RO
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN THÁI PHÁT

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
VÀ KHOẢNG CÁCH GIỮA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ-TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẾN RỦI RO
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số chuyên ngành: 62340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM HÀ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: Nguyễn Thái Phát
Ngày sinh: 08/04/1994

Nơi sinh: Pleiku – Gia Lai

Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã học viên:

Tơi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho
Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống
thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)

Nguyễn Thái Phát


.w

ceNG HoA xA ugr cu(r xc;ui,r vr[r'NAM
Dgslp,--'Iu_do

- Hanh prc

I

i' Klirx clto

pHrip BAo vE r,trAN vAN TrrAC si
CTIA GIANG VIEN HII6NG DAN

Ciang vien huong ctAn.

TtA

lr\

Sq...t'1-t*.t"1..H*.

^J;./


I{trcvienthLrctriin: ..NGu:gH :n:t,ti. f{+fr:r

CA;

tii: .1&. &

+L

h e

Ldp:...Vpg2,!€^....

.

sinh: f?A.W.:..6e. Lai....
.oi.*o. t!4.r-* }-; lA 6S.qu,c&,fri. vi. .tq.,;" il,= d..gre.ffi..ffi.'.f,,1r.),o a,i. cd,..NttrM

Ngdy sinh: .08. !a.fl).ql4...
'f€rr dd

.

Noi

.

ffi

'f'hitrrh


pn| Ui Chi lt'linh, ngci1, J.{..thdng Q9 ndt;r 2028
Nguoi nfuit xet

Q/rr a r


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tác động của đa dạng hóa hội đồng
quản trị và khoảng cách giữa Chủ tịch hội đồng quản trị-Tổng giám đốc đến
rủi ro của các NHTM” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc
rõ ràng và được phép công bố.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về cam đoan của mình.
TP.HCM, ngày… tháng … năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thái Phát


ii
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Hà, người đã tận tình
hướng dẫn, góp ý bổ sung hồn thiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn thạc sĩ này.
Tơi chân thành cảm ơn Quý thầy, cô của Trường Đại học Mở Thành Phố
Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học
tập tại trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu, đó khơng chỉ là nền tảng cho quá

trình nghiên cứu luận văn mà cịn là yếu tố hỗ trợ trong q trình học tập và công
tác của tôi sau này.
Cuối cùng là lời biết ơn dành cho gia đình, những người thân, bạn bè đã
ln bên cạnh khích lệ, động viên tơi vượt qua trở ngại để hoàn thành luận văn
này.
Thành phố Hồ Chính Minh, ngày… tháng … năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thái Phát


iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu của tác giả được thực hiện với mục đích tìm hiểu về sự đa
dạng của HĐQT và khoảng cách giữa Chair-CEO ảnh hưởng như thế nào đến rủi
ro hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn 2007 – 2017 trên 26 NHTM. Kết
quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy khoảng cách giữa Chair-CEO và sự đa
dạng của HĐQT có ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng.
Trên khía cạnh khoảng cách giữa Chair-CEO thì chênh lệch tuổi của Chair-CEO
(AbsAge) có ảnh hưởng cùng chiều với Z_score và ROAA, khoảng cách thế hệ
giữa Chair-CEO (Gap20) có ảnh hưởng ngược chiều với Z_score và ROAA đồng
thời nghiên cứu tìm thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính có ảnh hưởng đến rủi
ro của các ngân hàng qua biến chênh lệch tuổi bình phương của Chair-CEO
(Age2). Về khía cạnh đa dạng hóa của HĐQT nghiên cứu cho thấy số lượng
thành viên HĐQT (Bsize), tỷ lệ số lượng thành viên nữ trong HĐQT (Bgender)
có ảnh hưởng cùng chiều với Z_score và ROAA trong khi tỷ lệ số lượng thành
viên độc lập trong HĐQT (Binde) có ảnh hưởng ngược chiều với Z_score và
ROAA.



iv

ABSTRACT
This research is carried out with the aim of learning about the board
diversity and Chair-CEO generation gap and bank risk-taking in the period 2007 2017 on 26 commercial banks. The empirical results of the study show that the
distance between the Chair-CEO and the board diversity affects the risks in the
operation of banks. In terms of the distance between Chair-CEO, the age
difference of Chair-CEO (AbsAge) has the same effect as Z_score and ROAA,
the generation gap between Chair-CEO (Gap20) has the opposite effect with
Z_score and ROAA. Beside of, the study found that there exists a non-linear
relationship that affects the bank risk through the difference squared age
difference variable of Chair-CEO (Age2). About diversity, research shows that
the number of directors (Bsize), the proportion of female directors on the board
(Bgender) have a positive effect with Z_score and ROAA while the ratio of the
number of members. Board independence (Binde) has a negative effect on
Z_score and ROAA.


v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT.............................................................................................................iii
ABSTRACT.......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................. v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................viii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ ix
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ......................................... 1
1.1 Lý do nghiên cứu ............................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 4

1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 5
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ......................................... 5
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 5
1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 6
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................. 6
1.7 Kết cấu của Luận văn ..................................................................................... 7
Tóm tắt chƣơng 1 .................................................................................................. 7
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 8
2.1 Hội đồng quản trị ............................................................................................ 8
2.1.1 Khái niệm............................................................................................ 8
2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị ...................................... 9
2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch hội đồng quản trị ...................... 12
2.1.4 Các đặc tính đa dạng trong hội đồng quản trị ................................... 12
2.2 Tổng giám đốc ............................................................................................... 13
2.2.1 Khái niệm về Tổng giám đốc ........................................................... 13
2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc ........................................ 14
2.3 Rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại ........................................................ 15


vi
2.3.1 Khái niệm về các loại rủi ro .............................................................. 15
2.3.2 Các loại rủi ro tín dụng ..................................................................... 17
2.3.3 Chỉ số đo lường rủi ro tín dụng......................................................... 19
2.4 Lý thuyết về khoảng cách giữa chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc
điều hành ............................................................................................................. 21
2.5 Ảnh hƣởng của hội đồng quản trị và tổng giám đốc đến rủi ro ............... 23
2.5.1 Vai trò của nhà quản trị trong hoạt động của doanh nghiệp ............. 23
2.5.2 Mối quan hệ giữa sự đa dạng của hội đồng quản trị và rủi ro .......... 24
2.5.3 Mối quan hệ giữa khoảng cách Chair-CEO với rủi ro...................... 26

2.6 Các nghiên cứu đi trƣớc ............................................................................... 27
Tóm tắt chƣơng 2 ................................................................................................ 32
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 33
3.1 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 33
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 34
3.3 Các biến và giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 35
3.3.1 Khoảng cách giữa Chair-CEO và rủi ro của ngân hàng ................... 35
3.3.2 Sự đa dạng giới tính của thành viên HĐQT và rủi ro của ngân hàng36
3.3.3 Sự đa dạng về quy mô HĐQT và rủi ro của ngân hàng.................... 38
3.3.4 Sự đa dạng về thành viên độc lập trong HĐQT và rủi ro của ngân
hàng ............................................................................................................ 39
3.3.5 Các biến kiểm sốt đặc tính của ngân hàng ...................................... 40
3.4 Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................... 41
Tóm tắt chƣơng 3 ................................................................................................ 44
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 45
4.1 Thống kê mô tả và ma trận hệ số tƣơng quan ........................................... 45
4.1.1 Thống kê mô tả ................................................................................. 45
4.1.2 Ma trận hệ số tương quan ................................................................. 47
4.3 Kết quả phân tích hồi quy các mơ hình nghiên cứu .................................. 45
4.3.1 Chọn lựa phương pháp ước lượng tối ưu .......................................... 45


vii
4.3.2 Kiểm định các khuyết tật của mơ hình ............................................. 45
4.3.3 Kết quả hồi quy bằng phương pháp SGMM .................................... 48
4.3.4 Kiểm định tính phù hợp và sự ổn định của phương pháp SGMM .. 51
4.3.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................... 53
Tóm tắt chƣơng 4 ................................................................................................ 60
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 61
5.1 Kết luận.......................................................................................................... 61

5.2 Kiến nghị........................................................................................................ 62
5.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 66
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 75
Phụ lục 1. Thống kê mô tả .................................................................................... 75
Phụ lục 2. Ma trận hệ số tương quan .................................................................... 75
Phụ lục 3. Hồi quy Z_score với AbsAge .............................................................. 76
Phụ lục 4. Kiểm định chọn lựa FEM hay REM của Z_score với AbsAge ........... 77
Phụ lục 5. Hồi quy Z_score với Gap20 ................................................................ 78
Phụ lục 6. Kiểm định chọn lựa FEM hay REM của Z_score với Gap20 ............. 79
Phụ lục 7. Hồi quy ROAA với AbsAge ............................................................... 80
Phụ lục 8. Kiểm định chọn lựa FEM và REM của ROAA với AbsAge .............. 81
Phụ lục 9. Hồi quy ROAA với Gap20 .................................................................. 82
Phụ lục 10. Kiểm định chọn lựa FEM và REM của ROAA với Gap20 ............... 83
Phụ lục 11. Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................... 84
Phụ lục 12. Kiểm định hiện tượng tự tương quan chuỗi ..................................... 85
Phụ lục 13. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ....................................... 86
Phụ lục 14. Kết quả hồi quy phương pháp SGMM .............................................. 87


viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CEO

Tổng giám đốc

Chair

Chủ tịch hội đồng quản trị


DN

Doanh nghiệp

FEM

Tác động cố định

HĐQT

Hội đồng quản trị

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

Pooled OLS

Uớc lượng bình phương gộp nhỏ nhất

REM

Tác động ngẫu nhiên

RRDT


Rủi ro danh tiếng

RRHĐ

Rủi ro hoạt động

RRPL

Rủi ro pháp lý

RRTD

Rủi ro tín dụng

RRTK

Rủi ro thanh khoản

RRTT

Rủi ro thị trường

SGMM

Phương pháp Môment tổng quát dạng hệ thống


ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Mô tả các biến đƣợc sử dụng trong nghiên cứu .................................... 43

Bảng 4.1 Thống kê mô tả......................................................................................... 45
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tƣơng quan ....................................................................... 44
Bảng 4.3 Kiểm định đa cộng tuyến với biến phụ thuộc Z_score ......................... 46
Bảng 4.4 Kiểm định đa cộng tuyến với biến phụ thuộc ROAA ........................... 46
Bảng 4.5 Tổng hợp giá trị p_value từ kiểm định

oolridge .............................. 47

Bảng 4.6 Tổng hợp giá trị p_value từ kiểm định phƣơng sai thay đổi ............... 47
Bảng 4.7 Kết quả ƣớc lƣợng về khoảng cách giữa Chair-CEO và sự đa dạng
của HĐQT với Z_score............................................................................................ 49
Bảng 4.8 Kết quả ƣớc lƣợng về khoảng cách giữa Chair-CEO và sự đa dạng
của HĐQT với ROAA ............................................................................................. 50


1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Chương 1 sẽ giới thiệu lý do thực hiện nghiên cứu và phác thảo một cách
tổng quan các bước cần thực hiện cho nghiên cứu gồm mục tiêu nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên
cứu. Phần cuối của chương 1 sẽ đưa ra ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu luận
văn.
1.1 Lý do nghiên cứu
Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 – 2009 đã cho thấy khi hành vi
chấp nhận rủi ro gia tăng quá mức tại các ngân hàng thương mại (NHTM) trong
việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro có thể gây ra sự bất ổn trong lĩnh vực ngân
hàng (ngân hàng) và là nguyên nhân chính cho sự mất ổn định của tồn hệ thống
tài chính nói chung. Thực tế vai trị của đội ngũ quản trị ngân hàng được xem là
một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính (Beltratti và
Stulz, 2012; Peni và Vähämaa, 2012). Trong thời kỳ hậu khủng hoảng, các nhà

hoạch định chính sách nhấn mạnh rằng hệ thống quản trị của các ngân hàng được
cải thiện và hiệu quả hơn đóng vai trị quan trọng trong việc kiềm chế hành vi
chấp nhận rủi ro quá mức của các ngân hàng góp phần giúp hệ thống tài chính
phát triển ổn định hơn. Không giống như các công ty hay doanh nghiệp sản xuất,
hoạt động của các ngân hàng khá phức tạp đặc biệt khi sự cạnh tranh giữa các
ngân hàng cao thì việc kiểm sốt các hoạt động này để đảm bảo sự phát triển của
ngân hàng nói riêng và tồn hệ thống nói chung là một địi hịi khơng chỉ có trách
nhiệm của đội ngũ quản trị mà cịn của chính phủ với đại diện là ngân hàng nhà
nước (NHNN) (Levine, 2004). Tổng tài sản của các ngân hàng được hình thành từ
nhiều nguồn khác nhau như tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, dư nợ tín dụng,… kéo
theo việc kiểm sốt thơng tin về chất lượng của các nguồn tài sản này trong hoạt
động của ngân hàng khá là khó khăn đặc biệt từ phía cổ đơng chẳng hạn như chất
lượng các khoản vay trong khi đối với các công ty chất lượng tài sản dễ dàng
được kiểm soát bởi một bên thứ ba (Mülbert, 2009). Morgan (2002) cũng chỉ ra
các nhà đầu tư trái phiếu thường không thấy sự bền vững hơn về giá trị trái phiếu


2
do các ngân hàng phát hành so với các công ty phi tài chính. Với sự khơng rõ
ràng về thơng tin liên quan đến chất lượng của tài sản trong các hoạt động dịch vụ
cũng như mức độ đa dạng về tài sản địi hịi các ngân hàng phải có một đội ngũ
quản trị thật tốt để theo dõi và kiểm sốt rủi ro trong mọi hoạt động của mình
(Becht và cộng sự, 2011; Leventis và cộng sự, 2013). Mức độ nghiêm trọng của
việc khơng có thơng tin thật sự rõ ràng, chính xác về chất lượng của các nguồn tài
sản trong hoạt động của ngân hàng cũng như một số ngân hàng hoạt động với cấu
trúc vốn dựa khá nhiều vào địn bẩy tài chính có thể khuyến khích các ngân hàng
chấp nhận rủi ro quá mức (Diamond, 1984). Ngoài ra, bảo hiểm tiền gửi từ các
ngân hàng theo quy định của phát luật không thật sự cao cũng có thể dẫn đến rủi
ro đạo đức và các lựa chọn bất lợi từ phía ngân hàng, khuyến khích chấp nhận rủi
ro ngân hàng (Molyneux và cộng sự, 2014). Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho

thấy cơ chế quản trị doanh nghiệp thông qua hoạt động của hội đồng quản trị
(HĐQT) có vai trị rất quan trọng trong việc tăng cường sự ổn định thơng qua
giám sát và kiểm sốt hiệu quả các rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng
(Srivastav và Hagendorff, 2015). Sự đa dạng trong HĐQT sẽ gia tăng việc quản
trị doanh nghiệp đặc biệt là hoạt động của Ban giám đốc (Zhou và cộng sự, 2019).
Sự đa dạng trong HĐQT có thể đến từ nhiều khía cạnh khác nhau như kỹ năng,
kinh nghiệm cũng như các đặc điểm nhân khẩu học của các cá nhân. Những khía
cạnh này có thể tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của HĐQT thông qua
việc ra các quyết định tốt hơn bằng cách đưa ra những quan điểm khác nhau
(Walt và cộng sự, 2006) và bằng cách tăng cường sự độc lập trong suy nghĩ của
các thành viên trong HĐQT để thực hiện các chức năng tư vấn và giám sát của
mình (Adams và Ferreira, 2009).
Về mặt nghiên cứu, trong thời gian gần đây đã có khá nhiều nghiên cứu
phân tích về sự đa dạng trong HĐQT và rủi ro của các ngân hàng nhưng không
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến sự khác biệt về khoảng cách
giữa chủ tịch hội đồng quản trị (Chair) và Tổng giám đốc (CEO) với rủi ro ngân
hàng. Nghiên cứu của Adams và Ferreira (2007) cho thấy sự đa dạng trong


3
HĐQT đã giúp tăng cường các quy trình ra quyết định của HĐQT thông qua sự
tương tác giữa các thành viên với nhau. Tuy nhiên hiệu quả của việc ra quyết định
của HĐQT có thể bị ảnh hưởng bởi sự xung đột về mặt nhận thức giữa các thành
viên trong HĐQT (Goergen và cộng sự, 2015). Sự khác biệt về mặt nhân khẩu
học của các thành viên trong HĐQT sẽ giúp việc đánh giá các vấn đề chiến lược
trong hoạt động của ngân hàng tốt hơn so với sự đa dạng ở các khía cạnh khác
(McPherson và cộng sự, 2001). Ngồi ra, các đặc điểm nhân khẩu học có ảnh
hưởng đáng kể đến sự hiểu biết của HĐQT về các tình huống quản lý khác nhau
mà họ gặp phải và ảnh hưởng đến quyết định của họ (Hambrick và Mason, 1984).
Nhìn chung, sự tương đồng giữa các thành viên trong HĐQT về kỹ năng, kinh

nghiệm cũng như các đặc điểm nhân khẩu học có thể dẫn đến ít xung đột hơn,
thiếu sự đa dạng về quan điểm trong các quyết định của HĐQT và ngược lại sự đa
dạng trong HĐQT càng cao sẽ giúp nâng cao chất lượng trong các quyết định của
HĐQT ở một môi trường khá đặc thù như ngành ngân hàng (Forbes và Milliken,
1999). Sự đa dạng về tuổi của các thành viên trong HĐQT đóng một vai trò quan
trọng khi các thành viên tương tác với nhau (Ferris và cộng sự, 1991). Các thành
viên trong HĐQT và Ban giám đốc cùng một thế hệ sẽ chia sẻ các sự kiện lịch sử,
xu hướng xã hội tương tự nhau cũng như họ có mối liên hệ về mặt tinh thần, tư
duy gần giống nhau trong việc quản trị và điều hành hoạt động của doanh nghiệp
(Harrison và cộng sự, 1998). Do đó, khi hai nhân vật quan trọng nhất đại diện cho
HĐQT và Ban giám đốc là Chair và CEO cùng một độ tuổi sẽ ít xung đột về mặt
nhận thức, điều này có thể làm giảm khả năng giám sát của HĐQT và ngược lại
sự không tương đồng về tuổi của Chair và CEO có thể gây ra nhiều xung đột hơn
về mặt nhận thức dẫn đến HĐQT hoạt động độc lập hơn và giám sát hoạt động
của ngân hàng tốt hơn (Goergen và cộng sự, 2015). Tuy nhiên có những nghiên
cứu như nghiên cứu của Talavera và cộng sự (2018) về mối liên hệ giữa sự đa
dạng về tuổi của các thành viên trong HĐQT và rủi ro của các ngân hàng ở Trung
Quốc không tìm thấy mối quan hệ nào. Gần đây nghiên cứu của Zhou và cộng sự
(2019) tìm hiểu về khoảng cách giữa Chair-CEO với rủi ro ngân hàng đã chứng


4
minh khoảng cách giữa Chair–CEO đại diện bởi sự khác biệt tuổi tác sẽ làm giảm
rủi ro của các ngân hàng, chênh lệch tuổi tác có tác dụng rất lớn trong việc làm
giảm rủi ro ngân hàng.
Về mặt nghiên cứu trong nước, nghiên cứu của Bùi Văn Dương và Ngơ
Hồng Điệp (2017) cho thấy sự đa dạng trong HĐQT về mặt trình độ, số lượng
thành viên nữ, chun mơn có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp
trên thị trường chứng khốn. Nghiên cứu của Hồng Cẩm Trang và Võ Văn Nhị
(2014) sự đa dạng của HĐQT xét trên khía cạnh số lượng thành viên nữ có ảnh

hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Điểm chung của các nghiên cứu trong và ngoài nước là hiện chưa có nhiều
nghiên cứu tìm hiểu về khoảng cách giữa Chair-CEO với rủi ro của các ngân hàng
đặc biệt là các nghiên cứu trong nước hiện chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về
chủ đề này trong lĩnh vực ngân hàng. Mặt khác sự đa dạng trong HĐQT và rủi ro
tuy đã có khá nhiều nghiên cứu tìm hiểu trên nhiều lĩnh vực nhưng trong một lĩnh
vực đặc thù như ngân hàng thì cịn khá ít đặc biệt là nghiên cứu trong nước. Bên
cạnh đó với cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng gồm nhiều cấp giám sát và
điều hành nhưng tập trung chủ yếu là ở HĐQT và Ban Giám đốc thì vai trị của
Chair và CEO lại càng quan trọng hơn. Sự khác biệt về khoảng cách giữa ChairCEO tại các ngân hàng đặc biệt là tuổi tác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, hành
vi và suy nghĩ của Chair-CEO (Serfling, 2014). Việc tìm hiểu khoảng cách giữa
Chair–CEO và đa dạng hóa HĐQT với rủi ro ngân hàng là một việc hết sức cần
thiết. Đây cũng chính là lý do để tác giả thực hiện nghiên cứu “Tác động của đa
dạng hóa hội đồng quản trị và khoảng cách giữa Chủ tịch hội đồng quản trịTổng giám đốc đến rủi ro của các NHTM”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào các mục tiêu chính gồm:
+ Đa dạng hóa HĐQT và khoảng cách giữa Chair-CEO tác động tích cực
hay tiêu cực đến rủi ro của các NHTM.


5
+ Đề xuất một số giải pháp, chính sách phù hợp với sự đa dạng hóa HĐQT
và khoảng cách giữa Chair-CEO để hạn chế rủi ro của các NHTM.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để trả lời cho các mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu của đề tài gồm:
+ Các yếu tố nào đại diện cho khoảng cách giữa Chair-CEO và đa dạng
hóa HĐQT có ảnh hưởng đến rủi ro của các NHTM ?
+ Các chính sách, giải pháp nào là cần thiết để phát huy sự đa dạng của
HĐQT và khoảng cách giữa Chair-CEO đến rủi ro của các NHTM ?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Tác động của đa dạng hóa hội đồng quản trị và
khoảng cách giữa Chủ tịch hội đồng quản trị-Tổng giám đốc đến rủi ro của các
NHTM.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về khơng gian: Tính đến ngày 31 12 2017, có 31 ngân hàng
thương mại cổ phần trong nước và 4 ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước
nắm giữ trên 50

vốn điều lệ. Tuy nhiên có nhiều ngân hàng do sự cạnh tranh, nợ

xấu tồn đọng và hoạt động mua bán sáp nhập diễn ra khá phổ biến nên số lượng
ngân hàng có số liệu đầy đủ trong giai đoạn từ 2007 -20017 sau khi đã lọc chỉ còn
26 NHTM. Đây là các NHTM dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài Chính qua Thơng tư
52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 đã thực hiện báo cáo và công bố thông tin
định kỳ theo quy định nên nguồn số liệu của 26 NHTM là khá đầy đủ, tốt và có
độ tin cậy cao.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ 2007 – 2017
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
1.5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu và xử lý làm sạch số liệu bằng phần
mềm Excel. Sau đó nhập liệu vào phần mềm Stata để phân tích hồi quy cho dữ
liệu bảng xem xét tác động của đa dạng hóa HĐQT và khoảng cách giữa ChairCEO đến rủi ro của các NHTM gồm các bước sau:


6
- Thống kê mô tả các biến: biến phụ thuộc, biến độc lập, biến kiểm sốt
- Phân tích ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình
- Kiểm tra hiện tượng: đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai thay
đổi
- Phân tích hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp ước lượng bình

phương gộp nhỏ nhất (Pooled OLS), ước lượng tác động cố định (FEM), ước
lượng tác động ngẫu nhiên (REM). Từ đây để chọn lựa phương pháp ước lượng
phù hợp nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman. Do mơ hình hồi quy dữ liệu
bảng có sử dụng biến trễ nên có khả năng cao gặp phải các khuyết tật đặc biệt là
hiện tượng nội sinh, tự tương quan nên nghiên cứu sử dụng phương pháp
Moomen tổng quát dạng hệ thống (SGMM ) để khắc phục khuyết tật đã nêu và
các khuyết tật khác nếu gặp phải.
1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ các bản báo cáo tài chính hợp
nhất hằng năm của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2007- 2017. Dữ liệu
được
thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên – là dữ liệu đã được kiểm tốn
và được cơng bố cơng khai với NHNN và

y ban chứng khoán Nhà nước. Dữ

liệu trong nghiên cứu cần đảm bảo tính chính xác theo 2 tiêu chí gồm: (1) Thời
gian nghiên cứu là 11 năm từ năm 2007 đến năm 2017 và (2) Dữ liệu phải có tính
liên tục tối thiểu 05 năm.
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
Về lý thuyết: nghiên cứu sẽ kiểm định mối liên hệ giữa khoảng cách giữa
Chair-CEO và đa dạng hóa của HĐQT đến rủi ro của các NHTM.
Về thực nghiệm: thơng qua kết quả mơ hình nghiên cứu kiểm định được sự
khác biệt khoảng cách giữa Chair-CEO có hay khơng ảnh hưởng đến rủi ro của
các NHTM đồng thời cũng chỉ rõ vai trị của đa dạng hóa HĐQT sẽ giúp làm
giảm rủi ro của các NHTM trên khía cạnh nào và ngược lại. Dựa theo kết quả
nghiên cứu đề xuất những kiến nghị thích hợp cho các ngân hàng trong hệ thống


7

NHTM Việt Nam để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động góp phần đảm bảo sự phát
triển ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
1.7 Kết cấu của Luận văn
Nghiên cứu gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài. Ở chương này, tác giả trình bày
lý do nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
cấu trúc của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết
và tổng quan các nghiên cứu trước đây về tác động của của khoảng cách giữa
Chair-CEO cũng như sự đa dạng hóa của HĐQT lên rủi ro của các NHTM
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này tác giả xây dựng mơ
hình và các giả thuyết, đồng thời trình bày các bước thực hiện mơ hình.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này tác giả trình bày kết quả
nghiên cứu và phân tích số liệu có được từ mơ hình
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Ở chương này tác giả tóm gọn kết quả
chính của bài nghiên cứu đồng thời đưa ra những kiến nghị cho các NHTM
Tóm tắt chƣơng 1
Trong chương 1 tác giả đã giới thiệu về lý do chọn đề tài trong đó nêu bật
sự cần thiết thực hiện nghiên cứu này thông qua việc tổng hợp những ưu và
khuyết điểm của các nghiên cứu đi trước cũng như tình hình thực tế về hiệu quả
hoạt động của các NHTM với vai trò của HĐQT và Ban giám đốc đặc biệt Chair
và CEO. Từ đây tác giả đã phác thảo các mục tiêu cũng như câu hỏi nghiên cứu
quan trọng mà nghiên cứu cần thực hiện cũng như cách thức thực hiện nghiên
cứu. Cuối cùng tác giả giới thiệu tổng quát nội dung 5 chương mà nghiên cứu sẽ
thực hiện.


8
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 tập trung giới thiệu cơ sở lý thuyết về hội đồng quản trị, Chủ

tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc cũng như các đặc điểm chính của hội đồng
quản trị và rủi ro tín dụng. Từ đây nghiên cứu xây dựng mối quan hệ giữa khoảng
cách Chair-CEO và đa dạng hóa HĐQT với rủi ro của các NHTM. Phần cuối
của chương 2 sẽ đưa ra các nghiên cứu trong và nước đã nghiên cứu về mối quan
hệ này.
2.1 Hội đồng quản trị
2.1.1 Khái niệm
Khái niệm về HĐQT trong ngân hàng được quy định cụ thể Điều 43, Luật
các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Cụ thể như sau:
HĐQT là cơ quan quản trị ngân hàng, có tồn quyền nhân danh ngân hàng
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (đối với Ngân hàng thương mại cổ
phần) hoặc chủ sở hữu (đối với Ngân hàng thương mại nhà nước, NHTM 100%
vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên) hoặc thành viên góp vốn (đối với ngân hàng thương mại liên doanh,
NHTM 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức cơng ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên).
HĐQT phải có tối thiểu 03 thành viên và không quá 11 thành viên, số
lượng cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định. Tối thiểu 1/2 (một phần hai) tổng số
thành viên HĐQT phải là người khơng điều hành và thành viên độc lập, trong đó
có tối thiểu 02 thành viên độc lập. Chair có thể là thành viên độc lập. Cá nhân và
người có liên quan của cá nhân đó hoặc những người là người đại diện vốn góp
của một tổ chức khơng được chiếm quá 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên của
HĐQT (quy định này chỉ áp dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần). Số
thành viên HĐQT chưa có bằng Đại học không vượt quá 1/4 (một phần tư) tổng
số thành viên HĐQT.


9
Nhiệm kỳ của HĐQT là 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT khơng

q 05 năm. Thành viên HĐQT có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm
kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT được bổ sung hoặc thay thế
thành viên HĐQT bị đương nhiên mất tư cách, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời
hạn nhiệm kỳ là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ HĐQT. HĐQT của nhiệm kỳ vừa
kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi HĐQT của nhiệm kỳ mới tiếp quản công
việc.
Trường hợp số thành viên HĐQT bị giảm quá 1/3 (một phần ba) theo quy
định tại Điều lệ ngân hàng hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định
của pháp luật thì trong thời hạn khơng q 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng
theo quy định, ngân hàng phải tiến hành bổ sung đủ số lượng thành viên HĐQT
theo quy định.
HĐQT sử dụng con dấu của ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Giúp việc cho HĐQT có Thư ký HĐQT. Chức năng, nhiệm vụ của Thư ký HĐQT
do HĐQT quy định.
HĐQT phải thành lập các
mình, trong đó tối thiểu phải có 02

y ban để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
y ban là:

y ban về vấn đề quản lý rủi ro và

y ban về vấn đề nhân sự
2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
Nhiệm vụ, quyền hạn HĐQT trong ngân hàng được quy định cụ thể tại
Điều 59, 63, 128, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Cụ thể như sau:
-

Chịu trách nhiệm triển khai việc thành lập, khai trương hoạt động của
tổ chức tín dụng sau cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên. Chịu

trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được giao. Trình Đại hội đồng cổ đơng quyết định, thông
qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông quy định
tại khoản 2 Điều 59 của Luật này. Quyết định việc thành lập chi nhánh,
văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.


10
-

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức
lương, lợi ích khác đối với các chức danh CEO, Phó Tổng giám đốc
(Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Thư ký HĐQT, các chức danh thuộc
bộ phận kiểm toán nội bộ và người quản lý, người điều hành khác theo
quy định nội bộ của HĐQT.

-

Thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức
tín dụng khác có giá trị dưới 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng ghi
trong báo cáo tài chính đã được kiểm tốn gần nhất. Cử người đại diện
vốn góp của tổ chức tín dụng tại doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác.

-

Quyết định đầu tư, giao dịch mua, bán tài sản của tổ chức tín dụng từ
10% trở lên so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng ghi trong báo cáo
tài chính đã được kiểm toán gần nhất, trừ các khoản đầu tư, giao dịch
mua, bán tài sản của tổ chức tín dụng quy định tại điểm p khoản 2 Điều
59 của Luật này.


-

Quyết định các khoản cấp tín dụng theo quy định tại khoản 7 Điều 128
của Luật này, trừ các giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại
hội đồng cổ đông quy định tại điểm q khoản 2 Điều 59 của Luật này.

-

Thơng qua các hợp đồng của tổ chức tín dụng với công ty con, công ty
liên kết của tổ chức tín dụng; các hợp đồng của tổ chức tín dụng với
thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát, CEO, cổ đơng lớn, người
có liên quan của họ có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 20

vốn điều lệ của

tổ chức tín dụng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần
nhất hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định.
Trong trường hợp này, thành viên có liên quan khơng có quyền biểu
quyết.
-

Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo CEO thực hiện nhiệm vụ được phân công;
đánh giá hằng năm về hiệu quả làm việc của CEO.

-

Ban hành các quy định nội bộ liên quan đến tổ chức, quản trị và hoạt
động của tổ chức tín dụng phù hợp với các quy định của Luật này và



11
pháp luật có liên quan, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban
kiểm soát hoặc của Đại hội đồng cổ đơng.
-

Quyết định chính sách quản lý rủi ro và giám sát việc thực thi các biện
pháp phòng ngừa rủi ro của tổ chức tín dụng. Xem xét, phê duyệt báo
cáo thường niên.

-

Lựa chọn tổ chức định giá chuyên nghiệp để định giá tài sản góp vốn
khơng phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng theo quy
định của pháp luật.

-

Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận các vấn đề theo
quy định của pháp luật.

-

Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được
quyền chào bán. Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu chuyển
đổi của tổ chức tín dụng. Quyết định mua lại cổ phần của tổ chức tín
dụng.

-


Kiến nghị phương án phân phối lợi nhuận, mức cổ tức được trả; quyết
định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá
trình kinh doanh.

-

Chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan để trình Đại hội đồng cổ đơng
quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, trừ
những nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm sốt. Duyệt
chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; chương trình, nội dung,
tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông; triệu tập họp Đại hội đồng
cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết,
quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

-

Tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết
định của Đại hội đồng cổ đông và HĐQT. Thông báo kịp thời cho
Ngân hàng Nhà nước thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến tư cách thành
viên HĐQT, Ban kiểm soát, CEO.


12
2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch hội đồng quản trị
Theo điều lệ Ngân hàng thì Chair có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a. Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT;
b. Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp HĐQT hoặc để lấy ý kiến
các thành viên, triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐQT hoặc tổ chức việc lấy ý kiến
các thành viên;
c. Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của

HĐQT;
d. Chủ tọa cuộc họp của Đại hội cổ đông;
e. Bảo đảm các thành viên HĐQT nhận được thơng tin đầy đủ, khách quan,
chính xác và có đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà HĐQT phải xem xét;
f. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên HĐQT;
g. Giám sát các thành viên HĐQT trong việc thực hiện nhiệm vụ được
phân công và các quyền, nghĩa vụ chung;
h. Ít nhất mỗi năm một lần, đánh giá hiệu quả làm việc của từng thành
viên, các y ban của HĐQT và báo cáo Đại hội cổ đông về kết quả đánh giá này;
k. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quyết định
của HĐQT.
2.1.4 Các đặc tính đa dạng trong hội đồng quản trị
Trong phạm vi của luận văn này tác giả tập trung vào các khía cạnh thể
hiện sự đa dạng trong HĐQT gồm quy mô, thành phần và chức năng của HĐQT
có thể ảnh hưởng đến vai trị giám sát và tư vấn của HĐQT đối với Ban giám đốc
để mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động của các NHTM.
Quy mơ HĐQT là số lượng thành viên có trong HĐQT. Theo Nghị định
59 2009 NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của NHTM thì HĐQT phải có tối thiểu
03 thành viên và tối đa là 11 thành viên, số lượng cụ thể do Điều lệ ngân hàng
quy định. Tối thiểu 1/2 tổng số thành viên HĐQT phải là người khơng điều hành
và thành viên độc lập, trong đó có tối thiểu 02 thành viên độc lập. Chair có thể là
thành viên độc lập.


×