Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ ở thành phố hồ chí minh khóa luận tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.95 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC M Ở THÀNH PHỐ HỊ CHÍ MINH
KHỒ XHH —CTXH —ĐNAH

4 ?
NGUYỄN NGỌC SANG
MSSV: 0955012072

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

NGHÈ LÀM TRANG PHỤC
CẢI LƯƠNG TUỒNG CỒ
Ở THÀNH PHĨ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn
ThS. NGUYẺN THI TÂM ANH

Tp. Hồ Chỉ Minh, tháng 5 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỊ CHÍ MINH
KHOA XHH - CTXH - ĐNAH

4T
NGUYỄN NGỌC SANG
MSSV: 0955012072

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHÈ LÀM TRANG PHỤC
CẢI LƯONG TUỒNG c ồ
Ở THÀNH PHĨ HỊ CHÍ MINH


TRUỞNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THƯ VIỆN
Giảng viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ TÂM ANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013


Nhận xét của giảng viên hưóng dẫn


Nhận xét của giảng viên phản biện


Lịi cảm 0’n
Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, đầu tiên, chúng tôi xin được trân trọng
gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Q
Thầy Cơ ngành Đơng Nam Á học, khoa XHH - CTXH - ĐNAH đã trực tiếp giảng dạy
và cung cấp kiến thức khoa học cho chúng tôi trong suốt bốn năm học vừa qua trên
ghế giảng đường.
Đặc biệt, chúng tơi bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn chân thành đến Thạc sĩ
Nguyễn Thị Tâm Anh, giảng viên trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đờ chúng tơi hồn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Kính gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt đến tất cả Quý Thầy Cô. Chúc Quý Thầy
Cô đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp đào tạo tri thức cho đất nước cũng như
trong các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Đồng thời, chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc thành công
đến Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh, Đồn Ca kịch Thống Nhất Quảng Đơng Triều Châu, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Cơ sở trang phục Phượng Nga, Cơ sở
trang phục Công Minh, Cơ sở trang phục Bảo Ly cùng Cơ sở trang phục Thằng Bờm

đã hết lịng hỗ trợ chúng tơi trong quá trình thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Sang


Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tà i...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 3
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................................3
I

5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................. 7
7. Bố cục đề tà i......................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN................................................... 9
1.1. Các khái niệm.................................................................................................... 9
1.1.1.

Văn hóa....................................................................................................... 9

1.1.2.

Cải lương.................................................................................................... 9

1.1.3.


Trang phục - trang phục cải lương tuông cô............................................. 12

1.1.4.

Nghề truyền thống.....................................................................................13

1.2. Trang phục cải lương tuồng cổ trong hệ tọa độ văn h ó a.................................14

Gv

Vịí

1.2.1.

Bối cảnh khơng gian.................................................................................. 14

1.2.2.

Chủ thể.......................................................................................................17

1.2.3.

,

Thời gian....................................................................................................18

,

'


,

,

,

1.3. Vấn đề bảo tồn và phát triển nghề truyền thống............................................. 22

^ p ĩiể u kết chương 1
*$

CHƯƠNG 2. NGHÈ LÀM TRANG PHỤC CẢI LƯƠNG TUỒNG CỊ - NHỮNG
GIÁ TRỊ VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG................................................................. 24
2.1. Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ trong hệ giá trị văn hóa vật th ể......24
2.1.1.

Sản phẩm.................................................................................................. 24

2.1.2.

Kỹ thuật chế tác.........................................................................................27

2.1.3.

Công nghệ................................................................................................. 28

2.1.4.

Thị trường................................................................................................. 30


2.2. Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ trong hệ giá trị văn hóa phi vật thể .31
2.2.1.

Tính mỹ thuật.......................................................................................... 31


2.2.2.

Kinh nghiệm - bí quyết nghề - phương thức lưu truyền..................

35

2.2.3.

Tín ngưỡng thờ Tổ nghề.................................................................

36

2.2.4.

Lễ giỗ Tổ nghề cải lương.................................................................

40

2.3. Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ trong hệ giá trị văn hóa xã hội

42

2.3.1.


Tính chân thực lịch sử.....................................................................

42

2.3.2.

Tính dân tộc......................................................................................

44

2.3.3.

Tính biểu tượng................................................................................

47

2.3.4.

Tính linh hoạt...................................................................................

49

Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIẺN NGHÈ..........

52

3.1. Hiện trạng................................................................................................


52

3.1.1.

Các cơ sở làm trang phục cải lương tuồng cổ hiện nay....................

52

3.1.2.

Thuận lợi.......................................................................................... .

53

3.1.3.

Khó khăn..........................................................................................

54

3.2. Giải pháp phát triển nghề........................................................................

55

3.2.1.

Chính sách của Nhà nước.................................................................

55


3.2.2.

Đối với nghệ nhân may trang phục..................................................

58

3.2.3.

Đối với nghệ sĩ cải lương.................................................................

59

Tiểu kết chương 3
KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... ........

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................

63

PHỤ LỤC


r

r

Danh mục những từ viêt tăt


NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ.

TT-BNN

Thơng tư - Bộ Nông nghiệp.

UNESCO

United Nations Educational Scientific and CulturalOrganization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc).

USD

United States dollar.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ lâu, thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là kinh đơ của nghệ thuật cải
lương. Trải qua thời kỳ hoàng kim, khi cải lương thối trào, đến nay nơi đây cịn lưu
giữ được những giá trị cốt lõi, tinh hoa văn hóa mà loại hình nghệ thuật này để lại. Đó
là những thầy đòn chuyên đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ thành công, nổi tiếng trên sân
khấu. Đa số nghệ sĩ cải lương thành danh sinh sống tập trung tại thành phố Hồ Chí
Minh. Các nghệ sĩ định cư ở hải ngoại vẫn thường xuyên về đây biểu diễn nghệ thuật.
Tín ngưỡng thờ Tổ nghề cải lương hàng năm thu hút nhiều nghệ sĩ không chỉ cải lương
mà cả kịch, điện ảnh, ca nhạc... về tham dự ngày giỗ Tổ như một cách tri ân nguồn cội,

nhắc nhở đạo lý “uống nước nhớ nguồn"’. Nghề làm trang phục cải lương tuồng cô vẫn
sống, sáng tạo, cống hiến mặc dù gặp nhiều khó khăn. Tất cả các yếu tố trên cấu thành
giá trị văn hóa đặc trưng của nghệ thuật cải lương. Trong đó trang phục là phương tiện
phản ánh rõ nét nhất những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Bàn về cải lương, trong những thập niên gần đây, khi nhiều loại hình nghệ thuật
mói ra đời cùng với sự du nhập từ nước ngoài như: nhạc trẻ, hiphop, pop, rock, dance
sport, các dòng nhạc thị trường..., nghệ thuật sân khấu cồ truyền của dân tộc Việt Nam
mất dần ưu thế. Một số loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương... thu hẹp đất
diễn và có nguy cơ mai một nếu khơng kịp thời tìm được hướng đi mới. Theo quan
điểm của chúng tôi, cải lương đang bị nghiệp dư hóa. Chính bản thân những người làm
nghệ thuật đã kéo cải lương xa rời khán giả. Việc nghệ sĩ diễn vở cải lương tuồng cổ
đeo đồng hồ, trang sức hiện đại, nữ nghệ sĩ đi giày cao gót, nam nghệ sĩ đi giày tây,
hoạt cảnh bà Triệu Thị Trinh cưỡi voi sử dụng ghế nhựa, thang xếp... khơng phù hợp


với bối cảnh, nhân vật lịch sử, gây phản cảm. Tình trạng sử dụng tùy tiện, sai sót về
trang phục đã bóp méo nhận thức của người xem, ảnh hưởng đến thị hiếu thẩm mỹ
khán giả. Đó là chưa kể đến chất lượng nghệ thuật của vở diễn về ca từ, diễn xuất.
Những yếu tố kể trên khiến nghệ thuật sân khấu cải lương không cạnh tranh được với
các loại hình nghệ thuật mới, tất yếu dẫn đến khủng hoảng và nguy cơ mai một. cần
phải có cơng trình nghiên cứu, phân tích vấn đề trang phục cải lương để tìm ra nguyên
nhân và giải pháp khắc phục, góp phần đưa cải lương trở lại với cơng chúng.


2
Một vài năm trở lại đây, nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ được phản ánh
trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các bài báo chủ yếu viết về những người
làm trang phục cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh. Người thiết kế trang phục
là người “thổi hồn” vào vai diễn, giúp nghệ sĩ tự tin đứng trên sân khấu, nhất là các vở
cải lương tuồng cổ. Đồng thời, trang phục là biểu hiện của giá trị văn hóa vật chất và

tinh thần, sự sáng tạo tài hoa của người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, các bài
báo chỉ dừng ở mức độ thơng tin sơ lược, chưa có sự nghiên cứu cụ thể dựa trên bình
diện văn hóa, kinh tế - xã hội. Nghiên cứu nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ sẽ
góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu cải lương khỏi nguy cơ mai một.
Thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trang phục sân khấu chưa được quan tâm đúng mức
dẫn đến hậu quả rất đáng báo động. Đó là sự giống nhau của các bộ y phục ở các triều
đại khác nhau, việc sử dụng tùy tiện màu sắc, họa tiết, mô phỏng, bắt chước kiểu trang
phục trong các phim lịch sử của nước ngoài. Hiện tượng cách tân hóa một cách thái
quá khiến trang phục sân khấu gây phản cảm là điều khá phổ biến, nhất là giới nghệ sĩ
trẻ. Nguyên nhân chủ yểu nam ở người thiết kể trang phục vơ tình hay cố ý khơng
thơng hiểu lịch sử, tính chất vai diễn, một phần do nghệ sĩ quá “dễ dãi” khi mặc trang
phục biểu diễn, cần xây dựng nhận thức trong giới nghệ sĩ từ người thiết kế đến người
sử dụng giá trị văn hóa của trang phục, quan trọng là tính lịch sử, tính dân tộc của nó.
Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thuộc
loại hình nào, đủ tiêu chuẩn cơng nhận là nghề thủ công truyền thống, làng nghề truyền
thông hay không. Đây là vấn đề phải nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên các văn bản pháp
luật của Nhà nước. Từ đó, tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn tồn tại, tránh dẫn đến
việc mai một và mất đi một trong những giá trị văn hóa đặc thù của vùng Nam Bộ. Để
giải quyết vấn đề nêu ra, cần nhìn lại quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật cải
lương, diễn trình phát triển trang phục cải lương tuồng cổ. Đề ra phương hướng, giải
pháp khắc phục dựa theo tiêu chí của Nhà nước trong các văn bản pháp luật đã ban
hành kết hợp với tình hình thực tế địa phương mà nghề đang hoạt động. Nhận thấy ý
nghĩa và tính cấp thiết của những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghề làm trang
phục cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chỉ Minh ” nghiên cứu mong muốn có những
đóng góp khoa học và thực tiễn nhất định khi đề tài hoàn thành.

1


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra sau đây:
- Phân tích được những nét đặc trưng của nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ
thông qua sự khác nhau giữa trang phục cải lương với trang phục hát bội, trang phục
của các đồn hát Quảng Đơng (Trung Quốc), giữa trang phục sân khấu người Việt với
người Hoa. Từ đó, phân tích giá trị văn hóa đặc sắc riêng của trang phục cải lương
tuồng cổ Việt Nam.
- Đánh giá vai trò của trang phục quyết định sự thành công của vở cải lương
tuồng cổ. Phân tích được tính biểu tượng ¿ủa trang phục, qua đó có thể phân biệt các
vai diễn trên sân khấu như: vua, quan văn, quan võ, hoàng hậu, thứ phi...
- Phân tích q trình hình thành và phát triển nghề làm trang phục cải lương tuồng
cồ ở thành phố Hồ Chí Minh. Tầm quan trọng của nghề làm trang phục tuồng cổ trong
việc góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu cải lương. Phản ánh hiện trạng
nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ. Đe ra phương hướng bảo tồn và phát huy nghề
làm trang phục cải lương tuồng cồ dang dứng trước nguy cơ mai một.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đổi tượng nghiên cứu: Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ nghiên cứu dưới
góc dộ văn hóa học dựa trên các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thổ, giá trị văn hóa xã
hội của trang phục cải lương tuồng cổ.
Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 1, 4, 5, Bình Thạnh, Gị
Vấp). Nơi đây tập trung các gia tộc chuyên làm trang phục cải lương tuồng cổ nổi
.

tiếng, hiện nay vẫn còn tồn tại và phát triển.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề



Bản sắc văn hóa Việt Nam là vấn đề vốn được nhiều nhà văn hóa học quan tâm
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Giáo sư Phan Ngọc với tác phẩm “Bản sắc

văn hỏa Việt Nam”, Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc Thêm với tác phẩm “77w về bản sắc
văn hóa Việt Nam”, Giáo sư Trần Quốc Vượng với “Cơ sở văn hóa Việt Nam” là
những cuốn sách tiêu biểu.
Trong tác phẩm “Tim về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Giáo sư Trần Ngọc Thêm
có cách tiếp cận văn hóa dựa trên việc xác định tọa độ, không gian và chủ thể của văn


4
hóa theo những điểm quan trọng: “văn hóa phải là các giá trị; những giá trị đó phải do
con người sáng tạo; sự sáng tạo đó là cả một quá trình lịch sử; và những giá trị đó phải
làm thành một hệ thống chặt chẽ” [11, tr.19]. Đây chính là nền tảng quý giá giúp
chúng tôi nghiên cứu trang phục cải lương tuồng cổ dưới góc độ văn hóa học. Trong
tác phẩm này, Giáo sư Trần Ngọc Thêm phân tích quan niệm về mặc và làm đẹp con
người, mặc “không chỉ đối phó với mơi trường và làm đẹp, mặc còn mang một ý nghĩa
xã hội rất to lớn” [10, tr.375]. Trang phục cho thấy địa vị xã hội, nghề nghiệp, quê
quán của chủ nhân. “Mỗi dân tộc có cách ăn mặc và trang sức riêng, vì vậy, cái mặc đã
trở thành biểu tượng của văn hóa dân tộc” [10, tr. 375]. Mặc chỉ được đề cập ở khía
cạnh trang phục đời thường, tác giả chưa đánh giá trang phục sân khấu dưới góc độ
văn hóa. Tuy nhiên, cách thức trang phục qua các thời đại và tính linh hoạt phù hợp
với môi trường trong cách mặc của người Việt viết trong tác phẩm giúp chúng tơi định
hình cách tiếp cận vấn đề theo hướng khoa học.
Trong hoạt động nghiên cứu, cho đến nay hầu như ít có cơng trình viết về trang
phục sân khấu nói chung và trang phục cải lương tuồng cổ nói riêng. Những vấn đề
trang phục sân khấu truyền thống được tác giả Đồn Thị Tình đề cập trong Luận án
Phó tiến sĩ nghệ thuật học chỉ dừng lại ở phạm vi tuồng và chèo. Công trình tập trung
nghiên cứu diễn trình phát triển trang phục người Việt, trang phục sân khấu chèo và
tuồng, những vấn đề mang tính nguyên tác đối với trang phục trên sân khấu như tính
chân thực lịch sử, tính dân tộc, tính thẩm mỹ, tính hình tượng... [18, tr.7]. Ke thừa kết
quả nghiên cứu của cơng trình, chúng tơi phát triển đề tài nghiên cứu riêng về trang
phục sân khấu của ngành cải lương, đặc biệt là trang phục cải lương tuồng cổ.

Tác giả Tuấn Giang trong cơng trình “Nghệ thuật cải ỉưong” nghiên cứu cải
lương dưới góc độ ngơn ngữ sân khấu từ quá trình hình thành, phát triển đến những
đặc điểm cơ bản. Trang phục sân khấu cải lương được xếp vào loại hình ngơn ngữ mỹ
thuật phục trang. “Mỹ thuật phục trang sân khấu là nghệ thuật phù trợ, góp phần mỹ lệ
hóa vở diễn, làm đẹp nhân vật, làm đẹp sân khấu, giúp công nhúng nhân biết thời gian,
khơng gian sân khấu” [3, tr.210]. Sự hình thành, phát triển của trang phục gắn liền với
sự phát triển ngơn ngữ sân khấu cải lương. Cơng trình nghiên cứu này hỗ trợ chúng tơi
xác định lịch sử hình thành và phát triển trang phục sân khấu cải lương, hệ tọa độ văn
hóa để dễ dàng tiếp cận các giá trị văn hóa của trang phục cải lương tuồng cổ.


5
Bên cạnh đó, cải lương cịn có một số cuốn sách, cơng trình nghiên cứu, bài viết
sưu tầm tư liệu và lịch sử, sự phát triển cải lương, chân dung nghệ sĩ... Tuy nhiên, đa
số chỉ đề cập nhưng chưa nghiên cứu chuyên sâu về trang phục cải lương. Tác giả
Hoàng Như Mai trong cuốn “Sân khấu cải lương” phân tích đặc điểm của sân khấu cải
lương theo bố cục, đề tài và cốt truyện, ca nhạc, diễn xuất, y phục - trang trí... v ề
trang phục (y phục, y trang, xiêm y) ‘‘trong các vở đề tài xã hội diễn viên ăn mặc như
ngoài đời. Trong các vở đề tài lịch sử dân tộc, về các truyện cũ của Trung Quốc,
phóng tác từ những câu chuyện, hoặc các vở kịch nước ngồi thì y phục của diễn viên
cũng được chọn lựa để gợi ra xuất xứ của cốt truyện và của nhân vật” [5, tr.18]. Tác
giả Lê Long Vân (nghệ sĩ nhân dân Ba Vân) trong cuốn sách “Ke chuyện cải lương”
(Lê Thị Hoàng Mai ghi) kể về các gánh hát đầu tiên khai thác thể loại tuồng Tàu từ
những năm 1922 - 1923, “diễn viên mới đội mão, đi hia, mặc giáp trụ, hóa trang vẽ
mặt theo kiểu Quan Cơng, uất Trì Cung... và có kèn đồng trống thúc đủng kiểu Tàu
thiệt” [14, tr.l 10]. Trong quá trình cải cách thành cải lương, sân khấu hát bội thay đổi
theo xu hướng “sân khấu bắt đầu có vẽ tranh sơn thủy làm phông. Lên Chợ Lớn, diễn
tại rạp Đồng Khánh, mua áo mão, giáp bào, mũ mãng theo kiểu của gánh hát Quảng
Đơng. Hóa trang, phục trang theo đồ Quảng Đơng, mắt gà sáng chói” [ 14, tr.32]. Trần
Văn Khải trong “Nghệ thuật sân khấu Việt Nam” cho ràng cải lương là “lối diễn cho

đủ hạng người xem bởi sự giản dị, dễ hiểu” dựa trên “cách sử dụng ánh sáng trên
nhiều màu sắc tươi đẹp của y trang” [4, tr. 237]. Có thể thấy, bên cạnh nội dung tuồng
tích, diễn xuất của nghệ sĩ, trang phục là thành tổ quan trọns; góp phần mane đến thành
cơng cho một vở cải lương tuồng cổ. Cải lương hấp dẫn người xem một phần nhờ vào
trang phục lộng lẫy, nhiều màu sắc, sang trọng. Ngồi ra, trang phục cịn phản ánh bản
sắc văn hóa, lịch sử dân tộc, đặc biệt là các vở cải lương dã sử Việt Nam.
Báo Sài Gòn Giải Phóng số ra ngày 15/11/1999, trang 5, có bài viết “Ố5 năm may
trang phục sân khau cải lương: Nghệ nhân Tám Trong”. Bàn về nghề làm trang phục,
nghệ nhản Tám Trống (lúc còn sinh thời) chia sẻ: “Nghề này thấy vậy chứ không dễ,
muốn làm được trước hết phải biết đặc trưng cơ bản của nghệ thuật cải lương. Trang
phục cải lương mang tính ước lệ, tính khái quát cao, nhằm khắc họa nhân vật và phân
định cấp bậc, giai cấp trong xã hội, vì vậy phục trang phải phù hợp với từng thành
phần nhân vật qua các giai đoạn lịch sử”. Gần đây, trên các phương tiện truyền thông


6
đại chúng đăng tải một số bài báo tập trung viết về nghề làm trang phục cải lương
tuồng cổ. Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh tịn tại một bộ phận nghệ nhân sinh
sống bằng nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ. Báo Giáo dục và Thời đại Online,
chuyên mục Xã hội ngày 22/08/2011 với nhan đề “Trăn trở nghề may trang phục sân
khẩu” [29]. Báo Thanh Niên Online, chuyên mục Văn hóa - Nghệ thuật ngày
16/07/2012 với loạt bài “Sài Gòn kỳ nhân, kỳ sự: Những người làm trang phục tuồng''
[30]. Gần đây nhất, Báo điện tử Người Đưa Tin ngày 19/08/2012 có bài viết “Người
giữ gìn nghệ thuật cải lương tuồng cổ bằng nghề may” [28]... bàn về những người
làm trang phục cải lương tuồng cồ ở thành phố Hồ Chí Minh. Các nghệ nhân đang cố
gắng giữ gìn nghề truyền thống cao quý của cha ông nhiều đời để lại trước nguy cơ
mai một. Tuy nhiên, các bài báo chỉ dừng ở mức độ thông tin sơ lược về các mốc hình
thành nghề, phản ánh hiện trạng, đánh động nguy cơ mai một, thất truyền nghề. Tác
giả chưa đi sâu phân tích giá trị văn hóa của nghề thơng qua các loại trang phục cải
lương tuồng cổ.

Dựa trên nền tảng nghiên cứu từ các sách, luận án, báo kể trên, chúng tôi chọn
cách tiếp cận nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ theo hướng nghiên cứu các giá
trị văn hóa của trang phục, góp phần bảo tồn và phát triển nghề tránh nguy cơ mai một,
“gìn vàng giữ ngọc’' cải lương nói riêng và bản sác văn hóa Việt Nam nói chung trong
lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
5. Phưig pháp nghiên cứu
Cơng trình là sự kế thừa những nền tảng kiến thức về văn hóa Việt Nam của các
nhà văn hóa học như Giáo sư Trần Quốc Vượng, Giáo sư - Viện sĩ Trần Ngọc
Thêm..., các nhà nghiên cứu nghệ thuật như Tuấn giang - Viện sân khấu - Đại học sân
khấu điện ảnh Hà Nội, nhà nghiên cứu Đồn Thị Tình... Ngồi ra chúng tơi cịn tham
khảo cơ sở pháp lý của Nhà nước trong hoạt động công nhận, bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống, nghề truyền thống như Luật Di sản năm 2002 sửa đổi bổ
sung 2010, Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định sổ 66/2006/NĐ-CP ngày
07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Công ước về bảo vệ di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ước di sản thế giới, được Đại hội
đồng UNESCO chấp nhận ngày 16 tháng 11 năm 1972.


7
Dựa trên nền tảng này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau để
có được kết quả nghiên cứu tốt nhất. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp:NNhững tư liệu mà chúng tơi tìm thấy được
trên các sách, báo, tạp chí về nghệ thuật sân khấu và về ngành văn hóa học chính là cơ
sở khoa học giúp chúng tơi có cách nhìn cơ bản về đối tượng nghiên cứu, cách tiếp cận
vấn đề. Đồng thời, việc phân tích, tổng hợp, xử lý tư liệu có sẵn cũng đă giúp chúng
tơi nhận biết được góc độ nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trước, từ đó biết
cách chọn lọc cũng như chọn ra hướng đi mới của đề tài.
- Phương pháp quan sát tham dự kết hợp với phỏng van sâu: Phương pháp quan
sát tham dự là một trong những thao tác tiến hành thu thập thông tin từ thực tế. Thao

tác này rất cần thiết để đề tài nghiên cứu có sự phản ánh chân thực và cụ thể hơn về
đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, việc quan sát tham dự cũng giúp cho người nghiên
cứu có sự đối chiếu so sánh với tài liệu sẵn có, từ đó phát hiện và cập nhật những
thơng tinjơl\cho cơng trình. Đe thu thập các thơng tin thực tế, chúng tôi tiến hành
khảo sát tạo các cơ sở làm trang phục cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh.
Trong q trình điền dã, chúng tơi tiến hành ghi chép kết quả và ghi hình đối tượng để
lưu giữ, làm cơ sở phân tích thơng tin nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn sâu được
chúng tôi kết hợp trong quá trình điền dã. Đối tượng chúng tôi tiếp xúc là những nghệ
nhân may trang phục, nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ ca kịch Quảng Đơng có liên quan trực
tiếp đến việc sáng tạo, phát triển, bảo tồn các giá trị văn hóa trang phục cải lương
tuồng cổ. Biên bản phỏng vấn được ghi nhận và trình bày trong phần phụ lục.
- Cách xử ỘỊ thông tin: Với nguồn tư liệu có sẵn từ sách, báo, tạp chí và các bài
viết từ các website có uy tín, chúng tôi tiến hành chọn lọc và tổng hợp những vấn đề
cơ bản làm cơ sở lý luận của đề tài. Đối với riguồn thông tin thu nhận được từ q
trình phỏng vấn, quan sát tham dự, chúng tơi hiếrphành đối chiếu, so sánh và chọn lọc
để trình bày theo định hướng nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ỷ nghĩa khoa học: Đe tài góp phần nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt Nam trong
văn hóa văn nghệ dưới góc độ phân tích biến đổi phong cách trang phục sân khấu
trong hệ tọa độ văn hóa, góp phần nghiên cứu nghề và làng nghề thủ cơng truyền
thống ở thành phố HỊ Chí Minh.


Ỷ nghĩa thực tiễn: Cơng trình sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị về giá trị
văn hóa Việt Nam, đặc biệt làm nổi bật giá trị và ý nghĩa của trang phục cải lương
tuồng cổ, xây dựng nhận thức về văn hóa trang phục trong biểu diễn, những đặc sắc
của nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ. Bên cạnh đó, chúng tơi đề xuất được một
số biện pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghề làm trang phục cải
lương tuồng cổ, đồng thời cũng chính là góp phần bảo tồn bộ môn nghệ thuật cải
lương của dân tộc.

7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn: Trong Chương 1 chúng tôi tập trung nêu
ra các khái niệ

m nền tảng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Đó là các

khái niệm về văn hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa. Bên cạnh đó là các khái niệm cải
lương, cải lương tuồng cổ, trang phục - trang phục cải lương tuồng cổ, nghề truyền
thống. Đe hoàn thiện về cơ sở lý luận, chúng tơi cịn phân tích hệ tọa độ văn hóa của
trang phục cải lương tuồng cổ. Dồng thời, phân tích cơ sở pháp lý trong hoạt dộng bảo
tồn và phát triển nghề truyền thống để làm nền tảng cho việc phân tích giá trị văn hóa
của nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ.
Chương 2: Nghề làm trang phục cải lương tuồng cồ - những giả trị văn hóa
truyền thong: Chương 2 tập trung phân tích giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, giá trị
văn hóa xã hội của nghề làm trang phục cải lưo*ng tuồng cổ. Trong hệ giá trị văn hóa
vật thể, chúng tơi tập trung phân tích các sản phẩm, kỹ th

J';, công nghệ, thị

trường tiêu thụ của trang phục. Hệ giá trị văn hóa phi vật tl

g trên cơ sở tính

mỹ thuật của trang phục, kinh nghiệm - bí quyết nghề - phương thức lưu truyền, tín
ngưỡng thờ Tổ nghề, lễ giỗ Tồ nghề cải lương. Phần cuối Chương 2 đúc kết giá trị văn
hóa xã hội của nghề thơng qua tính lịch sử, tính dân tộc, tính biểu tượng, tính linh hoạt
của trang phục cải lương tuồng cổ.
Chương 3: Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề: Chương 3 đề cập đến hiện
trạng của nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ như những thuận lợi, khó khăn của

các cơ sở làm trang phục hiện nay. Trọng tâm của chương 3 là đề xuất các giải pháp
góp phần bảo tồn nghề và phát huy giá trị văn hóa của trang phục cải lương tuồng cổ.


9

CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIÊN
1.1. Các khái niêm

1.1.1. Văn hóa
Khái niệm văn hóa được diễn đạt bàng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu đều thống nhất với nhau quan điểm cho ràng văn hóa hồn tồn khơng phải
là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là một tổng thể và nghiên cứu về văn hóa lả phải
tổng hợp. “ Văn hỏa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
«

người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [11, tr.25].
Văn hóa có bốn đặc trưng cơ bản: tính hệ thống - thực hiện chức năng tổ chức xã
hội, tính giá trị - điều chỉnh xã hội, tính nhân sinh - giao tiếp, tính lịch sử - giáo dục.
Trong các đặc trưng của văn hóa, tính giá trị là một trong những đặc trưng quan trọng,
được xem như thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Các giá trị văn hóa
theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Theo ý nghĩa, có
thê chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ. Cách phân chia khác,
các giá trị văn hóa bao gồm giá trị văn hóa phi vật thể, vật thể và giá trị văn hóa xã hội
[11, tr.25-30]. Đe tài dựa theo cách phân chia này để tiếp cận vấn đề nghiên cứu.
Trong tiến trình văn hóa Việt Nam, bên cạnh lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa
giao lưu với Trung Hoa giai đoạn văn hóa Đại Việt (đặc là thời đại Lý - Trần) đã khiến
cho văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên mọi phương diện. Đen giai đoạn văn
hóa Đại Nam, cùng với lớp văn hóa giao lưu văn hóa phương Tây, lịch sử văn hóa Việt

Nam được lật sang tr a n ^ ừ ^ g ^ ớ i [11, tr.87-92]. Trong đó, các loại hình nghệ thuật
sân khấu Việt Nam có những bước chuyển biến khá rõ rệt, được xem là nút sóng của
sự giao thoa văn hóa diễn ra trên mảnh đất Việt Nam. Trên cơ sở sự giao lưu tiếp biển
văn hóa, vùng văn hóa, hệ tọa độ của văn hóa Việt Nam, các khía cạnh thời gian,
khơng gian, chủ thể^Chúng tơi phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài theo
hướng đánh giá các giá trị văn hóa để làm nền tảng giải quyết những vấn đề đặt ra.
1.1.2. Cải lưo’ng
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa cải lương theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là “sửa
đổi cho tốt hơn”. Cách hiểu thứ hai, cải lương là “cách diễn tuồng theo một lối được
sửa đổi cho họp, cho hay hơn” [8, tr.146].


10
GS. Trần Văn Khê (2007) trong bài viết Cải lương, nghệ thuật sân khấu truyền
thong Nam bộ Việt Nam giải thích “dựa trẽn ý nghĩa Hán Việt của từ cải lương chúng
ta thấy cải lưcmg là sửa đổi cho trở nên tốt hơn. Cải lương được thay đổi từ hát bội.
Người nghệ sĩ cải lương có cách múa, hát, mặc xiêm y giống như một sân khấu hát
bội”. Theo GS. Trần Ngọc Thêm, đầu thế kỷ XX, nghệ thuật sân khấu phương Tây
thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào Việt Nam. “Cùng với sự xuất hiện của kịch nói
như một loại hình nghệ thuật sân khấu Âu Tây hồn tồn, ở Nam Bộ hình thành cải
lương như một sản phẩm của trào lưu cải cách nghệ thuật hát bội theo hướng bổ sung
những yếu tố của sân khấu phương Tây” [10, tr.303].
Riêng GS. Trần Quốc Vượng cho rằng, trong ba mơ hình sân khấu Việt Nam lịch
đại và đồng đại (diễn xướng dân gian, kịch hát truyền thống, sân khấu kịch nói hiện
đại), cải lương thuộc mơ hình kịch hát truyền thống, xuất hiện trong những thập kỷ đàu
thể kỷ XX. “Mơ hình cải lương chịu ảnh hưởng nặng của ca kịch Hồ Quảng lẫn kịch
nói phương Tây” [17, tr.464].
Tác giả Vương Hồng Sen (1968) trong cuốn Hồi kỷ 50 năm mê hát: Cải ỉưcmg dã
50 tuồi viết “cải lương có cái sứ mạng cao cả, phơ diễn lên sự thật của xã hội, những
trạng thái lầm than của dân đen, để truyền bá những phương pháp cải tổ xã hội, và gieo

rác tinh thần đấu tranh cho dân tộc” [7, tr.173]. Cải lương ra đời góp phần “cải tạo
những con người đã bị chủ nghĩa thực dân mới lôi cuốn, lừa gạt, xô đẩy và sa đọa vào
tội lỗi” [5, tr.34].
Rút từ nhiều quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu cải lương là loại hình kịch hát
truyền thơng của Việt Nam ra đời khoảng năm 1918 trong bối cảnh giao thời ở vùng
đât Nam Bộ, giữa lúc phong trào cải cách xã hội, cải cách văn hóa nghệ thuật, nâng
cao dân trí theo hướng thẳm mỹ mới phát triển sâu rộng trong nhân dân. Bắt dầu
từ ca nhạc tài tử phát triển lên trò diễn ca ra bộ, đến cải cách hát bội, tiếp thu ảnh
hưởng của ca kịch Hồ Quàng và yếu tố sân khấu co truyền phương Tây dưới sự ủng
hộ nhiệt tình của cơng chủng, báo chí, các tác giả, nghệ sĩ thời bấy giờ.
Phân loại cải lương :
Dựa trên nội dung tuồng tích, các nhà nghiên cứu phân chia cải lương thành:
- Tuồng dã sử: là loại tuồng cải lương soạn theo dã sử Việt Nam như Nữ vương
Trưng Trắc, Trọng Thủy Mỵ Châu, Lê Lai cứu chúa, Lê Lợi khởi nghĩa, Cao Hoàng


11
phục quốc, Võ Tánh tử tiết, Gia Long tẩu quốc..., ra đời trong giai đoạn đầu hình thành
cải lương (khoảng 1917 - 1922). Trước đó, các tuồng tích cải lương thường được lấy
trong thơ xưa như Vân Tiên Nguyệt Nga, Kim Vân Kiều, Thoại Khanh Châu Tuấn,
Lâm Sanh Xuân Nương, Thạch Sanh Lý Thông... [4, tr.225].
- Tuồng Tàu (tuồng Hồ Quảng): là loại tuồng cải lương phỏng theo các tích,
truyện Trung Quốc như Phụng Nghi đình, Hồng Phi Hổ đầu Châu, Tống tửu Đơn
Hùng Tín, Chung Vơ Diệm, Xử bá đao Từ Hải Thọ, Quan Công tẩu mạch thành, Lưu
Kim Đính giải giá Thọ Châu, Xử án Bàng Quý Phi, Mạnh Lệ Quân thoát hài..., xuất
hiện cùng thời với tuồng dã sử. Đến những năm 1950 - 1960, khi phim ảnh và tuồng
Đài Loan, Quảng Đông, Triều Châu, du nhập vào Việt Nam thì những điệu nhạc Đài
Loan, nhạc Quảng cũng được tiếp thu đưa vào làm ca khúc trong tuồng hình thành nên
cải lương Hồ Quảng [4, tr.225].
- Tuồng xã hội (tuồng Tây): là loại tuồng cải lương khai thác đề tài xã hội, tiếp

thu nghệ thuật sân khấu truyền thống thương Tây. Một số vở tuồng phỏng tác theo tiểu
thuyết và kịch châu Ẩu như Cách Lan phương tử, Túy hoa Vương nữ, Đoạn tuyệt, Giá
trị danh dự..., một số cốt truyện lấy từ thực tế xã hội Việt Nam như Tô Ánh Nguyệt,
Đời cô Lựu, Lan và Điệp... Tuồng xã hội nở rộ vào những năm 1923 - 1945 trong bối
cảnh cải lương hưng thịnh, phát triển không ngừng [4, tr.226].
- Tuồng hương xa: là loại tuồng cải lương hư cấu cốt truyện ở nước ngoài như
Nhật Bản (tuồng Nhật: Giấc mộng Vương phi, Nỗi buồn thu thảo, Khi hoa anh đào
nở...), Án Độ (chủ yếu là các tuồng Phật: Thích Ca đắc đạo, Tiền thân Phật Tổ...), Ba
Tư, Hàn Quốc, Cao Miên... ra đời nhàm đáp ứng thị hiếu công chúng [4, tr.228].
- Cách phân chia khác phân tuồng cải lương thành các loại tuồng Tây, tuồng Tàu,
tuồng La Mã diễm huyền, tuồng Tiên, tuồng Phật, tuồng Ma, tuồng Kiếm hiệp, tuồng
Chiến tranh nguyên tử, tuồng Mỹ... [5, tr.35].
Dựa theo sự phân chia trên, kết hợp với hình thức trang phục sân khấu, có thể
chia cải lương thành hai loại:
- Cải lương xã hội: là loại hình cải lương khai thác những đề tài tâm lý - xã hội,
mang tính chất hiện đại. Cải lương xã hội tả thực - từ cách hóa trang, đạo cụ cho đến
cách diễn đều đặc tả sự việc xảv^tPàa sàn diễn sao cho giống sự thực, v ề trang phục,
nghệ sĩ ăn mặc giống nhân vâí ngồi ngồi đời trong xã hội hiện đại [3, tr.471].


12
- Cải lương tuồng cổ: là loại hình cải lương khai thác những đề tài lịch sử Việt
Nam (tuồng dã sử), tích truyện cổ Trung Quốc (tuồng Tàu - Tuồng Hồ Quảng), hay hư
cấu cốt truyện cổ nước ngoài như Mông cổ, Nhật Bản, Án Độ, Ba Tư... Cách dàn
dựng sân khấu cải lương tuồng cổ phải phù hợp với tình tiết, bối cảnh của tuồng tích,
v ề trang phục, diễn viên ăn mặc theo lối cổ trang với trang phục đội, mặc, đi mang

tính biểu tượnệ^caơ^gọi là “sắm tuồng” [3, tr.473]. Hướng phân chia này mang tính
khái quát, giỂpđề tài định hướng đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Chúng tơi dựa trên đó
để xác định mục tiêu, phương pháp nghiên cứu hợp lý.

1.1.3. Trang phục - trang phục cải lương tuồng cổ
Trước hết, nên hiểu sự khác nhau cơ bản giữa trong phục và phục trang. Từ điển
tiếng Việt định nghĩa phục trang là “cách nói khái quát quần áo và đồ trang sức của
diễn viên khi đóng vai” [8, tr. 1055]. Phục trang sân khấu cải lương bao gồm: trang
phục, hoạt cảnh sân khấu (tranh vẽ, đèn, màn, bàn ghế... phù hợp với bối cảnh tuồng
tích của vở diễn), đạo cụ (các vật dụng như: gươm, giáo, quạt, cờ...).
Theo từ điền tiếng Việt, “trang phục là các loại quần áo dùng riêng cho một
ngành, một nghề nào đó; là cách ăn mặc theo lối riêng trong một ngành, một nghề nào
đó” [8, tr.1372]. Dựa vào mục đích sử dụng, có thể chia trang phục thành hai loại:
trang phục đời thường và trang phục sân khấu.
- “Trang phục đời thường là trang phục xuất phát từ nhu cầu tất yếu trong cuộc
sống của con người, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của loài
người, tộc người, quốc gia trong từng thời đại lịch sử” [18, tr.14]. Chức năng của trang
phục đời thường chủ yếu là để bảo vệ thân thể con người khỏi bị những tác động khắc
nghiệt của ngoại cảnh như thời tiết, bụi bẩn, nguy hiểm... Ngoài ra, trang phục đời
thường cịn có chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người.
- “Trang phục sản khấu là trang phục đời thường được nghệ thật hóa. “Trang
phục sân khấu hình thành từ yêu cầu các tác phẩm sân khấu nhằm đáp ứng cho người
diễn phương tiện đặc thù để góp phần thành công cho tiết mục” [18, tr.19]. Chức năng
của trang phục sân khấu phản ánh hiện thực khách quan, không gian, thời gian, lịch sử
xã hội. Mầu dạng, chất liệu, màu sắc... phải phản ánh được hiện thực khách quan
trong vở diễn, cách thức sử dụng trang phục cũng phải phù hợp với hiện thực ấy. Đồng
thời, trang phục sân khấu cịn thể hiện tính cách nhân vật. Kể tục chức năng thẩm mỹ


13
của trang phục đời thường, trang phục sân khấu được nghệ thuật hóa cao hơn, trở
thành những tác phẩm nehệ thuật tạo hình về trang phục.
Như vậy, trang phục cải lương tuồng co là loại hình trang phục sân khấu dành
riêng cho nghệ sĩ khi “sắm tuồng ”, đáp ứng các yêu cầu của vở cải lương tuồng co,

tải hiện trong mắt khán giả không gian, thời gian, lịch sử, tính cách nhân vật trong cốt
truyện cổ. Đồng thời, tạo nên vẻ đẹp riêng của cải lương tuồng cổ dưới ánh đèn sân
khấu.
1.1.4. Nghề truyền thống
Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm
độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy
cơ bị mai một, thất truyền [22].
Nghề thủ cơng đã hình thành và phát triển từ lâu trong lịch sử Việt Nam. Trong
số những nghề thủ công đang hiện diện, nhiều nghề đã hình thành từ xưa, được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường được gọi là những nghề thủ công truyền thống
[19, tr.5]. “Nghề thủ công truyền thống là để chỉ các hoạt động sản xuất chủ yếu bằng
tay với cơng cụ giản đơn, đã được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời tại Việt
Nam, đã từng có nhiều thế hệ nghệ nhân hay đội ngũ thợ lành nghề với kỹ thuật khá ổn
định và nguyên liệu chủ yếu tại chỗ” [12, tr.7].
“Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt ba tiêu chí sau: nghề đã
xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị cơng nhận; tạo ra
những sản phẩm mang bản sác văn hoá dân tộc; gắn với tên tuổi của một hay nhiều
nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề” [22].
Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, tồn tại ba loại hình nghề truyền thống dựa
trên sản phẩm đầu ra: nghề sản xuất sản phẩm thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần (chạm
khác gỗ, đúc lư đồng, làm lồng đèn, giấy tiền vàng bạc...), nghề sản xuất hàng tiêu
dùng (mây, tre, lá, dệt chiểu, đương đệm, dệt vải, mộc, thuộc da, làm gạch, nhuộm, bó
chổi, in lụa...), nghề chế biển lương thực, thực phẩm (bún khơ, bánh tráng, đậu hủ,
đường, da bì, cá nạo, mứt, rượu, nem, giò chả...) [12, tr.109].
Căn cứ vào các yếu tố nêu trên, có thể xếp nghề làm trang phục cải lương tuồng
cổ vào loại hình nghề thủ cơng truyền thống, sản xuất sản phẩm thuộc lĩnh vực văn
hóa tinh thần. Cụ thể:


14

- Thứ nhất, tuy khơng rõ năm hình thành nhưng nghề làm trang phục cải lương
đă có trên 50 năm tuổi. Điều đó được thể hiện qua tuổi nghề của các nghệ nhân làm
trang phục. Nghệ nhân Tám Trống (sinh năm 1922), người có trên 65 năm may trang
phục sân khấu cải lương, ngay từ nhỏ đã cùng với gia đình tham gia vào các hoạt động
hậu trường sân khấu như trang trí, may phục trang, đạo cụ cho sân khấu cải lương
khắp các đoàn ở Nam Bộ. Nghệ nhân Công Minh (sinh năm 1955) được cha là kép hát
bội Minh Tơ truyền nghề. Các nghệ nhân Kim Phượng, Bạch Nga là truyền nhân nhiều
đời của gia tộc cải lương Huỳnh Long. Đây là những minh chứng thuyết phục cho thấy
nghề làm trang phục cải lương đã hình thành và phát triển ngay từ đầu thể kỷ XX.
- Thứ hai, nghề làm ra trang phục không chỉ dành riêng cải lương mà cả cho hát
bội. Trước đây, nghề được manh nha từ nghệ thuật hát bội. Khi hát bội thoái lui
nhường chỗ cho cải lương phát triển, nghề chủ yếu may trang phục phục vụ cho cải
lương. Tuy nhiên, các nghệ nhân vẫn may trang phục hát bội khi có nhu cầu. Hát bội
và cải lương là hai loại hình kịch hát truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ, cùng mang
đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong một số tuồng cải lương và hát bội, trang
phục phản ánh rõ nét lịch sử, cốt cách con người Việt Nam trong từng giai đoạn.
- Thứ ba, níìhề gắn với nhiều tên tuổi nghệ nhân (đa số các nghệ nhân cũng là
nghệ sĩ) như Tám Trống, Minh Tơ (thân sinh nghệ sĩ nhân dân Thanh Tịng), Cơng
Minh (em trai nghệ sĩ nhân dân Thanh Tòng), Kim Phượng, Bạch Nga (gia tộc cải
lương tuồng cổ Huỳnh Long), Hồng Sáp, Bảo Ly, Bo Bo Hoàng, Vũ Luân...
Như vậy, nghề làm trang phục cải ỉưong tuồng cổ là nghề thủ công truyền thống,
chuyên xản xuất trang phục cải lương, trang phục cồ trang cho các vở cải lương tuồng
cố, xuất phát từ yêu cầu của tác phẩm sân khấu. Nghề manh nha từ các truyền nhân
hát bội, phát triển gắn liền với cải lương, được cha truyền con nối qua nhiều thế hệ.
Đa phần các nghệ nhân là nghệ sĩ cải lương, đặt nhiều tâm huyết và tha thiết với nghề.
1.2. Trang phục cải lưong tuồng cổ trong hệ tọa độ văn hóa
1.2.1. Bối cảnh khơng gian
Dân tộc Việt Nam vốn u chuộng âm nhạc và nghệ thuật ca hát. Ca hát là truyền
thống ngàn đời của dân tộc. Đặc biệt, ở vùng đất Nam Bộ, truyền thống này đã phát
triển mạnh mẽ ngay từ thế kỷ XVIII. Bên cạnh người Hoa và người Chăm di trú, người

Khmer bản địa... người Việt đã mang văn hỏa truyền thống của mình trong đó có âm


15
nhạc đến góp phần tạo ra ở vùng đất này một truyền thống âm nhạc tuy non trẻ nhưng
không kém phần độc đáo. Truyền thống ấy khi Việt Nam mà trước tiên là Nam Bộ tiếp
xúc toàn diện với phương Tây đã được đổi mới, đơm hoa kết trái, thêm vào các bộ
môn nghệ thuật biểu diễn của dân tộc một loại hình độc đáo là sân khấu cải lương.
Trên bước đường vào Nam khai khẩn miền đất mới, ngoài việc mang theo những
công cụ sản xuất, ông cha ta cịn mang theo cả truyền thống văn hóa của người Việt
trong đó có âm nhạc như: nhạc lễ, nhạc nhà chùa, hát bội, vốn ca nhạc dân gian. Đen
vùng đất Nam Bộ, trải qua thời gian, nhạc lễ phát triển thành nhạc tài tử, hình thành lối
ca ra bộ, lối ca này được đưa lên sân khấu phát triển thành cải lương. Bên cạnh nhạc
lễ, hát bội sau thời gian phát triển cực thịnh, dần thối trào, sau đó được cải cách, là
yếu tố thứ hai hình thành nên nghệ thuật cải lương. Kế đến, việc tiếp thu sân khấu cổ
truyền phương Tây đã thổi làn gió mới vào loại hình nahệ thuật truyền thống này. Sân
khấu cải lương hình thành trong điều kiện xã hội Nam Bộ và trên cả nước lúc bấy giờ
là mảnh đất thuộc Pháp. Nen kinh tế, ý thức hệ phong kiến tan rã nhường chỗ cho
những tư tưởng tiến bộ du nhập vào Nam Bộ và trên tồn cõi Đơng Dương là cơ hội
phát triển văn hóa, nghệ thuật. Sân khấu cải lương hình thành trong hồn cảnh này có
đủ mọi điều kiện để ra đời một hình thức sân khấu có tính dân tộc, bản địa [9, tr.12].
Ở Nam Bộ, nehệ thuật cải lương phát triển nở rộ huy hoàng nhất ở vùng đất Sài
Gòn - Chợ Lớn. Nơi đây từng được mệnh danh là kinh đô hoa lệ của cải lương. Trải
qua thời kỳ phát triển rực rở, cải lương đã để lại cho vùng đất này những giá trị văn
hóa mang đậm bản sắc dân tộc, dấu ấn người Việt từ độ mở cõi cho đến ngày nay. Đó
là một hệ thống ngôn ngữ sân khấu từ âm nhạc, kịch bản, nghệ thuật diễn xuất, đến các
loại hình nghệ thuật phù trợ, thẩm mỹ sân khấu. Trong số này, phục trang sân khấu mà
đặc biệt là trang phục cổ trang (tuồng cồ) là loại hình nghệ thuật phù trợ mang tính
thẩm mỹ cao, phát triển song hành với các thành tố khác cấu thành nên vở diễn. Để
yếu tố thẩm mỹ đạt trình độ nhất định, tất yếu hình thành nghề làm trang phục với đội

ngũ nghệ nhân chuyên nghiệp, am hiểu lịch sử, nắm vững các đặc trưng cơ bản của
nghệ thuật cải lương. Các kịch bản, tuồng tích cổ địi hỏi trang phục sân khấu phải có
tính biểu tượng cao nhằm khai triển vai diễn từ đào, kép đến các vai cụ thể như vua,
quan văn, quan võ, hoàng hậu, thứ phi, giới bình dân, nơ bộc... [3, tr. 40]. Cơ sở hình
thành các loại trang phục cải lương tuồng cổ bắt nguồn từ:


16
- Lối ca ra bộ: khi lối ca này được đưa lên sân khấu, trong giai đoạn đầu, nội
dung tuồng tích chủ yếu khai thác các tích thơ xưa, yêu cầu phải mô tả vở diễn đúng
với bối cảnh, nhân vật, “chưng màn, chưng đào kép để cho công chúng thấy trước
những mặt làm tuồng trong đêm hát” [4, tr.86].
- Hát bội: được các tiền nhân mang theo trên bước đường Nam tiến, phát triển
rực rỡ trước khi cải lương ra đời. Hát bội khai thác các tuồng tích cổ Việt Nam lẫn
Trung Quốc, mang tính tượng trưng cao. Diễn viên phải mặc trang phục sắm với tuồng
tích, hình thành nên lối trang phục hát bội. Khi hát bội được cải cách thành cải lương,
lối trang phục này được cải biên dùng cho cải lương tuồng cồ [4, tr.68].
- Ca kịch Trung Quốc: loại hình ca kịch này ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến cải
lương cả về nội dung tuồng tích lẫn trang phục sân khấu. Khi mới hình thành ở Việt
Nam, hát bội đã du nhập lối trang phục cổ trang của Trung Quốc “nhà Trần hậu đãi
kép hát Lý Nguyên cát để dạy cho người Việt điệu hát bội. Song chỉ dạy về hình thức:
cách múa men, vẽ mặt, mặc xiêm giáp...” [4, tr.9]. Hát bội vào Nam lại chịu ảnh
hưởng từ ca kịch Quảng Đông của người Hoa cả về âm điệu lẫn trang phục. Khi cải
lương hình thành, những yếu tố này được cải biến nhưng vẫn được giữ lại những nét
đặc thù. v ề sau, các đoàn ca kịch Trung Quốc sang Việt Nam biểu diễn đã bán lại
trang phục cho các nghệ sĩ cải lương lúc bấy giờ sử dụng trong các tuồng tích cổ
Trung Quốc. Một số nghệ sĩ cải lương khi sang Trung Quốc biểu diễn cũng mang về
các yếu tố sân khấu của nước bạn, trong đó có trang phục. Có thể thấy, giữa người Hoa
ở Việt Nam, người Hoa ở Trung Quốc và người Việt có sự giao thoa văn hóa về mặt
ca kịch truyền thống, đặc biệt là trang phục sân khấu cổ truyền [25].

- Phim ảnh: các loại phim ảnh, đặc biệt là phim cồ trang, kiếm hiệp, lịch sử của
Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, Ấn Độ... du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh xã hội
thời bấy giờ cung cấp nội dung tuồng tích và cả lối trang phục cho các nghệ nhân
chuyên làm trang phục cải lương tham khảo, chế tác [2, tr.12].
Như vậy, trong bối cảnh giao thời, vùng đất Nam Bộ đã sản sinh ra loại hình
nghệ thuật cải lương là một bước tiến văn hóa nghệ thuật đáng ghi nhận trong tiến
trình văn hóa Việt Nam. Sài Gịn xưa, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là nơi lưu giữ
khá rõ nét những đặc trưng cũng như giá trị văn hóa của cải lương. Trong bối cảnh
phát triển năng động, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các nền văn hóa lớn, vùng


17
đất Sài Gòn - Chợ Lớn theo cách gọi của nhiều người, là khơng gian văn hóa hình
thành nên các loại trang phục cải lương tuồng cổ mà nghề làm trang phục vẫn còn tồn
tại như một giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
1.2.2. Chủ thể
Trang phục cải lương tuồng cồ là một giá trị văn hóa thuộc lĩnh vực nghệ thuật
sân khấu (cổ tryền được sinh ra trong quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật cải
lương, chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa. Trong q trình giao lưu,
tiếp biến văn hóa, trang phục cải lương tuồng cổ vẫn giữ được những nét đặc trưng của
văn hóa Việt. Chủ nhân của giá trị văn hóa này là người Việt. Tuy nhiên, không thể
không kể đến sự giao lưu với người Hoa ở vùng Chợ Lớn, người Hoa ở Trung Quốc
trên nhiều khía cạnh nghệ thuật. Mặt khác, có sự giao lưu với người Chăm, Khmer ở
Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Ba Tư, Cao Miên...
Thứ nhất, xét về khía cạnh giao lưu với văn hóa Trung Quốc trên phương diện
trang phục sân khấu. Cải lương được cải cách từ nghệ thuật hát bội, trone khi hát bội
được du nhập từ Truns; Quốc cùng hệ thống trang phục cổ trang [4, tr.9]. Cuối thập
niên 1940 đầu thập niên 1950, nghệ sĩ Phùng Há, Cao Long Ngà, Năm Phỉ có dịp sang
Quảng Đơng học hỏi vũ đạo của các nehệ sĩ luồng kịch truyền thống Trung Quốc. Khi
trở về nước, các nghệ sĩ này áp dụng vũ đạo cùng lối trang phục học hỏi được lên sân

khau cải lương và đạt được nhiều thành cơng. Cũng trong giai đoạn này, các đồn ca
kịch Trung Quốc thường sang Việt Nam biểu diễn đã để lại trang phục cho các nghệ sĩ
cải lương. Giữa thập niên 1950 đầu thập niên 1960, khi nhu cầu trang phục biểu diễn
trên sân khấu cải lương đòi hỏi ngày càng cao, các nghệ sĩ đến khu vực Chợ Lớn tìm
những gánh hát người Hoa để mua lại một số trang phục sân khấu mang về biểu diễn
các vở cải lương tuồng cổ. Trên cơ sở đó, trang phục có sự cải biên phù hợp với những
vai diễn lịch sử Việt Nam. Sự sáng tạo tài hoa của các nghệ nhân Việt đã tạo nên
những giá trị văn hóa riêng của trang phục cải lương tuồng cổ, hình thành nghề làm
trang phục cải lương tuồng cổ [25].
Thứ hai, ở vùng đất Nam Bộ, dân tộc Chăm di trú, dân tộc Khmer bản địa có nền
văn hóa truyền thống đặc sắc tác động đến nghệ thuật cải lương trên phương diện âm
nhạc, nội dung tuồng tích đặt ra yêu cầu trang phục sân khấu biểu diễn sao cho phù
TRƯỜNG Đại tiọ c MỞ TP.HCM

THƯ VIỆN


×