Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Sự thức tỉnh Ý thức cá nhân của văn học Việt Nam sau 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.09 KB, 17 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC : VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI III
CHỦ ĐỀ: TINH THẦN NHÂN BẢN VÀ SỰ THỨC TỈNH Ý THỨC CÁ NHÂN
CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 QUA MỘT/MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN
XUÔI TIÊU BIỂU

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Lớp: Gk68

Hà Nội, tháng 12, năm 2021



MỤC LỤC
I.

MỞ ĐẦU

1.1. Khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu
1.1.1. Cuộc đời
1.1.2. Sự nghiệp văn học
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu trước 1975
1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu sau 1975
II.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


2.1. Tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân qua việc đổi mới về
nhân vật văn học
2.1.1. Nhân vật thế sự
2.1.2. Nhân vật tha hóa - sám hối
2.2. Tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân qua việc đổi mới về
nghệ thuật xây dựng tình huống
2.2.1. Tình huống bi kịch
2.2.2. Tình huống tự nhận thức
III.

KẾT LUẬN


I.

Mở đầu

1.1. Khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu
1.1.1. Cuộc đời
“Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) sinh ra tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ an,
trong một gia đình có sáu anh chị em. Từ nhỏ, Nguyễn Minh Châu đã được gia
đình tạo điều kiện học hành, đến năm 1945 ông thi đỗ bằng Thành Chung. Nguyễn
Minh Châu tiếp tục học lên trung học ở vùng kháng chiến. Nguyễn Minh Châu
được miêu tả là một người trầm tính, ít nói nhưng giàu lịng trắc ẩn và ln sống
thẳng thắn, trung thực với mọi người. Ông là một người hướng nội, khơng thích ồn
ào, khơng thích bon chen với đời và ln theo đuổi những đam mê mà mình đã lựa
chọn. Ông luôn nhạy cảm với cái xấu, cái ác, cái bất công của cuộc sống, hơn cả
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn kính nghiệp, ý thức sâu sắc về nghề cầm bút.”
“Năm 1950, Nguyễn Minh Châu đang là học sinh trường chuyên Huỳnh Thúc
Kháng ở Nghệ Tĩnh, sau đó ông tình nguyện gia nhập quân đội. Sau khi tốt nghiệp

một khóa huấn luyện ngắn của trường sĩ quan Lục qn, ơng được làm Trung đội
trưởng của sư đồn 320. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, ông tiếp tục phục vụ
trong quân đội làm công tác tuyên huấn của tiểu đồn. Năm 1962, Ơng về cơng tác
tại phịng Văn nghệ quân đội sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Xuất
thân là một sĩ quan tham mưu Quân đội, Nguyễn Minh Châu sống cuộc đời của
một người lính nhưng là một người lính viết văn. Ơng tham gia vào hai cuộc kháng
chiến chống Pháp - Mỹ của dân tộc, những đắng cay gian khổ nơi chiến trường và
lấy tinh thần chiến đấu để viết văn.”
“Sau khi thống nhất, ông chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh rồi ra Hà Nội, ông
đi nhiều nơi đặc biệt miền Trung vùng đất để lại cho nhà văn nhiều nỗi nhung nhớ.
Những năm cuối đời, với sự sáng tạo và lòng nhiệt huyết với nghề viết văn, ông dự
định sáng tác một cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến tranh ở Quảng Trị. Khơng may,
ước mơ nhỏ nhoi đó khơng thể hồn thành vì ơng đã qua đời sau một thời gian dài
vật lộn với căn bệnh ung thư máu. Nguyễn Minh Châu chia tay cuộc đời người lính
viết văn vẻ vang của mình vào 1989 tại Hà Nội, để lại một sự nghiệp văn học lớn


và niềm thương tiếc cho một tài năng của nền văn học nước nhà.”
1.1.2. Sự nghiệp văn học
“Nguyễn Minh Châu dấn thân vào nghề viết bằng tác phẩm đầu tay là truyện
ngắn “Sau một buổi tập” (1960). Sau đó, các tác phẩm văn xuôi tiêu biểu làm nên
tên tuổi của ông lần lượt ra đời như : tiểu thuyết “Cửa sông” (1967); tập truyện
ngắn “Những vùng trời khác nhau” (1970); tiểu thuyết “Dấu chân người lính”
(1972), tiểu thuyết dành cho thiếu nhi “Từ giã tuổi thơ” (1977); tiểu thuyết “Miền
cháy” (1977); tiểu thuyết “Lửa từ những ngôi nhà” (1977); tiểu thuyết viết cho
thiếu nhi “Những ngày lưu lạc” (1981); tiểu thuyết “Những người đi từ trong rừng
ra” (1982); tập truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983); tiểu
thuyết viết cho thiếu nhi “Đảo đá kỳ lạ” (1985); tập truyện ngắn “Bến quê” (1985);
tiểu thuyết “Mảnh đất tình yêu” (1987); tập truyện ngắn “Cỏ lau” (1989); tập tiểu
luận phê bình “Trang giấy trước đèn”... truyện vừa “Phiên chợ Giát”(1989) là tác

phẩm kết thúc cuộc hành trình cầm bút hơn 30 năm của nhà văn.”
“Với khối lượng sáng tác tương đối nhiều, tên tuổi của Nguyễn Minh Châu
xứng đáng xếp vào hàng ngũ các tác giả nổi tiếng quan trọng trong lịch sử văn học
Việt Nam hiện đại. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn quân đội, ông viết cả tiểu
thuyết và truyện ngắn, truyện vừa và đề tài trong mỗi tác phẩm hầu như đều liên
quan đến chiến tranh là một điều hiển nhiên. Tiểu thuyết “Dấu chân người lính”
được độc giả và giới nghiên cứu văn học đánh giá cao về mặt nghệ thuật, được
xem là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu biểu về cuộc chiến tranh chống Mỹ.”
“Sau 1975, một cuộc cách tân văn học đòi hỏi văn học phải bám sát vào hiện
thực đi sâu vào thế giới quan của con người, khám phá toàn diện hơn so với một
thời kỳ văn học đậm dấu ấn sử thi đầy vẻ bi hùng trước 1975. Nguyễn Minh Châu
là một người nhạy cảm với những đổi thay của thời cuộc lúc bấy giờ, ông hiểu
những vấn đề mà văn học cần phải đề cập đến trong thời bình. Từ đó, các tác phẩm
được sáng tác ở giai đoạn này có sự chuyển biến rõ rệt trong tư tưởng và nhận thức
của nhà văn. Cùng viết về đề tài chiến tranh và người lính, nhưng những tác phẩm
ôn thi kỳ sau 1975 của Nguyễn Minh Châu đưa ra những vấn đề về hậu quả mà


chiến tranh để lại, những vấn đề về những tiêu cực xảy ra trong thời buổi kinh tế
thị trường, những vấn đề thuộc về thế giới nội tâm của con người mà trước đó văn
học ln bỏ qua.”
“Trong tiểu luận phê bình “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ
minh họa”, ông thể hiện thái độ quyết tâm trong việc tạo cho mình một lối đi mới
để phù hợp với thực tế của cuộc sống thời bình, tiếp cận cuộc đời và con người với
góc nhìn đa diện, tinh thần nhân bản. Các tác phẩm truyện ngắn được sáng tác vào
những năm 80 in trong “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Bến quê”, “Cỏ
lau”,... tạo nên một hiện tượng văn học độc lạ với giọng văn sáng tạo, nội hàm và
sâu sắc. Có thể nói, trải qua hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc, đi qua hai giai
đoạn văn học, Nguyễn Minh Châu là người kế thừa và phát huy xuất sắc những
thành tựu của văn xuôi Việt Nam và là một trong những người mở đường thành

công nhất.”
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu trước 1975
“Ở giai đoạn này, trong bối cảnh đất nước với những cuộc kháng chiến đầy gian
khổ, vẻ vang, văn học lúc này bao trùm lên nó là cảm hứng sử thi anh hùng. Đây là
cảm hứng chung chi phối trong việc sáng tạo của các nhà thơ, nhà văn thời bây
giờ. Sống trong một giai đoạn văn học mà mọi người có tinh thần chung là cảm
hứng sử thi anh hùng, Nguyễn Minh Châu không ngoại lệ. Các nhân vật trong các
tác phẩm đều mang những phẩm chất cao đẹp, ý chí và sức mạnh phi thường,
mang những vẻ đẹp và lý tưởng cao cả của người lính cụ Hồ, ý thức lịng tự tôn
dân tộc luôn đặt lên trên mọi thứ.”
“Quan niệm về con người sử thi chính là cách mà nhà văn cảm nhận vì con
người trong cuộc sống đời thường. Các nhân vật trong các tác phẩm mà ông sáng
tác ở giai đoạn này luôn gắn liền với các sự kiện lịch sử chính trị như “Dấu chân
người lính”, “Mảnh trăng cuối rừng”, “Những vùng trời khác nhau”... Họ đều là
những người lính can trường, dũng cảm đối mặt với kẻ thù, dấu đi những tình cảm
cá nhân và hướng tới tình cảm chung của dân tộc. Giai đoạn văn học này Nguyễn
Minh Châu Đã góp phần thể hiện một bức tranh lịch sử oai hùng của dân tộc, hòa


chung cảm hứng sử thi đề cao những vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ, lịng u nước của
con người Việt Nam. Họ - nhân vật trong các tiểu thuyết của nhà văn là những
nhân vật được xây dựng với hình ảnh hoàn mỹ, với lý tưởng cao đẹp, với tinh thần
hy sinh, với tâm hồn lãng mạn. Chiến tranh dù tàn ác thế nào cũng không thể hủy
hoại được vẻ đẹp tiềm tàng trong con người họ.”
1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu sau 1975
“Đây là giai đoạn đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng nhận thức về nghệ
thuật của nhiều nhà văn, trong đó Nguyễn Minh Châu là người mở đường. Là một
nhà văn tài hoa, sự nhạy bén về cuộc đời, con người đã thôi thúc, chi phối những
suy nghĩ của ông. Ông luôn trăn trở vấn đề viết về con người, vì vậy khơng nhạc
nhiên khi giai đoạn sau 1975 sáng tác của ông nổi bật là các vấn đề thời sự và sự

thức tỉnh ý thức cá nhân của các nhân vật bao trùm xuyên suốt.”
“Từ giai đoạn trước, nhà văn đã ln thể hiện băn khoăn về bản tính của con
người, những mặt trái bên cạnh những vẻ đẹp mà cảm hứng sử thi buộc họ phải có.
Ơng quan niệm sự hồn hảo khơng thể để miêu tả con người, con người khơng
phải là một vật thể hồn hảo. Chính vì vậy, những nhân vật trong các sáng tác sau
1975 khơng mang vỏ bọc hào nhống như những người anh hùng trong văn học
viết về chiến tranh, họ là những con người bình thường, có nhược điểm, khiếm
khuyết, tha hóa như trong” “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Cỏ lau”,
“Miền cháy”, “Bức tranh”,...
“Nhân vơ thập tồn””chính là để nói đến con người trong văn chương của
Nguyễn Minh Châu. Độc giả hồn tồn có thể thấy những hồn cảnh khó khăn, hậu
quả nặng nề mà chiến tranh để lại là một sự kinh khủng, là nỗi đau, bi kịch của họ.
Họ hiện lên với dáng vẻ chân thực như những con người mà ta gặp ở đời thực vì họ
chính là con người của đời thực. Thậm chí, con người cịn có những sự khác
thường trong tâm lý, điều mà văn học giai đoạn trước không thể đề cập đến.
Nguyễn Minh Châu thực sự là một trong những người mở đường xuất sắc cho văn
học thời kỳ đổi mới. Khơng chỉ ở phương diện nội dung mà cịn cả nghệ thuật
ngôn ngữ, Nguyễn Minh Châu luôn khiến độc giả kinh ngạc vì tính hiện đại, tính


thời sự, tính triết lý ẩn sau những trang văn nhưng khơng mất đi tính truyền
thống.”
II.

Giải quyết vấn đề

2.1. Tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân qua việc đổi mới về
nhân vật văn học
2.1.1. Nhân vật thế sự
“Đây là kiểu nhân vật xuất hiện rất nhiều trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu

sau 1975, cũng là kiểu nhân vật đại diện sự chuyển biến về nội dung giai đoạn văn
học đổi mới. Trở về với cuộc sống bình thường, những đổi thay phức tạp, khó khăn
tạo ra chủ nghĩa cá nhân từ đó làm nảy sinh những tiêu cực trong xã hội. Nguyễn
Minh Châu xây dựng những nhân vật thế sự với những nỗi lo âu trăn trở về nhân
sinh quan, thế giới quan. Điểm đáng lưu ý là những nhân vật này có tính cách
hướng ngoại. Họ được miêu tả với những suy nghĩ lạc quan, hành động vô thức tự
nhiên bộc lộ, không có những suy nghĩ nội tâm giằng xé. Chính sự lạc quan hồn
nhiên của họ mà các nhân vật thế sự ln vơ tình làm tổn thương hoặc xúc phạm
người khác mà họ không ý thức được.
“Mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, giữa con người với
cuộc đời là những vấn đề được quan tâm nhất của Nguyễn Minh Châu. Các nhân
vật thế sự trong các truyện ngắn “Đứa ăn cắp”, “Mẹ con chị Hằng”... như cô
Thoan, chị Hằng và những người phụ nữ sống ở khu tập thể đều làm nổi bật lên
bức tranh đời thực qua cách đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
Nguyễn Minh Châu cố gắng khai thác bản chất hồn nhiên của con người họ, hồn
nhiên lạc quan khơng phải là bản tính xấu nhưng nó sẽ xấu khi trở nên vơ tâm, ích
kỉ với người thân và mọi người xung quanh.
“Nhân vật chị Hằng trong truyện ngắn “Mẹ con chị Hằng”, với tính cách và biểu
hiện cho lối sống vô tư hồn nhiên. Chị Hằng được miêu tả với những hành động
biểu hiện của một đứa con bất hiếu với mẹ, nhưng chị lại không phải là một đứa
con như thế. Chị cũng rất yêu mẹ, những lúc cáu gắt với mẹ, chị cũng âm thầm ân
hận vì đã hành xử khơng đúng. Chị thương em gái, lo cho em, cho mẹ tiền mua quà


bánh để mẹ ra thăm em gái, nhưng chị cũng khơng qn địi cái áo len mà em chị
đã tự ý lấy mà khơng hỏi ý kiến. Chị có gia đình riêng, có chồng con vậy nên chị
đặt hết tình yêu thương và sự quan tâm chăm sóc dành cho tổ ấm nhỏ của mình.
Chị coi chuyện những gì mà cha mẹ cho là điều thường tình, coi nó như “cái nợ
đồng lần”, vay tiền của mẹ rồi trả cho con.”
“Câu chuyện trở nên ý nghĩa hơn khi nhà văn đưa ra một vấn đề : những gì con

người ta được hưởng một cách chính đáng thì họ sẽ khơng trân quý bằng những cái
mà họ phải được đánh đổi bằng sức lực của mình. Truyện ngắn kết thúc với lời nói
đầy bi ai của cụ Huân “ Đời con người ta vay của cha mẹ rồi trả cho con cái cho
nên tui cũng không hề phàn nàn con cháu Hằng mơ”. Mẹ của chị Hằng cũng coi đó
là cái lẽ thường tình của con người, khơng hề có sự trách móc sự vơ tâm của con
gái. Tính triết lý nhân sinh mà câu chuyện gửi gắm đến độc giả càng sâu sắc hơn
khi sự vô tâm của con người xuất phát từ bản tính hồn nhiên. Điều đáng buồn là họ
coi việc cha mẹ lo cho con cháu là điều hiển nhiên trong khi thân họ vẫn chưa làm
tròn bổn phận của một người con có hiếu.”
2.1.2. Nhân vật tha hóa - sám hối
“Tha hóa là bi kịch đau đớn nhất của con người, nó xuất hiện từ giai đoạn đầu
của văn học hiện đại trong tác phẩm thuộc trào lưu văn học hiện thực của Nam
Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,... Nhưng ở giai đoạn văn học sau
1975, bi kịch tha hóa của con người trở thành kiểu nhân vật phổ biến, làm nổi bật
những giá trị nhân văn của văn xuôi Việt Nam đương đại. Nhân vật tha hóa - sám
hối là một kiểu nhân vật phổ biến trong sự đổi mới nội dung tư tưởng của Nguyễn
Minh Châu. Từ những thập niên trước, Nguyễn Minh Châu đã cảm nhận được sự
tha hóa của con người, thời hậu chiến nhà văn đã dùng sự sáng tạo của nghệ thuật
cho thấy đạo đức của con người đang đi xuống. Sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa cái
thiện và cái ác cùng khát vọng hoàn lương trở thành con người tốt hơn là chủ đề, tư
tưởng xuyên suốt trong các sáng tác của ông những năm 80.”Các tác phẩm như
“Miền cháy”, “Lửa từ những ngôi nhà”,.. thể hiện sự tha hóa tột cùng nhưng ở thập
kỷ 80 thì sự tha hóa này càng trở nên sâu sắc hơn với nhân vật Hạng trong truyện


ngắn cùng tên, nhân vật Tồn trong “Mùa trái cóc ở miền Nam”,...
“Trong truyện ngắn “Hạng”, cách nhà văn miêu tả nhân vật cũng là quá trình
nhân vật bộc lộ bản chất thật. Hạng là nhân vật điển hình tha hóa biến chất trước sự
thay đổi cuộc sống. Anh ta vốn là một chính trị viên tiểu đồn, anh ta được miêu tả
là một con người trung thực, nhiệt tình, đôi chút thơ ngây. Sau khi trở về đời

thường, Hạng vẫn ln giữ bản chất vốn có của bản thân, sống có tình nghĩa với
mọi người. Nhưng tâm lý của Hạng dần trở nên thay đổi khi anh cảm thấy lịng tốt
của mình ln dẫn đến những phiền tối khơng đáng có. Anh cảm thấy khó chịu và
mệt mỏi từ đó anh đặt ra cho bản thân mình một kiểu sống khơn ngoan, một kiểu
sống giống như lồi nhím. Anh thay đổi nhanh chóng trở nên lạnh lùng và ích kỷ
đến mức bản chất tốt đẹp vốn có trong quá khứ đối với mọi người xung quanh như
là chuyện của kiếp trước. Điều đó khiến cho con người ta cảm thấy thời gian là
một vị thần kỳ diệu khiến con người ta có thể thay đổi lật lọng nhanh như thế “thời
gian thật nhiệm màu vô cùng, thời gian như một nhà điêu khắc có tài dần dần đã
tạc cho Hạng một khn mặt lờn lợt, một cái nhìn lờn lợt, một cái miệng luôn tươi
cười ngọt nhạt nằm giữa một khuôn mặt lạnh lùng, dửng dựng”.”
“Bên cạnh những nhân vật tha hoá, những nhân vật mang tư tưởng sám hối sau
sự sai lầm của mình có thể kể đến anh họa sĩ trong truyện ngắn “Bức tranh”. Qua
những trang viết, sự sám hối vì tội lỗi của nhân vật chính ngày càng dày đặc. Vì đã
hứa với người lính năm xưa sẽ gửi bức chân dung vẽ anh cho người mẹ ở quê nhà,
sau đó, người họa sĩ lại vì cái hào nhống và tham vọng của bản thân mà thất hứa.
Người họa sĩ sau khi thành công nhờ bức chân dung ấy khơng hề có suy nghĩ mình
phải chịu trách nhiệm về việc làm về lời hứa với người lính. Bỗng một cuộc gặp
với cố nhân, người họa sĩ mỗi ngày đều tự xem xét lại bản thân mình, nhìn mình
trong gương cùng với những cuộc đối thoại nội tâm với hai nửa thiện- ác trong bản
thân mình. Sự thức tỉnh lương tri ở góc độ tự ý thức cứ người họa sĩ khiến anh cảm
thấy hối hận, day dứt về lỗi lầm của mình. Anh cho rằng việc bà mẹ của người lính
bị mù lịa do khóc con nơi chiến trường là do sự thất hứa của mình gây ra.”Ở góc
độ tâm lý học, con người ta sẽ cảm thấy tội lỗi của mình càng lớn khi tội lỗi ấy mơ


hồ.”Sau những ngày đánh nhau với cái ác, họa sĩ vẫn khơng thể tự thú với người
lính - thợ cắt tóc, tự nguyện hiến mình cho lương tâm. Hai cuộc đối thoại nội tâm,
lần thứ nhất vừa lên án, vừa bào chữa, lần thứ hai thừa nhận lỗi lầm và nghĩ đến
việc chịu sự trừng phạt. Những suy nghĩ, hành động ấy thể hiện người họa sĩ là con

người đang khao khát hoàn lương, anh ta muốn trở nên tốt hơn hoặc ít nhất là cố
gắng trở thành một người tốt. Khơng có chủ tọa phiên tịa nào phán xét anh ta
nhưng thái độ ăn năn sám hối, thức tỉnh lương tri cùng tịa án lương tâm chính là
hình phạt nghiêm khắc nhất mà người họa sĩ phải nhận. Chính vì người họa sĩ nhận
ra lỗi lầm và thừa nhận lỗi sai nên nhân cách của anh ta lại trở nên tốt hơn.”
“Những nhân vật tha hóa - sám hối của Nguyễn Minh Châu phần nào nói lên
mặt trái của cuộc sống. Chúng ta có thể cảm thấy đồng cảm hoặc cảm thấy ghê tởm
những nhân vật đó bởi sự tha hóa - sám hối của họ. Nhà văn đang đánh tiếng
chng về sự tha hóa trong nhân cách của con người, trong quan niệm của Nguyễn
Minh Châu con người vốn không hề ác mà những sự vô tâm hồn nhiên, sự tham
vọng của họ khiến họ thay da đổi thịt. Bằng sự sáng tạo của mình, nhà văn ln
khiến độc giả suy ngẫm về vấn đề mà ông đặt ra trong tác phẩm. Cách thức miêu tả
tâm lý nhân vật là sợi chỉ đỏ giúp cho người đọc có thể nhận biết được sự biến chất
trong nhân cách của các nhân vật. Chúng ta có thể thấy những kiểu nhân vật này
được nhà văn miêu tả có sự thay đổi về mặt tâm lý hay nói một cách khác nhà văn
đang khai thác vấn đề thế sự con người ở góc độ tâm lý học. Những nhân vật tha
hóa sám hối này họ đều mắc các chứng bệnh tâm lý, đây chính là sự sáng tạo và
nhạy cảm của một trí tuệ sắc sảo và khơng thể khơng cảm phục trước giá trị nhân
văn mà Nguyễn Minh Châu muốn truyền tải.”
2.2. Tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân qua việc đổi mới về
nghệ thuật xây dựng tình huống
2.2.1. Tình huống bi kịch
“Những tình huống bi kịch cuộc xây dựng từ góc nhìn đa chiều, tinh tế, nhạy
cảm của Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc đời. Tình huống bi kịch gắn
liền với số phận cá nhân, làm nổi bật tâm hồn, tính cách, số phận của con người.


Tình huống bi kịch là những tình huống có sự xung đột mãnh liệt giữa cái thiện và
cái ác, tham vọng cá nhân và thực tế khơng hồn mỹ. Con người chịu sự chi phối
của cuộc sống nghiệt ngã.”

“Mùa trái cóc ở miền Nam””kể về tình huống đầy bi kịch của hai mẹ con sư già
Thiện Linh. Họ gặp nhau sau mấy chục năm xa cách, thường con người ta khi gặp
lại người thân của mình cảm xúc sẽ vỡ oà, xúc động mãnh liệt nhưng nó đã trở
thành một bi kịch. Tình huống bi kịch ở đây là sự xung đột giữa tình mẫu tử với sự
tha hóa biến chất của con người. Khi lương tâm lên tiếng “Chẳng lẽ đã đến giờ
khắp mặt đất cùng cất lời cầu nguyện ? Khắp tinh không đang rung lên những hồi
chuông ngân nga trong ánh nắng chiều tắt dần, trong lúc cả mặt đất đang đắm chìm
trong bóng tối, tất cả mọi người của không biết bao nhiêu tôn giáo đăng kính cẩn
chắp tay lên ngực hoặc giơ thẳng hai cánh tay ngửa mặt lên trời để cầu xin lịng
thương xót và tha thứ, đang gào lên trước cái ác cũng sử dụng dung trước cái ác
của con người”, sự đồng cảm thương xót với người mẹ cùng sự ghê sợ của đứa
con chìm trong nỗi đau khổ của một tình huống đầy bi kịch. Cuộc tìm kiếm người
mẹ của nhà báo và cụ già hành khất điên dại trở thành một nỗi đau đớn cho bi kịch
tha hóa của con người. Những xung đột đầy tính kịch kết thúc câu chuyện khiến
người ta cảm thấy còn đau đớn hơn khi bi kịch ấy chìm vào trong bóng tối của
cuộc sống đầy khắc nghiệt.”
“Bi kịch trong “Phiên chợ Giát” không xuất hiện một lần mà nó xuất hiện cùng
với lớp thời gian dày đặc. Bi kịch ở đây là khoảnh khắc chia tay đầy đau đớn của
gia đình ơng Khúng và con bị Khoang đen. Đây là con vật gắn bó thân thiết như
thành viên trong gia đình của ơng. Giây phút “guồng máy lao động của cái gia đình
ấy xưa nay như một cỗ máy tra kỹ dầu mỡ, thế mà trong khoảnh khắc ấy như đã
gãy vụn” trở nên đau đớn khơn ngi khi cả gia đình hay tin đứa con trai hi sinh ở
chiến trường Campuchia. Ông Khúng chịu thua trước thực tế nghiệt ngã khi xung
đột giữa ước mơ giải thốt cho con bị về với tự do và thực tế là bi kịch trong tình
huống cuối cùng của truyện. Ông cho rằng đây là cái bi kịch cuộc đời lớn nhất đau
khổ nhất cho cái số phận “nửa bị nửa người” của ơng.”


2.2.2. Tình huống tự nhận thức
“Đây là kiểu tình huống xuất hiện đầu tiên trong sáng tác của Nguyễn Minh

Châu sau 1975. Tình huống này xuất hiện gắn liền với sự thay đổi tư duy về nghệ
thuật, quan niệm về con người và cuộc đời của nhà văn. Nhân vật trong tình huống
này được đặt với những xung đột gay gắt, tình huống tâm lý khiến họ khơng thể tự
mình suy nghĩ, tự soi xét việc làm hành động của mình. Nhà văn đã nhìn thấu
những thay đổi trong đời sống và tâm lý của con người để viết về sự suy đồi đạo
đức, muốn độc giả nhìn nhận đúng đắn về trách nhiệm của văn học với cuộc đời.”
“Nhân vật người họa sĩ trong “Bức tranh” được nhà văn đặt vào tình huống phải
đối diện với chính mình, đúng hơn là đối diện với bản ngã của mình. Cuộc gặp gỡ
tình cờ với người lính năm xưa hiện tại làm nghề cắt tóc cùng với bà mẹ mua loa
của anh ta ở cửa hiệu khiến anh ta cảm nhận được bộ mặt thật của mình dưới lớp
mặt nạ hằng ngày. Người họa sĩ ngồi ngửa trên ghế cắt tóc mà cảm giác như “Đang
ngồi cho người thợ giải phẫu não mà không đánh thuốc mê”, khi vừa được rửa mặt
xong, anh ta nhìn trong gương như thể thấy nhân cách thứ hai của mình “ cái bộ
mặt vừa tệ bạc giả dối vừa xấu xa và lạnh lùng”. Chính giây phút ấy, nhân vật
giống như bị vạch trần để nhận thức lại bản thân mình, tự ý thức lại con người
mình về phần người chưa hồn thiện để phần con hồnh hành trong nhân cách vốn
có. Đó chính là sự đấu tranh tư tưởng để vươn lên trở thành một con người tốt
hơn.”
“Tình huống tự nhận thức về con người đặc biệt hơn trong tác phẩm truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa”. Cuộc gặp gỡ giữa người phụ nữ bị bạo hành gia đình dã
man cùng ơng chánh án Đẩu và người chứng kiến sự việc - nhiếp ảnh gia Phùng.
Tình huống tự nhận thức ở đây khơng chỉ xảy ra với người đàn bà bị đánh đập cả
nhân vật đều đang tự nhận thức là vì vấn đề xã hội, nhân sinh quan. Đây là tình
huống tràn ngập cảm hứng triết luận suy tưởng, triết học nhân sinh. Nhà văn để
cho độc giả và nhân vật nhiếp ảnh gia tự khám phá hiện thực với những câu hỏi để
cuối cùng tất cả đều vỡ ra khi nghe lời tâm sự của người đàn bà hàng chài. Một
người phụ nữ bị chồng mình đánh đập tàn ác nhưng người vợ lại chấp nhận nhịn


nhục một cách đau đớn khơng hề van xin. Đó là tình huống trước mắt mà nhân

chứng của sự việc - nhiếp ảnh gia Phùng trông thấy.”Khi đứa con phát hiện cảnh
bạo lực gia đình thì người đàn bà mới “vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã, miệng mếu
máo, chắp tay vái lấy vái để”.”Anh cảm thấy sự cam chịu kia là khơng có ý thức
nhưng chắc hẳn phải có lý do khiến chị ta hành động như vậy. Là người ngồi
cuộc, anh khó hiểu hết nhưng uẩn khúc bên trong nhưng vơ tình có mặt ở tịa án,
nghe những lời tâm sự của chị Quỳ mà những câu hỏi của anh về tình huống ấy đã
vỡ lẽ. Tiếc thay, câu trả lời lại khiến anh và độc giả càng cảm thấy đau xót hơn về
hồn cảnh của người đàn bà cũng như những vấn đề nhân sinh có tính triết lý sâu
sắc mà nhà văn muốn gửi gắm. Tình huống này nhà văn muốn các nhân vật hay
độc giả nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía, soi chiều nó từ nhiều góc độ, từ đó tính
cách, số phận của các nhân vật cũng được khắc họa một cách sinh động hơn.
Những suy nghĩ về bi kịch của gia đình này và sự nhận thức của các nhân vật được
thay đổi thơng qua tình huống truyện.”
“Đặt các nhân vật trong tình huống tự nhận thức, Nguyễn Minh Châu muốn con
người ta hãy bớt chút thời gian để chiêm nghiệm lại cuộc sống, suy nghĩ lại bản
thân mình và ln có ý thức nhìn nhận lại chính mình để hồn thiện hơn. Con
người có lỗi khơng có nghĩa là có tội nhưng con người có lỗi mà khơng nhận ra lỗi
lầm của bản thân thì là có tội. Tình huống là phương thức nghệ thuật chủ yếu của
các tác phẩm văn xi tự sự, dù tác phẩm văn học có hay khơng có cốt truyện,
khơng có cao trào kịch tính thì cũng ln có những tình huống nhất định. Có thể
nói, Nguyễn Minh Châu rất thành công khi xây dựng những tình huống truyện giúp
khắc họa hình ảnh nhân vật rõ ràng hơn, ý nghĩa của truyện trở nên sâu sắc hơn
trong sự đánh giá của độc giả.”
III.

Kết luận

Đi qua hai chặng đường sáng tác của hai giai đoạn văn học, Nguyễn Minh Châu
ln hết mình với nghề văn với sự sáng tạo đầy nhiệt huyết của mình. Nhà văn có
những đóng góp to lớn cho nền văn học hiện đại Việt Nam, luôn là người tiên

phong cho những cải cách thay đổi trong nghệ thuật. Văn học thời kỳ đổi mới sau


1975 có thể nói Nguyễn Minh Châu là một trong những “ người mở đường tinh
anh và tài năng nhất” theo lời nhà văn Nguyên Ngọc. Với óc quan sát nhạy bén,
ngịi bút của ơng nhanh chóng chuyển từ thế giới chiến tranh súng đạn sang thế
giới của con người cá nhân đời thường. Tinh thần nhân bản, sự tự ý thức cá nhân là
tư tưởng chủ đề xuyên suốt trong mỗi tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu. Sự thay đổi tâm lý, tính cách của con người chính là sự thay đổi của cuộc
sống, con người là đối tượng, chất liệu để văn học nghệ thuật khám phá. Khám phá
thế giới cá nhân con người là phương pháp để nhà văn soi chiếu và đánh giá về
cuộc đời. Một nhà văn kính nghiệp và ln có trách nhiệm lương tâm với nghề
viết, Nguyễn Minh Châu luôn là cây bút tiêu biểu cho khả năng quan sát nhạy bén,
năng lực phân tích tâm lý tinh tế. Người thấu hiểu văn của Nguyễn Minh Châu là
người có sống trách nhiệm với bản thân, với con người và cuộc đời.

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Văn Long, Trịnh Thị Thu Tuyết (2007), Nguyễn Minh Châu và công
cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Trần Đình Sử (2003), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 - Những
vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Minh Châu (2001), Nguyễn Minh Châu tồn tập, Nxb Văn học.
5. Tơn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.




×