Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cố vấn học tập tại trường cao đẳng công nghệ và quản trị sonadezi, đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 149 trang )

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và
quá trình hội nhập sâu rộng do đó nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao
càng trở nên cấp bách. Học chế Tín chỉ ra đời đòi hỏi sự ra đời của chức danh
Cố vấn học tập nhằm hỗ trợ SV có thể làm chủ hoạt động học tập của mình,
đặc biệt hạn chế những khó khăn khi chuyển từ mơi trường giáo dục phổ thông
sang bậc ĐH, CĐ. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, người nghiên cứu nhận thấy,
đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Cố vấn học tập tại
trường Cao đẳng Sonadezi” hướng tới việc nâng cao nhận thức, thái độ, kiến
thức và kỹ năng của Cố vấn học tập và Sinh viên, đặc biệt khi sinh viên tham
gia hoạt động Cố vấn học tập trong nhà trường. Nội dung đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động CVHT. Nội dung chương này tập
trung vào việc tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước về
hoạt động CVHT, làm rõ các khái niệm cơ bản và xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng hoạt động CVHT.
Chương 2: Thực trạng hoạt động CVHT tập tại trường CĐ Sonadezi. Đề
tài đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hoạt động CVHT.
Nhìn chung, hoạt động CVHT diễn ra đúng quy trình và đạt mục tiêu đào
tạo của trường CĐ Sonadezi. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề sau: 1/ Đội
ngũ CVHT trong nhà trường còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên việc tổ chức,
thực hiện tư vấn, hỗ trợ, định hướng cho SV chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp
ứng yêu cầu của SV và đào tạo theo HCTC; và 2/ Nguyên nhân hoạt động
CVHT tại trường chưa đạt hiệu quả cao là do hoạt động CVHT còn khá mới
mẻ đối với CVHT và SV tại trường, CVHT phải kiêm nhiệm nhiều vai trị
khác nhau, nhà trường chưa có những hỗ trợ cần thiết cho CVHT trong quá

vi



trình thực hiện, mặc khác, cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động còn chưa hiệu
quả, chưa đánh giá đúng thực chất.
Chương 3: Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Cố vấn học
tập tại trường CĐ Sonadezi. Đề tài đã đề xuất 6 biện pháp, gồm:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT
cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường;
Biện pháp 2: Tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng phẩm chất năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT;
Biện pháp 3: Quy hoạch, tuyển chọn, phân cơng, bố trí đội ngũ CVHT;
Biện pháp 4: Nâng cao nhận thức của Sinh viên về hoạt động CVHT;
Biện pháp 5: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho công tác CVHT ở
trường CĐ.
Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế
hoạch của đội ngũ CVHT;
Đề tài này đã tiến hành khảo sát Cán bộ QL và CVHT để đánh giá sự phù
hợp và tính khả thi của 6 biện pháp được đề xuất. Kết quả đánh giá của Cán
bộ quản lý và CVHT cho thấy các biện pháp này rất phù hợp, rất khả thi và có
hiệu quả tích cực đối với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động CVHT tại
trường CĐ Sonadezi.

vii


SUMMARY
In recent years, the development of science and technology's powerful and farreaching integration process so that the demand for high quality human resources
becomes more urgent. Education birth requires the introduction of title advising to
assist SV can master its learning activities, in particular limiting the disadvantages
when

transferred


from

environmental

education

to

University

level ,

College. Derived from actual needs, the study found, the subject "solutions to
improve the quality of academic advising activities in Sonadezi College" aims
to raise awareness, attitudes, knowledge and skills of academic advisors and
students , especially when students taking academic counseling activities in the
school. Subject content includes three chapters:
Chapter 1: the basis of arguments about academic advising activities. The content
of this chapter focuses on the synthesis and analysis of domestic and foreign
research on academic advising activities, to clarify the basic concepts and identify
the factors that influence quality academic advising activities.
Chapter 2: Active status academic advisor in Sonadezi College. The subject going
into active status learn learning Advisor.
Overall, the academic advising activities taking place in the right process and
achieving the goal of Sonadezi college training. However, there exist some
problems: 1/CVHT team in the school's lack of experience should the Organization,
practical advice, support, oriented to the SV yet highly effective, yet meet the
requirements of the SV and the HCTC training; and 2/active CVHT cause at school
yet is effective because the operations CVHT also quite new to CVHT and SV at

CVHT have to cum, many different roles, the school has not had the necessary
support for the implementation process in CVHT , on the other hand, inspection,
evaluation of activities was not effective, not yet appreciated substantially.

viii


Chapter 3: to propose measures for improving the quality of academic advising
activities in Sonadezi College. The subject has proposed six measures, including:
Measure 1: raising awareness about the importance of the work of educational
forces CVHT in school;
Measure 2: organizing the activities fostered quality professional capacity service
for CVHT team;
Measure 3: planning, recruitment, assignment, disposition CVHT team;
Measure 4: measures to raise the awareness of students about CVHT activities;
Measure 5: strengthen the active support for the work in College CVHT.
Measure 6: strengthen checks, reviews the implementation of the plan, task team
CVHT;
This topic has conducted surveys of managers and academic advisors to assess the
suitability and feasibility of the proposed measures 6. Results of reviews of the
management and staff of academic advisors showed that these measures are very fit,
very feasible and effective for positive with the goal of improving the quality of
academic advising activities in Sonadezi College.

ix


MỤC LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ....................................................................... ii

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................................ iii
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. v
TÓM TẮT ....................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 3
5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
8. Kế hoạch nghiên cứu: ........................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC
TẬP ................................................................................................................... 7
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................ 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi .................................................................. 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 10
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài ............................................................... 16
1.2.1. Khái niệm cố vấn học tập ................................................................................ 16
1.2.2. Khái niệm chất lượng ...................................................................................... 20
1.2.3. Khái niệm nâng cao chất lượng của hoạt động Cố vấn học tập...................... 21
1.2.4. Khái niệm biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Cố vấn học tập ............ 21
1.3. Những vấn đề lý luận về hoạt động cố vấn học tập ....................................... 22
1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ của cố vấn học tập ............................................................ 22
1.3.2. Đối tượng của hoạt động cố vấn học tập......................................................... 24

x



1.3.3. Nội dung hoạt động cố vấn học tập ................................................................. 24
1.3.4. Phương tiện thực hiện hoạt động cố vấn học tập ............................................ 25
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CVHT .................................................. 26

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 29
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ
SONADEZI .................................................................................................... 30
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục của trường CĐ Sonadezi ........................... 30
2.1.1. Giới thiệu chung về Nhà trường...................................................................... 30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà trường .......................................................... 31
2.1.3. Hoạt động đào tạo của Nhà trường ................................................................. 32
2.2. Mẫu khảo sát và công cụ đo lường ................................................................. 33
2.3. Thực trạng hoạt động CVHT tại trường CĐ Sonadezi ................................ 36
2.3.1. Nhận thức của CVHT và SV về hoạt động CVHT ......................................... 36
2.3.2. Nội dung, hình thức, thời gian thực hiện hoạt động CVHT ........................... 40
2.3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động CVHT ....................................... 46
2.3.4. Mức độ hài lòng đối với hoạt động CVHT ..................................................... 50
2.3.5. Mức độ tích cực của SV đối với hoạt động CVHT ......................................... 50
2.3.6. Tiêu chí lựa chọn đội ngũ CVHT .................................................................... 55

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 59
Chương 3:....................................................................................................... 60
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ
VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI ........................................................................ 60
3.1. Tầm quan trọng trong việc xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng
hoạt động CVHT tại trường Cao đẳng Sonadezi ................................................. 60
3.2. Cơ sở đề xuất các biện pháp ............................................................................ 60

3.3. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động
CVHT tại trường CĐ Sonadezi. ............................................................................. 61
3.4. Các Biện pháp nâng cao chất lượng Hoạt động CVHT tại trường CĐ
Sonadezi.................................................................................................................... 63

xi


3.4.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác
CVHT cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường................................................ 63
3.4.2. Nhóm biện pháp bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ cố vấn học tập ........................................................................................ 65
3.4.3. Nhóm biện pháp quy hoạch, tuyển chọn, phân cơng, bố trí đội ngũ
CVHT ........................................................................................................................ 67
3.4.4. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức của SV về hoạt động CVHT................ 71
3.4.5. Nhóm biện pháp tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho công tác CVHT ......... 72
3.4.6. Nhóm biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch
của đội ngũ cố vấn học tập ........................................................................................ 76
3.5. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp .......................................................... 78
3.6. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện
pháp .......................................................................................................................... 80

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 101

xii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Cán bộ quản lý

CBQL

Cao đẳng



Cố vấn học tập

CVHT

Đại học

ĐH

Giảng viên

GV

Giáo dục và đào tạo

GD&ĐT

Giáo dục Đại học

GDĐH

Giáo viên chủ nhiệm


GVCN

Học chế tín chỉ

HCTC

Học sinh, sinh viên

HSSV

Sinh viên

SV

Quản lý

QL

xiii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng SV khảo sát theo khoa ......................................................... 34
Bảng 2.2. Thông tin khảo sát CVHT ................................................................... 34
Bảng 2.3. Quy ước mức độ thang đo câu hỏi ....................................................... 35
Bảng 2.4. Nhận thức về khái niệm CVHT ........................................................... 36
Bảng 2.5. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động CVHT ............................. 37
Bảng 2.6. Nhận thức về vai trò, mục đích cụ thể của hoạt động CVHT ................ 39
Bảng 2.7. Mức độ thực hiện các nội dung hoạt động CVHT ................................ 41

Bảng 2.8. Nhu cầu tư vấn của SV theo năm học .................................................. 42
Bảng 2.9. Thời gian thực hiện hoạt động CVHT ................................................. 45
Bảng 2.10. Các yếu tố thuận lợi trong hoạt động CVHT ...................................... 47
Bảng 2.11. Các yếu tố khó khăn trong hoạt động CVHT ..................................... 48
Bảng 2.12. Mức độ hài lòng của SV về hoạt động CVHT .................................... 51
Bảng 2.13. So sánh các tiêu chí để lựa chọn CVHT giữa CVHT và SV ................ 56
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp 1 ............................................ 81
Bảng 3.2. Mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp 2 ............................................ 82
Bảng 3.3. Mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp 3 ............................................ 83
Bảng 3.4. Mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp 4 ............................................ 84
Bảng 3.5. Mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp 5 ............................................ 85
Bảng 3.6. Mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp 6 ............................................ 86
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Mức độ thực hiện các hình thức hoạt động CVHT .............................. 44
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng của CVHT về hoạt động CVHT................................ 50
Biểu đồ 2.3. Mức độ tích cực của SV khi tham gia các hoạt động CVHT ............... 54
Biểu đồ 3.1. Đánh giá chung về 6 biện pháp ............................................................ 89
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ................................................... 80

xiv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật trên toàn thế giới,
Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn. Đặc biệt là sự cạnh tranh
về nguồn tri thức chất lượng cao.

Trước bối cảnh đó, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Với vai trò chủ đạo, nhiều năm qua
giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã tiên phong đổi mới chất lượng. Một trong những
hướng quan trọng của lộ trình đổi mới cơ bản và tồn diện giáo dục đại học (ĐH)
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 là chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang đào
tạo theo học chế tín chỉ (HCTC). Chỉ thị năm học số 56/2008/CT-BGDĐT ngày
03/10/2008 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục ĐH năm học 2008 - 2009, Bộ
GD&ĐT đã chính thức yêu cầu các trường ĐH và cao đẳng (CĐ) “chuyển sang đào
tạo theo hệ thống tín chỉ vào năm học 2009 –2010 hoặc muộn nhất là năm học 2010
- 2011”
Bộ GD&ĐT đã có Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 về
việc ban hành Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo HCTC cũng đã chỉ

rõ, đào tạo tín chỉ cho phép người học chủ động thiết kế kế hoạch học tập của mình,
được quyền lựa chọn tiến độ học tập phù hợp với khả năng, sở trường và hoàn cảnh
riêng của bản thân. Điều này làm cho quá trình đào tạo trở nên mềm dẻo hơn, tạo
khả năng cho việc thiết kế chương trình liên thơng giữa các cấp đào tạo và giữa các
ngành đào tạo khác nhau. Có thể nói, hình thức đào tạo tín chỉ “là một trong những
công cụ quan trọng để chuyển từ nền đại học mang tính tinh hoa thành nền đại học
mang tính đại chúng” [31].
Phương thức đào tạo theo tín chỉ lấy người học làm trung tâm trong quá trình
dạy và học, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Chính phương
thức này buộc người học phải nắm vững tất cả quy định, nội dung liên quan đến
1


chương trình đào tạo để lựa chọn và đăng ký môn học phù hợp, định hướng nghề
nghiệp đúng đắn trong tương lai,…Tất cả những vấn đề đó địi hỏi phải có sự giúp

đỡ, tư vấn và hướng dẫn để sinh viên (SV) có thể làm chủ hoạt động học tập của
mình, đặc biệt hạn chế những khó khăn khi chuyển từ môi trường giáo dục phổ
thông sang bậc ĐH, CĐ. Đó là lý do xuất hiện chức danh cố vấn học tập (CVHT).
CVHT người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, rèn
luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn tiến trình học tập, đăng ký học phần phù
hợp nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra và tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh
đó, CVHT cịn hỗ trợ tư vấn cho người học trong việc tìm ra các biện pháp khắc
phục những khó khăn khi chuyển đổi từ mơi trường gia đình vào mơi trường xã hội
rộng lớn. Có thể khẳng định rằng, CVHT có vai trị đặc biệt quan trọng trong đào
tạo tín chỉ và ảnh hưởng đến sự thành cơng trong học tập, rèn luyện của SV. CVHT
cịn là cầu nối giữa sinh viên với nhà trường, sinh viên với xã hội, hướng sinh viên
đến mục tiêu đào tạo chung của nhà trường và đáp ứng chuẩn nghề nghiệp trong
tương lai
Từ năm 2014, Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi (Trường CĐ
Sonadezi) đã bắt đầu áp dụng HCTC vào trong đào tạo. Đồng thời chức danh
CVHT cũng được hình thành trong năm học này. Trường đã ban hành quyết định số
44/QĐ-CDS quy định về công tác CVHT. Sau hơn 4 năm thực hiện, công tác
CVHT đã phần nào hoàn thành được mục tiêu tư vấn và hỗ trợ cho SV. Tuy nhiên,
do cơng tác CVHT cịn mới mẻ nên hoạt động CVHT vẫn chưa phát huy hết chức
năng, nhiệm vụ, đặc biệt là tình trạng SV khơng được tư vấn kịp thời dẫn đến tình
trạng nghỉ học nhiều trong thời gian qua.
Nhận thấy tầm quan trọng và cấp thiết trong công tác CVHT, chúng tôi đã
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Cố vấn học
tập tại trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi” cho nghiên cứu của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động CVHT tại Trường CĐ Sonadezi, trên cơ sở
đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CVHT tại trường.
2



3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động CVHT.
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động CVHT tại trường CĐ Sonadezi.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CVHT tại trường
CĐ Sonadezi.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động CVHT tại Trường CĐ Sonadezi.
Khách thể khảo sát: Đội ngũ CBQL, CVHT, SV đang theo học tại Trường CĐ
Sonadezi.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động CVHT tại Trường CĐ Sonadezi.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động CVHT tại trường CĐ Sonadezi hiện nay đã đạt được những kết quả
nhất định, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục – đào tạo của nhà trường. Tuy
nhiên hoạt động CVHT vẫn còn một số bất cập trong việc đáp ứng nhu cầu tư vấn
của SV. Một trong những biện pháp giúp nhà trường nâng chất lượng hoạt động
CVHT là tăng cường các hoạt động hỗ trợ công tác CVHT.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động CVHT địi hỏi phải xem xét nhiều ở khía cạnh, góc độ,
với nhiều nội dung phong phú, song do hạn chế về thời gian nên đề tài nghiên cứu
sẽ giới hạn một số vấn đề sau:
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động CVHT ở các
khoa chuyên môn thuộc trường CĐ Sonadezi.
- Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tổ chức nghiên cứu hoạt động CVHT ở bậc
CĐ chính quy của trường, với 3 khoa chuyên môn gồm: khoa Ngoại ngữ, khoa Kỹ
thuật – Công nghệ, khoa Quản trị.
- Về đối tượng khảo sát: CBQL, CVHT, SV.
- Về thời gian: Khảo sát thực trạng hoạt động CVHT trong năm học 2017 –
2018 tại hệ CĐ chính quy của trường CĐ Sonadezi.
3



7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp hệ thống các
phương pháp nghiên cứu sau: nghiên cứu lý luận, quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi,
phỏng vấn sau, thống kê tốn học. Trong đó phương pháp nghiên cứu lý luận và
điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp nghiên cứu chủ đạo, các phương pháp cịn
lại bổ trợ thơng tin để kết quả nghiên cứu đề tài đầy đủ và khoa học hơn.
Do đề tài nghiên cứu còn hạn chế về thời gian nên chúng tôi xin phép không tổ
chức thực nghiệm nghiên cứu sản phẩm hoạt động mà chỉ lấy ý kiến chuyên gia
thông qua hoạt động phỏng vấn sâu những nội dung về hoạt động CVHT nhằm bổ
sung thông tin cho các kết quả nghiên cứu bằng bẳng hỏi.
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề
tài.
Phương pháp được sử dụng để thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài như
sách, báo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo, luận văn, luận án, tài liệu, kỷ yếu hội
thảo, các văn bản pháp lý,… Những thông tin quan trọng liên quan đến đề tài sẽ
được trích dẫn làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và tìm các biện pháp cho vấn
đề đang tìm hiểu.
7.2. Phương pháp quan sát
Quan sát là phương thức cơ bản để thu thập thông tin thực tiễn nhằm xây dựng
lý thuyết và kiểm chứng các giả thuyết đã có. Ngồi ra, quan sát đem lại cho người
nghiên cứu những tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan để so sánh, đối chiếu các kết
quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn. Đề tài này tập trung quan sát các hoạt
động CVHT trong môi trường thực tế để tổng hợp, đánh giá kết quả.
Quan sát hoạt động của sinh viên để xác định nhu cầu của SV tại trường Cao
đẳng Sonadezi.
Quan sát các hoạt động của CVHT để tìm hiểu xem hoạt động có khó khăn gì
và cần cải tiến vấn đề nào.


4


Quan sát quá trình CVHT sinh hoạt với SV để tìm hiểu xem CVHT tổ chức
các hoạt động nào, sử dụng các phương pháp nào khi tham gia các hoạt động
CVHT.
7.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: đây là phương pháp nghiên cứu chính
của đề tài.
Mục đích: Có những kết quả số liệu thực tế về hoạt động CVHT tại trường CĐ
Sonadezi. Ghi nhận những ý kiến đóng góp của các khách thể nghiên cứu về những
biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động CVHT tại trường.
Đề tài sử dụng 3 bộ phiếu câu hỏi:
 Bộ phiếu câu hỏi thứ nhất: Khảo sát ý kiến của CVHT.
 Bộ phiếu câu hỏi thứ hai: Khảo sát ý kiến của SV chia đều cho 3 khoa
năm 2017 - 2018, thuộc hệ CĐ chính quy.
 Bộ phiếu câu hỏi thứ ba: Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các
biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CVHT tại Trường
CĐ Sonadezi.
7.4. Phương pháp phỏng vấn
Thực hiện phỏng vấn sâu CVHT, SV.
Mục đích: Thu thập bổ sung và làm rõ những thông tin đã thu được từ phương
pháp khảo sát bằng phiếu hỏi để có thể đánh giá trung thực, khách quan về những
nội dung trong hoạt động CVHT.
7.5. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học sử dụng các lý thuyết toán học như xác suất,
thống kê và logic toán học để phục vụ cho việc nghiên cứu. Xác suất là số đo khả
năng xuất hiện khách quan của một sự vật, hiện tượng trong những điều kiện nhất
định có thể lặp đi lặp lại đến vô hạn. Thống kê là dùng các phép tính để kết nối,
thiết lập mối quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng. Để có sự tin cậy, số
lượng các thống kê phải đủ mức cần thiết để bộc lộ tính chất được lặp đi lặp lại, ổn

định ở đối tượng nghiên cứu.

5


Đề tài này ứng dụng quy trình xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê toán
học để đánh giá chính xác kết quả thực nghiệm; từ đó rút ra kết luận và khẳng định
tính khả thi của đề tài.
8. Kế hoạch nghiên cứu:
STT

Nội dung

Thời gian

1

Xây dựng cơ sở lý luận, lập đề cương nghiên cứu

2

Hoàn thành đề cương nghiên cứu

04/2018

3

Xây dựng mẫu phiếu điều tra

05/2018


4

Hoàn thành chuyên đề

7/2018

5

Bảo vệ chuyên đề

8/2018

6

Tiến hành điều tra khảo sát

10/2018

7

Thu thập và xử lý số liệu

11/2018-01/2019

8

Đề xuất biện pháp

01/2019-03/2019


9

Trình giảng viên hướng dẫn

03/2019

10

Hồn chỉnh

03/2019

11

Bảo vệ luận văn

04/2019

6

11/2017- 3/2018


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP
1.1.

Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1.


Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi

Từ cuối thế kỷ 18, hoạt động CVHT trong trường học xuất hiện tương đối sớm
khi các trường ĐH, CĐ đầu tiên được thành lập ở Mỹ như Harvard, William, Mary,
Yale,… hoạt động CVHT đã bắt đầu được hình thành [45].
Các tác giả John H. Borgard (1981), Creamer (2000), Hagen (2005) cho rằng,
để hoạt động CVHT được tiến hành bài bản và trở thành một phần quan trọng trong
đào tạo, nghiên cứu, đòi hỏi phải có một nền tảng lý luận cụ thể [53, tr.50]. Theo
đó, các quan điểm, lý thuyết về sự phát triển của người học đã được nhiều nhà
nghiên cứu đề cập như là cơ sở cho việc thực hiện hoạt động CVHT, cụ thể:
Lý thuyết hình thành tâm lý xã hội của Erikson (1963) dựa trên 8 giai đoạn
phát triển của con người để chỉ ra 8 giai đoạn khủng hoảng mà SV phải đối mặt
trong quá trình học tập. Theo đó, nếu có những hỗ trợ tích cực sẽ giúp SV giải quyết
được khủng hoảng trong giai đoạn hiện tại, phát triển sang giai đoạn kế tiếp. Ngược
lại, khi khủng hoảng chưa được giải quyết, có thể làm gián đoạn sự phát triển của
SV [53, tr.53].
Lý thuyết 7 vector của Chickering và Reisser (1993) cho thấy sự thay đổi về
mặt tâm lý xã hội của SV. Trong những năm đầu ĐH là thời gian để khám phá 3
vector đầu tiên, những năm học tiếp theo SV có thể đối mặt với vector thứ 4, 5 và
có thể là thứ 6, 7 ở bậc học cao hơn. Lý thuyết của Chickering và Reisser cho thấy
vai trò CVHT là nguồn ảnh hưởng mạnh mẽ, giúp SV phát triển thông qua hỗ trợ
giải quyết những vấn đề trong quá trình trải nghiệm 7 vector: Phát triển cạnh tranh;
QL cảm xúc; Hoạt động tự giác để đạt được sự độc lập; Phát triển mối quan hệ liên
cá nhân; Nhận diện bản thân; Phát triển mục tiêu; Phát triển toàn diện [53, tr.53-56]
Dựa trên sự khác biệt của mỗi cá nhân thông qua xu hướng phản ứng trước
kích thích từ mơi trường bên ngồi và xu hướng sử dụng những nguồn hỗ trợ sẵn
có, nhóm tác giả Myers-Briggs (Myers & McCauley, 1985) phân loại cá nhân theo

7



các cặp đặc điểm tính cách cơ bản: hướng ngoại hay hướng nội; cảm giác hay trực
giác; lý tính hay cảm tính; nguyên tắc hay linh hoạt [46, tr.59].
Kolb (1984) cho rằng có 4 phong cách học tập của người học, đó là kiểu hội tụ
(Converging), kiểu phân kì (Diverging), kiểu đồng hóa (Assimilating), kiểu điều
chỉnh (Accomondating). Đề xuất này của Kolb khơng chỉ giúp người dạy có định
hướng rõ ràng trong việc giáo dục SV, vì khơng phải tất cả các SV đều có cùng một
phong cách học tập, mà còn rất quan trọng trong cách tiếp cận của người cố vấn đối
với vấn đề học tập, định hướng nghề nghiệp và các vấn đề về cá nhân của SV [53,
tr.59].
Có thể thấy, các lý thuyết trên đây tập trung vào phân loại cá nhân theo từng
khía cạnh tâm lý (bên trong), mỗi khía cạnh sẽ quy định tính chất hành động cũng
như sự phát triển của cá nhân. Khi đó, yếu tố xã hội (bên ngồi) giữ vai trị là nhân
tố tác động lên các khía cạnh này, gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực trong q
trình phát triển của người học. Hoạt động CVHT thuộc yếu tố bên ngồi tác động
đến q trình học tập của SV, do đó, CVHT phải ln dựa trên những nhu cầu, đặc
điểm riêng có, tơn trọng sự khác biệt của từng người học để xem xét, quyết định nội
dung tư vấn, hỗ trợ cho phù hợp.
Phát triển nội dung các quan điểm, Crookston (1972) cho rằng hoạt động tư
vấn phải tạo điều kiện cho người học tương tác với môi trường xung quanh, giữa
các cá nhân với nhau, hình thành kỹ năng về nhận thức, đánh giá hành vi, ra quyết
định và giải quyết vấn đề cho người học [53, tr.52].
Chickering (2006) cũng thống nhất rằng, để đảm bảo về sự cam kết thành công
của SV, CVHT phải hướng tới sự phát triển của SV về nhiều mặt bao gồm phát
triển học thuật, cá nhân, trí tuệ và xã hội [53, tr.52].
Bên cạnh việc xây dựng nền tảng lý luận, các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến
những vấn đề thực tiễn liên quan đến hoạt động CVHT.
Theo Brian Gillispie (2009), với sự gia tăng của các trường ĐH trong suốt thế
kỷ 19, hoạt động CVHT đã được định hình rõ ràng hơn trong việc CVHT hướng

dẫn SV chọn môn học như thế nào cho phù hợp với nhu cầu và năng lực, SV cũng
tìm đến CVHT để tìm hiểu các vấn đề về sự công bằng, trách nhiệm xã hội, ngành
8


nghề,.. (theo Gordon, 1992). Đặc biệt, chức danh CVHT chính thức xuất hiện khi
hình thức đào tạo theo HCTC ra đời [45].
Nhà nghiên cứu Lee, Courtland C. (2001) cũng đã có bài viết về hoạt động
CVHT trong sự đa dạng văn hóa tại Hoa Kỳ hiện nay. Theo tác giả, trong số các
vấn đề mà CVHT phải đối mặt, việc đáp ứng số lượng ngày càng tăng của SV từ
các nền văn hóa khác nhau có lẽ là thách thức lớn nhất. Nguyên nhân một phần là
do các dịch vụ tư vấn trường học hiện nay thường không đủ khả năng đáp ứng nhu
cầu đa dạng của người học [47].
Bài viết của tác giả L. DiAnne Borders (2002) đã đặt ra các câu hỏi xoay
quanh vai trò của CVHT là Who? What? When? Where? và How? Theo đó,
nhiệm vụ của một người cố vấn, một mặt, sử dụng những kỹ năng tư vấn hướng

tới mục tiêu tăng cường sự thành công trong học tập và kế hoạch nghề nghiệp
cho tất cả SV; mặc khác, CVHT cũng góp phần tạo ra những sự thay đổi về môi
trường (lớp học, trường học, gia đình, xã hội), vì họ tin rằng, muốn thay đổi một cá
nhân thì trước hết cần phải thay đổi các mối quan hệ xung quanh cá nhân đó [46].
Nhóm tác giả Carlson, Laurie A; Portman, Tarrell Awe Agahe; Bartlett, Jan R
(2006) tiến hành một cuộc khảo sát với 381 CVHT trong trường học ở các bang

Colorado, Iowa và New York về việc sử dụng công nghệ vào công tác tư vấn cho
SV ở Mỹ. Kết quả cho thấy, việc tiếp cận công nghệ vào công tác tư vấn ở trường
chuyên nghiệp rất hiệu quả đồng thời được sự ủng hộ cao của các cố vấn [43].
Lý thuyết nhân cách của John Holland (1919-2008) nhấn mạnh mối quan hệ
khăng khít giữa kiểu nhân cách của cá nhân và kiểu nghề nghiệp trong xã hội.
Chúng bao gồm 6 kiểu người trong xã hội; 1/Kỹ thuật (Realistic-R): đó là người

thực tế. 2/Nghiên cứu (Investigative-I): người có cá ính độc lập, ham hiểu biết, có
khả năng định hướng, tự học, tự tổ chức nghiên cứu, khả năng phân tích, viết, tốn
học. 3/Nghệ thuật (Artistic-A): đó là người sáng tạo, độc lập, độc đáo, sức tưởng
tượng phong phú, khả năng âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật. 4/Xã hội (Social-S) là
người thích hợp tác, rộng lượng, ưa phục vụ người khác, có kỹ năng nghe, nói,
giảng giải và các kỹ năng làm việc với người khác. 5/Chỉ đạo (Enterprising-E) là
kiểu người quyết đoán, tự tin, năng động, thích giao lưu, ưu mạo hiểm, có khả năng
9


gây ảnh hưởng đến người khác. 6/Tổ chức (Conventional-C): là người có tổ chức,
ngăn nắp, tỉ mỉ, chính xác, tin cậy, ổn định, hiệu quả, có khả năng làm việc với các
dữ liệu, số liệu. Lý thuyết về kiểu nhân cách theo nghề nghiệp của John Holland rất
thích hợp với hoạt động CVHT. Việc CVHT nắm được các đặc điểm nghề nghiệp
trong xã hội và đặc điểm nhân cách của SV có hiệu quả về việc luwacj chọn nghề
nghiệp cho SV.
Có thể thấy, hoạt động CVHT đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan
tâm từ khá sớm và đã hình thành một nền tảng lí luận cho hoạt động, tuy nhiên chỉ
đến khi HCTC xuất hiện thì những tên gọi và các yêu cầu, quy định liên quan đến
hoạt động này mới dần được hồn thiện. Đó là một chặng đường dài để nghiên cứu
và phát triển. Hiện nay, các tác giả cũng đã mở rộng việc tìm hiểu những vấn đề
hoạt động CVHT phải đối mặt như sự đa dạng trong văn hóa, những yếu tố ảnh
hưởng đến tâm lý của SV, hay là việc ứng dụng cơng nghệ trong hoạt động
CVHT,…
1.1.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Những năm gần đây, hoạt động CVHT được các trường ĐH, CĐ tại Việt Nam
quan tâm thực hiện nhằm hoàn thiện quy trình đào tạo theo HCTC. Đã có nhiều bài

viết điển hình trên các sách, báo, tạp chí, websites, kỷ yếu hội thảo,… liên quan đến
hoạt động CVHT. Tuy nhiên, do còn khá mới mẻ nên các nghiên cứu được giới
thiệu sau đây chủ yếu tập trung về vai trò và nhiệm vụ CVHT trong công tác hỗ trợ,
tư vấn cho SV, ngồi ra, cịn có một vài cơng trình nghiên cứu về thực trạng hoạt
động này tại các trường.
1.1.2.1. Nghiên cứu về vai trò và nhiệm vụ của CVHT trong nhà trường
Tác giả Trần Văn Hùng (2010) đã khẳng định CVHT có vai trị đặc biệt quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp
của SV, đồng hành cùng SV trong suốt quá trình học tập. Tác giả cho rằng, đội ngũ
CVHT cần có các chức năng: tư vấn, định hướng, giám sát hoạt động học tập và
hướng nghiệp của SV; tham mưu cho lãnh đạo trường, khoa và bộ môn các vấn đề
liên quan đến công tác QL đào tạo, nghiên cứu khoa học [20].

10


Bàn về nội dung của công tác CVHT tác giả Phạm Thị Thanh Hải đã đi sâu
vào phân tích vai trị và nhiệm vụ của đội ngũ làm cơng tác tư vấn đó là:



Giúp sinh viên chọn chun ngành chính. Tác giả cho rằng vai trị của đội

ngũ làm cơng tác tư vấn học tập rất quan trọng trong việc hỗ trợ sinh viên thấy được
điểm mạnh, điểm yếu của mình để lựa chọn các chuyên ngành phù hợp


Giúp sinh viên lựa chọn, bổ sung hoặc thay thế hoặc bỏ các mơn học. Tác

giả cho rằng sinh viên khơng có đủ kiến thức và kinh nghiệm để chọn các môn học

phù hợp cho chuyên ngành của mình vì vậy sự tư vấn của cố vấn học tập trong
trường hợp nầy rất cần thiết.


Để sinh viên tích lũy đủ số tính chỉ và tốt nghiệp đúng thời hạn cố vấn học

tập phải lưu trữ hồ sơ, kiểm tra chương trình học của sinh viên đại học năm thứ ba
và nhắc nhở các em các mơn học cịn lại mà các em phải học.


Đồng thời cố vấn học tập còn phải giúp sinh viên tiếp cận với các nguồn

lực để gặt hái thành cơng cả trong và ngồi giảng đường [14, tr.26-28].
Nhấn mạnh về nhiệm vụ tư vấn cho người học, Huỳnh Xuân Nhựt (2010)
khẳng định tư vấn cho sinh viên trong q trình học tập tại trường ĐH, CĐ là khâu
vơ cùng quan trọng và cần thiết trong quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Đồng
thời tác giả cũng nhấn mạnh, khâu này chỉ có thể thực hiện tốt ở cấp khoa với sự
tham gia của Ban Chủ nhiệm khoa và đội ngũ giảng viên cơ hữu vì đây là đội ngũ
hiểu rõ nhất và có chun mơn nhất đối với các mơn học và chương trình đào tạo
của khoa [24]. Tác giả cũng chỉ rõ để thực hiện tốt khâu này, nhà trường cần có
những quy định và chính sách thích hợp cho đội ngũ tư vấn và phải xem công tác
này là khâu không thiếu trong quy trình đào tạo tại trường. Bên cạnh đó tác giả đề
xuất đơn vị tổ chức tư vấn, cách thức tổ chức đội ngũ tư vấn và hoạt động tư vấn
học tập trong trường ĐH, CĐ.
Tương tự, tác giả Nguyễn Văn Thu (2011) đã nhấn mạnh vai trò của đội ngũ
CVHT trong việc phát huy tính chủ động của sinh viên trong q trình học tập theo
học chế tín chỉ. Tác giả cho rằng thông qua hoạt động CVHT đội ngũ làm công tác
tư vấn cần rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng học tập cần thiết như:

11



Tổ chức hướng dẫn sinh viên lớp mình phụ trách nghiên cứu tìm hiểu sổ tay
sinh viên nhằm giúp SV tìm hiểu nắm vững quá trình phát triển, hệ thống tổ chức và
bộ máy quản lý của nhà trường, nắm vững chức năng cụ thể của các bộ phận quản
lý tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong việc liên hệ các công việc liên quan tới
học tập và sinh hoạt.
Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu các quy chế, quy định về công tác
học sinh, sinh viên của Bộ, của trường; các loại mẫu đơn, …nhằm giúp cho sinh
viên định hướng và lập kế hoạch hoạt động học tập và rèn luyện của bản thân.
Thực hiện sinh hoạt lớp định kì, nội dung chủ yếu là tổ chức triển khai các văn
bản chỉ đạo của nhà trường, các hoạt động đồn thể chính trị, đặc biệt quan tâm tới
công tác tư vấn, hướng dẫn sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập, hướng dẫn và
rèn luyện các kỹ năng lập kế hoạch tự học….[32].
Bàn về những khó khăn trong cơng tác CVHT, tác giả Trương Thị Thu Hà
(2011) đã chỉ ra công tác này đang phải đối mặt như thiếu đội ngũ làm công tác tư
vấn vì vậy việc duyệt kế hoạch học tập của đội ngũ này ở nhiều trường chỉ mang
tính chất hình thức. Những người đảm nhiệm công tác trên không thể kiểm sốt
được tình hình học tập của sinh viên dẫn đến tình trạng khơng hiếm trường hợp khi
đến đợt xét tốt nghiệp thì sinh viên mới biết mình qn cịn vài học phần chưa đăng
ký hoặc sinh viên học những môn chưa thỏa mãn điều kiện tiên quyết [17].
Nhằm cụ thể mục đích và ý nghĩa của việc tư vấn cho sinh viên, tác giả Phạm
Minh Hùng cho rằng giờ tư vấn học tập là một trong những hình thức tổ chức dạy
học được sử dụng phổ biến trong đào tạo theo HCTC. Đồng thời, tác giả đã đề cập
đến mục đích và ý nghĩa của giờ tư vấn học tập. Theo tác giả mục đích chính của
giờ tư vấn là tạo cơ hội hỗ trợ cho sinh viên trao đổi, giải đáp thắc mắc, hệ thống
hóa, cũng cố những vấn đề lý thuyết mà sinh viên chưa nắm vững. Tác giả cũng đã
khẳng định rằng giờ tư vấn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đào tạo theo HCTC
khi trong q trình học tập có rất nhiều vấn đề sinh viên cần được tư vấn: từ đăng
ký học đến xác định lộ trình tích lũy các mơn học, học thêm ngành hai, học tích lũy

lại để cải thiện kết quả học tập...[19]

12


Bên cạnh các bài viết đăng trên sách, báo, tạp chí, nhiều trường ĐH, CĐ đã tổ
chức các buổi hội thảo, tổng kết cơng tác CVHT, một trong số đó là Hội nghị nâng
cao vai trò CVHT được tổ chức vào tháng 06/2011 tại trường ĐH Cần Thơ với một
số bài tham luận đáng chú ý được đề cập sau đây:
Với bài tham luận về “Vai trò và trách nhiệm của cố vấn học tập ảnh hưởng
đến sự thành công của sinh viên” của Trần Thị Xuân Mai (2011). Tác giả đã đưa ra
rất cụ thể nhiệm vụ trọng tâm của cố vấn học tập cần thực hiện qua từng năm học
như sau:


Đối với sinh viên năm thứ nhất CVHT cần: Giới thiệu khung chương trình

đào tạo; thành lập ban cán sự lớp; nắm rõ sơ yếu lý lịch của từng sinh viên; lắng
nghe sinh viên; Dự họp lớp với sinh viên thường xuyên.


Nhiệm vụ trọng tâm của CVHT đối với SV năm thứ hai và năm thứ ba: tư

vấn học tập - nghiên cứu khoa học; tư vấn kỹ năng giao tiếp; tư vấn hướng làm luận
văn tốt nghiệp – Báo cáo luận văn tốt nghiệp.


Nhiệm vụ trọng tâm của CVHT đối với sinh viên năm cuối là tư vấn

hướng nghiệp và việc làm cho sinh viên [23, tr.14].

Không chỉ đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ làm công tác tư vấn học
tập mà tác giả còn đưa ra kế hoạch để thực hiện hoạt động tư vấn học tập một cách
khả thi. Đồng thời tác giả cũng phân tích hiệu quả của việc thực hiện các công việc
trên giúp nâng cao chất lượng của hoạt động tư vấn học tập nói riêng và nâng cao
chất lượng của hoạt động đào tạo theo hình thức tín chỉ nói chung.
Trong bài tham luận về “Nâng cao vai trị của cố vấn học tập trong đào tạo
theo tín chỉ” của Đào Ngọc Cảnh (2011) cũng đưa ra nhiệm vụ của đội ngũ CVHT
nhưng tác giả tiếp cận một cách tổng quát. Tác giả cho rằng CVHT có ba nhiệm vụ
đó là: tư vấn sinh viên trong lĩnh vực học tập, thực hiện việc đánh giá kết quả rèn
luyện sinh viên từng học kỳ, tư vấn sinh viên các lĩnh vực khác. Trong ba nhiệm vụ
trên, tác giả đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ tư vấn cho sinh viên trong học tập. Tác
giả cho rằng tư vấn, hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập và đăng ký học phần
một cách hợp lý, phù hợp với năng lực và điều kiện của từng sinh viên là cơng việc
khó khăn và phức tạp [5, tr.34].
13


“Cố vấn học tập trong học chế tín chỉ - Vai trị và một số đề xuất” của Trần
Ngân Bình (2011), Khoa Công nghệ Thông tin &Truyền thông, Trường Đại học
Cần Thơ. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh vai trò của một CVHT trong năm đầu tiên là
hết sức quan trọng để giúp sinh viên bước vào ngưỡng cửa đại học không phải bâng
khuâng và bỡ ngỡ. Đồng thời vai trò của cố vấn học tập cũng thể hiện rõ trong việc
giúp các em nhanh chóng làm quen với mơi trường mới, thầy cô, bạn bè mới mà
quan trọng hơn là phải nhanh chóng nắm bắt và làm quen với cách học mới, với
những kỹ năng mới [4].
Bài viết về “Vai trò của cố vấn học tập đối với hoạt động học tập và rèn luyện
của sinh viên”, Nguyễn Thị Thu Thủy (2011) đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của
đội ngũ tư vấn học tập về việc giới thiệu cơ hội nghề nghiệp trong tương lai cho
sinh viên là điều cần thiết, giúp các


em có “cái nhìn” tổng qt về ngành nghề

mình theo học. Lịng u nghề, sự am hiểu chun mơn của cố vấn sẽ giúp sinh viên
có thêm nhiệt huyết, đam mê trong học tập. Đồng thời cố vấn học tập phải là người
am hiểu về quá trình, kế hoạch đào tạo của ngành học để tư vấn cho sinh viên kế
hoạch học tập hợp lý [34].
Tác giả Trần Kim Định (2011) lại chủ yếu nhấn mạnh đến nhiệm vụ nghiên
cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến SV như:


Quy định về công tác học vụ dành cho SV



Văn bản liên quan đến công tác SV, đánh giá hoạt động rèn luyện của SV



Các văn bản quy định về SV nội trú, ngoại trú



Các chế độ chính sách, tín dụng SV



Một số quy trình xử lý công việc về công tác SV




Một số mẫu biểu mẫu QLSV [9, tr.61].
Ngồi việc khẳng định vai trị CVHT là nhân tố then chốt trong mối quan hệ

giữa Nhà trường – SV – Thị trường lao động, bài viết “Vai trị của CVHT trong đào
tạo theo HCTC” của Tơ Thiện Hiền đã đề xuất rằng, CVHT phải luôn phối hợp và
hỗ trợ các phòng ban chức năng, các khoa, bộ môn trong việc tổ chức các phong
trào, hoạt động ngoại khóa và tham gia các hoạt động đồn thể cùng SV. Đồng thời,

14


tác giả kiến nghị xây dựng bảng công việc cụ thể để hướng dẫn và đo lường kết quả
công tác CVHT [16].
1.1.2.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động CVHT tại các trường Đại học, Cao đẳng
Nghiên cứu “Văn bản quy định và hoạt động thực tế của cố vấn học tập” của
tác giả Trần Thị Minh Đức (2010). Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát trên 1564
sinh viên của 17 trường đại học trong cả nước và 244 giảng viên đang đảm nhiệm
công tác tư vấn học tập tại các trường. Nghiên cứu đã tiến hành đối chiếu các quy
chế được ghi trong các văn bản với thực tế hoạt động tư vấn học tập tại các trường,
tập trung vào các vấn đề như: Những quy định về chức danh của đội ngũ tư vấn học
tập; Tiêu chí lựa chọn đội ngũ tư vấn học tập và hướng dẫn nhiệm vụ cho đội ngũ
này; Điều kiện hỗ trợ hoạt động và quyền lợi cho những người làm công tác tư vấn
học tập[10, tr.23-32].
“Thực trạng hoạt động cố vấn học tập ở các trường đại học” của Trần Thị
Minh Đức, Lê Thị Thanh Thủy, nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề như: nhu
cầu tư vấn của sinh viên đại học; kỹ năng tư vấn của đội ngũ tư vấn; đánh giá của
đội ngũ tư vấn, của sinh viên và những người có liên quan về kết quả của hoạt động
tư vấn học tập [11].
“Hoạt động cố vấn học tập tại một số trường đại học trực thuộc Đại học Huế”
của tác giả Hoàng Thị Nam Phương đã tiến hành điều tra trên 50 giảng viên và 100

sinh viên trực thuộc ba trường Đại học Sư Phạm Huế, Đại học Ngoại Ngữ Huế và
Đại học Kinh Tế Huế. Trong nghiên cứu nầy tác giả đã đánh giá một số nội dung
sau: khối lượng công việc của đội ngũ tư vấn; đánh giá tính chủ động của sinh viên
trong hoạt động tư vấn học tập; cơ sở vật chất và điều kiện làm việc hiện nay tại các
trường trực thuộc ĐH Huế [26].
Trong bài tham luận “Cố vấn học tập” của Trần Thị Kim Hồng, tác giả tiến
hành khảo sát hơn 70 sinh viên, kết quả cho thấy: đa số các cố vấn học tập trong
khoa có đầu tư cho cơng việc của mình thể hiện qua 85.71% ý kiến nhận xét vấn đề
tổ chức quản lý lớp là hợp lý. Song song đó vấn đề về kế hoạch học tập có 61.43%
ý kiến sinh viên cho rằng gặp nhiều thuận lợi trong việc lập kế hoạch học tập từng
học kỳ là do có sự giúp đỡ của cố vấn học tập và các bạn trong lớp. Vấn đề đăng ký
15


học phần có tới 67.14% sinh viên gặp khó khăn trong việc đăng ký học phần do
nhiều nguyên nhân khác nhau [18, tr.38].
Nhận xét về thực trạng thực hiện nhiệm vụ của CVHT, trong báo cáo “Đào tạo
theo hệ thống tín chỉ: Kinh nghiệm thế giới và thực tế ở Việt Nam” tác giả Nguyễn
Kim Dung đã nhận định “đội ngũ tư vấn còn chưa chuyên nghiệp, chưa phát huy hết
vai trị cố vấn cho người học”, chưa có kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ của mình
[6, tr.6].
Tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương (2010) đã thực hiện khảo sát “Thực trạng
hoạt động của CVHT” trên 10 CVHT và 180 SV năm thứ nhất đến năm thứ 4 tại
trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐH Quốc gia Hà Nội. Khảo sát cho
thấy, gần 2/3 số SV tham gia điều tra (63,9%) cho biết đã từng nhận được sự trợ
giúp của CVHT trong đó đa phần SV (58%) tự chủ động liên lạc với CVHT để nhận
sự trợ giúp. Và có khoảng 2/3 SV đánh giá mức độ hài lịng với sự trợ giúp của
CVHT ở mức bình thường, hài lịng và rất hài lịng. Để góp phần nâng cao hiệu quả
QL giáo dục trong tiến trình đào tạo tín chỉ, tác giả kiến nghị cần phải chú trọng
nâng cao kỹ năng tư vấn cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ CVHT [28, tr.259].

Như vậy, đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động CVHT. Với mục
đích nâng cao chất lượng hoạt động Cố vấn trong trường CĐ, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu hoạt động CVHT trong đào tạo theo HCTC dựa trên các cơ sở về mặt lí
luận được trình bày sau đây.
1.2.

Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1.

Khái niệm cố vấn học tập

1.2.1.1. Cố vấn
Cố vấn (advise) là cụm từ được sử dụng khá phổ biến trên nhiều lĩnh vực, tuy
nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và nội hàm của thuật ngữ này. Dưới đây
có thể dẫn ra một số cách hiểu của các tác giả trong và ngoài nước về khái niệm cố
vấn:
Theo Từ điển Tiếng Việt của GS. Hoàng Phê (chủ biên, 2011), cố vấn được
hiểu là đưa ra ý kiến hay lời khuyên cho ai đó để tham khảo khi giải quyết một vấn

16


×