Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận cao học, phân tích giá trị sử dụng của tác phẩm báo chí lấy ví dụ thực tiễn để chứng minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 19 trang )

Tiểu luận Tác phẩm Báo in

MỤC LỤC

1


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

A.

LÝ THUYẾT

Đề bài: Phân tích giá trị sử dụng của tác phẩm báo chí? Lấy ví dụ thực
tiễn để chứng minh.
1.

Các khái niệm liên quan

-

Tác phẩm báo chí là sản phẩm tư duy của nhà báo, lấy hiện thực

khách quan làm đối tượng phản ánh, có giá trị sử dụng, tạo dư luận xã hội và làm
thay đổi hành vi của người tiếp nhận thông tin.
-

Giá trị sử dụng của tác phẩm báo chí là những lợi ích thực tế của tác

phẩm báo chí đối với người sử dụng tác phẩm báo chí ấy, là mức độ tác động hoặc
mức độ ảnh hưởng cả tác phẩm báo chí tới thái độ và hành vi của người tiếp nhận


tác phẩm báo chí trong xã hội
2.

Các biểu hiện giá trị sử dụng của tác phẩm báo chí

2.1.

Tác phẩm báo chí làm thỏa mãn như cầu thơng tin của cơng chúng

Báo chí là cơng cụ truyền tải thơng tin hữu ích tới bạn đoc. Cùng với sự phát
triển của khoa học, kỹ thuật công nghệ hiện đại hiện nay, báo chí ngày càng trở nên
đa dạng và phong phú về các thể loại, nội dung, hình thức. Người đọc có thể tiếp
nhận thơng tin từ nhiều kênh tin tức khác nhau (báo in, truyền hình, phát thanh, báo
mạng).
Người làm báo cần phải nắm bắt được nhu cầu thông tin của bạn đọc, sản
xuất những tin bài phu hợp với nhu cầu tiếp nhận của người đọc.trong tương lai xu
thế phát triển của báo chí sẽ phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thông tin và sự tiếp
nhận của bạn đọc, người xem, người nghe. Cơng chúng có quyền quyết định nội
dung thơng tin của tờ báo, chương trình truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử,
thay vì các cơ quan báo chí quyết định thơng tin đưa đến bạn đọc như hiện nay.
VD: Theo thống kê tính đến tháng 7/2017, nước ta có 982 cơ quan báo chí
(bao gồm báo in, truyền hình, phát thanh và báo mạng điện tử) được cấp phép hoạt
động. Trung bình mỗi tờ báo, một ngày sẽ sản xuất hàng trăm tin, bài, ấn phẩm,
2


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

như vậy có thể thấy người đọc có nhiều cơ hội để tiếp cận nhiều nguồn thơng tin,
thậm chí dẫn đến “bội thực” tin tức.

2.2.

Tác phẩm báo chí tạo lập quan niệm sống, thái độ hành vi cho từng

người, cộng đồng xã hội
Một trong số những chức năng của Báo chí là định hướng dư luận xã hội.
Khi tiếp nhận thông tin, mỗi người sẽ có những cách tiếp nhận, cách suy nghĩ, cách
hiểu và cách hành động khác nhau. Thơng thường sẽ có hai xu hướng suy nghĩ và
hành động khác nhau: một là, suy nghĩ và hành động theo quản điểm, cảm xúc cá
nhân (hướng nội); hai là, suy nghĩ và hành động theo xu hướng chung của xã hội
(hướng ngoại). Chính vì vậy, từ việc tiếp nhận và thu nạp kiến thức, người đọc sẽ
định hướng cho mình suy nghĩ, hành động và lựa chọn một lối sống phù hợp với
chính mình. Nhiều tác phẩm báo chí cùng một chủ đề, cùng một vấn đề xã hội
đươc xuất hiện liên tiếp trên nhiều tờ báo, chương trình trong một khoảng thời gian
sẽ truyền cảm hứng cho cơng chúng, hình thành mối quan tâm, quan điểm riêng
của mỗi người đọc.
Như vậy, giá trị sử dụng của báo chí đã được tạo lập trong việc nhấn mạnh
“bản chất cá nhân” của mỗi người, của tập thể, từ đó thúc đẩy họ tham gia đóng
góp ý kiến vào các hoạt động xã hội.
VD: Những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua, thông tin về dự luật đặc
khu kinh tế liên tiếp được đề cập. Báo chí đã góp trong đó một vai trị vô cùng
quan trọng về việc định hướng thông tin cho dư luận, giúp nhân dân chống lại các
thế lực phản động đang ngày đêm tìm cách phá hoại Nhà nước.
2.3.

Báo chí góp phần thúc đẩy hành động của cơng chúng khi ra quyết

định và hành động
Mục đích của báo chí là cung cấp và truyền tải thông tin, kinh nghiệm, tư
vấn, nhằm gợi ý cho người tiếp nhận thông tin những ý tưởng, kế hoạch hoặc quyết

định hành động nào đó. Có những tác phẩm báo chí để lại cho người đọc những
3


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

suy nghĩ, trăn trở về vấn đề mà tác phẩm đó đặt ra. Cũng có tác phẩm làm cho
người đọc cảm thấy phải sống có ý nghĩa hơn, làm thay đổi suy nghĩ của người
đọc.
Nhờ việc chỉ ra nguyên nhân, thực trạng, hậu quả của báo chí mà cơng
chúng quan tâm hơn đến đến cuộc sống. Từ đó thúc đẩy cơng chúng có những
hành động tích cực để giải quyết vấn đề làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

2.4.

Tác phẩm báo chí tạo ra giá trị sử dụng “Ngược”

Mỗi cá nhân trong xã hội tiếp nhận tác phẩm báo chí với tâm lý rất khác
nhau. Cùng một tác phẩm báo chí, nếu cơng chúng tiếp nhận và phản ứng với một
tâm lý tích cực sẽ tạo ra kết quả tích cực và ngược lại nếu tác phẩm báo chí được
cơng chúng tiếp nhận bằng tâm lý tiêu cực sẽ tạo ra kết quả tiêu cực. Cũng có
những tác phẩm báo chí tạo ra tạo ra kết quả kẹp: vừa tích cực, vừa tiêu cực.
Nếu các tác phẩm báo chíi khơng cẩn trọng trong việc tiếp nhận vấn đề, xử
lý chi tiết thì sẽ tạo ra giá trị ngượi với điều mình mong muốn. Những năm qua,
báo chí nước ta đã có khơng ít những tác phẩm tạo ra giá trị sử ngược
Đầu tháng 6/2018, trên các trang báo đều đưa tin về vụ việc một nữ sinh
viên đi tìm thuê nhà trọ bị giết chết. Nhiều trang báo đã giúp cho bạn đọc có được
một cái nhìn rõ hơn về sự việc để từ đó có được những bài học cần thiết về bảo vệ
bản thân. Tuy nhiên, nhiều trang báo đi quá sâu vào sự việc, khiến cho nhiều người
cảm thấy sợ hãi, gây những hệ quả xấu.


4


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

KẾT LUẬN
Giá trị sử dụng của một tác phẩm báo chí có thể xem như là những lợi ích
thực tế mà tác phẩm báo chí đó mang lại cho người sử sụng nó; là mức độ tác động
và ảnh hưởng của tác phẩm báo chí tới thái độ, hành vi của người sử dụng tác
phẩm báo chí trong xã hội.
Giá trị sử dụng của một tác phẩm báo chí có thể, có thể nhiều, chúng ta chỉ
có thể biết và đo lường được sau khi tác phẩm đó hiển diện trên các phương tiện
truyền thơng đại chúng, được công chúng tiếp nhận và phản hồi thông qua việc
đọc-nghe-xem-phản hồi.

5


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

B.

THỰC HÀNH

[PHÓNG SỰ] NÚI THIÊN THAI – NƠI CHƠN GIẤU NHỮNG BÍ ẨN
CỦA LỊCH SỬ
Ngọn núi Thiên Thai, thuộc thị trấn Gia Bình – Bắc Ninh, từ Hà Nội
theo Quốc lộ 17 khoảng 40km rẽ vào. Du khách thập phương sẽ được chiêm
ngưỡng những chứng tích lịch sử mang hơi hướng bí ẩn, vẫn cịn nguyên bản

từ thời phong kiến nhà Lý đến chiến tranh Pháp thuộc
Dọc theo con đường quốc lộ nhỏ cũ, thoang thoảng hương lúa chín cuối hè,
những chiếc xe nơi đây từ từ tiến qua cột mốc chỉ 0km bên đường, chính thức vào
đến thị trấn Gia Bình. Thị trấn Gia Bình dường như vẫn cịn mang đậm cái chất của
một vùng quê yên bình, thi thoảng lại xuất hiện một hai tòa nhà hiện đại giữa con
phố, pha lẫn ở đây cái khơng khí tươi mới của một vùng “Đơ thị hóa nơng thơn”.
Ngọn núi Thiên Thai nằm bên dìa thị trấn, cao chừng 150m, nhô lên trên một
dãy núi 9 khúc, uốn lượn bồng bềnh, bao quanh xã Đông Cứu, thị trấn Gia Bình.
Nơi đây từng nức tiếng với những chịm hoa đào đi cáo, bên thềm của một ngôi
chùa vàng cổ trên đỉnh núi. Nhưng giờ đây, tất cả chỉ còn lại trong sử sách, thơ văn
cổ. Núi Thiên Thai khơng cịn vẻ đẹp bồng lai tiên cảnh, lung linh như trước. Khu
di tích này ngày nay nổi tiếng với hệ thống hầm hào từ thời Pháp, đặc biệt là quần
thể chùa Thiên Thư, đền thờ Lê Văn Thịnh và miếu ông Rồng.

6


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

Lối lên chùa Thiên Thư (Ảnh: Hồng Long)
Bí ẩn pho tượng rồng “Miệng cắn thân, chân xé mình”
Đường lên chùa Thiên Thư khơng cao lắm, chỉ chừng hơn 30 bậc dẫn lên
một chiếc cổng lớn, ẩn hiện giữa nền lá xanh. Sân chùa không quá rộng, nhưng
những bãi thóc vàng ươm mà người dân đem lên đây phơi dường như đã khiến cho
khoảng sân này trơng lớn hơn bình thường. Ẩn về phía góc bên trái của chùa là
một căn miếu nhỏ, đóng kín cửa. Có một điều khá chắc rằng, cũng khơng có q
nhiều du khách lên thăm ngôi chùa này, nên các cánh cổng lúc nào cũng được đóng
kín.
Căn miếu nhỏ này dường như được xây chỉ để dành riêng cho bức tượng,
một bức tượng rồng mà nếu nhìn khơng kĩ thì trơng lại nửa giống rắn vậy. Đầu bức

tượng rồng quay thẳng ra cửa, hai mắt lớn. Sau khi cởi bỏ lớp áo đỏ phủ trên mình
pho tượng, bạn sẽ thấy thân rồng cuộn tròn, há miệng lớn và tự cắn vào ngang
7


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

người. Hai chân với 2 bộ móng vuốt lớn, tóm chặt 2 bên, trơng giống như đang cố
giằng ra vậy. Một điều đặc biệt khác mà chắc chắn bạn sẽ được người dân xung
quanh đây nhắc đến là bức tượng này có 2 tai, nhưng một bên thì có lỗ, một bên
khơng. Khơng gian trong miếu khá chật hẹp, chỉ đủ chỗ cho một người duy nhất di
chuyển.

Miếu ơng Rồng (Ảnh: Hồng Long)
Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của bức tượng đá kỳ lạ này.
Một trong số đó cho rằng, bức tượng được tạc để nói lên nỗi oan thấu trời của vụ
án Hồ Dâm Đàm, của vị thái sư thời Lý – Lê Văn Thịnh. Câu truyện kể rằng, Lê
Văn Thịnh vốn học rộng tài cao, thi đỗ đầu trong khoa thi đầu tiên được mở dưới
thời Lý, được xem là trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, gọi là Trạng
nguyên Lưỡng quốc Khai khoa Lê Văn Thịnh.

8


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

Công lao của ông với Đại Việt là vô cùng to lớn. Sau chiến thắng qn Tống,
nhờ tài trí và ứng khẩu của mình, ơng đã thuyết phục được nhà Tống trả lại cho Đại
Việt 6 huyện đã chiếm. Sau 10 năm làm quan, ông được trọng dụng, lên chức Thái
sư đầu triều. Sử thời Trần ghi, năm 1095, Thái sư Lê Văn Thịnh dùng “ảo thuật”,

định làm hại vua Lý Nhân Tông trong một lần nhà vua dạo thuyền trên Hồ Dâm
Đàm (tức Hồ Tây ngày nay). Sử thời Hậu Lê cho rằng, trong vụ án Dâm Đàm, ơng
đã “hóa hổ” định làm hại vua. Sự việc bât thành, Lê Văn Thịnh bị đày lên Thao
Giang – Phú Thọ, sau đó thì mất ở đâu không rõ. Về sau, nhiều sử gia nhận định,
đây là vụ án oan, nguyên nhân chính là do xung đột quyền lực giữa hai giới trí thức
Nho và Phật, mà Lê Văn Thịnh đại diện cho phía Nho Gia.

Pho tượng rồng “Miệng cắn thân, chân xé mình” (Ảnh: Hồng Long)

9


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

Nhiều người cho rằng, bức tượng một bên có tai, một bên khơng, miệng lại
tự cắn vào thân là ý nói, vị Thái sư Lê Văn Thịnh này vốn tự trách mình, khơng
muốn nghe, cũng không muốn kêu với ai.
Nhiều ý kiến khác lại cho rằng, bức tượng khơng liên quan gì đến Thái sư Lê
Văn Thịnh, bởi lẽ nếu người thời ấy làm tượng để thể hiện nỗi oan của Thái sư Lê
Văn Thịnh thì sẽ mắc tội phạm thượng. Nhiều người thấy nó cắn vào thân mình, tai
một bên có lỗ, một bên khơng có lỗ, cứ bảo đây là con rồng đền thờ Lê Văn Thịnh,
áp vào cuộc đời oan nghiệt của Thái sư. Tuy nhiên, cũng có nhiều khả năng, bức
tượng thuộc ngôi chùa cổ, từng tồn tại trên núi Thiên Thai, mà sau này bị quân
Pháp triệt phá để xây dựng đồn bốt. Trước khi tu sửa đền Lê Văn Thịnh, người ta
có đào ở sân đền lộ ra 2 tảng đá, cùng chất liệu giống y chang với chân rồng hiện
nay. Đây có thể đây là tượng của một ngôi chùa rất nổi tiếng trên núi Thiên Thai,
mà vẫn cịn đâu đó một bức tượng nữa chưa ai tìm ra.
“Mê cung” của người Pháp trong lịng núi Thiên Thai
Phía sau ngôi chùa Thiên Thư mới được tu sửa, là một con đường đất nhỏ,
khá dốc. Đây là con đường duy nhất để lên xuống núi, là một con đường đất khơng

hề có bậc thang. Cây cối quanh đây cũng khá rậm rạp, có vẻ như chưa từng có ai
phát quang để làm đường. Với những người yêu thích khám phá và trải nghiệm, thì
ngọn núi này hẳn sẽ khá là thú vị, một ngọn núi không cao lắm, được bao quanh
bởi thiên nhiên và nổi bật hơn cả là hơn 500m hầm hào bên trong lòng đất
“Cửa vào hầm”, hay cũng là một hướng mà binh lính ngày xưa dùng để
trông ra, là một miệng hầm khá thấp, chỉ cao hơn nửa mét, rộng 2 mét. Đứng trước
cửa hầm trơng tối tăm và lạnh lẽo đó chắc ai cũng sẽ có cảm giác phân vân có nên
đi tiếp hay không. Và nếu muốn đi tiếp, bạn chắc chắn sẽ phải thả hết đồ của mình
vào trong trước rồi mới có thể trườn vào được.

10


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

Đường vào hầm ngầm của Pháp trên núi Thiên Thai (Ảnh: Hoàng Long)
Kết cấu tường hầm ở đây rất kiên cố, mỗi bức tường bê tông ở đây dày
chừng nửa mét. Cấu trúc bên trong hầm tương đối rắc rối, y như một mê cung mà
nếu bạn khơng có người dẫn đường thì ắt hẳn là bạn sẽ vừa lạc, vừa cảm thấy khiếp
sợ. Trần hầm khá cao, khoảng hơn 2m, được xây dựng để đảm bảo cho cơ thể to
cao của người Pháp có thể dễ dàng di chuyển. Trên trần hầm, bên cạnh những giọt
nước ngấm qua các lớp đất rồi tụ lại ở đây, cịn có thể nhìn rõ những lỗ nhỏ màu
đen nối tiếp nhau đều đều. Đây là hệ thống đèn ngày xưa được sử dụng để thắp
sáng toàn bộ không gian hầm ngầm này. Tuy nhiên, hiện giờ hệ thống này đã
khơng cịn, bên trong hầm ln ln là khơng khí lạnh lẽo, quyện cùng cái mùi ẩm
thấp và trơng thì sâu thăm thẳm,
Xung quanh tơi hồn tồn là một khoảng không gian tĩnh lặng, gần như tối
mịt. Thứ duy nhất soi sáng cho tôi lúc này là chỉ có ánh đèn điện thoại. Khơng gian
11



Tiểu luận Tác phẩm Báo in

bên trong càng trở nên đáng sợ hơn khi xung quanh tơi chỉ có một cái bóng cùng
những tiếng bước chân đều đều mị mẫm, chả biết là tiếng chân mình hay tiếng
chân vọng lại nữa.

Một căn phịng bên trong hầm (Ảnh: Hồng Long)
Hầm này được chia làm rất nhiều phòng, chủ yếu là những căn phịng dài
với chiều rộng khoảng 3m, có hệ thống thốt nước, một đầu của mỗi căn phịng sẽ
có một bể chứa nước. Chắc hẳn đây từng là nơi sinh hoạt, là nơi ngủ nghỉ của
những binh lính ngày xưa. Mỗi căn phịng ở đây, chứa được ít cũng phải hơn trăm
người. Việc đi lại cũng không hề dễ dàng cho lắm, bởi lẽ, khơng khí trong đây khá
ngột ngạt, cộng thêm việc hơi nước dày đặc khiến cho quá trình di chuyển phải
chậm lại. Khoảng cách xa nhất mà chiếc đèn từ điện thoại có thể chiếu rõ chỉ vẻn
vẹn trong bán kính hơn 5m.

12


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

Đường đi bên trong hầm (Ảnh: Hồng Long)
Mỗi căn phịng ở đây được nối với nhau bởi những con đường hẹp, rộng gần
một mét. Trước mỗi căn phòng dường như đều còn lại một lớp bản lề của cửa thép
cứng. Mặc dù cửa đã không cịn, nhưng nhìn vào khe hở trên mỗi bản lề này, ước
tính cửa thép đó cũng phải dày đến nửa gang tay, và chắc chắn có thể chống đạn
nếu có quân đội đối phương tràn xuống hầm. Hầm này dường như khơng có đường
cụt, mỗi đường đi đều dẫn đến một cửa ra khác nhau, đến các hướng khác nhau của
quả núi. Tuy nhiên chỉ có 2 đường có thể ra vào được, các hướng còn lại đều đã bị

lấp kín bởi các bức tường gạch. Những bức tường gạch này đều là do người dân
sống quanh đây lấp vào vào những năm xây dựng chùa Thiên Thư trên núi.
Lòng vòng bên trong chừng hơn 30 phút, đến cái thời điểm mà dường như
tôi đã nhớ được hết các con đường trong hầm này thì cũng là lúc tơi tiến tới ngã rẽ

13


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

cuối cùng. Bên cạnh đường đi cịn có một căn phịng nhỏ, vng, rộng gần 10m 2,
khá rùng rợn, có thể là phịng chứa đạn dược hoặc lương thực.

Một căn phòng nhỏ khác biệt bên trong hầm ngầm (Ảnh: Hoàng Long)
Cuối đường là một cầu thang khá cao dẫn lên trên, chính xác là 52 bậc. Càng
lên cao, trần hầm càng thấp xuống, lên hết cầu thang thì chỉ cịn cao khoảng 1m7.
Điểm cuối này nóng hơn nhiều so với bên trong. Từ đây là đã có thể ngửi thấy
được mùi cây cối từ bên ngồi, chắc chắn là có đường ra. Cuối đường là một
miệng hầm hình bán cầu, chỉ to khoảng nửa cái mâm cơm, rất bé nhưng cũng vừa
đủ để lách người qua. Cái cảm giác khi đứng ở cửa mới thật kì lạ, sáng, nhưng là
sáng một nửa. Lúc này tơi cũng đã tắt đèn, phía sau lưng chỉ cịn là một con hầm
hẹp, tối tăm. Từ trong nhìn ra, cảm thấy như sắp vượt ngục thành công vậy.

14


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

Tháp canh được bộ đội ta sử dụng (Ảnh: Hồng Long)
Khơng khí bên ngồi lúc này nóng hơn rất nhiều, và ngược lại, cái cửa hang

bé bé kia giờ lại như một chiếc điều hòa vậy. Gió thổi từ trong ra khá mạnh, mát và
vẫn không quên kèm theo mùi ẩm thấp. Bám theo con đường mịn nhỏ ngay đó, tơi
đi lên được đỉnh núi. Trên đỉnh núi là cả một khoảng đất rộng, sừng sững 2 bên là 2
tháp canh lớn, được xây từ cùng một chất liệu gạch giống như hầm ngầm bên dưới.
Tháp canh trên này, một cái đã được sửa lại để bộ đội sử dụng, cái cịn lại thì được
giữ nguyên. Gặp được người ở trên này, tôi cảm thấy như vừa thoát được khỏi cái
quá khứ tăm tối bên dưới và trở về với cái thực tại yên bình nơi đây.
Thực hiện: Hoàng Long

15


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

[BÀI PHẢN ÁNH] VI PHẠM KỲ LẠ CHỈ CĨ Ở NHỮNG CHIẾC XE
GRAB-BIKE
“Xe ơm cơng nghệ” GRAB chạy trên đường, cứ 10 xe lại có 1 vi phạm
pháp luật về biển số xe.

Các tài xế Grap-bike che, lấp biển số (Ảnh: Hồng Long)
Xe ơm cơng nghệ, nay đã khơng cịn lạ gì đối với người dân thủ đô. Để bắt
được một chuyến xe đi lại là vô cùng dễ dàng và thuận tiện. Chỉ cần bạn có một
chiếc điện thoại thơng minh và ứng dụng của Grab là bạn đã có thể đặt được một
chuyến đi tới bất cứ đâu trong thành phố với giá tiền rẻ hơn rất nhiều so với xe ôm
truyền thống. Hơn vậy, những tài xế của bạn hầu hết đều là những sinh viên còn
đang đi học, hay các bạn thanh niên trẻ, lịch sự và cẩn thận.

16



Tiểu luận Tác phẩm Báo in

Tuy nhiên, cũng lại chỉ có ở những người trẻ này, khi đi chạy Grab lại xảy ra
một hiện tượng bất thường về hành vi che, lấp biển số. Cứ 10 xe chạy trên đường
thì lại có 1 đến 2 xe thực hiện hành vi này.

Việc che, lấp biển số xe được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau
(Ảnh: Hoàng Long)
Việc che, lấp biển số này được các tài xế thực hiện với nhiều hành vi khác
nhau, từ việc sử dụng khẩu trang y tế “đeo” lên biển số, đến dùng băng dính điện
màu đen dán đè lên 1-2 ký tự, hay sử dụng bút xóa, túi nilon…
Tuy nhiên, có một điều là dường như những bạn trẻ này cịn khơng nhận
thức được rằng hành vi trên của mình là vi phạm pháp luật, trong khi đó, hồ sơ xin
việc được nộp đến cơng ty Grab thì đều u cầu phải có giấy phép lái xe.

17


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

Biển số xe bị che hồn tồn (Ảnh: Hồng Long)
Trị chuyện cùng một tài xế trẻ của Grab để hỏi về nguyên nhân của hiện
tượng, anh Nguyễn Huy Cường cho biết: “Thực ra mà nói thì cái tình trạng này nó
cũng khơng phổ biến lắm, thỉnh thoảng thôi. Hầu hết các xe Grab chạy trên đường
này thì đều khơng che biển số. Có một số ít họ che đi, chủ yếu là sợ bị người quen
nhìn thấy, nên họ cũng thường đeo khẩu trang ln đó. Một số khác tơi nói chuyện
thì họ bảo là để đề phịng giám sát viên của cơng ty đi kiểm tra ngồi đường nên họ
che đi. Có người cũng bảo tơi che biển số nhưng tơi khơng làm, vì chỉ cần là mình
làm đúng thì mình chả phải sợ cái gì cả.”


18


Tiểu luận Tác phẩm Báo in

Cách thường được sử dụng nhất là khẩu trang y tế (Ảnh: Hoàng Long)
Căn cứ theo phần b, khoản 1, Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ, đường sắt có nội dung
như sau:
“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các
loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về
điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; biển số khơng rõ chữ, số; biển số
Thực hiện: Hồng Long
bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng”

19



×