Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.79 KB, 5 trang )

ÔN THI ĐH ĐỜI THỪA - GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO
Đề ra: Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm "Đời thừa" của nhà
văn Nam Cao (Sách giáo khoa 11 - Nâng cao, NXB Giáo Dục 2012)
HƯỚNG DẪN
I. MỞ BÀI
Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một cây bút xuất sắc của văn học
hiện thực phê phán trước năm 1945. Nhà nhân đạo ấy đã để lại cho đời
những tác phẩm thật sự có "tấm lòng lớn" như "Đời thừa", "Chí Phèo".
Trong đó, "Đời thừa" thực sự đã để lại dấu ấn của Nam Cao về giá trị
nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.
II. THÂN BÀI
1. Khái quát: Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của một tác phẩm văn
học dựa trên niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn đối với số
phận nhân vật. Nhà văn từ lòng thương người mà lên án tố cáo những
thế lực đã chà đạp lên quyền sống của con người. Cũng từ lòng nhân
đạo, nhà văn cũng phát hiện và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của
con người và kêu gọi giải phóng cá nhân ra khỏi những khổ đau và bất
hạnh. Truyện ngắn "Đời thừa" ra đời năm 1943, là tác phẩm phản ánh
sâu sắc và rõ nét về cuộc sống của những người trí thức tiểu tư sản
nghèo ở nước ta trong bối cảnh đất nước bị ngoại bang giày xéo. Tác
phẩm đã gây tiếng vang lớn và thực sự trở thành "tiếng kêu đau khổ kia
thoát ra từ những kiếp lầm than". Nam Cao đã phản ánh một cách rõ
nét và chân thực những bi kịch lớn của người trí thức đương thời và cất
tiếng kêu cứu thảm thiết đòi quyền sống cho họ.
2. Trong tác phẩm "Đời thừa", Nam Cao đã xây dựng thành công
giá trị nhân đạo sâu sắc ấy.
a. Biểu hiện thứ nhất của giá trị nhân đạo là nhà văn xót xa thương
cảm trước những nỗi khổ đau của nhà văn Hộ khi sụp đổ giấc
mộng văn chương và bi kịch tình thương.
Nam Cao đã xót thương và đồng cảm trước bi kịch tinh thần của
nhân vật Hộ , một nhà văn - một trí thức giữa “cơn dâu bể” của cuộc


đời, giữa một xã hội “chó đểu” (Vũ Trọng Phụng) – Nhà văn ấy giữ
được phẩm giá của mình, ý thức được “thiên chức” cao cả của mình
vậy mà đành bó tay bất lực. Có thể nói, bi kịch đầu tiên trong tấn bi kịch
tinh thần của cuộc đời Hộ là bi kịch về những giấc mộng văn chương.
Anh mơ ước đến một ngày anh sẽ viết được một tác phẩm lớn chung
cho cả loài người. Nó đề cập đến những vấn đề bức xúc của cả xã hội
của cả nhân loại. Nó nói được những cái lớn lao, mạnh mẽ vừa đau
đớn vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương tình bác ái, sự công bình.
Nó làm cho người gần người hơn.” Và nhất định anh sẽ giật giải
Nobel !
Thế nhưng, trong sáng tác của mình anh đã viết những gì ? Anh
đã cho ra đời những sáng tác như thế nào ? Chao ôi ! Anh đã viết
những bài mà thậm chí khi đọc thấy tên của mình dưới bài viết, anh
phải “đỏ mặt” xấu hổ. Anh giận dữ với chính anh. Anh khinh ghét những
tác phẩm chỉ biết “gợi những tình cảm rất nhẹ rất nông bằng một thứ
văn quá ư bằng phẳng dễ dãi” của chính mình. Anh dằn vặt ghê gớm,
anh lên án chính mình "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự
bất lương, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện".
Chính nỗi lo về tiền bạc đã buộc anh phải viết những bài trái với
lương tâm và trách nhiệm. Trong đầu anh luôn quay cuồng với những
tính toán về giá cả sinh hoạt, về bữa ăn hằng hàng… thì đâu còn chỗ
cho văn chương nữa. Anh phải viết thật nhanh, thật nhiều để người vợ,
đàn con và chính anh khỏi chết đói. Giá như anh cứ bỏ dứt cái mộng
văn chương thì chắc đời anh chẳng khốn đốn đến thế ! Nhưng anh cần
nghĩ tới tác phẩm của anh – các tác phẩm cho toàn nhân loại nên anh
lại càng đau đớn, càng khổ đau. Chao ôi ! “Đau đớn thay cho những
kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất”
(Sống mòn). Đó chính là bi kịch của cuộc đời viết văn của anh – bi kịch
của những giấc mộng văn chương chính là ở chỗ đó !
Bi kịch đầu tiên của cuộc đời nhà văn Hộ và đó cũng là nguyên

nhân cho bi kịch thứ hai – bi kịch của một con người. Giấc mộng văn
chương sụp đổ qua những bài viết ẩu. Thế nhưng Hộ vẫn còn chút an
ủi. Đó chính là cuộc sống, sự tồn tại của vợ con anh. Quả là một sai
lầm khi anh kết luận: nguyên nhân trực tiếp cho sự sụp đổ các giấc
mộng văn chương chính là vợ anh và đàn con nheo nhóc kia. Thất
vọng trong văn chương, buồn chán trong không khí gia đình đã khiến
anh tìm niềm vui trong men rượu. Và rượu - kẻ "làm đỏ mặt và đen
danh dự" đã đưa Hộ thành kẻ vi phạm nguyên tắc tình thương. Anh trở
thành kẻ vũ phu, kẻ vô học. Rượu đẩy Hộ đến bờ vực của sự tha hóa.
Chính anh cũng không hiểu tại sao anh về được đến nhà. Anh chỉ biết
anh đã tỉnh dậy trên giường nhà mình khi tay chân rã rời. Men rượu
“chết tiệt” ấy chính là cái trực tiếp làm cho bi kịch trong anh xuất hiện.
Anh đã đánh đập vợ, người vợ hiền lành tận tuỵ của mình không biết
bao nhiêu lần nữa mà kể. Anh chỉ mặt Từ mà quát mắng: “Cả con mẹ
mày nữa cũng đáng vật chết”. Anh đã làm tất cả, tất cả trong say. Sao
mà tai hại quá ! Anh đã vi phạm lẽ sống của mình, vi phạm cái tốt đẹp –
cái phần “người” vô cùng cao đẹp tưởng còn được an ủi bởi anh đã giữ
trong lẽ sống tình thương của mình. Ai ngờ, cuộc sống vẫn không cho
phép anh thực hiện điều đó. Thế mà nay, chính cái lẽ sống ấy anh cũng
chà đạp nốt. Lẽ sống tình thương là cái được anh đề cao nhất mà anh
còn vi phạm thì chẳng còn gì nữa cả. Bi kịch này của anh, lớn hơn gấp
bội bi kịch kia bởi lẽ sống tình thương, chỗ dựa của bao giá trị nhân
phẩm khác sụp đổ. Viết về nỗi đau này, Nam Cao dường như cũng
đang thổn thức cùng nhân vật.
b. Biểu hiện thứ hai của giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Đời thừa"
là tiếng nói của nhà văn lên án tố cáo thế lực đã gây ra nỗi đau cho
nhà văn Hộ, đẩy Hộ đến bờ vực của sự tha hóa, của bi kịch khủng
khiếp. Bi kịch ấy có nguyên nhân sâu xa chính từ xã hội đương thời.
Chính xã hội ấy đã đẩy anh phải lo “cơm áo gạo tiền”. Nỗi lo sinh kế đã
khiến anh phải từ bỏ giấc mộng văn chương. Và chính những thất vọng

ấy đã khiến anh chà đạp lên lẽ sống tình thương của mình. Nguyên
nhân ấy có lẽ anh không hiểu được – nguyên nhân của xã hội thực dân
nửa phong kiến – nguyên nhân mà ngày ấy người ta đã nhận ra. Anh
chưa tìm được lối thoát cho sự bế tắc. Đó là cái bế tắc của thời đại mà
anh đang sống.
c. Biểu hiện thứ ba của giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Đời thừa"
đó chính là nhà văn phát hiện và trân trọng nâng niu vẻ đẹp tâm
hồn của nhà văn Hộ.
Hộ là nhà văn chân chính. Anh là nhà văn rất có ý thức về nghề
nghiệp. Anh mê văn, say văn và có giấc mộng đẹp, một ngày nào đó,
anh sẽ viết được một tác phẩm mà sẽ "làm mờ hết tất cả các tác phẩm
ra cùng thời". Đó là tác phẩm "ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công
bình. Nó làm người gần người hơn". Tác phẩm đó phải đạt giải Nobel.
Đó là cuốn tiểu thuyết vĩ đại trong đời viết văn của anh. Nó sẽ làm rạng
danh cho anh, cho nền văn học nước nhà. Đó quả là ước mơ chính
đáng ! Không phải người nghệ sĩ nào cũng khao khát như vậy khi bước
vào con đường văn chương đầy khổ ải. Nhà văn phải biết xây ước mơ
đẹp, và khát vọng của Hộ là khát vọng mạnh mẽ nhất và đẹp nhất. Hộ
xác định đúng con đường cho mình – xác định tư tưởng cho mình.
Hộ lên án thứ văn chương rẻ tiền, hời hợt, dễ dãi. Thứ văn chương
"cẩu thả", "bất lương". Hộ yêu cầu văn chương phải sáng tạo, bởi "văn
chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Hộ đầy hoài
bão về giấc mơ chinh phục đỉnh cao. Anh là nhà văn chân chính.
Không chỉ vậy, Nam Cao còn phát hiện ra Hộ là con người giàu lòng
nhân ái. Chính trong lời khẳng định về tác phẩm trong tương lai của
mình, anh đã nói: tác phẩm có giá trị là tác phẩm “ca tụng lòng tương,
tình bác ái, sự công bình”. Trong văn chương, anh muốn ca ngợi tình
thương và trong cuộc đời thực, tình thương là tất cả. Chính vì lẽ sống
tình thương của mình, anh đã đón Từ, giúp Từ thoát khỏi những tủi

nhục khi một mình trơ trọi với đứa con không cha. Những giọt nước mắt
của Từ và của bà mẹ già của Từ đã khiến anh xúc động. Họ muốn khóc
cho đến khi “bao nhiêu xương thịt cứ tan ra thành nước mắt” nhưng
gặp anh, tình thương của anh đã toả rạng đến giúp họ thoát khỏi những
đớn đau. Một người dám bỏ cái đời bay nhảy của tuổi xanh để nuôi
nấng vợ con chẳng là người dũng cảm lắm sao ! Chính tình thương - lẽ
sống tình thương đã khiến anh làm việc ấy. Anh cao đẹp biết dường
nào!
d. Biểu hiện cuối cùng của giá trị nhân đạo là niềm tin của Nam
Cao vào khả năng vươn dậy của nhân vật. Cuối tác phẩm là hình
ảnh Hộ ôm từ vào lòng. Bao nhiêu đau đớn, bao nhiêu hối hận dồn nén
lại ở Hộ để rồi bật lên thành tiếng khóc. Tiếng "khóc nức nở, tiếng khóc
bật ra như quả chanh người ta bóp mạnh" của Hộ cho ta thấy sự hối
hận và đau khổ lên đến tột cùng của người trí thức tiểu tư sản nghèo có
nhân cách. Giọt nước mắt ấy đã nâng đỡ Hộ, thanh lọc tâm hồn anh,
giúp anh đứng vững trên bờ vực thẳm của sự tha hoá. Chắc chắn đằng
sau những giọt nước mắt ấy là sự "trở về" của nhà văn Hộ.
3. Đánh giá chung :Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao thể hiện
ở việc nhà văn biết đề cao những khát vọng đẹp của người trí thức, đã
biết thông cảm với những nổi khổ của họ. Những “tư tưởng nhân đạo
mới mẻ, độc đáo” ấy đã là đáng quý, đáng trân trọng biết bao ! Độc
đáo, mới mẻ chính là ở lòng thương người – tình người nồng đượm
bao la đằng sau lối viết văn tưởng như dửng dưng lãnh đạm. Dường
như những day dứt trong cuộc đời ông - cuộc đời văn sĩ khổ ải – đã
nhập vào những suy tư của Hộ, đã nhập vào tấn bi kịch tinh thần của
Hộ. Có người nói, Hộ chính là hình ảnh của nhà văn Nam Cao thời kì
trước Cách mạng.
Có thể tự tin mà nói rằng với "Đời thừa", Nam Cao đã bộc lộ
được tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của mình khi viết những
dòng bi kịch về Hộ. Kinh nghiệm và vốn sống đã cho ông viết những

điều có sức rung động, lay chuyển lòng người đến thế! Đó chính là nhờ
tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của nhà văn Nam Cao. Nhân đạo
ở sự ca ngợi khát vọng đẹp đẽ của Hộ, nhân đạo ở sự cảm thông sâu
sắc với người trí thức… Và viết lên được những dòng như thế cũng là
nhờ cái nhân đạo “mới mẻ” độc đáo của Nam Cao.
Qua bi kịch tinh thần đầu tiên này của Hộ, Nam Cao đã bộc lộ được sự
cảm thông, trân trọng bao kiếp người lao khổ trong cuộc đời này. Và
phải chăng tư tưởng ấy đã kế thừa được của cha ông lòng nhân đạo
truyền thống. Nhà văn không “phản ánh để phản ánh” mà sau những
câu chữ tưởng như lãnh đạm, thờ ơ chính là một trái tim nhiệt thành,
sôi nổi - một trái tim của tình nghĩa.
III. KẾT BÀI
Tóm lại, tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của Nam Cao đã khiến
cho nhân vật dù qua bao thăng trầm vẫn đứng vững với tư cách một
con người chân chính.

×