Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

hoạt động ngoại giao văn hóa của hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.11 KB, 35 trang )

MỤC LỤC

1


1.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngoại giao và văn hóa là hai lĩnh vực gắn bó chặt chẽ với nhau. Văn hóa
vừa là nền tảng, vừa là cơng cụ, mục tiêu cho các hoạt động ngoại giao. Ngoại
giao văn hóa có thể hiểu là sự vận dụng, phát huy văn hóa để làm tốt cơng tác
ngoại giao, cũng là sử dụng ngoại giao để tôn vinh và bảo vệ văn hóa. Ngoại
giao Văn hóa từ lâu được coi là “sức mạnh mềm” hay “quyền lực mềm”, giữ
một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia, là một trong
những phương tiện góp phần bảo vệ an ninh, nâng cao hình ảnh, tăng cường ảnh
hưởng chính trị của quốc gia đối với quốc tế. Thông qua các lĩnh vực âm nhạc,
điện ảnh, du lịch hay ẩm thực, mỗi quốc gia đều có những chiến lược riêng
nhằm phục vụ chính sách ngoại giao văn hóa của nước mình. Trong thời đại tồn
cầu hóa hiện nay, quan hệ quốc tế có bước phát triển mới và khơng ngừng
chuyển biến nhanh chóng, vấn đề về quyền lực mềm được nhiều nước quan tâm
nghiên cứu và tăng cường sử dụng như một cơ sở để khẳng định vị thế quốc gia.
Có thể thấy rằng, sự xâm nhập về văn hoá là bước đầu tiên để xây dựng hình
tượng và truyền tải thông điệp của quốc gia này vào quốc gia khác do đó các yếu
tố văn hố đóng một vai trị rất to lớn trong việc thiết lập “quyền lực mềm”. Đặc
biệt, khi nền kinh tế tri thức và sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng
mạnh, các quốc gia đã xem ngoại giao văn hóa như một chiến lược quan trọng
bậc nhất trong chính sách ngoại giao của mình.
Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh, đứng thứ 3 ở châu Á
và thứ 12 trên thế giới GDP (năm 2015). Cũng như nền kinh tế của mình, hoạt
động ngoại giao văn hóa của Hàn quốc cũng rất phát triển trên thế giới. Việc đạt
được nhiều thành tựu trên nhiều phương diện trong hoạt động ngoại giao văn


hóa giúp họ thành cơng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới góp
phần gia tăng sự ảnh hưởng của các quốc gia này trong khu vực và trên trường
quốc tế.
Hàn Quốc lựa chọn điện ảnh như một cơng cụ ngoại giao văn hóa của đất
nước, nhiều phim điện ảnh và truyền hình của nước này đã được xuất khẩu ra
2


nước ngoài, và nhiều liên hoan phim Hàn Quốc được tổ chức ở các nước trên thế
giới. Điện ảnh Hàn Quốc mở đầu cho sự phát triển của làn sóng Hallyu- có ảnh
hưởng bùng nổ tại nhiều quốc gia Châu Á, thậm chí lan rộng ra tồn thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Việc phân tích các phương thức Hàn Quốc sử dụng điện ảnh để giới thiệu
văn hóa của mình ra bên ngoài và đánh giá tác động của các hoạt động ngoại
giao văn hóa sẽ giúp giải quyết các câu hỏi tại sao Hàn Quốc sử dụng văn hóa
điện ảnh thành cơng đến vậy? Nó ảnh hưởng như thế nào đến giới trẻ, đặc biệt
giới trẻ Việt Nam hiện nay? Và chúng ta nghĩ gì về cách thức quảng bá văn hố,
đặc biệt về điện ảnh, tiếp cận cơng chúng ở nước ngồi của Hàn Quốc?.... Đó là
cơ sở để Việt Nam tiếp thu, học hỏi và rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai
các hoạt động ngoại giao văn hóa của mình, góp phần tăng cường hoạt động
thơng tin đối ngoại của Việt Nam cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế..
Trong phạm vi tiểu luận này, tơi muốn tìm hiều sâu sắc và cụ thể về hoạt
động ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc thông qua điện ảnh, phương thức nước
này sử dụng điện ảnh trong ngoại giao văn hóa và hoạt động xuất khẩu văn hóa
điện ảnh ra bên ngồi để từ đó đánh giá và có những liên hệ đối với Việt Nam.
2.
2.1.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc thơng qua điện ảnh tại Việt
Nam từ năm 2005 đến nay, từ đó tổng hợp, rút ra cho mình những kinh nghiệm
thực tiễn, những giá trị cốt lõi của phương pháp tiến hành hoạt động ngoại giao
văn hóa ở nước ta.

3


2.2.




Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ các khá niệm “văn hóa”, “ngoại giao”, “ngoại giao văn hoá”, “điện ảnh”.
Giới thiệu khái quát về đất nước Hàn Quốc
Làm rõ quá trình phát triển ngoại giao văn hóa và điện ảnh Hàn Quốc, những nội
dung cơ bản của chính sách ngoại giao văn hóa thơng qua điện ảnh của Hàn



Quốc.
Phân tích các hoạt động ngoại giao văn hóa về điện ảnh của Hàn Quốc ở Việt

3.

Nam, từ đó rút ra nhận xét, kinh nghiệm và đề xuất với Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là: “Hoạt động ngoại giao văn hóa của Hàn

Quốc thơng qua điện ảnh tại Việt Nam từ năm 2005 đến nay.

4.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề xung quanh hoạt động ngoại giao văn
hóa của Hàn Quốc về lĩnh vực điện ảnh như: đất nước Hàn Quốc, điện ảnh Hàn
Quốc, hoạt động ngọai giao văn hóa của Hàn Quốc thơng qua điện ảnh trên thế
giới, đặc biệt với Việt Nam , những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam… trong
giai đoạn từ năm 2010 đến nay.

5.
5.1.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận dựa trên cơ sở quan điểm duy vật biến chứng và duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mac- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với những kiến
thức cơ bản về ngoại giao văn hóa thơng qua điện ảnh của Hàn Quốc, tin tức
trên các website của bộ ngoại giao Hàn Quốc, trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc,
Trung tâm văn hóa Hàn Quốc, bách khoa tồn thư, wikipedia….

5.2.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên các phương pháp cơ bản chủ yếu là khoa học xã
hội và nhân văn. Trong đó có các phương pháp :
Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp tài liệu: sử dụng phương pháp
này để thu thập và đánh giá các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài Đối tượng
nghiên cứu ở đây là hoạt động ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc thông qua lĩnh

vực điện ảnh tại Việt Nam từ năm 2005f đến nay.
4


Phương pháp lịch sử - cụ thể: các nghiên cứu bắt đầu từ lịch sử của vấn đề,
đặt vấn đề trong bối cảnh chung của thế giới và khu vực.
Bên cạnh đó có sử dụng thêm một số phương pháp riêng của chuyên ngành
Quan hệ quốc tế là phân tích quan hệ quốc tế của một chủ thể, dựa trên mối quan
hệ của chủ thể đó với các thực thể khác, bao gồm vai trò của lĩnh vực điện ảnh
trong chính sách ngoại giao văn hóa Hàn Quốc, điện ảnh Hàn Quốc trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng.
6.

Ý nghĩa thực tiễn
Đất nước, văn hóa Hàn Quốc đang từng ngày từng giờ định hình vị trí của
mình trong mắt con người Việt Nam. Việc tìm hiểu về Hàn Quốc cũng như hoạt
động ngoại giao văn hóa, đặc biệt về điện ảnh của đất nước này là một vấn đề rất
cần thiết giúp ta kết hợp những kiến thức đã học, kiến thức thực tiễn từ cuộc
sống và kinh nghiệm học hỏi từ nước bạn để quảng bá tên tuổi đất nước, lưu lại
những ấn tượng tốt đẹp nhất trong lòng bạn bè bốn phương.

7.

Bố cục nội dung
Tiểu luận gồm 3 phần chính: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. trong đó phần
Nội dun được chia thành chương lớn như sau:
Chương 1: Khái quát chung
Chương 2: Ngoại giao văn hóa Hàn Quốc thơng qua điện ảnh từ năm 2005
đến nay
Chương 3: Quảng bá ngoại giao văn hóa của hàn quốc thông qua điện ảnh tại

Việt Nam giai đoạn từ 2005 đến nay. Bài học và liên hệ thực tiễn

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Một số khái
1.1.1. Văn hóa

niệm

Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong q trình lịch sử. Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng, biểu
tượng chi phối tư duy, cách ứng xử của mỗi con người trong cộng đồng và làm
cho cộng đồng ấy có những đặc thù riêng khác với những cộng đồng khác. Văn
hóa mang lại cho con người khả năng suy xét bản thân và thế giới xung quanh
để nhận ra những gì tốt đẹp và phù hợp, đồng thời nhận ra những gì cịn hạn chế
để con người không ngừng sáng tạo làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, hoàn
thiện hơn.
1.1.2.

Ngoại giao

Ngoại giao là tổng hợp các hoạt động của một quốc gia tác động đến các chủ
thể quan hệ quốc tế khác dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đạt được các
mục tiêu, lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế.
1.1.3.

Ngoại giao văn hóa


Ngoại giao văn hóa là một khái niệm rộng và có rất nhiều cách để hiều về “
Ngoại giao văn hóa” cụ thể là:
Ngoại giao văn hóa là một thuật ngữ để chỉ một hình thức ngoại giao với
một loạt những phương sách làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn một cách hiệu
quả, những phương sách này bao gồm sự thừa nhận và hiểu biết rõ ràng về động
lực văn hóa của nước ngồi và sự tn thủ những nguyên lý phổ biến chỉ đạo
quá trình đối thoại cơ bản.
Nhà nghiên cứu Simeo Adebolu, thành viên Hiệp hội các nhà ngoại giao thương
mại Anh cho rằng: Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao nhấn mạnh tới
sự thừa nhận văn hóa và hiểu biết lẫn nhau như là một cơ sở của đối thoại.
Nhà nghiên cứu Milton C. Cummings Jr (Trung tâm nghệ thuật và văn hóa
Mỹ tại Washington) định nghĩa: Ngoại giao văn hóa là sự giao lưu những tư
tưởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín
6


ngưỡng và các phương diện khác nhau của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết
lẫn nhau.
Theo GS. Joseph S. Nye (Đại học Harvard, nguyên trợ lý Thứ trưởng ngoại
giao Mỹ từ 1977- 1979), ngoại giao văn hóa là một ví dụ hàng đầu về sức mạnh
mềm hoặc khả năng thuyết phục thơng qua văn hóa, giá trị và những tư tưởng
trái với sức mạnh cứng, tức là chinh phục hoặc cưỡng ép thông qua sức mạnh
quân sự.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đưa ra một số khái niệm về ngoại
giao văn hóa, trong đó đáng chú ý là khái niệm của lý trí: “Ngoại giao văn hóa là
một hình thức ngoại giao kiểu mới lấy riêng văn hóa làm nội dung. Hoạt động
của ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao của quốc gia có chủ quyền lấy
việc bảo vệ lợi ích văn hóa nước mình cùng việc thực hiện mục tiêu chiến lược
quốc gia làm mục đích, tiến hành dưới sự chỉ đạo của chính sách văn hóa nhất

định và dựa vào thủ đoạn văn hóa.”
Nhà nghiên cứu Zhulite Antonius Sarborosi đại học Georgetown Mỹ cho rằng:
“Ngoại giao văn hóa là sự đầu tư mang tính lâu dài được tiến hành nhằm
thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân ta với nhân dân các nước khác nhằm thúc đẩy
hiểu biết hai bên, để nhân dân các nước khác hiểu hơn về lợi ích và chính sách
quốc gia của chúng ta” [Trường Ngọc Quốc “Lợi ích quốc gia và chính sách
văn hóa”, Nxb Nhân dân Quảng Đơng, 2005, tr 164, tr. 164].
Bộ ngoại giao Mỹ định nghĩa "Ngoại giao văn hóa là nội dung cốt lõi của
ngoại giao cơng chúng, vì các hoạt động văn hóa thể hiện rõ nét nhất hình ảnh
của một đất nước. Ngoại giao văn hóa có thể góp phần tăng cường an ninh quốc
gia theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, một cách bền vững. Đồng thời cho rằng
Ngoại giao văn hóa là con đường hai chiều giúp nhân dân nước ngoài hiểu nước
Mỹ và đồng thời giúp nhân dân Mỹ hiểu các dân tộc khác đang nghĩ gì" [Bộ
Ngoại giao Mỹ, Báo cáo của Uỷ ban Tư vấn về ngoại giao văn hóa Ngoại giao
văn hóa, nội dung cốt lõi của nền ngoại giao nhân dân tháng 9/2005, tr.4., tr.4].
Ở Việt Nam, khái niệm ngoại giao văn hóa vẫn cịn mới mẻ. Các nhà học giả,
các nhà hoạch định chính sách đều có những định nghĩa riêng của mình về ngoại
7


giao văn hóa. Tuy nhiên, Một trong những định nghĩa cụ thể và đầy đủ nhất về
ngoại giao văn hóa được đưa ra bởi ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ đối
ngoại và UNESCO. Trong định nghĩa của mình, ơng Phạm Sanh Châu đã nêu
bật được chủ thể tiến hành, đối tượng hướng tới, mục tiêu thực hiện…của Ngoại
giao văn hóa “Ngoại giao vănhóa là một hoạt động đối ngoại được nhà nước tổ
chức, ủng hộ và bảo trợ”,đuợc xác định bằng các hình thức văn hóa như: nghệ
thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền thống, ẩm thực, phim, ấn phẩm, văn học… Đối
tượng hướng tới của Ngoại giao văn hóa là chính phủ và nhân dân các quốc gia
khác. Khơng nhằm lợi nhuận, ngoại giao văn hóa quảng bá hình ảnh và nâng cao
vị thế của đất nước, dân tộc. Mục tiêu của ngoại giao văn hóa là góp phần đảm

bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao vị thế, hình ảnh quốc
gia trên trường quốc tế và phục vụ cộng đồng người Việt ở nước ngồi. Cùng
với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa là một trong ba
trụ cột của Ngoại giao Việt Nam.
1.1.4.

Điện ảnh

Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung
hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo
thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc
tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương mại liên quan đến
các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công nghiệp điện ảnh).
Trong tiếng Việt, điện ảnh đơi khi cịn được gọi là Xi-nê, xuất phát từ
"cinéma" (điện ảnh trong tiếng Pháp) vốn là từ rút gọn của "cinématographe".
"Cinématographe" (xuất phát từ tiếng Hy Lạp κίνημα - kínēma có nghĩa là chuyển
động, cịn γράφειν - gráphein có nghĩa là ghi lại) là cái tên được Léon Bouly đặt cho
chiếc máy ghi lại hình ảnh của ơng trong đăng ký bằng sáng chế số 219 350 năm
1892, một trong những mốc sự kiện khai sinh ra ngành điện ảnh.
Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh
sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra với những
ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan
trọng. Điện ảnh cũng trở thành một hình thức giải trí khơng thể thiếu trong đời
8


sống thường nhật, đơi khi cịn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc
được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền.
Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật thứ
bảy. Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc,

hội họa, âm nhạc, múa và thi ca. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim
trình chiếu ở rạp, khác với những phim truyền hình. Vì lý do đó, từ "màn bạc"
hay "màn ảnh lớn" cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn ảnh rạp chiếu phim có
màu trắng), phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ.
Trong tiếng Việt, các phim điện ảnh được gọi là "phim nhựa", phân biệt với
phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là chất liệu duy nhất của điện
ảnh. Có những phim dùng chất liệu video đã được làm lại để trình chiếu ở rạp và
ngược lại, một số phim truyền hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa. Đặc biệt
với sự phát triển của kỹ thuật số, có cả những phim điện ảnh và phim truyền
hình đều dùng công nghệ này.
1.2.

Vài nét về đất nước Hàn Quốc

Đại Hàn Dân Quốc thường được gọi ngắn gọn là Hàn Quốc, còn được gọi
bằng các tên khác là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều
Tiên, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều
Tiên. Phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đơng giáp với biển Nhật Bản và
phía tây là Hồng Hải. Thủ đơ của Hàn Quốc là Seoul, trung tâm đô thị lớn thứ
tư thế giới với số dân hơn 25,6 triệu và là thành phố tồn cầu quan trọng. Hàn
Quốc có khí hậu ơn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải
rộng 100.032 km vuông. Với dân số 50 triệu
người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân
số cao thứ ba (sau Bangladesh và Đài Loan)
trong số các quốc gia có diện tích đáng kể.
Về chính trị : Hàn Quốc hiện là một nước theo
chế độ cộng hòa tổng thống.
Về kinh tế : Là một nước phát triển có mức
sống cao - nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và
9



thứ 12 trên thế giới(2015) Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp
quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20 đồng thời cũng là thành
viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh khơng
thuộc NATO của Hoa Kỳ.
Về văn hóa, Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam do
cùng nằm trong khu vực ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Và cũng như người
Việt Nam, tuy bị ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc những văn hóa Hàn
Quốc cũng có nhiều nét đặc sắc, có dấu ấn độc đáo của riêng mình. Hiện nay,
Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở châu Á, cịn
được gọi là Làn sóng Hàn Quốc.
Đất nước Hàn Quốc hiện nay nổi tiếng với nền cơng nghiệp giải trí với sự
nổi tiếng lan ra từ châu Á tới tồn Thế Giới cịn được gọi là làn sóng Halyu.
1.3.

Đơi nét về chính sách ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc

Ngoại giao văn hóa có nhiều khái niệm khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung, có
thể hiểu Ngoại giao văn hóa là việc sử dụng văn hóa làm cơng cụ kết nối quan
hệ ngoại giao, đây là phương thức ngoại giao hịa bình phục vụ cho các mục
đích hịa bình và phi hịa bình, được coi là cách thức tìm kiếm lợi ích quốc gia
trong quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, sức mạnh mềm và sức ảnh hưởng của
văn hóa cùng với đó tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời khẳng định vị
thế văn hóa quốc gia trong nền văn hóa thế giới.
Trong cuộc cạnh tranh kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế, tăng cường hợp tác
với đối tác nước ngoài, xây dựng niềm tin với các nước khác và nhân dân các
nước ngồi cũng như tạo dựng hình ảnh quốc gia đẹp là những việc làm không
kém phần quan trọng để tạo ra sức mạnh cho quốc gia mình. Nhiều nước phát
triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản trong những năm gần đây đẩy mạnh nâng

cao sức mạnh của quyền lực mềm bằng cách đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn
hóa. Hàn Quốc - một đồng minh của Mỹ - cũng không ngoại lệ, cũng bắt đầu
chú trọng đến vấn đề này.
Kể từ khi bùng nổ Làn sóng Hàn Quốc đến nay, qui mơ xuất khẩu văn hố
ngày càng tăng. Số lượng sản phẩm văn hoá được sản xuất cũng như số lao động
10


làm trong ngành này ngày càng đông. Để đạt được thành quả như ngày nay,
không thể không kể đến ảnh hưởng của các chính sách do chính phủ ban hành và
thực hiện nhất quán từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay.
Mục tiêu chủ yếu của Hàn Quốc cho đến năm 2030 là thực hiện sự
chuyển dịch xã hội từ một quốc gia công nghiệp hoá tới một xã hội phát
triển. Đặc trưng căn bản nhất của một xã hội phát triển mà người Hàn Quốc
mong muốn là đạt được tự do và ổn định; thịnh vượng và một xã hội công bằng,
phát triển trong sự cân đối.
Tiềm lực kinh tế và quân sự có thể làm giảm các mối đe dọa từ bên ngoài,
tuy nhiên, một quốc gia có sự lưu thơng tự do về con người và thông tin, mở
cửa về mọi mặt kinh tế, xã hội, và giao lưu văn hoá, một đất nước với những con
người cởi mở, cuốn hút đối với khách nước ngồi sẽ ln được đánh giá cao trên
trường quốc tế , vị trí của quốc gia trên trường quốc tế sẽ được cải thiện và đây
là một điều kiện quan trọng tạo cơ sở cho Hàn Quốc phát triển trong tự do, ổn
định. Đây chính là “Tầm nhìn 2030”, kế hoạch dài hạn của chính phủ Hàn
Quốc nhằm bảo đảm tương lai của Hàn Quốc trong một thế giới tồn cầu hố.
Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc đã đưa ra 5 mục tiêu để tạo ra một
nền ngoại giao tiên tiến, hiện đại phù hợp với kỷ ngun tồn cầu hố. Đó là: Thắt
chặt quan hệ với các nước láng giềng; Mở rộng ngoại giao với các khu vực khác;
Thắt chặt quan hệ ngoại giao đa phương; Hỗ trợ cho sự phát triển của các tổ chức
Hàn Quốc ở nước ngồi; Hoạt động có hiệu quả ngoại giao văn hố.
Chính phủ Hàn Quốc đã vạch ra chiến lược ngoại giao văn hóa với những

nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, trong thời gian đầu, Hàn Quốc xây dựng các cơ sở truyền thông
hiện đại tại những thành phố lớn như Seoul hay Tokyo. Nhiệm vụ quan trọng
trong thời gian đầu này là cung cấp tới các báo đài quốc tế các thơng tin chính
xác về đất nước và con người Hàn Quốc. Các bộ trưởng, các đại sứ quán Hàn
Quốc là các cơ quan chính thức chịu trách nhiệm trả lời với các phóng viên
nước ngồi. Chính phủ Hàn Quốc cịn xây dựng mạng lưới liên kết giữa phóng
11


viên quốc tế với các chuyên gia một số lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc gia, xã
hội… trong một số trường hợp đặc biệt.
Thứ hai, chính phủ Hàn Quốc và các chuyên gia các lĩnh vực cùng hợp tác
chặt chẽ với nhau. Chính phủ tích cực tiếp nhận tinh thần tham gia đóng góp ý
kiến của các cá nhân, cá tổ chức; chính phủ cải cách hệ thống luật pháp, xây
dựng cơ sở vật chất hiện đại và đưa ra các kế hoạch, dự án để các cá nhân, tổ chức
tham gia cùng giải quyết. Hàn Quốc muốn xây dựng một đất nước tiến bộ và dân
chủ, các cá thể có vai trị ảnh hưởng khơng kém so với doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, tận dụng nguồn nhân lực sẵn có, phát triển các chương trình đem lại
niềm tin dài hạn và yêu mến cho Hàn Quốc giữa những du học sinh, các hợp tác
lao động, du khách. Trong đó, quan trọng nhất là cần tạo một hệ thống liên kết 7
triệu người nước ngoài sinh sống ở Hàn Quốc.
Cuối cùng, đầu tư vật chất và nhân lực phục vụ đối ngoại cơng chúng.Chính
phủ lập những kế hoạch cải thiện chính sách cho người nước ngồi và gia đình
nước ngoài đang sinh sống ở Hàn Quốc và đẩy mạnh nền giáo dục mang tầm
cỡ quốc tế, thành lập các viện ngôn ngữ, mở rộng tiếng Hàn Quốc ra khắp thế
giới và đưa ra một đề án phát triển nghệ thuật, taekwondo ra thế giới nhằm nâng
cao vị trí quốc gia, đặc biệt, phát triển cơng nghiệp giải trí trong đó có điện ảnh
và đưa nó phát triển ra tầm khu vựa, châu lục và toàn thế giới.
Hàn Quốc tiến hành “ xuất khẩu văn hóa “ của mình thơng qua Korea

Foundation - cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, được thành lập từ
năm 1991, có nhiệm vụ củng cố hình ảnh của Hàn Quốc trên thế giới và thúc
đẩy những chương trình trao đổi học thuật và văn hóa. Cùng với đó là hoạt động
của các Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại các quốc gia, trực thuộc Cục Văn hóa
Thơng tin Hàn Quốc, với sứ mệnh “Phổ biến và giao lưu tinh thần của văn hóa
Hàn Quốc”. Trung tâm này chú trọng các hoạt động nhằm tăng cường hiểu biết
về đất nước và văn hóa Hàn Quốc, tổ chức các hoạt động phong phú tạo điều
kiện cho mọi người cơ hội trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc. Năm 2006 trung tâm
văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam chính thức được thành lập, là trung tâm văn hóa
đầu tiên của Hàn quốc tại Đơng Nam Á.
12


1.4.

Tầm ảnh hưởng của làn sóng Hallyu- hướng đi đầu trong hoạt động ngoại
giao văn hóa của Hàn Quốc.
Làn sóng Hàn Quốc hay còn gọi là
Hallyu, “Korea wave” hay “Dynamic
Korea” là một hiện tượng văn hóa những
năm đầu thế kỷ 21 nhằm quảng bá hình
ảnh về một đất nước Hàn Quốc năng
động. Nghĩa gốc của Hallyu là làn sóng
mạnh. Cụm từ này đã thể hiện đúng sức
ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng Hàn
Quốc tại các quốc gia trên thế giới trên
nhiều lĩnh vực văn hóa bao gồm điện
ảnh, âm nhạc đại chúng Hàn Quốc
(Kpop), game, thời trang,… tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á như
Hồng Kong, Việt Nam, Singapore, Thái Lan… Hiện nay, làn sóng văn hoá Hàn

Quốc (Hallyu) đang dần dần trở thành trào lưu văn hố của người dân trên tồn
thế giới, khơng chỉ được người Châu Á mà còn được người dân trên tồn thế
giới ưa thích.
Tồn cầu hóa, sự phát triển của nền dân chủ, và sự tiến bộ trong công nghệ
truyền thơng đã bao la chuyển đổi hành vi của chính sách ngoại giao. Trong thế
giới thay đổi nhanh chóng này, các yếu tố chính của chiến lược ngoại giao là sức
mạnh mềm . Do đó, ngoại giao văn hóa là lĩnh vực có tầm quan trong đặc biệt
của mỗi quốc gia. “Kinh doanh văn hoá” đã khẳng định được ảnh hưởng lớn
của nó đối với nền kinh tế đất nước và được xem là ngành có giá trị kinh tế cao
trong tương lai.
Hàn Quốc sử dụng làn sóng Hallyu như một chủ cơng của ngoại giao văn
hóa vươn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Bắt đầu từ cuối thập niên 90, khi mà
người xem truyền hình đã nhàm chán với những phim tình cảm sướt mướt của
Singapo, những phim võ thuật cổ trang của Hồng Kơng, thì những bộ phim
truyền hình tình cảm nhẹ nhàng của Hàn Quốc xâm chiếm thị trường châu Á. Sau
13


đó cơn bão trào lưu Hàn Quốc đã bắt đầu chinh phục khơng chỉ các nước châu Á
mà cịn vươn xa tới tận châu Âu và Mỹ La tinh. Làn sóng Hàn Quốc phát triển dẫn
đến sự phổ biến ngày càng tăng nhanh của giải trí và văn hóa Hàn Quốc.
Tờ nhật báo nổi tiếng Finance Times của Anh đã nhận định rằng làn sóng
văn hố Hàn Quốc đã vượt qua các nước Châu Á và lan chảy ra toàn thế giới.
Tại các trường đại học ưu tú trên toàn thế giới khoa tiếng Hàn Quốc đang liên
tiếp được thành lập. Hàn Quốc đang chứng minh được vị trí cao của mình trên
tồn thế giới. Văn hóa Hàn Quốc trở thành một “dịng chảy” một cách có hệ
thống, mối quan tâm về văn hóa xứ sở kim chi ngày càng cao khơng chỉ ở Trung
Quốc mà cịn lan sang cả Đài Loan, Việt Nam, Trung Đông… Hàn Quốc cũng
đang cho toàn thế giới thấy được sức mạnh kinh tế của Châu Á và khả năng ảnh
hưởng chính đáng của mình.. Hàn lưu khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế như

góp phần tăng trưởng xuất khẩu ra nước ngồi, mà cịn chứng tỏ khả năng cạnh
tranh kinh doanh văn hố ở Châu Á với Nhật Bản; đồng thời thành công trong
việc giành được tình cảm thiện cảm của người dân Châu Á với con người và đất
nước Hàn Quốc.
Hàn Quốc thực sự phấn đấu để tăng cường giao lưu văn hóa giữa các quốc
gia như việc thực hiện các dự án giao lưu văn hóa lẫn nhau, giới thiệu nền văn
hóa của khu vực mà đã có tương đối ít tương tác với Hàn Quốc, bằng cách tổ
chức các sự kiện văn hóa khác nhau như biểu diễn, triển lãm, liên hoan phim, để
nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau.
Thông qua làn sóng Hàn Quốc , mọi người trên thế giới đã đến để hiểu hơn
về văn hóa Hàn Quốc. Sự thành cơng của làn sóng Hàn Quốc chứng tỏ rằng
ngoại giao cơng chúng đóng một vai trị quan trọng trong việc cải thiện sự hiểu
biết lẫn nhau, mà có thể dẫn đến các mối quan hệ gần gũi và thân mật trong khi
cải thiện các lĩnh vực khác, chẳng hạn như tăng cường hợp tác kinh tế và chính
trị. Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa, Chính phủ Hàn Quốc cần có một hệ thống
hiệu quả hơn để thực hiện ngoại giao văn hóa và một chiến lược tồn diện để
theo đuổi nó.
14


Hàn Quốc là một trong những quốc gia thành công hàng đầu trong việc tạo
hiệu ứng nhờ ngoại giao văn hóa: làn sóng Hallyu nổi tiếng tồn cầu, phim ảnh
Hàn luôn là chủ đề hot trong giới trẻ, những ca khúc K-pop khắp các bảng xếp
hạng âm nhạc thế giới, những mỹ nam, mỹ nữ xứ sở Kim Chi, ẩm thực Hàn
Quốc… là những cụm từ quen thuộc từ quá lâu khi bạn bè thế giới nhắc tới Hàn
Quốc. Như vậy đã đủ để thấy sức mạnh “ thông minh”- quyền lực mềm mà những
chính sách ngoại giao văn hóa đã đóng góp vào nền Ngoại giao Hàn Quốc. Cách
thực thi ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc đáng để các nước đang tìm con đường
để khẳng định tên tuổi, vị thế của mình trên trường quốc tế học hỏi.


15


CHƯƠNG 2 : NGOẠI GIAO VĂN HĨA HÀN QUỐC THƠNG QUA
ĐIỆN ẢNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY
2.1.

Sự phát triển của điện ảnh Hàn Quốc từ năm 2005 đến nay

Một trong những ngun nhân dẫn đến thành cơng của làn sóng điện ảnh
Hàn Quốc trước hết phải kể đến sự quan tâm của chính phủ, thể hiện ở vai trị
của chính phủ Hàn Quốc với những chính sách thúc đẩy ngành điện ảnh nước
này xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Nó nằm trong hệ thống chính sách
phát triển văn hóa, vì thế mà sự quan tâm của chính phủ với tư cách là một trong
những nguyên nhân dẫn tới thành cơng của trào lưu làn sóng Hàn Quốc cũng là
địn bẩy tạo nên chỗ đứng của ngành điện ảnh nước này.
Chiến lược “xuất khẩu văn hóa” được chính phủ đặt ra một cách đúng đắn.
Tiêu biểu nhất là kế hoạch “Korea Plaza” do bộ trưởng Văn hóa và du lịch
Chung Dong Chea trình lên tổng thống Roh Moo Hyun. Đây là một dự án đưa
Hallyu thâm nhập sang các nước khác mà trước tiên là thị trường châu Á. Theo
đó trung tâm văn hóa Hàn Quốc ở các nước sẽ triển lãm và bày bán những sản
phẩm của cơn sốt văn hóa Pop Hàn Quốc. Hay như cuộc họp về việc phát triển
làn sóng Hàn Quốc do thủ tướng Lee Hae-chan khởi xướng vào 2 – 2005 cũng là
một minh chứng rõ nét cho sự quan tâm của chính phủ. Cuộc họp đã đưa ra
được những kế hoạch xác đáng nhằm thúc đẩy ảnh hưởng của văn hóa Hàn ra
ngồi lục địa như: xây dựng các trường nghiên cứu về phát triển văn hóa, mở
ngành cơng nghệ văn hóa CT (cultural technology), mở học viện cơng nghiệp
văn hóa, tạo cơ sở dữ liệu online về những diễn viên Hàn Quốc, thành lập trung
tâm thông tin Hallyu hoạt động dưới sự giám sát của tổ chức Hàn Quốc thuộc
Hiệp hội giao lưu văn hóa Á châu (KOFACE). Khơng chỉ dừng ở đó, chính phủ

cịn đặc biệt quan tâm bằng việc tăng nguồn vốn đầu tư cho ngành cơng nghiệp
giải trí nước này. Năm 1999 đầu tư 8,5 tỷ $ thì đến năm 2003 đã lên tới 43,5 tỷ
$; tăng hơn 5 lần (theo trang web www.hanquocngaynay.com). Đây là một trong
những bước xây dựng nên một Hallywood theo kiểu mẫu Hollywood dựa trên
bản sắc dân tộc Hàn.
16


Chính phủ Hàn Quốc đã có những bước đi đúng đắn trong việc xúc tiến giao
lưu văn hoá. Trong những chuyến thăm của các đoàn quan chức cao cấp từ phía
chính phủ, phía Hàn quốc ln khởi động những đàm phán về hợp tác kinh tế
lẫn văn hoá. Theo trang “Chính trị” của trang web www.hanquocngaynay.com,
Hàn Quốc sẽ xây dựng một trung tâm văn hoá Hàn quốc đầu tiên ở Đông Nam
Á tại Việt Nam. Những sự hợp tác về văn hoá như giao lưu văn hoá giữa thanh
niên Hàn Quốc và các nước khác, những chuyến mang “cây nhà lá vườn” đi biễu
diễn ở nước bạn, những học bổng về văn hố cho sinh viên nước ngồi …là
những hoạch định cụ thể mà chính phủ đang làm nhằm tăng cường hình ảnh Hàn
Quốc ra các nước. Nguồn vốn làm phim của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc
khá lớn, điều đó cũng là một trong những lý do để điện ảnh nước này đạt được
những thước quay ấn tượng với khán giả. Khi trào lưu điện ảnh xứ Hàn vượt ra
ngồi lãnh thổ quốc gia, kinh phí làm phim càng được tăng lên, chỉ tính từ năm
2005 chi phí cho mỗi bộ phim đã tăng hơn trước tới 100 triệu won. Đây là một
khoản đầu tư tốn kém nhưng những gì mà nó thu được thì chúng ta đã quá rõ,
hơn vốn bỏ ra ban đầu rất nhiều lần. Bên cạnh việc quay trong phim trường của
đài truyền hình hay ở các thắng cảnh nổi tiếng như đảo Cheju, sơng Hàn, núi
Seorakan… một số phim Hàn cịn được đưa sang nước ngồi quay. Đó là một xu
hướng nhằm tạo cảm giác mới lạ cho người xem, mặc dù nó phải bỏ một số vốn
khá lớn. Điển hình là phim “Một cho tất cả”, “Chuyện tình Harvard” quay ở
Mỹ, “Cơ nàng đỏng đảnh” quay ở Úc, “Chuyện tình Pari” quay ở Pháp,
“Chuyện xảy ra ở Bali” quay ở Inđônêxia, “Typhoon” quay ở Hồng Kơng, Nga,

Thái Lan. Có thể kể ra đây chuyện hậu trường về chi phí làm phim “Nàng Dae
Jang Kum” mới thấy được rằng để hấp dẫn khán giả trước những món ăn hồng
cung, đồn làm phim đã phải tốn kém như thế nào. Mỗi tập phim được đầu tư
lên đến $100 000. Có những cảnh đặc biệt tốn kém như cảnh ẩm thực hoàng
cung tiêu tốn đến $20 000. Bởi nhà sản xuất kỳ công tới mức mời các chuyên
gia ẩm thực hàng đầu Hàn Quốc, mỗi người chỉ nấu 2 hay 3 món đặc sắc nhất
mà cảnh này lại cần tới hàng trăm món. Trang phục trong phim cũng là một
khoản khá lớn, lên đến 10 000 bộ, đến độ các diễn viên phải ghi tên vào trang
17


phục để tránh nhầm lẫn sau mỗi cảnh quay. Có người nói rằng đó là do phim cổ
trang nên cần nhiều diễn viên, tốn nhiều kinh phí là đúng. Nhưng hãy xem
những phim về tình yêu thời hiện đại, chi phí cho phim “Taphoon” 1,5 tỷ won
(cao hơn gấp 10 lần kinh phí phim “Friend” từng thu hút hơn 8 triệu khán giả
vào năm 2001), “Bản tình ca mùa đơng” lên tới 3 tỉ won, “Một cho tất cả” là 5
tỷ won, thì hãy thử nghĩ lại xem có phải do thể loại phim hay không. Những
tưởng các nhà sản xuất muốn chơi trội nên chẳng tiếc làm mọi cách để phim gây
được một nét mới lạ, độc đáo như
phim “Ngôi nhà hạnh phúc” chẳng
hạn.
Khác với những bộ phim được
dựng bối cảnh trong phim trường
hoặc chọn những ngôi biệt thự có
sẵn, đồn làm phim “Ngơi nhà
hạnh phúc” đã dựng một ngơi nhà
hồn tồn mới. Ngơi nhà hầu hết được làm bằng gỗ và kính với chi phí gần 1
triệu $. Và chỉ riêng trang phục cho hai diễn viên chính thơi cũng q nhiều. Bi
trong vai nam chính có đến 60 bộ quần áo mà hầu hết là hàng hiệu, Song Hye
Kyo trong vai nữ chính tính sơ sơ cũng gần 80 bộ, thêm 20 bộ nữ trang gồm

đồng hồ, hoa tai, dây chuyền… Nếu khơng có kinh phí, làm sao có thể tạo nên
những cơn sốt thời trang, những tour du lịch thăm quan phim trường – vốn đem
lại nguồn lợi nhuận gấp chục lần so với kinh phí.
Để tạo nên những thước phim đẹp không chỉ cần phong cảnh đẹp mà còn cần
trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ. Đương cử bộ phim “Little Match Girl” của đạo diễn
Jang Sun Woo không sử dụng camera cầm tay mà toàn bằng các loại máy chuyên
dụng được mang từ Hồng Kông sang. Với 5,5 triệu $ đầu tư, đây là bộ phim Hàn
Quốc đắt tiền nhất từ trước đến nay. Và để thu hút vốn, các nhà sản xuất còn quay
thử một số đoạn phim lên mạng hay truyền hình để kêu gọi đầu tư.

18


Khơng thể nói rằng kinh phí chỉ là một vấn đề nhỏ, mà cần thấy được một
thực tế: Những bộ phim gây tiếng vang lớn trên thế giới đều được đầu tư vốn lên
đến những con số kinh ngạc. Học tập điện ảnh Hoa Kỳ, điện ảnh Korea đã tích
cực đầu tư vào ngành cơng nghiệp giải trí thu hời này và đã được “giá trị thặng
dư” xứng đáng.
2.2.

Những phương thức mà Hàn Quốc sử dụng điện ảnh để thực hiện chiến
lược ngoại giao văn hóa
Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều chính sách sử dụng hiệu quả điện ảnh và
các sản phẩm văn hóa đại chúng khác làm cơng cụ ngoại giao văn hóa. Bộ Ngoại
giao Hàn Quốc đã xác định rằng “Vì sức mạnh mềm đang ngày càng trở nên quan
trọng, văn hóa đã được nâng thành một thành tố không thể tách rời của sự cạnh
tranh về nguồn lực kinh tế của quốc gia và thực sự tạo ra giá trị gia tăng”.

2.2.1.


Cơ sở để điện ảnh trở thành cơng cụ ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc
Nền cơng nghiệp điện ảnh và giải trí Hàn Quốc tạo ra một làn sóng văn hóa
lớn trên thế giới. Nhiều bộ phim của Hàn Quốc được xuất khẩu ra nước ngồi
mang theo hình ảnh về đất nước, con người, văn hóa Hàn Quốc; góp phần tạo ra
sức mạnh mềmtrong việc mang tới một diện mạo mới trẻ trung, năng động, xinh
đẹp góp phần quảng bá văn hóa Hàn Quốc tới bạn bè quốc tế. Điều này có được
nhờ Hàn Quốc có những chính sách và hướng đi đúng đắn bằng cách sử dụng
điện ảnh là công cụ đắc lực trong ngoại giao văn hóa của nước mình.
Trong nhiều thập kỷ, Hàn Quốc đã cấm nhập khẩu các sản phẩm văn hóa từ
nước ngồi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa. Chính những chính
sách của chính phủ đã là đòn bẩy cho sự phát triển của nền cơng nghiệp giải trí
Hàn Quốc, trong đó có phim ảnh, và sau này, sự thành công của các sản phẩm
văn hóa của Hàn Quốc đã tạo nên trào lưu văn hóa Hàn Quốc ở nước ngồi, mà
khởi đầu là ở Trung Quốc, sau đó là các nước Châu Á khác.
Từ những năm 1990, chính phủ Hàn Quốc đã có sự hỗ trợ đối với ngành
cơng nghiệp giải trí (mức đầu tư từ 8,5 tỉ đô la năm 1999 lên 43.5 tỉ đô la năm
2003) nhằm tăng cường chất lượng, giảm giá thành của các sản phẩm văn hóa
của Hàn Quốc, và cũng nhằm đưa văn hóa Hàn Quốc đi khắp nơi trên thế giới.
19


Chính phủ Hàn Quốc lại tiếp tục dựa vào sự thành cơng của phim ảnh, văn hóa
đại chúng để quảng bá cho nền văn hóa, đất nước Hàn Quốc ở nước ngồi, trở
thành những đại sứ cho văn hóa Hàn Quốc.
Bộ Ngoại giao đã tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm nâng
cao giá trị thương hiệu Hàn Quốc và tầm cao của nó trong cộng đồng quốc tế
như biểu diễn và tổ chức các lễ hội Hàn Quốc, các liên hoan phim Hàn Quốc ở
nước ngồi thơng qua Korea Foundation, vừa để giúp nghệ sĩ vươn tới đẳng cấp
quốc tế, vừa để giới thiệu hình ảnh đất nước và văn hóa Hàn Quốc.
2.2.2.


Phương thức quảng bá điện ảnh
Cách nhanh nhất để hiểu biết về văn hóa của một quốc gia là tìm hiểu các
sản phẩm văn hóa của quốc gia đó. Các sản phẩm văn hóa ở đây có thể là ẩm
thực, âm nhạc, du lịch, điện ảnh. Trong nhiều năm qua, nền điện ảnh Hàn Quốc
đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, kéo theo đó là tầm ảnh hưởng khơng thể
phủ nhận. Phim Hàn Quốc ra nước ngoài đầu tiên là ở Trung Quốc, sau đó lan ra
các nước Châu Á, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng
lớn bởi văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt là thơng qua phim ảnh.
Để có thể tạo ra tầm ảnh hưởng đó, Hàn Quốc đã sử dụng những phương
thức vô cùng khôn khéo. Đầu tiên phải kể đến là những chiến sách đầu tư vào
phim ảnh tại thị trường nước ngoài. Hàn quốc có những đánh giá chính xác và
khách quan về cơ hội phát triển nền điện ảnh của mình tại nướ ngồi. Một ví dụ
tiêu biểu, Cơ quan xúc tiến Thương mại Hàn Quốc (KOTRA) tại thành phố Hồ
Chí Minh đã đánh giá thị trường dịch vụ chiếu phim của Việt Nam ngày càng
phát triển nhanh chóng, đây là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp sản xuất phim
của Hàn Quốc mở rộng hơn nữa thị trường tại Việt Nam (Báo cáo ngày
10/8/2015 của Văn phòng KOTRA tại Việt Nam).
Theo một báo cáo phân tích phát hành bởi Hội đồng điện ảnh Hàn Quốc
(KOFIC), ngành công nghiệp điện ảnh Hàn quốc năm 2014 có mức tăng trưởng
7,6% so với năm 2013. Mở rộng thị phần trong dịch vụ chiếu phim, Hàn Quốc cịn
tích cực xuất khẩu những bộ phim sang thị trường nước ngoài. Doanh số bán hàng
ở nước ngoài - bao gồm cả xuất khẩu phim cũng như các dịch vụ và bán hàng vị trí
20


trong nước - chiếm 63 triệu dolla (2014), tăng 6,1% so với năm 2013.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng đóng góp một phần quan trọng khi hỗ trợ
phát sóng phim Hàn Quốc ở nước ngoài. Bộ cũng tài trợ cho phim Hàn Quốc
được chiếu tại các liên hoan phim lớn trên thế giới như Liên hoan phim Berlin,

Liên hoan phim Cannes, Liên hoan phim Vernice.. đồng thời hỗ trợ các nhà làm
phim, các đạo diễn giỏi. Korea Foundation đã tài trợ 46 đại sứ quán và lãnh sự
quán tổ chức 47 sự kiện chiếu phim và bán vé giới thiệu phim (năm 2013)
Ngoài biện pháp xúc tiến việc xuất khẩu phim và hỗ trợ các dự án phim, nền
âm nhạc Hàn Quốc cũng tạo điều kiện lớn trong quảng bá văn hóa phim Hàn.
Với sự mở rộng và tầm ảnh hưởng của làn sóng Hallyu, giới trẻ biết đến thời
trang Hàn Quốc, mỹ phẩm Hàn Quốc, các nhóm nhạc thần tượng như DBSK,
Big Bang, KARA, Girls’ Generation,VIXX…. Những nhà làm phim cũng rất
khôn khéo khi mời những ca sĩ Hàn Quốc đang nổi tiếng tham gia những dự án
phim nhằm lôi cuốn thêm lượng khán giả là những fan hâm mộ của họ. Những
bản nhạc phim cũng là một trong những yếu tố khơng nhỏ đóng vai trị thu hút
lượng lớn khán giả.
Từ năm 2006, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã hỗ trợ cho việc phát sóng phim
Hàn Quốc ở nước ngoài – một trong những nguồn lực thúc đẩy trào lưu văn hóa
Hàn Quốc trên tồn thế giới. Korea Foundation, cơ quan ngoại giao văn hóa của
Hàn Quốc ở nước ngoài chú trọng các hoạt động phát các chương trình truyền
hình Hàn Quốc ở nước ngồi, và hỗ trợ giới thiệu phim Hàn Quốc ở các cơ quan
ngoại giao Hàn Quốc ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng tham gia
trực tiếp vào các chiến dịch này.Ngoài ra, Bộ Ngoại giao cũng tổ chức Liên hoan
phim Hàn Quốc trên phạm vi tồn cầu thơng qua các cơ quan ngoại giao, nhằm
quảng bá không chỉ phim Hàn Quốc mà còn quảng bá cho đất nước Hàn Quốc.
“Với mục tiêu tăng cường hiểu biết về văn hóa Hàn Quốc trên thế giới và giúp
các cơ quan ngoại giao của Hàn Quốc thực thi chính sách ngoại giao văn hóa,
Korea Foundation đã thực hiện chương trình hỗ trợ từ năm 2010 cho các buổi
chiếu phim Hàn Quốc được tổ chức bởi các cơ quan ngoại giao Hàn Quốc hoặc
các liên hoan phim quốc tế.
21


CHƯƠNG 3 : QUẢNG BÁ NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA HÀN QUỐC

THÔNG QUA ĐIỆN ẢNH TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY
BÀI HỌC VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
Cách nhanh nhất để hiểu biết về văn hóa của một quốc gia là tìm hiểu các
sản phẩm văn hóa của quốc gia đó. Các sản phẩm văn hóa ở đây có thể là ẩm
thực, âm nhạc, du lịch, điện ảnh. Trong nhiều năm qua, nền điện ảnh Hàn Quốc
đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, kéo theo đó là tầm ảnh hưởng khơng thể
phủ nhận. Phim Hàn Quốc ra nước ngoài đầu tiên là ở Trung Quốc, sau đó lan ra
các nước Châu Á, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng
lớn bởi văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt là thơng qua phim ảnh.
Trải qua hơn hai thập kỷ (1992-2015) hình thành và phát triển, quan hệ Việt
Nam - Hàn Quốc từ quan hệ ngoại giao song phương đã trở thành quan hệ hợp
tác đối tác chiến lược toàn diện và đã để lại nhiều thành tựu, góp phần khơng
nhỏ vào sự nghiệp cơng hiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam. Góp phần vào xu
thế chung đó, làn sóng văn hóa Hàn Quốc được xem là một yếu tố quan trọng
và đồng thời cũng là sự thành công trong việc quảng bá hình ảnh về đất nước
con người Hàn Quốc tại khu vực châu Á nói chung trong đó có Việt Nam.
Cho đến nay, mặc dù khơng cịn nở rộ như những năm cuối của thập kỷ 90
thế kỷ XX và đầu thập niên thế kỷ XXI, nhưng làn sóng văn hóa Hàn Quốc (cịn
được gọi là Hanllyu) vẫn tiếp tục được quảng bá tại Việt Nam như các bộ phim
điện ảnh, truyền hình vẫn trình chiếu đều đặn hàng ngày trên các kênh thơng tin,
truyền hình hoặc thương hiệu của hàng hóa Hàn Quốc vẫn được ưa chuộng tại
thị trường Việt Nam.
3.1.

Các hoạt động ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc tại Việt Nam trong lĩnh
vực điện ảnh
Phim ảnh Hàn Quốc thâm nhập vào Việt Nam khi Việt Nam bước sang thời
kỳ đổi mới, nền kinh tế thị trường bắt đầu tăng trưởng với thu nhập bình quân
đầu người cũng ngày càng tăng cao. Nhu cầu của người dân về giải trí cũng
ngày càng cao và đa dạng

22


Theo thống kê, hiện tại Việt Nam có tất cả 65 đài truyền hình, bình quân mỗi
ngày phát trên 20 phim truyền hình Hàn Quốc, chủ yếu chiếu vào 6 giờ, 18 giờ
và 21 giờ, trong đó từ 18 giờ đến 21 giờ là khoảng thời gian có số người xem
phim đơng nhất. Như vậy, có thể khẳng định rằng, phim điện ảnh và phim truyền
hình là một trong những kênh quan trọng nhất của Hanllyu tại Việt Nam. Đối
với giới trẻ Việt Nam khi được hỏi rằng bạn có thích xem phim truyền hình và
phim điện ảnh Hàn Quốc khơng? câu trả lời 78% là có và 22% là khơng. Cịn về
độ tuổi từ 15 - 22 là thích nhiều, từ 23-30 là thích vừa. Bên cạnh đó, nhiều người
trung tuổi và người già cũng thích phim Hàn Quốc bởi lẽ, gia đình Hàn Quốc và
gia đình Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về văn hóa ứng xử. Sở dĩ có nhiều
người Việt Nam thích xem phim truyền hình Hàn Quốc cũng bởi lý do kịch bản
phim hay, hấp dẫn, có ý nghĩa, tính giải trí cao; diễn viên diễn xuất hay, giàu tính
cảm xúc. Như vậy, về một ý nghĩa nào đó, phim điện ảnh và phim truyền hình
Hàn Quốc trong nhiều năm qua đóng một vai trị rất lớn trong việc quảng bá làn
sóng Hàn Quốc tại Việt Nam và chiếm được số đông sự hâm mộ của khan giả
Việt Nam ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Hàng loạt bộ phim truyền hình
hấp dẫn đã xâm nhập vào thị trường
Việt Nam như: “Nàng Kim Sam
Soon” (Nàng Kim Sam Soon là tác
phẩm gây sốt màn ảnh nhỏ xứ sở kim
chi năm 2005 khi rating tập cao nhất
của phim lên tới 50,5% (theo số liệu
thống kê của TNmS). Thời điểm đó,
phim được đánh giá là có nội dung mới mẻ khi nhân vật nữ chính – Kim Sam
Soon (Kim Sun Ah) không phải là một cô gái xinh xắn mà là một bà cô mập
mạp.Cuộc đời nhiều trắc trở của Sam Soon có bước ngoặt khi cơ nàng ký hợp

đồng đóng giả làm bạn gái của anh chàng điển trai, giàu có Hyun Jin Heon
(Hyun Bin). Sau đó, hai người trở thành một cặp đơi thực sự); Chuyện tình
Paris, Khu vườn bí mật, “You came from the stars” cuốn hút khán giả với
23


chuyện tình giữa chàng giáo sư người ngồi hành tinh Do Min Joon (Kim Soo
Hyun) và nữ minh tinh trái đất Chun Song Yi (Jeon Ji Hyun), tình yêu của hai
người đã vượt qua mọi khoảng cách về tuổi tác, khơng gian và thời gian…
Sau phim truyền hình, phim điện ảnh Hàn Quốccũng có một vị trí vững chắc
ở rạp chiếu phim và thị trường băng đĩa VCD /DVD ở Việt Nam trong những
năm qua. Nhiều phim điện ảnh Hàn Quốc được nhập về trình chiếu như “Tiệm
bánh Chu Noh-Myoung","Bản tình ca mùa đơng ","Lá thư tình","u bằng cả
trái tim"," Mặt trời mọc ở phía tây ","Cơ nàng ngổ ngáo","Cơ bạn gia sư","
Đừng tin cô ấy! "," Giống như cha, như con trai "," Thái cực kỳ "," Xuân, Hạ,
Thu, Đông rồi lại Xuân "...Nhiều bộ phim điện ảnh Hàn Quốc đã thu hút được
số lượng người xem lớn như phim "Yêu bằng cả trái tim" (Ahn Jae-wook thủ vai
chính) đã thu hút 10.000 người, hoặc phim "Cô nàng ngổ ngáo” (Jeon Jee-hyun
thủ vai chính) thu hút 150.000 người. Cũng như phim truyền hình, phim điện
ảnh Hàn Quốc là phương tiện quan trọng để quảng bá làn sóng văn hóa Hàn vào
Việt Nam. Bởi lẽ, phim truyền hình và phim điện ảnh Hàn Quốc có nội dung
hấp dẫn, diễn viên diễn xuất gây nhiều cảm xúc. Hơn nữa, thời gian xem phim
cũng hợp lý và chủ yếu là để thư giãn sau một ngày làm việc nên đã thu hút
được số lượng lớn người xem.
3.2.

Ảnh hưởng của điện ảnh Hàn Quốc đối với Việt Nam
Từ việc yêu thích phim Hàn, khán giả cũng tiếp nhận luôn các giá trị khác
như mốt, trang phục, đầu tóc, ngơn ngữ (học tiếng) và cả con người (lấy vợ, lấy
chồng Hàn Quốc), hàng hóa, thăm quan du lịch…

Sau phim Những người thừa kế, một sản phẩm được đông đảo bạn trẻ săn
lùng nhất là Dreamcatcher - Bùa mơ (đồ vật mang lại giấc mơ đẹp). Đây vốn là
quà tặng mà nhân vật Eun Sang tặng cho Kim Tan - một điểm nhấn thú vị mở ra
một chuyện tình đẹp trong phim. Ngồi bùa mơ, những chiếc áo len Kim Tan
mặc, áo mangto Eun Sang diện, hoặc ngay cả những chiếc áo khốc cổ lơng,
những chiếc áo dạ dáng dài cho các nhân vật khác trong phim mặc... cũng được
các bạn trẻ tìm mua.
24


Bùa mơ được các bạn trẻ thi nhau tìm kiếm
Trên các trang mạng xã hội, từ các shop online cho tới các bạn trẻ bán đồ tại
gia đều đăng tải những mẫu quần áo ăn
theo bộ phim này. Thậm chí, chiếc áo
len của Kim Tan, chiếc áo khốc cổ
lơng của Young Do (tình địch của Kim
Tan) cũng được làm cho các em bé nhỏ
tuổi.
Bên cạnh đó, các hãng mỹ phẩm
của Hàn Quốc cũng được hưởng lợi từ
khi

phim Hàn Quốc được yêu thích tại Việt

Nam. Các diễn viên Hàn Quốc xuất hiện trong phim luôn đẹp như những thiên
thần với lối trang điểm mộc mạc giản dị, dễ thương thích hợp với các bạn trẻ.
Do vậy, mỹ phẩm Hàn Quốc cũng được u thích khơng kém gì các diễn viên
xinh đẹp. Các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc tìm được thị trường đầu tư mới và có
thể nói là khá thành cơng trong lĩnh vực này với rất nhiều hãng mỹ phẩm, các
trung tâm dạy trang điểm theo phong cách Hàn Quốc mọc lên ở thành phố như

Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…Cũng giống như Kim Tan, những sản phẩm
được sử dụng trong bộ phim Vì sao mang anh tới cũng đang gây cơn sốt cho
đông đảo các bạn trẻ.Trong phim, nhân vật Chun Song Yi là một minh tinh hàng
đầu Hàn Quốc, vì vậy từ những thỏi son mơi cho tới những chiếc kính, những
chiếc áo khốc, những đơi giày... cô sử dụng đều khiến người hâm mộ mê mẩn.
25


×