Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

hoạt động ngoại giao văn hóa của đảng và nhà nước tuef 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 132 trang )

Đại học quốc gia hà nội

Tr-ờng đại học khoa học xã hội Và nhân Văn

Trần thị thúy hà

Hoạt động ngoại giao văn hoá
của đảng và nhà n-ớc việt nam
từ năm 1986 đến năm 2009

LUậN VĂN THạC Sĩ LịCH Sử

Hà Nội - 2010


đại học quốc gia hà nội

Tr-ờng đại học khoa học xã hội Và nhân Văn
********

Trần thị thuý hà

Hoạt động ngoại giao văn hoá
của đảng và nhà n-ớc việt nam
từ năm 1986 đến năm 2009
luận văn thạc sĩ CHUYÊN NGàNH: LịCH Sử ĐảNG

Mã số

: 60 22 56


Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:

PGS.TS. phạm quang minh

Hà Nội - 2010


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỤC LỤC

1

DANH MỤC CHỨ VIẾT TẮT

3

MỞ ĐẦU

4

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ VÀ NGOẠI GIAO VĂN HOÁ

10

1.1. Văn hoá - giao lưu văn hoá – cốt lõi của ngoại giao văn hoá


10

1.1.1. Văn hoá

10

1.1.2. Giao lưu văn hoá

14

1.1.3. Ngoại giao

15

1.2. Ngoại giao văn hoá

17

1.2.1. Khái niệm ngoại giao văn hoá

17

1.2.2. Nội hàm của ngoại giao văn hoá

20

1.2.3. Vai trò của ngoại giao văn hoá

21


Tiểu kết chương 1

24

Chương 2. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HOÁ CỦA

25

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2009
2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động tới sự thay đổi quan điểm đối

25

ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
2.1.1. Bối cảnh quốc tế

25

2.1.2. Bối cảnh trong nước

30

2.2. Quan điểm chỉ đạo về ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ

33

năm 1986 đến năm 2009
2.2.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về ngoại giao văn

33


hoá từ năm 1986 đến năm 2009
2.2.2. Chủ trương của Bộ Ngoại giao về ngoại giao văn hoá
2.3. Thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hoá Việt Nam từ năm 1986 đến năm

39
44

2009
2.3.1. Công tác thông tin tuyên truyền

47

2.3.2. Xây dựng các cơ sở, công trình văn hóa, lịch sử Việt Nam ở nước ngoài

51

1


2.3.3. Tham gia các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ

51

thuật trong và ngoài nước
2.3.4. Kết hợp các hoạt động ngoại giao văn hóa với các hoạt động đối ngoại

55

2.3.5. Xây dựng thông điệp và thương hiệu quốc gia


56

2.3.6. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài

57

2.3.7. Quan hệ với UNESCO và các thể chế hợp tác quốc tế khác về văn hóa

59

2.3.8. Quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua các hoạt

61

động du lịch
2.4. Dấu ấn Năm ngoại giao văn hoá 2009

64

Tiểu kết chương 2

67

Chương 3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

69

3.1. Một số thành tựu của hoạt động ngoại giao văn hoá


69

3.2. Một số hạn chế của hoạt động ngoại giao văn hoá

70

3.3. Một số kinh nghiệm chủ yếu đối với hoạt động Ngoại giao văn hoá

76

3.3.1. Một số nhiệm vụ cụ thể

76

3.3.2. Xây dựng cơ chế, chính sách, định hướng phù hợp

78

3.3.3. Tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ chuyên môn

79

3.3.4. Tăng cường chất lượng của các hoạt động ngoại giao văn hóa

81

3.3.5. Tiếp tục nâng cao hiệu quả của các hoạt động thông tin, tuyên truyền

83


3.3.6. Khai thác hiệu quả tiềm năng ngoại giao văn hoá đối với cộng đồng

85

người Việt Nam ở nước ngoài
3.3.7. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động ngoại giao văn hóa

85

3.3.8. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu

87

3.3.9. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng về

87

ngoại giao văn hoá
Tiểu kết chương 3

89

KẾT LUẬN

91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

93


PHỤ LỤC

99

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACCD
ASEAN
ASEM
APEC
BCHTW

Advisory Committee of Cultural Diplomacy
Ủy ban tư vấn về Ngoại giao văn hóa
Association of South - East Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
The Asia - Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á-Âu
Asia - Pacific Economic Co-operation
Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Ban Chấp hành Trung ương

CNXH

Bureau International Exhibiton
Tổ chức triển lãm thế giới
Cable News Network
Mạng tin tức truyền hình cáp

Chủ nghĩa xã hội

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CNTB

Chủ nghĩa Tư bản

IFACCA

PGS

The International Federation Arts Councils and Culture Agencies
Liên đoàn quốc tế các hội đồng nghệ thuật và quản lý văn hóa
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
The Indian Council for Cultural Relations
Hội đồng giao lưu văn hoá Ấn Độ
National Broadcasting Company
Công ty phát thanh quốc gia
International Network on Cultural Policy
Mạng lưới chính sách văn hóa quốc tế
New Economic Policy
Chính sách kinh tế mới
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
Phó giáo sư


PGS.TSKH

Phó giáo sư. Tiến sĩ khoa học

UNESCO

United nation educational, scientific and cultural
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hợp Quốc
Voice of America
Đài tiếng nói Hoa Kỳ
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
Xã hội chủ nghĩa

BIE
CNN

FDI
ICCR
NBC
INCP
NEP
ODA

VOA
WTO
XHCN

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nếu tra cứu cụm từ “ngoại giao văn hoá” bằng công cụ tìm kiếm Google,
chúng ta sẽ có kết quả khoảng 12.800.000 đơn vị tài liệu liên quan. Con số đó sẽ là
345.000 đối với cụm từ ngoại giao văn hoá bằng tiếng Anh (Cultural Diplomacy).
Có thể thấy rằng, trong thời đại ngày nay có rất nhiều mối quan tâm dành cho ngoại
giao văn hoá. Quan tâm đến lĩnh vực này không chỉ riêng các chính phủ, mà còn
của cả cộng đồng, mỗi cá nhân trong xã hội. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó.
Ngoại giao văn hóa là một trụ cột của nền ngoại giao hiện đại Việt Nam
trong bối cảnh mới. Năm 2009, năm mà ngành ngoại giao xác định là Năm ngoại
giao văn hóa để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của công tác này. Quán triệt tinh
thần đó, Việt Nam chủ trương sẽ phối hợp chặt chẽ ngoại giao nhà nước với đối
ngoại của Đảng và ngoại giao nhân dân, đẩy mạnh nền ngoại giao toàn diện với việc
triển khai chủ động, hài hòa, có trọng tâm, trọng điểm và gắn kết chặt chẽ các hoạt
động ngoại giao.
Năm 2006, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 đã thống nhất và đi vào triển khai
đồng bộ chính sách ngoại giao Việt Nam dựa trên ba trụ cột chính là ngoại giao
chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa. Trong đó, ngoại giao văn hóa
đóng vai trò là nền tảng tinh thần, biện pháp, nội dung và mục tiêu của chính sách
đối ngoại Việt Nam, hỗ trợ cho ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế để tạo
thành một tổng thể chính sách, phát huy tốt nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp với
sức mạnh thời đại. Từ đó đến nay, công tác ngoại giao văn hoá đã đạt được một số
kết quả quan trọng bước đầu, khẳng định vị trí và vai trò của mình trong chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trong hai ngày 15 và 16 tháng 10 năm 2008, Hội thảo Quốc gia: “Ngoại
giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội
nhập và phát triển bền vững” đã được tổ chức tại Hà Nội. Tại hội thảo này, nhiều ý
kiến nhất trí cho rằng, ngoại giao văn hoá là một hoạt động đối ngoại đặc thù, đã và
đang góp phần giới thiệu, tuyên truyền về đất nước, con người và văn hóa Việt


4


Nam, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tiếp thu có chọn lọc
tinh hoa văn hóa nhân loại.
Vị thế của Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây.
“Việt Nam đất nước an toàn và bình yên nhất” là lời của nhiếp ảnh gia người Nga
Sergei Kovalchuk trong cuốn album ảnh Cửa sổ nhìn vào Đông Dương gồm 150
bức ảnh được chọn từ hơn 10.000 bức ảnh về Việt Nam và Campuchia mới được
phát hành. Không phải không có căn cứ mà Việt Nam được lựa chọn là nơi tổ chức
không ít những hội nghị cấp cao của khu vực và thế giới: Hội nghị thượng đỉnh
Cộng đồng Pháp ngữ (1997), Hội nghị cấp cao ASEAN 6 (12/1998), lễ kết nạp
Campuchia vào ASEAN (4/1999), Hội nghị ASEM 5 (10/2004), Hội nghị thượng
đỉnh APEC 14 (11/2006), và nhiều hội nghị của ASEAN (2010) khi Việt Nam đảm
nhận trọng trách chủ tịch ASEAN.... Qua đó, Việt Nam đã chứng tỏ cho bạn bè
quốc tế biết đến Việt Nam, một đất nước hoà bình, đây là một thành công không
nhỏ của chính sách đối ngoại, trong đó có những đóng góp của ngoại giao văn hoá.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng ngoại giao văn hoá là một nội dung rất mới,
không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách, mà còn đối với cả giới nghiên
cứu, các nhà hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và đông đảo những người
quan tâm.
Ngoại giao văn hóa là gì? Hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam được
thực hiện như thế nào trong thời gian qua? Làm thế nào để phát triển hơn nữa ngoại
giao văn hóa, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế? v.v Đây
là những lý do chính để em chọn “Hoạt động Ngoại giao văn hoá của Đảng và
nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2009” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình.
2. LÞch sö nghiên cứu vÊn đề
Ở Việt Nam, nhìn chung những công trình của các nhà nghiên cứu về ngoại

giao Việt Nam có một số lượng không nhỏ, nhưng lại chủ yếu đề cập đến ngoại giao
nói chung hoặc ngoại giao kinh tế, ngoại giao chính trị. Số các công trình về ngoại
giao văn hoá còn khiêm tốn. Trong số đó phải kể đến cuốn “Đối thoại liên văn hóa
giữa Việt Nam và phương Tây” của tác giả Hữu Ngọc. Một số bài viết, bài phát biểu

5


của các nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu ngoại giao, nghiên cứu văn hoá trình bày
trong Hội thảo quốc gia: “Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường
quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững” được tổ chức trung
tuần tháng 10 năm 2008, tại Hà Nội. Bên cạnh đó là một số bài của tác giả Vũ
Dương Huân được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế những năm gần đây. Tuy
nhiên, đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, có ý nghĩa gợi mở cho các
nghiên cứu chuyên sâu hơn sau này.
Bên cạnh đó còn có các công trình khác viết về ngoại giao Việt Nam trong
các thời kỳ. Các công trình này đã tập trung chủ yếu về chính sách và các hoạt động
đối ngoại của Việt Nam trong những khoảng thời gian tương ứng. Tuy nhiên ngoại
giao Việt Nam thời kỳ chiến tranh chủ yếu là vấn đề quân sự, chính trị; đến thời hoà
bình thì hàm lượng kinh tế đã tăng lên trong các hoạt động đối ngoại, hợp tác. Đây
đó trong các công trình này cũng đã đề cập đến những quan điểm của ngoại giao
Việt Nam về văn hoá dân tộc, về phong cách tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, tầm
quan trọng của giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
Gần đây nhất, năm 2009, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành cuốn
Ngoại giao và công tác ngoại giao của Vũ Dương Huân trình bày những nội dung
liên quan đến ngoại giao và công tác ngoại giao, trong đó dành 1 chương nói về
ngoại giao văn hoá.
Như vậy, ngoại giao văn hoá vẫn còn là một đề tài mới cần được tiếp tục
nghiên cứu trong tương lai.
Ở nước ngoài, mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau nhưng trong thực tiễn

ngoại giao của mình mỗi quốc gia đều đã thực thi những hoạt động mang tính chất
ngoại giao văn hoá dưới nhiều hình thức, với nội dung phong phú. Ngoại giao văn
hoá cũng đã là chủ đề nghiên cứu của nhiều học giả, trong số đó phải kể đến những
bài viết liên quan đến Ngoại giao văn hoá của CAC (Center for Art and Culture,
thành lập năm 2003 thuộc Central European University), ICD (Institute for Cultural
Diplomacy - thành lập năm 1999, trụ sở tại Berlin), hay cuốn Ngoại giao văn hoá
của Lý Trí (Trung Quốc)… Tổ chức CAC được thành lập nhằm mục đích khuyến
khích các nghiên cứu, phát triển các môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật, văn hoá,

6


ngoại giao văn hoá ... còn IDC là một tổ chức quốc tế hoạt động với mục đích góp
phần xây dựng và phát triển hoà bình thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động trao đổi văn hoá quốc tế, nhấn mạnh đến các nghiên cứu về ngoại giao văn
hoá.
Ngoài ra, một số bài viết về ngoại giao văn hoá như: Cultural Diplomacy The Linchpin of Public Diplomacy của Uỷ ban tư vấn về ngoại giao văn hoá Mỹ
(2005); Globalization and Cultural Diplomacy của Harvey B. Feigen Baum (CAC);
hay Modern Diplomacy của Jovan Kurbalija Malta ....
Tựu chung lại, các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã khẳng
định vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của ngoại giao văn hoá trong chính sách
đối ngoại của mỗi quốc gia trong đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực
hoá.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích chính của luận văn là đánh giá hoạt động ngoại giao văn hoá của
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 1986-2009, qua
đó làm nổi bật tầm quan trọng của ngoại giao văn hoá trong sự nghiệp đổi mới, góp
phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
* Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn đề ra một số nhiệm vụ cụ thể sau

đây:
(1) Làm rõ khái niệm ngoại giao văn hoá thông qua việc giới thiệu các quan
điểm và thực tiễn ngoại giao văn hoá của một số quốc gia trên thế giới
(2) Trình bày một cách hệ thống các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước về ngoại giao văn hoá từ năm 1986 đến năm 2009 và những hoạt động tiêu
biểu thực hiện chủ trương này trong thực tế.
(3) Đánh giá những thành tựu, hạn chế của hoạt động ngoại giao văn hoá từ
năm 1986 đến năm 2009 và đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường hơn nữa
hoạt động ngoại giao văn hoá trong thời gian tới.

7


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về ngoại giao văn hoá và
các hoạt động ngoại giao văn hoá trong thực tiễn giai đoạn 1986 - 2009 .
- Thời gian nghiên cứu từ năm 1986 khi đường lối Đổi mới được chính thức
thông qua tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI của Đảng và kết thúc vào năm
2009 là năm được xác định là Năm ngoại giao văn hoá của Việt Nam.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu: gồm các nhóm sau
- Nhóm tài liệu thứ nhất: các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986), VII (6/1991), VIII (6/1996), IX (4/2001),
X (4/2006); Văn kiện của Đảng và Nhà nước về ngoại giao văn hoá, những nghị
quyết của các Hội nghị ngành Ngoại giao Việt Nam.
- Nhóm tài liệu thứ hai: các bài phát biểu, các tuyên bố của các nhà lãnh đạo
Đảng, Nhà nước và các nhà ngoại giao
- Nhóm tài liệu thứ ba: những cuốn hồi ký của các nhà hoạt động ngoại giao
Việt Nam trong các thời kỳ.
- Nhóm tài liệu thứ tư: các sách chuyên khảo, các bài tạp chí, các bài báo về

ngoại giao văn hoá.
- Nhóm tài liệu thứ năm là các bài viết trên các Website của chính phủ như:
www.cpv.org.vn, www.mofa.gov.vn, ....
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử - lôgíc có kết hợp với phân
tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh. Các phương pháp trên được vận dụng
phù hợp với từng nội dung của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống những kiến thức cơ bản về ngoại giao văn hoá.
- Hệ thống hoá những quan điểm ngoại giao văn hoá của Đảng Cộng sản
Việt Nam qua từng giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2009 - qua đó làm rõ sự thay
đổi nhận thức của Đảng về ngoại giao văn hoá và vai trò của ngoại giao văn hoá.

8


- Khái quát hoạt động ngoại giao văn hoá của Đảng và Nhà nước, thông qua
việc đánh giá thành tựu, hạn chế, thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm của
hoạt động này.
- Sưu tập kinh nghiệm hoạt động ngoại giao văn hoá của một số nước trong
khu vực và thế giới.
7. Về kết cấu luận văn
- Tên đề tài:
“Hoạt động Ngoại giao văn hoá của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm
1986 đến năm 2009”
- Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1. Khái quát về văn hoá và ngoại giao văn hoá
Chương 1 trình bày những khái niệm liên quan đến ngoại giao văn hoá, trong
đó có khái niệm văn hoá, ngoại giao và nhất là ngoại giao văn hoá để có một cách

nhìn khái quát về ngoại giao văn hoá nói chung và ngoại giao văn hoá Việt Nam nói
riêng. Từ đó khẳng định tầm quan trọng của ngoại giao văn hoá trong chính sách
đối ngoại của quốc gia bên cạnh ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị.
Chương 2. Thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hoá của Đảng và Nhà
nước Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2009
Chương 2 tập trung tìm hiểu quan điểm, chủ trương, chính sách ngoại giao
văn hoá của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2009 và phân tích
thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hoá Việt Nam trong giai đoạn này, đặc biệt là
những thành công của Năm ngoại giao văn hoá 2009.
Chương 3. Triển vọng của Ngoại giao văn hoá Việt Nam
Cùng với việc khẳng định những thành tựu đạt được của các hoạt động
ngoại giao văn hoá của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2009,
chương 3 còn đánh giá những hạn chế cũng như nguyên nhân tồn tại của các hoạt
động này, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động ngoại giao văn hoá trong thời gian tới.

9


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ VÀ NGOẠI GIAO VĂN HOÁ
Ngoại giao văn hoá trước hết liên quan tới hai yếu tố ngoại giao và văn hoá.
Vì vậy, để có thể định hình được một khái niệm về ngoại giao văn hoá cần tìm hiểu
những khái niệm văn hoá, ngoại giao, và các khái niệm khác có liên quan.
1.1. Văn hoá - giao lưu văn hoá - cốt lõi của ngoại giao văn hoá
1.1.1. Văn hoá
Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ thuở bình minh của xã
hội loài người.
Ở phương Đông, từ văn hoá đã có trong đời sống từ rất sớm. Quẻ Bi của Chu
Dịch viết Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ - xem dáng vẻ con người, lấy đó

mà giáo hoá thiên hạ. Người sử dụng từ văn hoá sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm
77-6 Tr.CN) thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo hoá con người - văn
trị giáo hoá. Văn hoá ở đây được dùng để đối lập với vũ lực.
Ở phương Tây, trong tiếng Anh văn hoá là culture, trong tiếng Đức là kultur,
trong tiếng Nga là kultura. Những chữ này có chung gốc Latinh là chữ cultus animi
là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ cultus là văn hoá với hai khía cạnh: trồng trọt, thích
ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục, đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ
phát triển những giá trị nhân văn và có những phẩm chất tốt đẹp.
Thế kỷ XIX, nhà nhân loại học E.B.Taylor định nghĩa, văn hoá là toàn bộ
phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục,
những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành
viên của xã hội.
Cho tới nay, đã có trên dưới 500 định nghĩa khác nhau về văn hoá, tuỳ theo
từng góc độ mà người ta quan tâm hoặc muốn nhấn mạnh.
Theo một số học giả người Mỹ, “Văn hoá là tấm gương nhiều mặt phản
chiếu đời sống và nếp sống của một cộng đồng dân tộc”.
Nêru, nhà hoạt động xã hội và nhà văn hoá lớn của Ấn Độ đã từng nói: “Văn
hoá là khả năng hiểu biết lẫn nhau, làm cho mình hiểu người khác và người khác
hiểu mình” [28: tr.55].

10


Viện sĩ Likhachốp nói “văn hoá là biết lắng nghe” [28: tr.55], nghĩa là tôn
trọng ý kiến, quan điểm của nhau, tôn trọng những khác biệt, không áp đặt, không
tự lấy mình làm chuẩn để đánh giá văn hoá của dân tộc khác.
Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày như ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh

đó là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ững những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn” [43: tr.431]
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn hoá là nói tới một lĩnh vực
vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên
mà có liên quan đến con người trong quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con
người làm nên lịch sử ... cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hoá với nghĩa bao quát
và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức
với phẩm chất trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý
thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến
đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”. [66: tr.21-22]
PGS. Phan Ngọc đưa ra một định nghĩa văn hoá mang tính chất thao tác luận
(theo ông các định nghĩa trước mang tính tinh thần luận): “Không có cái vật gì là
văn hoá cả và ngược lại bất kỳ vật gì cũng có cái mặt văn hoá. Văn hoá là một quan
hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu
hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của mỗi tộc người, một cá nhân so với một tộc
người khác, một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng
khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ”. [66: tr.22]
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm cũng đã đưa ra một định nghĩa văn hoá như sau:
“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [66: tr.22]

11


GS.TSKH V Minh Giang khng nh: Vn hoỏ l tt c nhng sỏng to
hu thc ca mt cng ng ngi vỡ mc ớch tn ti v phỏt trin [18]. Theo ú,
nhng th do con ngi to ra khụng vỡ mc ớch tn ti v phỏt trin ca nhõn loi
nh: bom nguyờn t, cht hoỏ hc iụxin ... khụng c xem l vn hoỏ.

Trong ý ngha rng nht, Vn hoỏ hụm nay cú th coi l tng th nhng nột
riờng bit tinh thn v vt cht, trớ tu v xỳc cm quyt nh tớnh cỏch ca mt xó
hi hay ca mt nhúm ngi trong xó hi... Vn hoỏ em li cho con ngi kh
nng suy xột v bn thõn. Chớnh nh vn hoỏ m con ngi t th hin, t ý thc
c bn thõn... tỡm tũi khụng bit mt nhng ý ngha mi m v sỏng to nờn
nhng cụng trỡnh vt tri lờn bn thõn. Theo ú, vn hoỏ khụng phi l mt lnh
vc riờng bit. Vn hoỏ l tng th núi chung nhng giỏ tr vt cht v tinh thn do
con ngi sỏng to ra. Vn hoỏ l chỡa khúa ca mi s phỏt trin. õy chớnh l
cỏch hiu ph bin nht v vn hoỏ c nờu ra bi UNESCO. [66: tr.23]
u th k XXI, nhn thc ny c UNESCO khng nh li trong Tuyờn
b ton cu v a dng vn hoỏ (11/2001): Vn hoỏ l mt tng hp cỏc c im
tinh thn, th cht, tri thc v

Tự nhiên

tỡnh cm c trng cho mt xó
hi cho mt nhúm xó hi, bao
hm khụng ch ngh thut v

Con
ngi

vn hoỏ m cũn c li sng,
cỏch thc chung sng vi nhau,
cỏc h thng giỏ tr, truyn
thng v tớn ngng. Nhng c
trng ca cỏc yu t cu thnh
ú giỳp ta phõn bit c mt xó
hi (hoc mt nhúm xó hi) vi


Môi tr-ờng xã hội

Hoàn cảnh lịch sử

Hỡnh 1.1. Cỏc tỏc nhõn to nờn vn hoỏ
(Ngun: [18])

cỏc xó hi (hoc nhúm xó hi)
khỏc.
Nh vy, tng hp li tt c nhng quan im, vn hoỏ l nhng giỏ tr vt
cht v tinh thn do con ngi sỏng to ra, núi cỏch khỏc, ch th sỏng to ra vn

12


hoá là con người. Văn hoá của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia lãnh thổ lại được quy
định bởi môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và điều kiện lịch sử. Hay, các yếu
tố tạo thành văn hoá gồm: con người - chủ thể sáng tạo ra văn hoá, môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội và điều kiện lịch sử.
Nền văn hoá dân tộc quy định cách ứng xử của một dân tộc với bên trong
(các yếu tố nội sinh) và với bên ngoài (các yếu tố ngoại sinh). Bằng quá trình giao
thoa và tiếp biến văn hoá, mỗi dân tộc cố tận dụng những thành tựu của dân tộc
khác để làm giàu thêm nền văn hoá của mình, đồng thời phải lo ứng phó với họ trên
các mặt trận quân sự, ngoại giao.... Do vậy, dấu ấn của nền văn hoá xuất hiện trên
mọi mặt của đời sống cộng đồng, trong đó có lối ứng xử với bên ngoài, nói bao quát
hơn là đường lối đối ngoại của quốc gia đó.
Do vị trí địa lý của mình, Việt Nam có một vị thế địa - văn hoá, địa - chính
trị khá đặc biệt. Vị thế ấy tạo điều kiện cho văn hoá Việt Nam đón nhận nhiều nền
văn hoá khác nhau. Có thể đó là nền văn hoá đến từ lục địa Trung Hoa, có thể đó là
nền văn hóa đến từ Ấn Độ, nhưng cũng có khi đó là nền văn hoá đến từ phương

Tây. Tuy vậy, nét đặc biệt của văn hoá Việt Nam là “sự không chối từ” - chữ dùng
của J.Frây. Hay đó chính là sự cởi mở trong việc tiếp nhận văn hoá nước ngoài, tiếp
thu tinh hoa của mọi nền văn hoá làm giàu cho văn hoá của mình.
Thiên nhiên Việt Nam là điểm xuất phát của văn hoá Việt Nam. Văn hoá là
sự thích nghi và biến đổi tự nhiên. Thiên nhiên đặt ra trước con người những thử
thách. Văn hóa là sản phẩm của con người, là sự phản ứng, là sự trả lời trước những
thách đố của tự nhiên. Cũng từ vị trí địa lý này, những thách đố đến từ lịch sử, thách
đố của môi trường xã hội cũng khiến hình thành văn hoá ứng xử của con người Việt
Nam trong suốt diễn trình văn hoá dân tộc (ứng xử với thiên nhiên, ứng xử với con
người, với xã hội, với những thách đố lịch sử....). Văn hoá gắn liền với phát triển. Ở
một góc độ nhất định, văn hoá có liên quan chặt chẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời
sống kinh tế, xã hội... Đối với mỗi cá nhân nói riêng, mỗi cộng đồng nói chung, hay
rộng hơn đó là đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, đặc trưng văn hoá được
biểu hiện qua “ứng xử” của họ trong các hoạt động kinh tế, xã hội .... bên trong và
bên ngoài, hay đối nội và đối ngoại.

13


1.1.2. Giao lưu văn hoá
Giao lưu văn hoá là một hiện tượng phổ biến của xã hội loài người, một quy
luật vận động và phát triển của các dân tộc và của các nền văn hoá. Giao lưu văn
hoá phản ánh sự học hỏi và tiếp nhận lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia
về thế giới quan, hệ tư tưởng, phong tục, tập quán, tôn giáo, đạo đức, đặc biệt là
những thành tựu về trí tuệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh nghiệm quản lý
đất nước....
Giao lưu còn là đặc điểm vận động của văn hoá. Đó là quá trình trao đổi
những giá trị giữa những cộng đồng người có văn hoá khác nhau do tiếp xúc trực
tiếp, tự nguyện hay cưỡng bức ... gây ra những biến đổi nhiều hay ít trong quá trình
phát triển của các nền văn hoá.

Giao lưu văn hoá có cơ sở là trao đổi kinh tế, ngoài ra còn có những hoạt
động trao đổi phi kinh tế như trao đổi vật phẩm, tặng phẩm tôn giáo ..., quan hệ hôn
nhân, quan hệ ngoại giao.... Nói cách khác, giao lưu và tiếp biến văn hoá là sự tiếp
nhận văn hoá nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn diễn ra, luôn đặt
mỗi tộc người phải xử lý tốt quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố
ngoại sinh. Hai yếu tố này có khả năng chuyển hoá cho nhau và rất khó tách biệt
trong một thực thể văn hoá.
Giao lưu văn hoá nhằm nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia,
dân tộc, góp phần vào quá trình hội nhập quốc tế và qua đó thúc đẩy sự phát triển
của đất nước và là yếu tố cơ bản để gìn giữ hoà bình thế giới. Ngoài ra, giao lưu văn
hoá còn giúp một nền văn hoá có thể khẳng định được mình trong môi trường văn
hoá chung và tiếp thu những tinh hoa từ nền văn hoá khác.
Như vậy, giao lưu văn hoá là nhu cầu tự nhiên của loài người, quy luật tất
yếu của đời sống, nhưng cũng là một thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Giữa các hoạt động ngoại giao và bản sắc văn hóa dân tộc có mối liên quan
chặt chẽ. Nói cách khác, ngoại giao cũng là một phần của văn hoá. Chính sách đối
ngoại của mỗi dân tộc ít nhiều đều chịu ảnh hưởng và sự chi phối bởi chính nền văn

14


hóa của dân tộc đó. Trong quá trình phát triển, mỗi nền văn hóa đều tiếp xúc, giao
lưu và đối thoại với nhiều nền văn hóa khác nhau. Giao lưu nhằm tăng cường nâng
cao sự hiểu biết và nhận thức về những giá trị chung của toàn nhân loại và tôn trọng
sự khác biệt của từng dân tộc. Đồng thời tạo cơ hội cho các nền văn hóa hợp tác
cùng chung sống hòa bình vì sự phát triển bền vững. Quá trình tiếp xúc, giao lưu và
đối thoại văn hóa, giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng nhờ đó được phong phú, sáng
tạo hơn. Chính sự đa dạng của các nền văn hóa đã làm nảy sinh nhu cầu giao lưu và
đối thoại văn hóa. Ngày nay, không một dân tộc trên thế giới nào tồn tại tách biệt
mà không có sự giao lưu văn hoá với các dân tộc khác. Sự giao lưu văn hoá là nhu

cầu nội tại của sự phát triển văn hoá. Một nền văn hoá không có sự giao lưu thì sẽ
xơ cứng, mất sức sống, dần dần tàn lụi và chủ nhân của nó sớm muộn cũng sẽ biến
khỏi vũ đài lịch sử. Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa mở ra những cơ hội mới cho
các cộng đồng hiểu nhau và cho chính mỗi cộng đồng hiểu rõ mình. Do vậy sự
tương tác giữa các nền văn hóa là một thuộc tính và là tiền đề cho sự phát triển xã
hội. Văn hoá chính là nền tảng, mục tiêu và nội dung của hoạt động ngoại giao nói
riêng hay của đời sống quan hệ quốc tế nói chung.
1.1.3. Ngoại giao
Chính sách của một quốc gia gồm chính sách đối nội và chính sách đối
ngoại, trong đó chính sách đối ngoại là tổng thể mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc,
biện pháp, phương pháp, phương tiện cơ bản mà quốc gia theo đuổi trong quan hệ
với các quốc gia, chủ thể khác trên trường quốc tế, nhằm phục vụ lợi ích quốc gia
trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Chính sách đối ngoại là sự tiếp tục của chính
sách đối nội và mang tính giai cấp sâu sắc. Ngoại giao chính là phương tiện quan
trọng nhất thể hiện mục tiêu của chính sách đối ngoại.
Ngoại giao (diplomacy) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp diploma. Mặc dù đã
xuất hiện từ lâu, song khái niệm ngoại giao đến nay được hiểu khá khác nhau.
Trước hết, nhà ngoại giao, nhà báo người Anh, Nilcolson cho rằng: “Trong
ngôn ngữ nói, từ ngoại giao được sử dụng để ám chỉ nhiều nội dung rất khác nhau.
Nó được hiểu là quan hệ đối ngoại. Trong các trường hợp khác lại ngụ ý là đàm
phán. Từ đó cũng được sử dụng để nói đến cơ quan ở nước ngoài của Bộ Ngoại

15


giao. Cuối cùng, từ đó còn có nghĩa là khả năng đặc biệt khôn khéo trong đàm phán
quốc tế và với nghĩa xấu là xảo quyệt trong thương lượng”. [28: tr.16]
Quan điểm trên chia sẻ nhiều điểm chung với khái niệm ngoại giao được
trình bày trong từ điển Oxford: “Ngoại giao là việc tiến hành quan hệ quốc tế bằng
cách đàm phán, là phương pháp mà các đại sứ, công sứ ... sử dụng để điều chỉnh và

tiến hành các quan hệ đó, là công tác hoặc nghệ thuật của nhà ngoại giao” [23:
tr.16].
Ở Pháp, người ta định nghĩa: “Ngoại giao là hoạt động chính trị liên quan
đến các mối quan hệ giữa các quốc gia: đại diện quyền lợi của một chính phủ ở
nước ngoài, quản lý công việc quốc tế, hướng dẫn và tiến hành đàm phán giữa các
quốc gia” [28: tr.17]
Theo những nghiên cứu ở Liên Xô trước đây và Nga hiện nay: “Ngoại giao
là hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ và của các cơ
quan chuyên trách về quan hệ đối ngoại, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của
chính sách đối ngoại của quốc gia, cũng như nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia ở
nước ngoài” [28: tr.17]
Một giáo sư Trung Quốc cũng đã nêu khái niệm ngoại giao như sau: Một
hành vi chính thức của quốc gia thông qua phương pháp hoà bình, cơ quan đại diện,
các đại diện chính thức, qua trao đổi đàm phán và các phương thức hoà bình khác
thực hiện chủ quyền đối với bên ngoài để xử lý quan hệ đối ngoại của quốc gia và
tham gia công việc quốc tế; ngoại giao là biện pháp quan trọng thực hiện mục tiêu
đối ngoại quốc gia, đồng thời cũng là con đường quan trọng thúc đẩy sự hiểu biết
lẫn nhau.
Như vậy, theo các học giả phương Tây, ngoại giao vừa là khoa học, vừa là
nghệ thuật, họ chú ý khía cạnh nghệ thuật hơn là góc độ khoa học. Họ thường nhấn
mạnh vai trò, tài năng cá nhân của các nhà ngoại giao, các nhà đàm phán.
Ở Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “Ngoại giao là một
ngành khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ thuật của các khả năng, là hoạt động
của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diện có thẩm quyền, thực hiện
các nhiệm vụ chính sách đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ các quyền lợi và lợi

16


ích của nước mình, của các cơ quan, tổ chức và công dân mình ở nước ngoài, góp

phần giải quyết các vấn đề quốc tế chung bằng con đường đàm phán và các hình
thức hoà bình khác .... Trước kia, ngoại giao là công việc của các bộ trưởng ngoại
giao. Trong những thập kỷ gần đây, các vị đứng đầu quốc gia, đứng đầu chính phủ
cũng làm công việc ngoại giao thông qua những cuộc gặp thượng đỉnh, những
chuyến thăm chính thức, viếng thăm làm việc và đàm phán cấp cao. Ngoại giao còn
được tiến hành trong các hội nghị và gặp gỡ ngoại giao; chuẩn bị và ký các điều ước
quốc tế hoặc các văn kiện ngoại giao khác gồm hai bên hay nhiều bên, tham gia
hoạt động của các tổ chức quốc tế và các cơ quan của tổ chức này ”. [28: tr.21]
Như vậy có thể thấy, ngoại giao là một phạm trù rộng, được hình thành do
nhiều yếu tố: ở phạm vi rộng đó là truyền thống văn hoá dân tộc, hẹp hơn đó là
truyền thống gia đình, môi trường giáo dục và hoạt động nhận thức của mỗi người.
Ở đây, trong những yếu tố tác động có một yếu tố đặc biệt quan trọng đó là văn hoá.
Hoạt động ngoại giao của một đất nước là tiếng nói của cả một quốc gia dân
tộc thông qua hoạt động không chỉ của một cá nhân đơn lẻ, mà còn là hoạt động cả
một tập thể, một cộng đồng, và kế đó là hoạt động của chính quốc gia dân tộc ấy.
Bởi vậy, để hình thành một phong cách ngoại giao của một dân tộc thì không thể
phủ nhận yếu tố văn hoá truyền thống của chính dân tộc ấy. Truyền thống văn hoá,
bản sắc văn hoá, những phẩm chất đã thẩm thấu trong mỗi cá nhân, mỗi con người những chủ thể của chính nền văn hoá đó. Có thể thấy rằng, các hoạt động ngoại giao
và văn hoá đã có một mối liên hệ hữu cơ tự nhiên với nhau.
1.2. Ngoại giao văn hoá
1.2.1. Khái niệm ngoại giao văn hoá
Ngoại giao văn hoá (cultural diplomacy) là một thành tố của sức mạnh mềm quyền lực mềm (soft power) - một thuật ngữ hiện đang được sử dụng rộng rãi trên
thế giới. Cụm từ soft power được giáo sư Joseph Nye của Đại học Harvard đề cập
đến lần đầu tiên trong cuốn Bound to Lead: The changing nature of American
power xuất bản năm 1990. Sau đó, ông tiếp tục phát triển thuật ngữ này trong cuốn
Soft power: The means to success in world politics.

17



Nên hiểu như thế nào về sức mạnh mềm? Tại sao nói văn hoá là một thành tố
của sức mạnh mềm?
Sức mạnh mềm được hiểu là khả năng đạt được những gì mình muốn thông
qua hợp tác và sức hút tạo ra với đối phương. Nó đối lập với sức mạnh cứng (hard
power) - sử dụng sức mạnh quân sự để cưỡng chế, và gây ảnh hưởng với bên ngoài.
Sức mạnh mềm là một quyền lực vô hình, ảnh hưởng đến ý thức công chúng và dư
luận quốc tế.
Sức mạnh mềm gồm bốn yếu tố: sức hội tụ và hấp dẫn của nền văn hoá dân
tộc; ảnh hưởng của chế độ xã hội, ý thức hệ, quan niệm giá trị, phương thức phát
triển của nhà nước; sự kiểm soát và ảnh hưởng của quốc gia trên các mặt quy tắc,
tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng thể chế quốc tế; sự hấp dẫn của hình tượng quốc gia
(quốc gia đó có thông qua phương thức như đối thoại dân chủ, giao lưu rộng rãi, tôn
trọng cảm nhận của các nước khác, chú ý đến lợi ích chung hay không?)
Thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, các quốc gia rất chú trọng
đến sức mạnh mềm của mình để đem lại hiệu quả cao trên mọi lĩnh vực. Một trong
những thành tố tạo nên sức mạnh mềm đó chính là sức mạnh của giá trị văn hoá
truyền thống, bản sắc của mỗi quốc gia. Văn hoá, đó chính là tài sản vô giá mà mỗi
dân tộc có được trong quá trình xây dựng, bảo vệ, gìn giữ và phát huy lâu dài.
Ngoại giao văn hoá đã tồn tại từ lâu trong lịch sử ngoại giao thế giới cũng
như ngoại giao Việt Nam. Phong cách ngoại giao của mỗi quốc gia đều hàm chứa
những giá trị văn hoá của chính mỗi quốc gia đó. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm
dứt, ngoại giao văn hoá được quan tâm nhiều hơn, là một trong những nét đặc trưng
của ngoại giao thế kỷ XXI, ngoại giao trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, Việt Nam
cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Sau đây là một số quan niệm về ngoại giao văn hoá của các học giả nước
ngoài.
Ngoại giao văn hóa là hình thức ngoại giao kiểu mới lấy riêng văn hóa làm
nội dung. Hoạt động của ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao của quốc gia
có chủ quyền lấy việc bảo vệ lợi ích văn hóa nước mình cùng việc thực hiện mục


18


tiêu chiến lược quốc gia làm mục đích, tiến hành dưới sự chỉ đạo của chính sách văn
hóa nhất định và dựa vào thủ đoạn văn hóa.[9: tr179-180]
Ngoại giao văn hóa là sự giao lưu về tư tưởng, thông tin, nghệ thuật và các
hình thức văn hóa khác được tiến hành nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa
các quốc gia và dân tộc.[9: tr.179-180]
Ngoại giao văn hóa là sự đầu tư mang tính lâu dài được tiến hành nhằm thúc
đẩy quan hệ giữa chúng ta với nhân dân các nước khác… để thúc đẩy hiểu biết hai
bên, để nhân dân các nước khác hiểu biết tốt hơn về lợi ích và chính sách quốc gia
của chúng ta. [9: tr179-180]
Ngoại giao văn hóa có thể hiểu là việc sử dụng các giá trị văn hóa, hình thức
văn hóa, lợi thế văn hóa để thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác. Đồng thời, sử
dụng nội dung ngoại giao, quan hệ ngoại giao để tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc;
giao lưu, trao đổi để các quốc gia, các dân tộc ngày càng hiểu biết và tôn trọng các
giá trị văn hóa và bản sắc của nhau.
Trong một công trình xuất bản gần đây nhất nói về Ngoại giao và công tác
đối ngoại, PGS.TS. Vũ Dương Huân đưa ra khái niệm: “Ngoại giao văn hoá hay
tuyên truyền văn hoá đối ngoại là một bộ phận trong đường lối, chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta, là tổng hợp các hoạt động thông tin tuyên truyền,
quảng bá văn hoá Việt Nam; trao đổi, giao lưu, hợp tác về văn hoá hoặc có nội dung
văn hoá nhằm hỗ trợ giao lưu kinh tế, chính trị, nâng cao uy tín, vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế; tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, phục vụ công tác phát
triển nền văn hoá dân tộc, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, quá trình hội
nhập quốc tế và thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Như
vậy, ngoại giao văn hoá là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, liên quan đến
việc sử dụng văn hoá như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt được những mục
tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp của đất
nước, quảng bá văn hoá và ngôn ngữ quốc gia” ở nước ngoài” [28: tr.310-311]. Đây

là quan niệm chung nhất về ngoại giao văn hoá.
Ngoại giao văn hoá đi liền với văn hoá ngoại giao. Văn hoá ngoại giao không
phải là một loại hình văn hoá riêng biệt của ngành ngoại giao, đối ngoại mà là sự

19


biểu hiện, biểu lộ các giá trị văn hoá Việt Nam đã thấm sâu vào tư tưởng, trí tuệ,
phong cách của các tổ chức, cá nhân làm công tác ngoại giao, cả ngoại giao nhà
nước và ngoại giao nhân dân. [31: tr.46]
Ngoại giao văn hoá không phải lúc nào cũng dễ dàng thành công. Nó đòi hỏi
một trình độ cao của những người có trách nhiệm về ngoại giao văn hoá. Nói một
cách khác, ngoại giao văn hoá chỉ có thể thành công trên cơ sở của một trình độ cao
về văn hoá.
1.2.2. Nội hàm của ngoại giao văn hóa
Nội hàm của ngoại giao văn hoá gồm 5 vấn đề, được ví như 5 cánh hoa đào:
Thứ nhất, ngoại giao văn hoá góp phần mở đường cho các hoạt động ngoại
giao chính trị và kinh tế. Ngoại giao văn hoá là phương thức tiếp cận giúp các đối
tác trên cơ sở tạo dựng sự cảm thông, nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau
nhằm xây dựng một môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
Thứ hai, ngoại giao văn hoá tham mưu, đồng hành và giải quyết những khó
khăn. Khi quan hệ chính trị và kinh tế gặp trở ngại, ngoại giao văn hoá có thể góp
phần tháo gỡ những rào cản đó. Vì vậy, ngoại giao văn hoá chính là cầu nối, là chất
xúc tác thúc đẩy quan hệ chính trị và kinh tế của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Thứ ba, ngoại giao văn hoá góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam
tươi đẹp, con người Việt Nam mến khách, nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc
dân tộc. Ngoại giao văn hoá hướng tới việc nâng cao sự hiểu biết đúng đắn, thu hút
thiện cảm và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, chống lại những âm mưu chống phá của
các thế lực thù địch, bảo vệ an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, các hoạt động quảng bá
cũng góp phần khơi dậy và phát triển tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu quê hương,

đất nước, từ đó khuyến khích việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền
thống dân tộc.
Thứ tư, ngoại giao văn hoá thúc đẩy quá trình tiếp thu có chọn lọc tinh hoa
văn hoá, tư tưởng nhân văn, giá trị đạo đức, tri thức, khoa học tiên tiến trên thế giới
để làm phong phú hơn, hiện đại hơn, giàu đẹp hơn nền văn hoá dân tộc. Bên cạnh
đó, ngoại giao văn hoá góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiến tới

20


định hướng phát triển cho một nền văn hoá mới XHCN tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
Thứ năm, ngoại giao văn hoá đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình vận
động UNESCO công nhận các giá trị văn hoá thế giới. Những di sản văn hoá dân
tộc sẽ được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn qua sự công nhận của UNESCO.
Trong thời gian qua, hoạt động vận động UNESCO công nhận những giá trị văn hoá
vật thể cũng như phi vật thể của dân tộc đạt được những kết quả đáng mừng.
1.2.3. Vai trò của ngoại giao văn hoá
Vai trò chính trị
Ngoại giao văn hóa là một công cụ quan trọng để tăng cường hiểu biết lẫn
nhau, là chất “keo dính” làm bền chặt quan hệ chính trị giữa các nước. Vai trò chính
trị của ngoại giao văn hóa thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ quá trình
cách mạng Việt Nam từ việc tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với công cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc (thời kỳ 1945-1975), góp phần “phá băng”, “mở đường”
cho việc bình thường hóa quan hệ với các nước và hội nhập quốc tế (1945-1986 và
1986-1995) đến việc đưa các quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu như hiện nay.
Ngoại giao văn hóa Việt Nam ngày nay có 3 chức năng chính trị chủ yếu là:
củng cố quan hệ chính trị tốt đẹp với các nước đối tác, từ đó góp phần vào hòa bình,
ổn định và nâng cao vị thế của đất nước; quảng bá đất nước Việt Nam tươi đẹp, giàu
tiềm năng phát triển, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, từ đó tranh thủ

thiện cảm của thế giới đối với Việt Nam và đấu tranh chống lại những âm mưu
chống phá của các lực lượng cơ hội chính trị và xây dựng nhịp cầu kết nối kiều bào
ta ở nước ngoài hướng về quê hương đất nước và đóng góp tích cực vào công cuộc
phát triển đất nước, từ đó xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc và cô lập
các phần tử cực đoan trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Hình thức thể hiện của ngoại giao văn hóa với tư cách là một công cụ chính
trị hữu hiệu rất đa dạng, linh hoạt. Trước đây đó có thể là hành động đối xử nhân
đạo của Bác Hồ đối với tù binh Pháp, hành động Hồ Chủ tịch viết thư gửi 66 vị
đứng đầu các nước trên thế giới kêu gọi ủng hộ sự nghiệp đấu tranh của Việt Nam
vì hòa bình và công lý năm 1966, sự kiện bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm được

21


giải của Hội đồng Hòa bình thế giới năm 1973 v.v… Ngày nay, đó là việc lồng
ghép các hoạt động văn hóa trong các chuyến thăm cấp cao (ví dụ việc cử đoàn nhã
nhạc sang biểu diễn tại hoàng gia Nhật Bản v.v…), tổ chức các ngày văn hóa, các
hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam tại các nước, là những chính sách nhân văn
tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào ta ở nước ngoài sinh sống và làm việc tại quê
nhà bất kể họ làm việc cho chế độ nào trước đây.
Vai trò kinh tế
Ngoại giao văn hóa có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
kinh tế bởi lẽ trước hết bản thân văn hóa cũng là một ngành công nghiệp quan
trọng. Nhiều quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v… đã thu lợi hàng tỷ đô
la nhờ việc khai thác các sản phẩm văn hóa được quảng bá. Việc quảng bá hình ảnh,
đất nước, con người Việt Nam cũng góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài và phát
triển du lịch. Bên cạnh đó, ngoại giao văn hóa còn có những đóng góp khác tuy
thầm lặng nhưng không kém phần hiệu quả cho sự phát triển của đất nước. Đó là
thông qua các mối quan hệ chính trị bền chặt với các đối tác quan trọng mà ngoại
giao văn hóa góp phần tạo dựng, nhiều cơ hội hợp tác kinh tế có thể mở ra giữa ta

với các đối tác đó. Hơn nữa, quảng bá phải gắn liền với hấp thu. Ngoại giao văn hóa
là một quá trình hai chiều: vừa quảng bá văn hóa của quốc gia vừa hấp thu những
tinh hoa văn hóa từ bên ngoài. Việc hấp thu những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài (ví
dụ khoa học công nghệ, ý tưởng- bí quyết phát triển v.v…) góp phần hết sức quan
trọng vào quá trình CNH-HĐH đất nước, đây là một nhu cầu rất lớn bởi lẽ công
nghiệp hóa không đơn giản chỉ là việc tập trung phát triển công nghiệp; hiện đại hóa
không đơn giản chỉ là hiện đại hóa nền kinh tế, mà còn là quá trình thay đổi, cải
biến những nội dung lạc hậu trong hệ thống kinh tế-chính trị-xã hội theo hướng hiện
đại, hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và bắt kịp được những bước
tiến mới của thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đương nhiên,
quá trình này đòi hỏi sự tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa từ bên ngoài mà
ngoại giao văn hóa có thể góp phần tiếp nhận.
Vai trò làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc

22


Với đặc tính của văn hóa là luôn tiếp biến, việc triển khai ngoại giao văn hóa
có thể có 2 tác dụng chủ yếu sau đây.
Một là, ngoại giao văn hóa có điều kiện phát hiện, phát huy và phát triển các
giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, mà nhiều giá trị trước đây còn là những “tài sản
ẩn” (hidden assets) nhưng có điều kiện “thăng hoa” trong quá trình giao lưu với các
nền văn hóa khác. Việc ngoại giao văn hóa vận động thế giới công nhận những giá
trị/tài sản văn hóa đấy thành di sản văn hóa thế giới càng tạo điều kiện tôn vinh, giữ
gìn tài sản văn hóa dân tộc. Qua đó, ngoại giao văn hóa đã góp phần làm gia tăng
giá trị kinh tế của tài sản văn hóa cho đất nước và cho cộng đồng địa phương liên
quan.
Hai là, ngoại giao văn hóa phối hợp với các cơ quan văn hóa liên quan trong
nước đóng vai trò là “bộ lọc”, “bánh lái” tạo định hướng phát triển cho nền văn hóa
Việt Nam. Nếu để cho quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra tự nhiên mà không có sự

định hướng thì sẽ dẫn đến nguy cơ lai căng, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Do
đó, là nhân tố góp phần đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới và đưa văn hóa thế giới
vào Việt Nam, ngành ngoại giao có thể phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan
tạo định hướng cho sự phát triển của văn hóa Việt, thúc đẩy quá trình đào thải
những điểm chưa hay của văn hóa Việt và tiếp thu những tinh hoa văn hóa tiên tiến
từ bên ngoài, tránh hay hạn chế những xung đột văn hoá có thể tồn tại. Nhìn thấy
những điểm tốt đáng học tập nhưng cùng với quá trình giao lưu văn hoá, sức đề
kháng không đủ cho chúng ta loại trừ những ảnh hưởng từ mặt trái. Bởi vậy, trong
khi giao lưu, đón nhận các nền văn hoá chúng ta cũng phải nhìn nhận chính xác
những mặt trái của nó. Thời đại thông tin mạng cho ta những điều kiện thuận lợi để
cập nhật, để phát triển nhưng đồng thời cũng là mối đe doạ đối với người sử dụng
nó nhất là giới trẻ. Để giao lưu, học tập, chắt lọc những giá trị văn hoá nhân loại,
đồng nghĩa với bảo lưu và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc,
cần có sự phối kết hợp nhịp nhàng của các công cụ quyền lực nhà nước với cá nhân
mỗi người trong cộng đồng ấy để văn hoá thực sự là một thế mạnh của dân tộc
trong quá trình hội nhập.

23


×