Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phát triển nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.29 KB, 18 trang )

18

CHUYÊN MỤC

KINH TẾ HỌC

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
NGUYỄN THỊ CÀNH*

Trong những năm gần đây thuật ngữ “Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ
tư” được đề cập nhiều và trở thành một yêu cầu tất yếu để phát triển kinh tế, xã
hội, giáo dục... của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam nói
chung và TPHCM nói riêng.
Nghiên cứu tìm hiểu các đặc thù và xu hướng của Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư; những tác động của cuộc cách mạng này đến thay đổi kinh tế và phát
triển nguồn nhân lực tại TPHCM. Trên cơ sở xem xét thực trạng nguồn nhân lực
của TPHCM hiện nay và mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực đối với yêu cầu
phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế do tác động của Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, kết hợp các dự báo về xu hướng phát triển nguồn nhân lực, nghiên
cứu nêu lên những vấn đề cần giải quyết, đề xuất các giải pháp, chính sách
phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho TPHCM trong giai đoạn tới, đáp ứng
yêu cầu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi kinh tế số.
Từ khóa: nguồn nhân lực, Thành phố Hồ Chí Minh, Cách mạng công nghiệp lần thứ

Nhận bài ngày: 14/5/2021; đưa vào biên tập: 20/5/2021; phản biện: 07/6/2021;
duyệt đăng: 09/8/2021

1. DẪN NHẬP
Khái niệm “Cách mạng công nghiệp


lần thứ tư” đã được Chính phủ Liên
bang Đức cơng bố từ năm 2013 nhằm

*

Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

đề cập đến việc áp dụng chiến lược
cơng nghệ cao, điện tốn hóa vào sản
xuất mà khơng cần đến sự tham gia
của con người. Chính phủ Đức khởi
xướng khái niệm này (còn được gọi là
cách mạng cơng nghiệp 4.0) nhằm
khuyến khích khả năng cạnh tranh
của các ngành công nghiệp Đức. Vài


TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (276) 2021

19

năm sau đó, nhiều quốc gia và ngành
cơng nghiệp cũng bắt tay vào triển
khai, áp dụng Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư vào quy trình sản xuất để
mang lại sự đổi mới năng động.
Stankovic (2017) định nghĩa Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư là một
xu hướng mới trong sản xuất (và các

lĩnh vực liên quan), dựa trên sự tích
hợp của một loạt các công nghệ tạo ra
các hệ sinh thái thông minh, tự động
hóa, các nhà máy phi tập trung và các
sản phẩm và dịch vụ tích hợp. Cách
mạng cơng nghiệp lần thứ tư lấy sản
xuất làm trọng tâm bằng cách đưa các
công nghệ tiên tiến vào sử dụng để
tăng chất lượng, năng suất. Có ba
thành phần chính liên quan đến Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư bao gồm:
dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo
(AI) và vạn vật kết nối (Internet of
Things) (Roblek và các cộng sự,
2016). Bản chất của Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng
cơng nghệ số và tích hợp tất cả các
cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa
quy trình, phương thức sản xuất; nhấn
mạnh những cơng nghệ đang và sẽ có
tác động lớn nhất là công nghệ in 3D,
công nghệ sinh học, cơng nghệ vật
liệu mới, cơng nghệ tự động hóa,
người máy…, mở ra nhiều phương
thức truyền tải tri thức cho nhân loại.
Kỷ nguyên mới của sự đầu tư, nâng
cao năng suất và mức sống xã hội kỳ
vọng được gia tăng là nhờ vào nền
tảng của công nghệ. Điều này sẽ tác
động đáng kể đến các hệ thống chính

trị, kinh tế và giáo dục trên tồn thế
giới.

Theo báo cáo về cơng nghệ và tương
lai của các ngành nghề ASEAN được
thực hiện bởi Tập đồn cơng nghệ
Cisco và Oxford Economics, dự báo
đến năm 2028, lao động trong các
ngành nghề thuộc 6 nền kinh tế phát
triển nhất trong khu vực ASEAN
(ASEAN 6) có khả năng sẽ bị thay thế
bởi robot, trí tuệ nhân tạo. Theo đó,
nơng nghiệp sẽ là lĩnh vực chịu tác
động mạnh nhất, với dự kiến khoảng
6,6 triệu lao động dư thừa vào năm
2028. Nhu cầu về lao động nơng
nghiệp có tay nghề và lao động phổ
thơng sẽ giảm vì các cơng việc này có
thể được nhân rộng với việc áp dụng
công nghệ robot. Tuy nhiên, năng suất
từ việc áp dụng công nghệ cũng sẽ
làm giảm giá thành sản phẩm và thúc
đẩy tăng trưởng, từ đó tạo ra nhu cầu
mới về lao động trong các lĩnh vực
khác như bán buôn và bán lẻ, sản
xuất, xây dựng và vận tải. Khi thị
trường lao động phát triển, các kỹ
năng cần thiết cũng sẽ thay đổi.
Nghiên cứu cho thấy 41% trong số 6,6
triệu lao động dư thừa “thiếu hụt” các

kỹ năng công nghệ thông tin theo yêu
cầu của các công việc mới. Gần 30%
người lao động thiếu “kỹ năng tương
tác” cần thiết đối với các vị trí tuyển
dụng trong tương lai, chẳng hạn như
kỹ năng thương lượng, thuyết phục và
dịch vụ khách hàng; trong khi chỉ hơn
25% thiếu “các kỹ năng cơ bản” như
kỹ năng học tập, đọc và viết thành
thạo. Để giảm thiểu tình trạng này,
các nước ASEAN 6 có thể phải thực
hiện những thay đổi chính sách lớn


20

NGUYỄN THỊ CÀNH – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ…

đối với hệ thống giáo dục. Các cơ
quan chính phủ, doanh nghiệp, tổ
chức giáo dục, các nhà cung cấp công
nghệ và lao động cần phải phối hợp
chặt chẽ để trang bị cho người lao
động các công cụ và kỹ năng cần thiết
để chuyển đổi (Dẫn theo Xuân Minh,
2018).
Trong bối cảnh đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
chuyển đổi kinh tế số là một trong
những mục tiêu được quan tâm hàng

đầu tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam
đã ban hành Quyết định số 247/QĐTTg về “Chương trình chuyển đổi số
quốc gia là cơ sở quan trọng cho sự
thúc đẩy phát triển chính phủ số, nền
kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam”.
TPHCM là một đô thị lớn của Việt
Nam, là nơi đi đầu trong cả nước về
phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các
chương trình phát triển khoa học-cơng
nghệ, kinh tế số, kinh tế tri thức của
quốc gia. Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ
2020 - 2025 đã đề ra các mục tiêu
chiến lược quan trong về phát triển
kinh tế-xã hội của Thành phố: “Đến
năm 2025: Là đô thị thông minh, thành
phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng
hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh
tế, động lực tăng trưởng của Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam và cả
nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo,
có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện
đại, nghĩa tình. GRDP bình quân đầu
người đạt 8.500USD; Đến năm 2030:
Là thành phố dịch vụ, cơng nghiệp
hiện đại, thành phố văn hóa, đầu tàu

về kinh tế số, xã hội số, GRDP bình
quân đầu người khoảng 13.000USD,
là trung tâm về kinh tế, tài chính,

thương mại, khoa học - cơng nghệ và
văn hóa của khu vực Đơng Nam Á;
Tầm nhìn đến năm 2045: Trở thành
trung tâm về kinh tế, tài chính của
Châu Á, phát triển bền vững, có chất
lượng cuộc sống cao, GRDP bình
qn đầu người khoảng 37.000USD,
là điểm đến hấp dẫn toàn cầu” (Ban
chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản
Việt Nam TPHCM, 2020).
Để đạt được các mục tiêu nêu trên,
Thành phố cần các nguồn lực đủ
mạnh để phát triển, trong đó có nguồn
nhân lực chất lượng cao được đào
tạo về nhận thức, kiến thức, các kỹ
năng số đáp ứng các yêu cầu của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN
LỰC CỦA TPHCM
Dưới tác động của Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư như đã đề cập sẽ có
những thay đổi cơ bản về các ngành
sản xuất dịch vụ dựa trên nền tảng
công nghệ cao, điện tốn hóa, trí tuệ
nhân tạo… Theo định hướng phát
triển, TPHCM sẽ là đô thị thông minh,
đầu tàu về kinh tế số của cả nước,
đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư cho giai
đoạn tới. Để đạt được mục tiêu trên,

Thành phố cần phát triển đào tạo
nguồn nhân lực phù hợp. Mục này sẽ
xem xét thực trạng của nguồn nhân
lực hiện tại (xu hướng thay đổi theo
ngành nghề, trình độ nguồn nhân
lực...), mức độ đáp ứng các yêu cầu


21

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (276) 2021

thay đổi của nền kinh tế số và thay đổi
của Cách mạng cơng nghiệp lần thứ
tư, trên cơ sở đó đề xuất các dự báo
mang tính định hướng và giải pháp
phát triển nguồn nhân lực cho giai
đoạn tới.
2.1. Một số dữ liệu về số lượng lao
động của TPHCM
Theo kết quả Tổng điều tra dân số
ngày 1 tháng 4 năm 2009, TPHCM có
7.123.340 người, dân số trong độ tuổi
lao động là 5.097.766 người; số lao
động làm việc là 3.031.890 người, mật
độ dân cư là 3.418 người/km2. Theo
kết quả Tổng điều tra dân số ngày 1

tháng 4 năm 2019, TPHCM có
9.038.600 người, dân số trong độ tuổi

lao động là 4.826.000 người; số lao
động làm việc là 4.691.033 người, mật
độ dân cư là 4.363 người/ km2. Như
vậy, trong 10 năm, dân số TPHCM
tăng 1.915.269 người, tỷ lệ tăng dân
số bình quân giai đoạn 2009-2019 là
2,3%/năm, cao gấp hơn 2 lần mức
tăng bình quân chung của cả nước
(1,14%). Đặc biệt, số lao động làm
việc tăng 1,55 lần trong 10 năm.
Tình hình lao động TPHCM từ năm
2011 đến năm 2019 được phản ánh
qua Bảng 1. Lực lượng lao động tăng

Bảng 1. Tình hình lao động TPHCM từ 2011 đến 2019
Chỉ tiêu

2011

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Lực lượng lao động
TPHCM (nghìn người)

4.000,9 4.086,4 4.122,3 4.188,5 4.420,7 4.493,7 4.578,7 4.684,9 4.826,0

Lao động nhập cư *
(nghìn người)

1.003,11 699,36 767,53 631,80 690,14 691,09 670,16 778,24 677,03


Cơ cấu lao động nhập
cư (%)

25,07

17,11 18,62 15,08 15,61 15,38 14,64 16,61 14,03

Tỷ lệ lao động/dân số
(%)

53,4

53,3

52,7

52,5

53,2

53,0

52,9

53,0

53,4

Tỷ lệ lao động đã qua

đào tạo của cả nước (%)

15,4

16,6

17,9

18,2

20,4

20,9

21,6

22,0

22,8

Tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo TPHCM (%)

29,3

28,5

31,6

32,5


34,0

34,7

36,6

36,9

37,1

Tỷ lệ tăng dân số (%)

2,07

2,16

2,08

2,07

2,11

2,06

2,01

2,24

2,21


Tỷ lệ dân số TPHCM/Cả
nước (%)

8,5

8,6

8,7

8,8

9,0

9,1

9,2

9,3

9,4

Lực lượng lao động
TPHCM/ Lực lượng lao
động cả nước (%)

7,8

7,8


7,7

7,8

8,1

8,2

8,4

8,5

8,7

*

Tác giả ước tính từ Niên giám thống kê TPHCM từ 2015-2019 và Niên giám thống kê Việt
Nam 2019.

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019.


22

NGUYỄN THỊ CÀNH – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ…

Hình 1. Lực lượng lao động và lao động nhập cư TPHCM từ 2011 đến 2019

Bảng 2. Cơ cấu lao động TPHCM theo khu vực kinh tế từ 2011 đến 2019
Đơn vị tính: %

2011

2012 2013 2014 2015

2016

2017

2018

2019

Tổng số

Khu vực kinh tế

100

100

100 100

100

100

100

100


100

Nông - lâm - ngư nghiệp

2,51

2,31

2,6

2,55

2,21

2,36

2,11

2,03

Công nghiệp - xây dựng

43,66 43,77 33

31,7 32,65 32,84

33,01

33,52


33,08

Thương mại - dịch vụ

53,83 53,92 64,4 65,7 64,8

64,63

64,37

64,69

2,6

64,95

Nguồn: Niên giám thống kê TPHCM các năm 2011-2019 và tính tốn của Trung tâm
Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TPHCM.

lên từ 4 triệu người vào năm 2011 lên
đến hơn 4,8 triệu người vào năm
2019, với tỷ lệ lao động chiếm hơn
53% dân số qua các năm từ 2011 đến
2019. Tỷ lệ lao động trong tổng dân số
của Thành phố so với cả nước tăng
dần qua các năm từ 7,8% năm 2011
lên 8,7% năm 2019, trong khi tỷ lệ dân
số TPHCM so với cả nước chiếm
8,5% năm 2011 và tăng lên 9,4% năm
2019. Cơ cấu lao động nhập cư vào

TPHCM cao nhất năm 2011 là 25,07%,
năm 2018 là 16,61% và 2019 là
14,03%.
Về cơ cấu lao động đang làm việc
phân theo khu vực ngành kinh tế từ
2011 đến năm 2019 được thể hiện
qua Bảng 2.

Các số liệu trên cho thấy, cơ cấu lao
động Thành phố có những chuyển
biến tích cực tương ứng với sự dịch
chuyển cơ cấu kinh tế. Theo đó,
chuyển dịch cơ cấu lao động tăng tỷ
trọng lao động làm việc trong khu vực
thương mại dịch vụ, khu vực công
nghiệp - xây dựng giảm tương đối và
lao động trong khu vực nơng nghiệp
tương đối ổn định. Theo số liệu Bảng
2 có thể nhận định khu vực thương
mại dịch vụ có tỷ lệ lực lượng lao
động tham gia làm việc ngày càng cao,
chiếm tỷ lệ từ 53,83% năm 2011 lên
64,69% năm 2019, đây là khu vực
kinh tế thu hút nhiều lao động nhất.
Lực lượng lao động tham gia làm việc
trong khu vực công nghiệp - xây dựng


23


TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (276) 2021

Hình 2. Cơ cấu lao động theo khu vực ngành của TPHCM năm 2011 và năm 2019
Cơ cấu LĐ theo khu vực ngành năm 2019

Cơ cấu lao động theo khu vực ngành năm
2011
2.51

2.03
33.08
64.69

Nơng – Lâm – Ngư nghiệp
Cơng nghiệp – Xây dựng
Thương mại – Dịch vụ

có xu hướng giảm từ 43,66% năm
2011 xuống cịn 31,7% năm 2014 và
tăng đều nhẹ đến 33,08% năm 2019.
Điều này cho thấy Thành phố đang
dần chuyển dịch sản xuất công nghiệp
theo hướng hiện đại, công nghệ cao.
Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm tỷ trọng khá ổn định
trên 2% qua các năm.
2.2. Thực trạng chất lượng nguồn
nhân lực theo trình độ
Theo số liệu điều tra lao động của
Tổng cục Thống kê, TPHCM là địa

phương có tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo cao nhất vùng Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long: 36,8%

53.83

43.66

Nông – Lâm – Ngư nghiệp
Công nghiệp – Xây dựng
Thương mại – Dịch vụ

vào năm 2018, cao gấp 1,5 lần tỷ lệ
lao động đã qua đào tạo của vùng,
cao gấp 1,7 lần tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo của cả nước, tỷ lệ lao động đã
qua đào tạo từ 28,5% năm 2012 tăng
37,1% năm 2019 (Hình 3). Lao động
qua đào tạo của TPHCM phần nào đã
đáp ứng được yêu cầu của doanh
nghiệp và thị trường; lực lượng lao
động kỹ thuật gia tăng về số lượng lẫn
chất lượng.
Năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo
ở TPHCM là 36,9% lực lượng lao
động, trong đó số lao động có trình độ
đại học trở lên chiếm 20,4%; cao đẳng
là 5,2%; trung cấp là 4,4%; lao động
qua đào tạo nghề 3 tháng trở lên


Hình 3. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của TPHCM và cả nước từ 2011 đến 2019

Nguồn: Tác giả, dựng theo số liệu từ Niên giám thống kê TPHCM và Niên giám thống
kê Việt Nam 2019.


24

NGUYỄN THỊ CÀNH – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ…

chiếm tỷ lệ rất thấp (6,9%) (số lao
động qua đào tạo của cả nước là
21,9% tổng lực lượng lao động, trong
đó trình độ đại học trở lên là 9,6%;
cao đẳng là 3,1%, trung cấp là 3,7%,
sơ cấp là 5,5%). Năm 2019, tỷ lệ lao
động qua đào tạo của TPHCM là
37,3%, trong đó có 5,3% có trình độ
sơ cấp; 3,6% có trình độ trung cấp;
5,1% có trình độ cao đẳng; 20,6% có
trình độ đại học trở lên.
Dù chất lượng lao động của TPHCM
cao hơn mức bình quân cả nước
nhưng lại thấp hơn chất lượng lao
động của thành phố Đà Nẵng và
thành phố Hà Nội. Đồng thời, cơ cấu
trình độ lao động đào tạo của TPHCM
hiện nay đang mất cân đối so với u
cầu phát triển kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng

như đáp ứng nhu cầu của các doanh
nghiệp theo các ngành nghề khác
nhau.

phân theo vị trí việc làm được thể hiện
qua Bảng 3 và Hình 4, cho thấy vị trí
lãnh đạo có xu hướng giảm trong
những năm gần đây, từ 2% năm 2010,
xuống còn 1,62% năm 2019; vị trí
chun mơn kỹ thuật bậc cao có xu
hướng tăng từ 15,4% năm 2010 lên
17,59% năm 2019; vị trí chuyên môn
kỹ thuật bậc trung không thay đổi
nhiều, trên 7%; vị trí dịch vụ cá nhân,
bảo vệ và bán hàng chiếm tỷ lệ cao
nhất và tăng từ 27,7% năm 2010 lên
28,03% năm 2016 và năm 2019 giảm
còn 26,09%; kế đến là thợ lắp ráp và
vận hành máy móc, thiết bị chiếm trên
19%. Thợ thủ công và các thợ khác
cũng chiếm tỷ lệ cao trên dưới 14%
qua các năm, nghề đơn giản có tỷ lệ
từ 8,6% đến 9,78%. Phân theo vị thế
việc làm, người làm công ăn lương
chiếm gần 70%, người tự làm chiếm
trên 21%, người làm chủ cơ sở sản
xuất chiếm gần 5%.

Về cơ cấu lao động đang làm việc
hàng năm phân theo nghề nghiệp và

Bảng 3. Cơ cấu lao động đang làm việc hàng năm theo nghề nghiệp và vị thế việc làm
(Đvt: %)
2010
Tổng số (người)
Phân theo nghề nghiệp
(%)

2015

2016

2017

2018

2019

3.803.108 4.281.944 4.386.565 4.484.100 4.601.567 4.713.111
100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00


Nhà lãnh đạo

2,0

1,74

1,71

1,68

1,64

1,62

Chuyên môn kỹ thuật bậc
cao

15,4

15,98

16,42

16,95

17,13

17,59

Chuyên môn kỹ thuật bậc

trung

7,0

6,33

6,59

6,70

7,07

7,46

Nhân viên

4,1

4,61

4,56

4,50

4,47

4,17

Dịch vụ cá nhân, bảo vệ
bán hàng


27,7

29,02

28,03

27,58

26,72

26,09


25

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (276) 2021

Nghề trong nông, lâm, ngư
nghiệp

1,3

1,37

1,19

1,10

1,00


0,95

Thợ thủ công và các thợ
khác

14,4

13,96

14,12

13,88

13.67

13,72

Thợ lắp ráp và vận hành
máy móc, thiết bị

19,4

16,95

17,21

17,50

18,62


19,55

Nghề giản đơn

8,6

9,78

9,77

9,66

9,54

8,80

Khác

0,2

0,24

0,38

0,44

0,12

0,06


Phân theo vị thế việc làm
(%)

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

Làm công ăn lương

65,36

67,64

67,49

67,56

69,69

Chủ cơ sở sản xuất kinh
doanh

4,96


4,99

4,78

4,72

4,64

Tự làm

24,17

22,28

22,31

22,74

21,05

Lao động gia đình

5,47

5,05

5,41

4,98


4,61

Xã viên hợp tác xã

0,05

0,04

0,01

0,01

0,01

Người học việc (người)
% người học việc so với
tổng lao động làm việc

2.798.587 2.967.167 3.026.393 3.108.699 3.284.643
65,36

67,64

67,49

67,56

69,69


Nguồn: Niên giám thống kê TPHCM 2019.
Hình 4. Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp năm 2015 và 2019

Về phía cung, theo Niên giám thống
kê Việt Nam (Tổng cục Thống kê,
2020: 768-806) và Niên giám thống kê
TPHCM (Cục Thống kê TPHCM,
2020), tính đến năm 2020, cả nước có
303 trường trung học chuyên nghiệp
và đào tạo nghề chun nghiệp (175

trường cơng lập và 128 trường ngồi
cơng lập). Số lượng các trường cao
đẳng, đại học là 445 trường, trong đó
số trường cơng lập là 357 và ngồi
cơng lập là 88, cả nước có 1.467 cơ
sở đào tạo nghề gồm 190 trường cao
đẳng nghề, 280 trường trung cấp


26

NGUYỄN THỊ CÀNH – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ…

nghề, 997 trung tâm dạy nghề. Trong
đó các trường đóng trên địa bàn
TPHCM: có 59 trường đại học (10
trường là cơ sở 2), 60 trường cao
đẳng và 51 trường trung học chuyên
nghiệp, khoảng 200 trung tâm đào tạo

nghề. Các trường đại học, cao đẳng ở
TPHCM đào tạo hầu hết các loại
ngành nghề kỹ thuật, tự nhiên, kinh tế,
xã hội, văn hóa, pháp luật… với lực
lượng sinh viên đang học nghề nghiệp
(học việc) có trên 3 triệu người, chiếm
khoảng 69,7% lực lượng lao động
năm 2019. Đây là lực lượng lao động
được đào tạo tiềm năng mà nền kinh
tế Thành phố có thể thu hút. Tuy
nhiên, so với yêu cầu về chất lượng
thì nhiều trường, cơ sở đào tạo chưa
đáp ứng. Khảo sát sơ bộ của nhóm
nghiên cứu(1), trên 110 trường đào tạo
nhân lực bậc trung cấp và cao đẳng
do Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội TPHCM quản lý cho thấy các
chương trình đào tạo chưa được cải
tiến, thiếu đào tạo các kỹ năng, đội
ngũ giảng viên vừa thiếu, vừa yếu, cơ
sở vật chất (mặt bằng, thư viện,
xưởng, phịng thí nghiệm) nghèo nàn.
Cụ thể mức độ sẵn sàng cho thay đổi
các chương trình đào tạo đáp ứng các
kiến thức nền về Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, như đào tạo cơng
nghệ thơng tin và dữ liệu lớn; tăng
đầu tư phịng máy tính, các trung tâm
nguồn mở, chiếm một tỷ lệ khá khiêm
tốn, gần 5% tổng số cơ sở khảo sát.

Tuyển dụng lao động, nhất là lao động
kỹ thuật của các doanh nghiệp trên địa
bàn TPHCM, gặp nhiều khó khăn.

Trước yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu
tư, khuyến khích các ngành công
nghiệp kỹ thuật cao, giảm các ngành
nghề thâm dụng lao động, nhưng đội
ngũ công nhân, lao động kỹ thuật lại
thiếu (tỷ lệ kỹ thuật viên hệ trung cấp
chỉ chiếm trên 4% tổng lực lượng lao
động). Theo một số doanh nghiệp,
nguyên nhân khó tuyển lao động có
trình độ phù hợp là do các doanh
nghiệp không tuyển được lao động tại
chỗ, đa số là lao động được tuyển từ
các tỉnh là lao động phổ thông không
đáp ứng được yêu cầu của các doanh
nghiệp có trình độ cơng nghệ cao.
Ngồi ra, cịn xảy ra tình trạng sử dụng
bất hợp lý nguồn nhân lực, khơng sử
dụng hết trình độ chun mơn kỹ thuật
được đào tạo. Chất lượng nguồn nhân
lực phải xuất phát từ giáo dục đào tạo,
đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Tỷ lệ
lao động có trình độ đại học trở lên
trong 5 năm gần đây ở TPHCM chiếm
trên 20% lực lượng lao động. Tuy
nhiên, chất lượng đào tạo hiện chưa
đáp ứng với yêu cầu hiện tại, và khó

phù hợp với sự phát triển nền kinh tế
số trong bối cảnh Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Kết quả điều tra lao
động việc làm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM trong
các năm gần đây cho thấy có khoảng
20% - 30% số lao động thất nghiệp là
lao động đã qua đào tạo chuyên
nghiệp hoặc nghề từ 3 tháng trở lên.
3. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DƯỚI
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ


TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (276) 2021

3.1. Dự báo xu hướng chung
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã
thúc đẩy nhiều ngành nghề mới phát
triển. Trí tuệ nhân tạo (AI), máy học
(machine learning), phân tích dữ liệu,
IoT và robot nói riêng được cho là sẽ
làm giảm bớt các cơng việc địi hỏi kỹ
năng thấp và lặp đi lặp lại ở Châu Á,
(ví dụ như trong các ngành sản xuất
và dịch vụ). Số hóa tạo ra các cơng
việc mới, chẳng hạn như tạo ra các
nhà phân tích dữ liệu, các nhà tiếp thị
phương tiện truyền thông xã hội hoặc
thiết kế ứng dụng vạn vật kết nối dựa

trên nền tảng internet làm tăng giá trị,
năng suất và hiệu quả cơng việc cũng
như gián tiếp là giảm chi phí cho
doanh nghiệp. Theo đó, ngành nghề
được coi là trọng tâm của cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 như: kỹ sư
phát triển phần mềm robot; kỹ sư phát
triển phần cứng kiểm soát robot, kỹ sư
phát triển công nghệ in 3D; chuyên gia
ứng dụng cơng nghệ in 3D; chun
gia phân tích thơng tin y tế... Một số
ngành nghề khác, trong đó có kỹ sư
chế tạo pin nhiên liệu, dược phẩm
sinh học, năng lượng gió, năng lượng
tái sinh để hỗ trợ thúc đẩy tăng
trưởng lĩnh vực công nghiệp mới
thân thiện với môi trường cũng sẽ
được phát triển. Tác động của Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đến
nguồn nhân lực trong từng lĩnh vực,
nhóm ngành nghề cụ thể được trình
bày dưới đây.
Nhóm ngành kỹ thuật cơng nghệ
Những thay đổi công nghệ đến nhu
cầu tuyển dụng lao động có trình độ

27

đại học có xu hướng biến động khó
lường và có những u cầu, địi hỏi

cao hơn về mức độ đáp ứng công
việc. Theo dự báo, nhu cầu nhân lực
nhóm ngành kỹ thuật - cơng nghệ là
một trong những ngành chiếm số
lượng rất lớn. Tuy nhiên, mức độ đáp
ứng yêu cầu công việc của sinh viên
ra trường vẫn cịn hạn chế. Những
ngành sau có nhu cầu lớn gồm: (1)
ngành cơng nghệ thơng tin (phân tích
dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, an ninh
mạng,... ) và công nghệ thông tin
trong hoạt động kinh doanh tài chính
và nhiều lĩnh vực khác; (2) cơng nghệ
tự động hóa (cơ điện tử, điện tử, điều
khiển tự động, chế tạo ô tô, chế tạo
vật liệu,... ); (3) các ngành kỹ thuật
xây dựng và sản xuất vật liệu xây
dựng cao cấp, năng lượng, công nghệ
in 3D; (4) các ngành thuộc lĩnh vực
công nghệ sinh học, công nghệ chế
biến, kỹ thuật y sinh (tích hợp kỹ thuật
số, vật lý, sinh học)... Nhiều tên ngành
trên chưa có trong danh mục giáo dục,
đào tạo của Việt Nam hiện nay.
Nhóm ngành thương mại điện tử và
công nghệ thông tin
Phát triển thương mại điện tử và công
nghệ thông tin song song trong bối
cảnh cách mạng công nghệ lần thứ tư
là việc làm cấp bách trong thời điểm

hiện tại. Để làm được điều đó, Việt
Nam cần có đội ngũ mạnh cả về số
lượng và chất lượng thuộc hai nhóm
ngành này. Nhóm nhân lực mới này
cần mạnh nhiều mảng, cả về tin học
lẫn giỏi về ngoại ngữ, có khả năng
cập nhật các thành tựu công nghệ


28

NGUYỄN THỊ CÀNH – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ…

thông tin mới nhất để vận dụng vào
thực tiễn và có khả năng thiết kế các
phần mềm đáp ứng các nhu cầu của
nền kinh tế số.
Nhóm ngành sản xuất
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa
trên nền tảng công nghệ số và tích
hợp các cơng nghệ thơng minh để tối
ưu hóa quy trình, phương thức sản
xuất, đặc biệt là những cơng nghệ
đang và sẽ có tác động lớn như cơng
nghệ in 3D trong chế tạo sản phẩm,
công nghệ sinh học, công nghệ vật
liệu mới, cơng nghệ tự động hóa,
robot… đang làm thay đổi căn bản
nền sản xuất của thế giới.
Trong báo cáo Chân dung nhân lực

ngành sản xuất trong nền công nghiệp
4.0 của Navigos Group Việt Nam,
(2018), ơng Gaku Echizenya nói rằng:
“Ngành sản xuất đã và đang là lĩnh
vực có tiềm năng phát triển rất lớn
cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên
nếu không mạnh dạn nắm bắt cơ hội
này bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi
sang cơng nghiệp 4.0 thì những thị
trường khác trong khu vực Đông Nam
Á sẽ là những điểm đến lý tưởng hơn
cho các nhà đầu tư. Do vậy, bên cạnh
việc áp dụng công nghệ để đổi mới
quy trình sản xuất thì việc đào tạo đội
ngũ nhân lực cần phải được các
doanh nghiệp tại Việt Nam đặc biệt
chú trọng”. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu
hiện nay là phải xây dựng được một
đội ngũ nhân lực đủ nhận thức, trình
độ, kỹ năng đáp ứng được các yêu
cầu của vị trí việc làm trong điều kiện
cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0.

Hiện nay, một xu hướng được cả thế
giới áp dụng trong quy trình sản xuất
là sản xuất thơng minh bao gồm sự
phát triển thông minh của hệ thống
quản lý và điều hành được số hóa
trên 3 mức: vịng đời sản phẩm
(product life cycle management - PLM),

hoạt động sản xuất (Manufacturing
operation management - MOM) và tự
động hóa (Automation - Auto), trang bị
những kỹ năng để điều khiển và tự
động hóa, vận hành các hệ thống tự
động, các dây chuyền sản xuất số
lượng lớn trong các doanh nghiệp,
nhà máy, thiết kế, điều khiển chế tạo
robot… Ví dụ, nhân lực kỹ thuật cao
trong ngành may phải biết sử dụng
công nghệ sản xuất thông minh như
chế tạo cữ dưỡng cho máy lập trình,
thiết kế dây chuyền may sử dụng
công nghệ số, thiết kế mẫu bằng cơng
nghệ 3D, kiểm sốt chất lượng thơng
minh, điều hành dây chuyền may
dạng tế bào ứng dụng công nghệ số,
sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp,
năng lượng, công nghệ in 3D.
Ngành logistics/Supply Chain
Lĩnh vực cung ứng, cần nguồn nhân
lực có trình độ cao trong lĩnh vực
logistics và quản lý chuỗi cung ứng;
dịch vụ hỗ trợ gom hàng chặng đầu,
giao hàng chặng cuối. Thêm vào đó,
nguồn nhân lực trong ngành logistics
4.0 hiện nay cũng cần có khả năng
cập nhật được những thay đổi của
công nghệ logistics, đồng thời phải
làm chủ được các thiết bị, máy móc

đang dần thay thế cơng việc cho con
người.


29

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (276) 2021

Nhóm ngành kinh tế và quản lý

Ngành du lịch

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác
động mạnh tới các doanh nghiệp. Do
tiến bộ về công nghệ sản xuất, công
nghệ quản lý, các doanh nghiệp có
thể sử dụng nguồn lực một cách hiệu
quả hơn thơng qua tối ưu hóa quy
trình sản xuất, nâng cao năng suất lao
động, cải thiện chất lượng sản phẩm,
nâng cao chất lượng khâu tiêu thụ sản
phẩm và chính sách hậu mãi. Có thể
thấy rằng muốn vận hành trơn tru mọi
hoạt động xã hội với nhiều ứng dụng,
dịch vụ kỹ thuật số thì cần thiết phải
có lực lượng lao động được đào tạo
cập nhật giúp tăng cường tính thích
nghi khi tham gia thị trường lao động
thời đại số - thời đại của sự kết nối
thực và ảo thông qua kênh trực tuyến.

Điều này đòi hỏi người tham gia lao
động cần phải không ngừng trau dồi
bản thân, cập nhật công nghệ, phần
mềm liên quan đến chuyên ngành đào
tạo nhằm có thể vận hành hệ thống
thơng tin, thiết bị máy móc thơng minh
thì mới tránh được nguy cơ bị thay thế.

Du lịch là ngành có tỷ lệ luân chuyển
nguồn nhân lực cao, có nhiều cấp độ
trong lĩnh vực này nên cần đánh giá
và xác định các mức kỹ năng của mỗi
lao động trong từng thời điểm để bố trí
hợp lý. Tác động của Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư làm xuất hiện
nhiều loại hình du lịch, ví dụ du lịch
trực tuyến cho khách du lịch xem và
lựa chọn trực tuyến các tour trước khi
đi. Xu hướng phát triển tất yếu là
khách hàng mua vé, đặt phòng hay
gọi thức ăn… đều sẽ thông qua hệ
thống điện tử trong tương lai. Các
robot hoặc hệ thống công nghệ mới
sẽ thay thế con người làm các nghiệp
vụ truyền thống. Điều này địi hỏi cơng
cuộc đào tạo nguồn nhân lực du lịch
phải tinh tế và thức thời hơn. Quan
trọng hơn, còn cần phát triển việc
nghiên cứu, đào tạo những vị trí việc
làm mới thay thế những vị trí truyền

thống mà hệ thống cơng nghệ đã đảm
nhiệm.

Theo khảo sát của Eurostat (2014),
những ứng dụng công nghệ kỹ thuật
số có tác động đến kinh doanh mà các
cơ sở giáo dục đại học cần lưu ý đưa
vào chương trình đào tạo gồm có ứng
dụng website cho thương mại điện tử
(E-commerce), quản lý chuỗi cung
ứng (SCM), quản lý quan hệ khách
hàng (CRM), ứng dụng điện toán đám
mây (cloud computing), hệ thống
hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) và ứng dụng công nghệ quản lý
hàng hóa (RFID).

Robot sẽ trở thành cơng cụ đắc lực
cho nhân lực ngành kế - kiểm toán
trong việc giải quyết các vấn đề hành
chính, giúp mọi người có nhiều quỹ
thời gian hơn để tập trung vào xây
dựng các chiến lược và phân tích tài
chính cho doanh nghiệp (Nguyễn Thị
Tâm và Trần Thị Lan Anh, 2017). Tuy
nhiên, robot và trí tuệ nhân tạo khác
với con người ở cảm xúc và sự sáng
tạo. Chính vì vậy, để khơng bị thay thế
hồn tồn thì địi hỏi lĩnh vực nào
người lao động cũng phải có sự đổi


Ngành kế - kiểm tốn


30

NGUYỄN THỊ CÀNH – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ…

mới sáng tạo cho phù hợp với xu thế.
Việc giới thiệu các định khoản kế toán
cho sinh viên cần phải giảm tải, bởi
đây là mục cơng việc mang tính chất
lặp đi lặp lại, sau này sẽ có xu hướng
bị thay thế nhờ các thuật toán hiện đại.
Đồng thời cần tăng cường phát triển
tư duy và năng lực của sinh viên
ngành kế - kiểm toán trong việc thiết
kế, ứng dụng hệ thống thơng tin kế
tốn và khai thác thơng tin kế tốn
nhằm phục vụ cho vị trí nhà quản lý.
Ngành tài chính-ngân hàng và khai
thác thơng tin kế tốn
Fintech là thuật ngữ dùng để mô tả
việc sử dụng công nghệ mới (công
nghệ blockchain, robot tư vấn, cho
vay P2P, tài trợ đám đơng, thanh tốn
qua điện thoại…) và ứng dụng trong
lĩnh vực tài chính. Hiểu theo nghĩa
khác, fintech cũng thường được dùng
để mô tả các công ty khởi nghiệp

trong lĩnh vực tài chính, các cơng ty
này thường là những người cung cấp
các giải pháp chứ không phải chỉ đơn
thuần là cung cấp công nghệ.
Ngành nông nghiệp 4.0
Ngành nông nghiệp sẽ chứng kiến sự
thay đổi cơ bản thông qua việc triển
khai nông nghiệp 4.0, cịn được gọi là
“nơng nghiệp thơng minh”. Nơng
nghiệp 4.0 tối ưu hóa đầu vào của cây
trồng dựa trên nhu cầu thực tế của
cây trồng với sự hỗ trợ của các công
nghệ như GPS, mạng viễn thám và
internet để tạo ra các hệ thống vật lý
mạng. Các hệ thống này có thể cung
cấp thơng tin thời gian thực về điều
kiện đất đai, nhu cầu của cây trồng và

vật nuôi, điều kiện thời tiết, năng suất
cây trồng và nhu cầu thị trường. Nhu
cầu lao động trong ngành nông nghiệp
sẽ giảm về số lượng và thay đổi về
chất lượng, yêu cầu nhân lực nơng
nghiệp có trình độ cao.
3.2. Dự báo nhu cầu nhân lực tại
TPHCM trong các năm tới
Theo ước tính từ số liệu thực trạng
trình bày ở mục 2, nếu tốc độ lao
động làm việc trong nền kinh tế
TPHCM tăng như những năm qua,

bình quân 2,4%/năm, thì nhu cầu lao
động làm việc trong nền kinh tế
TPHCM khoảng 5,2 triệu lao động vào
năm 2025 và khoảng 6 triệu lao động
đến năm 2030. Cơ cấu kinh tế
TPHCM hiện nay và 5-10 năm tới sẽ
dịch chuyển theo hướng dịch vụ-công
nghiệp-nông nghiệp. Như vậy nhân
lực của TPHCM sẽ chiếm vị trí cao
trong khu vực dịch vụ, trong đó các
ngành cần đào tạo nhân lực chất
lượng cao gắn với kinh tế số và quản
lý đô thị thông minh của TPHCM bao
gồm:
(1) Nhân lực cho lĩnh vực quản lý
hành chính, quản lý đơ thị, quản lý
cơng của chính quyền địa phương;
(2) Nhân lực cho các ngành dịch vụ
như du lịch, tài chính-ngân hàng số,
Fintech, kế tốn-kiểm tốn, logistics/
chuỗi cung ứng; giáo dục, y tế, các
ngành kinh tế và quản lý, kinh doanh
thương mại dịch vụ…;
(3) Nhân lực cho khu vực cơng
nghiệp-xây dựng, gồm các ngành chủ
yếu: nhóm ngành kỹ thuật cơng nghệ
như cơng nghệ tự động hóa cơ điện


TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (276) 2021


31

tử, điện tử, điều khiển tự động, chế
tạo ô tô, chế tạo vật liệu...); kỹ thuật
xây dựng và sản xuất vật liệu xây
dựng cao cấp, năng lượng, công nghệ
in 3D; các ngành thuộc lĩnh vực công
nghệ sinh học, công nghệ chế biến, kỹ
thuật y sinh; nhân lực kỹ thuật cao
trong ngành sản xuất (công nghệ in
3D trong chế tạo sản phẩm, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ tự động hóa, robot…).

nghiệp 4.0, nghiên cứu sẽ nêu ra
những vấn đề cần giải quyết trong
phát triển và đào tạo nguồn nhân lực
hiện nay.

(4) Nhân lực nhóm ngành thương mại
điện tử và công nghệ thông tin vừa
cho các khu vực quản lý nhà nước,
khu vực dịch vụ và sản xuất công
nghiệp, xây dựng, và nông nghiệp.
(5) Nhân lực cho nông nghiệp công
nghệ cao.
Làm thế nào để đảm bảo nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
số và xây dựng đô thị thông minh cho

TPHCM trong bối cảnh Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, với xuất phát
điểm hiện nay, chất lượng nguồn
nhân lực TPHCM chưa cao như đã
phân tích ở mục 2. Dưới đây, chúng
tôi sẽ đề xuất một số kiến nghị mang
tính giải pháp để phát triển nguồn
nhân lực cho TPHCM đáp ứng yêu
cầu chuyển đổi kinh tế số và Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TPHCM ĐÁP ỨNG CÁCH
MẠNG CÔNG NGHỆP LẦN THỨ TƯ
Trong mục này, từ các phân tích thực
trạng nguồn nhân lực và dự báo xu
hướng phát triển nguồn nhân lực do
tác động của cuộc Cách mạng công

4.1. Những vấn đề đặt ra trong phát
triển và đào tạo nguồn nhân lực
hiện nay cần giải quyết cho Việt
Nam nói chung và TPHCM nói riêng
Một là, thiếu hụt nguồn lao động chất
lượng cao. Như đã phân tích qua
những thống kê về số liệu ở mục 2, có
thể thấy, dù TPHCM có lợi thế hơn
các tỉnh về cung số lượng nguồn nhân
lực được đào tạo qua nhiều nguồn
khác nhau (tại chỗ, nhập cư và ngoài
nước qua đầu tư nước ngoài). Tuy

nhiên, chất lượng nguồn nhân lực và
cơ cấu đào tạo chưa đáp ứng với nhu
cầu phát triển doanh nghiệp, nền kinh
tế theo nhu cầu hiện tại, chưa nói đến
yêu cầu thay đổi do tác động của
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Hai là, vấn đề đáp ứng cơ cấu chuyển
dịch nguồn nhân lực và tăng số lượng
đào tạo mới theo ngành nghề do tác
động của Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư như dự báo ở mục 3. Thực
trạng cho thấy, trên bình diện quốc gia
tốc độ dịch chuyển nguồn nhân lực từ
lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp qua
các lĩnh vực công nghiệp-xây dựng và
dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu của
thị trường lao động được dự báo
trong tương lai. Đối với TPHCM, khu
vực dịch vụ, công nghiệp-xây dựng
chiếm phần lớn, nhưng nguồn nhân
lực chất lượng cao vẫn cịn thiếu. Bên
cạnh đó, sự tăng lên về nhu cầu của
những ngành nghề mới do tác động


32

NGUYỄN THỊ CÀNH – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ…

của Cách mạng công nghiệp lần thứ

tư, chuyển dịch kinh tế số đang là
thách thức trong việc mở rộng các
chương trình và lĩnh vực đào tạo
nguồn nhân lực tại Việt Nam nói
chung và TPHCM nói riêng.
Ba là, giải quyết lao động khơng đáp
ứng trình độ. Nhu cầu đối với lao động
giản đơn ngày một giảm đáng kể, đặt
ra thách thức cần có những phương
án đào tạo nhằm cập nhật và nâng
cao chất lượng cùng với kỹ năng cần
thiết cho đội ngũ lao động giản đơn,
nhằm hỗ trợ lực lượng lao động này
không phải bị đào thải và phải đối mặt
với tình trạng thất nghiệp trong nền
kinh tế mới. Tuy nhiên, như đã chỉ ra
ở mục 2, lao động của chúng ta đa
phần là lao động phổ thông, chưa qua
đào tạo, các kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng tư duy sáng tạo… cũng thiếu
và yếu, vậy nên để có thể cải thiện
chất lượng của lực lượng lao động
hiện tại hay chuyển dịch cơ cấu ngành
nghề đặt ra nhiều thách thức đối với
việc đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực.
Bốn là, lực lượng lao động được đào
tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị
trường lao động. Thực tế, nhu cầu về
lao động là rất cao, đặc biệt là nhu

cầu đối với lao động chất lượng cao.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lực
lượng lao động được đào tạo vẫn duy
trì ở mức khá cao (20%-30%) và
doanh nghiệp vẫn luôn thực sự khó
khăn trong việc tuyển dụng nhân sự
có chất lượng tốt, phù hợp với nhu
cầu công việc. Điều này cho thấy có

mâu thuẫn giữa cung và cầu do nguồn
nhân lực được đào tạo không đáp
ứng được yêu cầu công việc, trong
nhiều trường hợp các doanh nghiệp
hay người sử dụng lao động thường
phải tốn kém chi phí để có thể đào tạo
lại nguồn nhân lực phù hợp.
Năm là, hệ thống giáo dục đào tạo
còn nhiều bất cập, thiếu sự cập nhật
và đổi mới. Từ việc phải nâng cao
chất lượng giáo dục, đào tạo để tạo ra
nguồn nhân lực phù hợp, là những
vấn đề cần được giải quyết cụ thể và
cẩn trọng liên quan đến hệ thống giáo
dục đào tạo như: chất lượng của đội
ngũ đào tạo, đội ngũ giảng dạy (số
liệu khảo sát khối đại học nhiều
trường giảng viên có trình độ tiến sĩ ở
các trường tư chiếm dưới 20%); chất
lượng cơ sở vật chất, nguồn tài
nguyên, tài liệu phục vụ đào tạo

nghèo nàn (thiếu các phịng thí
nghiệm, thư viện điện tử…); chậm
thay đổi chương trình đào tạo; cập
nhật các cách thức đào tạo, thay đổi
phương pháp và các hoạt động đào
tạo,… Đây thực sự là những bài toán
cần nhiều sự quan tâm và giải quyết
để có thể thực sự tạo được nguồn
nhân lực có giá trị và có tính cạnh
tranh trong thị trường lao động trong
và ngoài nước.
4.2. Giải pháp phát triển và đào tạo
nguồn nhân lực cho TPHCM trong
bối cảnh Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư và chuyển đổi kinh tế số
Như đã nêu, cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra đã tác
động làm thay đổi mạnh mẽ mơ hình


TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (276) 2021

kinh doanh, xuất hiện các lĩnh vực
kinh doanh mới làm thay đổi cơ cấu
ngành nghề trên tồn thế giới, trong
đó có Việt Nam, TPHCM. Từ xem xét
những vấn đề đặt ra cần giải quyết
trong phát triển nguồn nhân lực của
Việt Nam nói chung và phát triển
nguồn nhân lực của TPHCM nói riêng

cho phát triển kinh tế số, dưới đây sẽ
đề xuất một số kiến nghị giải pháp
trong phạm vi TPHCM.
Thứ nhất, TPHCM cần có quy hoạch
phát triển nguồn nhân lực đến năm
2030, trong đó có một chương trình tái
cấu trúc lại hệ thống các cơ sở đào
tạo nghề nghiệp do Thành phố quản lý.
Theo đó, cần phân loại sắp xếp tầm
quan trọng các cơ sở đào tạo theo
ngành đào tạo mà nhà nước phải đầu
tư, ngành học do thị trường quyết định
qua các cơ sở đào tạo tư nhân. Yêu
cầu các cơ sở đào tạo nghề nghiệp
phải có kiểm định chất lượng ở cấp
các chương trình đào tạo và cơ sở
đào tạo nói chung. Có 5 tiêu chuẩn
chính được đưa ra nhằm đánh giá
chất lượng giáo dục của trường đào
tạo nghề nghiệp, trong mỗi tiêu chuẩn
chính có những tiêu chuẩn phụ để làm
rõ các tiêu chuẩn chính. Các tiêu
chuẩn chính bao gồm: giảng viên, dịch
vụ hành chính, thư viện, nội dung
chương trình học, vị trí của trường, cơ
sở vật chất và triển vọng nghề nghiệp
trong bối cảnh Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.
Thứ hai, để giải quyết vấn đề mâu
thuẫn giữa cung và cầu của nguồn

nhân lực hiện nay, Thành phố có thể

33

đưa ra cơ chế phối hợp giữa cơ sở
đào tạo và các đơn vị sử dụng lao
động (phối hợp ba nhà: nhà trườngnhà doanh nghiệp hay đơn vị sử dụng
lao động và nhà nước). Liên kết này
được gọi là các chiến lược và chính
sách phát triển và đào tạo nguồn nhân
lực dựa trên sự hợp tác với doanh
nghiệp. Các cơ sở đào tạo có thể đưa
các chương trình đào tạo theo các đối
tượng sử dụng lao động khác nhau
như đào tạo cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, đào tạo cho hộ nông dân,
hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi kinh
tế số… Liên kết đào tạo giữa bên
cung (cơ sở đào tạo) và bên cầu
(doanh nghiệp) là biện pháp tốt nhất.
Bởi lẽ, doanh nghiệp hoạt động trong
bối cảnh nhiều thay đổi về cơng nghệ
sản xuất và mơ hình kinh doanh trong
bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư biết họ cần dạng nhân lực nào,
loại kiến thức và các kỹ năng gì để
đáp ứng u cầu cơng việc, họ sẽ đặt
hàng bên cung là cơ sở đào tạo nhu
cầu về số lượng và yêu cầu chất
lượng theo ngành nghề cần đào tạo

theo giai đoạn khác nhau.
Thứ ba, cùng với xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật số cho phép trao đổi dữ
liệu chất lượng cao và hạ tầng chất
lượng cao thông qua các cảm biến,
máy chủ lớn, trung tâm dữ liệu và hệ
thống bảo mật đáng tin cậy, TPHCM
có thể đặt hàng các cơ sở đào tạo
đào tạo lực lượng lao động có trình độ
và thích ứng khả năng nền tảng kỹ
thuật số. Áp dụng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật số địi hỏi phải có tài năng kỹ


34

NGUYỄN THỊ CÀNH – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ…

thuật và trình độ của lực lượng lao
động liên quan đến phát triển phần
mềm, hệ thống thông tin và phân tích
dữ liệu.
Thứ tư, TPHCM cần có chính sách
chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối
tượng lao động trong các lĩnh vực,
ngành nghề có sự thay đổi mạnh về
mơ hình kinh doanh, xuất hiện các
ngành nghề mới mà tự bản thân
người lao động khó thích nghi. Các
chính sách có thể bao gồm hỗ trợ

những người có khả năng đào tạo lại,
đào tạo mới, để thích nghi với mơ
hình kinh doanh mới, ngành nghề mới
và đảm bảo chính sách an sinh xã hội

cho những người lao động khơng có
khả năng chuyển đổi nghề nghiệp
theo yêu cầu của Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi kinh
tế số.
Thứ năm, các cơ sở đào tạo trên địa
bàn TPHCM cần nâng cao vai trò chủ
động của mình thơng qua nắm bắt
những thay đổi các kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp thái độ làm việc do tác
động của Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư để thiết kế các chương trình
đào tạo phù hợp về kiến thức chun
mơn, về kỹ năng, về các ngành nghề
mới đáp ứng nhu cầu của những thay
đổi trong thực tế. 

CHÚ THÍCH
(1)

Khảo sát thuộc đề tài cấp Thành phố năm 2020 (HĐ số 65/2020/HĐ-QPTKHCN): “Các
giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp
trong các Khu chế xuất và công nghiệp, Khu công nghệ cao của TP.HCM trong bối cảnh
CMCN 4.0” do GS.TS. Nguyễn Thị Cành làm chủ nhiệm.


TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TPHCM. 2020. “Đại hội đại biểu
Đảng bộ TPHCM lần thứ XI”. 2020. truy cập ngày 20/3/2021.
2. Cục Thống kê TPHCM. 2020. Niên giám thống kê TPHCM năm 2019, 2020.
/>ECEB74AEA4E19556, truy cập ngày 20/3/2021.
3. Eurostat. 2014. Eurostat Regional Yearbook 2014. Luxembourg: Publications Office
of the European Union.
4. Magruk, A. 2016. “Uncertainty in the Sphere of the Industry 4.0 – Potential Areas to
Research”. Journal of Business, Management and Education, 14 (2), pp. 275-291.
5. Navigos Group Việt Nam. 2018. “Chân dung nhân lực ngành sản xuất thách thức và
cơ hội trong nền công nghiệp 4.0”. truy cập ngày 22/10/2020.


TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (276) 2021

35

6. Nguyễn Thị Tâm, Trần Thị Lan Anh. 2017. “Industrial Revolution 4.0 and Accounting”.
Utehy Journal of Science and Technology, 16, pp. 88-92.
7. Roblek, V., et al. 2016. A Complex View of Industry 4.0. Sage Open, 6(2),
2158244016653987.
8. Stankovic, M. et al. 2017. “Industry 4.0: Opportunities Behind the Challenge”.
Background Paper for UNIDO General Conference. Vol. 17, pp. 2017-2021.
9. Tổng cục Thống kê. 2020. Niên giám thống kê Việt Nam năm 2019, 2020.
truy cập ngày 20/3/2021.
10. Xuân Minh. 2018. “Công nghệ và tương lai của các ngành nghề ASEAN. WEF
ASEAN 2018”. Hà Nội, ngày 11-13/9/2018. truy cập ngày 22/10/2020.




×