Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Luận văn kiểm soát phát triển khu trung tâm thành phố hồ chí minh trong bối cảnh hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI




Nguyễn Thanh Quang

KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN
KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 62.58.01.06




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS.KTS. Đỗ Hậu



Hà Nội, 2013

i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác, trừ những chỗ đã ghi chú trích dẫn, tham khảo.


Tác giả luận án


Nguyễn Thanh Quang


ii


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn quý báu của thầy giáo
hướng dẫn: Phó giáo sư, tiến sĩ, kiến trúc sư Đỗ Hậu, người đã kiên trì, tận tâm
dẫn dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học từ những ngày đầu tiên.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Khoa sau đại học, Ban giám hiệu trường Đại
học kiến trúc Hà Nội, cũng như các khoa, phòng ban khác trong trường. Tôi xin
cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học ở trong và ngoài trường đã đóng góp ý
kiến quý báu trong quá trình tôi thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi rất biết ơn sự động viên giúp đỡ, sát cánh và luôn tạo điều kiện
của cha, mẹ, vợ, em trai và các con tôi để tôi hoàn thành luận án này.

Hà nội, ngày 15 tháng 9 năm 2013


Nguyễn Thanh Quang

iii

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU - 1 -
1 Tính cấp thiết của đề tài - 1 -
2 Mục đích nghiên cứu - 2 -
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - 2 -
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - 3 -
5 Những đóng góp mới của luận án - 3 -
6 Kết cấu của luận án - 4 -
7 Các khái niệm cơ bản có liên quan đến nghiên cứu - 4 -

CHƢƠNG I - 9 -
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHÔNG
GIAN KHU TRUNG TÂM HIỆN HỮU CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP - 9 -
1.1 Tổng quan tình hình phát triển không gian khu trung tâm của các đô thị
lớn ở Việt Nam - 9 -
1.1.1 Khái quát tình hình phát triển các đô thị lớn - 9 -
1.1.2 Khái quát tình hình phát triển khu trung tâm các đô thị lớn - 10 -
1.2 Thực trạng phát triển không gian khu trung tâm hiện hữu của thành phố
Hồ Chí Minh - 19 -
1.2.1 Khái quát chung về thành phố Hồ Chí Minh - 19 -
1.2.2 Thực trạng phát triển về không gian khu trung tâm hiện hữu - 21 -
1.2.3 Các thách thức đối với sự phát triển của Thành phố và khu trung tâm
- 27 -
1.3 Thực trạng kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm hiện hữu của

Thành phố Hồ Chí Minh - 30 -
1.3.1 Các nội dung kiểm soát chủ yếu - 30 -
1.3.2 Hoạt động kiểm soát - 31 -
1.3.3 Tổ chức bộ máy kiểm soát - 34 -
1.3.4 Đánh giá chung - 37 -
1.4 Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài . -
40 -
1.4.1 Các dự án và đề tài nghiên cứu khoa học - 40 -
1.4.2 Các luận án Tiến sĩ - 41 -

iv
1.4.3 Các luận văn Thạc sĩ - 42 -
1.5 Các vấn đề cần nghiên cứu trong luận án - 45 -

CHƢƠNG II - 46 -
NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KIỂM SOÁT VÀ KIỂM SOÁT PHÁT
TRIỂN KHÔNG GIAN CÁC KHU TRUNG TÂM CỦA CÁC ĐÔ THỊ LỚN - 46 -
2.1 Phương pháp nghiên cứu - 46 -
2.1.1 Phương pháp chuyên gia - 46 -
2.1.2 Phương pháp xử lý thông tin, tư liệu - 46 -
2.1.3 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế - 46 -
2.1.4 Phương pháp dự báo - 47 -
2.1.5 Phương pháp so sánh - 47 -
2.2 Những cơ sở lý luận về kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm đô
thị - 47 -
2.2.1 Các chủ thể hoạt động kiểm soát - 47 -
2.2.2 Các cách thức hoạt động kiểm soát - 48 -
2.2.3 Hình thức và phương thức kiểm soát - 51 -
2.2.4 Các mô hình tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát: - 52 -
2.3 Công cụ và cơ sở pháp lý hoạt động kiểm soát phát triển không gian đô

thị và khu trung tâm đô thị - 56 -
2.3.1 Các công cụ kiểm soát - 56 -
2.3.2 Các cơ sở pháp lý - 58 -
2.3.3 Các Qui chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam - 63 -
2.3.4 Đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị - 63 -
2.3.5 Các giấy phép - 64 -
2.4 Các yếu tố chủ yếu tác động đến kiểm soát phát triển không gian đô thị -
64 -
2.4.1 Các cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật - 64 -
2.4.2 Qui hoạch đô thị và các chuyên ngành khác - 65 -
2.4.3 Kế hoạch và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án xây dựng - 67
-
2.4.4 Tổ chức hoạt động của Bộ máy kiểm soát - 68 -
2.4.5 Quan hệ phối hợp với các cấp, ngành liên quan - 70 -
2.4.6 Sự tham gia của cộng đồng - 70 -
2.5 Tác động của hội nhập đến phát triển và quản lý đô thị - 71 -
2.5.1 Cơ hội từ hội nhập - 71 -

v
2.5.2 Thách thức từ hội nhập - 74 -
2.6 Định hướng qui hoạch và kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm
Thành phố Hồ Chí Minh - 80 -
2.6.1 Định hướng quy hoạch phát triển không gian chức năng khu trung
tâm - 80 -
2.6.2 Định hướng kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm - 82 -
2.7 Những bài học kinh nghiệm về kiểm soát và kiểm soát phát triển đô thị -
83 -
2.7.1 Kinh nghiệm nước ngoài - 83 -
2.7.2 Trong nước - 88 -


CHƢƠNG III - 92 -
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KHU
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP - 92 -
3.1 Mục đích và yêu cầu xây dựng giải pháp - 92 -
3.1.1 Mục đích - 92 -
3.1.2 Yêu cầu - 93 -
3.2 Các nguyên tắc và quy trình kiểm soát phát triển không gian khu trung
tâm thành phố Hồ Chí Minh. - 94 -
3.2.1 Các nguyên tắc kiểm soát: - 94 -
3.2.2 Các đối tượng và quy trình kiểm soát - 99 -
3.3 Đề xuất các giải pháp kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm hiện
hữu thành phố Hồ Chí Minh - 102 -
3.3.1 Đề xuất mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát không gian đô thị . - 102
-
3.3.2 Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy kiểm soát phát triển không gian
thành phố và khu Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh - 104 -
3.3.3 Đề xuất bộ tiêu chí kiểm soát phát triển không gian đô thị Thành phố
và khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh - 109 -
3.4 Hoàn thiện một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát phát triển
không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh - 111 -
3.4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp quy - 111 -
3.4.2 Đẩy mạnh lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị. . -
113 -
3.4.3 Đổi mới và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra
(kiểm soát) đầu tư xây dựng phát triển đô thị. - 114 -

vi
3.4.4 Đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
chức quản lý và kiểm soát phát triển đô thị. - 116 -
3.4.5 Thu hút sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã

hội và cộng đồng dân cư. - 117 -
3.5 Bàn luận về các kết quả nghiên cứu - 118 -
3.5.1 Bàn luận về đề xuất mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát phát triển
không gian đô thị. - 118 -
3.5.2 Bàn luận về đề xuất mô hình tổ chức bộ máy kiểm soát phát triển
không gian đô thị của Thành phố và khu Trung tâm - 124 -
3.5.3 Bàn luận về đề xuất bộ tiêu chí kiểm soát phát triển không gian đô
thị Thành phố và khu Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh - 126 -
3.5.4 Bàn luận về đề xuất hoàn thiện một số giải pháp để nâng cao hiệu
quả kiểm soát phát triển không gian đô thị. - 127 -
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - 133 -
Kết luận: - 133 -
Kiến nghị: - 137 -
DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐẪ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ - 139 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 140 -
PHẦN PHỤ LỤC - 148 -










vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT
Tên bảng biểu
Trang
Bảng 1.1
Thống kê số lượng đô thị từ 1999 – 2010 của Việt Nam
9
Bảng 1.2
Tăng trưởng dân số của một số đô thị lớn từ 1970 – 2009
10
Bảng 1.3
Tỷ trọng dân số đô thị của 5 thành phố trực thuộc Trung ương so
với dân số đô thị cả nước năm 1999 và 2009
10
Bảng 1.4
Thống kê số lượng các vi phạm về trật tự xây dựng và trật tự đô
thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh các năm 2009,2010,2011
32
Bảng 3.1.
Bộ tiêu chí kiểm soát phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
109

















viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số TT
Tên hình vẽ
Trang
Hình 1.1
Các đô thị trung tâm trong hệ thống đô thị Việt Nam
9-i
Hình 1.2
Hiện trạng khu vực quận Hoàn Kiếm và Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội
11-i
Hình 1.3
Hiện trạng khu vực trung tâm quận Đống Đa, Tây Hồ -
Hà Nội
11-ii
Hình 1.4
Hiện trạng khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội
11-ii
Hình 1.5
Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh
11-iii
Hình 1.6

Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh
11-iv
Hình 1.7, 1.8
Khu trung tâm thành phố Đà Nẵng
11-v
Hình 1.9, 1.10
Khu trung tâm thành phố Cần Thơ
11-vi
Hình 1.11
Khu trung tâm thành phố Vinh
11-vii
Hình 1.12
Khu trung tâm thành phố Quy Nhơn
11-vii
Hình 1.13
Các mô hình phát triển không gian trung tâm đô thị
12
Hình 1.14
Vị trí thành phố Hồ Chí Minh
19-i
Hình 1.15
Hệ thống các trung tâm vùng thành phố Hồ Chí Minh
20-i
Hình 1.16
Ranh giới hiện hữu và mở rộng của khu trung tâm thành
phố Hồ Chí Minh
22-i
Hình 1.17
Sơ đồ tổ chức không gian Khu đô thị mới Thủ Thiêm
22-i

Hình 2.1
Sơ đồ vị trí các phân khu của khu trung tâm TP.HCM
81
Hình 2.2 – 2.6
Minh họa các phân khu của khu trung tâm của TP.HCM
83 i-iii






ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số TT
Tên sơ đồ
Trang
Sơ đồ 0.1
Mối quan hệ giữa quản lý và kiểm soát
8
Sơ đồ 1.1
Tổ chức bộ máy thanh tra XD của TP.HCM
36
Sơ đồ 2.1
Quy trình cơ bản trong công tác thanh tra xây dựng ở TP.HCM
50
Sơ đồ 2.2
Hệ thống quản lý kiểm soát trực tuyến
52

Sơ đồ 2.3
Hệ thống quản lý kiểm soát theo chức năng
53
Sơ đồ 2.4
Hệ thống quản lý kiểm soát trực tuyến – tham mưu
54
Sơ đồ 2.5
Hệ thống quản lý kiểm soát trực tuyến – chức năng
55
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ các công tác và đối tượng của thanh tra xây dựng
101
Sơ đồ 3.2
Mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát phát triển đô thị, thành
phố và khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh
103
Sơ đồ 3.3
Tổ chức bộ máy kiểm soát phát triển đô thị thành phố Hồ Chí
Minh và khu trung tâm
108
Sơ đồ 3.3
Hệ thống tổ chức thanh tra xây dựng và kiểm soát phát triển
đô thị của thành phố Hồ Chí Minh
120


- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế cộng với việc đẩy mạnh tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang tạo ra nhiều động lực mạnh mẽ cho phát
triển kinh tế xã hội nói chung và các đô thị, nhất là khu trung tâm đô thị nước ta
nói riêng. Với những ưu thế vượt trội so với những khu vực khác, khu trung tâm
đô thị là địa bàn mầu mỡ hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư vào phát triển các
lĩnh vực thương mại, dịch vụ kéo theo các hoạt động xây dựng phát triển đô thị
diễn ra rất sôi động, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức, làm cho công tác quản
lý đô thị trở nên phức tạp hơn, nhiều khi vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính
quyền và các cơ quan chức năng ở địa phương, tác động phương hại đến việc sử
dụng đất, đến cơ cấu chức năng và tạo lập không gian của các khu trung tâm đô
thị, bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc, hạn chế. Nhiều nhà hàng, siêu thị, khách sạn,
văn phòng, ngân hàng, cao ốc đã và đang được xây dựng trong khu trung tâm
các đô thị lớn không có sự phù hợp với quy hoạch xây dựng làm cho không gian
đô thị trở nên chật trội, lộn xộn, chắp vá, thiếu cây xanh, giao thông ùn tắc [72].
Đó là những vấn đề đang đặt ra cho chính quyền các đô thị, nhất là các đô thị lớn
trong việc kiểm soát phát triển đô thị trong bối cảnh hội nhập.
Khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang có tốc độ phát
triển không gian và các hoạt động xây dựng nhanh và mạnh, nhiều công trình
cao ốc văn phòng, thương mại, nhà chung cư cao tầng, nhà ở chia lô v.v xuất
hiện với mật độ dày đặc, nhưng thiếu sự kiểm soát [47].
Việc phát triển cân bằng và đồng bộ khu trung tâm thành phố là mục tiêu
của thành phố để phấn đấu xây dựng nơi đây thành khu trung tâm đạt chuẩn
quốc tế về chất lượng sống, môi trường đô thị. Muốn đạt được mục tiêu đó, việc
tăng cường kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm là giải pháp không thể
thiếu và có vị trí then chốt trong các hoạt động quản lý đô thị của thành phố.

- 2 -
Xuất phát từ sự cần thiết đó, đề tài “Kiểm soát phát triển khu trung tâm thành
phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập” được NCS chọn làm đề tài luận án
Tiến sĩ, chuyên ngành quản lý đô thị và công trình.

2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng mô hình kiểm soát, tổ chức bộ máy và bộ tiêu chí kiểm soát xây
dựng phát triển các khu trung tâm đô thị cũng như hoàn thiện một số giải pháp
chủ yếu để nâng cao hiệu quả của các hoạt động kiểm soát phát triển trung tâm
các đô thị lớn ở Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
trong quá trình xây dựng phát triển trung tâm đạt chuẩn quốc tế về chất lượng
cuộc sống và môi trường đô thị trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là kiểm soát phát triển khu trung tâm hiện
hữu của TP.HCM, trong quá trình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch đã được
phê duyệt được giới hạn ở lĩnh vực không gian vật chất – vật thể hay không gian
đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật. Không gian đô thị là không gian
bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị (công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật,
quảng cáo), cây xanh v.v… có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt đô thị và khoảng
không trong đô thị (Luật Quy hoạch đô thị).
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian địa bàn:
Khu vực trung tâm hiện hữu của thành phố Hồ Chí Minh (được xác định
theo công văn số 2940/SQHKT – QHKTT của Sở QHKT gửi Ban quản lý dự án
quy hoạch xây dựng khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 930 ha, bao
gồm một phần đất đai của các quận 1, 3, 4 và Bình Thạnh) [38] (xem mục
1.2.2.1)
- Về thời gian:

- 3 -
Đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Về nội dung nghiên cứu:
Bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
 Tổng quan thực trạng phát triển và kiểm soát phát triển các khu trung tâm

các đô thị lớn ở Việt Nam, nhất là khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
 Tác động của Hội nhập quốc tế đến phát triển và quản lý đô thị
 Những cơ sở lý luận về kiểm soát và kiểm soát phát triển khu trung tâm đô
thị.
 Tổng hợp những cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soát phát triển khu
trung tâm đô thị
 Mô hình tổ chức hệ thống và bộ máy, bộ tiêu chí kiểm soát phát triển khu
trung tâm đô thị lớn và TP Hồ Chí Minh.
 Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện và nâng cao hiệu quả các hoạt động
kiểm soát phát triển khu trung tâm đô thị lớn và TP Hồ Chí Minh.
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa về mặt khoa học
Cụ thể hóa, bổ sung, hoàn thiện và làm phong phú thêm các vấn đề về lý
luận của khoa học quản lý đô thị nói chung và kiểm soát phát triển đô thị nói
riêng, trong đó có kiểm soát phát triển các khu vực trung tâm đô thị.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đô
thị nói chung và kiểm soát phát triển đô thị nói riêng, trong đó có khu trung tâm
đô thị nhằm phát huy các vai trò, vị thế, chức năng của các khu trung tâm trong
đô thị trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của các
đô thị Việt Nam, cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo.
5 Những đóng góp mới của luận án
- Đánh giá tình hình phát triển và khiểm soát phát triển không gian đô thị
khu trung tâm hiện hữu của thành phố Hồ Chí Minh

- 4 -
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát phát triển không gian đô
thị.
- Đề xuất tổ chức hệ thống kiểm soát phát triển không gian đô thị thành phố
Hồ Chí Minh theo mô hình trực tuyến – chức năng, độc lập riêng và trực thuộc

Ủy ban nhân dân thành phố.
- Đề xuất tổ chức bộ máy kiểm soát phát triển không gian đô thị thành phố
Hồ Chí Minh theo mô hình 3 cấp: Thành phố - Quận, Huyện – Phường, Xã trực
thuộc sự quản lý hành chính của UBND cấp tương ứng.
- Đề xuất Bộ tiêu chí kiểm soát phát triển không gian đô thị thành phố Hồ
Chí Minh với 8 nhóm tiêu chí tiêu biểu, bao quát các hoạt động cơ bản về phát
triển và khai thác sử dụng không gian đô thị.
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm có 3 chương chính sau:
- Chương 1: Tổng quan về phát triển và kiểm soát phát triển khu trung tâm
hiện hữu của TP HCM trong bối cảnh hội nhập.
- Chương 2: Những cơ sở khoa học về kiểm soát và kiểm soát phát triển các
khu trung tâm đô thị lớn.
- Chương 3: Một số giải pháp kiểm soát phát triển không gian đô thị khu
trung tâm TP HCM trong bối cảnh hội nhập.
7 Các khái niệm cơ bản có liên quan đến nghiên cứu
a. Phát triển
Theo từ điển Tiếng Việt [58], “phát triển” được giải thích là “biến đổi hoặc
làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức
tạp”. Còn “tăng trưởng” được giải thích là “lớn lên, tăng thêm về trọng lượng,
kích thước…”.
Theo cách giải thích đó, tăng trưởng cũng có nghĩa là phát triển ở một số
phương diện, tiêu chí định lượng của các thực thể, đối tượng xem xét nghiên cứu.

- 5 -
Như vậy phát triển chứa phạm vi rộng hơn tăng trưởng. Theo Lê Trọng
Bình [2] “phát triển đô thị là quá trình làm lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của
đô thị”, còn “tăng trưởng đô thị là sự gia tăng về quy mô dân số, không gian của
đô thị v.v…” Các tác giả khác cũng có khái niệm tương tự.
Theo tác giả, phát triển theo nghĩa chung nhất là làm thay đổi (hay biến đổi)

về mật “lượng” và về “chất” của các vật thể, thực thể, sự việc, vấn đề v.v… và
theo đó trong một số trường hợp làm thay đổi tính chất, vị thế, vai trò, chức
năng, ảnh hưởng v.v… của các vật thể, thực thể đó (chẳng hạn như phát triển đô
thị). Phát triển có thể theo hướng tăng lên, tốt lên hoặc có thể theo hướng giảm
đi, xấu đi (phát triển âm, tăng trưởng âm, giảm phát v.v…).
Phát triển không gian đô thị (hay không gian khu trung tâm) là làm thay đổi
hình khối, các vật thể, công trình kiến trúc, hạ tầng, cây xanh v.v… (quy mô,
kích cỡ, mật độ v.v.) với chất lượng quy hoạch, kiến trúc, thiết kế đô thị, mỹ
quan của các công trình, vật thể đó cũng như cảnh quan chung của không gian
bao quanh, kể cả các chức năng và tiện ích sử dụng.
b. Kiểm soát
Theo từ điển Tiếng Việt [58], “kiểm soát” được giải thích là: “xem xét để
phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định” hay “đặt trong phạm vi quyền
hành của mình” (thiết lập quyền lực, quyền hành của mình). Theo Đinh Văn
Mậu thì “kiểm soát” là toàn bộ các hoạt động có tính chất đánh giá, dùng quyền
lực bắt buộc hoặc yêu cầu thực hiện các quy định của pháp luật và các quy định,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền [35], hay “kiểm soát là phương
tiện mà các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng mang tính quyền lực nhà nước”
[59], v.v…
Theo quan điểm của tác giả: Kiểm soát là những hoạt động của các chủ thể
có thẩm quyền kiểm soát để xem xét đánh giá, phát hiện và ngăn chặn những gì
sai trái với quy định, quyết định, thoả thuận… của các đối tượng bị kiểm soát để
thiết lập nên quyền thế của chủ thể quản lý.

- 6 -
c. Hội nhập
Theo từ điển Tiếng Việt “Hội nhập” được giải thích là “Hòa mình vào trong
một cộng đồng lớn”. Theo quan điểm của tác giả, hội nhập là sự hội tụ của các
cá thể đơn lẻ lại với nhau thành một cộng đồng, một tổ chức, một xã hội thông
qua các mối quan hệ.

Theo đó, hội nhập quốc tế là sự gắn kết của một quốc gia với khu vực và thế
giới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội [29]. Hội nhập vào cộng
đồng quốc tế là một yêu cầu của thời đại [58].
Hội nhập quốc tế thường được bắt đầu từ hội nhập về kinh tế. Quá trình này
được biểu hiện ở việc luân chuyển các nguồn lực từ nơi này đến nơi khác để sao
cho hiệu quả sử dụng của nó cao nhất với mục đích đạt lợi nhuận tối đa. Đó là
các dòng luân chuyển của 4 nguồn lực kinh tế cơ bản sau đây:
- Dòng luân chuyển các hàng hóa và dịch vụ thông qua các hoạt động xuất
nhập khẩu giữa các quốc gia;
- Di chuyển lao động thông qua dòng người di cư từ nơi này đến nơi khác,
từ quốc gia này đến quốc gia khác;
- Dòng vốn dịch chuyển thông qua các hoạt động đầu tư đến các quốc gia
có lợi thế về tài nguyên và nhân công giá rẻ;
- Dòng công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển quốc tế.
d. Khu trung tâm đô thị
Trong lý luận và thực tế quy hoạch xây dựng đô thị, tên gọi và giới hạn khu
vực trung tâm đô thị hay khu trung tâm của đô thị cũng có sự khác nhau, chẳng
hạn như Trung tâm đô thị (city centre, town centre); Khu vực trung tâm (Central
district, Central area) hay Khu đô thị bên trong (Inner Town, Inner City) v.v. và
do đó cũng có nhiều khái niệm khác nhau.
Theo GS. Nguyễn Thế Bá [1], “khu trung tâm đô thị có tính chất chỉ vị trí
khu đất trung tâm đô thị, nơi kế thừa các di tích lịch sử hình thành đô thị, nơi có
mật độ xây dựng tập trung cao về nhà ở, có trang thiết bị hiện đại với các công

- 7 -
trình công cộng về hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ công cộng, v.v” và
“đặc điểm cơ bản nhất của khu trung tâm đô thị là nơi luôn có không khí tấp nập,
nhộn nhịp do tập trung nhiều chức năng và hệ thống công trình phục vụ công
cộng của đô thị về hầu hết các mặt…, tạo nên một không khí đô hội, thậm chí
hoạt động cả ngày đêm”.

Theo quan điểm của tác giả, khu trung tâm đô thị là “trái tim của cơ thể
sống” đô thị, là nơi biểu thị sự phát triển kinh tế – xã hội và sự phồn vinh, thịnh
vượng của quốc gia và các địa phương; sự sung túc, văn minh, hiện đại của
phong cách sống đô thị và cuộc sống của người dân đô thị; là nơi tập trung
những tinh hoa, giá trị tinh thần và truyền thống dân tộc, là nơi hội tụ những giá
trị và di sản nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng và tổ chức cuộc sống xã hội đô thị;
là nơi đáp ứng và thỏa mãn ở mức độ toàn diện và tốt nhất những nhu cầu vật
chất, văn hóa, tinh thần cho người dân đô thị và các vùng ngoại đô.
e. Kiểm soát phát triển không gian đô thị khu trung tâm
Khái niệm kiểm soát phát triển khu trung tâm đô thị trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài này là kiểm soát phát triển không gian đô thị trong khu trung tâm
đô thị.
Theo Luật Quy hoạch đô thị, không gian đô thị là không gian bao gồm các
vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước, v.v. tạo thành bề mặt và khoảng
không trong đô thị. Theo đó, kiểm soát phát triển khu trung tâm là việc xem xét
để phát hiện, ngăn chặn những hoạt động xây dựng, cải tạo và khai thác sử dụng
các vật thể kiến trúc (công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo), cây
xanh vườn hoa, không gian công cộng v.v. sai trái so với quy định của quy
hoạch, kế hoạch và pháp luật, đảm bảo không gian đô thị trung tâm phát triển
trật tự kỷ cương, văn minh hiện đại và bền vững theo đúng quy hoạch, kế hoạch
và pháp luật.
Theo đó, có thể phân biệt một cách tương đối giữa quản lý và kiểm soát
theo sơ đồ sau về hệ thống quản lý:

- 8 -

Tác động quản lý











Sơ đồ 0.1. Mối quan hệ giữa quản lý và kiểm soát

Trong đó các hoạt động quản lý tạo các cơ sở pháp lý để các chủ đầu tư
thực hiện quy trình và các quy định xây dựng công trình hay khai thác sử dụng
và đó là các cơ sở để kiểm soát các chủ đầu tư có tuân thủ quy hoạch pháp luật
hay không? Hoạt động kiểm soát còn phản hồi lại để hoàn thiện hoạt động quản
lý khi phát hiện có vi phạm (cấp phép sai), hoặc hoàn thiện hơn về các quy định
quản lý, về đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị v.v. cho phù hợp thực tế.
Hoạt động kiểm soát
Hoạt động quản lý
Tác động phản hồi
Thực hiện
Chủ thể
quản lý
Đối tượng
quản lý
Mục tiêu
Quan hệ phản hồi để
hoàn thiện quản lý

- 9 -

CHƢƠNG I

TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHÔNG
GIAN KHU TRUNG TÂM HIỆN HỮU CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

1.1 Tổng quan tình hình phát triển không gian khu trung tâm của các đô
thị lớn ở Việt Nam
1.1.1 Khái quát tình hình phát triển các đô thị lớn
Theo quan điểm của ông Trần Ngọc Chính [13] và ông Lưu Đức Hải [12] từ
năm 1999 đến năm 2010 số lượng các đô thị lớn của nước ta đã tăng từ 14 lên 24
(xem bảng 1.1 và Phụ lục 1), trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 3 đô thị loại I trực
thuộc TW, 7 đô thị loại I trực thuộc tỉnh (xem hình 1.1), 12 đô thị loại II trực
thuộc tỉnh. Nhóm các đô thị lớn có tốc độ tăng trưởng rất nhanh.
Chỉ trong 10 năm từ 1999 đến 2010, số lượng các đô thị lớn tăng gần 2 lần
(1,7) trong khi đó các đô thị trung bình chỉ tăng 1,3 lần (94/72) và các đô thị nhỏ
tăng 1,16 lần (634/547) (xem bảng 1.1).
Dự báo đến năm 2015 số lượng các đô thị lớn của nước ta từ 24(2010) lên
34 (2 đô thị loại đặc biệt, 9 đô thị loại I và 23 đô thị loại II) và đến năm 2025 là
37 (3 đô thị đặc biệt 14 đô thị loại I và 20 đô thị loại II [51].

Bảng 1.1. Thống kê số lượng đô thị từ 1999-2010 của Việt Nam
Năm
Số lượng
đô thị
Loại đô thị
ĐB
I
II
III
IV
V

1999
629
2
2
10
10
62
547
2003
656
2
2
10
13
59
570
2007
743
2
3
14
44
36
644
2009
754
2
7
14
45

40
646
2010
755
2
10
12
46
48
634
Nguồn: Cục phát triển đô thị – Bộ XD, 2010, [12]

- 10 -
Không những số lượng các đô thị lớn tăng nhanh mà dân số của các đô thị
lớn cũng tăng nhanh, nhất là các đô thị trực thuộc Trung ương (xem bảng 1.2).
Bảng 1.2. Tăng trưởng dân số của một số đô thị lớn từ 1970 – 2009
Đơn vị: 1000 dân
Năm
Đô thị
1970
1979
1999
2005
2009
TP Hồ Chí Minh
2.700
3.419
5.037
5.891
7.123

Hà Nội
628
2.571
2.672
3.415
6.448
Đà Nẵng
390
510
684
777
887
Hải Phòng
285
1.279
1.672
1.792
1.837
Nguồn: Niên giám thống kê và điều tra dân số các năm
Trong tổng số dân đô thị cả nước, dân số các đô thị trực thuộc TW chiếm tỷ
trọng cao và có xu hướng tăng lên (Bảng 1.3)
Bảng 1.3. Tỷ trọng dân số đô thị của 5 thành phố trực thuộc TW
so với dân số đô thị cả nước năm 1999 và 2009
Đơn vị tính: 1000 người
Địa phương
1999
2005
2009
Dân số
%

Dân số
%
Dân số
%
Cả nước
17.916,9
100
22.418,5
100
25.374,2
100
5 TP trực
thuộc TW
4.225,0
40,32
9.175,4
40,92
10.960,6
43,19
Nguồn: Niêm giám thống kê và điều tra dân số các năm 1999 và 2009

1.1.2 Khái quát tình hình phát triển khu trung tâm các đô thị lớn
1.1.2.1 Phát triển không gian đất đai
Trong quá trình phát triển đất đai xây dựng của đô thị (đất nội đô), đất đai
khu trung tâm đô thị cũng phát triển và mở rộng quy mô, đặc biệt là trung tâm
của các đô thị loại đặc biệt loại I trực thuộc TW (các trung tâm quốc gia). Nội
thành mở rộng càng nhanh thì đất đai khu trung tâm đô thị tăng lên cũng càng
nhanh. Đó là một xu hướng tất yếu ở hầu hết các đô thị nói chung và ở các đô thị
lớn nói riêng.


- 11 -
Trung tâm của thành phố Hà Nội trước đây bao gồm địa phận của 2 quận Ba
Đình và Hoàn Kiếm, thì nay được xác định bao gồm một phần quận Hai Bà
Trưng và Đống Đa, sắp tới sẽ được mở rộng theo hướng Tây, Tây Bắc bao gồm
một phần đất đai của quận Tây Hồ (khu vực quanh Hồ Tây) và của quận Cầu
Giấy (dọc theo đại lộ Thăng Long – Mỹ Đình (xem hình 1.2, 1.3 và 1.4).
Trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh trước đây chỉ bao gồm 2 khu vực
trung tâm là Sài Gòn và chợ Lớn (vào những năm 40 của thế kỷ trước). Đến cuối
những năm 1980 trở đi, khu vực xây dựng giữa 2 trung tâm này được đô thị hóa
và nối liền với 2 khu trung tâm trên trở thành khu trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh [26]. Hiện nay đất đai của trung tâm thành phố Hồ Chí Minh được xác
định bao gồm đất đai quận 1, 3, 4 và quận Bình Thạnh (khoảng 930ha) [61].
Trong tương lai khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh sẽ được mở rộng sang
khu đô thị mới Thủ Thiêm [53], [54] (xem hình 1.5 và 1.6).
Trung tâm của thành phố Đà Nẵng hiện nay chủ yếu tập trung trên địa bàn
quận Hải Châu. Trong tương lai trung tâm thành phố sẽ mở rộng sang quận
Thanh Khê và một phần của các quận lân cận như quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành
Sơn (xem hình 1.7, 1.8).
Khu trung tâm của các đô thị lớn khác cũng đang và sẽ phát triển không
gian và mở rộng đất đai tương tự như trung tâm của các đô thị trình bày ở trên.
Sự phát triển đất đai khu trung tâm của các đô thị lớn diễn ra nhanh hay chậm
tuỳ thuộc vào tiềm năng, động lực và khả năng thu hút đầu tư hay tốc độ phát
triển của đô thị đó; ngoài vị trí, vai trò, chức năng của chúng trong hệ thống đô
thị quốc gia và vùng lãnh thổ (hình 1.9 đến 1.12).

- 12 -
Sự phát triển không gian đất đai khu trung tâm của các đô thị thường theo
các hình thức chủ yếu sau đây:
- Phát triển lan toả và mở rộng xung quanh khu trung tâm cũ theo cách xây
dựng tập trung (đơn tâm).

- Phát triển mở rộng theo hình vòng tròn bao quanh khu thành cổ, một khu
bảo tồn hay quanh hồ nước (vòng tròn).
- Phát triển lan toả theo các trục đường dẫn vào khu trung tâm, sau đó dần
lấp đầy các diện tích đất đai giữa các trục đường (hình sao).
- Phát triển các phần khu trung tâm mới, tách biệt với vị trí khu trung tâm
cũ hình thành nên các khu trung tâm chức năng riêng như hành chính, ngân hàng
tài chính, thể thao v.v… (đa tâm) (hình 1.13).

Hình 1.13. Các mô hình phát triển không gian trung tâm đô thị
Nguồn: trích từ [72]

1.1.2.2 Phát triển không gian các chức năng trung tâm
Trong khu trung tâm của mỗi đô thị, dù quy mô và tính chất của các đô thị
có khác nhau, các bộ phận chức năng thường bao gồm các nhóm sau:
- Các công trình hành chính – chính trị
- Các công trình tài chính, ngân hàng
- Các công trình thương mại, dịch vụ
- Các công trình nghỉ ngơi, du lịch
- Các công trình giáo dục đào tạo

- 13 -
- Các công trình văn hóa, nghệ thuật
- Các cửa hàng y tế, bảo vệ sức khoẻ
- Các công trình thể thao
- Các công trình thông tin, truyền thông
Ngoài ra trong trung tâm các đô thị còn có các công trình sau:
- Nhà ở (tuy không có chức năng trung tâm, song thường chiếm tỷ lệ lớn về
đất và công trình xây dựng trung tâm)
- Các công trình giao thông hạ tầng kỹ thuật đô thị (bến tầu, nhà ga, tầu
điện ngầm, trên cao, các bến bãi xe, gara, trạm và công trình phân phối điện, khí

đốt, cấp nước v.v.)
- Các công trình sản xuất ít không độc hại và gây ô nhiễm chiếm ít diện tích
đất xây dựng, các công trình an ninh quốc phòng v.v
Dưới sự tác động của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, trong khu trung
tâm đô thị, các nhóm chức năng tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ đang
có xu hướng phát triển bành chướng, lấn át các bộ phận chức năng khác, dẫn đến
mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, mật độ diện tích sàn, tầng cao xây dựng
trung bình đều cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác của đô thị. Rất nhiều
các khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, siêu thị, nhà xuất bản báo chí, viễn thông,
sàn nhảy, văn phòng v.v. đã chiếm lĩnh những vị trí đắc địa, thay thế dần cho các
nhà ở, các công trình y tế giáo dục, v.v phá vỡ các quy hoạch và cảnh quan
truyền thống khu trung tâm, cây xanh giảm thiểu chỉ còn 1-2% đất xây dựng, gây
nên những bất hợp lý, sự chật trội về quy hoạch xây dựng và môi trường trong
khu trung tâm. Vì vậy cần phải kiểm soát chặt chẽ việc cải tạo, xây dựng các
công trình kiến trúc, hạ tầng v.v trong khu trung tâm vừa tạo ra sự hài hoà cân
đối trong phát triển không gian quy hoạch, kiến trúc, xây dựng; vừa bảo tồn các
giá trị truyền thống và di sản của đô thị, cân bằng về môi trường sinh thái. Bài
học đó được rút ra từ thực trạng phát triển các khu trung tâm đô thị của các nước
công nghiệp phát triển, các nước tư bản chủ nghĩa [72].

- 14 -
Trong nhóm các chức năng trung tâm thì các chức năng thương mại, dịch
vụ, tài chính ngân hàng là có sự thay đổi phát triển mạnh, mở rộng qui mô đất
đai và số lượng công trình. Tiếp đó là các công trình y tế chăm sóc sức khoẻ, các
công trình giáo dục, các công trình văn hóa nghệ thuật, bưu chính viễn thông, vui
chơi giải trí. Còn các công trình hành chính – chính trị thì sự phát triển không
đáng kể mà chỉ xây mới, tập trung và cải tạo hiện đại hóa. Ngược lại, các nhóm
chức năng phi trung tâm như nhà ở và các công trình sản xuất, kho bãi, cơ sở
quân sự thì sẽ dần thu hẹp lại theo chủ trương giãn dân và di chuyển các cơ sở
sản xuất độc hại, chiếm nhiều diện tích xây dựng ra khỏi khu trung tâm đô thị,

giành đất để cải tạo mở rộng và xây dựng mới các công trình có các chức năng
trung tâm và có tiềm năng phát triển trong cơ chế thị trường, mang lại hiệu quả
kinh tế kinh doanh dịch vụ lớn [12].
1.1.2.3 Phát triển không gian quy hoạch, kiến trúc và xây dựng
a. Về qui hoạch và kiến trúc
Tất cả các đô thị lớn đã có đồ án quy hoạch chung hoặc đồ án điều chỉnh qui
hoạch chung xây dựng phát triển đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên
cơ sở đó các quận (đối với đô thị trực thuộc TW) đã lập qui hoạch chung, điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận, đã và đang được các cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Qui hoạch chi tiết 1/2000 của các quận, phường cũng đã được lập và
đang được xem xét điều chỉnh như ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh [62] và [45]; và
nhìn chung “diện tích đất trung tâm các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng v.v… đã được phủ kín qui hoạch chi tiết 1/2000”
[12], nhiều khu vực đã được lập quy hoạch chi tiết 1:500.
Sau khi có Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, có thêm cấp độ Qui hoạch phân
khu, [40], [30]. Do các phân khu chức năng của đô thị thường không trùng lặp với
địa giới hành chính của đơn vị Quận hay phường, nên để tạo sự thống nhất giữa
quản lý qui hoạch phân khu và qui hoạch chung, qui hoạch chi tiết, cần phải:

- 15 -
Thứ nhất điều chỉnh qui hoạch chung Quận và chi tiết Phường cho thống
nhất với nội dung của qui hoạch phân khu của đô thị.
Thứ hai là phải có cơ chế, chính sách và tổ chức bộ máy quản lý kết hợp
giữa quản lý qui hoạch phân khu với qui hoạch chung của Quận hay qui hoạch
chi tiết của Phường để tạo sự thống nhất giữa quản lý quy hoạch phân khu với
quản lý qui hoạch theo địa giới hành chính [46].
Đồng thời trong khi lập hoàn thiện qui hoạch xây dựng các khu trung tâm đã
xúc tiến nghiên cứu và bổ sung nội dung thiết kế đô thị vào trong đồ án qui
hoạch để tạo cơ sở quản lý qui hoạch, kiến trúc và cấp phép xây dựng.
Thực hiện qui định về nội dung của lập đồ án qui hoạch đô thị theo luật quy

hoạch đô thị, ở thành phố Hà Nội đang nghiên cứu Đề án qui hoạch chi tiết và
thiết kế đô thị cho 24 tuyến phố chính trong khu trung tâm (thông báo của Sở qui
hoạch kiến trúc Hà Nội). Ở thành phố Hồ Chí Minh, UBND thành phố cũng đã
ban hành Quy định về kiến trúc đối với nhà liền kề trong khu đô thị hiện hữu cải
tạo thành phố Hồ Chí Minh [63], nhiệm vụ qui hoạch Đồ án qui hoạch chi tiết
xây dựng tỷ lệ 1/2000 và lập qui chế quản lý kiến trúc một số trục đường chính
và khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh [65]. Trên cơ sở đó thành phố
Hồ Chí Minh đã tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án qui chi tiết xây dựng 1/2000 khu
trung tâm hiện hữu của thành phố và đã ban hành quyết định số 516/QĐ-UBND
về phê duyệt nhiệm vụ đồ án qui hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (qui
hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh (thuộc gói
“Lập qui hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và quy chế quản lý kiến trúc đô thị
cấp 2 cho khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh) ban hành ngày
27/10/2011 [34] do công ty Nikken Sekkei Ltd (Nhật Bản) thực hiện tháng
4/2010 [39].
Đối với các khu trung tâm các đô thị lớn khác của Việt Nam, tình hình thực
hiện qui hoạch, thiết kế đô thị cũng đã và đang được tiến hành tương tự như vậy.
Qui hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 chủ yếu được lập cho các khu trung tâm

×