Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 59 trang )

`

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ QUỐC HỘI

ÁP DỤNG, THAY ĐỔI BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 10 - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

ÁP DỤNG, THAY ĐỔI BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM THEO
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HUỲNH TẤN DUY
Học viên: ĐỖ QUỐC HỘI
Lớp cao học Luật Khóa 1 Bình Thuận


TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 10 - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ
Luật học “Áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” là hồn tồn trung thực và khơng trùng lặp với
các luận văn khác trong cùng lĩnh vực. Các thơng tin, tài liệu trình bày trong luận văn
đã được trích dẫn và chú thích đầy đủ. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá
nhân tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Huỳnh Tấn Duy. Tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
TPHCM, ngày

tháng 10 năm 2020
Tác giả

Đỗ Quốc Hội


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ
1

BLHS

Bộ luật hình sự

2

BLTTHS


Bộ luật tố tụng hình sự

3

BPNC

Biện pháp ngăn chặn

4

CQĐT

Cơ quan điều tra

5

HĐXX

Hội đồng xét xử

6

KSV

Kiểm sát viên

7

NBC


Người bào chữa

8

TAND

Tòa án nhân dân

9

VKS

Viện kiểm sát


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRONG GIAI ĐOẠN XÉT
XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ...........................................................................6
1.1. Quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự ......................................................................................................6
1.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự ...............................................................................................................................11
1.3. Kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp tạm giam
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và nâng cao hiệu quả thực hiện ........23
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................27
CHƯƠNG 2. THAY ĐỔI BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRONG GIAI ĐOẠN XÉT
XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ .........................................................................28

2.1. Quy định của pháp luật về thay đổi biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự ....................................................................................................28
2.2. Thực tiễn thay đổi biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự ...............................................................................................................................31
2.3. Kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật về thay đổi biện pháp tạm giam
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và nâng cao hiệu quả thực hiện ........38
Kết luận Chương 2 ..................................................................................................42
KẾT LUẬN ..............................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự do người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng. Nhằm kịp thời ngăn chặn tội
phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều
tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp
dụng biện pháp như giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam,
bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Biện pháp ngăn chặn được xây dựng trên cơ sở nền tảng quyền con người phù
hợp với Hiến pháp và các công ước quốc tế về quyền con người. Dưới góc nhìn thực
tiễn khi giải quyết các vụ án hình hình sự, các biện pháp ngăn chặn là đóng vai trị
quan trọng trong việc bảo đảm ngăn ngừa, phòng, chống tội phạm, giải quyết đúng
đắn vụ án hình sự để bảo vệ các lợi ích của nhà nước, xã hội và mọi cơng dân. Tuy
nhiên, dưới góc nhìn bảo vệ quyền con người việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế
trong tố tụng hình sự có thể gây tổn thương, hạn chế các quyền, tự do cá nhân của

công dân đã được Hiến pháp nghi nhận.
Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự có thể được áp dụng trong quá trình
điều tra, truy tố, xét xử. Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động
tố tụng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho phiên tòa được diễn ra nhanh
chóng, đúng pháp luật. Tính chất quan trọng của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự được phản ánh qua các quyết định của Tòa án trong đó những quyết
định áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn có thể làm phát sinh, thay đổi số phận
pháp lý của bị cáo.
Quy định về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đã được ghi nhận
trong các văn bản luật từ những năm đầu khi Việt Nam giành được độc lập và thống
nhất đất nước1. Chế định về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được pháp
điển hóa lần đầu tiên tại Chương V, Chương VI Bộ luật tố tụng hình sự 1998, 2003.
Tại Chương VII Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 về Biện pháp ngăn chặn, biện
Luật số 103-SL/L.005 ngày 20/05/1957 của Chủ tịch nước VNDCCH về “Đảm bảo quyền tự do thân thể và
quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân”, Sắc luật 002-SLT ngày 18/6/1957 của
Chủ tịch nước VNDCCH “Quy định những trường hợp phạm pháp quả tang, những trường hợp khẩn cấp và
những trường hợp khám người phạm pháp quả tang”, Sắc luật 02-SL ngày 15/5/1976 của Chủ tịch hội đồng
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hịa Miền nam Việt Nam.
1


2

pháp cưỡng chế so với quy định trước đó đã có nhiều điểm mới và cụ thể hơn so với
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 nhưng vẫn cịn một số hạn chế chưa đáp ứng đầy đủ yêu
cầu của thực tiễn xét xử trong công cuộc cải cách tư pháp. Nghiên cứu quy định của
pháp luật về giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự giúp cho các nhà xây
dựng pháp luật và những người làm cơng tác xét xử có quyết định đúng để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơng dân và xã hội.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự, các biện pháp ngăn chặn chủ

yếu được áp dụng đó là các biện pháp tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm
hoãn xuất cảnh. Quá trình giải quyết vụ án từ thực tiễn, tác giả nhận thấy có nhiều
vấn đề vướng mắc nổi lên khi quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp tạm giam trong
giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Đó là các vấn đề về đối tượng hạn
chế áp dụng biện pháp tạm giam, căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam, thẩm quyền,
thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, căn cứ, trình tự, thủ tục thay đổi
biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Từ thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn
chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” để làm luận
văn thạc sĩ luật học theo định hướng ứng dụng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tìm hiểu và ghi nhận được một
số cơng trình nghiên cứu đáng chú ý như sau:
1. Lê Văn Cảm (2009), Giáo trình Tư pháp Hình sự, Bộ mơn Tư pháp Hình
sự - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Cơng trình nghiên cứu đề cập đến các vấn
đề khái luận chung về thủ tục tố tụng hình sự.
2. Lê Tiến Châu (2009), Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam,
NXB Tư pháp. Cơng trình đề cập đến vai trị của Tịa án, mơ hình tố tụng và những
vấn đề pháp lý có liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án.
3. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên (2001), Giáo trình Luật tố tụng Hình sự Việt
Nam, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Lê Huỳnh Tấn Duy (chủ biên) (2018), Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi trên cơ sở khung pháp lý của Liên hợp quốc,
NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
5. Học viện Tư pháp (2014), Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ án hình sự, NXB
Lao động.


3


6. Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư
pháp hình sự Việt Nam, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Cơng trình nghiên
cứu chuyên sâu về vấn đề bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.
7. Hồng Thị Minh Sơn (chủ biên) (2008). Giáo trình Luật tố tụng Hình sự
Việt Nam (tái bản lần thứ 4 có sửa đổi, bổ sung), Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội;
8. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình
sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Giáo trình là tài liệu giảng
dạy giới thiệu, phân tích các quy định của BLTTHS, trong đó có nội dung đề cập đến
giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
9. Khổng Minh Quân (2018) Các biện pháp ngăn chặn theo luật Tố tụng hình
sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội
Việt Nam.
10. Trần Thị Kim Trang (2019), Hủy bỏ, thay thế biện pháp ngăn chặn theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học luật TP. Hồ Chí
Minh, trang 13.
11. Châu Văn Mỹ (2020), Biện pháp tạm giam trong xét xử vụ án hình sự theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh.
Các cơng trình khoa học và bài viết kể trên đều có giá trị về lý luận và thực
tiễn nhưng chưa có cơng trình và bài viết nào nghiên cứu một cách chuyên sâu theo
định hướng ứng dụng về hai vấn đề là áp dụng, thay đổi biện pháp tạm giam trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là đưa ra những kiến nghị, giải pháp
góp phần hồn thiện quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về áp dụng, thay
đổi biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và
nâng cao hiệu quả thực hiện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật về áp dụng, thay đổi biện pháp
tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự;


4

- Trình bày, đánh giá thực tiễn áp dụng, thay đổi biện pháp tạm giam trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự;
- Đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật về áp dụng, thay
đổi biện pháp tạm giam trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và đảm bảo thực hiện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam, tập trung vào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, về áp dụng, thay đổi
biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn thực
hiện. Luận văn cũng đồng thời nghiên cứu các cơng trình khoa học, quan điểm khoa
học của các tác giả và các quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn này
trong thực tiễn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có nhiều biện pháp
ngăn chặn được áp dụng như bắt tạm giam, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo
lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh. Tuy nhiên do giới hạn về dung lượng
của luận văn theo định hướng ứng dụng, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 01 biện pháp
ngăn chặn đó là biện pháp tạm giam. Nội dung luận văn tập trung vào hai nhóm vấn
đề là áp dụng và thay đổi biện pháp tạm giam.
Về không gian và thời gian: Luận văn khảo sát thực tiễn áp dụng, thay đổi biện
pháp tạm giam trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung vào tỉnh Bình Thuận và một
số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2016 đến năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác – Lênin trong cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu cụ thể. Để thực hiện
các nhiệm vụ đã nêu, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt trong luận văn
với đối tượng nghiên cứu là các học thuyết pháp lý và pháp luật về hình thức.
- Phương pháp thống kê: sử dụng trong việc thống kê các vụ án đã xét xử sơ
thẩm trong ngành Tòa án nhằm làm rõ việc tuân thủ các quy định về thẩm quyền, thủ
tục, thời hạn khi áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm của Tòa
án và Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án.


5

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án: tác giả lựa chọn một số vụ án mà trong
thực tiễn cách giải quyết còn tồn tại những vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn áp
dụng pháp luật.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn là việc chỉ ra được những vấn đề còn hạn
chế, bất cập của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành cũng như những tồn tại mà Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015 vẫn chưa khắc phục được về vấn đề áp dụng, thay đổi
biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, qua đó đề xuất
được những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật.
- Địa chỉ ứng dụng: kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể sử dụng tham
khảo trong công tác nghiên cứu khoa học pháp lý về tố tụng hình nói chung và áp
dụng pháp luật trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được kết cấu như sau:
Chương 1. Áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự

Chương 2. Thay đổi biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự


6

CHƯƠNG 1
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp tạm giam trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Khái niệm, đặc điểm giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Theo Từ điển Luật học thì “xét xử” là xem xét và xử các vụ án, “sơ thẩm” là
xét xử vụ án lần thứ nhất2. Về phương diện khoa học pháp lý thì “xét xử sơ thẩm” là
việc lần đầu tiên đưa vụ án ra xét xử ở tòa án có thẩm quyền. Bản án, quyết định của
Tịa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nếu không bị kháng
cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực thi hành.
Hiện nay pháp luật TTHS Việt Nam xác định nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ
thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” (Điều 27 BLTTHS năm 2015). Trong đó xét xử sơ
thẩm là trọng tâm và có vai trị quan trọng trong việc tìm ra sự thật khách quan và
bảo vệ các giá trị cốt lõi. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn của TTHS
trong đó Tịa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết
định tố tụng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là xét xử lần đầu của hoạt động giải
quyết vụ án hình sự. Đây là hoạt động xét xử ở cấp thứ nhất do Tòa án có thẩm quyền
thực hiện theo quy định của pháp luật3. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bao gồm hai
bước là chuẩn bị xét xử và phiên tòa.
Trong bước chuẩn bị xét xử, tùy vào tính chất, mức độ phạm tội, nhân thân
của bị can mà có thể áp dụng các BPNC quy định tại Điều 109 BLTTHS năm 2015,
trong đó có biện pháp tạm giam. Tại phiên tòa nếu xét thấy cần tạm giam bị cáo để

đảm bảo việc xét xử và thi hành án thì người có thẩm quyền ra Quyết định bắt bị cáo
tạm giam hoặc Quyết định tiếp tục tạm giam nếu bị cáo đã bị tạm giam trước đó và
thời hạn tạm giam đã hết.
Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp tạm giam trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2006) Từ điển Luật học, NXB Tư pháp, tr 389.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam, tr 415.
2
3


7

Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong
BLTTHS, tuy nhiên Điều 119 BLTTHS năm 2015 và các BLTTHS trước đây không
định nghĩa cụ thể về biện pháp tạm giam. Nghiên cứu cho thấy, tạm giam được hiểu
là một biện pháp ngăn chặn trong TTHS được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng
đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp luật định nhằm ngăn chặn tội phạm
hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành
án4. Đây là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất nhưng cũng là biện pháp nghiêm
khắc nhất trong hệ thống các biện pháp ngăn chặn. Trong khoảng thời gian tạm giam,
bị can, bị cáo sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ sở giam giữ, một số quyền tự
do bị mất đi, một số quyền bị hạn chế. Các quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền ăn,
mặc, ngủ, sinh hoạt, gặp gỡ trao đổi với người thân và xã hội bị hạn chế tối đa và chịu
sự giám sát chặt chẽ của trại tạm giam.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tùy vào tính chất, mức độ phạm tội, nhân thân
của bị can mà có thể áp dụng các BPNC quy định tại Điều 109 Bộ luật TTHS năm
2015, trong đó có biện pháp tạm giam. Nhìn chung biện pháp tạm giam được áp dụng

trong giai đoạn xét xử sơ thẩm cũng mang những đặc trưng của các biện pháp ngăn
chặn nói chung, cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc áp dụng biện pháp tạm giam mang tính chất lựa chọn. Khơng
phải tất cả những VAHS đều bắt buộc phải áp dụng tạm giam và không phải người
bị buộc tội nào cũng bị áp dụng tạm giam trong quá trình xét xử. Việc áp dụng tạm
giam chỉ được sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết và phải dựa trên những
căn cứ nghiêm ngặt về các điều kiện áp dụng của pháp luật tố tụng hình sự.
Thứ hai, biện pháp tạm giam được áp dụng đối với bị can (khi chuẩn bị xét
xử), bị cáo (khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử) trong những trường hợp luật định
(Điều 119, 419 BLTTHS năm 2015).
Thứ ba, về chủ thể áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự là Chánh án, Phó Chánh án, Hội đồng xét xử.
Thứ tư, biện pháp tạm giam là biện pháp được quy định chặt chẽ, quá trình áp
dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc áp
dụng biện pháp tạm giam trong TTHS tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền,
nghĩa vụ cơ bản của công dân, do vậy khi áp dụng cần tuân thủ triệt để các quy định

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam, tr 300.
4


8

của pháp luật TTHS, đó là các quy định về trình tự, thẩm quyền, thủ tục… để bảo
đảm các quyền cơ bản của công dân, của con người đã được Hiến pháp và pháp luật
công nhận.
Biện pháp tạm giam trong TTHS là quan trọng và cần thiết, đây là thiết chế
không thể thiếu đối với mọi hệ thống pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới.
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, vai trò của biện pháp tạm giam được thể hiện qua

một số nội dung như sau:.
Thứ nhất, biện pháp tạm giam góp phần bảo đảm cho hoạt động xét xử của
Tòa án được thực hiện thuận lợi, tạm giam bảo đảm cho sự có mặt của bị cáo tại phiên
tòa để việc chứng minh và làm rõ các nội dung vụ án đạt được hiệu quả và tính thuyết
phục cao. Để giải quyết một VAHS, Tòa án phải thực hiện nhiều hoạt động tố tụng
khác nhau nhằm thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm và người phạm tội, buộc
người đó phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Quá trình này
khơng chỉ địi hỏi sự tích cực của những người tiến hành tố tụng mà còn phụ thuộc
vào thái độ hợp tác của những người tham gia tố tụng. Tuy nhiên không phải lúc nào
người tham gia tố tụng cũng tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ của họ. Có khơng ít
trường hợp những người tham gia tố tụng, những chủ thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự cố tình trốn tránh hoặc gây cản trở cho các hoạt động tố tụng. Vì vậy để ngăn
ngừa những hành vi này, pháp luật cho phép Tòa án áp dụng biện pháp tạm giam
trong những trường hợp cần thiết với những đối tượng nhất định nhằm đảm bảo cho
các hoạt động TTHS được tiến hành một cách thuận lợi, vụ án được giải quyết nhanh
chóng và đúng đắn.
Thứ hai, biện pháp tạm giam góp phần hạn chế sự xâm phạm đến các quyền
cơ bản của công dân. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm biện pháp tạm giam khơng phải
là hình phạt và khơng hồn tồn là trấn áp, trừng trị những người bị áp dụng. Tuy
nhiên do việc áp dụng những biện pháp này tác động trực tiếp đến các quyền cơ bản
của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận nên địi hỏi phải có những bảo đảm về căn
cứ, trình tự, thẩm quyền áp dụng nhằm hạn chế sự lạm quyền từ phía các chủ thể tiến
hành tố tụng. Đây chính là một yêu cầu nguyên tắc pháp chế đối với các hoạt động
áp dụng pháp luật tố tụng hình sự. Biện pháp tạm giam khơng phải là những biện
pháp được áp dụng một cách tràn lan mà phải thật sự là kết quả của việc cân nhắc, so
sánh và giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự với
sự tước bỏ tạm thời hay hạn chế một số quyền cơ bản của bị can, bị cáo. Những người


9


có thẩm quyền phải tiến hành mọi biện pháp để bảo đảm việc áp dụng biện pháp ngăn
chặn là đúng pháp pháp luật.
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Chánh án, Phó chánh án và Thẩm phán được
phân cơng chủ tọa phiên tịa phải kiểm tra lại tồn bộ hồ sơ để xem xét đánh giá việc
áp dụng, thay đổi biện pháp tạm giam trong các giai đoạn điều tra, truy tố đã phù hợp,
bảo đảm với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm quyền con người
hay chưa. Thông qua việc kiểm tra này Thẩm phán sẽ đề xuất, tham mưu việc áp
dụng, thay đổi hay hủy bỏ biện pháp tạm giam với bị can, bị cáo để phù hợp với tính
chất, mức độ và sự chuyển biến về tình hình tội phạm.
Xét ở góc độ khác, biện pháp tạm giam trong TTHS cịn có ý nghĩa đối với
việc bảo vệ những người bị hành vi phạm tội xâm hại. Việc áp dụng biện pháp ngăn
chặn bắt, tạm giam đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội đã góp phần ngăn
chặn khơng cho tội phạm hồn thành, khơng để người thực hiện hành vi phạm tội đạt
được mục đích, qua đó bảo về quyền của người bị hại.
Quy định về các trường hợp tạm giam
Căn cứ quy định tại Điều 119 BLTTHS năm 2015, tùy theo loại tội phạm có
thể chia thành 04 trường hợp áp dụng tạm giam gồm:
- Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm
trọng. Thông thường những trường hợp này sẽ bị tạm giam ngay khi có quyết định
khởi tố bị can trừ một số trường hợp được áp dụng biện pháp thay thế ngăn chặn khác
quy định tại khoản 4 Điều 119.
- Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà
BLHS quy định hình phạt tù trên 02 năm. Đây là trường hợp không đương nhiên bị
áp dụng biện pháp tạm giam, chỉ áp dụng tạm giam với những đối tượng này khi
thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều 119.
- Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định
hình phạt tù đến 02 năm. Đây là những đối tượng không đương nhiên bị tạm giam và
chỉ tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
- Trường hợp không bị áp dụng biện pháp tạm giam khi thực hiện các hành vi

phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nghiêm trọng và ít nghiêm trọng
gồm: gồm phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người
bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng. Những đối tượng này được áp dụng
các biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn để thay thế cho tạm giam. Tuy


10

nhiên nếu đối tượng thực hiện một trong các hành vi quy định từ điểm a đến điểm d
khoản 4 Điều 119 thì có thể bị tạm giam.
Như vậy pháp luật quy định theo hướng mở rộng áp dụng biện pháp tạm giam
đối với tất cả các loại tội phạm. Tuy nhiên điều luật cũng quy định mang tính chất
mở thơng qua cụm từ “có thể” sau mỗi loại tội phạm để những người tiến hành tố
tụng căn cứ vào tình hình thực tế để áp dụng biện pháp tạm giam hoặc không đối với
tất cả các loại tội phạm. Đây là một quy định khá linh hoạt và phù hợp với điều kiện
thực tế trong từng vụ án để giải quyết sao cho bảo đảm thượng tôn pháp luật.
Quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 119 BLTTHS thì những người có quyền ra lệnh bắt bị
can, bị cáo để tạm giam cũng có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Theo đó, quyết
định tạm giam sẽ được ban hành bởi Chánh án, Phó chánh án; Hội đồng xét xử sẽ ra
quyết định tạm giam hoặc quyết định bắt tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án.
Điều luật không trao quyền áp dụng biện pháp tạm giam cho Thẩm phán giải quyết
vụ án mặc dù Thẩm phán là người gần như nắm rõ nhất hồ sơ, nội dung của vụ án.
Thực tiễn giải quyết vụ án hình sự khi áp dụng biện pháp tạm giam, người tiến
hành tố tụng đã gặp phải một số khó khăn trong việc cân nhắc có nên áp dụng biện
pháp ngăn chặn này đối với bị cáo hay khơng, nếu áp dụng thì có đủ căn cứ để áp
dụng, nếu khơng áp dụng thì có bảo đảm thực thi nghiêm chỉnh các quy định của pháp
luật TTHS hay không. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án luôn phải cân
nhắc giữa việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp ngăn chặn, mặc dù thẩm quyền

áp dụng biện pháp tạm giam thuộc về Chánh án, Phó Chánh án, Hội đồng xét xử. Tuy
nhiên người giữ vai trò chủ đạo, tham mưu, đánh giá hồ sơ hiểu rõ vụ án lại là Thẩm
phán, Thẩm phán cũng là người chịu trách nhiệm chính đối với bản án mình giải
quyết.
Quá trình giải quyết vụ án Thẩm phán phải chịu sự giám sát của Viện kiểm
sát, của người bào chữa, áp lực trong việc tuân thủ các quy định về áp dụng hay không
áp dụng biện pháp tạm giam là rất lớn. Nếu có sai sót sẽ bị Viện kiểm sát, người bào
chữa, bị can, bị cáo kiến nghị, khiếu nại.
Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy hiện nay còn tồn tại một số vướng mắc
liên quan đến các vấn đề như sau:


11

- Vướng mắc liên quan đến thẩm quyền quyết định việc tạm giam sau khi kết
thúc phiên tòa sơ thẩm trong trường hợp HĐXX phải trả hồ sơ cho VKS để điều tra
bổ sung mà thời hạn tạm giam đã hết.
- Vướng mắc liên quan đến thẩm quyền quyết định việc tạm giam trong trường
hợp HĐXX sơ thẩm xét xử vắng mặt bị cáo đang bị truy nã nhưng bắt được sau khi
tuyên án phạt tù.
Quy định về thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự
Nghiên cứu quy định của BLTTHS, tác giả nhận thấy trong q trình giải quyết
VAHS có hai loại thời hạn đó là thời hạn của thủ tục tố tụng và thời hạn của biện
pháp ngăn chặn. Do việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam là một trong những
biện pháp phổ biến, được áp dụng nhiều nhất so với các biện pháp ngăn chặn khác,
biện pháp này cũng mang tính răn đe, nghiêm khắc nhất, do đó để bảo đảm sự đồng
bộ, thể hiện nguyên tắc trách nhiệm của từng giai đoạn tố tụng, Bộ luật TTHS quy
định thời hạn tạm giam tương ứng với từng giai đoạn tố tụng chứ không quy định liền
kề với nội dung điều luật về tạm giam trong Chương VII BLTTHS năm 2015.

Thời hạn tạm giam trong từng giai đoạn tố tụng cũng khơng có sự đồng nhất.
Trong ba giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử cơ quan THTT căn cứ vào từng loại tội
phạm, thời hạn thực hiện các thủ tục tố tụng, gia hạn thực hiện thủ tục tố tụng để xác
định thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam cụ thể.
Thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm được quy định tại Điều 278
BLTTHS năm 2015. Điều luật không quy định cụ thể thời hạn tạm giam là bao lâu
mà viện dẫn thời hạn tạm giam được thực hiện tương ứng với thời hạn chuẩn bị xét
xử sơ thẩm quy định tại Điều 277. Theo đó thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ
thẩm là 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm
trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án cho đến khi kết thúc phiên tòa. Điều luật không
quy định việc gia hạn tạm giam mà quy định khi đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm
giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hồn thành việc xét xử thì Hội
đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Thực tiễn áp dụng pháp luật tác giả nhận thấy còn một số vướng mắc, tồn tại
liên quan đến thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm như sau:


12

- Vướng mắc về thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử đã hết nhưng chưa đến
ngày mở phiên tịa thì cách giải quyết về tạm giam để bảo đảm việc xét xử như quy
định tại khoản 3 Điều 278 BLTTHS năm 2015 là chưa rõ.
- Vướng mắc về thời hạn tạm giam để bảo đảm thi hành phạt tù quy định như
hiện hành là 45 ngày. Tuy nhiên nếu bản án tuyên bị cáo chỉ còn phải chấp hành hình
phạt tù cịn lại ít hơn 45 ngày sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo;
- Vướng mắc về thời hạn tạm giam đối với người dưới 18 tuổi chưa có sự đồng
nhất với thời hạn chuẩn bị xét xử và thời hạn tạm giam sau khi tuyên án. Những
vướng mắc này sẽ được tác giả làm rõ hơn tại mục 1.2 và 1.3 của luận văn.
1.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

vụ án hình sự
1.2.1. Khái quát thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự
Trong quá trình được phân công trực tiếp giải quyết các VAHS cũng như thời
gian cơng tác trong ngành Tịa án, dựa trên các số liệu thống kê thực tế tác giả nhận
thấy biện pháp tạm giam là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất trong số các biện
pháp ngăn chặn mà Bộ luật TTHS quy định. Trên phạm vi cả nước, trong năm 2019
các Tòa án đã thụ lý 83.239 vụ với 142.571 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 80.280
vụ với 135.338 bị cáo, đạt tỷ lệ 96,45% về số vụ và 94,93% về số bị cáo (so với năm
2018, thụ lý tăng 121 vụ với 702 bị cáo), trong tổng số 135.338 bị cáo bị đưa ra xét
xử, Tòa án đã áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với 124.530 bị cáo5.
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng trong khoảng thời gian từ năm 2016
đến năm 2019, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, để kịp thời ngăn chặn hành vi
phạm tội và bảo đảm giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo.
Thống kê và so sánh giữa việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm có kết quả khá chênh lệch về việc áp dụng biện pháp tạm giam
so với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Số vụ án và số bị cáo bị đưa ra xét
xử tăng theo từng năm, trong số các biện pháp ngăn chặn thì tạm giam là biện pháp
ngăn chặn được áp dụng vượt trội hơn so với các biện pháp khác.

Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm cơng tác năm 2020 của Tịa án nhân dân tối cao
ngày 06/01/2020.
5


13

- Năm 2016: Có hơn 1.400 bị cáo bị đưa ra xét xử, trong đó số bị cáo bị tạm
giam là 1.370 bị cáo, các bị cáo bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác là 134 bị

cáo. Như vậy số bị cáo bị tạm giam chiếm hơn 90,2% tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử.
- Số liệu thống kê của các năm 2017, 2018, 2019 cũng thể hiện các vụ án và
số bị cáo tăng theo từng năm. Số bị cáo bị tạm giam cũng tăng theo và vẫn chiếm tỷ
lệ hơn 90%. Điều này phản ánh loại tội phạm mà các bị cáo thực hiện đa phần là tội
phạm từ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng trở lên.
Bảng 1. Bảng thống kê việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của TAND các
cấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2016 đến 2019.
Năm

Tạm giam

Biện pháp ngăn chặn khác

2016

1370

134

2017

1478

156

2018

1482

148


2019

1501

173

Tổng cộng

5.831

611

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận)6
Bảng 2. Thống kê việc áp dụng biện pháp tạm giam trong các giai đoạn tố
tụng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2016 đến 2019
Tạm giam

2016

2017

2018

2019

Giai đoạn điều tra

1392


1586

1592

1625

Giai đoạn truy tố

1384

1574

1587

1611

Giai đoạn xét xử

1370

1478

1482

1501

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận)7.
So sánh giữa việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong các giai đoạn
tố tụng hình sự, số liệu thống kê cho thấy trong trong giai đoạn xét xử số bị cáo bị
tạm giam ít hơn so với số bị can bị CQĐT, VKS áp dụng biện pháp này. Điều này có

thể xuất phát từ lý do ban đầu để bảo đảm điều tra, truy tố, CQĐT và VKS phải tạm
6
7

Báo cáo tổng kết Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận từ năm 2016 đến năm 2019.
Báo cáo tổng kết Tịa án nhân dân tỉnh Bình Thuận từ năm 2016 đến năm 2019


14

giam đối với những bị can này để làm rõ các vấn đề liên quan đến tội phạm. Đến giai
đoạn xét xử sơ thẩm, nội dung của vụ án đã được làm rõ hoặc do có chuyển biến về
tình hình tội phạm, thái độ chấp hành của bị cáo Tòa án có thể xem xét thay thế các
biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn tạm giam.
Qua thu thập số liệu theo báo cáo tổng kết công tác của TAND trên địa bàn
các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau cho thấy tình hình thụ lý án hình sự sơ thẩm,
số bị can, bị cáo bị tiếp tục tạm giam, thay đổi BPNC như sau8:
Bảng 3. Bảng thống kê việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của TAND các tỉnh Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau từ năm 2016 đến 2018.
BPNC
Năm

2016

2017

2018

2019


TAND tỉnh

Vụ

Bị
cáo

Bắt

Tạm

Thay

Tại

tạm
giam

giam

đổi
BPNC

ngoại

Bạc Liêu

509

962


0

673

33

256

Sóc Trăng

560

1058

0

740

37

281

Cà Mau

585

1106

0


774

39

293

Bạc Liêu

409

629

0

377

31

221

Sóc Trăng

476

740

0

444


37

259

Cà Mau

526

829

0

497

41

354

Bạc Liêu

371

551

0

330

27


194

Sóc Trăng

390

578

0

346

29

203

Cà Mau

408

606

0

363

30

213


Bạc Liêu

454

610

0

335

18

257

Sóc Trăng

544

732

0

402

22

308

Cà Mau


567

762

0

419

23

320

Số liệu thống kê trong Bảng 1 về tình hình tội phạm tại tỉnh Bình Thuận so
với số liệu thống kê trong Bảng 3 về tình hình tội phạm trên địa bàn các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau có thể nhận thấy số lượng bị
can, bị cáo tại tỉnh Bình Thuận là nhiều hơn so với số bị can, bị cáo tại các tỉnh miền
Châu Văn Mỹ (2020) Biện pháp tạm giam trong xét xử vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, trang 17.
8


15

Tây Nam Bộ. Sư chênh lệch này một phần xuất phát từ các nguyên nhân về diện tích,
dân số của tỉnh Bình Thuận lớn hơn các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau9, một
phần xuất phát từ tình hình an ninh, kinh tế - xã hội và tình hình tội phạm tại tỉnh
Bình Thuận khá phức tạp.
Tuy nhiên số liệu cũng cho thấy điểm chung về sự chuyển biến tình hình tội
phạm giữa Bình Thuận và các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đó là có sự giảm

về tỷ lệ bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam của năm sau so với năm trước.
Kể từ khi Bộ luật TTHS năm 2015 được ban hành cho đến nay, số lượng bị can, bị
cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam có xu hướng giảm dần, khơng cịn trường hợp
tạm giam tràn lan như trước đây. BLTTHS năm 2015 đã cụ thể hóa từng trường hợp
phạm tội, xét tính chất, mức độ cũng như nhân thân của từng bị can, bị cáo mà có
BPNC khác nhau, khơng có trường hợp cứ phạm tội là tạm giam10.
1.2.2. Những hạn chế của việc áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và nguyên nhân
Thứ nhất, về các trường hợp (căn cứ) tạm giam.
Khi nghiên cứu cấu trúc quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 119 BLTTHS
năm 2015, nội hàm của điều luật cho ta thấy mức độ, căn cứ để áp dụng biện pháp
tạm giam theo hướng giảm dần. Nếu như khoản 1 quy định khá rõ ràng và dứt khoát
về căn cứ tạm giam theo hai loại tội phạm là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng. Hầu như những tội tượng phạm vào các tội này đều bị tạm giam nếu khơng có
các căn cứ để áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn.
Khoản 2, 3 và 4 của Điều 119 BLTTHS hạ dần các điều kiện để áp dụng biện
pháp tạm giam, từ tội phạm nghiêm trọng đến ít nghiêm trọng mà hình phạt tù trên
02 năm (khoản 2) sau đó là tội ít nghiêm trọng mà hình phạt tù dưới 02 năm nhưng
tiếp tục phạm tội và bỏ trốn (khoản 3). Tuy nhiên trong thực tế áp dụng pháp luật, tác
giả nhận thấy rất nhiều trường hợp người có thẩm quyền quyết định tạm giam bị cáo
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đã không áp dụng đúng quy định về căn cứ tạm giam
đối với bị cáo. Tác giả xin trích dẫn các vụ án cụ thể về việc áp dụng biện pháp tạm
giam ở một số Tòa án trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau:

9

Binh-Thuan-hoan-thanh-100--cuoc-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-onam-2019, truy cập ngày 16/10/2020.
10
Châu Văn Mỹ (2020) Biện pháp tạm giam trong xét xử vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, trang 19.



16

Tại Quyết định bắt, tạm giam số 01/2019 ngày 24/01/2019, Chánh án TAND
huyện Hàm Thuận Nam đã ra quyết định bắt tạm giam bị cáo Nguyễn Trường Thông,
bị truy tố về tội “Đánh bạc” theo khoản 1 Điều 321 BLHS 2015. Lý do ra quyết định
bắt, tạm giam là “xét thấy cần thiết bắt, tạm giam bị cáo để bảo đảm cho việc giải
quyết vụ án” trên cơ sở căn cứ vào Điều 113, 119, 278 BLTTHS năm 2015 và căn cứ
vào hồ sơ vụ án11.
Phân tích khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015 nhận thấy, đây là tội phạm ít
nghiêm trọng có mức hình phạt tối đa là 3 năm tù. Vậy để tạm giam đối với bị cáo
Nguyễn Trường Thơng thì bị cáo này phải có một trong những hành vi quy định tại
khoản 2 Điều 119 bao gồm:
“a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Khơng có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối,
cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án,
tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị
hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này”.
Tuy nhiên Quyết định bắt, tạm giam số 01/2019 ngày 24/01/2019 của Chánh
án TAND huyện Hàm Thuận Nam hồn tồn khơng đưa ra bất cứ cơ sở pháp lý hoặc
lý do thuyết phục theo quy định tại Điều 119 BLTTHS năm 2015.
Tại Quyết định bắt, tạm giam số 35/2020/HSST-QĐTG ngày 29/4/2020, Phó
chánh án TAND TP. Phan Thiết đã ra quyết định bắt tạm giam bị cáo Hoàng Phúc
Hậu, bị truy tố về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 173 BLHS 2015. Lý do
ra quyết định bắt, tạm giam là “xét thấy cần thiết tạm giam bị cáo để bảo đảm cho
việc giải quyết vụ án” trên cơ sở căn cứ vào Điều 113, 119, 278 BLTTHS năm 2015,

căn cứ vào hồ sơ vụ án12.
Tương tự như trường hợp của bị cáo Nguyễn Trường Thông bị Chánh án
TAND huyện Hàm Thuận Nam bắt tạm giam, tội phạm và hình phạt của bị cáo Hồng
Phúc Hậu là tội ít nghiêm trọng, hình phạt khơng q 3 năm tù nhưng bị cáo vẫn bị
Phó chánh án TAND TP. Phan Thiết tạm giam. Để tạm giam đối với bị cáo Hoàng

11
12

Xem Phụ lục 1, Quyết định số 01/2019/HSST-QĐBTG ngày 24/01/2019.
Xem Phụ lục 1, Quyết định số 35/2020/HSST-QĐTG ngày 29/4/2020.


17

Phúc Hậu trong trường hợp này, Phó chánh án Tịa án phải xác định bị cáo có các vi
phạm quy định tại khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên Quyết định số
35/2020/HSST-QĐTG ngày 29/4/2020 hồn tồn khơng đưa ra các căn cứ thể hiện
bị cáo Hậu đã thực hiện các hành vi vi phạm khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015.
Tiếp tục nghiên cứu các quyết định tạm giam khác như Quyết định tạm giam
số 08/2020/HSST-QĐTG ngày 03/4/2020 của Phó chánh án TAND TP. Phan Thiết,
Quyết định bắt, tạm giam số 17/2020/HSST-QĐBTG ngày 03/4/2020 của Chánh án
TAND TP. Phan Thiết, Quyết định tạm giam số 25/2020/HSST-QĐTG ngày
03/4/2020 của Chánh án TAND TP. Phan Thiết13… đều có điểm chung là các bị cáo
bị áp dụng biện pháp tạm giam đều phạm các tội nghiêm trọng có khung hình phạt
tối đa là 5 năm tù, điểm chung thứ hai đó là nội dung của các quyết định bắt, tạm
giam bị cáo đều chỉ ghi chung chung là “xét thấy cần thiết tạm giam để bảo đảm cho
việc giải quyết vụ án” mà không đưa ra nhận định, lý giải việc bị cáo đã vi phạm
những quy định gì để bị tạm giam, không đưa ra, các căn cứ tạm giam cụ thể quy
định tại khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015.

Khi thu thập thông tin, số liệu để nghiên cứu so sánh với các Tòa án ở các địa
phương khác ngồi phạm vi tỉnh Bình Thuận như tại Tịa án nhân dân Thị xã Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp tác giả nhận thấy tình trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm
giam đối với các tội phạm ít nghiêm trọng cũng được các Tòa án ở những địa phương
này sử dụng khá phổ biến và nội dung của các quyết định tạm giam cũng không thể
hiện rõ các căn cứ, lý do tạm giam đối bị cáo quy định tại khoản 2 Điều 119 BLTTHS
năm 2015.
Các ví dụ điển hình cho việc áp dụng biện pháp tạm giam được thể hiện tại
Quyết định tạm giam số 13/HSST-QĐTG ngày 14/8/2020, Chánh án TAND Thị xã
Hồng Ngự đã quyết định tạm giam với bị cáo Dương Văn Điền, bị truy tố về tội
“Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 173 BLHS 2015, Quyết định tạm giam số
16/HSST-QĐTG ngày 09/9/2020, Chánh án TAND Thị xã Hồng Ngự đã quyết định
tạm giam với bị cáo Trần Thị Thúy An, bị truy tố về tội “Tàng trữ trái phép chất ma
túy” theo khoản 1 Điều 249 BLHS năm 201514.
Các quyết định tạm giam mà tác giả sử dụng để phân tích trong luận văn chỉ
là một vài ví dụ cho rất nhiều các quyết định tạm giam khác có nội dung tương tự về
Xem Phụ lục 1 Quyết định tạm giam số 08, 17, 25 của TAND TP. Phan Thiết.
Xem Phụ lục 1, Quyết định tạm giam số 13/HSST-QĐTG ngày 14/8/2020, Quyết định tạm giam số 16/HSSTQĐTG ngày 09/9/2020 của Chánh án TAND Thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
13
14


18

đối tượng bị áp dụng, loại tội phạm áp dụng. Qua phân tích những quyết định này,
tác giả nhận thấy các vấn đề pháp lý như sau:
- Nhìn từ thực tiễn áp dụng pháp luật, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp
tạm giam thường có xu hướng áp dụng biện pháp tạm giam mà không đưa ra căn cứ
cụ thể cho việc áp dụng biện pháp đó hoặc tạm giam bị cáo trong khi hồn tồn có
thể áp dụng một biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn.

- Việc tạm giam bị cáo thiếu cơ sở khiến chúng ta phải đặt câu hỏi về sự thuyết
phục trong việc ra quyết định tạm giam bị cáo. Liệu rằng người có thẩm quyền quyết
định tạm giam tại các Tịa án có áp dụng pháp luật tùy tiện hay khơng, nếu việc áp
dụng biện pháp tạm giam này trái pháp luật thì các câu hỏi về vấn đề oan sai, vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước cần phải
giải quyết và hậu quả đối với việc áp dụng pháp luật gây oan sai sẽ rất nặng nề.
Ngoài các trường hợp bị tạm giam tại khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015,
Theo quy định tại khoản 3 Điều 119 BLTTHS năm 2015, “Tạm giam có thể áp dụng
đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù
đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã”.
Điều kiện tạm giam trong trường hợp này là họ phải “tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn”.
Tuy nhiên nếu những người này không tiếp tục phạm tội, không bỏ trốn mà
chỉ vi phạm nghĩa vụ khi được áp dụng các biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam
như bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm thì khoản 3 Điều 119 chưa đề cập đến, mặc dù các
quy định về biện phạm ngăn chặn khác như bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi
nơi cư trú đã xác định rõ trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị
tạm giam.
Với quy định của pháp luật như vậy, rõ ràng không có cơ sở để tạm giam đối
với các bị cáo thuộc khoản 3 Điều 119 BLTTHS nếu họ không tiếp tục phạm tội,
không bỏ trốn. Nếu họ rời khỏi nơi cư trú mà khơng được sự đồng ý của Tịa án và
chính quyền địa phương, nếu họ khơng có mặt theo Giấy triệu tập của Tòa án. Họ chỉ
đi du lịch vài ngày rồi về địa phương rồi lại tiếp tục đi cơng việc nơi khác, q trình
đó họ khơng phạm tội, khi đi họ có thơng báo về việc đi du lịch mà khơng bỏ trốn thì
xem ra căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ là khơng có. Điều này có thể
gây khó khăn cho quá trình xét xử, làm ảnh hưởng đến các nguyên tắc quyền uy và
tính răn đe đối với người bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, về đối tượng không bị áp dụng biện pháp tạm giam là người già
yếu, người bị bệnh nặng.



19

Khoản 4 Điều 119 BLTTHS năm 2015 có đề cập đến đối tượng hạn chế áp
dụng biện pháp tạm giam đó là “người già yếu và người bị bệnh nặng”. Tuy nhiên
liên quan đến khái niệm về nhóm đối tượng này cịn thiếu quy phạm để giải thích và
có sự không đồng nhất trong cách định danh của văn bản pháp luật.
Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn riêng cho khoản 4 Điều 119 BLTTHS
năm 2015 để giải thích như thế nào là người già yếu. Theo tác giả khái niệm người
già yếu được đưa vào BLTTHS năm 2015 để tương đồng với thuật ngữ sử dụng trong
BLHS năm 2015. Tuy nhiên BLHS năm 2015 bên cạnh việc sử dụng khái niệm người
già yếu còn định lượng về độ tuổi người phạm tội để xem xét tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 51 đó là người từ đủ 70 tuổi trở lên. Điều này được
xem là một sửa đổi cho khoản 1 Điều 46 BLHS 1999 khi quy định tình tiết giảm nhẹ
đối với người phạm tội là người già.
Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, tác giả nhận thấy hiện nay tồn tại khái
niệm “người quá già yếu” được đề cập tại TTLT số 02/2013/TTLT-BCA-BQPTANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/201315. Đối với khái niệm “người bị bệnh nặng”
được hướng dẫn trong Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 về việc
áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp
hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt16. Tuy nhiên văn bản này hướng
dẫn cho BLHS năm 1999 và đã hết hiệu lực thi hành. Thông tư liên tịch số 02/2013
và Nghị định số 52/2019/NĐ-CP ngày 14/6/2019 hướng dẫn Luật Đặc xá năm 2018
đưa ra khái niệm “Bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong các bệnh như:
Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III
trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm
trùng cơ hội, khơng có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ
tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa,
bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm
đến tính mạng”.
Nhìn chung có thể hiểu người bị bệnh nặng và người mắc bệnh hiểm nghèo có
điểm chung là mắc các loại bệnh khó chữa, nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên

những văn bản nêu trên lại được hướng dẫn áp dụng cho quá trình thi hành án hình
Đã quá già yếu là người từ 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên bị bệnh, phải nằm điều
trị tại bệnh xá, bệnh viện nhiều lần trong thời gian dài (từ ba tháng trở lên) và khơng có khả năng tự phục vụ
bản thân.
16
Người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp
hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ.
15


20

sự chứ không áp dụng cho biện pháp ngăn chặn tạm giam. Vì vậy đây có thể xem là
một thiếu sót, gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng quy định pháp luật của người tiến
hành tố tụng.
Thứ ba, về thẩm quyền, thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự.
- Thời hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
Về thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ thẩm, quy định tại Điều 278
BLTTHS năm 2015 thì thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ thẩm không được
quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này, có nghĩa là thời hạn
chuẩn bị xét xử được tính từ ngày thụ lý vụ án cho đến khi Tòa án ra quyết định đưa
vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, từ lúc có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi
mở phiên tịa sẽ có thêm một khoảng thời gian tố tụng nữa (ít nhất là 10 ngày trước
khi mở phiên tòa phải giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo). Nếu thời hạn
tạm giam được tính theo quy định tại Điều 278 thì trong khoảng thời gian này, bị cáo
sẽ không bị tạm giam do thời hạn tạm giam đã chấm dứt tại thời điểm Tòa án quyết
định đưa vụ án ra xét xử.
Nếu như hết thời hạn trên mà vụ án chưa đưa ra xét xử thì Tịa án quyết định
tiếp tục tạm giam để bảo đảm việc xét xử, cụ thể: thời hạn tạm giam khơng q 15

ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với
tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho
rằng, Tịa án có thể ra Quyết định tạm giam thời hạn 45 ngày đối với ít nghiêm trọng,
60 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 90 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng
và 120 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (tức là tính cả thời gian gia hạn
thời hạn chuẩn bị xét xử), vì Tịa án có quyền gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng
điều luật không quy định cho Tòa án gia hạn thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử17.
Ví dụ bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng bị tạm giam 30 ngày kể từ ngày Tòa án
thụ lý vụ án đến ngày Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, thời gian mở phiên
tòa là 15 ngày sau ngày cuối cùng của thời hạn bị cáo bị tạm giam. Để khắc phục tình
trạng này, khoản 3 Điều 278 quy định: “đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày
mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn
thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên

Châu Văn Mỹ (2020) Biện pháp tạm giam trong xét xử vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, trang 15.
17


×