Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Căn cứ quyết định hình phạt trong luật hình sự việt nam lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGƠ THỊ HỒNG ĐIỆP

CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGƠ THỊ HỒNG ĐIỆP

CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự. Mã số 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013



LỜI CAM ĐOAN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Trường đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập cũng
như sự tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu của các thầy, cơ giáo
trong q trình giảng dạy. Đặc biệt là sự hướng dẫn nghiên cứu khoa học
hết sức nhiệt tình và tận tâm của Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa đã giúp
tơi vượt qua khó khăn để hồn thành Luận văn và có được những kiến thức
mới trong bước đầu nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, tơi cũng chân thành
cảm ơn các Thẩm phán đã có ý kiến trong các bài phỏng vấn giúp tơi hồn
thành Luận văn.
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Tác giả

Ngơ Thị Hồng Điệp


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

QĐHP: Quyết định hình phạt
BLHS: Bộ luật hình sự


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu ......................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu ....................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu .............................. 5
6. Cơ cấu của luận văn ................................................................................ 5

CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ QUYẾT
ĐỊNH HÌNH PHẠT...................................................................................... 6
1.1 Khái niệm quyết định hình phạt và căn cứ quyết định hình phạt .... 6
1.1.1 Khái niệm quyết định hình phạt ........................................................... 6
1.1.2 Khái niệm căn cứ quyết định hình phạt ............................................... 9
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định về căn cứ quyết định
hình phạt trong luật hình sự Việt Nam ............................................................ 12
1.2.1 Cơ sở lý luận của việc quy định căn cứ quyết định hình phạt ........... 12
1.2.2 Cơ sở thực tiễn của việc quy định về căn cứ quyết định hình phạt .... 15
1.3 Khái quát lịch sử quy định về căn cứ quyết định hình phạt trong
luật hình sự Việt Nam ........................................................................................ 18
1.4 Căn cứ quyết định hình phạt trong pháp luật của một số nƣớc ...... 28
1.4.1 Căn cứ quyết định hình phạt trong Bộ luật hình sự của Liên bang
Nga. ...................................................................................................................... 28
1.4.2 Căn cứ quyết định hình phạt trong Bộ luật hình sự của nước Cộng
hịa nhân dân Trung Hoa ..................................................................................... 29
1.4.3 Căn cứ quyết định hình phạt trong Bộ luật hình sự Thụy Điển .......... 31
1.4.3 Căn cứ quyết định hình phạt trong Bộ luật hình sự Cộng hòa liên
bang Đức ............................................................................................................... 33


CHƢƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ
CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ................................................... 36
2.1 Căn cứ quyết định hình phạt theo quy định của BLHS 1999 .......... 36
2.1.1 Căn cứ: “Quy định của Bộ luật hình sự” ........................................... 36
2.1.2 Căn cứ: “Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội” .............................................................................................................. 38

2.1.3 Căn cứ: “Nhân thân người phạm tội” ............................................... 46
2.1.4 Căn cứ: “Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự” ...... 51
2.2 Mối quan hệ giữa các căn cứ quyết định hình phạt .......................... 54

CHƢƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ
CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT .................................................. 57
3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ quyết định hình phạt ........ 57
3.1.1 Khái quát tình hình xét xử các vụ án hình sự trên cả nước ................ 57
3.1.2 Những hạn chế trong việc áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt .59
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................ 72
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ
luật hình sự về căn cứ quyết định hình phạt ................................................... 74
3.2.1 Hồn thiện các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến căn cứ
quyết định hình phạt ............................................................................................ 74
3.2.2 Tăng cường hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật ..................... 79
3.2.3 Nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán và tính độc lập trong công tác
xét xử của Thẩm phán ........................................................................................... 81

KẾT LUẬN ................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Quyết định hình phạt là việc Tịa án lựa chọn loại hình phạt với mức hình
phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội1 sau khi
xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội được thực hiện.
Quyết định hình phạt đúng là cơ sở quan trọng để có thể nâng cao hiệu quả của
hình phạt, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục người phạm tội trở thành
người có ích cho xã hội, thực hiện tốt mục đích phòng ngừa chung và phịng
ngừa riêng. Quyết định hình phạt đúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước
hết phụ thuộc về mặt nhận thức đúng về lý luận những vấn đề liên quan trực tiếp
đến hình phạt. Đó là vấn đề mục đích của hình phạt, vấn đề những ngun tắc
trong quyết định hình phạt và vấn đề những căn cứ quyết định hình phạt.
Là một trong những khâu quan trọng cơ bản của quá trình áp dụng pháp
luật hình sự nên Bộ luật hình sự nước ta có các quy định cụ thể liên quan đến
quyết định hình phạt đó là quyết định hình phạt phải đảm bảo u cầu của các
nguyên tắc trong luật hình sự như nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên
tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, ngun tắc
cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt.... Các yêu cầu của các nguyên tắc
của Luật hình sự là những tư tưởng chỉ đạo đối với việc quyết định hình phạt.
Bên cạnh đó là việc quy định các căn cứ quyết định hình phạt, đó là những yêu
cầu cơ bản buộc Tòa án phải tuân theo khi quyết định hình phạt đối với người
thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy việc quyết định hình
phạt gặp rất nhiều sai sót, vướng mắc như quyết định hình phạt khơng tương
xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân
thân người phạm tội; áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình
sự thiếu chính xác...
Những thiếu sót, hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có
những nguyên nhân chủ quan như trình độ pháp luật, trình độ chun mơn của
cán bộ làm công tác pháp luật chưa ngang tầm nhiệm vụ; cán bộ thiếu tinh thần
trách nhiệm, sự phối hợp chưa chặt chẽ, kiểm tra, thanh tra còn hời hợt chưa đáp
ứng yêu cầu; cán bộ lợi dụng chức quyền để vụ lợi; xử lý sai phạm chưa nghiêm;
hoạt động giám sát chưa thật hiệu quả; công tác tuyên truyền vận động nhân dân

tham gia phòng chống tội phạm còn hạn chế... cũng có những nguyên nhân khách
1

Trường đại học Luật Tp.HCM (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung, NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 310.


2

quan như tội phạm diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực của kinh tế thị trường;
chủ thể tham gia tố tụng vi phạm pháp luật gây khó khăn cho hoạt động giải
quyết vụ án; bộ máy và cơ chế vận hành của các cơ quan tiến hành tố tụng chưa
khoa học và hiệu quả, cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật thiếu thốn, công việc quá
tải; chế độ đãi ngộ thấp; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện mà trong đó có các
quy định liên quan đến các căn cứ quyết định hình phạt 2.
Nghiên cứu vấn đề quyết định hình phạt nói chung và các căn cứ quyết
định hình phạt nói riêng có ý nghĩa quan trọng về lý luận cũng như thực tiễn để
trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị hồn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt của Tịa án.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyết định hình phạt là một trong những nội dung quan trọng của quá
trình áp dụng pháp luật hình sự, nghiên cứu vấn đề này đã được đề cập đến ở một
số cơng trình nghiên cứu chuyên khảo “Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”
của tập thể tác giả GS.TSKH Đào Trí Úc, GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, PGS.TS
Trần Văn Độ.., “Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam”
của tập thể tác giả do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên, “Trách nhiệm hình sự và
hình phạt” của tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, “Luật hình
sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn” do tập thể tác giả GS.TS Nguyễn
Ngọc Hòa, Kiều Đình Thụ, Lê Thị Sơn, Trần Văn Độ..., Luận án Tiến sĩ luật học
“Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” của Dương Tuyết Miên;

Luận án Tiến sĩ luật học “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong luật
hình sự Việt Nam” của Trần Thị Quang Vinh. Vấn đề này cũng được nghiên cứu
ở một số luận văn thạc sĩ và cử nhân “Quyết định hình phạt trong trường hợp đặc
biệt và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Duy Ninh; “Các
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam” của Vũ Văn
Phong; “Định lượng các căn cứ đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm” của Nguyễn Thị Thùy Dung; “Các quy định về quyết định hình phạt trong
luật hình sự Việt Nam và việc đảm bảo quyền con người đối với người chưa
thành niên phạm tội” của Lê Vũ Huy; “Nguyên tắc cơng bằng trong quyết định
hình phạt” của Nguyễn Thị Cẩm Loan; “Quyết định hình phạt dưới mức tối thiểu
của chế tài những vấn đề lý luận và thực tiển” của Nguyễn Thị Khánh Ly,...bên
cạnh đó cịn có một số bài báo về quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm

2.

2

Lê Thị Kim Chung (2006), Vi phạm pháp luật trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự,
NXB Tư pháp, Hà Nội..


3

nhiều tội; quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt; về các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự... đăng trên
các Tạp chí Khoa học pháp lý, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Luật học,
Tạp chí Tịa án nhân dân, Tạp chí kiểm sát... các cơng trình đó hầu như đều đi
sâu vào nghiên cứu một căn cứ cụ thể của quyết định hình phạt hoặc lại nghiên
cứu một cách tổng quát toàn bộ vấn đề quyết định hình phạt.
Khảo sát về tình hình nghiên cứu đề tài chúng tơi tìm thấy bài viết của

tác giả Tiết Văn Nghi “Những căn cứ để quyết định hình phạt” đăng trên Tập san
Tư pháp số 01 năm 1970 đưa ra một số ý kiến trên cơ sở dựa vào Chỉ thị số
186/CT-TƯ ngày 17/2/1960 của Ban bí thư về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh
chống bọn phản cách mạng, Thơng tư số 556-TTg ngày 21/12/1958 của Thủ
tướng Chính phủ cũng như các ý kiến và kinh nghiệm thực tế của các Tòa án về
việc vận dụng các căn cứ được coi là nguyên tắc chung của việc quyết định hình
phạt trong thời kỳ này; Bài viết của tác giả Lê Cảm “Về bản chất pháp lý của quy
phạm “Nguyên tắc quyết định hình phạt” tại điều 37 Bộ luật hình sự Việt Nam
(một số vấn đề lý luận – thực tiễn và hoàn thiện pháp luật)” đăng trên Tập san
Tòa án nhân dân số 1 năm 1989 đã phân tích về các căn cứ quyết định hình phạt
được quy định tại Điều 37 Bộ luật hình sự năm 1985 với tên gọi là các nguyên
tắc quyết định hình phạt từ đó đưa ra ý kiến sửa đổi tên gọi của Điều 37 Bộ luật
hình sự và nên quy định thêm căn cứ khi quyết định hình phạt Tịa án phải dựa
vào “ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa”; Cơng trình nghiên cứu khoa học luận
văn thạc sĩ của tác giả Lê Tường Vy về “Căn cứ quyết định hình phạt theo pháp
luật hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2007 (trước khi
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung) cũng đã nghiên cứu về các căn cứ quyết
định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam một cách có hệ thống và có so sánh
với pháp luật một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp
luật, vấn đề quyết định hình phạt vẫn cịn vướng mắc và sai sót nhất là trong tình
hình xã hội ln biến đổi khơng ngừng địi hỏi pháp luật phải luôn điều chỉnh để
quản lý kịp thời thời các vấn đề xã hội, đồng thời quyết định hình phạt là vấn đề
có ý nghĩa rất quan trọng về xã hội cũng như về pháp lý hình sự do đó chúng tôi
mạnh dạn chọn đề tài “Căn cứ quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam
– Lý luận và thực tiễn”.

3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về căn cứ quyết định hình phạt,



4

phân tích, đánh giá một cách hệ thống tồn diện các quy định của pháp luật cũng
như thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ quyết định hình phạt từ đó đề xuất
những giải pháp hồn thiện các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến căn
cứ quyết định hình phạt và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
về căn cứ quyết định hình phạt.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về căn cứ quyết định hình phạt trong
khoa học pháp lý hình sự Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
căn cứ quyết định hình phạt.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt của Tịa
án, làm rõ những bất cập, hạn chế từ đó tìm ra ngun nhân của những hạn chế
đó.
- Đề xuất giải pháp hồn thiện các quy định về căn cứ quyết định hình
phạt trong luật hình sự Việt Nam và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các
căn cứ quyết định hình phạt trong thực tiễn của Tịa án.
Đối tƣợng nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, đối tượng nghiên cứu
của luận văn là các vấn đề lý luận về căn cứ quyết định hình phạt, quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước về căn cứ quyết định hình phạt, thực
trạng áp dụng quy định của pháp luật về căn cứ quyết định hình phạt.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu, đề tài được thực hiện trên cơ sở
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin;
các quan điểm của Ðảng và Nhà nước ta về Chính sách hình sự, về nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng gồm: phương pháp phân
tích, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, tổng
hợp, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp nghiên cứu án điển hình.
Trong đó, phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng xuyên suốt trong luận
văn để làm rõ những vấn đề lý luận về căn cứ quyết định hình phạt, phân tích,
đánh giá các quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam về căn cứ quyết định hình
phạt và so sánh với pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới về căn cứ


5

quyết định hình phạt; phương pháp lịch sử được sử dụng tại nội dung thứ ba
trong Chương I của luận văn để thấy được khái quát lịch sử quy định về căn cứ
quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam; phương pháp thống kê, tổng
hợp, điều tra xã hội học và nghiên cứu án điển hình được sử dụng tại Chương III
của luận văn để thấy được thực tiễn áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt, làm
rõ những hạn chế trong việc áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt và nguyên
nhân của những hạn chế này từ đó có giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của Bộ luật hình sự về căn cứ quyết định hình phạt.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu
Nghiên cứu thành cơng đề tài có ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn.
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong q trình hồn thiện các
quy định của Bộ luật hình sự nói chung và về các căn cứ quyết định hình phạt nói
riêng cũng như trong hoạt động xét xử của Tòa án mà cụ thể là việc quyết định
hình phạt của Tịa án. Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các sinh
viên chuyên ngành luật, những người làm công tác nghiên cứu, những người có
nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quyết định hình
phạt.


6. Cơ cấu của luận văn
Luận văn gồm những phần sau: Mục lục, Phần mở đầu, Nội dung, Kết
luận và Danh mục tài liệu tham khảo.
Phần nội dung gồm 3 chương:
- Chương I: Những vấn đề lý luận về căn cứ quyết định hình phạt
- Chương II: Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về căn cứ quyết
định hình phạt
- Chương III: Thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ quyết định hình
phạt và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về
căn cứ quyết định hình phạt


6

CHƢƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
1.1 Khái niệm quyết định hình phạt và căn cứ quyết định hình phạt
1.1.1 Khái niệm quyết định hình phạt
Khái niệm quyết định hình phạt (QĐHP) được coi là khái niệm cơ bản và
quan trọng, tuy nhiên trong pháp luật hình sự Việt Nam vẫn chưa có văn bản
pháp lý nào định nghĩa về QĐHP. Thuật ngữ “quyết định hình phạt” được sử
dụng lần đầu tiên trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985 tại Chương VI: Việc
QĐHP, miễn và giảm hình phạt (từ Điều 37 đến Điều 56). Trong Bộ luật hình sự
(BLHS) năm 1999 thuật ngữ “quyết định hình phạt” được sử dụng tại chương
VII: Quyết định hình phạt (từ Điều 45 đến Điều 54) nhưng vẫn chưa có khái
niệm pháp lý về thuật ngữ này.
Hiện nay, vẫn chưa có khái niệm pháp lý về thuật ngữ “quyết định hình
phạt” nên vẫn cịn nhiều quan điểm khác nhau, nhiều định nghĩa khác nhau.
Trong khoa học luật hình sự hiện nay, khái niệm QĐHP có thể được hiểu theo

nhiều nghĩa khác nhau3. QĐHP theo nghĩa hẹp là QĐHP chính và có thể cả hình
phạt bổ sung. QĐHP theo nghĩa rộng là QĐHP chính có thể kèm theo hình phạt
bổ sung, quyết định biện pháp chấp hành hình phạt (như quyết định cho hưởng
án treo) và quyết định các biện pháp tư pháp. QĐHP cũng có thể được hiểu theo
nghĩa rộng hơn nữa là quyết định biện pháp xử lý đối với người phạm tội (bao
gồm cả quyết định miễn hình phạt hoặc QĐHP theo các nghĩa trên)4.
Theo Ts. Dương Tuyết Miên thì:
“Quyết định hình phạt là hoạt động thực tiễn của Tòa án (Hội đồng xét
xử) được thực hiện sau khi đã xác định được tội danh để định ra biện pháp xử lý
tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi bị cáo đã
thực hiện. Nội dung của hoạt động quyết định hình phạt có thể là miễn trách
nhiệm hình sự hoặc có thể là miễn hình phạt (trường hợp này, hoạt động quyết
định hình phạt chấm dứt ở đây) hoặc nếu Tịa án quyết định áp dụng hình phạt
thì hoạt động quyết định hình phạt bao gồm việc xác định khung hình phạt và

3

Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập I, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội, tr. 256.
4
Trường Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung,
NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 309; Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật
hình sự Việt Nam, tập 1, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 264.


7

việc xác định hình phạt cụ thể trong phạm vi luật cho phép đối với bị cáo”.5
Theo quan điểm của Ts. Dương Tuyết Miên thì QĐHP là hoạt động áp
dụng pháp luật của Tòa án mà cụ thể là của Hội đồng xét xử. Nội dung của

QĐHP có thể là việc Hội đồng xét xử xác định khung hình phạt và xác định hình
phạt cụ thể cho bị cáo trong phạm vi luật cho phép sau khi đã xác định tội danh
nhằm định ra biện pháp xử lý tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi mà bị cáo đã thực hiện bao gồm cả quyết định hình phạt nhẹ
hơn quy định của Bộ luật (Điều 47 BLHS), quyết định các biện pháp tư pháp với
mục đích thay thế hoặc hỗ trợ cho hình phạt, hay miễn chấp hành hình phạt tù có
điều kiện (án treo Điều 60 BLHS). Nội dung của QĐHP cũng có thể là miễn
trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Như vậy, khái niệm QĐHP theo quan
điểm của Ts. Dương Tuyết Miên là QĐHP theo nghĩa rộng.
Theo Ts. Hồ Sỹ Sơn, “Quyết định hình phạt là một giai đoạn và là một
nội dung rất quan trọng của hoạt động xét xử thể hiện việc Tòa án lựa chọn loại
và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm
tội”. 6
Như vậy, theo Ts. Hồ Sỹ Sơn QĐHP là một giai đoạn của quá trình áp
dụng pháp luật hình sự, là nội dung quan trọng trong hoạt động xét xử của Tịa
án. Đó là Tòa án, cụ thể là Hội đồng xét xử phải lựa chọn và quyết định một loại
và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm
tội. Theo khái niệm này thì việc QĐHP chính là việc áp dụng một loại và mức
hình phạt cụ thể cho người phạm tội bao gồm hình phạt chính, hình phạt bổ sung
(nếu có) và phải trong phạm vi luật định chính là trong khung hình phạt mà luật
đã quy định cả trường hợp quy định tại Điều 47 BLHS (quyết định hình phạt nhẹ
hơn quy định của Bộ luật). QĐHP theo quan điểm này chỉ đặt ra đối với các
trường hợp người phạm tội không được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn
hình phạt, tức là đối với các trường hợp thực sự cần thiết phải áp dụng hình phạt
nhằm trừng trị, giáo dục, cải tạo người phạm tội. Trường hợp này, khái niệm về
QĐHP được hiểu theo nghĩa hẹp.
Theo Gs. Ts. Nguyễn Ngọc Hòa, “Quyết định hình phạt là hoạt động của
hội đồng xét xử nhằm xác định hình phạt cho trường hợp phạm tội cụ thể, sau khi
đã xác định rõ tội danh, với kết quả cuối cùng là định ra hình phạt cụ thể mà


5

Dương Tuyết Miên (2003), Quyết định hình phạt theo luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ
luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.12.
6
Hồ Sỹ Sơn (2009), Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, tr. 197.


8

người phạm tội phải chấp hành”.7
Như vậy, theo quan điểm của Gs. Ts. Nguyễn Ngọc Hịa thì QĐHP chính
là hoạt động áp dụng pháp luật của Hội đồng xét xử nhằm đưa ra một hình phạt
cụ thể, xác định cho người phạm tội cụ thể sau khi đã xác định rõ tội danh cho
người phạm tội để người phạm tội phải chấp hành. Trong trường hợp này, QĐHP
đặt ra đối với người phạm tội khơng được miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình
phạt.Theo quan điểm này, QĐHP cũng được hiểu theo nghĩa hẹp.
Theo Ts. Lê Văn Đệ, “QĐHP là việc Tịa án lựa chọn loại hình phạt phù
hợp (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung) với mức hình phạt
cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự để áp dụng cho người phạm tội”.8
Theo quan điểm của Ts. Lê Văn Đệ thì QĐHP chính là hoạt động áp
dụng pháp luật của Tịa án, kết quả của hoạt động này chính là đưa ra một loại
hình phạt và mức hình phạt cụ thể bao gồm hình phạt chính và có thể kèm hình
phạt bổ sung nhưng phải trong nội dung được quy định trong BLHS, nghĩa là
phải trong khung hình phạt cụ thể của Điều luật quy định tội phạm đó bao gồm
cả trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật tại Điều 47
BLHS. Khái niệm QĐHP theo quan điểm này cũng được hiểu theo nghĩa hẹp.
Nhìn chung, đa số các tác giả trên đều theo quan điểm về QĐHP theo
nghĩa hẹp. Cách hiểu này cũng được đa số tác giả khác ủng hộ và ghi nhận trong

các sách, báo pháp lý.
Theo từ điển luật học và từ điển pháp luật hình sự thì QĐHP là “xác định
loại và mức hình phạt cụ thể (kể cả hình phạt bổ sung nếu có) trong phạm vi luật
cho phép để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể”.9
Trong các giáo trình của các trường đại học giảng dạy pháp luật, thuật
ngữ QĐHP có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ
này được hiểu như sau: “Quyết định hình phạt là việc Tịa án lựa chọn loại hình
phạt với mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người
phạm tội”.10
QĐHP được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì đều giống nhau ở
chỗ nó chính là giai đoạn, q trình áp dụng pháp luật của Tòa án nhằm quyết
7

Nguyễn Ngọc Hịa (2001)(chủ biên), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Trường đại học Luật
Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 68.
8
Lê Văn Đệ (2004), Định tội danh và Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam (sách
chuyên khảo), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 159.
9
Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, NXB Tư pháp, Hà Nội,
tr.206 và Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách khoa – NXB Tư
pháp, tr. 659.
10
Trường Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung,
NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 310.


9

định hình phạt cụ thể cho người phạm tội sau khi đã xác định rõ tội danh của

người phạm tội. Nhưng hiểu theo nghĩa hẹp thì QĐHP là quyết định một hình
phạt cụ thể cho người phạm tội buộc người phạm tội phải chấp hành, cịn theo
nghĩa rộng thì QĐHP có thể gồm cả trường hợp quyết định biện pháp chấp hành
hình phạt (như quyết định cho hưởng án treo), quyết định các biện pháp tư pháp,
quyết định biện pháp xử lý đối với người phạm tội (bao gồm cả quyết định miễn
trách nhiệm hình sự và hình phạt).
Như vậy, QĐHP là việc dựa trên cơ sở các căn cứ do pháp luật hình sự
quy định, Tịa án xác định biện pháp xử lý sau khi đã xác định rõ tội danh đối với
người phạm tội bao gồm lựa chọn loại hình phạt với mức hình phạt cụ thể trong
phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội, quyết định các biện pháp
chấp hành hình phạt (án treo), quyết định biện pháp tư pháp, quyết định miễn
hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
QĐHP là một trong những khâu quan trọng của quá trình áp dụng pháp
luật, giúp cho hình phạt đạt được mục đích, vì vậy có ý nghĩa quan trọng trong
việc phịng ngừa chung và phòng ngừa riêng. Xuất phát từ vai trị quan trọng của
hoạt động quyết định hình phạt như đã nêu, việc QĐHP cần phải được quy định
chặt chẽ. Theo tác giả, khái niệm QĐHP cần phải được quy định trong BLHS và
phải có những đặc điểm sau:
- Đó là giai đoạn áp dụng pháp luật hình sự do Tòa án thực hiện sau khi
xác định tội danh đối với hành vi phạm tội.
- QĐHP phải dựa trên các quy định của BLHS để xác định loại hình
phạt và mức hình phạt cụ thể áp dụng cho người phạm tội.
Những đặc điểm này thể hiện rõ nét nội dung cũng như hình thức của
QĐHP, phân biệt QĐHP với các giai đoạn áp dụng pháp luật hình sự khác.
1.1.2 Khái niệm căn cứ quyết định hình phạt
Tương tự như thuật ngữ QĐHP, nghiên cứu lịch sử phát triển pháp luật
hình sự cho thấy, thuật ngữ “Căn cứ quyết định hình phạt” chưa có định nghĩa
pháp lý. Đến nay, trong pháp luật hình sự Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý
nào nêu lên định nghĩa căn cứ QĐHP mặc dù nội dung của nó đã được thể hiện
từ rất sớm. Thuật ngữ này không được sử dụng trong BLHS năm 1985 mà chỉ

được sử dụng trong các Thông tư hướng dẫn và các bản Báo cáo tổng kết của
Tòa án nhân tối cao. Thuật ngữ “căn cứ quyết định hình phạt” lần đầu tiên được
sử dụng tại BLHS năm 1999.
Tuy chưa có khái niệm pháp lý về căn cứ QĐHP, nhưng cần đề cập rằng


10

thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến trong khoa học pháp lý hình sự Việt
Nam.
Theo từ điển Tiếng Việt thì căn cứ là “dựa vào”11.
Dưới góc độ triết học thì căn cứ là hiện tượng thể hiện ra như một điều
kiện cần thiết để tồn tại cho một hiện tượng khác và dùng để giải thích hiện
tượng này. Căn cứ QĐHP chính là điều kiện cần thiết, là tiền đề tồn tại cũng như
được dùng để giải thích làm sáng tỏ các nguyên tắc QĐHP và chế định QĐHP.
Vì vậy, theo Gs.Ts Võ Khánh Vinh “các căn cứ quyết định hình phạt là những
địi hỏi cơ bản có tính ngun tắc do luật hình sự quy định hoặc do giải thích mà
có, buộc Tịa án phải tn theo khi quyết định hình phạt đối với người thực hiện
tội phạm”12.
Như vậy, theo quan điểm của Gs. Ts. Võ Khánh Vinh, trước tiên, các căn
cứ QĐHP là những đòi hỏi được luật quy định cụ thể rõ ràng thể hiện là các căn
cứ QĐHP được quy định tại Điều 45 BLHS. Kế tiếp các căn cứ QĐHP là những
đòi hỏi mang tính nguyên tắc thể hiện ở những căn cứ QĐHP là những biểu hiện,
đòi hỏi cụ thể của các nguyên tắc QĐHP. Điều này tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa
các nguyên tắc QĐHP và các căn cứ QĐHP. Các căn cứ QĐHP là những đòi hỏi
mà Tòa án phải dựa vào đó để QĐHP nghĩa là khi QĐHP Tịa án khơng chỉ tn
theo các tư tưởng chỉ đạo mà còn phải dựa vào những căn cứ nhất định được quy
định trong BLHS mới có thể QĐHP đối với người thực hiện tội phạm.
Theo Ts. Trần Văn Sơn thì “các căn cứ quyết định hình phạt là những
yêu cầu địi hỏi có tính bắt buộc do luật hình sự quy định mà Tòa án phải tuân

thủ khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội”.13
Theo quan điểm của Ts. Trần Văn Sơn, đầu tiên, có thể thấy các căn cứ
QĐHP được luật quy định cụ thể rõ ràng thể hiện là các căn cứ QĐHP được quy
định tại Điều 45 BLHS nên nó là những địi hỏi u cầu có tính bắt buộc. Đồng
thời do tính bắt buộc của nó nên Tịa án phải tn thủ khi QĐHP đối với người
phạm tội là Tòa án phải dựa vào các căn cứ nhất định được quy định trong
BLHS, cụ thể là những căn cứ quy định tại Điều 45 BLHS mới có thể QĐHP đối
với người thực hiện tội phạm, đó là địi hỏi có tính bắt buộc nhằm đảm bảo hình
phạt đã tun đúng pháp luật, cơng bằng và hợp lý.
Theo Ts. Dương Tuyết Miên thì “Các căn cứ quyết định hình phạt là
11

Viện ngơn ngữ (2010), Từ điển tiếng Việt phổ thơng, NXB Thanh niên, tr.176.
Đào Trí Úc (1994)(chủ biên), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Viện
nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 272.
13
Dương Tuyết Miên (2003), Quyết định hình phạt theo luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ
luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 63.
12


11

những cơ sở pháp lý được quy định trong bộ luật hình sự mà Tịa án buộc phải
tn thủ khi quyết định hình phạt cho người phạm tội nhằm đảm bảo hình phạt
đã tun đạt được mục đích của hình phạt”.14
Như vậy, Ts. Dương Tuyết Miên các căn cứ QĐHP là những cơ sở pháp
lý được quy định trong BLHS thể hiện ở các căn cứ QĐHP được quy định tại
Điều 45 BLHS. Chính việc quy định cụ thể các căn cứ QĐHP tại Điều 45 BLHS
đã tạo giá trị pháp lý làm nền tảng, cơ sở và có tính bắt buộc cho việc áp dụng

pháp luật nói chung và xét xử của Tịa án nói riêng buộc Tịa án phải tuân thủ các
căn cứ này khi QĐHP cho người phạm tội. Việc tuân thủ các căn cứ QĐHP nhằm
đảm bảo hình phạt đã tun đạt được mục đích của hình phạt thể hiện ở việc chỉ
khi Tịa án căn cứ vào các căn cứ QĐHP được quy định trong BLHS để QĐHP
cụ thể cho người phạm tội thì mới đảm bảo được hình phạt mà Tịa án đã tun là
đúng pháp luật, có căn cứ, hợp lý, đảm bảo tính pháp chế, cơng bằng, nhân đạo,
cá thể hóa hình phạt, khi đó mục đích của hình phạt mới đạt được.
Nhìn chung, quan điểm về căn cứ QĐHP của các nhà khoa học tương đối
giống nhau. Có thể hiểu ở nét chung là nếu như các nguyên tắc QĐHP là những
tư tưởng chỉ đạo, xác định và định hướng hoạt động của Tịa án khi áp dụng chế
tài luật hình sự đối với người phạm tội thì các căn cứ QĐHP là chổ dựa, là cơ sở
pháp lý, là những địi hỏi cơ bản có tính chất bắt buộc trong mọi trường hợp Tòa
án phải tuân theo khi QĐHP đối với người thực hiện tội phạm để quyết định một
hình phạt đúng pháp luật, công bằng, hợp lý.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì “Căn cứ quyết định hình
phạt là chuẩn mực luật định buộc Tịa án phải dựa vào khi lựa chọn hình phạt cụ
thể áp dụng cho người phạm tội nhằm đảm bảo cho hình phạt đó có khả năng đạt
được mục đích của hình phạt”.15
Từ định nghĩa trên thấy được, trước hết căn cứ QĐHP là chuẩn mực luật
định nghĩa là các căn cứ này được quy định trong BLHS cụ thể tại Điều 45
BLHS nên nó là cơ sở, là nền tảng và có tính bắt buộc chung. Khi QĐHP Tịa án
buộc phải tuân thủ các căn cứ này để lựa chọn hình phạt cụ thể áp dụng cho
người phạm tội. Và chính việc tuân thủ các căn cứ QĐHP của Tòa án khi QĐHP
cho người phạm tội sẽ đảm bảo cho hình phạt đó có căn cứ, đúng pháp luật nhằm
đảm bảo cho hình phạt đó có khả năng đạt được mục đích của hình phạt.
Căn cứ QĐHP là yếu tố quan trọng và cơ bản, nó là nền tảng cho việc
14

Dương Tuyết Miên (2003), Quyết định hình phạt theo luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ
luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 65.

15
Nguyễn Ngọc Hòa (1999)(chủ biên), Tự điển giải thích thuật ngữ luật học, Trường đại học
Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 24.


12

quyết định một hình phạt đúng pháp luật, có căn cứ, hợp lý, đảm bảo tính pháp
chế, cơng bằng, nhân đạo, cá thể hóa hình phạt, giúp cho hình phạt đạt được mục
đích. Hiện nay, BLHS chỉ mới liệt kê các căn cứ QĐHP mà chưa có khái niệm
pháp lý về căn cứ QĐHP, vì vậy, theo tác giả khái niệm căn cứ QĐHP cần phải
được quy định cụ thể trong BLHS. Khái niệm căn cứ QĐHP phải có những đặc
điểm sau:
- Đó là những u cầu, địi hỏi có tính bắt buộc được quy định trong
BLHS.
- Tịa án buộc phải tuân theo khi QĐHP cho người phạm tội.
- Tạo khả năng đạt được mục đích của hình phạt.
Như vậy, có thể định nghĩa căn cứ QĐHP như sau: Căn cứ QĐHP là
những u cầu, địi hỏi có tính bắt buộc được quy định trong BLHS, buộc Tòa án
phải tuân theo khi QĐHP đối với người phạm tội nhằm đạt được mục đích của
hình phạt.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định về căn cứ quyết
định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam
1.2.1 Cơ sở lý luận của việc quy định căn cứ quyết định hình phạt
Cơ sở lý luận của căn cứ QĐHP là hệ thống các tư tưởng, nhận thức,
kiến thức, quan điểm làm cơ sở vững chắc để quy định căn cứ QĐHP. Theo Gs.
Ts Võ Khánh Vinh “các căn cứ quyết định hình phạt là những địi hỏi cơ bản có
tính nguyên tắc do luật hình sự quy định hoặc do giải thích mà có, buộc Tịa án
phải tn theo khi quyết định hình phạt đối với người thực hiện tội phạm”16. Vì
vậy, theo quan điểm của Gs. Ts Võ Khánh Vinh, căn cứ QĐHP là những biểu

hiện, đòi hỏi cụ thể của các nguyên tắc QĐHP cũng như các nguyên tắc QĐHP
chính là những định hướng để xây dựng nên căn cứ QĐHP nên giữa các nguyên
tắc QĐHP và các căn cứ QĐHP có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Từ
đó, dựa trên những nguyên tắc QĐHP nhà làm luật mới xây dựng nên các căn cứ
QĐHP cụ thể.
Theo Ts. Dương Tuyết Miên “các nguyên tắc quyết định hình phạt là
những tư tưởng chỉ đạo trong quá trình xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp
luật hình sự để Tịa án quyết định hình phạt đúng đắn đối với người phạm tội”.17
Theo Gs. Ts Võ Khánh Vinh, “các ngun tắc quyết định hình phạt là
16

Đào Trí Úc (1994)(chủ biên), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Viện
nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 272.
17
Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và Quyết định hình phạt, NXB Lao động – Xã
hội, tr. 66.


13

những tư tưởng xuất phát, tư tưởng chỉ đạo được quy định trong pháp luật hình
sự và do giải thích pháp luật mà có, xác định và định hướng hoạt động của Tịa
án khi áp dụng chế tài luật hình sự đối với người phạm tội”.18
Quan điểm của Gs. Ts Võ Khánh Vinh và quan điểm của Ts. Dương
Tuyết Miên đều cho rằng các nguyên tắc QĐHP chính là các tư tưởng chỉ đạo,
định hướng cho Tòa án để áp dụng hình phạt đúng đắn cho người phạm tội. Vì
thế, các căn cứ QĐHP chính là sự cụ thể hóa các nguyên tắc QĐHP để Tòa án
dựa vào các căn cứ này để QĐHP cụ thể cho người phạm tội.
Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định các nguyên tắc
QĐHP, theo Gs. Ts Võ Khánh Vinh và Ts. Dương Tuyết Miên thì có bốn ngun

tắc QĐHP, đó là: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; Nguyên tắc nhân đạo xã
hội chủ nghĩa; Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt; Ngun tắc cơng bằng19. Tác giả
cũng đồng ý với quan điểm này.
Trong luật hình sự Việt Nam, các nguyên tắc QĐHP không được ghi
nhận trong BLHS nhưng được thể hiện thông qua nội dung các quy phạm pháp
luật hình sự và là một nội dung quan trọng của chính sách hình sự, chúng có ý
nghĩa rất lớn cho việc QĐHP đúng pháp luật, có căn cứ và hợp lý đối với người
phạm tội. Tuy nội dung của các nguyên tắc của luật hình sự được phản ánh trong
nội dung của một số nguyên tắc QĐHP nhưng sự khác nhau giữa chúng chính là
mức độ cụ thể hóa và tính đặc trưng. “Cụ thể là các nguyên tắc QĐHP có tính cụ
thể hóa cao hơn (chỉ định hướng cho việc QĐHP) và chỉ đặc trưng cho một chế
định của luật hình sự - chế định quyết định hình phạt”20.
Nội dung của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong QĐHP chính
là Tịa án phải căn cứ vào các quy định của BLHS để QĐHP cho người phạm tội.
Trước hết nguyên tắc này thể hiện ở chỗ khi QĐHP, Tịa án phải lựa chọn hình
phạt và xác định mức hình phạt được quy định trong BLHS để áp dụng cho
người phạm tội; phải tuân thủ các quy định của BLHS về nội dung, phạm vi, điều
kiện áp dụng các loại hình phạt; tuân thủ các quy định về QĐHP... việc tuân thủ
nguyên tắc này làm cho bản án có tính hợp pháp và có tính thuyết phục đảm bảo
hình phạt được tun có tính thống nhất. Từ những nội dung và yêu cầu của
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa nhà làm luật đã xây dựng nên căn cứ đầu
18

Đào Trí Úc (1994)(chủ biên), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Viện
nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 262.
19
Đào Trí Úc (1994)(chủ biên), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Viện
nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 262; Dương Tuyết Miên (2007),
Định tội danh và Quyết định hình phạt, NXB Lao động – Xã hội, tr. 70.
20

Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và Quyết định hình phạt, NXB Lao động – Xã hội,
tr. 67.


14

tiên khi QĐHP là “Quy định của BLHS” cho thấy sự chú trọng của nhà làm luật
về sự thống nhất và tuân thủ pháp luật khi QĐHP thể hiện sự tiến bộ về mặt lập
pháp khi đề cao nguyên tắc pháp chế trong QĐHP.
Nội dung của nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong QĐHP chính
là khi QĐHP, Tịa án phải xuất phát từ tư tưởng nhân đạo. Trước hết, phải đặt
mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành cơng dân có ích cho xã hội là
mục đích quan trọng hàng đầu. Đồng thời cân nhắc đến cả những đặc điểm tốt
thuộc về nhân thân người phạm tội trong phạm vi luật định và cả những đặc điểm
thuộc về tâm sinh lý của người phạm tội cũng như hoàn cảnh đặc biệt của người
phạm tội như phạm tội lần đầu, bị cáo có thành tích xuất sắc, bị cáo là phụ nữ có
thai, người già, bị cáo là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi..., vì các đặc điểm này khơng chỉ phản ánh tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà còn phản ánh khả năng
giáo dục cải tạo của người phạm tội. Từ những nội dung và yêu cầu của nguyên
tắc nhân đạo, nhà làm luật đã xây dựng nên căn cứ “Tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” và “Nhân thân người phạm tội”. Đó là hai
căn cứ QĐHP tiếp theo mà Tòa án buộc phải tuân theo khi QĐHP cho người
phạm tội.
Nội dung của ngun tắc cá thể hóa hình phạt trong QĐHP chính là hình
phạt đã tun phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội. Đồng thời, phải cân nhắc những đặc điểm thuộc về nhân thân
người phạm tội có ý nghĩa đối với việc QĐHP, bao gồm cả những đặc điểm tốt
lẫn đặc điểm xấu và phải chỉ rõ trong bản án. Bên cạnh đó phải xem xét, đánh giá
các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong vụ án bởi các tình tiết

này có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội cũng như khả năng cải tạo, giáo dục, hoàn cảnh đặc
biệt của người phạm tội. Chính nội dung của nguyên tắc cá thể hóa hình phạt
trong QĐHP địi hỏi nhà làm luật phải quy định “tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội”, “nhân thân người phạm tội” và “các tình tiết
giảm nhẹ và tăng nặng.trách nhiệm hình sự” là các căn cứ QĐHP.
Nội dung của ngun tắc cơng bằng trong QĐHP chính là hình phạt phải
phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, khơng phân biệt
giới tính, dân tộc, địa vị kinh tế, tơn giáo, tín ngưỡng, thành phần xuất thân...
việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân
người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải
thống nhất trên phạm vi cả nước. Đồng thời phải cân nhắc tất cả các tình tiết có


15

trong vụ án, khơng được bỏ sót các tình tiết nào có liên quan đến hành vi phạm
tội cũng như khả năng đạt được mục đích của hình phạt. Chính nội dung của
nguyên tắc công bằng trong QĐHP một lần nữa đòi hỏi nhà làm luật phải xây
dựng căn cứ “tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội”,
“nhân thân người phạm tội” và “các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng.trách nhiệm
hình sự” là căn cứ QĐHP còn lại sau căn cứ “quy định của BLHS” và buộc Tòa
án phải tuân thủ khi QĐHP cho người phạm tội.
Bên cạnh đó, mục đích của hình phạt cũng là cơ sở để nhà làm luật xây
dựng nên các căn cứ QĐHP. Theo quy định tại Điều 27 BLHS năm 1999 mục
đích của hình phạt là trừng trị, giáo dục, cải tạo người phạm tội, giáo dục người
khác tơn trọng pháp luật, đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm. Do đó, việc
quyết định một hình phạt cụ thể cho người phạm tội phải hướng đến việc đạt
được mục đích mà hình phạt đặt ra. Vì hình phạt được áp dụng đối với cá nhân
người phạm tội, nhằm trấn áp tội phạm và giữ vững trật tự, an ninh chính trị nên

khi xây dựng các căn cứ QĐHP nhà làm luật ln phải hướng đến mục đích mà
hình phạt đặt ra.
1.2.2 Cơ sở thực tiễn của việc quy định về căn cứ quyết định hình phạt
Từ góc độ thực tiễn, tội phạm theo luật hình sự Việt Nam phải là hành vi
của con người, sự xác nhận tội phạm chỉ có thể là hành vi được coi là một trong
những nguyên tắc cơ bản, đặc thù của luật hình sự Việt Nam, đó là “ngun tắc
hành vi”. 21
Tội phạm là hành vi của con người nhưng hành vi ấy phải là hành vi
nguy hiểm cho xã hội và tính nguy hiểm cho xã hội phải ở mức độ đáng kể. Đây
là thuộc tính của tội phạm, nó quyết định cho việc quy định một hành vi là tội
phạm hay loại bỏ tội phạm đó khi tính nguy hiểm khơng cịn.
Theo Ts. Trịnh Tiến Việt, “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vơ ý)
xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sựu xác lập và bảo vệ”.22
Khái niệm tội phạm trên phản ánh các đặc điểm về tội phạm như: (1) tội
21

Trường đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam Tập 1, NXB Cơng an
nhân dân, Hà Nội, tr. 50; Trường đại học Luật Tp.HCM (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần
chung, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 62; Nguyễn Ngọc Thế (2013), Tội phạm, cấu thành
tội phạm – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.
14.
22
Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự (Sách chuyên khảo), NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, tr. 74.


16


phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tính nguy hiểm này thể hiện ở tầm quan
trọng của quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ; mức độ thiệt hại về vật chất,
tinh thần mà tội phạm gây ra; phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm; tính
chất và mức độ lỗi; động cơ, mục đích phạm tội; hoàn cảnh, địa điểm thực hiện
tội phạm; nhân thân người phạm tội; những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự, (2) tội phạm được quy định trong BLHS, (3) tội phạm do
người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm thực hiện, (4)
tội phạm do chủ thể thực hiện một cách có lỗi, bao gồm lỗi cố ý và vơ ý, (5) tội
phạm xâm phạm đến các quan hệ xã hội được BLHS xác lập và bảo vệ, điều này
thể hiện tội phạm là hành vi nguy hiểm xâm phạm đến các quan hệ xã hội được
BLHS quy định và bảo vệ bằng việc áp dụng các chế tài nếu bị xâm phạm do đó
người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự (tính phải chịu hình phạt của tội
phạm).
Trong thực tế, tội phạm xảy ra rất đa dạng phong phú về tính nguy hiểm;
mức độ thiệt hại; phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm; tính chất và mức độ
lỗi; động cơ, mục đích phạm tội; hồn cảnh, địa điểm thực hiện tội phạm... khác
nhau và có tính đặc trưng riêng trong từng vụ án nên cần có sự đánh giá khách
quan, tồn diện tất cả các tình tiết khác nhau của hành vi phạm tội. Đây chính là
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong mỗi tội
phạm khác nhau thì tính chất, mức độ của hành vi phạm tội cũng khác nhau,
chúng ln phong phú và đa dạng. Vì tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội là cơ sở để đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm
tội, là cơ sở cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong từng trường hợp phạm
tội cụ thể giúp Tịa án quyết định một hình phạt cơng bằng. Vì vậy, nhà làm luật
đã quy định “tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” là
căn cứ QĐHP mà Tòa án phải căn cứ vào khi QĐHP cho người phạm tội.
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể, do đó họ có những đặc điểm
sinh lý, tâm lý riêng biệt cũng như những hồn cảnh và mơi trường sống khác
nhau. Trong một vụ án cụ thể thì chủ thể thực hiện tội phạm có những đặc trưng
riêng biệt khác nhau về độ tuổi như người chưa thành niên, đã thành niên, người

già; khác nhau về giới tính như nam, nữ; khác nhau về học vấn; về vai trị xã hội;
hồn cảnh gia đình; điều kiện sống... đây là những đặc điểm thuộc về nhân thân
người phạm tội, đó là “tổng hợp các đặc điểm về mặt pháp lý hình sự, xã hội
nhân khẩu học, và đạo đức tâm lý học của người đã có lỗi (cố ý hoặc vơ ý) trong
việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, mà các đặc
điểm này có ý nghĩa quan trọng để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của


17

người đó một cách cơng minh, có căn cứ, đúng pháp luật, đồng thời góp phần
đấu tranh chống tình trạng phạm tội”23. Chính sự đa dạng về các đặc điểm thuộc
nhân thân của các chủ thể của tội phạm trên thực tế mà nhà làm luật đã quy định
căn cứ “nhân thân người phạm tội” mà một trong những căn cứ Tịa án phải xem
xét khi QĐHP.
Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự xuất hiện trong
một vụ án cụ thể, đối với người phạm tội cụ thể, các tình tiết này làm thay đổi
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong vụ án đó. Các tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ảnh hưởng trực tiếp nhất đến các quyền
và lợi ích của người phạm tội, vì để xác định giới hạn hình phạt đối với người
phạm tội thì những tình tiết này có vai trị rất lớn, ví dụ như sự lựa chọn giữa
hình phạt tù chung thân và hình phạt tử hình một phần phụ thuộc vào người
phạm tội có hay khơng có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, có một hay
nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự áp dụng khác
nhau đối với cá nhân người phạm tội khác nhau với những đặc điểm, hoàn cảnh,
cách thức thực hiện tội phạm, lỗi, mục đích, động cơ... khác nhau nên Tịa án
phải dựa vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để đánh giá
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người
phạm tội vì những tình tiết này có tính hướng dẫn cho việc đánh giá đúng hai căn
cứ “tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” và “nhân thân

người phạm tội”, với sự hiện diện của những tình tiết đó, Tịa án phải tăng lên
hoặc giảm xuống trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội so với trường hợp
không có sự hiện diện của chúng. Vì vậy, để QĐHP tương xứng với tính chất,
mức độ nguy hiểm của tội phạm và phù hợp với cá nhân người phạm tội, từ đó
đạt được mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội của hình phạt nhà làm luật đã
quy định “tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự” là căn cứ QĐHP.
Vì thế, khi xem xét, đánh giá các hành vi nguy hiểm cho xã hội bắt buộc
phải xem xét tồn diện, đầy đủ tất cả các tình tiết phản ánh tính chất, mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong sự quy định của BLHS mới
đảm bảo được việc QĐHP có căn cứ, đúng pháp luật.
Chính thực tiễn đa dạng và phong phú của các hành vi nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự của người phạm tội và thực tiễn áp dụng các quy định pháp
23

Lê Cảm (2001), “Nhân thân người phạm tội: một vấn đề lý luận cơ bản”, Tạp chí Tịa án
nhân dân, (10), tr. 7-11.


18

luật của Tòa án trong việc QĐHP cũng như để đảm bảo các nguyên tắc QĐHP
nhà làm luật đã xây dựng nên các căn cứ QĐHP tại Điều 45 BLHS.
1.3 Khái quát lịch sử quy định về căn cứ quyết định hình phạt trong
luật hình sự Việt Nam
- Căn cứ QĐHP trong pháp luật hình sự thời kỳ phong kiến:
Nghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, ta thấy thuật ngữ “căn
cứ quyết định hình phạt” chưa được sử dụng nhưng nội dung của căn cứ QĐHP
đã được đề cập tới từ thời Lê Sơ thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức (cịn gọi là

Quốc triều Hình luật, Luật hình Triều Lê) là việc QĐHP dựa vào nhân thân
người phạm tội (nhóm bát nghị được xem xét giảm tội). Điều 3 Bộ luật Hồng
Đức quy định tám điều được nghị xét giảm tội (bát nghị) gồm: Nghị thân, Nghị
cố, Nghị hiền, Nghị năng, Nghị công, Nghị quý, Nghị cần, Nghị tân. Việc xét
giảm tội theo nhóm bát nghị được quy định từ Điều 3 đến Điều 13 Bộ luật Hồng
Đức.
Theo Điều 18 Bộ luật Hồng Đức quy định “Phàm phạm tội chưa bị
phát giác mà tự thú trước, thì được tha tội. Phạm tội thập ác và giết
người thì khơng theo luật này. Phạm tội nhẹ đã bị phát giác mà lại thú
cả tội nặng nữa, nhân hỏi về tội đương xét mà thú thêm các tội khác nữa,
thì được tha cả mọi tội. Phạm tội thập ác và giết người thì khơng theo
luật này. Cịn nhờ người thú thay, thì khơng được tha tội. Tự thú mà
khơng thú thật hay thú khơng hết, thì chỉ cho giảm tội một bậc. Về tang
vật mà khơng thú hết thì theo chỗ thú không hết mà xử tội. Biết người sắp
tố giác mình, mà mình mới tự thú thì cũng cho giảm tội một bậc. Phạm
tội cùng đi trốn, mà biết bắt nhau đem nộp quan thì cũng được tha tội”.24
Theo Điều luật này có thể thấy tự thú, thành thật khai báo là những tình
tiết giảm nhẹ khi QĐHP cho người phạm tội vào thời kỳ này trừ trường hợp
phạm tội thập ác và giết người.
Bên cạnh đó, tại
Điều 14 Bộ luật Hồng Đức quy định “Những quan viên quân dân
phạm tội nếu vì sự sơ suất lầm lỗi, từ tội lưu trở xuống thì cho chuộc
bằng tiền. Những ai phạm tội từ khi chưa làm quan, đến khi làm quan (từ
lục phẩm trở lên) việc mới phát giác, thì đều giảm tội một bậc, nếu phạm
vào tội thập ác, cùng gian tham lừa lối thì khơng theo luật này.”25
24
25

Viện sử học Việt Nam (1991), Quốc Triều hình luật, NXB Pháp lý, Hà Nội, tr 41.
Viện sử học Việt Nam (1991), Quốc Triều hình luật, NXB Pháp lý, Hà Nội, tr. 40.



19

Điều 47 Bộ luật Hồng Đức quy định “Những người phạm tội, tuy
tên gọi tội giống nhau, nhưng phải phân biệt sự phạm tội vì lầm lỡ hay
cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không nên câu nệ để hợp với ý
nghĩa việc xét xử hình án: “tha người lầm lỡ không kể tội nặng, bắt tội
người cố ý không kể tội nhẹ””.26
Với quy định tại Điều 14 và Điều 27 Bộ luật Hồng Đức đã thể hiện quan
điểm của nhà làm luật thời đó chính là phải phân biệt phạm tội vì lầm lỡ hay cố ý
để xem xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt và khi QĐHP có xem xét đến lỗi vơ ý của
người phạm tội (sơ suất lầm lỗi) để xem xét giảm nhẹ hình phạt cho người phạm
tội với lỗi vơ ý.
Điều 16 Bộ luật Hồng Đức quy định “Những người từ 70 tuổi trở
lên, 15 tuổi trở xuống cùng những người bị phế tật, phạm từ tội lưu trở
xuống đều cho chuộc bằng tiền, phạm tội thập ác thì khơng theo luật
này. Từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống cùng những người bị ác tật,
phạm tội phạn ngịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu để
vua xét định, ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc, cịn ngồi
ra thì khơng bắt tội. Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dầu có bị tội
chết cũng khơng hành hình, nếu có kẻ nào xui xiểm thì bắt tội kẻ xui
xiểm, nếu ăn trộm có tang vật thì kẻ nào chứa chấp tang vật ấy phải bồi
thường. Nếu ai xét ra tình trạng đáng thương, hay tài năng đáng tiếc thì
đặc cách cho được khỏi phải thích mặt”.27
Với quy định của Điều 16 Bộ luật Hồng Đức thấy được thời kỳ này nhà
làm luật cũng xem xét đến độ tuổi của người phạm tội cũng như khả năng hạn
chế về hành vi của người phạm tội đó là những đặc điểm thuộc về nhân thân của
người phạm tội để cân nhắc khi QĐHP cho người phạm tội đó là việc giảm nhẹ
hình phạt cho người phạm tội là người già (từ 70 tuổi trở lên hoặc 80 tuổi, 90 tuổi

tùy theo từng loại tội), tuổi trẻ (từ 15 tuổi trở xuống hoặc 10, 7 tuổi trở xuống tùy
từng loại tội) và những người bị phế tật.
Trong trường hợp đồng phạm thì người cầm đầu, tổ chức sẽ QĐHP nặng
hơn (Điều 35 Bộ luật Hồng Đức quy định “Nhiều người cùng phạm một tội, thì
lấy người khởi xướng làm đầu, người a tòng được giảm một bậc. Nếu tất cả
người trong một nhà cùng phạm tội, chỉ bắt tội người tơn trưởng” )28.
Pháp luật hình sự triều Nguyễn thể hiện việc QĐHP theo hướng có lợi
cho giai cấp cầm quyền phong kiến được quy định tại Điều 6 – Quan chức phạm
26

Viện sử học Việt Nam (1991), Quốc Triều hình luật, NXB Pháp lý, Hà Nội, tr. 48.
Viện sử học Việt Nam (1991), Quốc Triều hình luật, NXB Pháp lý, Hà Nội, tr. 40-41.
28
Viện sử học Việt Nam (1991), Quốc Triều hình luật, NXB Pháp lý, Hà Nội, tr. 46.
27


×