Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

chế độ pháp lý về công ty công nghệ tài chính ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.98 KB, 55 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

TĂNG BẢO CHÂU

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TY CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CƠNG TY CƠNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

TĂNG BẢO CHÂU

Khóa: 41

MSSV: 1653801011021

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ HỒI THU

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc
thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồi Thu, đảm bảo
tính trung thực và tn thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
Tác giả

TĂNG BẢO CHÂU


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

API

Ứng dụng giao diện lập trình

Banked

Những ngƣời tiếp cận hồn tồn các dịch vụ tài
chính

BI

Ngân hàng Indonesia


BOT

Ngân hàng Thái Lan

HKMA

Cơ quan quản lý tiền tệ Hong Kong

IA

Cơ quan quản lý bảo hiểm Hong Kong

LDN 2014
Luật CTCTD 2010 (đƣợc
sd,bs bởi Luật CTCTD
2017)

Luật doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày
26/11/2014
Luật Các tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12)
ngày 16/6/2010 đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín
dụng (Luật số 17/2017/QH14) ngày 20/11/2017.

Luật NHNNVN

Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (Luật số
46/2010/QH12) ngày 16/6/2010.

MAS


Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore



Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày
16/5/2013 về thƣơng mại điện tử

SFC

Uỷ ban chứng khốn và Hợp đồng tƣơng lai Hong
Kong

TT 23

Thơng tƣ số 23/2019/TT-NHNN của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 22/11/2019 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số
39/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nƣớc Việt Nam ngày 11/12/2014 hƣớng dẫn về dịch
vụ trung gian thanh toán

TT 39

Thông tƣ số 39/2014/TT-NHNN của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 11/12/2014


hƣớng dẫn về dịch vụ trung gian thanh tốn
TT 47


Thơng tƣ số 47/2014/TT-BCT của Bộ Công Thƣơng
ngày 05/12/2014 quy định về quản lý website thƣơng
mại điện tử

Unbanked
Underbanked

VB 10

Những ngƣời không có tài khoản ngân hàng
Những ngƣời có tài khoản ngân hàng nhƣng tiếp cận
hạn chế các dịch vụ tín dụng, đầu tƣ, bảo hiểm
Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN của Ngân
hàng Nhà nƣớc ngày 22/02/2019 hợp nhất nghị định
về thanh tốn khơng dùng tiền mặt

VB 47

Văn bản hợp nhất số 47/VBHN-NHNN của Ngân
hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 09/12/2019 hợp nhất
thông tƣ hƣớng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CƠNG NGHỆ TÀI CHÍNH ...........5
1.1. Khái niệm cơng ty cơng nghệ tài chính.........................................................5
1.2. Hoạt động của các cơng ty cơng nghệ tài chính ...........................................6
1.3. Đặc điểm của cơng ty cơng nghệ tài chính ...................................................9

1.3.1. Đặc điểm chung của cơng ty cơng nghệ tài chính .....................................9
1.3.2. Đặc điểm của cơng ty cơng nghệ tài chính hoạt động cung ứng dịch vụ
trung gian thanh tốn ........................................................................................12
1.3.3. Đặc điểm của cơng ty cơng nghệ tài chính gọi vốn cộng đồng ...............16
1.4. Nhu cầu xây dựng hành lang pháp lý điều chỉnh công ty cơng nghệ tài
chính......................................................................................................................18
1.4.1. Tác động của cơng ty cơng nghệ tài chính đến nền kinh tế nói chung và
thị trường tài chính nói riêng ............................................................................18
1.4.2. Tiềm năng và thực trạng thị trường cơng nghệ tài chính ........................21
1.1.3. Đặc thù trong hoạt động của cơng ty cơng nghệ tài chính......................24
1.5. Kinh nghiệm xây dựng khung điều chỉnh pháp lý thử nghiệm cho Việt
Nam 25
CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH
VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN VÀ GỌI VỐN CỘNG ĐỒNG, KIẾN
NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GỌI VỐN CỘNG ĐỒNG ................................29
2.1. Pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn
của cơng ty cơng nghệ tài chính .........................................................................29
2.1.1. Điều kiện cung ứng và duy trì dịch vụ trung gian thanh tốn .................30
2.1.2. Các dịch vụ trung gian thanh toán được phép cung ứng ........................35
2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của công ty công nghệ tài chính khi tham gia vào
hoạt động trung gian thanh tốn .......................................................................36
2.1.4. Xử lý vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán37
2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động vận hành nền tảng gọi vốn
cộng đồng của cơng ty cơng nghệ tài chính và kiến nghị .................................37


2.2.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động gọi vốn cộng đồng của cơng ty cơng
nghệ tài chính.....................................................................................................37
2.2.2. Kiến nghị ..................................................................................................41
KẾT LUẬN ..............................................................................................................44



PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Tại Việt Nam, công nghệ tài chính hiện đang là đề tài thu hút sự quan tâm
của giới tài chính nói chung, cũng nhƣ các nhà quản lý cộng, đồng khởi nghiệp nói
riêng. Cơng nghệ tài chính dƣờng nhƣ cũng là chủ đề đƣợc quan tâm nhiều nhất
trong các hội thảo về tài chính cũng nhƣ các xu hƣớng khởi nghiệp. Trong xu thế
công nghệ bùng nổ nhƣ hiện nay, những ứng dụng công nghệ vào một lĩnh vực có
thể xóa sổ cả một ngành dịch vụ truyền thống. Một ví dụ quen thuộc là sự cạnh
tranh khốc liệt của các các ứng dụng công nghệ đặt xe nhƣ Grab đang khiến cho
hàng loạt công ty dịch vụ taxi truyền thống đứng bên bờ vực phá sản. Điều này càng
dấy lên sự quan tâm của cộng đồng khi mà các sản phẩm, dịch vụ cơng nghệ tài
chính đang ngày càng đa dạng, sự thâm nhập xã hội của các sản phẩm, dịch vụ này
ngày càng lớn. Những sản phẩm, dịch vụ công nghệ tài chính đang hiện hữu ngay
trong những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân. Từ dịch vụ thanh toán
bằng các ví điện tử nhanh chóng, an tồn chỉ bằng vài lần chạm cho đến những
trang web so sánh sản phẩm tài chính cung cấp thơng tin giúp ngƣời tiêu dùng lựa
chọn sản phẩm tài chính phù hợp. Vậy, cơng ty cơng nghệ tài chính là gì? Nó tác
động nhƣ thế nào đến ngành tài chính? Pháp luật hiện hành điều chỉnh cơng ty cơng
nghệ tài chính nhƣ thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi này, một cái nhìn tổng
qt về các cơng ty cơng nghệ tài chính là rất cần thiết.
Thị trƣờng cơng nghệ tài chính Việt Nam đang thu hút lƣợng vốn đầu tƣ
khổng lồ từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi, quy mơ của thị trƣờng đang đƣợc mở rộng
đáng kể so với những năm trƣớc. Tuy nhiên, hành lang pháp lý điều chỉnh các cơng
ty cơng nghệ tài chính vẫn cịn hạn chế, chƣa điều chỉnh nhiều sản phẩm, dịch vụ
cơng nghệ tài chính. Thiếu rào cản pháp lý đang là rào cản cho các cơng ty cơng

nghệ tài chính thu hút vốn đầu tƣ cũng nhƣ không dám ứng dụng công nghệ để phát
triển các sản phẩm, dịch vụ cơng nghệ tài chính mới và đƣa chúng đến tay ngƣời
tiêu dùng. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh các cơng ty cơng
nghệ tài chính.
Từ những lý do trên, tác giả nhận thấy cần nghiên cứu, phân tích các đặc
điểm của cơng ty cơng nghệ tài chính để đƣa ra một cái nhìn tổng qt. Bên cạnh
đó, việc nghiên cứu, lý giải các quy định của pháp luật hiện hành về hai lĩnh vực
đang tập trung nhiều công ty cơng nghệ tài chính nhất của Việt Nam là trung gian

1


thanh toán và gọi vốn cộng đồng (bao gồm cho vay ngang hàng) để có một cái nhìn
sâu sắc hơn để có một cái nhìn sâu sắc hơn là điều cần thiết.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi: Có tƣơng đối các tài liệu
nghiên cứu nƣớc ngoài về các sản phẩm, dịch vụ cơng nghệ tài chính nhƣng các tài
liệu đánh giá những đặc điểm, đặc thù của công ty công nghệ tài chính thì khơng
nhiều:
Bài nghiên cứu “Defining a EU-framework for financial technology (fintech):
economic perspectives and regulatory challenge” của hai tác giả Cemal Karakas and
Carla Stamegna đăng trên tạp chí Law And Economic Review đƣa ra khái niệm về
cơng nghệ tài chính và phân tích tác động của cơng nghệ tài chính từ những khía
cạnh về kinh tế và đƣa ra những thách thức về mặt xây dựng khung pháp lý điều
chỉnh cơng nghệ tài chính ở Liên minh Châu Âu.
Bài nghiên cứu “Crowdfunding: An Industry Growing Fast” của hai tác giả
Eleanor Kirby and Shane Worner (2014) đƣa ra một cái nhìn tổng quát về các hình

thức gọi vốn cộng đồng, sau đó đi sâu phân tích các mơ hình của hai loại hình gọi
vốn cộng đồng là cho vay ngang hàng và gọi vốn cộng đồng lấy cổ phần. Hai tác giả
cũng đƣa ra những lợi ích, rủi ro, xu hƣớng pháp luật điều chỉnh hoạt động của hai
loại hình gọi vốn cộng đồng này trên thế giới.
Báo cáo “Fintech in Asean: From Start-up to Scale-up” của UOB, PWC and
SFA năm 2019, đã cho thấy sự phát triển của thị trƣờng cơng nghệ tài chính ở khu
vực Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Báo cáo “e-Conomy SEA 2019” của Google, TEMASEK và
BAIN&COMPANY tổng hợp những bƣớc phát triển của thị trƣờng cơng nghệ tài
chính Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Báo cáo này phân tích những lợi thế về
điều kiện phát triển tài chính tồn diện ở các quốc gia Đông Nam Á, cũng nhƣ
những ƣu thế của mỗi nhà cung cấp trên thị trƣờng tài chính những năm tới.
Thứ hai, tình hình nghiên cứu trong nƣớc: Cũng tƣơng tự nhƣ tình hình
nghiên cứu trên thế giới, hầu nhƣ khơng có nghiên cứu về những đặc điểm, đặc thù
của cơng ty cơng nghệ tài chính để xác định cơng ty cơng nghệ tài chính là gì. Các
tài liệu về trung gian thanh toán thƣờng là một bộ phận của thanh tốn khơng dùng
tiền mặt, và cũng chỉ dừng lại ở mức nêu quy định mà không đƣa ra những đặc
trƣng của hoạt động trung gian thanh tốn, cũng nhƣ khơng phân tích, lý giải các
quy định này:
2


Bài nghiên cứu “Hệ sinh thái công ty công nghệ tài chính ở Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Trung Anh phân tích, đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái cơng
nghệ tài chính ở Việt Nam.
Bài nghiên cứu “Fintech - Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của
ngành tài chính ngân hàng” của tác giả Nghiêm Thanh Sơn đƣa ra những cơ hội và
thách thức đối với ngành ngân hàng, tác giả đánh giá sự phát triển của thị trƣờng
cơng nghệ tài chính, định hƣớng giải pháp điều chỉnh cơng nghệ tài chính bằng
khung pháp lý thử nghiệm.

3.

Mục đích nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, phân tích những hoạt động của cơng ty cơng nghệ tài chính, cơng
ty cơng nghệ tài chính vận hành nền tảng gọi vốn cộng đồng và những quy định của
pháp luật hiện hành về hoạt động của cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn của
cơng ty cơng nghệ tài chính để đƣa ra những đặc điểm của các đối tƣợng này.
Thứ hai, phân tích những tác động của cơng ty cơng nghệ tài chính, tiềm
năng thị trƣờng cơng nghệ tài chính và đặc thù trong hoạt động của công ty công
nghệ tài chính để khẳng định nhu cầu xây dựng hành lang pháp lý điều chỉnh các
công ty công nghệ tài chính và đƣa ra một số kinh nghiệm xây dựng giải pháp điều
chỉnh cơng ty cơng nghệ tài chính bằng khung pháp lý thử nghiệm.
Thứ ba, phân tích, lý giải những quy định hiện hành về hoạt động cung ứng
dịch vụ trung gian thanh tốn của cơng ty cơng nghệ tài chính để có một cái nhìn
sâu sắc hơn về đối tƣợng này. Và phân tích những quy định hiện hành về hoạt động
vận hành nền tảng gọi vốn cộng đồng của cơng ty cơng nghệ tài chính, kết hợp với
những đặc điểm nghiên cứu để đƣa ra những kiến nghị xây dựng quy định điều
chỉnh.
4.

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, hoạt động của các công ty công nghệ tài chính, hoạt động vận
hành nền tảng gọi vốn cộng đồng của cơng ty cơng nghệ tài chính trên thực tế.
Thứ hai, các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hoạt động cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán và hoạt động vận hành nền tảng gọi vốn cộng
đồng của cơng ty cơng nghệ tài chính.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài


3


Thứ nhất, về pháp luật Việt Nam: Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung
vào các quy định về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trong LDN 2014;
hoạt động ngân hàng trong Luật CTCTD 2010 (sđ, bs 2017); các quy định về trung
gian thanh toán trong Luật NHNNVN, nghị định của Chính phủ về thanh tốn
khơng dùng tiền mặt và các quy định hƣớng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán
Ngân hàng Nhà nƣớc; các quy định về thƣơng mại điện tử trong các Nghị định của
Chính Phủ, các văn bản hƣớng dẫn của Bộ cơng thƣơng; các quy định về môi giới
thƣơng mại trong Luật thƣơng mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005.
Thứ hai, về pháp luật nƣớc ngoài: Phạm vi nghiên cứu là các quy định về
khung điều chỉnh pháp lý thử nghiệm của các quốc gia Singapore, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Hong Kong theo trên báo cáo tổng hợp của Baker&Mckenzie
về hƣớng dẫn xây dựng khung pháp lý thử nghiệm.
5.

Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu

Khoá này đƣợc nghiên cứu theo các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống
nhƣ phân tích, quy nạp và diễn dịch đƣợc thể hiện xuyên suốt qua các chƣơng:
Chƣơng 1: Tác giả đƣa ra các đặc điểm của công ty công nghệ tài chính, cơng
ty cơng nghệ tài chính hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn, cơng ty
cơng nghệ tài chính vận hành nền tảng gọi vốn cộng đồng sau đó phân tích, diễn
giải những đặc điểm đó. Tiếp đến, tác giả phân tích, diễn giải các tác động, thực
trạng thị trƣờng, đặc thù hoạt động của công ty cơng nghệ tài chính sau đó tổng hợp
đặt ra vấn đề xây dựng khung pháp lý điều chỉnh công ty cơng nghệ tài chính. Cuối
cùng, tác giả đƣa ra các kinh nghiệm xây dựng khung pháp lý thử nghiệm rồi diễn
giải những kinh nghiệm đó.

Chƣơng 2: Tác giả phân tích các quy định về trung gian thanh tốn; phân tích
các quy định có thể liên quan đến hoạt động gọi vốn cộng đồng để tổng hợp rút ra
kết luận.
6.

Bố cục tổng quát của khóa luận

Khóa luận bao gồm hai chƣơng:
Chƣơng 1: Khái qt về cơng ty cơng nghệ tài chính.
Chƣơng 2: Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thanh tốn và hoạt động
gọi vốn cộng đồng của cơng ty cơng nghệ tài chính, kiến nghị đối với hoạt động gọi
vốn cộng đồng.

4


CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH
1.1. Khái niệm cơng ty cơng nghệ tài chính
Cơng ty cơng nghệ tài chính là thuật ngữ đƣợc dịch ra từ tiếng Anh. Trong
tiếng Anh, có nhiều thuật ngữ tƣơng ứng, trong đó phổ biến là “cơng ty cơng nghệ
tài chính” hoặc “cơng ty cơng nghệ tài chính firm”.
Thuật ngữ cơng ty cơng nghệ tài chính đƣợc sử dụng rất phổ biến nhƣng chƣa
đƣợc định nghĩa trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Điều này có thể lý
giải bởi thành tố “cơng nghệ tài chính” cũng chƣa đƣợc định nghĩa một cách chính
thống.
Theo Hội đồng vì sự ổn định tài chính (FSB), “cơng ty cơng nghệ tài chính là
các cơng ty có mơ hình kinh doanh tập trung vào cơng nghệ tài chính”1. Trong đó,
“cơng nghệ tài chính là các sáng tạo trong lĩnh vực tài chính dựa trên nền tảng cơng
nghệ có thể tạo ra các mơ hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình hay các sản phẩm
mới có ảnh hƣởng cụ thể đến việc cung cấp các dịch vụ tài chính”2.

Theo Price Water House, thuật ngữ cơng ty cơng nghệ tài chính thƣờng ám
chỉ các công ty khởi nghiệp, công ty công nghệ, hay thậm chí là các nhà cung cấp
nền tảng cơng nghệ3.
Về định nghĩa cơng ty cơng nghệ tài chính, hai tác giả Cemal Karakas Carla
Stamegna cho rằng thuật ngữ công ty công nghệ tài chính đề cập đến các cơng ty sử
dụng hệ thống nền tảng công nghệ để cung cấp các dịch vụ tài chính và các sản
phẩm một cách trực tiếp hoặc làm cho hệ thống tài chính hiệu quả hơn4.
Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về cơng ty cơng nghệ tài chính. Nhìn
chung các khái niệm này đều đề cập đến các công ty không phải là các tổ chức tín
1

FSB (2019), Fintech and market structure in financial services: Market developments and potential
financial stability implications, 14 February 2019, page No. 1, />2

FSB (2017), Financial Stability Implications from fintech: Supervisory and Regulatory Issues that Merit
Authorities’ Attention, 27 June 2017, page No.7, />3

PWC (2016), Q&A What is Fintech, April 2016, page No. 1, ty cơng nghệ tài chính.pdf
4

Cemal Karakas and Carla Stamegna (2018), “Defining a EU-framework for financial technology (fintech):
economic perspectives and regulatory challenge”, Law And Economic Review, Volume 7 - Part 1 - 2018,
page No.106 and page No. 107,
/>_part_1_2018.pdf

5


dụng truyền thống ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính để cung cấp cho
khách hàng các dịch vụ tài chính một cách hiệu quả hơn.

Cơng ty cơng nghệ tài chính là một khái niệm rất rộng, cơng ty cơng nghệ tài
chính cung cấp các sản phẩm nhƣ gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), ví điện tử (ewallet), xếp hạng và đánh giá tín dụng (credit score), tiền tệ số (cryptocurrency),
công nghệ bảo hiểm (insurtech), …Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu hai hoạt
động là cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và gọi vốn cộng đồng của cơng ty
cơng nghệ tài chính.
1.2. Hoạt động của các cơng ty cơng nghệ tài chính
Hoạt động của các cơng ty cơng nghệ tài chính gắn liền hoạt động cung ứng
các sản phẩm cơng nghệ tài chính. Các sản phẩm, dịch vụ cơng nghệ tài chính do
cơng ty cơng nghệ tài chính cung cấp5:
Thứ nhất, lĩnh vực giải pháp thanh tốn (payment solutions):
Ví điện tử (e-wallet): Là một loại tài khoản điện tử liên kết với tài khoản
ngân hàng đƣợc sử dụng để thanh toán các giao dịch trực tuyến, gửi tiền và nhận
tiền từ các ví điện tử khác. Các tiện ích của ví điện tử khá giống với thẻ ghi nợ
(debit card), thẻ tín dụng (credit card) nhƣ: thanh toán, chuyển tiền, nhận tiền.
POS/mPOS (Point of sale, mobile Point of sale) là các thiết bị, máy chấp
nhận thẻ tại điểm bán hàng cho phép khách hàng thanh toán bằng thẻ ngân hàng
một cách đơn giản, nhanh chóng.
QR code (Quick Response code) là loại mã vạch hai chiều đƣợc sử dụng để
lƣu trữ một địa chỉ web (URL) hoặc thông tin về một sản phẩm có thể đọc đƣợc
bằng máy quét mã hoặc máy ảnh của điện thoại thông minh.
Thứ hai, lĩnh vực cho vay và huy động vốn (Lending and fundraising):
Gọi vốn cộng đồng: Là việc sử dụng những khoản tiền nhỏ thu đƣợc từ một
số lƣợng lớn các cá nhân, tổ chức để tài trợ cho một dự án, cho vay kinh doanh/ cá
nhân, hoặc các nhu cầu tài chính khác thơng qua một nền tảng dựa trên web trực
tuyến6.

5

EY (2018), Asean Fintech Census, page No. 16.
Eleanor Kirby and Shane Worner (2014), Crowdfunding: An Industry Growing Fast, page No. 08

/>6

6


Cho vay ngang hàng (Peer to peer lending): Là một phƣơng thức tài trợ cho
phép nhà đầu tƣ trực tiếp liên lạc, thỏa thuận cho vay với bên đi vay thông qua sự
kết nối của công ty vận hành nền tảng gọi vốn mà không cần sự tham gia của một tổ
chức tài chính làm trung gian. Cho vay ngang hàng cũng là một hình thức gọi vốn
cộng đồng. Trong đó, cơng ty vận hành nền tảng cho vay ngang hàng đóng vai trị
trung gian kết nối bên vay và bên cho vay, đồng thời kiêm luôn nhiệm vụ chấm
điểm tín dụng của bên vay.
Thứ ba, lĩnh vực cơng nghệ chuỗi khối và tiền mã hố:
Cơng nghệ chuỗi khối (Blockchain): Công nghệ chuỗi khối đƣợc hiểu nhƣ
một cuốn sổ cái kế tốn cơng cộng đƣợc số hố lƣu trữ các thông tin giao dịch vào
các khối thông tin (block) liên kết với nhau bằng mã hoá7 tạo thành một chuỗi
(chain). Chính vì các khối thơng tin này liên kết với nhau nên khi muốn thay đổi
thông tin trong một khối thơng tin thì phải thay đổi thơng tin trong tồn bộ các khối
thơng tin cịn lại đồng nghĩa với việc tất cả các thành viên trong mạng phải đồng
thuận thay đổi thơng tin trong các khối đó. Điều này hầu nhƣ là không thể cho nên
khi một khối thông tin đƣợc thêm vào mạng nó khơng thể sửa đổi, bị làm giả hay
gian lận. Thực chất các khối thông tin này có thể lƣu trữ mọi loại dữ liệu chứ khơng
chỉ các giao dịch tài chính, chính vì vậy mà công nghệ chuỗi khối đang đƣợc ứng
dụng trong rất nhiều lĩnh vực chứ khơng chỉ lĩnh vực tài chính. Ứng dụng đầu tiên
của công nghệ chuỗi khối là tiền mã hố (Blockchain 1.0), tiếp theo đó là hợp đồng
thơng minh (Smart contract - Blockchain 2.0) cho phép thực hiện giao dịch tự động
giữa các bên tham gia hợp đồng. Với tính năng của cơng nghệ chuỗi khối, việc ứng
dụng cơng nghệ này vào hoạt động ngân hàng cho phép lƣu trữ và đảm bảo an toàn
đối với dữ liệu của khách hàng, chống gian lận, các ngân hàng sẽ không cần đến số
lƣợng lớn nhân sự để vận hành hoạt động của mình, giảm đƣợc chi phí cố định.

Tiền mã hoá (Cryptocurrency): Tiền mã hoá đƣợc tạo ra bằng các thuật toán
phức tạp trên nền tảng phần mềm mã nguồn mở. Những tính chất đặc trƣng của tiền
mã hố là: (i) Tính kỹ thuật số: Tiền mã hóa chỉ tồn tại trên máy tính, khơng có các
đồng xu (coins) hay giấy ghi nợ (notes) nào. (ii) Phi tập trung: Tiền mã hoá đƣợc
phân bố trên một mạng lƣới phi tập trung, mạng lƣới với (thƣờng là) hàng ngàn máy
tính mà khơng có máy chủ trung tâm, điều này đồng nghĩa với việc khơng một chủ
thể nào có quyền kiểm sốt tiền mã hoá. Điều này lý giải tại sao tiền mã hố khơng
7

Mã hố của một khối thơng tin bao gồm cả địa chỉ của khối thơng tin đó và các khối thơng tin trƣớc đó.
“Blockchain là gì? Các ứng dụng liên quan đến blockchain”, truy cập 06/6/2020.

7


chịu sự quản lý của bất kỳ ngân hàng trung ƣơng nào. (iii) Tính ngang hàng: Tính
ngang hàng ở đây dùng để miêu tả mối quan hệ giữa những ngƣời sử dụng một loại
tiền mã hoá (các thành viên). Khi một giao dịch đƣợc gửi đến mạng của đồng tiền
mã hố, mọi thành viên đều xử lý nó giống nhau8. Ngồi ra, tính ngang hàng cịn có
nghĩa là tiền mã hố có thể đƣợc chuyển trực tuyến giữa các thành viên mà không
cần đến cột bên thứ ba đáng tin cậy nhƣ ngân hàng. (iv) Tính ẩn danh: Ngƣời dùng
khơng cần phải cung cấp thông tin cá nhân để sở hữu hay sử dụng tiền mã hoá. (v)
Đƣợc mã hoá: Mỗi ngƣời dùng có các mã đặc biệt ngăn chặn thông tin của họ bị
ngƣời dùng khác truy cập đƣợc gọi là mật mã (crypto) và nó gần nhƣ khơng thể
hack đƣợc. (vi) Tính tồn cầu: Khác với tiền pháp định, tiền mã hố có thể đƣợc
chuyển đi khắp tồn cầu với thời gian nhanh chóng và chi phí thấp, nó là tiền tệ
khơng biên giới9. Hiện này, có hơn 5500 loại tiền mã hoá đang đƣợc giao dịch trên
các sàn giao dịch tiền mã hố. Trong đó, Bitcoin là đồng tiền mã hố đầu tiên và
vẫn giữ vị trí thống trị thị trƣờng tiền mã hoá với hơn 64% giá trị vốn hoá thị
trƣờng10. Các loại tiền mã hoá khác ra đời sau sự thành công của Bitcoin đƣợc gọi

là altcoin (Alternative coin), các loại tiền này thƣờng thể hiện rằng chúng là sự thay
thế tốt hơn cho bitcoin, nhiều altcoin tập trung vào những điểm bị coi là hạn chế của
bitcoin và cho ra đời những phiên bản mới hơn với các lợi thế cạnh tranh11. Một số
altcoin nhƣ Ethereum, Tether, XRP, Bitcoin Cash, Bitcoin SV, Litecoin,...
Thứ tư, lĩnh vực dữ liệu và hạ tầng cơ sở:
Các trang web so sánh (comparison sites): Các trang web này cung cấp
những thơng tin về các dịch vụ tài chính nhƣ so sánh về giá cả, tính chất, xếp hạng
chất lƣợng,... Những thơng tin này góp phần giúp khách hàng đƣa ra quyết định phù
hợp với khả năng cũng nhƣ nhu cầu tài chính của mình.
Ứng dụng dữ liệu lớn (Big data): Dữ liệu lớn có đƣợc từ việc thu thập thông
tin khách hàng thông qua các lần truy cập trang web, nó cho phép phân tích những
sở thích, u cầu của ngƣời dùng từ đó đƣa ra những gợi ý sản phẩm phù hợp với
khách hàng từ đó cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
API (Application Programming Interface): API đƣợc tạm dịch là giao diện
lập trình ứng dụng, “giao diện” ở đây là cách mà các phần mềm (ứng dụng, hệ điều
8

Andreas M. Antonopoulos (2018), Internet của tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân, tr. 36.
“What is Cryptocurrency? Your Complete Crypto ABC”, truy cập ngày 07/6/2020.
10
Số liệu tại truy cập 08/6/2020.
11
Andreas M. Antonopoulos (2018), tlđd (9), tr. 25.
9

8


hành,..) giao tiếp với nhau và tận dụng năng lực của nhau. Các phần mềm cần tận
dụng năng lực của nhau bởi mơi trƣờng điện tốn cần nhiều phần mềm12, để tạo ra

một trải nghiệm số chẳng hạn nhƣ ứng dụng di động ngân hàng số thì các phần
mềm phải giao tiếp với nhau. API cho phép các bên thứ ba giúp ngân hàng tạo nên
các trải nghiệm số (các ứng dụng, các tính năng định danh,...) từ dữ liệu mà ngân
hàng chia sẻ.
Thứ năm, các lĩnh vực công nghệ tài chính khác: Lĩnh vực bảo hiểm với
cơng nghệ bảo hiểm (Insurance technology - Insurtech); lĩnh vực quản lý tài chính
với quản lý tài sản (wealth management), quản lý tài chính cá nhân (personal
finance);…
1.3. Đặc điểm của cơng ty cơng nghệ tài chính
1.3.1. Đặc điểm chung của cơng ty cơng nghệ tài chính
Thứ nhất, cơng ty cơng nghệ tài chính là doanh nghiệp. Theo đó, cơng ty
cơng nghệ tài chính là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở, đƣợc thành lập
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Tên của cơng ty cơng nghệ tài chính do ngƣời sáng lập quyết định và phải
thoả mãn một số yêu cầu nhất định về đặt tên doanh nghiệp, cụ thể: Tên công ty
công nghệ tài chính phải đƣợc viết bằng tiếng Việt và khơng thuộc các trƣờng hợp
bị pháp luật cấm.
+ Tên tiếng Việt của cơng ty cơng nghệ tài chính phải có hai thành tố: (i)
Loại hình doanh nghiệp; (ii) Tên riêng. Trong đó loại hình doanh nghiệp là một
trong bốn loại hình doanh nghiệp, gồm: Doanh nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Tên riêng của cơng ty cơng nghệ tài
chính chỉ cần đƣợc viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J,
Z, W, chữ số và ký hiệu mà khơng cần xác định có ý nghĩa hay khơng.
+ Có ba trƣờng hợp bị cấm trong đặt tên doanh nghiệp mà cơng ty cơng nghệ
tài chính phải tn thủ:
(i)
Tên của cơng ty cơng nghệ tài chính khơng đƣợc trùng hoặc gây nhầm
lẫn với tên các doanh nghiệp khác. Nếu tên của cơng ty cơng nghệ tài chính đăng ký
trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trƣớc đó thì sẽ bị từ
chối. Ngƣợc lại, một doanh nghiệp đăng ký tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của

12

“Giải ngố về API: Tại sao nói API có ý nghĩa sống cịn với cả thế giới điện toán”, />truy cập 06/6/2020.

9


cơng ty cơng nghệ tài chính đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh (bất kể có
kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh hay khơng) thì doanh nghiệp
đang đăng ký tên vi phạm đó sẽ bị từ chối. Điều này đồng nghĩa với việc tên cơng ty
cơng nghệ tài chính đƣợc bảo hộ một cách tự động. Tức là cơ quan đăng ký kinh
doanh đã rà soát vi phạm ngay từ thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp mà
không cần doanh nghiệp bị vi phạm khiếu nại. Cơ chế bảo hộ tên doanh nghiệp của
pháp luật doanh nghiệp xuất phát từ mục đích bảo vệ những chủ thể chân chính,
tránh hành vi trục lợi “ăn theo” tên các doanh nghiệp đã thành danh.
(ii)

Tên của cơng ty cơng nghệ tài chính khơng sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi

phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tiêu chí này đƣợc xác định theo hƣớng dẫn của Bộ văn hố, thể thao và du lịch.
(iii) Cơng ty cơng nghệ tài chính khơng đƣợc sử dụng tên cơ quan nhà
nƣớc, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị - xã hội,...
Cơng ty cơng nghệ tài chính có tài sản. Tài sản của cơng ty cơng nghệ tài
chính đƣợc hình thành dựa trên ba nguồn:
+ Tài sản do các thành viên, cổ đông đầu tƣ vào doanh nghiệp (gọi chung là
nhà đầu tƣ).
+ Tài sản do doanh nghiệp huy động.
+ Tài sản do doanh nghiệp tạo lập nên trong quá trình hoạt động. Tại thời
điểm cơng ty cơng nghệ tài chính đƣợc thành lập, chỉ có một nguồn tài sản duy nhất

là từ các nhà đầu tƣ nên tài sản của công ty công nghệ tài chính vào thời điểm này
chính là vốn điều lệ của cơng ty cơng nghệ tài chính.
Cơng ty cơng nghệ tài chính có trụ sở giao dịch, đƣợc đăng ký thành lập theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Trụ sở giao dịch là địa điểm liên
lạc của cơng ty cơng nghệ tài chính trên lãnh thổ Việt Nam cịn mục đích kinh
doanh là mục đích tìm kiếm lợi nhuận hợp pháp13.
Thứ hai, công ty công nghệ tài chính khơng phải là tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thƣờng xuyên
một hoặc một số nghiệp vụ nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tốn
qua tài khoản. Trong đó, nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền nhàn rỗi từ các cá
13

Phạm Hoài Huấn (chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Lê, Đặng Quốc Chƣơng, Trần Thanh Bình (2016), Luật
doanh nghiệp Việt Nam Tình huống - Dẫn giải - Bình luận, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 12 - 25.

10


nhân, tổ chức. Thực chất, đây là một hoạt động cho vay với chủ nợ là cá nhân, tổ
chức gửi tiền cịn tổ chức tín dụng nhận tiền gửi là bên vay. Quan hệ cho vay này
dẫn đến hệ quả là tổ chức tín dụng có quyền sở hữu tiền gửi bao gồm quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tiền gửi. Cấp tín dụng là việc sử dụng vốn huy động đƣợc
để cho các cá nhân, tổ chức vay. Các đặc điểm của các hoạt động nhận tiền gửi và
cấp tín dụng: (i) Tiền là đối tƣợng duy nhất của các giao dịch. (ii) Ngƣời gửi tiền
nhận đƣợc toàn bộ tiền gốc và tiền lãi phát sinh từ tiền gốc. (iii) Tổ chức tín dụng có
quyền quyết định việc sử dụng tiền của ngƣời gửi tiền (cho ai vay, cho vay với điều
kiện gì,…) miễn là ngƣời gửi tiền nhận lại đƣợc cả tiền gốc và lãi phát sinh từ tiền
gốc. Cung ứng dịch vụ thanh toán là việc thực hiện ghi có và ghi nợ vào tài khoản
thanh tốn của khách hàng mở tại tổ chức tín dụng. Các hoạt động của cơng ty cơng

nghệ tài chính nêu trên không đáp ứng những đặc điểm của hoạt động ngân hàng,
chúng khơng phải là hoạt động ngân hàng. Do đó, cơng ty cơng nghệ tài chính
khơng phải là tổ chức tín dụng.
Trong xu thế cơng nghệ bùng nổ, tác động đến hầu nhƣ mọi ngóc ngách của
đời sống. Các tổ chức tín dụng cũng khơng ngừng nâng cao hoạt động của mình
bằng ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Các hoạt động của một tổ chức tín dụng gồm
hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác. Một tổ chức tín dụng có thể cung ứng
sản phẩm cơng nghệ tài chính (ví dụ nhƣ ví điện tử) nhƣng điều đó khơng đồng
nghĩa với việc nó là một cơng ty cơng nghệ tài chính. Bởi hoạt động chính của một
tổ chức tín dụng là hoạt động ngân hàng, việc cung cấp sản phẩm cơng nghệ tài
chính là “hoạt động khác”, mang tính phụ trợ. Hoạt động cung cấp sản phẩm công
nghệ tài chính của một tổ chức tín dụng đó đƣợc gọi là ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động tài chính.
Thứ ba, ngƣời dùng cuối mà hƣớng tới là các tổ chức tài chính truyền thống
và khách hàng.
Nếu nhƣ ngành tài chính truyền thống chỉ có hai chủ thể là các tổ chức tài
chính và khách hàng (các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ tài chính) thì nay có
thêm một chủ thể khác tham gia là các cơng ty cơng nghệ tài chính. Những dịch vụ
mà cơng ty cơng nghệ tài chính cung cấp hƣớng tới ngƣời dùng cuối là khách hàng
và các tổ chức tài chính. Hai nhóm ngƣời dùng cuối mà cơng ty cơng nghệ tài chính
hƣớng tới này làm hình thành hai nhóm cơng ty cơng nghệ tài chính:
+ Nhóm cơng ty cơng nghệ tài chính độc lập: Nhóm này gồm các cơng ty ứng
dụng cơng nghệ tạo ra các dịch vụ tài chính mới, và cung cấp trực tiếp các dịch vụ
đó cho khách hàng. Nhóm các cơng ty này cung cấp các dịch vụ ở hầu hết các lĩnh
11


vực tài chính truyền thống nhƣ thanh tốn, cho vay, huy động vốn, quản lý tài sản,
huy động vốn, đánh giá tín dụng, bảo hiểm14.
+ Nhóm các cơng ty cơng nghệ tài chính hỗ trợ cơng nghệ: Nhóm này gồm

các cơng ty cơng nghệ tài chính đóng vai trị hỗ trợ cơng nghệ cho các tổ chức tài
chính truyền thống. Nhóm các cơng ty này tạo ra sự đổi mới cho các dịch vụ tài
chính nhƣng khơng cung cấp trực tiếp dịch vụ đó cho khách hàng mà thơng qua
định chế tài chính truyền thống. Sự hợp tác này mang đến cho khách hàng những
dịch vụ tài chính hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn.
Thứ tư, công ty công nghệ tài chính cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng nghệ
tài chính tài chính: Dịch vụ cơng nghệ tài chính là đặc trƣng của các cơng ty cơng
nghệ tài chính. Những dịch vụ cơng nghệ tài chính đƣợc nêu tại mục 1.2.
1.3.2. Đặc điểm của cơng ty cơng nghệ tài chính hoạt động cung ứng dịch vụ
trung gian thanh tốn
Thứ nhất, cơng ty cơng nghệ tài chính cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán đƣợc thành lập theo một trong ba loại hình doanh nghiệp là cơng ty cổ phần,
cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
Một trong những điều kiện cung ứng và duy trì dịch vụ trung gian thanh toán
là vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định). Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các
thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã đƣợc đăng ký
mua khi thành lập doanh nghiệp đối với cơng ty cổ phần. Điều này có nghĩa là cơng
ty cơng nghệ tài chính đƣợc thành lập theo một trong ba loại hình doanh nghiệp có
vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty hợp danh thì
mới có thể cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn.
Cơng ty cơng nghệ tài chính phải đƣợc thành lập theo một trong ba loại hình
doanh nghiệp trên mới có thể cung ứng dịch vụ trun gian thanh tốn vì:
+ Cả ba loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, cơng ty hợp danh đều có tƣ cách pháp nhân. Việc quy định doanh nghiệp có tƣ
cách pháp nhân cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ loại bỏ những rủi ro liên
quan đến nhân thân ngƣời bỏ vốn thành lập ra doanh nghiệp (chẳng hạn nhƣ cá
nhân chết).

14


Fintechnews Vietnam (2019), “Fintech Vietnam Startup Map 2019”, truy cập 11/6/2019.

12


+ Bản thân trung gian thanh toán là một lĩnh vực “đòi hỏi trách nhiệm tài sản
của doanh nghiệp cao”15. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải đảm bảo khả năng
trả nợ khi rủi ro xảy ra. Trong khi đó, vốn điều lệ là một nguồn tài sản của công ty,
vào thời điểm doanh nghiệp đƣợc thành lập vốn điều lệ chính là tài sản của cơng ty.
“Bản chất của vốn điều lệ của công ty là yếu tố bảo đảm cho các bên thứ ba trong
giao dịch với công ty. Khi xảy ra rủi ro, công ty phải lấy tài sản của mình ra để trả
nợ”16. Cho nên mục đích quy định doanh nghiệp có vốn điều lệ tối thiểu nhằm đáp
ứng yêu cầu về khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tƣ nhân không thể cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn vì:
+ Doanh nghiệp tƣ nhân khơng có tƣ cách pháp nhân. Điều này đồng nghĩa
với việc hoạt động của doanh nghiệp tƣ nhân gắn liền với nhân thân của chủ doanh
nghiệp tƣ nhân. Những biến cố gắn với cá nhân (chẳng hạn nhƣ cá nhân chết) thì
khơng thể lƣờng trƣớc đƣợc. Trong khi trung gian thanh tốn là hoạt động có liên
quan đến hoạt động ngân hàng, một ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc gia nên loại bỏ rủi ro ngay từ khi công ty trung gian thanh tốn đƣợc
thành lập bằng cách loại trừ loại hình doanh nghiệp tƣ nhân là hợp lý.
+ Tài sản của doanh nghiệp tƣ nhân không tách bạch với tài sản của chủ
doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp tƣ nhân không có vốn điều lệ chỉ có vốn đầu tƣ
của chủ doanh nghiệp tƣ nhân. Pháp luật rất khó để kiểm sốt đƣợc tài chính của
một cá nhân nên việc cho phép doanh nghiệp tƣ nhân cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán sẽ mang lại những rủi ro về khả năng trả nợ khi rủi ro xảy ra.
Nhƣ vậy, một cơng ty cơng nghệ tài chính phải thành lập theo một trong ba
hình doanh nghiệp là cơng ty cổ phần, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty hợp
danh thì mới có thể cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn.

Thứ hai, cơng ty cơng nghệ tài chính cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
là doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện17.
Hoạt động trung gian thanh tốn chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc18,
một doanh nghiệp phải đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận thì mới có thể cung
ứng dịch vụ trung gian thanh tốn.
15

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình pháp luật chủ thể kinh doanh, Nhà xuất bản
Hồng Đức, tr. 28.
16
Phạm Hoài Huấn (chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Lê, Đặng Quốc Chƣơng, Trần Thanh Bình (2016), tlđd
(14), tr. 36.
17
Số 239 Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và
phụ lục 4 danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tƣ (Luật số 67/2014/QH13).

13


Trung gian thanh tốn khơng phải là một hoạt động ngân hàng nhƣng vẫn
chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng. Điều này có thể lý giải bởi:
+ Một trong những nhóm quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của pháp luật
ngân hàng là các hoạt động liên quan đến hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín
dụng. Hoạt động ngân hàng bao gồm: (i) Nhận tiền gửi; (ii) Cấp tín dụng; (iii) Cung
ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản19.
+ Trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử
lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
và ngƣời sử dụng dịch vụ thanh tốn20. Hay nói cách khác trung gian thanh tốn
chính đóng vai trị hỗ trợ cho dịch vụ thanh toán, dịch vụ thanh toán ở đây bao gồm
dịch vụ thanh toán qua tài khoản - một hoạt động ngân hàng. Nhƣ vậy, trung gian

thanh toán là một hoạt động có có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Điều đó đồng
nghĩa với việc hoạt động trung gian thanh toán thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp
luật ngân hàng.
Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ vai trị hỗ trợ cho dịch vụ thanh toán, hoạt
động trung gian thanh tốn có khả năng ảnh hƣởng đến an ninh tiền tệ quốc gia, trật
tự hoạt động ngân hàng và lợi ích của khách hàng. Điều này lý giải tại sao các chủ
thể phải đáp ứng những điều kiện nhất định khi thực hiện hoạt động này.
Những điều kiện mà một cơng ty cơng nghệ tài chính cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán phải đáp ứng nhƣ vốn pháp định, nhân sự, hạ tầng cơ sở, ...
Không phải doanh nghiệp nào đăng ký cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán đều đƣợc chấp thuận mà tùy từng trƣờng hợp cụ thể (case by case), Ngân hàng
Nhà nƣớc xét cấp Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hay khơng.
Tính đến ngày 05/5/2020, trong tổng số khoảng 150 cơng ty cơng nghệ tài chính
hoạt động ở Việt Nam có 34 tổ chức không phải là Ngân hàng đƣợc Ngân hàng Nhà
nƣớc đã cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn.
Thứ ba, cơng ty cơng nghệ tài chính cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn
có thể cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ trung gian thanh toán.
Dịch vụ trung gian thanh toán đƣợc chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất là
dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, gồm: Dịch vụ chuyển mạch tài chính;
Dịch vụ bù trừ điện tử; và Dịch vụ cổng thanh tốn điện tử. Nhóm thứ hai là Dịch
18

Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Khoản 12 Điều 4 Luật CTCTD 2010 (sđ, bs 2017).
20
Khoản 10 Điều 6 Luật NHNNVN 2010.
19

14



vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, gồm: Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; Dịch vụ hỗ trợ
chuyển tiền điện tử; Dịch vụ ví điện tử21. Dịch vụ thanh tốn khơng đƣợc định nghĩa
nhƣng đƣợc liệt kê nhƣ sau: (i) Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của
khách hàng gồm: cung ứng phƣơng tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán
séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thƣ tín dụng,
chuyển tiền, thu hộ, chi hộ; các dịch vụ thanh tốn khác. (ii) Dịch vụ thanh tốn
khơng qua tài khoản thanh toán của khách hàng gồm: Dịch vụ chuyển tiền, thu hộ,
chi hộ.
Cơng ty cơng nghệ tài chính có thể đăng ký một hoặc nhiều dịch vụ trung
gian thanh toán trong các dịch vụ trong các dịch vụ nêu trên. Tuy nhiên, nhƣ đã nêu
trên việc cấp Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với phạm vi cung
ứng dịch vụ trung gian nhƣ thế nào sẽ do Ngân hàng nhà nƣớc xét duyệt.
Phạm vi cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn của cơng ty cơng nghệ tài
chính cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn rộng hơn so với nhóm tổ chức cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán là ngân hàng thƣơng mại, chi nhánh ngân hàng
nƣớc ngồi. Cụ thể, cơng ty cơng nghệ tài chính cung ứng dịch vụ trung gian thanh
tốn có thể cung ứng nhiều dịch vụ trung gian thanh toán thì ngân hàng thƣơng mại,
chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi chỉ đƣợc cung cấp duy nhất một dịch vụ trung gian
thanh tốn là dịch vụ ví điện tử22. Điều này cho thấy sự chun mơn hố trong q
trình cung ứng dịch vụ thanh tốn: Cơng ty cơng nghệ tài chính cung ứng dịch vụ
trung gian thanh tốn có hoạt động chủ yếu là cung cấp dịch vụ trung gian thanh
toán cịn Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi cung cấp dịch vụ thanh tốn
là chính. Sự chun mơn hố này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quy trình
thanh tốn.

21

Việc phân loại này có ý nghĩa pháp lý trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của từng nhóm.
Điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số Điều của

Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Bản chất của ví điện tử là lƣu trữ giá trị tiền thật dƣới hình thức điện tử, mỗi ví điện tử phải liên kết với một
tài khoản ngân hàng mà tài khoản ngân hàng là do ngân hàng cung cấp nên việc ngân hàng vừa mở tài khoản
ngân hàng vừa cung cấp dịch vụ ví điện tử là hợp lý.
Trong ba loại hình ngân hàng: ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã những chỉ
có ngân hàng thƣơng mại có thể cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn vì tính chất và mục tiêu hoạt động
của các loại hình ngân hàng này. Theo đó, ngân hàng thƣơng mại hoạt động vì mục đích lợi nhuận, ngân
hàng chính sách hoạt động vì mục tiêu thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc còn ngân hàng
hợp tác xã hoạt động vì mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hịa vốn trong hệ thống
các quỹ tín dụng nhân dân.
22

15


1.3.3. Đặc điểm của cơng ty cơng nghệ tài chính gọi vốn cộng đồng
Ngoài đặc điểm chung của các hoạt động gọi vốn cộng đồng của công ty
công nghệ tài chính, mục này cịn đề cập đến mơ hình kinh doanh của cơng ty cơng
nghệ tài chính vận hành nền tảng cho vay ngang hàng.
Gọi vốn cộng đồng có 4 hình thức cơ bản23:
+ Gọi vốn cộng đồng qun góp (Donation-based crowdfunding)24: Nhà tài
trợ quyên góp tiền cho dự án hoặc ngƣời thụ hƣởng mà không nhất thiết nhận lại
hàng hóa hay dịch vụ. Hình thức gọi vốn này đƣợc sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực
phi lợi nhuận vì nhiều mục đích khác nhau (xã hội, mơi trƣờng, chính trị, từ thiện).
+ Gọi vốn cộng đồng nhận phần thƣởng (Reward-based crowdfunding)25: nhà
tài trợ đóng góp cho các chiến dịch để đổi lấy phần thƣởng là hàng hóa hay dịch vụ
vật chất hoặc phi vật chất (chữ ký của nghệ sĩ, đề cập tên của nhà tài trợ, áo phông,
phiếu giảm giá sử dụng hàng hố, dịch vụ của chính dự án gọi vốn,…) tƣơng ứng
với mỗi cấp độ đóng góp;
+ Cho vay ngang hàng (Peer-to-peer Lending)26: nhà đầu tƣ trực tiếp liên lạc,

thỏa thuận cho vay với bên đi vay thông qua sự kết nối của công ty vận hành nền
tảng gọi vốn;
+ Gọi vốn cộng đồng lấy cổ phần (Equity-based crowdfunding)27: nhà đầu tƣ
đầu tƣ một khoản tiền vào một doanh nghiệp mới để đổi lấy cổ phần/ phần vốn góp
của doanh nghiệp đó, giống nhƣ mua cổ phần/ phần vốn góp.
Có thể rút ra đặc điểm của hoạt động gọi vốn cộng đồng nhƣ sau:
+ Đối tƣợng của giao dịch là tiền, hàng hoá, dịch vụ.
+ Nhà đầu tƣ tự đánh giá và quyết định đầu tƣ cho các cá nhân/ công ty khởi
nghiệp/ dự án cụ thể, nhà đầu tƣ quản lý và kiểm soát cách sử dụng tiền của họ. Các
công ty công nghệ tài chính vận hành nền tảng gọi vốn cộng đồng chỉ là bên thứ ba
cung cấp nền tảng để kết nối giữa các nhà đầu tƣ và khởi nghiệp.
23

Eleanor Kirby and Shane Worner (2014), tlđd (7), page No. 8.
Tính đến tháng 5 năm 2019, Kindmate là nền tảng gọi vốn cộng đồng quyên góp duy nhất ở Việt Nam.
Nguyễn Trung Anh (2019), “Hệ sinh thái cơng ty cơng nghệ tài chính ở Việt Nam”, Hình 1,
ty cơng nghệ tài chính-tai-viet-nam.htm, truy cập 02/3/2020
25
Tính đến tháng 5 năm 2019, Việt Nam có sáu nền tảng gọi vốn cộng đồng nhận phần thƣởng: Firstep,
Fundme.vn, Fundstart, Comicola, Betado, Funding.vn.
Nguyễn Trung Anh (2019), tlđd (23).
26
Cho vay ngang hàng cịn có tên gọi khác là gọi vốn cộng đồng cho vay (Lending - based crowdfunding).
27
Việt Nam chƣa có nền tảng gọi vốn cộng đồng lấy cổ phần nào. Điều này có thể lý giải bởi pháp luật Việt
Nam chƣa đủ phát triển để tiếp cận mơ hình này.
24

16



Mơ hình kinh doanh của cơng ty cơng nghệ tài chính vận hành nền tảng cho
vay ngang hàng: Cho vay ngang hàng đƣợc sử dụng để cho vay với nhiều mục đích
khác nhau từ tiêu dùng cá nhân cho đến cho vay kinh doanh. Mơ hình kinh doanh
của cơng ty cơng nghệ tài chính vận hành nền tảng cho vay ngang hàng rất đa dạng,
tùy thuộc vào hệ thống các quy định điều chỉnh hoạt động này cũng nhƣ các nguyên
tắc hoạt động của chính nền tảng cho vay ngang hàng. Các cơng ty cơng nghệ tài
chính vận hành nền tảng cho vay ngang hàng hoạt động theo các mô hình kinh
doanh chính sau:
+ Mơ hình tài khoản khách hàng tách riêng (Client segregated account
model): Bên vay cá nhân sẽ đƣợc kết hợp với bên vay cá nhân thông qua nền tảng
cho vay ngang hàng, một hợp đồng vay sẽ đƣợc giao kết bởi bên vay. Công ty công
nghệ tài chính vận hành nền tảng cho vay ngang hàng khơng phải là một bên của
hợp đồng vay này. Bên cho vay có thể cho vay một phần hoặc tồn bộ khoản vay.
Toàn bộ tiền từ bên vay và bên cho vay đƣợc tách biệt khỏi bảng cân đối kế toán
của công ty vận hành nền tảng gọi vốn cộng đồng và đƣợc giữ ở một tài khoản
khách hàng tách riêng hợp pháp28. Cơng ty cơng nghệ tài chính vận hành nền tảng
cho vay ngang hàng sẽ thu phí từ một hoặc cả hai bên cho vay và bên vay. Đối với
bên cho vay, các phí này có thể là phí quản lý, phí đánh giá khả năng trả nợ của bên
vay,... Đối với bên vay, các phí này có thể là phí khởi tạo, phí quản lý...
+ Mơ hình cơng chứng (Notary model): Mơ hình này cũng tƣơng tự nhƣ các
mơ hình cho vay ngang hàng khác, trong đó cơng ty vận hành nền tảng gọi vốn
cộng đồng đóng vai trò kết nối bên vay và bên cho vay, bên cho vay lựa chọn cho
vay một phần hoặc toàn bộ khoản vay. Nhƣng khác biệt là mơ hình này ngồi bên
cho vay và bên vay cịn có sự tham gia của ngân hàng. Trong đó, ngân hàng sẽ cho
bên vay vay sau đó chính ngân hàng sẽ khởi tạo khoản vay trên nền tảng cho vay
ngang hàng. Công ty công nghệ tài chính vận hành nền tảng cho vay ngang hàng sẽ
phát hành cho bên cho vay một phiếu ghi chú (đƣợc gọi là công chứng, phiếu ghi
chú này thay cho hợp đồng vay) ghi nhận số tiền mà bên cho vay đầu tƣ 29. Theo đó,
rủi ro khơng hồn trả khoản vay sẽ chuyển sang bên cho vay mà khơng phải là ngân

hàng. Các loại phí của mơ hình cho vay ngang hàng này giống với phí của mơ hình
tài khoản khách hàng tách riêng.
28

Tài khoản khách hàng tách riêng là tài khoản dùng để giữ tiền của khách hàng (bên cho vay và bên vay)
tách biệt với tiền của công ty. Công ty sẽ mở hai tài khoản ngân hàng, một tài khoản giữ tiền của công ty và
một tài khoản giữ tiền của khách hàng. Tài khoản tách riêng này sẽ bảo vệ khách hàng trƣớc các rủi ro từ
công ty vận hành nền tảng gọi vốn cộng đồng nhƣ sập nền tảng cho vay ngang hàng hay công ty sử dụng tiền
của khách hàng vào hoạt động kinh doanh của công ty,...
29
Pháp luật của nhiều nƣớc xem đây là một loại chứng khoán.

17


+ Mơ hình đảm bảo hồn trả (“Guaranteed” return model)30: Mơ hình này cho
phép bên cho vay đầu tƣ vào các khoản vay ngang hàng thông qua nền tảng cho vay
ngang hàng với một tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ đƣợc đảm bảo bởi công ty vận hành nền
tảng cho vay ngang hàng. Một biến thể của mơ hình này là mơ hình cho vay đảm
bảo hồn trả ngoại tuyến (Offline Guaranteed Return Model). Khía cạnh ngoại
tuyến ở đây đề cập đến việc nhân sự của công ty cho vay ngang hàng mời chào và
đánh giá khả năng trả nợ của ngƣời vay trực tiếp (face to face). Mơ hình này rất phổ
biến ở Trung Quốc cho đến khi lệnh cấm mơ hình này đƣợc ban hành gần đây31.
Cho vay ngang hàng là hình thức gọi vốn cộng đồng phát triển nhất trong các
hình thức gọi vốn cộng đồng ở Việt Nam với khoảng 40 công ty đang hoạt động32.
Mô hình cho vay ngang hàng của Việt Nam hiện nay có những điểm tƣơng đồng
cũng nhƣ những điểm riêng: Cơng ty cho vay ngang hàng đóng vai trị là bên trung
gian kết nối bên cho vay và bên vay, bên vay có thể lựa chọn mức cho vay - tồn bộ
hay một phần của khoản vay. Bên vay và bên cho vay tự thỏa thuận các điều khoản
của hợp đồng vay, công ty cho vay ngang hàng không phải là một bên của hợp đồng

cho vay và cũng không giữ bất kỳ khoản tiền nào của bên cho vay và bên vay. Một
số cơng ty cho vay ngang hàng tính phí đối với bên cho vay, bên vay một số khác
thì khơng.
1.4. Nhu cầu xây dựng hành lang pháp lý điều chỉnh cơng ty cơng nghệ
tài chính
1.4.1. Tác động của cơng ty cơng nghệ tài chính đến nền kinh tế nói chung và
thị trường tài chính nói riêng
Nhƣ đã đề cập trên, thị trƣờng tài chính thay vì chỉ có hai chủ thể là các tổ
chức tài chính và khách hàng thì nay có thêm sự tham gia của các cơng ty cơng
nghệ tài chính. Cơng ty cơng nghệ tài chính mang lại những tác động tích cực và
hàm chứa cả những rủi ro cho nền kinh tế nói chung và thị trƣờng tài chính nói
riêng.
1.1.1.1. Những tác động tích cực

30

Công ty cho vay ngang hàng trong trƣờng hợp này đóng vai trị nhƣ một bên bảo lãnh cho bên vay, phạm
vi bảo lãnh chỉ là một phần của khoản vay, khi bên vay không thể
31
Eleanor Kirby and Shane Worner (2014), tlđd (7), page No. 16 - 19.
32
Nghiêm Thanh Sơn (2020), “Nuôi dƣỡng hệ sinh thái công ty công nghệ tài chính Việt Nam”,
ty cơng nghệ tài chính-vit-nam, truy cập 02/02/2020.

18


×