Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

chính sách khoan hồng trong pháp luật chống độc quyền của hoa kỳ kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC HIẾU

CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG
TRONG PHÁP LUẬT CHỐNG ĐỘC QUYỀN
CỦA HOA KỲ – KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG
TRONG PHÁP LUẬT CHỐNG ĐỘC QUYỀN
CỦA HOA KỲ – KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hoàng Nga
Học viên: Trần Ngọc Hiếu
Lớp: Cao học Luật Kinh tế, Khóa 23

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng tất cả nội dung trong Luận văn này hồn tồn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS. Trần Hoàng Nga – Giảng viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Trong Luận văn có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Sự trích dẫn này được thể hiện cụ thể trong Danh mục tài liệu tham
khảo và tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tơi xin chịu trách
nhiệm về tính trung thực, khách quan của các dữ liệu, số liệu và các thơng tin được
trình bày trong Luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Hiếu


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1.

AD

Cơ quan chống độc quyền trực thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ
(Antitrust Division)

2.


CQCT

Cơ quan cạnh tranh

3.

CSKH

Chính sách khoan hồng

4.

CTKH

Chương trình khoan hồng

5.

DOJ

Sở Tư pháp Hoa Kỳ

6.

EU

Liên minh châu Âu

7.


HCCT

Hạn chế cạnh tranh

8.

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

9.

PLCT

Pháp luật Cạnh Tranh

10.

TTHCCT

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG ............. 7
1.1. Khái quát về chính sách khoan hồng ........................................................... 7
1.1.1. Khái niệm chính sách khoan hồng ........................................................... 7

1.1.2. Đặc điểm của chính sách khoan hồng ...................................................... 9
1.1.3. Ảnh hưởng tích cực và mục tiêu của chính sách khoan hồng trong Pháp
luật Cạnh tranh................................................................................................. 11
1.2. Lý thuyết nền tảng xây dựng và thực thi chính sách khoan hồng .......... 16
1.2.1. Mơ hình Lý thuyết về sự răn đe tối ưu .................................................... 16
1.2.2. Mơ hình Lý thuyết trò chơi ..................................................................... 20
1.3. Điều kiện tiên quyết để xây dựng và thực thi chính sách khoan hồng
hiệu quả ................................................................................................................ 26
1.3.1. Hình phạt đủ nghiêm khắc...................................................................... 26
1.3.2. Chính sách khoan hồng quy định mức miễn giảm hợp lý ...................... 28
1.3.3. Cơ quan cạnh tranh có đủ năng lực và nguồn lực ................................. 29
Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM TỪ KHUNG PHÁP LÝ VỀ CHÍNH SÁCH
KHOAN HỒNG CỦA HOA KỲ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM .
................................................................................................................................... 33
2.1. Sự phát triển của chính sách khoan hồng trong Pháp luật Chống độc
quyền của Hoa Kỳ ............................................................................................... 33
2.2. Đối tượng áp dụng chính sách khoan hồng ............................................... 39
2.3. Điều kiện để được hưởng khoan hồng theo chính sách khoan hồng ...... 43
2.3.1. Điều kiện về chủ thể nộp đơn ................................................................. 45
2.3.2. Điều kiện về thời gian............................................................................. 49
2.3.3. Điều kiện về sự hợp tác trong quá trình điều tra ................................... 58
2.3.4. Điều kiện về hành động thích hợp .......................................................... 61


2.4. Chế độ miễn giảm hình phạt theo chương trình khoan hồng .................. 64
2.4.1. Các loại trách nhiệm pháp lý được miễn giảm ...................................... 64
2.4.2. Mức miễn giảm ....................................................................................... 66
2.4.3. Chương trình Khoan hồng cộng thêm (Leniency Plus) và Hình phạt
cộng thêm (Penalty Plus) ................................................................................. 68

Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 71
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua gần 15 năm thực thi kể từ ngày Luật Cạnh tranh Việt Nam năm
2004 có hiệu lực (ngày 01/07/2005), tuy nhiên cho đến nay có rất ít các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh bị phát hiện và xử lý. Trong khi đó, thực tiễn thực thi luật cạnh
tranh ở các nước trên thế giới cho thấy các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một
trong những vi phạm diễn ra thường xuyên, phổ biến nhất và cần phải được xử lý
kịp thời để duy trì mơi trường cạnh tranh tự do, cũng như bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng. Bằng sự thông đồng và sức mạnh tập thể được tạo ra thông qua các Thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT), các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận tạo ra
các lợi thế cạnh tranh cho nhóm doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, xây dựng các
rào cản gia nhập thị trường (thông qua các thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị
trường tiêu thụ…), làm sai lệch, cản trở cạnh tranh lành mạnh. TTHCCT không chỉ
gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận mà còn gây thiệt hại
cho người tiêu dùng. Việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý các TTHCCT có ý nghĩa
rất quan trọng, góp phần lành mạnh hóa và thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
Tuy nhiên, vì là hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh nên các doanh nghiệp tham gia
vào thỏa thuận thường giữ bí mật trong nội bộ các doanh nghiệp này. Thực tế này
làm cho các TTHCCT rất khó bị phát hiện và một khi phát hiện thì cũng gặp nhiều
khó khăn trong việc xử lý vì khó thu thập được chứng cứ liên quan. Để khắc phục
thực tế trên đây, vào năm 1978, Bộ tư pháp Hoa Kỳ (United States Department of
Justice – DOJ) đã giới thiệu và áp dụng CTKH (Leniency Programs) như là một
công cụ để phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Trải qua nhiều lần sửa đổi bổ
sung, đặc biệt là lần bổ sung năm 1993 cho phép xem xét CSKH trên nhiều đơn xin

áp dụng CSKH đối với tổ chức (thay vì chỉ xem xét đơn đầu tiên như phiên bản
1978), CSKH của Hoa Kỳ đã được hoàn thiện và trở thành một cơ chế vô cùng hiệu
quả giúp phát hiện và xử lý các TTHCCT. Kể từ phiên bản này, tỷ lệ nộp đơn xin
hưởng khoan hồng tăng gấp 20 lần, số tiền mà các công ty nộp phạt lên đến 2.5 tỷ
đô la Mỹ kể từ năm 1997, và hơn 90% số vụ điều tra được hỗ trợ bởi những người
nộp đơn xin hưởng khoan hồng. Thành công của Hoa Kỳ sau khi sửa đổi CTKH đã
góp phần thúc đẩy Ủy Ban Châu Âu (European Commission) xây dựng CTKH vào
năm 1996 và cũng mang lại hiệu quả ở nhiều quốc gia khác như Nam Phi (Áp dụng
năm 2005), Tây Ban Nha (Áp dụng năm 2008), Đức (Áp dụng năm 2000), … Hiệu


2
quả của CSKH trong việc phát hiện các TTHCCT là một vấn đề đã được kiểm
chứng bởi Pháp luật cạnh tranh của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chính vì lý do
đó, trong lần sửa đổi Luật Cạnh tranh Việt Nam gần đây (năm 2018), Việt Nam đã
chính thức quy định chế định này. Tuy nhiên, CSKH vẫn đang là một chế định khá
mới mẻ, chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết và cũng chưa có nhiều các đề tài
nghiên cứu chuyên sâu về nội dung này.
Xuất phát từ mong muốn góp phần cung cấp thêm các cơ sở lý luận và thực
tiễn góp phần định hướng quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng
như vận dụng cơ chế này sao cho linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh tế và bối cảnh
xã hội ở Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài “CSKH trong pháp luật chống độc quyền
của Hoa Kỳ - Kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
trong đó ít nhiều có đề cập đến CSKH để phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh như Luận án tiến sĩ đề tài “Pháp luật kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh về giá” của tác giả Phạm Hoài Huấn năm 2019; các luận văn thạc sĩ đề
tài “Pháp luật về kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có sử dụng
giá” của tác giả Nguyễn Thị Hà Phương năm 2014, đề tài “Thủ tục xử lý vụ việc

hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Trần Hữu Viên năm
2016; đề tài “Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn
chế cạnh tranh về giá” của tác giả Trần Thị Giang năm 2016; đề tài “Thực tiễn áp
dụng pháp luật về chống thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” của tác giả Bùi Hoàng
Thùy Dung năm 2017… Phần lớn các đề tài trên đây chỉ phân tích TTHCCT dưới
góc độ tổng quát, chưa nghiên cứu chuyên sâu về CSKH để phá vỡ các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh. Riêng các Khóa luận tốt nghiệp đề tài “Chính sách khoan
hồng trong pháp luật kiểm soát các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Liên minh
Châu Âu - Kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Hoàng Trần Bửu Châu năm
2016, đề tài “Chính sách khoan hồng trong thi hành pháp luật chống thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Trần
Hải Thịnh năm 2017 và đề tài “Cơ sở lý luận của việc xây dựng Chương trình
khoan hồng nhằm phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Thị Ngọc Châu năm 2017, các tác giả đi sâu nghiên cứu CSKH nhưng
tại thời điểm Luật Cạnh tranh 2018 chưa có hiệu lực do đó cũng chỉ dừng lại ở


3
việc phân tích lý luận chung – về cơ sở lý luận của việc xây dựng CTKH mà chưa
đề cập đến các quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2018 cũng như khía cạnh áp
dụng Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2018.
Bên cạnh đó, một số bài báo, tạp chí chuyên ngành cũng có bàn luận về vấn
đề này, cụ thể: Bộ Công thương (2017), “Báo cáo kinh nghiệm quốc tế - So sánh
pháp luật cạnh tranh một số nước trên thế giới: Bài học kinh nghiệm và đề xuất một
số nội dung cơ bản quy định trong Dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi) của Việt
Nam”; Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Chính sách khoan hồng”, Tạp chí khoa học Pháp
lý số 01/2013; Phan Cơng Thành (2008) “Chính sách khoan hồng và tác động phá
vỡ Các-ten”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 117/2008; Nguyễn Thị Phương Hà
(2018), “Một số ý kiến về vấn đề xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng
theo Luật Cạnh Tranh 2018”, Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí

Minh; Nguyễn Văn Hùng (2019), “Chính sách khoan hồng theo quy định của Luật
Canh tranh 2018”, Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Đặng
Hoa Trang và Danh Phạm Mỹ Dun (2019), “Một số bình luận về Chính sách
khoan hồng theo Luật Cạnh tranh 2018”, Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nghiên cứu việc xây
dựng và áp dụng CTKH trong mối quan hệ so sánh với CSKH của Hoa Kỳ như là
quốc gia khai sinh ra công cụ này. Trong số các bài nghiên cứu, chỉ có “Báo cáo
kinh nghiệm quốc tế - So sánh pháp luật cạnh tranh một số nước trên thế giới: Bài
học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong Dự thảo Luật
cạnh tranh (sửa đổi) của Việt Nam” của Bộ Công thương năm 2017 là nghiên cứu
về CTKH trong mối quan hệ so sánh với Pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, bài viết trên
lại được nghiên cứu khi Luật cạnh tranh mới chưa ban hành, chưa có văn bản hướng
dẫn và chưa có q trình thực thi trên thực tế. Đồng thời, vì là tài liệu nghiên cứu
tổng thể so sánh cho toàn bộ các quy định đề xuất sửa đổi cho Dự thảo Luật Cạnh
tranh nên bài viết chỉ phân tích ngắn gọn về CSKH chứ không nghiên cứu chuyên
sâu đối với đề tài này, đặc biệt là theo hướng vận dụng pháp luật.
Thực tế hiện nay thiếu vắng các nghiên cứu về các quy định liên quan đến
CSKH trong mối quan hệ so sánh với Pháp luật quốc tế nhằm tìm ra hướng đi hiệu
quả cho việc vận dụng pháp luật. Vì vậy, tác giả cho rằng, nghiên cứu CSKH trong
Pháp luật chống độc quyền của Hoa Kỳ nhằm rút ra kinh nghiệm áp dụng pháp luật
cho Việt Nam là yêu cầu cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả của việc xây dựng các


4
quy định hướng dẫn áp dụng CTKH trong Pháp luật Cạnh tranh của Việt Nam, đảm
bảo hiệu quả của việc áp dụng Luật Cạnh tranh cũng như góp phần định hướng điều
chỉnh pháp luật trong tương lai. CTKH được vận dụng hiệu quả sẽ góp phần hạn
chế, xóa bỏ các TTHCCT, qua đó làm lành mạnh hóa thị trường, thúc đẩy một thị
trường tự do, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài phân tích một số vấn đề lý luận về CSKH trong Pháp luật chống hạn
chế cạnh tranh, nghiên cứu thực tiễn vận dụng các cơ sở lý luận như vậy trong quá
trình hình thành và phát triển Pháp luật Chống độc quyền của Hoa Kỳ. Trên cơ sở
nghiên cứu lịch sử xây dựng và áp dụng pháp luật, tác giả mong muốn tạo ra hướng
tiếp cận tối ưu nhất đối với vấn đề xây dựng CSKH trong Luật Cạnh tranh Việt
Nam, học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật nước ngoài để hạn chế các sai lầm có
thể gặp phải trong q trình áp dụng Luật Cạnh tranh Việt Nam cũng như sửa đổi
Luật Cạnh tranh theo sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội trong tương lai.
Bên cạnh nghiên cứu dưới góc độ lý luận, tác giả cũng mong muốn tìm ra các
cơ chế thực thi và áp dụng pháp luật hiệu quả để đảm bảo tính khả thi của các quy
định như vậy.
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến chính sách
khoan hồng trong Pháp luật Chống độc quyền/ Pháp luật về Cạnh tranh; các vấn đề
về lý luận và đánh giá quy định về CSKH theo Pháp luật Chống độc quyền của Hoa
Kỳ trong mối quan hệ so sánh, đối chiếu với Luật Cạnh tranh của Việt Nam hiện
hành, và các vấn đề thực tiễn có liên quan.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vấn đề CSKH trong Pháp luật Chống
độc quyền của Hoa Kỳ để rút ra các kinh nghiệm cho Việt Nam. Bên cạnh nghiên
cứu xây dựng pháp luật, đề tài sẽ mở rộng theo hướng nghiên cứu thực thi pháp luật
để đảm bảo hiệu quả của đối tượng nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong đề tài này, tác giả đã sử dụng nhiều
phương pháp để làm rõ các vấn đề về CSKH trong Pháp luật Chống độc quyền của
Hoa Kỳ - Kinh nghiệm cho Việt Nam, cụ thể:


5
Phương pháp phân tích, bình luận: Phương pháp này được tác giả sử dụng
trong Chương 1 và Chương 2 để phân tích các quy định về đối tượng, điều kiện áp

dụng CSKH, phân tích tính chất, cơ chế hoạt động của CSKH. Trên cơ sở này, tác
giả sử dụng phương pháp bình luận để nhận xét, đánh giá về sự cần thiết trong việc
phát triển CSKH trong pháp luật về Cạnh tranh, đồng thời nhận xét tính hợp lý, hạn
chế của các quy định pháp luật hiện hành.
Phương pháp so sánh luật (Comparative law method): Phương pháp này
được tác giả sử dụng trong Chương 2 của luận văn để so sánh sự tương đồng, khác
biệt trong Pháp luật Chống độc quyền của Hoa Kỳ và Luật Cạnh tranh Việt Nam để
tham khảo một số kinh nghiệm, đề xuất phương án áp dụng pháp luật hiệu quả cũng
như đề xuất định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Phương pháp thống kê: Phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm đưa ra
các số liệu chứng minh vai trò quan trọng của CSKH trong Pháp luật quốc tế, chứng
minh cho sự cần thiết của việc phát triển và hồn thiện chính sách này trong Pháp
luật Việt Nam, các số liệu chứng minh làm rõ một số yếu tố quyết định đến hiệu quả
của CTKH nhằm chỉ ra cách vận dụng chế định này một cách phù hợp trong bối
cảnh hiện tại ở Việt Nam.
Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 2
khi tác giả trình bày về sự phát triển của CTKH trong Pháp luật về Chống độc
quyền của Hoa Kỳ qua từng thời kỳ, từ đó chỉ ra mơ hình xây dựng và áp dụng
CTKH phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện tại ở Việt Nam.
Phương pháp quy nạp, tổng hợp: Trên cơ sở các phân tích, bình luận, đánh
giá pháp luật, tác giả sẽ đưa ra các nhận định cụ thể về sự cần thiết phải xây dựng
CTKH, các nhận định về các quy định của pháp luật hiện hành về CSKH. Đồng
thời, cuối mỗi chương, tác giả cũng sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm tắt và
đưa ra kết luận nội dung của từng chương và của cả Luận văn. Phương pháp so sánh
luật, phân tích, tổng hợp và chứng minh được sử dụng chủ yếu. Bên cạnh đó cịn sử
dụng các phương pháp duy vật biện chứng.
6. Các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận, tác giả đã đưa ra các phân tích về CSKH trong Pháp luật
Chống độc quyền của Hoa Kỳ và Luật Cạnh tranh của Việt Nam. Trên cơ sở các
đặc điểm của CSKH, luận văn đã thể hiện sự cần thiết phải xây dựng chương trình



6
này và hơn nữa là vận dụng phù hợp sao cho vừa đạt được hiệu quả của chương
trình như là một công cụ giúp phát hiện, hạn chế các TTHCCT vừa hạn chế được
các tác động tiêu cực do tính hai mặt của chương trình này gây ra. Đồng thời, những
nguyên tắc để xây dựng và áp dụng CTKH cũng là đóng góp mới về lý luận, giúp
người đọc có cái nhìn đa chiều khi xây dựng hoặc áp dụng CTKH.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn phân tích nhằm tìm ra một
mơ hình khoan hồng phù hợp vừa có thể giúp phát hiện để xử lý các TTHCCT đang
tồn tại, vừa có thể giúp hạn chế hình thành TTHCCT trong tương lai. Đề tài có giá
trị như là một tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu hồn thiện các quy định
của Pháp Luật về Cạnh tranh với mục tiêu hướng đến việc phát hiện và hạn chế các
TTHCCT, đồng thời, cũng là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập,
nghiên cứu về cơ chế pháp lý nhằm xóa bỏ TTHCCT, nghiên cứu liên quan đến
khía cạnh pháp lý trong quản trị rủi ro doanh nghiệp liên quan đến rủi ro do các
TTHCCT gây ra. Tác giả cũng tham vọng rằng, đề tài này có thể là tài liệu mang
tính khoa học về CSKH trong pháp luật về cạnh tranh để giảng viên và sinh viên
nghiên cứu và học tập.


7
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG
1.1. Khái quát về chính sách khoan hồng
1.1.1. Khái niệm chính sách khoan hồng
“Khoan hồng” (Leniency) là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong
nhiều hệ thống pháp luật và nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, nhưng với ngữ
nghĩa tương tự nhau. Theo từ điển Cambridge, “Khoan hồng” (Leniency) được hiểu
là “sự đối xử mà trong đó một người sẽ bị trừng phạt hoặc xét xử theo hướng ít

nghiêm trọng hoặc ít khắt khe hơn so với kỳ vọng ban đầu1”. Theo pháp luật của
Liên minh châu Âu, khoan hồng được hiểu là việc giảm tiền phạt. Theo pháp luật
của Hoa Kỳ, “Khoan hồng được hiểu là không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
hành vi được khai báo”2. Ở những nơi khác, thì khoan hồng có thể được xem xét ở
khía cạnh miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm bồi thường của
các cá nhân3. Nhìn chung, quy định pháp luật các quốc gia đều có cách hiểu thống
nhất đối với thuật ngữ khoan hồng và do đó cũng có cùng cách hiểu về CSKH.
CSKH trong PLCT là thuật ngữ chung dùng để mô tả một cơ chế miễn một phần
hoặc toàn bộ mức phạt áp dụng cho thành viên của TTHCCT khi họ khai báo và
cung cấp thông tin hoặc chứng cứ liên quan đến thỏa thuận cho cơ quan QLCT4. Vì
có liên quan trực tiếp đến việc ân xá trách nhiệm hình sự hoặc miễn giảm các trách
nhiệm pháp lý khác nên khi đề cập đến các CSKH, ngoài thuật ngữ “CSKH”
(Leniency Policy), các nhà phân tích cịn sử dụng thuật ngữ “Chính sách ân xá”
(Amnesty policy) hay “Chính sách miễn giảm” (Immunity policy). Việc khoan hồng,
ân xá hay miễn giảm trong CSKH để chỉ chung cho việc miễn hoặc giảm mức phạt
cho hành vi vi phạm quy định về TTHCCT, trong đó “miễn mức phạt” để chỉ việc
miễn hồn tồn mức phạt, và “giảm mức phạt” để chỉ việc giảm một phần mức phạt
xuống thấp hơn mức độ miễn mức phạt. “Khoan hồng” hay “miễn giảm” trong
CSKH khác hoàn toàn với quy định về các trường hợp “miễn trừ” đối với các
1

Nguyên văn: “treatment in which someone is punished or judged less strongly or severely than would be
expected”.
2
DOJ Hoa Kỳ (1993), Corporate leniency policy, nguồn: -leniencypolicy , truy cập ngày 15/03/2019
3
OECD (2002), Fighting Hard Core Cartels: Harm, Effective Sanctions and Leniency Programmes, tr. 7;
nguồn: , truy cập ngày 15/03/2019.
4
International Conpetition Network (2014), Drafting and implementing an effective leniency policy, Anticartel Enforcement Manual, tr. 4



8
TTHCCT bị cấm ở chỗ các trường hợp miễn trừ vẫn chấp nhận sự tồn tại của thỏa
thuận đáp ứng được một số điều kiện thiết yếu để duy trì mục đích chính đáng của
thỏa thuận và/hoặc khơng đủ sức để tạo ra sự hạn chế cạnh tranh đáng kể đối với thị
trường sản phẩm liên quan, trong khi đó việc miễn giảm theo CSKH luôn gắn liền
với điều kiện bắt buộc phải chấm dứt các thỏa thuận liên quan5.
Việc miễn giảm hình phạt trong CSKH có thể là miễn giảm tiền phạt hoặc
miễn giảm trách nhiệm hình sự kèm theo các điều kiện nhất định, đó có thể là điều
kiện gắn liền với nhân thân của chủ thể vi phạm (Như điều kiện về tuổi tác, năng
lực hành vi, hồn cảnh gia đình,…), cũng có thể là điều kiện do chủ thể vi phạm chủ
động tạo ra bằng các hành vi của mình (Người thực hiện hành vi vi phạm ngăn chặn
hoặc làm giảm bớt tác hại do hành vi vi phạm gây ra, tự nguyện sửa chữa, bồi
thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ
quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra hành vi vi phạm,…). Tùy vào mục đích
của CSKH và khung pháp lý quy định chế tài đối với từng nhóm hành vi vi phạm
liên quan mà chính sách miễn giảm hình phạt cũng như điều kiện áp dụng (tức là
CSKH) trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau cũng ít nhiều có sự khác biệt.
Trong Pháp luật Chống độc quyền hoặc Pháp luật Cạnh tranh, Khoan hồng
được hiểu là việc cho phép miễn trừ hay giảm trừ hình phạt đối với doanh nghiệp có
hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh nhưng sau đó đã hợp tác với các cơ quan thực
thi luật cạnh tranh.6 Theo Bộ tư pháp Hoa Kỳ (United States Department of Justice –
DOJ), “CSKH dành cho doanh nghiệp là chính sách trao sự miễn giảm cho các doanh
nghiệp báo cáo các hành vi vi phạm Pháp luật về Chống độc quyền của họ ngay từ
giai đoạn ban đầu. “Việc miễn trừ” được hiểu là khơng truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với hành vi được khai báo trong các trường hợp như vậy”7. Trong Luật Cạnh
tranh Việt Nam, CSKH được quy định tại Khoản 1, Điều 112 Luật Cạnh tranh năm
2018, theo đó, “Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại

Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo CSKH”.

5

Hoàng Trần Bửu Châu (2017), Chính sách khoan hồng trong pháp luật kiểm sốt các thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh của Liên minh Châu Âu - Kinh nghiệm cho Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, tr. 11.
6
Nguyễn Anh Tuấn (2013), Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng CSKH theo Luật Cạnh tranh của một số nước
trên thế giới và đề xuất bổ sung cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1, tr. 45.
7
DOJ Hoa Kỳ (1993), tlđd (2).


9
Như đã phân tích trên đây, tùy thuộc vào khung pháp lý quy định chế tài xử lý
các TTHCCT mà việc miễn giảm hình phạt đối với hành vi vi phạm có thể là miễn
trách nhiệm hình sự hay các trách nhiệm pháp lý khác. Tuy nhiên, dưới góc độ tổng
quát, pháp luật của đa số các quốc gia đều có chung một cách tiếp cận đối với CSKH
nói chung và CSKH trong Pháp luật Cạnh tranh/ Pháp luật Chống độc quyền nói riêng
đó chính là chính sách cho phép việc trừng phạt hoặc xét xử được thực hiện theo hướng
ít nghiêm trọng hoặc ít khắt khe hơn cho chủ thể tự nguyện báo cáo hành vi vi phạm
của mình khi báo cáo đó thỏa mãn các điều kiện về thời điểm và nội dung báo cáo.
1.1.2. Đặc điểm của chính sách khoan hồng
Một chương trình khoan hồng đối với các TTHCCT ln tạo ra tác động hai
mặt. Tính chất hai mặt của chương trình khoan hồng được thể hiện trên cả tác động
về số lượng và tính chất của các TTHCCT.
Thứ nhất, đối với tác động liên quan đến số lượng TTHCCT, việc ban hành
CTKH có khả năng làm giảm số lượng TTHCCT nhưng ở chiều ngược lại cũng có
thể làm tăng số lượng TTHCCT. CSKH khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
TTHCCT tự nguyện khai báo thông qua đơn xin hưởng khoan hồng, qua đó giúp cơ

quan xử lý các TTHCCT có cơ sở để sớm phát hiện và xử lý đối với các hành vi
này. Việc phát hiện và xử lý các TTHCCT tạo ra tính răn đe, qua đó làm giảm số
lượng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Rất nhiều nghiên cứu lý luận được thực hiện
bởi Motta và Polo (2003), Ellis và Wilson (2001), Spagnolo (2003), Motchenkova
(2004), Aubert, Kovacic, và Rey (2006), Chen và Harrington (2007), Chen và Rey
(2007), Harrington (2008), Harrington và Chang (2009), Houba, Motchenkova, và
Wen (2009), Silbye (2010), Bos và Wvàschneider (2011), Choi và Gerlach (2012),
Lefouili và Roux (2012), Sauvagnat (2012), Gärtner (2013), và Marshall, Marx, và
Mezzetti (2013) đều đi đến kết luận chung là CTKH làm cho các thông đồng trở nên
khó khăn hơn. Bên cạnh các nghiên cứu lý luận, các nghiên cứu thực nghiệm được
thực hiện bởi Apesteguia, Dufwenberg, và Selten (2007), Hinloopen và Soetevent
(2008), Hamaguchia, Kawagoeb, và Shibatac (2009), Dijkstra, Haan, và
Schoonbeek (2011), and Bigoni, Fridolfsson, Le Coq, and Spagnolo (2012) cũng
cho thấy CSKH làm giảm việc hình thành các TTHCCT do chính sách khoan hồng
làm tăng chi phí và điều kiện để hình thành thỏa thuận8. Tuy nhiên, bên cạnh mặt
8

Joseph E. Harrington, Jr (25/11/2013), When Can We Expect a Corporate Leniency Program to Result in
Fewer Cartels; tr. 4.


10
tích cực, khi mức hình phạt khơng đủ tính răn đe và nguồn lực tiết giảm được nhờ
vào sự tố giác thông qua cơ chế nộp đơn xin khoan hồng không đủ lớn, việc áp
dụng CTKH sẽ dẫn đến “tác dụng phụ” là làm tăng các TTHCCT. Một trong những
lý do chính dẫn đến “tác dụng phụ” của CSKH là do khi các vụ việc TTHCCT phát
hiện theo CTKH tăng lên đáng kể thì nguồn lực của cơ quan xử lý các vụ việc cạnh
tranh cũng sẽ tập trung để xử lý các vụ việc này. Điều này sẽ dẫn đến thiếu hụt
nguồn lực phân bổ cho các trường hợp không được phát hiện thông qua các đơn báo
cáo được nộp theo CTKH, việc không dành đủ nguồn lực cho các trường hợp này

làm gia tăng số lượng TTHCCT. “Tác dụng phụ” của chính sách khoan hồng về mặt
này có liên quan trực tiếp đến sự hạn chế về nguồn lực xử lý các vụ việc cạnh tranh,
do đó, đối với các quốc gia mà nguồn lực chưa bị hạn chế (do việc thực thi Luật
Cạnh tranh yếu - thể hiện qua dữ liệu lịch sử ghi nhận số lượng các vụ việc
TTHCCT bị xử lý thấp) thì CTKH chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.
Thứ hai, liên quan đến tính chất của TTHCCT, việc ban hành CSKH có khả
năng làm cho TTHCCT trở nên kém bền vững (hoặc cản trở việc hình thành
TTHCCT) nhưng cũng có thể làm cho các TTHCCT trở nên bền vững và kéo dài
hơn. Hay nói cách khác, CSKH có thể làm giảm số lượng TTHCCT được hình
thành nhưng cũng có khả năng tạo ra những thỏa thuận kéo dài hơn. Điều này phụ
thuộc vào tính chất ban đầu của thỏa thuận là thỏa thuận bền vững hay không bền
vững. Cụ thể như sau:
Đối với các TTHCCT khơng cịn bền vững nữa – là đối tượng chủ yếu mà
CTKH hướng đến. Một khi điều kiện thị trường khơng cịn đủ hấp dẫn để duy trì
sự thông đồng giữ các bên tham gia thỏa thuận, các doanh nghiệp sẽ ngừng thông
đồng với nhau và bắt đầu tranh đua để đạt được khoan hồng. Một TTHCCT được
xử lý theo CTKH sẽ kết thúc vào thời điểm thỏa thuận đó sụp đổ tồn bộ. Để được
hưởng khoan hồng, doanh nghiệp nộp đơn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin nên cơ
quan xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ xác định được toàn bộ hành vi vi phạm. Điều này
có nghĩa là khi đã có doanh nghiệp đạt được khoan hồng thì các doanh nghiệp
khác sẽ phải chịu tồn bộ tiền phạt. Ngược lại, trong trường hợp thi hành khơng
thơng qua CTKH, vì khơng được cung cấp đủ thơng tin nên cơ quan xử lý vụ việc
cạnh tranh gần như khơng thể xác định được tồn bộ vi phạm và do đó mức phạt
kỳ vọng được xác định cũng sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó, như đã phân tích trên đây,
hiệu ứng lần át từ CTKH còn làm cho số lượng vụ việc bị phát hiện và xử lý


11
không thông qua CTKH suy giảm kéo theo sự suy giảm về tính thực thi khi xem
xét ở khía cạnh khơng khoan hồng. Trong khi đó, trong các TTHCCT có tính bền

vững cao, vì khả năng bị phá vỡ của các thỏa thuận này là rất thấp nên doanh
nghiệp ít quan tâm đến khía cạnh thi hành CTKH mà có khuynh hướng quan tâm
nhiều hơn đến khía cạnh thi hành không khoan hồng (quan tâm đến việc xử lý các
hành vi vi phạm do CQCT tự phát hiện mà không thông qua các báo cáo theo các
đơn xin khoan hồng). Khía cạnh thi hành khơng khoan hồng trong mối quan tâm
lớn hơn của doanh nghiệp nhưng lại có mức hình phạt kỳ vọng và tính thực thi
thấp hơn như đã phân tích trên đây tạo ra động lực để các doanh nghiệp tiếp tục
thông đồng và củng cố thêm các TTHCCT của mình.
Một CSKH thành cơng là chính sách làm giảm số lượng thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh hơn là một chính sách làm tăng số đơn xin được áp dụng CSKH. Mặc dù
không thể phủ nhận khi số đơn xin được áp dụng CSKH tăng lên, số vụ việc
TTHCCT bị phát giác và xử lý cũng tăng lên, điều này tạo ra tính răn đe hạn chế các
doanh nghiệp tham gia vào TTHCCT, tuy nhiên khi xây dựng và thực thi CSKH, cần
phải xem xét các tác động tích cực trong mối tương quan so sánh với các “tác dụng
phụ” có thể phát sinh để đảm bảo hiệu quả của chương trình. Việc hạn chế “tác dụng
phụ” của CTKH có thể được thực hiện gián tiếp bằng việc tăng cường tác dụng cản
trở hình thành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thơng qua CTKH (như phân tích trên
đây), để tạo ra tính răn đe – hạn chế tạo ra thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
1.1.3. Ảnh hưởng tích cực và mục tiêu của chính sách khoan hồng trong
Pháp luật Cạnh tranh
Các TTHCCT tồn lại trên cở sở sự thiện chí (good faith) của các bên tham
gia vào thỏa thuận này. Điều này có nghĩa là khi các bên tham gia vào thỏa thuận
khơng cịn thiện chí với nhau nữa thì thỏa thuận sẽ bị phá vỡ. Dựa trên nguyên lý
đó, CSKH lần đầu tiên được xây dựng trong Pháp luật Chống độc quyền của Hoa
Kỳ vào năm 1978 với mục tiêu phá vỡ sự cân bằng giữa “độc quyền” (trust) và sự
thiện chí giữa các bên tham gia vào thỏa thuận độc quyền9. Nguyên lý cơ bản nhất
của CSKH là sự mâu thuẫn giữa lợi ích cục bộ của doanh nghiệp với lợi ích chung
của tồn bộ các doanh nghiệp khi giữ vững cam kết, không phá vỡ thỏa thuận10.
9


Donald C. Klawiter (2019); The U.S. Corporate Leniency Policy: It Is Time for A Renaissance; tr. 2.
Phạm Hoài Huấn (06/2017), “CSKH trong Dự thảo Luật Cạnh tranh nhìn từ lý thuyết trị chơi”, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, Số 11 (339), tr. 33.
10


12
Thơng qua các ảnh hưởng tích cực có thể mang lại, CSKH có thể giúp cho Nhà lập
pháp đạt được mục tiêu của mình khi xây dựng CSKH đó.
1.1.3.1. Ảnh hưởng tích cực của chính sách khoan hồng trong việc phát hiện
và xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
CSKH mang lại nhiều thuận lợi, đáng kể nhất là tập hợp khá dễ dàng những
thông tin và chứng cứ nhằm phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ việc11. Một CSKH
được xây dựng và thực thi hiệu quả không những giúp tăng cường thu thập thông
tin, chứng cứ, làm cho quá trình hình thành và duy trì TTHCCT trở nên khó khăn
hơn, làm giảm chi phí xét xử mà còn đảm bảo sự bồi thường cho bên bị vi phạm.12
a) Tăng cường thu thập thông tin và chứng cứ:
Các cơ quan QLCT có thể thu thập thơng tin và chứng cứ cần thiết từ ba
nguồn cơ bản như sau:
Thứ nhất, họ theo dõi thị trường, quan sát thông tin và dữ liệu được cơng
khai, phân tích kinh tế các dữ liệu này để chứng minh vi phạm. Cách này khơng
mấy hiệu quả trên thực tế vì các bằng chứng kinh tế nói chung khơng đủ cơ sở để
tịa án kết luận13.
Thứ hai, CQCT có thể thu thập thơng tin từ các bên thứ ba, khách hàng và
các doanh nghiệp bị thiệt hại có thể khiếu nại lên cơ quan chức năng.
Thứ ba, cũng là nguồn tốt nhất, là nguồn thơng tin từ chính các doanh nghiệp
và cá nhân tham gia vào thỏa thuận. Cách này được thực hiện thơng qua CSKH.
So với hai cách thức cịn lại, thì CSKH có nhiều thuận lợi hơn hẳn. CSKH có
thể được sử dụng để thu thập tất cả các loại thông tin, tài liệu, không chỉ giới hạn ở
các tài liệu hiện có mà cịn là các bằng chứng vật lý khác. CSKH cắt giảm chi phí

bởi vì việc thu thập thông tin liên quan được thực hiện bởi doanh nghiệp và nhân
viên của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng CSKH khơng có vai trị thay
thế mà chỉ bổ sung cho công tác điều tra của CQCT. Thật vậy, CSKH chỉ có hiệu

11

La Hồn, Nhìn lại Luật cạnh tranh Việt Nam sau 10 năm thực thi, nguồn: https://www.
competitionpolicyinternational.com/store-subscriptions/; truy cập ngay 13/8/2019
12
Wouter P.J. Wils (2006), Leniency in Antitrust Enforcement: Theory and Practice; nguồn: http://
papers.ssrn.com/sol3/cf_dev/AbsByAuth.cfm?per_id=456087; truy cập ngày 20/5/2019; tr. 19.
13
Wouter P.J. Wils (2006); tlđd (12), tr. 19


13
quả khi doanh nghiệp và cá nhân nhận thức được rủi ro các cơ quan chức năng sẽ
phát hiện ra vi phạm.14
Ngồi ra, CSKH cịn khuyến khích các thành viên của thỏa thuận tạo ra và
lưu trữ các chứng cứ ngay từ đầu. Như vậy, càng nhiều chứng cứ chất lượng thu
thập được từ CSKH, càng nhiều mức phạt được tuyên tại tòa, càng tạo thêm động
lực nộp đơn khoan hồng15.
b) Làm cho quá trình hình thành và duy trì TTHCCT trở nên khó khăn:
Một CTKH được thiết kế tốt sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp để
đạt được thỏa thuận, làm giảm lòng tin ở họ và tăng chi phí giám sát16. Sự miễn
giảm hình phạt theo CSKH trong mối quan hệ với hình phạt sẽ làm tăng giá trị thực
sự của khoản phạt (so với giá trị thực tế của nó) bằng việc làm tăng chi phí cơ hội
để thiết lập và vận hành TTHCCT. CSKH làm tăng chi phí để giám sát các bên
tham gia thỏa thuận và làm giảm việc chia sẻ thông tin giữa các bên vì các thơng tin
này có thể hữu dụng về sau đối với từng bên nếu họ nộp đơn xin hưởng khoan

hồng17. Khi tồn tại CSKH, việc thiết lập và duy trì thành cơng TTHCCT địi hỏi
nhiều nỗ lực. Các thành viên của thỏa thuận phải cùng hành động, thống nhất chiến
lược nhằm nâng cao lợi ích và cùng chia sẻ lợi ích đó. Ngồi ra thành viên thỏa
thuận còn phải phát triển cơ chế giám sát, thưởng phạt, phải xây dựng cấu trúc tổ
chức để giải quyết kịp thời những bất cập18. Tác động này có thể dẫn đến việc phá
vỡ các thỏa thuận sớm hơn19.
Như vậy, CSKH tăng cường tính nghiêm khắc của hình phạt (so với trường
hợp khơng có CSKH), đảm bảo tính răn đe của hình phạt trong việc ngăn chặn
TTHCCT đồng thời, làm phát sinh các chi phí để hình thành và duy trì TTHCCT
nên có tác động trực tiếp đến tâm lý của các bên khi tham gia đàm phán để thiết lập
thỏa thuận, qua đó hạn chế hình thành các thỏa thuận.

14

The Commission Notice on Non-Imposition or Reduction of Fines in Cartel Cases: A Legal and Economic
Analysis (2007), tr. 133.
15
OECD (2006), Prosecuting Cartels Without Direct Evidence of Agreement, tr. 4.
16
N.K. Katyal (2003), Conspiracy Theory, Yale Law Journal 1307, tr. 1342-1350; G. Spagnolo (2004),
Divide et Impera: Optimal Leniency Programmes, CEPR Discussion Paper No. 4840, tr 6.
17
Wouter P.J. Wils (2006); Optimal Antitrust Fines: Theory and Practice; tr. 11.
18
The Commission Notice on Non-Imposition or Reduction of Fines in Cartel Cases: A Legal and Economic
Analysis (2007), tr. 130, 133, 140.
19
Tlđd (18); tr. 130, 133, 140.



14
c) Giảm chi phí xét xử:
Ngồi tác động tích cực ở giai đoạn điều tra như đã đề cập ở trên, CSKH cịn
giúp giảm chi phí ở giai đoạn xét xử20. Ví dụ trong CSKH của Hoa Kỳ, CSKH cho
phép bên được hưởng khoan hồng có khả năng được miễn tồn bộ chi phí tố tụng tại
tịa án liên bang cũng như chi phí phát sinh liên quan đến việc kháng cáo21.
Việc tiết kiệm tồn bộ chi phí tranh tụng, hoặc chi phí kháng cáo cho phép
các cơ quan thực thi chống độc quyền điều tra và xử phạt nhiều vi phạm hơn với
những nguồn lực sẵn có, do đó, tăng khả năng phát hiện và trừng phạt, và bởi thế
nâng cao tính răn đe. Bên cạnh đó, nhìn từ khía cạnh xử lý hành vi vi phạm, khác
với CSKH trong Pháp luật Hình sự, trong Pháp luật Cạnh tranh hay Pháp luật về
Chống độc quyền, mục đích của CSKH là thơng qua việc miễn giảm hình phạt để
khuyến khích các chủ thể vi phạm tự nguyện báo cáo vi phạm của mình, qua đó
giúp Cơ quan xử lý cạnh tranh có thể phát hiện các chứng cứ vi phạm từ bên trong
chính vi phạm và có thể xử lý các TTHCCT kịp thời.
d) Bồi thường cho các bên bị thiệt hại:
CSKH của Hoa Kỳ đưa ra điều kiện doanh nghiệp phải bồi thường cho các
bên bị thiệt hại để được áp dụng khoan hồng (Điều kiện 6, khoan hồng loại A và
loại B). Ngoài ra, tự nguyện bồi thường còn giúp doanh nghiệp giảm được mức tiền
phạt áp dụng theo Sổ tay Hướng dẫn việc khởi kiện liên bang (Federal Sentencing
Guidelines Manual) theo mục 2R1,1. Yêu cầu bồi thường cho các bên bị thiệt hại
như một điều kiện khoan hồng cịn góp phần theo đuổi mục tiêu cơng lý, các bên bị
thiệt hại khó có thể được bồi thường thơng qua khiếu kiện dân sự nếu khơng có điều
kiện tiếp cận các tài liệu khoan hồng22 nhưng CSKH lại giúp họ có thể nhận được
bồi thường một cách tự nguyện từ bên gây ra thiệt hại. Về mặt này, CSKH giúp bảo
vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại do các TTHCCT gây ra.
Trong số các ảnh hưởng tích cực trên đây, tăng cường thu thập thơng tin và
chứng cứ và làm cho quá trình hình thành và duy trì TTHCCT trở nên khó khăn là
hai ảnh hưởng mà gần như CSKH nào cũng hướng đến. Tác động giảm chi phí xét
xử và đảm bảo sự bồi thường cho các bên bị thiệt hại có thể có hay không phụ thuộc


20

Wouter P.J. Wils (2006), tlđd (12), tr. 26.
Wouter P.J. Wils (2006), tlđd (12), tr. 26.
22
Wouter P.J. Wils (2006), tlđd (12), tr. 27.
21


15
vào quy định chi tiết trong Pháp luật của mỗi quốc gia. Thơng qua việc khai thác
các ảnh hưởng tích cực này, mỗi quốc gia có thể xây dựng CSKH phù hợp, hướng
đến các mục tiêu cụ thể tương ứng với hồn cảnh hiện tại của quốc gia đó.
1.1.3.2. Mục tiêu của chính sách khoan hồng trong việc thực thi chống thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh
Các nghiên cứu đo lường hiệu quả CSKH của các quốc gia thông thường sẽ
tập trung vào hai tiêu chí, bao gồm: (i) tăng tỷ lệ số trường hợp thỏa thuận được
phát hiện; và (ii) giảm tỷ lệ số trường hợp thỏa thuận mới hình thành.23 Thơng qua
việc điều chỉnh sự cân bằng giữa hình phạt và mức độ miễn giảm hình phạt trong
CSKH, cũng như điều chỉnh cơ cấu nguồn lực phân bổ cho việc điều tra các
TTHCCT được khởi xướng thông qua hoặc khơng thơng qua một CTKH (như phân
tích tại mục 3.1.2) các nhà lập pháp có thể điều chỉnh được mục tiêu của CSKH
theo các định hướng sau đây:
 Tập trung vào số lượng TTHCCT được phát hiện: hướng đến
việc tăng số lượng TTHCCT bị phát hiện thông qua CTKH. CSKH
hướng đến mục tiêu này thường tăng mức miễn giảm theo CTKH. Khi
số đơn xin được áp dụng CSKH tăng lên, số vụ việc thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh bị phát giác và xử lý cũng tăng lên, điều này cũng góp phần
tạo ra tính răn đe, hạn chế các doanh nghiệp tham gia vào TTHCCT.

Tuy nhiên sự răn đe, hạn chế các doanh nghiệp tham gia không phải là
mục tiêu chính khi xây dựng CTKH theo hướng này. Mục tiêu chính ở
đây vẫn là phát hiện TTHCCT đã được hình thành.
 Tạo ra tính răn đe, ngăn chặn việc hình thành TTHCCT: Mục
tiêu lý tưởng cần hướng đến trong dài hạn, tùy thuộc vào quy mơ của
thị trường, có thể đạt được bằng cách tăng hình phạt để răn đe trực tiếp
hoặc tăng mức miễn giảm có xem xét đến nguồn lực xử lý vụ việc của
CQCT để răn đe gián tiếp thông qua số vụ việc bị phát giác. Trong dài
hạn, một CSKH thành cơng là chính sách làm giảm số lượng TTHCCT
hơn là một chính sách làm tăng số đơn xin được áp dụng CSKH.
 Tập trung vào quy mô của TTHCCT được phát hiện, tức là
hướng đến việc phát hiện các TTHCCT quy mô lớn và bền vững có tác
23

Nathan H. Millery (2007); Strategic Leniency and Cartel Enforcement; tr. 10.


16
động đáng kể đến thị trường. Có thể chấp nhận số vụ việc TTHHCT bị
phát hiện không nhiều nhưng số tiền phạt thu về sẽ rất lớn. CSKH
hướng đến mục tiêu này thường tập trung vào tình huống bị phát hiện
khơng qua CTKH, tăng hình phạt để đảm bảo đủ tính răn đe.
Vì nhằm mục đích định hướng hành vi, khuyến khích chủ thể được hưởng
khoan hồng hành động nên CSKH trong Pháp luật Cạnh tranh cũng được xây dựng
với một cơ chế hoạt động không giống với CSKH trong Pháp Luật Hình sự. Cơ
chế hoạt động đặc thù tạo nên tính hai mặt của CSKH trong Pháp luật Cạnh Tranh
dẫn đến hệ quả việc miễn giảm hình phạt khơng phải lúc nào cũng sẽ mang lại
hiệu quả như mong đợi. Do đó, để có thể khai thác những ảnh hưởng tích cực, hạn
chế tác dụng phụ của CSKH qua đó áp dụng hiệu quả CSKH nhằm đạt được các
mục tiêu cụ thể khi xây dựng và áp dụng chính sách thực thi chống TTHCCT, cần

phải hiểu rõ cơ chế hoạt động của CSKH. Các cơ chế này sẽ được trình bày chi
tiết ở phần tiếp theo.
1.2. Lý thuyết nền tảng xây dựng và thực thi chính sách khoan hồng
CSKH được xây dựng nhằm tạo động lực để các doanh nghiệp hợp tác với
CQCT trong quá trình xử lý các TTHCCT. Chính sách này đặc biệt có ý nghĩa to
lớn trong bối cảnh các TTHCCT được tiến hành một cách bí mật và CQCT hầu như
khơng có hoặc có rất ít chứng cứ về thỏa thuận. Bản chất của CSKH chính là áp
dụng chiến lược “cây gậy và củ cà rốt”24 trong đó, hình phạt đóng vai trị “cây gậy”
và sự miễn giảm đóng vai trị là “củ cà rốt” để định hướng hành vi của các chủ thể
thực hiện hành vi vi phạm. Do đó, các lý thuyết nền tảng xây dựng chính sách
khoan hồng chủ yếu là các lý thuyết kinh tế phân tích mối quan hệ giữa hình phạt và
sự miễn giảm hình phạt trong đó phải kể đến mơ hình Lý thuyết về sự răn đe tối ưu
(Theory of optimal deterrence) và mơ hình Lý thuyết trị chơi (Game theory)
1.2.1. Mơ hình Lý thuyết về sự răn đe tối ưu
Mơ hình răn đe hình thành phần lớn nền tảng của thực thi Cartel hiện đại là Lý
thuyết kinh tế về răn đe tối ưu (Theory of optimal deterrence) được ủng hộ bởi nhà
kinh tế Gary Becker trong tác phẩm Tội phạm và hình phạt: Cách tiếp cận từ góc độ
kinh tế (Crime and Punishment: An Economic Approach) đăng trên Tạp chí Political

24

Phạm Hồi Huấn (2017), tlđd (10), tr. 33.


17
Economy số 16 năm 1968 và lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Jeremy Bentham
trong tác phẩm Nghiên cứu về lập pháp (The Theory of Legislation) năm 193125.
1.2.1.1. Lý thuyết về sự răn đe tối ưu
Lý thuyết về sự răn đe tối ưu đưa ra giả định trước khi tham gia vào một tội
phạm kinh tế, các công ty có lý trí sẽ cân nhắc giữa lợi nhuận kỳ vọng có thể thu

được từ hành vi vi phạm (lợi nhuận bất hợp pháp) với mức hình phạt kỳ vọng (mức
độ và khả năng xảy ra của hình phạt). Sự răn đe do đó là chức năng của mức độ
hình phạt và khả năng bị phát giác, sự răn đe này “thay đổi sự cân bằng tiềm năng
của người phạm tội về chi phí và lợi ích dự kiến theo cách khiến họ kiềm chế hành
động không mong muốn”. Khi việc thực thi Cartel không đạt được tiêu chuẩn răn đe
tối ưu về mặt lý thuyết, các thỏa thuận hợp đồng sẽ xảy ra bất kể việc thực thi các
chính sách, miễn là phần thưởng (tức là các lợi nhuận bất hợp pháp) dự kiến đủ cao.
Mơ hình lý thuyết sự răn đe tối ưu đưa ra minh họa bằng vấn đề đãi ngộ cho
các nhà phát minh cho các phát minh của họ. Hàm A(B) thể hiện tổng giá trị xã hội
của số lượng B phát minh, và hàm A’ thể hiện giá trị biên của một phát minh tăng
thêm. Hàm K(B,p1) thể hiện chi phí để tìm kiếm và đãi ngộ cho các nhà phát minh;
nếu một hệ thống bằng sáng chế được sử dụng, chi phí này sẽ được tính bằng các
chi phí cho văn phịng sáng chế, chi phí chuẩn bị đơn đăng ký sáng chế, chi phí luật
sư, thẩm phán và các chi phí tranh tụng khác liên quan đến bằng sáng chế; trong khi
đó b1 đo lường chi phí xã hội của phương pháp dùng để đãi ngộ nhà phát minh. Mơ
hình sự răn đe tối ưu được thể hiện như sau:
π = A (B) – K (B, p1) - b1 p1 a B 26
để π đạt giá trị tối đa bằng việc điều chỉnh p1 và a một cách tương ứng, mơ
hình tối ưu đạt được là:
A’ – K’ = b1 p1 a B (1 + 1/ea)
Theo hai phương trình trên đây, với một hệ thống trong đó b1 > 0 (tức là có
đãi ngộ cho nhà phát minh), mức độ co dãn trong việc phản ứng lại của nhà phát
minh càng nhỏ thì tần suất và mức độ của sự đãi ngộ cũng càng nhỏ. Điều này chỉ ra
mối liên hệ của hai luồng tranh luận một bên cho rằng nguồn gốc của hầu hết các
25

Andreas Stephan (1968), Leniency Theory and Complex Realities; tr.4; nguồn: />9766104/Leniency_Theory_and_Complex_Realities_with_Ali_Nikpay_; truy cập ngày 14/08/2019.
26
Gary S. Becker (1968); Crime and Punishment: An Economic Approach; Journal of Political Economy 16
(2); Tr. 42; nguồn: truy cập ngày 22/9/2019.



18
phát minh là do nhu cầu “được biết” (do đó khơng cần thiết có hệ thống sáng chế)
và bên cịn lại cho rằng nguồn gốc của phát minh là do kỳ vọng về đãi ngộ tài chính
(do đó ủng hộ hệ thống sáng chế - để theo dõi chi phí đã bỏ ra).
Dù rằng A’ - giá trị biên của một phát minh có thể rất lớn, quyết định tối ưu
sẽ là từ chối quyền sở hữu đối với phát minh đó, (để khơng phải tốn chi phí đãi
ngộ), tức là làm cho p1=0. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu b1 và K đủ lớn và/hoặc độ
co dãn trong việc phản ứng lại của nhà phát minh đối với tần suất và mức độ đãi
ngộ (ep và ea) đủ nhỏ. Thực tế, tất cả các tranh luận hướng đến việc loại bỏ hay thay
thế hoàn toàn hệ thống sáng chế đều viện cớ vào sự đắt đỏ (K hoặc b1 lớn) hoặc sự
thiếu hiệu quả (ep hoặc ea nhỏ) của hệ thống sáng chế để tranh luận.
Nếu một hệ thống sáng chế bị thay bằng một hệ thống giải thưởng bằng tiền
mặt, mức độ co giãn trong việc phản ứng lại của nhà phát minh sẽ không liên quan
đến các yếu tố quyết định của chính sách tối ưu, bởi vì b1 xấp xỉ bằng 0.
Mơ hình Lý thuyết về sự răn đe tối ưu đưa ra một kết luận quan trọng đó là
một trong những ưu điểm đáng kể của hệ thống sáng chế là nó làm cho A’ có thể đo
lường được (giá trị biên của một phát minh) một cách tự động, đó là trao một sự đãi
ngộ tự động liên quan đến A’ (được tính tốn theo b1, K và ep , ea), trong khi đó, hệ
thống giải thưởng tiền mặt (tương ứng với phạt tiền và phạt tù trong việc sử dụng
hình phạt) vì khơng liên quan đến các yếu tố quyết định của chính sách tối ưu nên
khơng thể tính được giá trị A’ do đó phải ước tính A’ (hoặc D’) một cách độc lập và
thường dẫn đến sự tùy tiện27.
Theo Lý thuyết về sự răn đe tối ưu, các thảo luận liên quan đến các yếu tố
làm giảm chi phí bên ngoài (external economies) hay mối lợi bên ngoài (external
advantages) ln ln đối xứng một cách hồn hảo với thảo luận liên quan đến các
yếu tố làm tăng chi phí bên ngoài (external diseconomies) hay các thiệt hại
(external harms). Mặc dù vì thiệt hại hay các yếu tố làm tăng chi phí thường phổ
biến hơn các mối lợi và các mối lợi cũng khó để đo lường hơn nên các mối lợi

thường được xem xét một cách thiên vị hơn, dẫn đến một số trường hợp sự đối xứng
này sẽ có khiếm khuyết. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp, rõ ràng sự đối xứng
trong pháp luật không bắt nguồn từ sự đối xứng phân tích. Do đó, một phân tích
chính thức về các mối lợi, lợi ích và người hưởng lợi (như trong ví dụ phân tích về
27

Gary S. Becker (1968), tlđd (26), tr. 39-40.


19
lợi ích là đãi ngộ dành cho các nhà sáng chế trên đây) có thể được phát triển một
cách đối xứng với phân tích về thiệt hại, tội phạm và người phạm tội28. Vì lý do đó,
việc xem xét mối quan hệ giữa (i) Thiệt hại mà tội phạm phải gánh chịu, (ii) Chi phí
cho việc truy bắt và kết tội, (iii) Nhu cầu của người phạm tội và (iv) Hình phạt từ
góc độ mơ hình răn đe tối ưu trong CSKH cũng sẽ tương tự như xem xét (i) Giá trị
xã hội của phát minh; (ii) Chi phí để tìm kiếm và đãi ngộ cho các nhà phát minh (iii)
Nhu cầu của nhà phát minh và (iv) Sự đãi ngộ trong minh họa như đã được trình
bày trên đây.
1.2.1.2. Thực tế áp dụng mơ hình lý thuyết về sự răn đe tối ưu trong việc xây
dựng và thực thi chính sách khoan hồng
Kết luận của Lý thuyết về sự răn đe tối ưu trên đây cho thấy, một mức phạt
cố định (tương ứng với hệ thống giải thưởng tiền mặt trong ví dụ) nếu chỉ được áp
dụng độc lập thì sẽ làm cho giá trị biên của thiệt hại mà tội phạm phải gánh chịu
(tương ứng với giá trị biên của phát minh trong ví dụ) trở nên khơng thể tính tốn
được vì khơng liên quan đến các yếu tố quyết định của chính sách.
CSKH là chính sách định hướng hành vi của người phạm tội bằng việc giúp
họ nhận thức được chênh lệch giữa thiệt hại mà họ phải gánh chịu trong trường hợp
được và không được áp dụng CSKH. Nếu chủ thể thực hiện hành vi vi phạm khơng
thể tính tốn được thiệt hại mà họ gánh chịu sau khi nộp đơn xin hưởng khoan hồng
(thực tế sẽ là thấp hơn rất nhiều so với trường hợp thụ động khơng khai báo) thì

chính sách sẽ khơng tạo ra được sự răn đe tối ưu. Do đó, CSKH, để tối ưu thì buộc
phải thiết kế sự miễn giảm đặt trong mối liên hệ với các chi phí mà doanh nghiệp
phải bỏ ra để đạt được sự miễn giảm đó, khơng chỉ đơn giản là quy định mức miễn
giảm và thả nổi các yếu tố còn lại. Trừ các chi phí khơng thể tác động được (như chi
phí cơ hội – là lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ bị mất đi khi rời khỏi thỏa thuận) thì
để có thể tối ưu hóa CSKH, tạo ra sự răn đe tối ưu, khi xây dựng chính sách, cần có
một cơ chế để giúp doanh nghiệp có thể theo dõi và tính tốn được thiệt hại tăng
thêm trong trường hợp họ khơng thực hiện theo các hướng dẫn gắn liền với yếu tố
quyết định được định hướng trong chính sách đó. CSKH sẽ tối ưu hơn nếu giúp cho
các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có thể tính tốn trước được các chi phí được
giảm tải theo từng yếu tố quyết định được định hướng. Ví dụ, khi mục tiêu của
28

Gary S. Becker (1968), tlđd (26), tr. 37.


×