Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Chính sách khoan hồng trong pháp luật kiểm soát các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của liên minh châu âu kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***-----------BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

HỒNG TRÂN BỬU CHÂU

CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG
TRONG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT CÁC
THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU –
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật thương mại
Niên khóa: 2012 – 2016

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***------------

BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

HỒNG TRÂN BỬU CHÂU

CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG
TRONG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT CÁC


THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU –
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật thương mại
Niên khóa: 2012 - 2016
Người hướng dẫn khoa học: Ths. Phạm Hoài Huấn
Người thực hiện: Hoàng Trân Bửu Châu
MSSV: 1251101030015
Lớp: CLC – 37B

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của Thạc sỹ Phạm Hoài Huấn, đảm bảo tính trung thực và tuân
thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm về lời cam đoan này.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

CSKH

Chính sách khoan hồng


CTKH

Chương trình khoan hồng

CSCT

Chính sách cạnh tranh

CQCT

Cơ quan cạnh tranh

DN

Doanh nghiệp

DOJ

Sở tư pháp Hoa Kỳ

EU

Liên minh châu Âu

EC

Ủy ban châu Âu

ECN


Mạng lưới cạnh tranh châu Âu

ECJ

Tòa án công lý châu Âu

HCCT

Hạn chế cạnh tranh

PLCT

Pháp luật cạnh tranh

OECD

Hội đồng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

QLCT

Quản lý cạnh tranh

TFEU

Hiệp ước về hoạt động của Liên minh châu Âu

TTHCCT

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh


TPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG .................. 5
1.1. LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH ...... 5
1.1.1. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh........................................................... 5
1.1.2. Động cơ của những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dưới góc độ kinh tế............ 6
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.. 7
1.1.3.1. Cấu trúc thị trường ....................................................................................... 7
1.1.3.2. Tác nhân nội bộ ............................................................................................ 9
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG VIỆC
KIỂM SOÁT CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH ........................... 10
1.2.1. Khái niệm chính sách khoan hồng .................................................................... 11
1.2.2. Mơ hình lý thuyết trị chơi ................................................................................ 12
1.2.3. Thực tế áp dụng mơ hình lý thuyết trị chơi trong việc xây dựng chính sách
khoan hồng .................................................................................................................. 13
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 16
CHƢƠNG 2. CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG PHÁP LUẬT KIỂM
SOÁT CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH CỦA LIÊN MINH
CHÂU ÂU ..................................................................................................................... 17
2.1. KHUNG PHÁP LÝ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ CHÍNH SÁCH
KHOAN HỒNG ........................................................................................................... 17
2.1.1. Tổng quan về pháp luật kiểm soát các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Liên
minh châu Âu .............................................................................................................. 17
2.1.1.1. Cơ quan quản lý cạnh tranh của Liên minh châu Âu ................................. 18

2.1.1.2. Thông báo khoan hồng của Liên minh châu Âu ........................................ 18
2.1.1.3. Hướng dẫn của Liên minh châu Âu về xử phạt và các mức độ xử phạt .... 19
2.1.1.4. Quyền cá nhân hành động .......................................................................... 21
2.1.2. Các quy định cụ thể về chính sách khoan hồng của Liên minh châu Âu ......... 21
2.1.2.1. Các quy định về miễn mức phạt ................................................................. 22
2.1.2.2. Các quy định về giảm mức phạt ................................................................. 23
2.1.2.3. Quy trình, thủ tục xử lý đơn khoan hồng ................................................... 24
2.1.2.4. Các quy định về vấn đề tiếp cận các tài liệu liên quan đến khoan hồng .... 26


2.2. ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG CỦA
LIÊN MINH CHÂU ÂU .............................................................................................. 28
2.2.1. Hệ thống marker được xem là thành công lớn nhất của Thông báo 2006 ....... 28
2.2.2. Việc chấp nhận chứng cứ phi văn bản là một cải cách lớn .............................. 30
2.2.3. Vấn đề hình sự hóa hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ............................. 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 32
CHƢƠNG 3. KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC TIẾP THU MƠ
HÌNH CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU................. 33
3.1. NHU CẦU CẤP THIẾT CHO VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHOAN
HỒNG TẠI VIỆT NAM .............................................................................................. 33
3.1.1. Thực trạng kiểm soát các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh kém hiệu quả tại Việt
Nam ............................................................................................................................. 33
3.1.2. Ảnh hưởng tích cực của chính sách khoan hồng trong việc phát hiện và xử lý
các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh .............................................................................. 34
3.1.2.1. Tăng cường thu thập thơng tin và chứng cứ............................................... 34
3.1.2.2. Tạo khó khăn trong việc thiết lập, duy trì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh . 35
3.1.2.3. Giảm chi phí xét xử .................................................................................... 36
3.1.2.4. Bồi thường cho các bên bị thiệt hại ............................................................ 36
3.2. ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ ĐỂ XÂY DỰNG HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH KHOAN
HỒNG ............................................................................................................................ 37

3.2.1. Quy định mức phạt nghiêm khắc và thực thi pháp luật nghiêm túc đối với hành
vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ................................................................................ 37
3.2.2. Tăng cường khả năng cơ quan cạnh tranh phát hiện và xử lý vi phạm ............ 38
3.2.3. Nâng cao sự minh bạch trong các quy định pháp luật kiểm soát thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh ............................................................................................................. 39
3.3. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG CHO VIỆT NAM KHI TIẾP THU MƠ HÌNH
CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU ............................ 41
3.3.1. Cơ quan thực thi chính sách khoan hồng .......................................................... 41
3.3.2. Đối tượng áp dụng của chính sách khoan hồng ................................................ 42
3.3.2.1. Điều kiện khoan hồng đối với người cầm đầu thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh ......................................................................................................................... 43
3.3.2.2. Chính sách khoan hồng cộng ..................................................................... 44
3.3.2.3. Khoan hồng cho người đến muộn .............................................................. 45


3.3.3. Vấn đề cân bằng quyền lợi của người nộp đơn xin khoan hồng và quyền yêu
cầu bồi thường của các bên bị thiệt hại do thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ................ 45
3.3.3.1. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với doanh nghiệp được hưởng
khoan hồng .............................................................................................................. 46
3.3.3.2. Giảm mức phạt để khuyến khích các doanh nghiệp bồi thường thiệt hại .. 47
3.3.3.3. Sử dụng tiền phạt để bồi thường thiệt hại .................................................. 47
3.3.4. Miễn mức phạt sau khi cơ quan cạnh tranh đã tiến hành điều tra .................... 48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................. 50
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 50


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ ngày 05/10/2015, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào một trong những phiên chợ
được đánh giá là giàu tiềm năng nhất hiện nay, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái

Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, viết tắt là
TPP) gồm 12 quốc gia thành viên bao gồm Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New
Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản.1 Sự kiện này đánh dấu
một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa của Việt Nam.
Gia nhập TPP, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội cũng như phải
đối mặt với khơng ít thách thức, đặc biệt là sức ép về mở cửa thị trường. Tham gia
Hiệp định TPP có thể gây ra một số hệ quả xã hội tiêu cực như tình trạng phá sản và
thất nghiệp ở các DN có năng lực cạnh tranh yếu.2 Tuy nhiên, các cam kết về luật và
chính sách cạnh tranh (CSCT) trong Hiệp định TPP đảm bảo khuôn khổ pháp lý kiểm
soát và điều chỉnh các hành vi phản cạnh tranh diễn ra trên lãnh thổ các thành viên
Hiệp định gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư trong khối. Các cam kết này sẽ góp
phần hồn thiện cơ sở pháp lý về cạnh tranh tại Việt Nam.3 Vì vậy, nhu cầu cấp thiết là
phải cải cách pháp luật cạnh tranh (PLCT) Việt Nam sao cho phù hợp với bối cảnh
TPP, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong khu vực.
Nhận thấy các quy định về chống thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT) hiện hành
của nước ta cịn nhiều bất cập và chưa có khả năng áp dụng cao trên thực tế. Cụ thể,
trong vòng hơn 10 năm kể từ khi Luật cạnh tranh 2004 có hiệu lực (2005-2016), Cục
QLCT chỉ tổ chức điều tra có 8 vụ việc về thỏa thuận và lạm dụng và ra quyết định xử
lý 5 vụ việc cạnh tranh.4 Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh ở nhiều quốc gia trên thế
giới cho thấy chính sách khoan hồng (CSKH) là công cụ hữu hiệu để giúp cơ quan
quản lý cạnh tranh (QLCT) có thể phát hiện và xử lý kịp thời và hiệu quả các

1

Hoàng Huy, ―Gia nhập TPP Việt Nam 'sợ' gì và cần gì?‖, truy cập ngày 18/04/2016
2
NCIEC, MUTRAP, ―Giới thiệu chung về Hiệp định TPP‖,
truy cập ngày
18/4/2016

3
Bùi Nguyễn Anh Tuấn (2015), ―Nội dung về chính sách cạnh tranh trong Hiệp định TPP‖, Cổng thơng tin điện
tử Bộ Công Thương, tr. 2
4
Cục Quản lý Cạnh tranh (2015), Hội thảo 10 năm thực thi Luật cạnh tranh – Góc nhìn từ phía doanh nghiệp,
TP.HCM, tr.7

1


TTHCCT. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn chưa áp dụng chính sách này đồng thời vẫn
chưa có quy định rõ ràng về các lợi ích khi khai báo vi phạm.5
Trước tình hình đó, tác giả quyết định nghiên cứu về ―CSKH trong pháp luật kiểm soát
các TTHCCT của Liên minh Châu Âu - Kinh nghiệm cho Việt Nam‖ trong quá trình cải
cách và hồn thiện các quy định PLCT nhằm bắt kịp với xu hướng trên tồn cầu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua nghiên cứu sơ bộ tác giả nhận thấy trong thời gian qua vấn đề áp dụng CSKH để
phát hiện các TTHCCT trên thế giới nói chung, và xây dựng CSKH cho PLCT Việt
Nam nói riêng đã có một số cơng trình nghiên cứu điển hình như:
* Tại Việt Nam:
1. Nguyễn Anh Tuấn (2013), ―Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng chính sách khoan
hồng theo luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới và đề xuất bổ sung cho Việt
Nam‖, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 01 (74)/2013, tr.45-53
2. Phan Công Thành (2008), ―Chính sách khoan hồng và tác động phá vỡ các - ten‖,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 2 (117)/2008, tr.55-61
3. Lê Thu Hà (2007), ―Chính sách khoan hồng - công cụ hữu hiệu khám phá các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh‖, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3 (95)/2007, tr.56-59
4. Võ Thị Kim Liên (2015), Chính sách khoan hồng trong việc kiểm soát thoả thuận
hạn chế cạnh tranh, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Tp. Hồ Chí Minh
5. Ca Hồ Anh Thư (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách khoan hồng

nhằm phá vỡ các thoả thuận hạn chế cạnh tranh, Luận văn cử nhân, Trường đại học
Tp. Hồ Chí Minh
* Trên phạm vi quốc tế:
1. Kasturi Moodaliyar (2014), Access to Leniency Documents: Should Cartel Leniency
Applicants Pay the Price for Damages?, Yearbook of Antitrust and Regulatory Studies,
University of Warsaw, Poland
2. Christine A Varney (2014), The cartels and Leniency Review, Encompass Print
Solutions, Derbyshire, Great Britain
3. Tine Carmeliet (2012), How lenient is the European leniency system? - An overview
of current (dis)incentives to blow the whistle

5

Nguyễn Anh Tuấn (2015), Một số vướng mắc trong việc thực thi các quy định liên quan đến hành vi hạn chế
Cạnh tranh: Từ thực tiễn tư vấn luật, Cục quản lý cạnh tranh, tr. 16

2


4. Jun Zhou (2011), Evaluating Leniency with Missing Information on Undetected
Cartels: Exploring Time-Varying Policy Impacts on Cartel Duration, Discussion Paper
No. 353, Tilburg University, Netherlands
5. Nicolo Zingales (2008), European and American Leniency Programmes: Two
Models Towards Convergence?, The Competition Law Review, Volume 5: Issue 3 –
December 2008
6. Jatinder S. Sandhu (2007), The European Commission‘s Leniency Policy: A
Success?, European Competition Law Review, Volume 28: Issue 3 – March 2007
7. Wouter P.J. Wils (2006), Leniency in Antitrust Enforcement: Theory and Practice,
30 World Competition
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên cơ bản đã giới thiệu tổng quan về CSKH –

một công cụ hữu hiệu để kiểm soát TTHCCT trên thế giới. Tuy nhiên, các tài liệu của
Việt Nam chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra các khái niệm, sự cần thiết phải có một CSKH
mà chưa đi sâu vào phân tích các nguyên tắc xây dựng một CSKH hiệu quả, những vấn
đề nòng cốt phải tiếp thu ở mơ hình CSKH của Liên minh châu Âu (EU).
Trong bối cảnh hiện tại, PLCT Việt Nam vừa cần phải được cải cách cho phù hợp với
các cam kết khu vực, vừa đảm bảo tính thực tế đối với tình hình chính trị, kinh tế, xã
hội tại Việt Nam. Tuy nhiên chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống về đề tài này. Vì vậy, đề tài của tác giả sẽ nghiên cứu sâu, cụ thể về xây dựng
CSKH cho PLCT Việt Nam, tiếp thu mơ hình và kinh nghiệm của EU, đảm bảo được
tính mới mẻ, khoa học, và khả năng áp dụng vào thực tiễn cao trong hiện tại và tương
lai.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài này, tác giả hướng đến việc trả lời cho câu hỏi liệu Việt Nam có nên
ban hành CSKH nhằm kiểm soát các TTHCCT trên thị trường. Nếu câu trả lời là có thì
các nhà làm luật cần tiếp thu điều gì từ mơ hình cạnh tranh của EU. Đây là một vấn đề
còn rất mới đối với nền khoa học pháp lý nước ta. Vì vậy, đề tài khơng chỉ góp phần
hồn thiện thêm khung pháp lý của Việt Nam theo xu hướng tiến bộ chung của thế giới
mà còn giúp nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trong khu vực.
Tác giả tự tin sẽ cung cấp những kiến thức rõ nét, thiết thực làm minh chứng cho đề tài,
khi mà hướng giải quyết của nó vốn cịn nhiều bất cập và khó khăn như hiện nay. Do
đó, tác giả kỳ vọng đề tài này sẽ đạt được mục đích:
 Xây dựng mơ hình CSKH có khả năng ứng dụng thực tế cao cho quá trình hội
nhập của Việt Nam, cũng như hoàn thiện hệ thống PLCT của Việt Nam hiện tại.
3


 Tài liệu nghiên cứu bổ ích cho giảng viên và sinh viên.
 Được công bố rộng rãi trong công chúng để bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận và
nâng cao hiểu biết của mình liên quan đến đề tài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài

PLCT trên thế giới điều chỉnh nhiều vấn đề, chủ yếu gồm: (i) hành vi hạn chế cạnh
tranh (HCCT), (ii) hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, (iii) trình tự, thủ tục giải quyết
vụ việc cạnh tranh, (iv) biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả sẽ nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận chung
của CSKH, tập trung nghiên cứu có chiều sâu vào mơ hình CSKH của EU, nhằm kiến
nghị các phương án phù hợp nhất cho việc xây dựng CSKH tại Việt Nam.
Nguồn tài liệu nghiên cứu chủ yếu bao gồm sách, các cơng trình nghiên cứu được đăng
trên báo, tạp chí trong và ngồi nước, với cơ sở thực tiễn là các vụ việc liên quan đến
việc áp dụng CSKH trong khu vực EU và thế giới.
5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên sự kết hợp của nhiều phương pháp, bao gồm:
 Phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống: nghiên cứu từ lý luận đến thực
tiễn các quy định pháp luật liên quan đến khoan hồng của EU và Việt Nam.
 Phương pháp nghiên cứu kinh tế trong pháp luật: nghiên cứu về bản chất kinh tế
của các TTHCCT để tìm ra cách tiếp cận phù hợp cho pháp luật.
 Phương pháp so sánh: so sánh mơ hình PLCT của EU và của Việt Nam, có cân
nhắc đến tình hình kinh tế, xã hội để có những kiến nghị phù hợp cho Việt Nam.
 Phương pháp nghiên cứu vụ việc (case study): xem xét nội dung các cuộc điều
tra, tranh chấp về cạnh tranh nhằm làm rõ những vấn đề pháp lý có liên quan.
 Phương pháp nghiên cứu xã hội học: gồm hoạt động thu thập, khảo sát, thống kê
số liệu, tìm hiểu thực tế.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Bên cạnh lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của đề tài được cấu trúc thành ba chương, bao gồm:
 Chương 1: Lý luận chung về chính sách khoan hồng
 Chương 2: Chính sách khoan hồng trong pháp luật kiểm soát các thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh của Liên minh châu Âu
 Chương 3: Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tiếp thu mơ hình chính sách
khoan hồng của Liên minh châu Âu
4



CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG
TTHCCT được cho là một trong những hành vi phản cạnh tranh nguy hại nhất vì chúng
trực tiếp xâm hại đến nguyên tắc chủ đạo của nền kinh tế - một môi trường cạnh tranh
công bằng. Trong nhiều năm qua các cơ quan QLCT trên toàn thế giới đã và đang tăng
cường kiểm sốt các TTHCCT. Tuy nhiên, đặc tính âm thầm, bí mật của các thỏa thuận
đã gây ra khơng ít trở ngại, khó khăn trong q trình điều tra, xử lý vụ việc. Trong thực
thi pháp luật kiểm soát các TTHCCT, CSKH được đặt ra như một cơ chế giải quyết
hàng đầu cho các cơ quan cạnh tranh (CQCT) trên thế giới. Vì vậy, tác giả xét thấy đầu
tiên cần phải xác định rằng liệu cách tiếp cận về mặt pháp lý có thật sự phù hợp với lý
thuyết kinh tế về TTHCCT.
1.1. LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1.1.1. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Các CQCT trên thế giới đều thừa nhận rằng TTHCCT là hành vi rất nguy hại cho thị
trường, và phải được ưu tiên kiểm soát chặt chẽ. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ
đưa ra khái niệm TTHCCT phổ biến và những yếu tố cấu thành một TTHCCT.
Năm 1998, Hội đồng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã thông qua
Khuyến nghị những hành động hiệu quả chống lại các TTHCCT, theo đó Khuyến nghị
định nghĩa rằng: ―TTHCCT có thể là một thỏa thuận, một hành vi phối hợp hoặc một
sự sắp đặt giữa các đối thủ để ấn định giá, hạn chế đầu ra, phân chia thị trường và
gian lận trong đấu thầu‖.6 Một cách đơn giản nhất, ta có thể hiểu TTHCCT là một cam
kết hạn chế cạnh tranh với nhau giữa những những chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Có ba thành tố cấu thành nên một TTHCCT: (i) là một thỏa thuận; (ii) giữa các đối thủ
kinh doanh; (iii) nhằm hạn chế cạnh tranh.
Các TTHCCT không bị giới hạn về mặt hình thức. Hầu hết TTHCCT được thực hiện
một cách bí mật giữa các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau (nhà sản xuất, nhà phân
phối, nhà bán lẻ, bán bn) để bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
Các TTHCCT có thể được thực hiện dưới nhiều dạng. Ấn định giá là thỏa thuận giữa
các đối thủ cạnh tranh nhằm tăng, giảm, hoặc duy trì một mức giá cho hàng hóa, dịch

vụ cung cấp. Ấn định giá có thể bao gồm thỏa thuận lập nên một mức giá tối thiểu, loại
bỏ giảm giá, hoặc áp dụng công thức tính giá chung… Hạn chế đầu ra có thể bao gồm
thỏa thuận về khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để tạo ra sự
khan hiếm trên thị trường. Phân chia thị trường là thỏa thuận mà đối thủ phân chia với
6

OECD (1998), Recommendation of the Council concerning Effective Action against Hard Core Cartels, Điều
I.A.2

5


nhau vùng hoạt động trên thị trường về số lượng, địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ;
nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận. Nói cách khác, các thành viên
của thỏa thuận bắt tay nhau, đồng ý loại bỏ, hoặc HCCT trên thị trường.7
1.1.2. Động cơ của những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dƣới góc độ kinh tế
Động cơ chủ đạo của các DN khi tiến hành thông đồng với nhau trong kinh doanh là
lợi nhuận. Ngồi ra, việc tham gia vào TTHCCT cịn nhằm củng cố vị trí của các DN
trên thị trường liên quan và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Những rủi ro này xuất
phát từ bản chất của một thị trường khơng hồn hảo và sự thay đổi trong thị hiếu của
người tiêu dùng.8 Thông qua các thỏa thuận, DN có điều kiện trao đổi thơng tin để hạn
chế rủi ro trước khi đưa ra những quyết định quan trọng, giúp DN đạt được mục tiêu
lợi nhuận đặt ra.
Trên thực tế, TTHCCT bộc lộ tính hai mặt: mặt lợi ích và mặt độc hại. Các DN tham
gia vào TTHCCT bên cạnh động cơ về lợi nhuận tiềm năng sẽ có nhiều lợi thế về sự
liên kết thông tin, chiến lược, tối ưu hóa về chi phí sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tiến
bộ kỹ thuật, cơng nghệ,… Có những thỏa thuận thống nhất chiến lược kinh doanh về
cơ bản là có lợi cho DN vừa và nhỏ, những DN yếu kém về kinh nghiệm trên thương
trường, yếu về tài chính, và thiếu năng lực quản trị. Khi đó, việc liên kết là xu thế tất
yếu để tạo nên sức mạnh và cần được nhà nước khuyến khích. Đặc biệt trong xuất khẩu

hàng hóa, thỏa thuận thống nhất phân chia thị trường là điều kiện hết sức cần thiết để
tạo cho họ sức mạnh tập thể khi đàm phán với các đối thủ nặng ký. Những thỏa thuận
này không nên bị cấm đốn.9 Như vậy, nói một cách cơng bằng, một số TTHCCT
khơng đồng nghĩa với tiêu cực mà có thể rất có lợi và cần phải được khuyến khích
trong giai đoạn hiện nay, miễn là các TTHCCT ấy không hạn chế đáng kể hoặc làm
triệt tiêu cạnh tranh. Bởi khi đó sức ép cạnh tranh bị suy giảm, thay đổi cơng nghệ và
chất lượng hàng hóa suy giảm khiến người tiêu dùng phải gánh chịu thiệt thịi.
Như vậy, có những TTHCCT có lợi, và có những TTHCCT khơng có lợi cho thị
trường. Dựa trên quan điểm kinh tế học người ta thường lấy tiêu chí hiệu quả kinh tế
làm ranh giới phân chia mặc dù các thống kê, các số liệu không phải lúc nào cũng đồng
nhất. Tuy vậy sức hấp dẫn của TTHCCT đối với các DN đã được công nhận từ lâu.
Adam Smith trong tác phẩm nổi tiếng của mình đã viết: ―Các nhà kinh doanh cùng
ngành hàng hiếm khi gặp nhau, nhưng khi gặp nhau thì kết quả thường là thông đồng
7

ICN (2005), Building Blocks For Effective Anti-Cartel Regime, vol.1, Đức, tr. 12
John Lipczynski, John Goddard, O.S. Wilson (2005), Industrial Organization: Competition, Strategy, Policy,
Prentice Hall, tr.183
9
Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 769
8

6


để chống lại công chúng hay câu kết nhằm tăng giá‖.10 TTHCCT có nguy cơ làm biến
dạng thị trường, sai lệch nguồn cung, co hẹp hay lũng đoạn cầu của nền kinh tế, tổn hại
lợi ích người tiêu dùng,… Vì thế, sự can thiệp của pháp luật là tất yếu.11
Đặc thù của những thỏa thuận trên là ln có sự tham gia ít nhất hai DN nhằm HCCT
trên thị trường, và khơng phải lúc nào lợi ích cũng được cân bằng giữa các bên tham

gia. Chính vì vậy là các TTHCCT thường không bền vững.12 Các yếu tố làm nên sự
không bền vững sẽ được đề cập dưới đây.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính bền vững của thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh
Các TTHCCT sẽ bị phá vỡ khi tồn tại những yếu tố không bền vững. Cho nên, nghiên
cứu các nhân tố tác động đến TTHCCT là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu tính ổn
định của các thỏa thuận. Các nhân tố ấy được chia thành được chia thành hai nhóm bao
gồm những nhân tố liên quan đến: (i) cấu trúc thị trường, và (ii) tình hình nội bộ của
các DN thành viên.13
1.1.3.1. Cấu trúc thị trường
Các yếu tố thuộc cấu trúc thị trường có ảnh hưởng đến tính bền vững của TTHCCT
chủ yếu là: sự tập trung người bán, sự tập trung người mua, biến động trong nhu cầu,
rào cản gia nhập thị trường, cạnh tranh phi giá cả, và các yếu tố về tính minh bạch
trong thị trường.
Sự tập trung người bán và số lượng các DN: Mức độ tập trung người bán, số lượng các
DN tham gia càng ít càng dễ kiểm sốt nội bộ, nâng cao hiệu quả trong trao đổi thông
tin, và dễ dàng khắc phục các vấn đề nên thỏa thuận dễ đạt kết quả. Theo Dolbear, ―số
lượng DN trên thị trường có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và giá cả trung bình, dẫn
đến hệ quả số lượng thành viên thỏa thuận càng ít thì thỏa thuận càng ổn định‖.14 Đối
với các TTHCCT có quá nhiều DN tham gia, quy mơ các DN khác nhau, chi phí kinh
doanh khác nhau, nên lợi ích có được từ TTHCCT sẽ khơng đồng đều. Chênh lệch lợi
ích là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn khiến các TTHCCT khó bền vững.
Sự tập trung người mua: Tương tự, sự tập trung người mua cũng tác động tích cực và
tiêu cực đến tính ổn định của TTHCCT. Khi mức độ tập trung người mua thấp, người
10

Adam Smith (1776), The Wealth of Nations, tr. 259
Trần Thị Nguyệt (2008), ―Về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh‖, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2008, tr. 53
12
Cục quàn lý cạnh tranh (2011), Báo Cáo Tóm Tắt Rà Sốt Các Quy Định Của Pháp Luật Cạnh Tranh Việt

Nam, tr.40
13
Michele Nielsen (2011), Cartels in the EU from a legal and economic perspective, Trường Đại học kinh tế
Aarhus, Đan Mạch, tr.9.
14
John Lipczynski, John Goddard, O.S. Wilson, tlđd, (8), tr. 189
11

7


mua sẽ có ít quyền lực thị trường; và ngược lại, người mua sẽ có quyền lực thị trường
lớn khi mức độ người mua tăng. Khi đó, các thỏa thuận có xu hướng khơng ổn định do
sức mặc cả của người mua, đe dọa đến giá bán sản phẩm. Các nghiên cứu đã đưa ra kết
luận rằng càng nhiều người mua càng khuyến khích các DN phản bội lại TTHCCT.
Tuy nhiên, vẫn có tình huống khi một ngành cơng nghiệp phục vụ một thiểu số người
mua, các đơn đặt hàng ít, điều này cám dỗ các DN phản bội bằng cách giảm giá bán bí
mật. Như vậy, các TTHCCT thường kém bền hơn đối với ngành công nghiệp với lượng
đơn đặt hàng không nhiều.15
Biến động trong nhu cầu: Sự thay đổi trong nhu cầu thị trường có tác động đến tính
bền vững của TTHCCT. Khi nhu cầu tăng, doanh thu của các DN cũng sẽ tăng theo.
Ngược lại, khi nhu cầu giảm, DN có xu hướng cắt giảm giá thành để bảo toàn doanh
số. Ngoài ra, biến động trong nhu cầu cịn làm thị trường càng trở nên khơng chắc
chắn, dẫn đến thỏa thuận dễ dàng bị phá vỡ khi DN khơng kịp đối mặt với những tình
huống khơng chắc chắn đó.16
Rào cản gia nhập thị trường: Dễ dàng thâm nhập thị trường ảnh hưởng đến tính ổn
định của các TTHCCT trong dài hạn vì hai lý do. Thứ nhất, các DN không phải là
thành viên của thỏa thuận sẽ mong muốn bán giá thấp hơn giá ấn định của thỏa thuận,
qua đó xâm lấn vào lợi ích của các thành viên, đe dọa tính ổn định của thỏa thuận. Thứ
hai, DN mới gia nhập thị trường có thể muốn tham gia vào thỏa thuận, làm tăng số

lượng các thành viên của TTHCCT, sự hợp tác và quản lý sẽ trở nên khó khăn hơn,
thỏa thuận trở nên kém bền vững hơn. Trong nghiên cứu các TTHCCT ở EU, 35
trường hợp DN mới gia nhập thị trường tham gia vào TTHCCT đã hoạt động từ trước.
Nghiên cứu còn cho thấy khi DN gia nhập muộn sẽ gây mất ổn định cho thỏa thuận.17
Cạnh tranh phi giá cả: Cạnh tranh phi giá cả có thể tác động tiêu cực đến tính ổn định
của TTHCCT. Khi các thành viên của thỏa thuận bắt đầu cạnh tranh ở những khía cạnh
phi giá cả khác thì mục đích ấn định giá, hoặc hạn chế đầu ra sản phẩm sẽ khơng cịn
nhiều hiệu quả. Cạnh tranh phi giá cả có thể tồn tại dưới hình thức các chiến dịch
quảng cáo đắt tiền, hoặc việc cho ra mắt đồng thời nhiều thương hiệu cạnh tranh mới.
Đây là bằng chứng cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa TTHCCT và các chiến lược
cạnh tranh khác.

15

John Lipczynski, John Goddard, O.S. Wilson, tlđd, (8), tr. 195
Oindrila De (2010) ―Analysis of cartel duration: Evidence from EC prosecuted cartels‖, International Journal
of the Economics of Business, vol.17, tr. 55
17
Oindrila De, tlđd (16), tr. 57
16

8


Sự minh bạch thị trường: Sự minh bạch trong thị trường có ảnh hưởng khơng nhỏ đến
tính ổn định của thỏa thuận. Minh bạch trong tiêu dùng khiến TTHCCT kém bền vững
vì DN dễ phản bội khi nhận ra rằng một DN khác đang bán với giá thấp hơn. Nếu
không tồn tại sự minh bạch ấy, người tiêu dùng sẽ không nhất thiết phải mua ở mức giá
thấp. Tuy nhiên, sự minh bạch trong sản xuất lại khiến cho các thỏa thuận thêm bền
vững vì các DN có thể dễ dàng theo dõi và phát hiện sai lệch để kịp thời chấn chỉnh.

Bên cạnh các yếu tố liên quan đến cấu trúc thị trường vừa phân tích, những tác nhân
nội bộ khác cũng có thể ảnh hưởng đến tính ổn định của TTHCCT.
1.1.3.2. Tác nhân nội bộ
Những tác nhân nội bộ có ảnh hưởng đến tính ổn định của TTHCCT bao gồm: mục
tiêu khác nhau giữa các thành viên của thỏa thuận, giám sát và phát hiện gian lận, mức
hình phạt và các nhân tố phi kinh tế.
Mục tiêu khác nhau giữa các thành viên: Xuất phát từ động cơ khác nhau, các DN
thường có mục đích khác nhau khi gia nhập thỏa thuận.18 Ví dụ, DN theo đuổi mục tiêu
ổn định lâu dài sẽ khó thỏa hiệp với các DN theo đuổi mục tiêu ngắn hạn. Nếu một DN
được thúc đẩy bởi động cơ xua tan sự không chắc chắn về kinh doanh, thì vấn đề tăng
giá có thể không nằm trong danh sách ưu tiên của DN ấy, và như thế, khó có thể duy trì
TTHCCT với một DN khác có động cơ đơn thuần là lợi nhuận.
Giám sát và phát hiện gian lận: Tác dụng của việc giám sát và phát hiện gian lận đã
được quy định trong các lý thuyết về kinh tế. Theo đó, giám sát là cần thiết để đảm bảo
tính ổn định của TTHCCT, bởi vì như đã đề cập, thành viên của thỏa thuận sẽ dễ dàng
phản bội lại thỏa thuận sau khi cân nhắc và thấy rằng lợi ích từ việc phản bội cao hơn
khả năng bị phát hiện và mức phạt mà họ phải gánh chịu.
Các nghiên cứu về TTHCCT ở EU cho rằng các DN khi tham gia thỏa thuận hoàn toàn
ý thức được cán cân giữa sự giám sát và cơ chế hình phạt. Họ ban hành nhiều phương
thức để giám sát thỏa thuận điển hình là các điều khoản thỏa thuận thêm. Mặc dù một
số các TTHCCT trên thị trường chỉ bao gồm điều khoản về phân chia thị trường, hoặc
ấn định giá, đa số các TTHCCT có thêm điều khoản về hạn chế doanh số bán ra, đầu
tư, trao đổi thông tin, kinh doanh độc quyền và các hành vi ngoại lệ khác.19 Một
phương thức giám sát khác thường được sử dụng trong các TTHCCT ở châu Âu như sử
dụng hiệp hội thương mại, hoặc bổ nhiệm thủ lĩnh thị trường. Thủ lĩnh có thể cầm đầu
về giá, trong khi những thành viên còn lại hỗ trợ tổ chức thỏa thuận.
18
19

John Lipczynski, John Goddard, O.S. Wilson, tlđd, (8), tr. 190

Oindrila De, tlđd (16), tr. 51

9


Hình phạt: Cơ chế hình phạt hiệu quả là cần thiết cho sự ổn định của TTHCCT. Hình
phạt có thể có nhiều dạng mà thơng thường là chiến lược trả đũa về giá. Cơ chế này thể
hiện ở vụ Marine Hose điển hình khi một thành viên gây ra ―chiến tranh về giá‖ để
trừng phạt Manuli.20 Ngồi ra, đó cịn là cơ chế đền bù trong trường hợp một nhà vô
địch thất thầu, cơ chế này làm giảm động cơ phản bội.
Các tác nhân phi kinh tế khác: như người lãnh đạo, niềm tin, hoàn cảnh nhân thân của
các DN thỏa thuận. Cụ thể, trong suốt quá trình hoạt động, các TTHCCT ln có nguy
cơ đối mặt với yếu tố ngoại cảnh và không thể thiếu một người lãnh đạo để tổ chức bàn
bạc, thương lượng. Bên cạnh đó, niềm tin trong phối hợp hành động làm nên sự thành
công của thỏa thuận. Ngoài ra, yếu tố nhân thân của các thành viên cũng có ảnh hưởng
quan trọng. Các thành viên của thỏa thuận có hồn cảnh tương tự nhau sẽ dễ dàng có
mối liên hệ gần gũi hơn, phát huy sự đồng cảm, từ đó tăng tính ổn định của TTHCCT.
Tóm lại, các DN tham gia vào TTHCCT có được lợi thế quy mơ, hưởng lợi ích kinh tế
bất chính đáng mà khơng cần nhiều nỗ lực đối phó với quy luật cạnh tranh của nền
kinh tế. Điều này gây nhiều thiệt hại đáng kể cho người tiêu dùng và cho thị trường về
ngắn hạn lẫn dài hạn. Đặc biệt là khi người tiêu dùng không được hưởng lợi từ cạnh
tranh, phải mua hàng với mức giá không hợp lý, hoặc khi các đối thủ cạnh tranh bị loại
khỏi thị trường, nguy cơ các DN lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền ngày càng
lớn. Vì vậy, có cơ sở để khẳng định rằng các TTHCCT là rất nguy hiểm và cần phải có
cơ chế để phá vỡ chúng.
Qua phân tích ở trên, các TTHCCT về mặt bản chất là khơng bền vững vì khơng phải
lúc nào lợi ích cũng được cân bằng giữa các thành viên. Câu hỏi đặt ra là làm cách nào
để kiểm soát được các TTHCCT khi hầu hết chúng là những thỏa thuận ngầm, và được
thực hiện bí mật. Một trong những cơng cụ hữu hiệu trong kiểm sốt các TTHCCT là
Chính sách khoan hồng.


1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG VIỆC
KIỂM SOÁT CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
CSKH được xây dựng dựa trên mơ hình ―lý thuyết trị chơi‖ (sau đây gọi là mơ hình),
trong đó các thành viên của thỏa thuận đặt lên bàn cân lợi ích của việc duy trì thỏa
thuận so với việc phản bội và khai báo với CQCT. Trong phần này, tác giả sẽ:
20

Vụ COMP/39406 Marine Hoses (2009), EC, tr. 62

10


 đưa ra khái niệm chung về CSKH làm nền tảng cho tồn bộ bài nghiên cứu;
 phân tích mơ hình ―lý thuyết trị chơi‖;
 và nêu thực tế áp dụng mơ hình khi xây dựng các quy định khoan hồng.
1.2.1. Khái niệm chính sách khoan hồng
Người vi phạm nên được khen thưởng khi họ có thái độ hợp tác.21 CSKH trong PLCT
là thuật ngữ chung dùng để mô tả một cơ chế miễn một phần hoặc toàn bộ mức phạt áp
dụng cho thành viên của TTHCCT khi họ khai báo và cung cấp thông tin hoặc chứng
cứ liên quan đến thỏa thuận cho cơ quan QLCT.22
Các thuật ngữ về khoan hồng23 được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống pháp luật
khác nhau, với những ngữ nghĩa tương tự nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết
này, tác giả thống nhất sử dụng ―miễn mức phạt‖ để chỉ việc miễn hoàn toàn mức phạt,
và ―giảm mức phạt‖ để chỉ việc giảm một phần mức phạt xuống thấp hơn mức độ
miễn mức phạt, và ―khoan hồng‖ để chỉ chung cho việc miễn hoặc giảm mức phạt cho
hành vi vi phạm quy định về TTHCCT, nhưng không bao gồm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại đối với các khiếu kiện liên quan khác. Chúng ta cũng cần phân biệt chế định
―miễn mức phạt‖ trong CSKH khác hoàn toàn với quy định về các trường hợp ―miễn
trừ‖ đối với các TTHCCT bị cấm. Ví dụ, PLCT EU cũng cho phép miễn trừ đối với ba

trường hợp quy định tại Điều 101 (3) Hiệp ước về hoạt động của Liên minh châu Âu
(TFEU)24, được chứng minh điển hình qua vụ Métropole Télévision năm 2001. Theo
đó, Tịa sơ thẩm của EU tun bố rằng thỏa thuận của Métropole Télévision và các DN
khác đáp ứng được một số điều kiện thiết yếu để duy trì mục đích chính đáng của thỏa
thuận, đồng thời thỏa thuận khơng đủ sức HCCT đáng kể đối với thị trường sản phẩm
liên quan. Vì vậy Ủy ban châu Âu (EC) chấp nhận sự tồn tại của thỏa thuận như một
trường hợp miễn trừ theo quy định tại Điều 101 (3) TFEU.25
Tóm lại, thuật ngữ CSKH được dùng để mô tả một tập hợp các quy định và điều kiện
miễn hoặc giảm mức phạt mà CQCT áp dụng đối với các DN hoặc cá nhân tham gia
vào TTHCCT đã chấm dứt hành vi và tiến hành khai báo, hợp tác với CQCT trong suốt
quá trình điều tra.26 CSKH là một bộ phận của chương trình khoan hồng (CTKH).
21

Andreas Stephan, Ali Nikpay (2014), Leniency Theory and Complex Realities, Trung tâm chính sách cạnh
tranh Trường ĐH East Anglia-UK, tr. 3
22
International Conpetition Network (2014), Drafting and implementing an effective leniency policy, Anti-cartel
Enforcement Manual, tr. 4
23
Bao gồm các thuật ngữ: ―leniency‖, ―immunity‖, ―amnesty‖
24
Hiệp ước về hoạt động của Liên minh châu Âu (TFEU) (bản bổ sung OJ C 326 năm 2012), điều 101(3)
25
Vụ T-112/99, ECR II 2459, Métropole Télévision (M6) v Commission (2001), tr. 48
26
Michele Polo và Massimo Motta (2005), Leniency Programs, tr. 1

11



CTKH bao gồm các q trình nội bộ, ví dụ như quá trình soạn thảo và thực thi CSKH,
quy trình chấp nhận hoặc từ chối khoan hồng. Tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu về
CSKH trong kiểm soát các TTHCCT mà không đi sâu về CTKH riêng của mỗi quốc
gia.
1.2.2. Mơ hình lý thuyết trị chơi
Mơ hình này xuất hiện trong trường hợp nếu hai bên theo đuổi và hành động vì quyền
lợi cá nhân thì sẽ có kết cục xấu hơn nếu như họ hợp tác vì quyền lợi chung. Ở mơ hình
cổ điển, hai nghi phạm đã cùng nhau thực hiện một tội phạm nghiêm trọng và một tội
phạm ít nghiêm trọng. Cơng an có đầy đủ bằng chứng để kết án họ thực hiện tội phạm
ít nghiệm trọng nhưng không đủ bằng chứng để kết án cho tội phạm nghiêm trọng.
Nhằm tạo cơ sở kết án cho tội phạm nghiêm trọng, công an quy định rằng: ―Nếu anh
khai báo, và cung cấp chứng cứ về tội phạm, cịn tù nhân kia khơng khai, anh sẽ được
miễn hình phạt cho cả tội nghiêm trọng, và tội ít nghiệm trọng, còn anh ta sẽ bị ba năm
tù. Ngược lại, nếu anh ta khai, cịn anh khơng khai, anh sẽ bị ba năm tù, còn anh kia
được miễn. Nếu cả hai anh cùng khai, cả hai đều bị hai năm tù. Và nếu cả hai anh đều
không khai, cả hai sẽ bị kết án một năm tù cho tội phạm ít nghiêm trọng‖.27
Bảng 1: Mơ hình lý thuyết trị chơi cổ điển:
B

Khơng khai

A
Khơng khai
Khai

Khai
1

1


0
3

3
0

2
2

Mơ hình cổ điển trên cho thấy chủ động khai báo là giải pháp tối ưu cho A bất kể B
khai hay không, và ngược lại. Tuy nhiên, nếu cả hai đều lựa chọn giải pháp tối ưu này,
hình phạt sẽ tồi tệ hơn những gì họ có thể phải chịu (hai năm tù). Chỉ trong trường hợp
cả hai cùng hợp tác không lựa chọn giải pháp tối ưu (khơng khai), thì hình phạt sẽ chia
đều cho đôi bên (một năm tù). Trên thực tế, hai bên đều đứng trước nguy cơ bị bên kia
khai báo chống lại mình, nhằm bảo vệ quyền lợi tối ưu cá nhân (miễn hình phạt). Điều
này làm nên tình thế tiến thoái lưỡng nan của hai người tù, buộc họ phải lựa chọn khai
báo, và như vậy cơ quan điều tra đạt được mục đích.
27

Christopher R. Leslie (2006), Antitrust Amnesty, Game Theory, and Cartel Stability, Journal of Corporation
Law, Vol. 31, tr. 456

12


Do đó, các tù nhân cần cố gắng thiết lập niềm tin lẫn nhau. Nói chung, hợp tác địi hỏi
sự tham gia giữa các bên tin tưởng và đáng tin tưởng.28 Tuy nhiên niềm tin ấy không dễ
dàng đạt được vì xung đột lợi ích khi thiệt hại của một bên là lợi ích của bên kia. Chiến
lược tin tưởng hợp tác sẽ có thể giúp các bên đạt được lợi ích ngắn hạn, nhưng sẽ thất
bại trong dài hạn.29 Đây cách giải quyết dựa trên sự tin tưởng sẽ hợp tác trong khi việc

phá vỡ thỏa thuận mang lại lợi ích cá nhân cho bên khai báo, đây được xem như một
trò chơi bằng niềm tin.30
Xây dựng CSKH dựa trên nguyên tắc này. Cụ thể, CQCT sẽ miễn mức phạt cho DN
tham gia vào TTHCCT nếu DN là người đầu tiên khai báo vi phạm, chấm dứt sự tham
gia vào TTHCCT, cung cấp chứng cứ liên quan đến thỏa thuận, và hợp tác toàn diện
với CQCT. Ngược lại, các thành viên khác không kịp khai báo sẽ đối mặt với mức phạt
rất nặng (thông thường là 10% tổng doanh thu của năm, tương ứng với mức phạt tù đối
với tội phạm nghiêm trọng). Khi TTHCCT đứng trước nguy cơ bị phát hiện, việc các
DN bị đưa vào tình thế lựa chọn giữa lợi ích có được từ việc khai báo và mối đe dọa bị
xử phạt chính là đưa DN vào ―tình thế tiến thối lưỡng nan của hai người tù‖. Tuy
nhiên, trên thực tế xây dựng các quy định khoan hồng là việc tạo ra tình huống gần
giống với mơ hình lý thuyết trị chơi nhất, mà ở đó khai báo là chiến lược tối ưu của
DN. Đây là công việc không mấy dễ dàng đối với các nhà lập pháp.
1.2.3. Thực tế áp dụng mơ hình lý thuyết trị chơi trong việc xây dựng chính sách
khoan hồng
Trong điều tra vụ việc thiếu bằng chứng kết tội, mô hình lý thuyết trị chơi là một vũ
khí lợi hại nhất. Điều này thật sự đúng khi áp dụng vào điều tra các TTHCCT, cơ quan
điều tra rất khó chứng minh hành vi vi phạm khi thiếu vắng chứng cứ từ các thành viên
của thỏa thuận, xuất phát từ tính chất bí mật của thỏa thuận.31
Tuy nhiên, các cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh thiếu đòn bẩy để tạo ra mơ hình lý
thuyết trị chơi đầy đủ. Ở mơ hình cổ điển, cơ quan điều tra có đủ căn cứ để buộc tội tội

28

Larry E. Ribstein (2001), Law v. Trust, 81 B.u. L. Rev, tr. 553-559; Gregory A. Bigley & Jone L. Pearce
(1998), Straining for Shared Meaning in Organization Science: Problems of Trust and Distrust, 23
Acad.Mgmt.Rev, tr. 405-411
29
Peter Huber (1984), Competition, Conglomerates, and the Evolution of Cooperation, 93 Yale L.J, tr. 11471170; Leonard Solomon (1960), The Influence of Some Types of Power Relationships and Game Strategies Upon
the Development of Interpersonal Trust, 61 J. Abnormal Psychol., tr.223-223

30
Rapoport & Chammah (1965), Prisoner‘s Dilemma: A Study Of Conflict And Cooperation 25, tr. 56
31
So sánh United States v. Andreas, 216 F.3d 645 (7th Cir. 2000) , và United States v. Taubman, 297 F.3d 161
(2d Cir. 2002), và Baby Food Antitrust Litig., 161 F.3d 112 (3d Cir. 1999)

13


phạm ít nghiêm trọng 32 trong trường hợp cả hai bên đều khơng chủ động khai báo. Sự
thiếu vắng địn bẩy này có thể phá hủy tính hiệu quả của mơ hình.
Sự thiếu vắng địn bẩy quan trọng này cịn có nghĩa là các DN có thể tính tốn lợi ích
của việc tiếp tục duy trì thỏa thuận hơn so với khai báo và chấm dứt thỏa thuận. Lợi
nhuận là mục tiêu hàng đầu của các DN và cũng là động cơ khi tham gia vào các
TTHCCT. Khai báo có nghĩa là được khoan hồng, nhưng cũng đồng nghĩa với việc mất
đi một khoản lợi lớn có được từ thỏa thuận. Nhưng miễn là TTHCCT tiếp tục được duy
trì ổn định và khơng bị phát hiện, thì khơng ai bị phạt. Vì vậy, đối với các DN, khơng
bị phạt và có lợi nhuận sẽ ln tốt hơn khơng bị phạt và khơng lợi nhuận. Do thiếu
vắng địn bẩy, mơ hình được trình bày như sau:
Bảng 2:
B

Khơng khai

A
Khơng khai
Khai

Khai
0


0

0
3

3
0

2
2

Mơ hình trên cho thấy kết cục xấu nhất (3 năm tù) xảy ra khi A khai, B không khai, và
ngược lại. Tuy nhiên, chỉ cần một bên im lặng, bên còn lại có thể khai hoặc khơng khai
đều có lợi. Thực tế cho thấy khai báo cịn có thể dẫn đến bất lợi trong trường hợp bên
kia cũng khai (2 năm tù). Như vậy, chủ động khai báo khơng cịn là chiến lược tối ưu
đối với các thành viên của thỏa thuận như trong mơ hình cổ điển cho nên họ ít có động
lực để khai báo.
Bên cạnh đó, có rất nhiều rào cản để các thành viên khai báo việc tham gia vào thỏa
thuận:
 Thứ nhất, DN tham gia vào thỏa thuận nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Ví dụ thỏa
thuận ấn định giá có thể mang về hàng trăm ngàn đô cho các DN.33 Khai báo sẽ
dẫn đến việc phá hủy thỏa thuận, và tiêu diệt khả năng tham gia vào các thỏa
thuận khác trong tương lai vì DN khai báo sẽ không đáng tin cậy, dù gia nhập

32

John Shepard Wiley (1988), Jr., Reciprocal Altruism as a Felony: Antitrust and the Prisoner‘s Dilemma, 86
Mich. L. Rev, tr. 1906-1915
33

Robert H. Lande (2004), Why Antitrust Damage Levels Should Be Raised, 16 Loy. Consumer l. Rev, tr. 329

14


vào một thị trường khác.34 Do đó, quyết định khai báo sẽ lấy đi cơ hội mang về
hàng triệu đô lợi nhuận của các DN sau này.
 Thứ hai, đó là cái giá của việc DN khai báo phải đối mặt với các khiếu kiện đòi
bồi thường thiệt hại khi mà các thông tin về thỏa thuận được phơi bày tạo điều
kiện cho các nguyên đơn dân sự chứng minh thiệt hại dễ dàng. Ngồi ra, khai
báo cịn có thể dẫn đến tính trạng trì trệ của DN, mất đi thời gian, các nguồn lực,
nhân viên, cán bộ chủ chốt. Quyết định khai báo sẽ ảnh hưởng lớn đến danh
tiếng DN nói chung và cá nhân liên quan đến TTHCCT nói riêng.
Một trong những cách thức để tiến gần hơn tới mơ hình cổ điển là tận dụng, và tạo ra
sự nghi ngờ giữa các thành viên của TTHCCT bằng cách ban hành yếu tố thời gian vào
cuộc chơi. Các thành viên của thỏa thuận thường thực hiện chiến lược chờ đợi thơng
tin của bên kia xem bên kia có khả năng khai báo hay khơng, để từ đó có quyết định
cho riêng mình. Tuy nhiên, nếu phần thưởng cho cuộc chơi chỉ có một, và được trao
cho người khai báo đầu tiên, thì chiến lược chờ đợi sẽ khơng mang lại hiệu quả. Để tối
đa quyền lợi, một bên phải giành quyền khai báo trước. Do đó, nếu hai bên đều tin rằng
bên kia sẽ khai báo, thì tốt hơn hết mình nên giành quyền khai báo đầu tiên. Một khi lợi
ích đạt được từ việc khai báo đủ hấp dẫn, các bên của thỏa thuận sẽ ít có khả năng tin
tưởng lẫn nhau. Không ngạc nhiên khi các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
việc tăng phần thưởng cho người thú tội trước sẽ làm gia tăng động cơ thú nhận tội.35
Tóm lại, các quy định khoan hồng đã cố gắng tạo ra tự thiếu tin tưởng khi một bên
được miễn hoàn toàn trách nhiệm đối với mức phạt, và cịn có thể miễn giảm trách
nhiệm bồi thường nếu là người đầu tiên khai báo vi phạm, đồng thời bên thất bại trong
cuộc chạy đua này phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Yếu tố niềm tin gây nên sự bất ổn
định của TTHCCT, cản trở các DN duy trì hoặc thiết lập các TTHCCT mới.


34
35

Christopher R. Leslie (2004), Trust, Distrust, and Antitrust, 82 Tex.L.Rev.515, tr. 643-645
David Sally (1995), Conversation and Cooperation in Social Dilemmas, 7 Rationality & Soc’y 58, tr. 75-86

15


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Nhìn chung, các DN hợp tác tham gia vào TTHCCT đều dựa trên sự tin tưởng. Vì vậy,
muốn thúc đẩy các DN khai báo, cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh phải cố gắng tạo
ra được mơ hình cổ điển (Bảng 1) thực thụ mà ở đó, chủ động khai báo được xem như
giải pháp tối ưu cho các DN; đồng thời, phải thiết lập các rảo cản xốy sâu vào mâu
thuẫn xung đột lợi ích, để gia tăng sự nghi ngờ lẫn nhau giữa các thành viên. Ngồi ra,
cũng cần lưu ý rằng TTHCCT có bền vững hay dễ dàng bị phá vỡ còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như đã phân tích. Do đó, nhiệm vụ chính của CSKH chính là đẩy các yếu
tố ảnh hưởng đến tính bền vững của TTHCCT lên cao trào nhằm khuyến khích các DN
tự phá vỡ thỏa thuận từ chính bên trong của thỏa thuận. Ở một khía cạnh khác, CSKH
khi đi vào thực tế, nó cũng trở thành một yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến tính bền vững
của các TTHCCT.

16


CHƢƠNG 2. CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG PHÁP LUẬT KIỂM
SỐT CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH CỦA LIÊN MINH
CHÂU ÂU
Đảm bảo các hoạt động cạnh tranh trên thị trường chung lành mạnh, hiệu quả, khơng bị
cản trở, bóp méo là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của EU. Đây được

coi là nhân tố tạo ra môi trường kinh doanh tốt nhất khuyến khích các hoạt động sáng
tạo đổi mới, mang lại lợi ích tối ưu cho người tiêu dùng và các DN. Vì vậy, CSCT của
EU nhằm hướng tới đạt được ba mục tiêu trọng tâm gồm (i) nâng cao phúc lợi cho
người tiêu dùng thông qua việc duy trì và bảo vệ mơi trường cạnh tranh tự do và lành
mạnh, (ii) hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo cơng ăn việc làm, nâng cao tính cạnh tranh của
cả khu vực kinh tế Châu Âu, và (iii) thúc đẩy hình thành một nền tảng văn hố cạnh
tranh chung.36 Để đạt được mục tiêu đề ra, EC có nhiệm vụ phải thực thi hiệu quả các
quy định tại Điều 101 và 102 TFEU (Điều 81 và 82 Hiệp ước Rome), trong đó Điều
101 quy định cấm đối với các hành vi TTHCCT và Điều 102 quy định cấm đối với các
hành vi lạm dụng sức mạnh thống lĩnh thị trường.37
Trong chương này, tác giả sẽ nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành của EU về
CSKH, đồng thời nêu lên những nhận xét, đánh giá khách quan những ưu điểm và
nhược điểm của các quy định ấy nhằm tạo cơ sở cho Việt Nam trong việc tiếp thu mơ
hình chính sách khoan hồng của EU ở chương 3.
2.1. KHUNG PHÁP LÝ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ CHÍNH SÁCH
KHOAN HỒNG
2.1.1. Tổng quan về pháp luật kiểm soát các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của
Liên minh châu Âu
Chính sách Hiện đại hóa EU có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2004 đã làm thay đổi
sâu sắc việc thực thi Điều 101 và 102 TFEU, loại bỏ thủ tục thông báo được đưa ra áp
dụng từ những năm 1960 và phân chia trách nhiệm thực thi giữa các nước thành viên
trong phạm vi biên giới quốc gia của họ. Theo đó, phần lớn quyền lực thực thi được
chuyển giao cho các quốc gia thành viên, trong đó bao gồm đặc quyền xử phạt hình sự
đối với các hành vi vi phạm TTHCCT. Đồng thời cùng với các quy định mới trong
Quy chế thực thi số 1/2003, EU đã tinh lọc các quy trình, thủ tục của mình và tăng
cường các cơng cụ phát hiện và trừng phạt TTHCCT.
36

Phùng Văn Thành, ―Thẩm quyền điều tra của cơ quan cạnh tranh Châu Âu‖,
truy cập ngày 20/5/2016

37
Slaughter & May (2015), The EU competition Rules on Cartels – A guide to the enforcement of the rules
applicable to cartels in Europe, tr. 2

17


Trong phần này, tác giả sẽ nêu tổng quan về pháp luật kiểm sốt các TTHCCT của EU
theo Chính sách hiện đại hóa bao gồm:
 Cơ quan quản lý cạnh tranh của EU
 Các thông báo khoan hồng của EU
 Hướng dẫn của EU về xử phạt và mức độ xử phạt
 Các quy định về thừa nhận quyền hành động của cá nhân38
2.1.1.1. Cơ quan quản lý cạnh tranh của Liên minh châu Âu
Cơ quan QLCT, đồng thời chịu trách nhiệm thi hành CSKH của EU là Ủy ban Châu
Âu (viết tắt là EC). Các quốc gia thành viên trao cho EC vai trò quan trọng trong việc
xây dựng và phát triển một thị trường thống nhất, và đấu tranh vì tự do thương mại.39
EC và các cơ quan cạnh tranh quốc gia (NCAs) có sự hợp tác với nhau rất chặt chẽ.
Hiện nay, EC đã chia sẻ trách nhiệm thực thi Điều 101 và Điều 102 với 28 nước thành
viên, các CQCT và tòa án riêng của họ. Mỗi nước thành viên đều có quyền thiết lập cơ
chế thực thi TFEU trong phạm vi biên giới của mình, theo đó cho phép áp dụng chế tài
hình sự đối với các vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh.40
Đặc điểm cốt lõi trong hợp tác của EU là thiết lập được Mạng lưới cạnh tranh Châu Âu
(ECN), theo đó các nước thành viên phải cam kết chia sẻ thông tin, thậm chí những
thơng tin bảo mật về các hoạt động thực thi của mình và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác
điều tra. Việc thông qua và áp dụng Chương trình khoan hồng mẫu (Model Leniency
Programme) tháng 9 năm 2006 là một trong những hoạt động hợp tác chính thức của
ECN bao gồm 23 quốc gia thành viên đã tham gia ký kết.
2.1.1.2. Thông báo khoan hồng của Liên minh châu Âu
EC lần đầu tiên ban hành CSKH vào năm 1996 (Thông báo 1996)41 cho phép giảm

mức phạt cho các thành viên của TTHCCT cung cấp chi tiết thông tin về thỏa thuận mà
họ tham gia. Áp dụng trên thực tế Thông báo 1996 chỉ đảm bảo giảm 75% mức phạt
đối với DN đầu tiên nộp đơn đáp ứng đủ điều kiện quy định.42 Tuy nhiên trong sáu
năm thực thi EC mới chỉ nhận được một số lượng nhỏ đơn xin hưởng khoan hồng.

38

Carolyn Galbreath (2007), ―Cartel criminalization in Ireland and Europe: Can the United States model of
criminal antitrust enforcement be successfully transferred to Ireland and Europe?‖, ABA International Section,
Ireland, tr. 9
39
Slaughter & May, tlđd (38), tr.2
40
Wouter P.J.Wils (2005), Is Criminalization of EU Competition Law the Answer?, World Competition, Volume
28, No.2, tr. 17-24
41
European Commission, Commission Notice on the nonimposition or reduction of fines in cartel cases (1996),
O.J. C207/4
42
European Commission, Question and Answer on the Leniency Policy (2002), Memo/02/23

18


×