Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh sóc trăng (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

VÕ QUANG DIỆU

CƠNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ
TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TẠI TỈNH SĨC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

CƠNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP
CỦA CÁN BỘ, CƠNG CHỨC QUẢN LÝ
TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TẠI TỈNH SÓC TRĂNG

chuyên ngành: Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính
Mã Số: 8380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ VĂN NHIÊM
Học viên: VÕ QUANG DIỆU
Lớp: Cao học Luật Sóc Trăng, Khóa 02


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG; CÁC LOẠI TÀI SẢN, THU NHẬP VÀ NỘI
DUNG, HÌNH THỨC CƠNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH SĨC TRĂNG ...................................................................6
1.1. Đối tượng phải cơng khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công
chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước ............................................6
1.1.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện ........................................6
1.1.2. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện ...................................................9
1.2. Các loại tài sản, thu nhập phải công khai, minh bạch của cán bộ, cơng
chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước ..........................................11
1.2.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện ......................................11
1.2.2. Những bất cập và giải pháp hồn thiện .................................................15
1.3. Quy định về nội dung, hình thức công khai, minh bạch tài sản, thu nhập
của cán bộ, cơng chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước .............17
1.3.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện ......................................17
1.3.2. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện .................................................21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................24
CHƯƠNG 2. GIẢI TRÌNH VÀ XÁC MINH; XỬ LÝ VI PHẠM VIỆC CÔNG
KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
QUẢN LÝ TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH SĨC
TRĂNG ....................................................................................................................25
2.1. Giải trình và xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý
trong cơ quan hành chính nhà nước .................................................................25
2.1.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện ......................................25
2.1.2. Những bất cập và giải pháp hồn thiện .................................................28

2.2. Xử lý vi phạm việc cơng khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ,
công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước .................................33
2.2.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện ......................................33
2.2.2. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện .................................................37


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................40
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Nhiêm. Những thông tin, tài liệu
trong Luận văn được thu thập một cách khách quan, trung thực, số liệu minh chứng
có nguồn gốc rõ ràng. Không sao chép của bất kỳ cơng trình khoa học nào khác./.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2018
Người viết

Võ Quang Diệu


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, pháp luật về phịng, chống tham nhũng nói chung,
pháp luật về công khai, minh bạch tài sản thu nhập ở nước ta từng bước được hình
thành, phát triển và đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu
cầu, mục tiêu đề ra là cần tiếp tục ngăn chặn, từng bước đẩy lùi nạn tham nhũng.

Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản pháp
luật chỉ rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương, giải pháp chủ
yếu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng như: Kết luận số 21-KL/TW,
ngày 25/5/2012 Hội nghị Trung ương 5 khóa XI và Kết luận số 10-KL/TW, ngày
26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3
khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham
nhũng, lãng phí”; Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai
tài sản”; Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 21/8/2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí”; Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày
12/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược quốc gia phòng,
chống tham nhũng đến năm 2020… Trong đó, Luật Phịng, chống tham nhũng1
được coi là cơng cụ pháp lý quan trọng nhằm phịng ngừa tham nhũng.
Minh bạch tài sản, thu nhập được coi là giải pháp trọng tâm trong phòng ngừa
tham nhũng. Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, ngày 17/7/2013 của Chính phủ và
Thơng tư số 08/2013/TT-TTCP, ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng
dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập cũng đã quy định cụ thể về
thực hiện việc kê khai, để từ đó tạo cơ sở thuận lợi cho việc công khai tài sản, thu
nhập từ năm 2013 đến nay. Việc quy định pháp luật về công khai, minh bạch tài
sản, thu nhập chưa ổn định, việc sửa đổi, bổ sung được thực hiện trong thời gian
ngắn. Sự thay đổi của các quy định về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập sẽ
phát sinh về sự thay đổi nghiệp vụ áp dụng dẫn đến quá trình kê khai tài sản thu
nhập và xác minh việc kê khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

1

Luật Phịng, chống tham nhũng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005 được sửa đổi, bổ sung vào năm 2007 và năm 2012



2
Tuy nhiên, các quy định cịn có những bất cập và đây cũng là giải pháp gặp
nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Một là, quy định hiện hành về đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập chưa rõ
ràng. Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành chưa có quy định kê khai đối với
trường hợp đối tượng đi học, có chuyển đổi vị trí cơng tác,...
Hai là, quy định về tài sản, thu nhập phải kê khai chưa đáp ứng u cầu của
cơng tác phịng, chống tham nhũng, như quy định giá trị tài sản từ 50 triệu đồng/loại
tài sản trở lên là chưa phù hợp với biến động giá trị tài sản trên thị trường, phạm vi
và loại tài sản phải kê khai chưa phản ánh hết được tài sản, thu nhập của đối tượng
phải kê khai như các khoản chi phí sinh hoạt, chi phí học tập, đào tạo ở nước ngồi,
các khoản hiến, tặng, cho các đối tượng ngoài phạm vi kê khai,...
Ba là, quy định về nội dung và hình thức cơng khai, minh bạch tài sản, thu
nhập chưa hợp lý. Pháp luật hiện nay chưa quy định việc phải công khai rộng rãi
thông tin về tài sản, thu nhập. Bản kê khai chỉ được niêm yết tại trụ sở làm việc,
công bố tại các cuộc họp, hội nghị của cơ quan, đơn vị nên người dân không được
tiếp cận với các bản kê khai về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý.
Bốn là, quy định về việc xác minh tài sản, thu nhập chưa tạo được tính chủ
động nhằm làm rõ tính trung thực của việc kê khai. Quy định về xác minh kê khai
mới chỉ dừng lại ở xác minh việc kê khai mà chưa xác minh nội dung nguồn gốc tài
sản kê khai, chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm tra xác minh nguồn gốc, số lượng,
giá trị tài sản, thu nhập kê khai.
Năm là, quy định về chế tài xử lý vi phạm về công khai, minh bạch tài sản,
thu nhập chưa cụ thể và khơng đủ sức răn đe. Trong đó, quy định xử lý kỷ luật đối
với đối tượng không kê khai hoặc kê khai chậm quá nhưng chưa đủ sức răn đe; chưa
có quy định cụ thể về xử lý đối với người và số tài sản kê khai không trung thực;
chưa có quy định xử lý trách nhiệm người được giao nhiệm vụ mà thực hiện nhiệm
vụ xác minh không đầy đủ, thiếu chặt chẽ...
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để góp phần hồn thiện pháp luật về

phịng, chống tham nhũng nói chung và tạo cơ sở pháp lý cho việc công khai, minh
bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý nên tác giả chọn đề tài “Công
khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan
hành chính nhà nước tại tỉnh Sóc Trăng” để làm đề tài Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của mình.


3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, đã có nhiều đề tài, các bài viết về tham nhũng, về cơng tác
phịng, chống tham nhũng nói chung và về các biện pháp phịng ngừa tham nhũng
nói riêng; tuy nhiên, cho đến nay, ít có đề tài nghiên cứu, đánh giá một cách độc
lập, toàn diện, đầy đủ về mặt lý luận cũng như thực tiễn, đặc biệt là khía cạnh pháp
lý của việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan, để làm rõ được cơ sở pháp lý
và thực tiễn của việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức
quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Sóc Trăng. Một số đề tài,
chuyên đề nghiên cứu và bài viết có liên quan, cụ thể như sau:
- Đề tài, chuyên đề nghiên cứu như:
+ “Pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập phục vụ việc phòng, chống tham
nhũng tại Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị” TS. Lương Minh Tuân, Phó Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học - Viện nghiên cứu lập pháp đã khái quát pháp
luật về phòng, chống tham nhũng nói chung, pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập
phục vụ việc phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nói riêng vẫn cịn có những
hạn chế, bất cập...
+ “Việc thực hiện công khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền
hạn. Những vấn đề đang đặt ra” CN.Vũ Ngọc Huế, chuyên viên, Viện Khoa học
Thanh tra cho rằng công tác kê khai không được nghiêm túc thực hiện thì việc cơng
khai sẽ khơng thực hiện được, ngược lại, nếu công tác kê khai được thực hiện tốt thì
sẽ tạo cơ sở thuận lợi để tiến hành việc công khai...

- Một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như: “Hồn thiện các chế tài
để công khai, minh bạch tài sản và thu nhập”, TS. Bùi Ngọc Thanh, Ngun Phó
Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội đã đề xuất chế tài đối với những người có nghĩa vụ
kê khai tài sản, thu nhập nhưng khơng kê khai, kê khai không trung thực, và kiến
nghị “tất cả các bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai phải
được cơng khai, minh bạch trước nhân dân; trước hết là tại nơi cư trú hợp pháp…
tại chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt hai chiều và tại địa bàn hoạt động thường xuyên
của người có nghĩa vụ kê khai. Hồn tồn có thể công khai giống như niêm yết danh
sách cử tri trong các cuộc bầu cử”, đồng thời, “tài sản bất minh (trong đó chủ yếu là
tài sản tham nhũng) thì phương án tốt nhất, khả thi nhất là phải sung công”...
+ “Kê khai tài sản, thu nhập góp phần phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam:
thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, TS. Phạm Thanh Hà - Học viện Chính trị


4
quốc gia Hồ Chí Minh khu vực I cho rằng việc kê khai tài sản, thu nhập được xác
định là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác phòng ngừa tham
nhũng. Trong thời gian qua việc kê khai tài sản, thu nhập ở Việt Nam đang ngày
càng được hoàn thiện về hành lang pháp lý, đạt được những kết quả bước đầu trong
thực tế triển khai. Tuy nhiên, việc kê khai tài sản, thu nhập ở Việt Nam vẫn chưa
đạt được mục đích và sự kỳ vọng của xã hội. Kê khai tài sản, thu nhập vẫn còn rất
hình thức và mang tính đối phó...
+ “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kê khai, kiểm sốt tài sản, thu
nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong thời gian tới” - Ts. Nguyễn Thanh Hải Ban Nội chính Trung ương đã nêu bật vấn đề về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập
của người có chức vụ, quyền hạn nhằm tạo cơ sở quan trọng cho việc minh bạch hóa
thu nhập và tài sản của người có chức vụ, quyền hạn để phịng, chống tham nhũng có
hiệu quả; đồng thời, phịng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gia
tăng thu nhập bằng các hành vi bất hợp pháp và góp phần từng bước hồn thiện cơ
chế kiểm sốt tài sản, thu nhập của toàn xã hội là việc làm hết sức cần thiết...
+ “Công khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm để

phịng, chống tham nhũng” - TS.Nguyễn Tuấn Khanh - Phó Viện trưởng Viện Khoa
học Thanh tra thì việc cơng khai bản kê khai tài sản thu nhập và giải trình nguồn
gốc tài sản tăng thêm có ý nghĩa rất lớn, tạo điều kiện cần thiết để xã hội giám sát
việc kê khai tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Quy định về công
khai bản kê khai tài sản thu nhập gắn liền với cả quá trình phát triển trong nhận thức
về chế định về minh bạch tài sản thu nhập...
Ngồi ra, có một số bài viết có liên quan được đăng trên các báo điện tử
(Internet), Tạp chí Thanh tra, Báo Nội chính, Báo Dân Trí, Báo Tiền Phong, Báo
Giao thông, Báo VOV, Trường cán bộ Thanh tra, Báo Thanh tra Việt Nam, Báo
Người Lao động, Báo Sóc Trăng,...Tuy nhiên, các tài liệu trên đây vẫn là những tài
liệu được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện đề tài luận văn của mình.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Phân tích làm rõ những bất cập của pháp luật hiện hành về công khai, minh
bạch tài sản, thu nhập cũng như trong thực tiễn áp dụng để có những giải pháp hồn
thiện và nâng cao hiệu quả về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ,
công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam và tại tỉnh Sóc
Trăng nhằm phục vụ cơng tác phịng ngừa tham nhũng trong thời gian tới. Để thực
hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ chính sau:


5
Phân tích làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về pháp luật công khai, minh bạch tài
sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước ở
Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng và các nội dung cụ thể về đối tượng phải
công khai, minh bạch tài sản, thu nhập; loại tài sản, thu nhập phải kê khai; nội dung
và hình thức cơng khai, minh bạch tài sản, thu nhập; việc xác minh tài sản, thu
nhập; chế tài xử lý vi phạm về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập.
Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch
tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước:
những mặt đạt được, những bất cập và nguyên nhân của những bất cập đó khi tổ

chức thực hiện.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề pháp lý và thực tiễn, phân tích và đưa ra
những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý
trong cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ pháp luật hiện hành
về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý trong cơ
quan hành chính nhà nước ở Việt Nam và đặc biệt là tại tỉnh Sóc Trăng; và khai
thác dữ liệu, tài liệu có liên quan đến thực trạng trong thời gian từ năm 2015 đến
năm 2017 ở Việt Nam và tại tỉnh Sóc Trăng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng, chống tham nhũng.
Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng
trong luận văn là phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh,...
5. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm có 02 chương, lời nói đầu và kết luận
Chương 1. Đối tượng; các loại tài sản, thu nhập và nội dung, hình thức cơng
khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan hành
chính nhà nước tại tỉnh Sóc Trăng.
Chương 2. Giải trình và xác minh; xử lý vi phạm việc công khai, minh bạch
tài sản, thu nhập của cán bộ, cơng chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước
tại tỉnh Sóc Trăng.


6
CHƯƠNG 1

ĐỐI TƯỢNG; CÁC LOẠI TÀI SẢN, THU NHẬP VÀ NỘI DUNG,
HÌNH THỨC CƠNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ TRONG CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH SĨC TRĂNG
1.1. Đối tượng phải công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ,
cơng chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước
1.1.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện
1.1.1.1. Quy định của pháp luật
Nhằm tạo sự thống nhất về xác định đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập, trên
cơ sở quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Chính phủ ban hành Nghị định số
78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập (sau đây gọi là Nghị định số
78/2013/NĐ-CP) và Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 08/2013/TT-TTCP,
ngày 31/10/2013 hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập (sau
đây gọi là Thông tư số 08/2013/TT-TTCP) đã quy định đối tượng phải kê khai tài sản,
thu nhập bao gồm cán bộ, cơng chức giữ chức vụ có phụ cấp trách nhiệm tương đương
phó trưởng phịng cấp huyện trở lên, một số công chức, viên chức, người lao động
thường xuyên tiếp xúc và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Cụ thể
nhóm đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập theo quy định hiện hành gồm2:
Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu hội đồng nhân dân chuyên trách, người
ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, người được dự
kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Cán bộ, cơng chức từ phó trưởng
phịng của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên và người được hưởng phụ cấp chức vụ
tương đương trong cơ quan, đơn vị của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức, đơn vị khác được giao
biên chế và có sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước. Sĩ quan chỉ huy từ cấp phó tiểu
đồn trưởng, người hưởng phụ cấp chức vụ tương đương phó tiểu đoàn trưởng trở lên
trong quân đội nhân dân; sĩ quan chỉ huy từ cấp phó tiểu đồn trưởng, phó trưởng cơng
an phường, thị trấn, phó đội trưởng trở lên trong công an nhân dân.
Người giữ chức vụ tương đương phó trưởng phịng trở lên tại các đơn vị sự
nghiệp công lập như: bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ quan báo, tạp chí, ban quản lý
2


Điều 44 Luật Phịng, chống tham nhũng; Điều 7 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, ngày 17/7/2013 về minh
bạch tài sản, thu nhập; Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-TTCP, ngày 31/10/2013 hướng dẫn thi hành các quy
định về minh bạch tài sản, thu nhập


7
dự án đầu tư xây dựng có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, trường trung học cơ
sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xun, người giữ chức vụ tương
đương phó trưởng phịng trở lên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp, dạy nghề của Nhà nước.
Người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước gồm: Thành viên Hội đồng
quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên,
người giữ chức danh quản lý tương đương từ phó trưởng phịng trở lên. Người được
cử làm đại diện phần vốn của Nhà nước, phần vốn của doanh nghiệp nhà nước và
người đó giữ chức danh quản lý từ phó trưởng phịng trở lên trong doanh nghiệp có
vốn đầu tư của Nhà nước, của doanh nghiệp Nhà nước.
Bí thư, phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch,
phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dâ xã, phường, thị trấn; chỉ huy trưởng qn sự,
cơng chức địa chính, xây dựng, tài chính, tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn; trưởng
công an xã. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thẩm phán, thư ký tịa án, kiểm
tốn viên nhà nước, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên Nhà nước...
Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thẩm phán, thư ký Tịa án, kiểm
tốn viên nhà nước, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên Nhà nước.
Ngoài ra, đối tượng kê khai tài sản, thu nhập là những công chức, viên chức
không giữ chức vụ trong các cơ quan của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội,
Qn đội nhân dân, Cơng an nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập nhưng được bố trí
thường xun làm các cơng việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước; Trực tiếp

tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong các lĩnh vực
như: Tổ chức cán bộ, tài chính, ngân hàng, cơng thương, xây dựng, giao thơng, y tế,
văn hóa - thể thao và du lịch, thơng tin và truyền thông, tài nguyên và môi trường,
nông nghiệp và phát triển nông thôn, đầu tư và ngoại giao, tư pháp, lao động thương binh và xã hội, khoa học và cơng nghệ, giáo dục và đào tạo, quốc phịng,
cơng an, thanh tra và Phòng, chống tham nhũng3.
1.1.1.2. Thực tiễn thực hiện
Với việc quy định đối tượng kê khai tài sản như trên thì về xác định đối tượng
có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, trong năm
3

Phụ lục 2 mẫu kê khai tài sản, thu nhập theo Thông tư số 08/2013/TT-TTCP, ngày 31/10/2013 hướng dẫn
thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập


8
2015 cả nước có 1.004.231 người đã hồn thành việc kê khai tài sản, thu nhập đạt tỷ
lệ 99,1% số người phải kê khai, số bản kê khai đã công khai là 993.127 đạt tỷ lệ
98,9%, có 03 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra
tham nhũng, đã kỷ luật 01 người4; năm 2016 có 1.113.422 người kê khai tài sản, thu
nhập đạt tỷ lệ 99,8% số người phải kê khai, số bản kê khai đã công khai đạt tỷ lệ
99,8% so với số bản đã kê khai5 và năm 2017 kết quả minh bạch tài sản, thu nhập
có số người đã kê khai tài sản, thu nhập là 1.113.422 người (tăng 10,8% so với năm
2016), đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai, số bản kê khai đã công khai là
1.111.818 bản, đạt tỷ lệ 99,8% so với số bản đã kê khai6.
Thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng việc thực hiện kê khai, tài sản thu nhập trong
năm 2015 số người phải kê khai, tài sản, thu nhập trong năm là: 7.184 người, tăng
128 người (7.184/7.056) so với năm 2014, số người kê khai tài sản, thu nhập trong
năm: 7.184 người, đạt 100%, số lượng bản kê khai, tài sản, thu nhập lưu trữ tại cơ
quan, tổ chức, đơn vị là 7.184 bản, số lượng và danh sách bản kê khai thuộc diện
Tỉnh ủy quản lý: 357 người, số lượng và danh sách bản kê khai do tổ chức cấp trên

quản lý: 14 người7. Năm 2016 số người phải kê khai, tài sản, thu nhập trong năm:
7.165 người; giảm 19 người (7.165/7.184) so với năm 2015, do chuyển đổi theo đề
án vị trí việc làm, số người kê khai tài sản, thu nhập trong năm: 7.165 người đạt
100%, số lượng bản kê khai, tài sản, thu nhập lưu trữ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là
7.165 bản đạt 100%, số lượng và danh sách bản kê khai thuộc diện Tỉnh ủy quản lý:
369 người, số lượng và danh sách bản kê khai do tổ chức cấp trên quản lý: 13
người8. Năm 2017 số người phải kê khai, tài sản, thu nhập trong năm: 6.925 người,
giảm 240 người (7.165) so với năm 2016, do chuyển đổi theo đề án vị trí việc làm,
số người kê khai tài sản, thu nhập trong năm: 6.925 người đạt 100%, số lượng bản
kê khai, tài sản, thu nhập lưu trữ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là 6.925 bản đạt 100%,

4

Báo điện tử Người Lao động (2016), Trên 1 triệu người kê khai tài sản, thu nhập, />5
Báo điện tử Thời báo Tài chính Việt Nam (2017), Đã có hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản, thu nhập,
/>6
Báo điện tử soha (2017), Thanh tra Chính phủ phát hiện 5 người/1,1 triệu người vi phạm kê khai tài sản,
/>7
Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2016), Báo cáo số 71/BC-UBND, ngày 05/5/2016 báo cáo về kết quả
minh bạch tài sản thu nhập năm 2015
8
Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2017), Báo cáo số 73/BC-UBND, ngày 20/4/2017 báo cáo về kết quả
minh bạch tài sản thu nhập năm 2016


9
số lượng và danh sách bản kê khai thuộc diện Tỉnh ủy quản lý: 370 người, số lượng
và danh sách bản kê khai do tổ chức cấp trên quản lý: 17 người9.
So với quy định trước đây, đối tượng phải kê khai được bổ sung thêm: người
được dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân; công chức ngạch

thẩm tra viên; thành viên hội đồng thành viên, kiểm soát viên trong doanh nghiệp
nhà nước; người đại diện phần vốn của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và giữ
chức danh quản lý từ phó trưởng phịng trở lên trong doanh nghiệp có vốn của Nhà
nước, doanh nghiệp nhà nước; cán bộ tư pháp - hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Không quy định những người thuộc ngạch bác sỹ chính, dược sĩ chính, giảng viên
chính, nghiên cứu viên chính phải kê khai. Đối với Kế tốn trưởng trường mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường
xuyên của Nhà nước thuộc nhóm đối tượng khơng giữ chức vụ do đó được quy
định10 như vậy diện đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập là rất rộng11,...
1.1.2. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện
Từ nghiên cứu các quy định pháp luật của Nhà nước, tham chiếu với các quy
định của Đảng và thực tiễn thực hiện quy định về đối tượng phải công khai, minh
bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan hành chính
nhà nước ở Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng, theo tác giả có một số bất
cập sau:
Quy định hiện hành về đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập tại điểm a,
khoản 1, Điều 44 của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành về đối tượng kê
khai tài sản, thu nhập là chưa rõ ràng, chưa bảo đảm tính thống nhất và phù hợp với
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cũng như Luật Viên chức năm 2010 về phân
định cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể: điểm a, khoản 1, Điều 44 của Luật
Phòng, chống tham nhũng quy định: “Cán bộ từ phó trưởng phịng của Uỷ ban nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ
quan, tổ chức, đơn vị” là một trong những đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu
nhập. Nhưng những người giữ chức vụ từ phó trưởng phịng của Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan,
9

Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2018), Báo cáo số 90/BC-UBND, ngày 27/4/2018 báo cáo về kết quả
minh bạch tài sản thu nhập năm 2017
10

Phụ lục 1 Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo khoản 9, Điều 1 Thông tư số
08/2013/TT-TTCP, ngày 31/10/2013 hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập
11
Viện Nghiên cứu lập pháp (2012), Pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập phục vụ việc phòng, chống tham
nhũng tại Việt Nam-thực trạng và kiến nghị (chuyên đề nghiên cứu)


10
tổ chức, đơn vị có thể là cán bộ, cơng chức. Ví dụ: Trưởng phịng, phó trưởng
phịng ở cấp huyện là công chức chức không phải là cán bộ.
Phạm vi các đối tượng kê khai tài sản, thu nhập quá rộng dẫn đến việc khó
quản lý, khó kiểm sốt và khai thác, sử dụng các dữ liệu về tài sản, thu nhập; ngồi
ra, cịn dẫn đến việc tạo sự ép và phân tán năng lực thực hiện của các cơ quan có
thẩm quyền và tính hình thức trong việc thực hiện. Trong khi đó, đối tượng quan
trọng cần phải kê khai, kiểm sốt là người có chức vụ, quyền hạn đặc biệt là cán bộ,
công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước lại chưa được coi trọng đúng
mức và có các quy định pháp lý đặc thù, thiếu sự tập trung nguồn lực cho việc kiểm
soát tài sản, thu nhập của đối tượng này.
Theo quy định pháp luật, đối tượng cán bộ, công chức phải kê khai tài sản
hiện nay khó có thể được coi là cách tiếp cận có trọng tâm, trọng điểm. Ngồi ra,
chưa có quy định kê khai đối với trường hợp đối tượng đi học, đi cơng tác dài hạn ở
nước ngồi, có chuyển đổi vị trí cơng tác.
Những bất cập nêu trên xuất phát từ nguyên nhân:
Phạm vi các đối tượng kê khai tài sản, thu nhập quá rộng dẫn đến việc khó
quản lý, khó kiểm sốt và khai thác, sử dụng các dữ liệu về tài sản, thu nhập; ngồi
ra, cịn tạo sự khó khăn và phân tán năng lực thực hiện của các cơ quan có thẩm
quyền và tính hình thức trong việc thực hiện. Trong khi đó, đối tượng quan trọng
cần phải kê khai, kiểm soát là cán bộ, cơng chức quản lý trong cơ quan hành chính
nhà nước lại chưa được coi trọng đúng mức và có các quy định pháp lý đặc thù,
thiếu sự tập trung nguồn lực cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập của đối tượng này.

Đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập quá rộng dẫn đến khó quản lý,
khó kiểm soát và khai thác, sử dụng các dữ liệu về tài sản, thu nhập của người có
nghĩa vụ kê khai cho cơng tác phịng chống tham nhũng. Hơn nữa, việc mở rộng các
đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đã dẫn đến sức ép về năng lực tổ
chức thực hiện cho cơ quan có thẩm quyền và dẫn đến tính hình thức trong việc
thực hiện các biện pháp này. Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy định về
cơ chế kiểm sốt thu nhập của cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan hành chính
nhà nước và rộng hơn là cơ chế kiểm sốt thu nhập trong xã hội nói chung nên khó
phát hiện nguy cơ tham nhũng, nhất là nhóm cán bộ, cơng chức quản lý.
Từ phân tích trên, tác giả kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện sau đây:
Một là, sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 1, Điều 44 Luật Phòng, chống tham
nhũng hiện hành để bảo đảm tính phù hợp và thống nhất với Luật Cán bộ, công


11
chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010 về phân định cán bộ, công chức, viên
chức. Cụ thể, điểm a, khoản 1, Điều 44 Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành
cần sửa đổi, bổ sung thành: “Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ từ phó
trưởng phịng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên và tương đương trong các cơ
quan, tổ chức, đơn vị”.
Hai là, cần hạn chế đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập, không xây dựng
quy định thống nhất cho tất cả các đối tượng chịu sự kiểm soát, mà thiết lập quy
định riêng cho từng loại đối tượng; trong đó, đặc biệt chú trọng vào cán bộ, công
chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước. Như đã đề cập, số lượng cán bộ,
công chức quản lý thuộc diện phải kê khai tài sản hiện nay là rất lớn. Chính vì vậy,
cần phải thu hẹp đối tượng thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập. Bởi lẽ, đối với cán
bộ, cơng chức ở các cấp hành chính thấp hơn thì cơ hội tham nhũng với mức độ lớn
đa phần sẽ có xu hướng sẽ giảm dần. Do đó, cần tập trung vào đội ngũ cán bộ, công
chức giữ các vị trí, chức vụ chủ chốt trong cơ quan nhà nước chủ yếu từ cấp huyện,
cấp tỉnh trở lên đặc biệt là cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà

nước. Cho nên, khơng nhất thiết phải xác định đối tượng kê khai tài sản, thu nhập là
cán bộ, cơng chức cấp xã (số lượng của nhóm đối tượng này lại rất đông). Mặt khác,
những đối tượng này cũng khơng có nhiều “cơ hội tốt” để tham nhũng và nếu có thì
đa phần mức độ sẽ khơng lớn, mang tính chất nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, cần quy định theo hướng mở rộng việc kê khai và kiểm soát tài
sản, thu nhập đối với cả vợ (chồng) và con thành niên, con chưa thành niên của
người có chức vụ, quyền hạn. Việc này nhằm ngăn ngừa việc chuyển tài sản cho
những người thân của người phải kê khai (đứng tên hộ các tài sản có giá trị). Thực
tiễn cho thấy có nhiều vụ việc tham nhũng, tài sản tham nhũng không thu hồi được
do đối tượng đã chuyển cho những người thân đứng tên hộ, bao gồm con thành
niên, bố mẹ, anh chị.
1.2. Các loại tài sản, thu nhập phải công khai, minh bạch của cán bộ,
công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước
1.2.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện
1.2.1.1. Quy định của pháp luật
Theo quy định thì tài sản bao gồm bất động sản và động sản12, bất động sản và
động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hiện
12

Điều 15 của Bộ luật Dân sự năm 2015


12
có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch. Tài sản hình thành trong tương lai
bao gồm: Tài sản chưa hình thành; tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập
quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch13. Đây là quy định mới so với
Bộ luật Dân sự năm 2005.
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền về tài sản. Trong đó, so với
quy định trước đây đã quy định cụ thể quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền,

bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và
các quyền tài sản khác14.
Một nội dung rất quan trọng trong vấn đề kê khai tài sản, thu nhập là những loại
tài sản nào, thu nhập nào phải được kê khai và phạm vi kê khai đến đâu, kê khai tài
sản của người có nghĩa vụ kê khai hay mở rộng ra đối với những người thân của
người phải kê khai như cha, mẹ, vợ, con, kể cả con chưa thành niên và đã thành niên
và những người thân thích khác. Cùng với việc xác định đối tượng kê khai tài sản, thu
nhập, thì việc xác định loại tài sản, thu nhập phải kê khai và phạm vi kê khai là nội
dung cốt lõi trong vấn đề này, bởi nó trả lời cho câu hỏi ai phải kê khai và kê khai cái
gì, của ai. Với quy định về loại tài sản, thu nhập phải kê khai và phạm vi kê khai đã
hướng đến kiểm sốt tồn diện tài sản của người có nghĩa vụ kê khai, tránh tình trạng
người có nghĩa vụ kê khai tẩu tán tài sản dưới hình thức đứng tên người khác.
Phạm vi kê khai tài sản, thu nhập phải kê khai, theo quy định hiện hành, gồm
tài sản, thu nhập thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của bản thân, của vợ hoặc chồng
và con chưa thành niên (con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật) tại thời điểm
hoàn thành bản kê khai, được xác định như sau:
Một là, tài sản kê khai là tài sản hiện có tại thời điểm kê khai, đối với các loại
tài sản quy định từ khoản 3 đến khoản 8 Điều 3 của Thông tư số 08/2013/TT-TTCP
chỉ kê khai nếu có tổng giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên. Giá trị tài sản, thu
nhập kê khai được tính bằng tiền phải trả khi mua, khi nhận chuyển nhượng, xây
dựng hoặc giá trị ước tính khi được cho, tặng, thừa kế. Ví dụ, tại thời điểm kê khai,
người kê khai sở hữu 04 xe gắn máy (25 triệu đồng/01 xe). Tổng giá trị 04 xe là 100
triệu đồng, vì vậy, người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai 04 xe gắn máy này.
Hai là, quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản bao gồm sở hữu hay
sử dụng toàn bộ hoặc một phần đối với tài sản đó, khơng phân biệt tài sản đã hoặc
13
14

Điều 108 của Bộ luật Dân sự năm 2015
Điều 115 của Bộ Luật Dân sự năm 2015



13
chưa được cấp giấy chứng nhận (giấy đăng ký đối với tài sản phải đăng ký theo quy
định của pháp luật), hoặc tài sản đứng tên người khác. Điểm đáng chú ý ở đây là tài
sản kê khai có thể là thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của bản thân, của vợ
hoặc chồng và con chưa thành niên của người có nghĩa vụ kê khai. Ví dụ: Trường
hợp bà H là cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước thuộc
diện kê khai tài sản, thu nhập có sở hữu 01 chiếc xe máy SH mode trị giá 60 triệu
đồng, bà H phải kê khai tài sản này; Trường hợp con gái bà H là giám đốc một công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, giao cho bà H sử dụng chiếc xe ô tô 07 chỗ
ngồi trị giá 01 tỷ đồng, xe đăng ký tên công ty, bà H phải kê khai chiếc xe ơ tơ vì
con gái bà có quyền sử dụng loại tài sản này.
Quy định nhà, cơng trình xây dựng khác thuộc sở hữu của bản thân, vợ hoặc
chồng và con chưa thành niên nhưng chưa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc
giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên người khác; quyền sử dụng đất của bản
thân, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên người khác cũng là
tài sản phải kê khai. Quy định này nhằm hướng đến thực tế là hiện nay còn nhiều
người khi tiến hành các giao dịch dân sự trong lĩnh vực nhà, đất nhưng vì nhiều lý
do khác nhau mà chưa hoặc khơng được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà,
quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu, quyền sử dụng đứng tên người khác.
Ba là, tài sản đang thuê, đang quản lý hộ, giữ hộ được xác định là tài sản phải
kê khai nếu tổng thời gian sử dụng tài sản đó trong kỳ kê khai từ 06 tháng trở lên.
Để tránh việc kê khai mang tính hình thức, kê khai không đầy đủ, Điều 8 Nghị
định số 78/2013/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-TTCP đã quy định cụ thể
về tài sản, thu nhập phải kê khai, bao gồm: Các loại nhà, cơng trình xây dựng (Nhà,
cơng trình xây dựng khác đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu; Nhà, cơng
trình xây dựng khác chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy chứng
nhận quyền sở hữu đứng tên người khác; Nhà, cơng trình xây dựng khác đang thuê

hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước); Các quyền sử dụng đất (Quyền sử
dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng; Quyền sử dụng đất chưa
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đứng tên người khác); Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong
nước, nước ngoài mà giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên; Tài sản ở nước ngồi;
Ơ tô, mô tô, xe máy, tàu, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý
(theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có giá


14
trị từ 50 triệu đồng trở lên; Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị
chuyển nhượng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Các khoản nợ phải trả có giá
trị từ 50 triệu đồng trở lên; Tổng thu nhập trong năm.
Kỳ kê khai tổng thu nhập trong năm được xác định như sau: đối với lần kê
khai đầu tiên thì tổng thu nhập được xác định từ ngày 01 tháng 01 năm đó đến ngày
kê khai; lần kê khai thứ hai trở đi được xác định từ ngày tiếp theo của kỳ kê khai
liền kề trước đó đến ngày kê khai.
Có thể thấy rằng, trong các loại tài sản phải kê khai thì tài sản ở nước ngồi là
một nội dung kê khai quan trọng và khó kiểm sốt nhất. Việc quy định phải kê khai
tài sản ở nước ngoài bảo đảm cơng khai, minh bạch để tránh tình trạng tẩu tán tài
sản ra nước ngồi với những hình thức khác nhau. Các hình thức tẩu tán ra nước
ngồi rất đa dạng và khó kiểm sốt, nếu khơng có những phương thức cơng khai,
minh bạch nhằm kiểm sốt cụ thể thì rất khó phát hiện để xử lý.
1.2.1.2. Thực tiễn thực hiện
Theo quy định, người kê khai tài sản phải kê khai tài sản đang thuê, đang quản
lý hộ, giữ hộ mà thời gian sử dụng tài sản đó trong kỳ kê khai từ 06 tháng trở lên
hoặc nhà đang ở nhờ khơng thuộc quyền sở hữu của mình nhưng cũng phải kê khai.
Đối với những loại tài sản này (thuộc nhóm quyền sử dụng), trên thực tế người kê
khai khơng thật sự quan tâm khi kê khai, vì họ cho rằng đó khơng phải là tài sản của
họ nên khơng kê khai. Tại tỉnh Sóc Trăng theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về

kết quả minh bạch tài sản thu nhập năm 2015, năm 2016, năm 2017 việc thực hiện
kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, cơng chức quản lý trong cơ quan hành chính
nhà nước với 1.094 bản kê khai tài sản, thu nhập15, thì hầu hết các bản kê khai có tài
sản thuộc nhóm khơng thuộc sở hữu của mình khơng được người kê khai thể hiện
trong bản kê khai, nhóm đối tượng này tập trung ở những người còn ở chung với
cha mẹ (vợ, chồng). Hoặc những trường hợp có kê khai nhưng thông tin về tài sản
được kê khai rất ngắn gọn chỉ ghi loại nhà, địa chỉ, cịn những thơng tin khác về tài
sản hầu hết là bỏ trống. Với những loại tài sản này, người kê khai không muốn kê
khai, nhiều trường hợp khơng có thơng tin về tài sản phải kê khai.
Tình trạng khi thực hiện kê khai tài sản, rất nhiều bản kê khai tài sản trong đó
nhà ở, đất ở, ô tô, xe gắn máy không ghi tổng giá trị, không ghi nội dung giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, để trống một số mục.
15

Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Báo cáo về kết quả minh bạch tài sản thu nhập năm (2015, 2016, 2017)


15
Nhìn chung, về tài sản là nhà và đất ở khi kê khai thường có các trường hợp
sau đây: khai nhà ở nhưng không khai đất ở, không khai nhà ở do đang ở chung với
cha mẹ chồng (vợ) hoặc ở nhà thuê; khai không đầy đủ các cột, mục theo mẫu quy
định như: khơng ghi giá trị, diện tích nhà, đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở, thậm chí có trường hợp chỉ kê khai thơng tin chồng và các con,
cịn các nội dung khác thì bỏ trống... Bên cạnh đó, việc xác định giá trị nhà và đất ở
theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-TTCP theo nguyên tắc khai
giá trị tài sản gốc (là giá trị tài sản, thu nhập kê khai được tính bằng tiền phải trả khi
mua, khi nhận chuyển nhượng, xây dựng hoặc giá trị ước tính khi được cho, tặng,
thừa kế) nhưng người kê khai thường xác giá trị tại thời điểm kê khai.
Kim loại quý cũng là tài sản phải kê khai nếu tổng giá trị quy đổi mỗi loại từ
50 triệu đồng trở lên, kim loại quý thường được người dân Việt Nam cất trữ là

vàng, thực tế thì loại tài sản này ít được người kê khai đưa vào bản kê khai, mặc dù
họ có rất nhiều vàng mà giá trị có thể gấp nhiều lần giá trị yêu cầu kê khai, bởi lẽ,
đối với loại tài sản này dễ cất giấu, có kiểm tra, xác minh cũng khó phát hiện.
Về kê khai tổng thu nhập, theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Nghị định số
78/2013/NĐ-CP và khoản 9 Điều 3 Thơng tư 08/2013/TT-TTCP, thì tổng thu nhập
trong năm quy đổi thành tiền Việt Nam gồm các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp,
thưởng, thù lao, cho, tặng, biếu, thừa kế, thu nhập hưởng lợi từ các khoản đầu tư,
phát minh, sáng chế, các khoản thu nhập khác. Tuy nhiên trên thực tế, việc kê khai
tổng thu nhập thường được kê khai chung một khoản mà không phân ra các nguồn
thu khác nhau quy định trên và chủ yếu là kê khai thu nhập của bản thân người khai,
không phải là thu nhập của gia đình (vợ, chồng và con chưa thành niên), một số
trường hợp kê khai thu nhập của gia đình nhưng khơng phù hợp (tổng thu nhập thấp
hơn nhiều so với thực tế) hoặc chỉ kê khai thu nhập từ lương cịn các khoản thu
nhập khác khơng kê khai.
1.2.2. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện
Qua nghiên cứu các quy định pháp luật của Nhà nước, tham chiếu với các quy
định của Đảng về các loại tài sản, thu nhập phải công khai, minh bạch của cán bộ,
công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước và thực tế áp dụng, theo tác
giả vấn đề này còn một số bất cập như sau:
Một là, việc kê khai về nhà, đất, cây cảnh, tiền, kim loại người kê khai không
chủ động thực hiện kê khai hoặc cố tình kê khai khơng đầy đủ, khơng chính xác do


16
quy định của pháp luật chưa tạo sự chủ động trong kiểm tra, xử lý việc kê khai
không đúng, không đầy đủ, dẫn đến người kê khai chủ quan, kê khai cho có.
Hai là, quy định hiện hành yêu cầu kê khai tài sản khác có giá trị quy đổi mỗi
loại từ 50 triệu đồng trở lên như cây cảnh, bộ bàn ghế, đồ mỹ nghệ,... đối với những
loại tài sản này với mỗi người khác nhau thì lại có giá trị khác nhau, như cây cảnh,
nếu người ta thấy đẹp thì nó có giá trị tiền tỷ, với những người khơng biết thì chỉ vài

chục triệu hoặc thậm chí vài trăm nghìn đồng, do vậy, cơ sở nào xác định giá trị của
các tài sản này là bao nhiêu để kê khai hay không, trên thực tế là rất khó thực hiện.
Ba là, khoản 9 Điều 3 Thơng tư số 08/2013/TT-TTCP quy định kê khai tổng
thu nhập là một sơ hở của pháp luật. Bởi lẽ, pháp luật hiện hành quy định người kê
khai tài sản, thu nhập phải kê khai “tổng thu nhập” trong năm, quy định như vậy sẽ
hạn chế khả năng phát hiện nguy cơ tham nhũng.
Những bất cập nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân:
Quy định về tài sản, thu nhập phải kê khai chưa đáp ứng u cầu của cơng tác
phịng, chống tham nhũng,… Nếu chỉ quy định về các tài sản phải kê khai như trên
là vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là vì liệt kê q nhiều, thiếu là khơng bao quát,
không thực sự phù hợp quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự (Tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản). Đặc biệt, là vẫn còn lúng túng trong việc
xác định giá trị các loại tài sản về nhà, đất đã sử dụng lâu năm hoặc các loại tài sản
khác như cây cảnh, bộ bàn ghế, tranh, ảnh, đồ sứ mỹ nghệ, trang thiết bị nội thất,
trang sức, bất kỳ tài sản khác có giá từ 50 triệu đồng trở lên.
Với những bất cập nêu trên, tác giả kiến nghị một số giải pháp là tiếp tục hồn
thiện pháp luật về phịng, chống tham nhũng theo hướng cần phải sửa đổi quy định
kê khai “tổng thu nhập” bằng quy định kê khai “nguồn thu nhập” và giải pháp trên
xuất phát từ các lý do sau đây:
Một là, theo quy định hiện hành thì người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu
nhập phải kê khai tài sản, thu nhập của vợ, chồng và con chưa thành niên, hay nói
cách khác, cán bộ, cơng chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước khi kê
khai tài sản, thu nhập thì tài sản, thu nhập đó khơng chỉ của bản thân cán bộ, cơng
chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước mà cịn là của các thành viên khác
trong gia đình. Nếu quy định kê khai “nguồn thu nhập”, thì người kê khai phải xác
định rõ nguồn của các khoản thu nhập mà mình kê khai, từ đó sẽ xác định được thu
nhập từ lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của cán bộ, công chức quản lý
trong cơ quan hành chính nhà nước. Bản kê khai cần có sự tách bạch giữa thu nhập



17
của cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước với thu nhập của
vợ, con của người đó.
Hai là, cần quy định, cán bộ, cơng chức lãnh đạo quản lý trong cơ quan, đơn
vị phải thanh tốn qua tài khoản mọi khoản chi có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.
Đồng thời, tài sản, thu nhập phải kê khai là: Đất, nhà ở, cơng trình xây dựng và các
tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, cơng trình xây dựng… có giá trị của mỗi loại từ
50 triệu đồng trở lên. Tài sản, tài khoản ở nước ngồi.
Ba là, người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải kê khai bổ sung mọi
biến động tài sản, thu nhập có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên và phải hoàn thành
chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Người kê khai có nghĩa vụ tự mình giải
trình đối với biến động về tài sản, thu nhập khi tiến hành kê khai bổ sung.
1.3. Quy định về nội dung, hình thức cơng khai, minh bạch tài sản, thu
nhập của cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước
1.3.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện
1.3.1.1. Quy định của pháp luật
Nội dung công khai, minh bạch tài sản, thu nhập là những nội dung về tài sản,
thu nhập phải kê khai theo mẫu được pháp luật quy định: Nghị định số 78/2013/NĐCP giữ nguyên hầu hết quy định trước đây về tài sản, thu nhập phải kê khai vì đã phù
hợp với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, để khắc phục
những vướng mắc trong việc xác định tài sản, thu nhập khi kê khai; tăng cường kiểm
soát việc kê khai tài sản, thu nhập, nhất là những tài sản thuộc diện nhà nước quản lý
(phải đăng ký sử dụng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận), Nghị định quy định phải kê khai cả các khoản tiền cho vay, tiền gửi các cá
nhân, tổ chức trong nước, nước ngồi; tổng thu nhập trong năm; ơ tơ, mơ tô, xe máy,
tầu, thuyền và những động sản khác mà nhà nước quản lý có tổng giá trị mỗi loại từ
50 triệu đồng trở lên. Nghị định tiếp tục quy định phải kê khai các khoản nợ phải trả,
nhằm bảo đảm sự minh bạch về nguồn của tài sản đã kê khai.
Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, cơng khai, đơn giản hóa các thủ
tục khơng cần thiết, Nghị định đã quy định thống nhất Mẫu Bản kê khai tài sản, thu
nhập cho mọi đối tượng phải kê khai. Vấn đề công khai bản kê khai tài sản, thu

nhập của người có nghĩa vụ kê khai được quy định tại Điều 46a, Luật Phòng, chống
tham nhũng sửa đổi năm 2012; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về
minh bạch tài sản, thu nhập (từ Điều 13 đến Điều 16); và Thông tư số 08/2013/TTTTCP hướng dẫn thi hành quy định về minh bạch tài sản (từ Điều 7 đến Điều 10).


18
Về minh bạch tài sản, thu nhập, công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập là
việc công bố thông tin trong bản kê khai tài sản, thu nhập bằng những hình thức
được quy định tại các văn bản pháp luật. Pháp luật quy định về công khai bản kê
khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
nơi người đó thường xuyên làm việc. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp cụ thể, như
phục vụ cho việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội... mà bản kê khai tài sản, thu
nhập của người có nghĩa vụ kê khai cịn phải được công khai tại hội nghị cử tri, kỳ
họp hoặc Đại hội đại biểu theo quy định của các cơ quan, tổ chức này16.
Về nguyên tắc, bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai được cơng khai với
tồn thể cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên
làm việc. Để bảo đảm sự công khai, minh bạch của việc kê khai tài sản, thu nhập,
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức việc công khai bản kê khai tài sản,
thu nhập của cán bộ, công chức bằng một trong hai hình thức cơng bố tại cuộc họp
hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị17. Việc công khai tại cuộc họp chỉ
được áp dụng với một nhóm người có nghĩa vụ kê khai nhất định nhằm phù hợp với
chủ trương về lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh lãnh đạo, quản lý18.
Một điểm quan trọng trong việc minh bạch tài sản, thu nhập của người có
nghĩa vụ kê khai thể hiện tinh thần quyết tâm và nghiêm túc trong phòng, chống
tham nhũng là cơng khai giải trình tài sản tăng thêm nhằm nâng cao khả năng phát
hiện tham nhũng thông qua việc kiểm soát biến động về tài sản và nguy cơ xung đột
lợi ích của người có nghĩa vụ kê khai. Theo đó, trong bản kê khai tài sản, người có
nghĩa vụ kê khai phải giải trình về nguồn gốc phần tài sản tăng thêm bên cạnh việc
làm rõ mọi biến động về tài sản của mình có trong kỳ kê khai. Việc quy định này và

được công khai trong bản kê khai tài sản, thu nhập phản ánh một bước hoàn thiện
pháp luật của Việt Nam.
1.3.1.2. Thực tiễn thực hiện
Quá trình thực hiện các quy định về lập danh sách và hướng dẫn việc kê khai,
thì việc xác định các đối tượng thuộc diện cấp ủy hoặc cấp trên quản lý khơng khó,
16

Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập
Khoản 1, Điều 13, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập
18
Quy định số 165 QĐ/TW, ngày 18/02/2013 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với
thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn
thể chính trị - xã hội, Nghị quyết số 35/2012/QH13, ngày 21/11/2012 của Quốc hội khóa XIII về việc lấy phiếu
tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn
17


19
vì các đối tượng này tập trung vào các chức danh lãnh đạo các đơn vị. Riêng đối
tượng thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý theo quy định tại khoản 9 Điều 1
Thông tư số 08/2013/TT-TTCP gồm công chức, viên chức không giữ chức vụ trong
các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, Quân đội nhân dân,
Công an nhân dân, đơn vị sự nghiệp cơng lập nhưng được bố trí thường xun làm
các công việc: quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước; trực tiếp tiếp xúc và giải
quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong các lĩnh vực theo danh mục quy
định, việc xác định các đối tượng này không phải lúc nào cũng đầy đủ và chính xác.
Thơng thường có nơi xác định thừa, có nơi thiếu đối tượng thuộc nhóm này. Nhiều
đơn vị yêu cầu thủ quỹ của đơn vị phải kê khai, vì cho rằng thủ quỹ là người thuộc
nhóm người quản lý nhân sách, tài sản nhà nước. Tuy nhiên, theo quy định tại Phụ
lục 1 của Thơng tư số 08/2013/TT-TTCP thì nhóm người quản lý ngân sách, tài sản

trong cơ quan, tổ chức chỉ gồm có người làm cơng tác phân bổ ngân sách, kế tốn,
mua sắm cơng và như vậy, u cầu thủ quỹ kê khai tài sản là không đúng đối tượng.
Trong kỳ kê khai tài sản, thu nhập năm 2015 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, thì
vẫn cịn địa phương xác định thừa đối tượng là Phó Cơng an xã, đây là đối tượng
không thuộc diện kê khai.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 7 của Nghị định số 78/2013/NĐ-CP và khoản
7 Điều 1 của Thông tư số 08/2013/TT-TTCP, thì các đối tượng kê khai tài sản, thu
nhập ở cấp xã, phường, thị trấn khơng có chức danh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ
quốc xã, phường, thị trấn. Do vậy, khi lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai tài
sản, thu nhập, hầu hết các đơn vị xã phường, thị trấn19 đều căn cứ vào điều khoản
này nên không đưa Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn vào danh
sách kê khai và như vậy là bỏ sót đối tượng kê khai, vì theo Nghị định số
92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng,
một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thì Chủ tịch Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc xã, phường, thị trấn có phụ cấp chức vụ là 0,2 là thuộc đối tượng kê khai
tài sản theo quy định.
Trong việc giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, trên thực tế thực hiện việc
này hầu như không được người kê khai giải trình như quy định, mà việc giải trình
rất chung chung, khơng thể hiện rõ nguồn gốc của tài sản tăng thêm. Trong khi đó
19

Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Báo cáo về kết quả minh bạch tài sản thu nhập năm (2015, 2016, 2017)


20
không loại trừ những loại tài sản này là bất hợp pháp20. Ví dụ: ơng T trong kỳ kê
khai năm 2015, có mua thêm một mảnh đất 200m2 trị giá 1,5 tỷ đồng, các thơng tin
về mảnh đất này thì có thể hiện nhưng phần giải trình nguồn gốc thì ghi là “mua từ
tiền tiết kiệm”. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là tiền tiết kiệm ông T này có từ nguồn

nào: thu nhập từ lương, thưởng, cha mẹ cho hay các nguồn khác thì khơng rõ. Đối
với các trường hợp người kê khai ở nơng thơn, ngồi thu nhập từ lương thì cịn có
các khoản thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt khác, các loại thu nhập này thường nhỏ
lẻ, nhưng do tiết kiệm được trong nhiều năm trước, nay họ mua được mảnh đất có
giá trị hàng trăm triệu đồng, thì việc giải trình rõ ràng nguồn gốc tài sản, nguồn gốc
số tiền tiết kiệm này cũng không dễ dàng, nên nhiều bản kê khai giải trình nguồn
gốc tài sản tăng thêm thường khơng cụ thể và như vậy sẽ không đáp ứng yêu cầu
của việc giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm theo quy định của pháp luật.
Đối với công tác kiểm tra nội dung bản kê khai không phải lúc nào cũng được
thực hiện theo quy định như trên. Các đơn vị có bộ phận tổ chức cán bộ thì do bộ
phận này thực hiện việc tiếp nhận, kiểm tra, đối với các đơn vị như phòng ban cấp
huyện cơ cấu tổ chức đơn giản, số lượng cán bộ, công chức 05-07 người thì khơng
có bộ phận tổ chức cán bộ, thì hầu hết các đơn vị đều phân cơng chun viên Văn
phịng hoặc cán bộ chuyên môn nghiệp vụ nhận và ký nhận bản kê khai, vì vậy
khơng có khả năng và điều kiện để phát hiện được những bản kê khai khơng đúng
quy định và có sai sót để u cầu kê khai lại hoặc kê khai bổ sung. Bên cạnh đó,
xuất phát từ tâm lý chủ quan của bộ phận tổ chức, cán bộ ở các đơn vị khi nghĩ rằng
người kê khai chịu trách nhiệm về việc kê khai của họ, trách nhiệm của bộ phận tổ
chức cán bộ mới chỉ dừng lại ở việc xem xét xem số lượng kê khai đã đầy đủ chưa,
có bao nhiêu người kê khai và tiến độ kê khai như thế nào. Do vậy, hầu hết các bản
kê khai chưa đúng biểu mẫu, không bảo đảm về nội dung, thời gian kê khai, người
kê khai chưa ký vào từng trang của bản khai, khơng có chữ ký của người nhận bản
kê khai, bản khai bị cắt bớt cột, mục trong biểu mẫu quy định (do khơng có nội
dung khai) hoặc khơng có nội dung kê khai thì để trống (theo quy định phải ghi rõ
là “không”) nhưng vẫn được tiếp nhận và lưu vào hồ sơ.
Về hình thức cơng khai, minh bạch tài sản, thu nhập, đối với các đơn vị ít
người, hình thức được lựa chọn là cơng khai trong cuộc họp, đối với đơn vị đơng thì
cơng khai bằng niêm yết, tuy nhiên việc niêm yết chỉ thực hiện đối với nhóm khơng
20


Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam, Một số cán bộ có tài sản lớn nhưng khơng giải trình hợp lý nguồn gốc,
/>

×