Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Pháp luật về giải quyết tai nạn lao động và thực tiễn thực hiện tại tỉnh sơn la (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.41 KB, 100 trang )

1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TAI NẠN LAO
ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TAI NẠN LAO ĐỘNG
5
1.1. Một số vấn đề chung về giải quyết tai nạn lao động
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tai nạn lao động

5
5

1.1.2. Khái niệm giải quyết tai nạn lao động và những vấn đề cần thực hiện
khi giải quyết tai nạn lao động
8
1.2. Điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề giải quyết tai nạn lao động 9
1.2.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề giải
quyết tai nạn lao động
9
1.2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết tai nạn lao động
13
1.2.3. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về giải quyết tai
nạn lao động ở Việt Nam
15
1.3. Quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và một số quốc gia về
giải quyết tai nạn lao động
21


1.3.1. Những quy định của ILO về giải quyết tai nạn lao động

21

1.3.2. Những quy định của một số quốc gia trên thế giới về giải quyết tai
nạn lao động
23
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

27
28

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT
TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH SƠN LA
29
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tai nạn lao động

29


2

2.1.1. Các quy định của pháp luật về xác định đối tượng được giải quyết
chế độ tai nạn lao động
29
2.1.2. Các quy định của pháp luật về chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao
động
34
2.1.3. Các quy định của pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc

giải quyết tai nạn lao động
43
2.1.4. Các quy định của pháp luật về khai báo, lập hồ sơ và điều tra, thống
kê, báo cáo tai nạn lao động
48
2.1.5. Các quy định của pháp luật về giải quyết những vấn đề phát sinh liên
quan đến giải quyết tai nạn lao động
56
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tai nạn lao động tại tỉnh
Sơn La
59
2.2.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về giải quyết tai
nạn lao động tại tỉnh Sơn La
59
2.2.2. Một số hạn chế, vướng mắc trong thực hiện pháp luật về giải quyết
tai nạn lao động tại tỉnh Sơn La
62
2.2.3. Nguyên nhân của thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tai nạn
lao động tại tỉnh Sơn La
66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

69

CHƯƠNG 3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TAI NẠN LAO ĐỘNG TẠI TỈNH SƠN LA
70
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tai nạn
lao động

70
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tai
nạn lao động
75
3.2.1. Một số yêu cầu trong hoàn thiện pháp luật về giải quyết tai nạn lao
động
75


3

3.2.2. Một số kiến nghị

78

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải
quyết tai nạn lao động tại tỉnh Sơn La
83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

88

KẾT LUẬN CHUNG

89

LỜI CAM ĐOAN


4


Em xin cam đoan những nội dung nghiên cứu và được trình bày trong bài
luận văn là do bản thân thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Ngân
Bình. Luận văn không phải là công trình nghiên cứu nào đã có trước đây. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực, mọi tài liệu tham khảo được chú thích và
trích dẫn đầy đủ theo danh mục. Việc hoàn thành khóa luận được thực hiện theo
đúng quy cách, quy định của Nhà trường.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Đỗ Ngân Bình – Giảng viên
Bộ môn Luật Lao động vì những giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Cô để em hoàn
thành luận văn này.

HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Kim Chi

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


5

Tình hình tai nạn lao độngTNLĐ đã và đang diễn ra ngày càng gia tăng về
số vụ và mức độ nghiêm trọng, trở thành một vấn đề đáng báo động và được xã
hội đặc biệt quan tâm.
Mỗi năm trên cả nước xảy ra hàng nghìn vụ TNLĐ, làm hàng trăm người
chết: năm 2013 xảy ra 6.695 vụ TNLĐ làm 6.887 người bị nạn; năm 2014 đã xảy
ra 6.709 vụ TNLĐ làm 6.941 người bị nạn; năm 2015 xảy ra 7.620 vụ TNLĐ
làm 7.785 người bị nạn trên toàn quốc. Có thể thấy, cùng với sự phát triển của
kinh tế, của hoạt động sản xuất, mặc dù chúng ta đã có hệ thống pháp luật lao
động điều chỉnh về TNLĐ, nhưng TNLĐ vẫn chưa được kiểm soát tốt. , Cùng

với sự phát triển của kinh tế và hoạt động sản xuất, số lượng các vụ và số người
bị nạn do TNLĐ vẫn gia tăng mạnh qua các năm. Vì vậy, việc nghiên cứu dưới
góc độ khoa học pháp lý về giải quyết TNLĐ là cần thiết.
Tai nạn lao động xảy ra vốn luôn nằm ngoài sự dự liệu, cũng như nằm
ngoài sự mong muốn của các chủ thể khi tham gia quan hệ lao động. Nhưng vì
những lý do khác nhau, TNLĐ vẫn xảy ra và gần như không tránh khỏi trong
suốt những năm qua. Khi xảy ra TNLĐ, NLĐ – chủ thể bị tai nạn sẽ bị ảnh
hưởng trực tiếp và rõ nét nhất không chỉ về sức khỏe, mà việc suy giảm khả năng
lao động còn khiến họ có thể lâm vào tình trạng thất nghiệp, tàn phế cả đờigiảm
sút hoặc mất khả năng lao động, thậm chí là tử vong. Do đó đòi hỏi việc giải
quyết TNLĐ đặc biệt là giải quyết chế độ cho họ phải đảm bảo kịp thời, thỏa
đáng; vấn đề mà trên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.
Bởi vậy, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về các quy định của pháp luật
về giải quyết TNLĐ hiện hành là cần thiết, để từ đó có thể đưa ra được một số
giải pháp hữu hiệu góp phần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, là cơ sở đảm bảo tốt
hơn quyền lợi cho các chủ thể liên quan, đặc biệt là NLĐ.
Đồng thời, với thực tế sinh sống và làm việc trên địa bàn một tỉnh miền
núi phía Bắc là Sơn La, tác giả nhận thấy việc thực hiện pháp luật về giải quyết
TNLĐ tại Sơn La còn tồn tại nhiều bất cập. Do đó, cần sự tìm hiểu nghiên cứu
để chỉ ra những hạn chế từ đó kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về giải quyết TNLĐ tại địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài


6

Những công trình nghiên cứu khoa học về pháp luật giải quyết tai nạn lao
động không nhiều, đặc biệt là không có nhiều tác phẩm chỉ tập trung phân tích
nội dung này. Có một số công trình đề cập tới những vấn đề liên quan tới giải
quyết tai nạn lao động: ở bậc khóa luận tốt nghiệp có đề tài “Trách nhiệm của

người sử dụng lao động đối với vấn đề tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”,
tác giả Nguyễn Thị Bình, Đại học Luật Hà Nội, năm 2016; ở bậc Thạc sĩ có đề
tài “Chế độ tai nạn lao động – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của tác giả
Phạm Thị Phương Loan, Đại học Luật Hà Nội, năm 2011; đề tài “Chế độ bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
hoàn thiện” của tác giả Vũ Tuấn Đạt, Đại học Luật Hà Nội, năm 2014. Ngoài ra
còn có một số sách, tạp chí, bài báo nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên
những công trình nghiên cứu này phần nhiều đã không còn mang tính cập nhật
do pháp luật lao động hiện hành đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ công trình
được công bố.
Đồng thời, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về thực tiễn thực
hiện pháp luật về giải quyết TNLĐ trên địa bàn tỉnh Sơn La. Do đó, t. Tác giả
chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết tai nạn lao động và thực tiễn thực hiện tại
tỉnh Sơn La” để nghiên cứu trong luận văn trình độ thạc sĩ của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật về giải quyết TNLĐ đối với NLĐ, tập
trung nghiên cứu quy định của pháp luật đối với NLĐ làm việc theo chế độ hợp
đồng lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên lãnh thổ Việt
Nam, không nghiên cứu nhóm NLĐ là công chức, viên chức nhà nước và NLĐ
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Phạm vi nghiên cứu: Ppháp luật về giải quyết tai nạn lao động được hiểu
là những quy định của pháp luật lao động hiện hành về giải quyết tai nạn lao
động, cụ thể là những quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo
hiểm xã hội năm 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và các văn bản
hướng dẫn đang có hiệu lực.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn


7


Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng pháp
luật Việt Nam về giải quyết tai nạn lao động, thực tiễn thực hiện những quy định
của pháp luật về giải quyết tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh Sơn La, từ đó đưa
ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
về giải quyết tai nạn lao động tại Sơn La.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
- Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về giải quyết tai nạn lao động
như thế nào?
- Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết tai nạn lao
động tại Sơn La có những thành tựu và khó khăn gì?
- Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tai nạn lao động
tại tỉnh Sơn La?
6. Phương pháp nghiên cứu luận văn
Phương pháp liệt kê: Lliệt kê một số quy định của pháp luật liên quan đến
đề tài nhằm giúp người đọc dễ dàng hiểu những vấn đề phân tích.;
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nnghiên cứu, phân tích các quy định
của pháp luật thực định, phân tích thực trạng thực hiện pháp luật; từ đó tổng hợp,
đưa ra đánh giá, nhận định về những thành tựu cũng như hạn chế.
Phương pháp so sánh: Đđược sử dụng để so sánh những quy định của
pháp luật Việt Nam với thế giới, quy định của pháp luật từng thời kỳ với nhau.
Từ đó rút ra những điểm tiến bộ, để học tập, duy trì và hoàn thiện hệ thống pháp
luật.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn sẽ nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giải quyết tai nạn
lao động, kinh nghiệm của một số quốc gia và tổ chức quốc tế về vấn đề này, từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Luận văn cũng sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật Việt
Nam hiện hành về giải quyết tai nạn lao động, từ đó rút ra những thành tựu và
hạn chế làm cơ sở hoàn thiện pháp luật.



8

Từ việc nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật, luận văn sẽ phân tích
những kết quả đạt được cũng như những hạn chế từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh
Sơn La, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
giải quyết tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh.
8. Bố cục của luận văn
Chương 1: Một số vấn đề chung về giải quyết tai nạn lao động và pháp luật
về giải quyết tai nạn lao động.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tai nạn lao động và
thực tiễn thực hiện tại tỉnh Sơn La.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về giải quyết tai nạn lao động tại tỉnh Sơn La.


9

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TAI NẠN LAO ĐỘNG

1.1. Một số vấn đề chung về giải quyết tai nạn lao động
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tai nạn lao động
1.1.1.1. Khái niệm tai nạn lao động
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, TNLĐ được hiểu là tai nạn
bất ngờ xảy ra do lao động hay trong quá trình lao động, có thể gây tử vong hoặc
gây cho cơ thể tổn thương hoặc một rối loạn chức năng vĩnh viễn hay tạm thời.
Có rất nhiều loại TNLĐ: ngã, đụng dập, điện giật, cháy, bỏng, các trường hợp
nhiễm hóa chất cấp tính do sự cố1… [12] Có thể thấy cách định nghĩa này của

Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam tập trung vào tính không lường trước của
TNLĐ, hậu quả gây ra cho sức khỏe con người và nguyên nhân dẫn đến TNLĐ.
Từ điển Sức khỏe môi trường và nghề nghiệp Lewis định nghĩa: TNLĐ là
một sự kiện không được lập kế hoạch, không biết trước và không mong muốn có
thể hoặc không gây thiệt hại về thể chất và/hoặc phá hủy tài sản; hoặc bất kỳ sự
kiện nào không mong muốn gây trở ngại hoặc cản trở quy trình sản xuất hoặc
một quá trình2. Từ điển Lewis khi định nghĩa về TNLĐ đã tập trung vào ý chí
của các chủ thể khi TNLĐ xảy ra – “không mong muốn” và “không biết trước”,
đồng thời cách định nghĩa này làm rõ hậu quả gây ra từ TNLĐ, có thể là thiệt hại
cho con người hoặc tài sản, thiệt hại này có thể là thiệt hại thực tế hoặc “đe dọa”
gây thiệt hại, thiệt hại này tác động trực tiếp tới quá trình làm việc và sản xuất.
[13]
Trong các văn bản pháp lý của Việt Nam, cụ thể theo quy định tại Điều
142 BLLĐ năm 2012, khoản 7 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015,
1 Viện ngôn ngữ học, Trung tâm từ điển tin học, Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, Nxb Từ điển bách
khoa, 2011, tập 1.
2 Jeffrey W. Vincoli, Từ điển Sức khỏe môi trường và nghề nghiệp Lewis, Boca Raton: CRC Press LLC,
2000.


10

đều đưa ra định nghĩa thống nhất về TNLĐ, theo đó TNLĐ là tai nạn gây tổn
thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho
người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công
việc, nhiệm vụ lao động.
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về TNLĐ nhưng nhìn chung đều
thống nhất cách hiểu TNLĐ là những tai nạn xảy ra bất ngờ, con người không thể
dự báo trước về không gian và thời gian, gắn với quá trình làm việc của NLĐ trong
một khoảng thời gian và không gian cụ thể, để lại hậu quả chết người hoặc làm tổn

thương, hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ
thể NLĐ. Có thể thể nói, so với quan điểm của thế giới thì cách định nghĩa về
TNLĐ của Việt Nam trong văn bản pháp lý đã khá đầy đủ, chính xác và rõ ràng.
1.1.1.2. Đặc điểm của tai nạn lao động
Từ cách hiểu về TNLĐ có thể xác định TNLĐ có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, người bị TNLĐ phải là NLĐ làm việc theo chế độ hợp đồng lao
động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cho cá nhân; người thử việc,
người học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ3.. Theo quy định tại khoản 1
Điều 3 BLLĐ năm 2012, NLĐ là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao
động và làm việc theo hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động phải được giao kết
theo một trong các loại sau: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động
theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (Điều
22 -BLLĐ). Hình thức của hợp đồng lao động được thể hiện bằng văn bản hoặc
bằng lời nói (Điều 16 – BLLĐ).
Thứ hai, hậu quả do TNLĐ gây ra làm ảnh hưởng tới các bộ phận, chức
năng của cơ thể NLĐ như tổn thương gây ra gãy tay, gãy chân, mù mắt... hoặc
bản thân NLĐ tử vong. Ngoài ra, TNLĐ còn có thể dẫn tới sự thiệt hại về của
cải, vật chất như sập nhà, hỏng máy móc, thiết bị...
Thứ ba, địa điểm xảy ra TNLĐ được xác định tại một trong ba nơi: (1) tại
nơi làm việc theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng lao động; (2) ngoài nơi
3 Khoản 1 Điều 142 BLLĐ và khoản 2 Điều 70 Luật ATVSLĐ.


11

làm việc theo yêu cầu của NSDLĐ; (3) trên tuyến đường đi và về hợp lý từ nơi ở
đến nơi làm việc và ngược lại.
Thứ tư, thời gian xảy ra TNLĐ được xác định gắn liền với địa điểm xảy ra
TNLĐ, đó là trong giờ làm việc hoặc ngoài giờ làm việc. Việc xác định “trong

giờ làm việc” căn cứ vào sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ trên cơ sở quy
định của pháp luật, quy định của thỏa ước lao động tập thể (nếu có), hoặc trong
nội quy lao động. Thời giờ làm việc có thể là ban ngày hoặc ban đêm, không quá
8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần, chưa kể thời gian làm thêm khác (nếu có). Thời giờ
làm việc cũng được xác định đối với các loại thời giờ như: nghỉ giải lao theo
tính chất của công việc, nghỉ cần thiết trong quá trình lao động cho nhu cầu sinh
lý tự nhiên của con người, thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ
nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong
thời gian hành kinh4... (Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP).
Thời gian xảy ra tai nạn cũng được tính là thời điểm xảy ra TNLĐ là thời
gian ngoài giờ làm việc khi NLĐ đang làm công việc theo yêu cầu của NSDLĐ
và thời điểm NLĐ bị tai nạn khi đang trên đường đi làm hoặc đang trên đường
về trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Thứ năm, TNLĐ xảy ra do sự tác động bởi những yếu tố nguy hiểm, độc
hại trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ mà NSDLĐ giao. Bên cạnh đó,
trường hợp NLĐ bị tai nạn khi đang làm việc do tác động bởi những yếu tố
khách quan, không phải do công việc gây ra như lũ lụt, động đất, hỏa hoạn...
cũng được coi là TNLĐ, miễn là tai nạn xảy ra khi họ đang làm nhiệm vụ và
thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ, không nhất thiết tai nạn đó phải
do chính công việc họ đang thực hiện gây nên.
Như vậy, có thể nói dấu hiệu quan trọng nhất để xác định TNLĐ là tai nạn
đó luôn gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của NLĐ. Chỉ được coi
là TNLĐ khi tai nạn đó xảy ra trong quá trình NLĐ thực hiện các nghĩa vụ lao
động được pháp luật quy định; theo nội quy, quy chế của đơn vị sử dụng lao
động hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên trong thỏa ước lao động tập thể, hợp
4 Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động.


12


đồng lao động… Những trường hợp khác đều được coi là tai nạn rủi ro và từ đó
việc giải quyết tai nạn đặt ra đối với NLĐ sẽ được thực hiện với những quyền lợi
và chế độ khác.
1.1.2. Khái niệm giải quyết tai nạn lao động và nNhững vấn đề cần thực
hiện khi giải quyết tai nạn lao động
Giải quyết TNLĐ được hiểu là việc các chủ thể thực hiện trách nhiệm,
nghĩa vụ của mình khi có TNLĐ xảy ra, với mục đích đảm bảo quyền lợi của
NLĐ bị ảnh hưởng do TNLĐ và để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực lao động.
Để giải quyết TNLĐ, trước hết, cần xác định được tai nạn xảy ra có là tai
nạn lao động hay không, với những biểu hiện và đặc điểm về người bị nạn, về
hậu quả của tai nạn, về địa điểm, thời gian xảy ra tai nạn và nguyên nhân dẫn tới
tai nạn. Khi xác định được tai nạn xảy ra là tai nạn lao động, quá trình giải quyết
luôn cần sự tham gia của nhiều chủ thể với từng vai trò và trách nhiệm khác
nhau. Cụ thể:
- NSDLĐ có trách nhiệm: sơ Sơ cứu, cấp cứu kịp thời; thanh toán các chi
phí điều trị cho người bị TNLĐ; trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị; thành
lập Đoàn điều tra về TNLĐ; xác định yếu tố lỗi của NLĐ trong việc xảy ra
TNLĐ, là cơ sở để bồi thường hoặc trợ cấp cho NLĐ. Đồng thời, NSDLĐ phải
thực hiện việc khai báo, lập hồ sơ vụ tai nạn lao động, thống kê, báo cáo về
TNLĐ. Với những vụ TNLĐ chết người hoặc tai nạn nặng phải giữ nguyên hiện
trường; cung cấp tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo
yêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trên; đồng thời thanh toán các
khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra TNLĐ. Trong trường hợp có khiếu nại,
tố cáo đối với quyết định, hành vi của NSDLĐ, chính chủ thể này sẽ giải quyết
lần đầu đối với khiếu nại, tố cáo đó.
- Cơ quan bảo hiểm: khi Khi NLĐ tham gia BHXH, ngoài trách nhiệm
giải quyết TNLĐ của NSDLĐ, cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm chi trả chế độ
TNLĐ cho NLĐ bị tai nạn lao động. Đây là khoản trợ cấp quan trọng để bù đắp

hoặc thay thế thu nhập của NLĐ bị ảnh hưởng hoặc bị mất do TNLĐ, từ đó giúp


13

họ cũng như thân nhân của họ sớm ổn định lại cuộc sống, đảm bảo được mức
sống tối thiểu.
- Trách nhiệm của những chủ thể khác:
+ Trường hợp tai nạn làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng
trở lên, cơ quan quản lý về lao động địa phương phải thành lập Đoàn điều tra tai
nạn lao động. Định kỳ thực hiện thống kê và báo cáo tai nạn lao động 6 tháng đầu
năm và trong một năm.
+ Tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở: phải cử người tham
gia Đoàn điều tra tai nạn lao động.
+ Người bị nạn, người biết sự việc và người có liên quan đến vụ tai nạn
lao động: cần khai báo trung thực, đầy đủ tất cả những tình tiết mà mình biết về
những sự việc có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo yêu cầu.
Ngoài ra, việc giải quyết tai nạn lao động còn bao gồm hoạt động giải
quyết khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi của NSDLĐ: khi có căn cứ cho rằng
quyết định, hành vi của NSDLĐ là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền,
lợi ích hợp pháp của NLĐ thì người khiếu nại, tố cáo có quyền thực hiện khiếu
nại, tố cáo đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Đồng thời, cơ
quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về TNLĐ sẽ thực
hiện xử phạt vi phạm hành chính với những hành vi vi phạm về tai nạn lao động.
1.2. Điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề giải quyết tai nạn lao động
1.2.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề giải quyết
tai nạn lao động
Ở nước ta Ttình hình tai nạn lao động ở nước ta trong những năm gần
đây tăng báo động về cả số vụ và mức độ nghiêm trọng, trở thành một vấn đề
được xã hội đặc biệt quan tâm.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2015 cả
nước đã xảy ra 7.620 vụ tai nạn lao động làm chết 666 người, 7.785 người bị
thương, thiệt hại 153,97 tỷ đồng. Trong đó, ngành xây dựng đứng đầu về tai nạn
lao động, chiếm 35,2% số vụ tai nạn chết người và 37,9% tổng số người chết;
tiếp đó đến các ngành cơ khí chế tạo (chiếm 8,8 % tổng số vụ chết người và


14

8,1% tổng số người chết); dịch vụ (chiếm 7,1% tổng số vụ chết người và 6,8%
tổng số người chết); dịch vụ vận tải và bốc xếp hàng hóa (chiếm 5,9% tổng số vụ
chết người và 6,1% tổng số người chết); khai thác khoáng sản (chiếm 5,5% tổng
số vụ chết người và 6,9% tổng số người chết); nông lâm nghiệp (chiếm 5,5%
tổng số vụ chết người và 5% tổng số người chết).
Trong đó, các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất được
ghi nhận là: ngã từ trên cao (chiếm 28,1% tổng số vụ chết người và 26,4% tổng
số người chết); điện giật (chiếm 18,9% tổng số vụ chết người và 17,2% tổng số
người chết); vật rơi, đổ sập (chiếm 16,8% tổng số vụ chết người và 22,6% tổng
số người chết); tai nạn giao thông (chiếm 13% tổng số vụ chết người và 12%
tổng số người chết); máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn (chiếm 5,95% tổng số vụ chết
người và 5% tổng số người chết); vật văng bắn (chiếm 7,1% tổng số vụ chết
người và 6,5% tổng số người chết).
Dưới đây là bảng So sánh tình hình TNLĐ năm 2014 và năm 2015, qua đó
thấy được tình trạng đáng báo động về TNLĐ ở Việt Nam:
TT

Chỉ tiêu

Năm 2014


Năm 2015

Tăng/giảm

1

Số vụ

6.709

7.620

+911 (13,6 %)

2

Số nạn nhân

6.941

7.785

+844 (12,2 %)

3

Số vụ có người chết

592


629

+37 ( 6,2%)

4

Số người chết

630

666

+36 (5,7%)

5

Số người bị thương nặng

1.544

1.704

+160 (10,4 %)

6

Số lao động nữ

2.136


2.432

+296 (13,9%)

7

Số vụ có hai người bị nạn
166
trở lên

79

-87 (-54,4%)

Bảng 1.1: So sánh tình hình TNLĐ năm 2014 và năm 2015
(Nguồn: Thông báo số 537/TB – LĐTBXH ngày 26/02/2016)


15

Qua số liệu thống kê có thể thấy tình hình TNLĐ ở Việt Nam đang diễn ra
ngày càng phức tạp, so với năm 2014, các tiêu chí về cả số vụ, số nạn nhân, số
người chết, người bị thương nặng của năm 2015 đều tăng. Điều đó cho thấy, tình
hình TNLĐ đang ở mức đáng báo động và khó kiểm soát.
Về tình hình TNLĐ theo loại hình cơ sở sản xuất: Ttheo báo cáo thống kê
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: 40,2% số vụ tai nạn chết người và
40,1% số người chết xảy ra ở loại hình công ty cổ phần; 31,5% số vụ tai nạn chết
người và 34,1% số người chết xảy ra ở loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn;
loại hình doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm 10,1% số
vụ tai nạn chết người và 9,6% số người chết; loại hình doanh nghiệp tư nhân, hộ

kinh doanh cá thể chiếm 8,8 % số vụ tai nạn chết người và 8,0% số người chết;
loại hình công ty liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài chiếm 1,3% số vụ tai
nạn chết người và 1,2% số người chết. Như vậy, loại hình công ty cổ phần và
công ty trách nhiệm hữu hạnTNHH là khu vực doanh nghiệp để xảy ra nhiều vụ
TNLĐ nhất, một phần do đây là những loại hình doanh nghiệp chiếm đa số đang
tồn tại và hoạt động tại Việt Nam. Thêm vào đó, phần lớn công ty ở Việt Nam
hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn hạn chế, chủ sử dụng lao động
chủ yếu quan tâm tới lợi nhuận, cố tình hoặc vô ý không chú trọng tới công tác
an toàn lao động; trang thiết bị, công nghệ lạc hậu, cũ kỹ; không trang bị đầy đủ
phương tiện bảo hộ cho NLĐ..… do đó dễ xảy ra TNLĐ.
Về tình hình TNLĐ ở các địa phương: các Các vụ TNLĐ xảy ra thường
tập trung ở những tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp khai
thác mỏ và xây dựng. Trong năm 2015, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có số
người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất, với 105 vụ TNLĐ chết người làm 108
người chết, trong tổng số 1.525 vụ TNLĐ, làm 1.547 người bị nạn. Tiếp đến là
các tỉnh Quảng Ninh, Bình Dương, TP. Hà Nội, Đồng Nai, Hải Dương, Hà Tĩnh,
Long An, Thái Nguyên, Thanh Hóa. Đáng chú ý, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và
Long An là những địa phương tăng cao cả về số vụ TNLĐ và số vụ TNLĐ chết
người. Đồng Nai là tỉnh có số vụ TNLĐ nhiều nhất cả nước với 2.230 vụ, nhưng
chỉ với 29 vụ TNLĐ chết người, làm 29 người chết5.
5 3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Thông báo số 537 /TB-LĐTBXH ngày 26 tháng 02 năm 2016 về
Tình hình tai nạn lao động năm 2015.


16

Như vậy, đã 5 năm liên tiếp (2011-2015) TP. Hồ Chí Minh luôn đứng đầu
về số vụ TNLĐ làm chết người. Bên cạnh đó, những tỉnh thành: TP. Hà Nội,
Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Long An là những
cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong thống kê 10 địa phương xảy ra nhiều vụ

TNLĐ chết người trên cả nước trong 5 năm trở lại đây [7].
Với số liệu thống kê về tổng số vụ tai nạn lao động, tương đương trên cả
nước sẽ có hơn 500 người bị tai nạn/tháng, hơn 130 người/tuần, 27 người/ngày
và khoảng 3,4 người/giờ (tính theo 8 giờ làm việc). Chưa kể, đây chỉ là con số
thống kê của 18.375/265.000 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ chưa tới 10%). Số doanh
nghiệp còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã “bỏ qua” việc báo cáo
về tình hình TNLĐ, do đó số vụ tai nạn lao động trên thực tế có lẽ còn lớn hơn
nhiều lần.
Bên cạnh đó, việc xảy ra tai nạn lao động gây nên nhiều ảnh hưởng tới cả
NLĐ và NSDLĐ.
Nguyên nhân TNLĐ có nhiều, song theo báo cáo của Bộ Lao độngThương binh và Xã hội, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới TNLĐ được xác định chủ
yếu do lỗi của NSDLĐ (chiếm 52,8% trong các vụ gây ra chết người) với các
biểu hiện chủ yếu: không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; thiết
bị không đảm bảo an toàn lao động; không huấn luyện an toàn lao động cho
NLĐ; do tổ chức lao động và điều kiện lao động không đảm bảo; không trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động. Chính ý thức phớt lờ các quy định về
an toàn lao động trong tổ chức thi công, sản xuất và hoạt động của NSDLĐ đã
đẩy NLĐ vào thế phải đối diện với những rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn
tính mạng của bản thân. Bên cạnh đó, chính NLĐ cũng tự đặt bản thân vào nguy
hiểm trong quá trình lao động khi vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động
hoặc không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
Khi TNLĐ xảy ra, chịu thiệt thòi lớn nhất chính là NLĐ. Thực tế, NLĐ
không những bị tổn hại về tính mạng hoặc sức khỏe, khả năng làm việc mà còn để
lại những dư chấn về tâm lý, đặc biệt khi việc xảy ra TNLĐ khiến họ rơi vào cảnh
tàn phế. Khi đã mất sức khoẻ, ít có lao động nào có thể đảm nhiệm được công việc
cũ với mức thu nhập như trước đó. Khi người bị tai nạn trở nên tàn phế, đồng


17


nghĩa với mất việc làm, thất nghiệp và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội,
đó chính là hệ luỵ khó có thể giải quyết được. Từ đó, gia đình của họ cũng gặp
khốn khó do mất người thân hoặc mất trụ cột lao động trong nhà, dẫn đến cuộc
sống bị đảo lộn, thu nhập giảm sút và có thể rơi vào tình trạng đói nghèo.
Khi TNLĐ xảy ra, chủ sử dụng lao động cũng phải gánh chịu không ít
thiệt hại do tốn kém chi phí y tế, giám định thương tật, bồi thường, trợ cấp cho
nạn nhân… Bên cạnh đó, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp cũng bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải khắc phục hậu
quả, phục vụ điều tra nguyên nhân gây tai nạn.
Với những thực tế khách quan đó, việc xây dựng và hoàn thiện khung
pháp lý về giải quyết TNLĐ là một yêu cầu vô cùng cần thiết và cấp bách. Khi
TNLĐ đang trở thành một vấn đề đáng báo động đặt ra với toàn xã hội, số vụ
TNLĐ xảy ra ngày càng tăng về số vụ và mức độ nghiêm trọng; hậu quả mà nó
gây ra cũng vô cùng nặng nề, thiệt hại cả về tính mạng, tài sản; mức độ ảnh
hưởng không chỉ dừng lại đối với mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, doanh nghiệp
mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển chung về kinh tế-xã hội của đất nước. Do đó,
cần thiết pháp luật phải có những quy định cụ thể về giải quyết TNLĐ, đảm bảo
việc giải quyết quyền lợi cho chủ thể bị ảnh hưởng bởi TNLĐ, để họ được hỗ
trợ, đảm bảo cuộc sống tối thiểu do TNLĐ mà bị ảnh hưởng. Đồng thời, xây
dựng nên một cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý trách nhiệm đối với các chủ thể
trong việc để xảy ra TNLĐ; góp phần nâng cao ý thức của các chủ thể trong việc
phòng, tránh TNLĐ; giúp ổn định quan hệ lao động.
1.2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết tai nạn lao động
Pháp luật về giải quyết TNLĐ được xây dựng và nghiên cứu với những
nội dung cơ bản sau:
Quy định về đối tượng được giải quyết chế độ tai nạn lao động, trong đó
xác định những chủ thể nào; trong những điều kiện, trường hợp cụ thể nào được
xác định là tai nạn lao động và hưởng chế độ tai nạn lao động.
Quy định về chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động:. Nội dung này
xác định trách nhiệm giải quyết chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ, theo đó pháp



18

luật xác định trách nhiệm này đối với hai chủ thể: NSDLĐ và cơ quan BHXH.
Đối với từng chủ thể, pháp luật đưa ra những quy định cụ thể về điều kiện chi
trả, mức chi trả, nguyên tắc chi trả các khoản bồi thường, trợ cấp. Theo đó, tùy
vào việc xác định yếu tố lỗi của NLĐ, NSDLĐ sẽ có trách nhiệm chi trả bồi
thường hoặc trợ cấp cho họ. Cơ quan BHXH tùy từng trường hợp, có trách
nhiệm chi trả các khoản trợ cấp: trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp
phục vụ, trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ.
Quy định trách nhiệm của các chủ thể trong việc giải quyết TNLĐ:. Trách
nhiệm của người sử dụng lao động trong giải quyết chế độ cho người lao động bị
tai nạn lao động: bên cạnh trách nhiệm về bồi thường hoặc trợ cấp cho NLĐ khi
xảy ra TNLĐ, NSDLĐ còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ khác trong
giải quyết TNLĐ như: sơ cứu, cấp cứu kịp thời; thanh toán các chi phí điều trị;
trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị cho NLĐ; khai báo, lập hồ sơ vụ TNLĐ;
thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động; thành
lập Đoàn điều tra về tai nạn lao động cấp cơ sở; giải quyết khiếu nại lần đầu đối
với quyết định, hành vi của mình…
Để giải quyết chế độ cho NLĐ bị TNLĐ, không chỉ có vai trò, trách
nhiệm của NSDLĐ, mà cần đến sự cùng tham gia giải quyết của các chủ thể
khác, được pháp luật lao động xác định cụ thể và rõ ràng: trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong giải quyết tai nạn làm chết
người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên; trách nhiệm của Công đoàn
trong cử người tham gia Đoàn điều tra TNLĐ; trách nhiệm khai báo của người bị
nạn, người biết sự việc và người có liên quan đến vụ TNLĐ.…
Quy định về khai báo, lập hồ sơ và điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao
động:. Nhằm thực hiện mục đích quản lý và xử lý TNLĐ, pháp luật lao động đã
đưa ra những quy định cụ thể, chi tiết về lập hồ sơ vụ TNLĐ. Đặc biệt nhằm đạt

được hiệu quả và giải quyết thỏa đáng, kịp thời TNLĐ, pháp luật xác định cụ thể
về thành phần, thẩm quyền, trách nhiệm của đoàn điều tra TNLĐ; thời hạn và
trình tự điều tra. Đồng thời, quy định rõ về trách nhiệm và thời hạn thực hiện
thống kê, báo cáo TNLĐ của các chủ thể: NSDLĐ, cơ quan quản lý nhà nước về
lao động cấp tỉnh.


19

Quy định về giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến giải quyết tai
nạn lao động: (1) giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đó xác định chủ thể có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo
về TNLĐ; (2) giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người, TNLĐ khác có dấu
hiệu tội phạm; (3) xử lý vi phạm hành chính những hành vi vi phạm về TNLĐ,
trong đó pháp luật quy định cụ thể về nguyên tắc, hình thức xử phạt, những hành
vi được xác định là vi phạm pháp luật về TNLĐ và mức phạt tương ứng.
1.2.3. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về giải quyết
tai nạn lao động ở Việt Nam
1.2.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1994
Giai đoạn 1945-1994 là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của
hệ thống pháp luật lao động Việt Nam nói chung và pháp luật về giải quyết TNLĐ
nói riêng với sự ra đời của Bộ luật Lao động năm 1994 – một văn bản quy phạm
pháp luật thống nhất, có hiệu lực pháp lý cao, phạm vi áp dụng rộng. Trước khi có
BLLĐ, chúng ta chỉ có những văn bản pháp lý tồn tại dưới dạng văn bản dưới luật
như Sắc lệnh, Nghị định, Thông tư… hệ thống văn bản này chưa đủ mạnh để điều
chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến giải quyết chế độ TNLĐ.
Giai đoạn trước năm 1945: Đđất nước chìm đắm trong ách thống trị của
thực dân Pháp, chúng thao túng ta về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
và cả hệ thống pháp luật. Đối với giải quyết chế độ TNLĐ, thực dân Pháp chỉ
thực hiện chế độ trợ cấp cho công chức Việt Nam làm việc và phục vụ cho các

cơ quan của Pháp; còn những NLĐ, công chức, viên chức không làm việc cho
chúng sẽkhác không được hưởng trợ cấp TNLĐ. Có thể nói đây là thời kỳ đen
tối của xã hội Việt Nam, NLĐ không được hưởng quyền lợi gì mà còn bị áp bức,
bóc lột thậm tệ.
Giai đoạn 1945 – 1954: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã tạo
ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử Việt Nam, miền Bắc giành được chính quyền
và tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau khi giành thắng lợi, dưới sự
lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, miền Bắc bắt tay vào khôi phục đất
nước sau chiến tranh, cùng với công cuộc diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Chúng ta bắt tay vào xây dựng bộ máy nhà nước mới, trong đó chú trọng xây


20

dựng hệ thống pháp luật mơi, thay thế những quy định, chính sách hà khắc trước
đó của thực dân Pháp. Ngày 20/5/1950, Chính phủ Việt Nam ban hành Sắc lệnh
số 76/SL quy định chế độ trợ cấp tai nạn lao động, hưu trí và tử tuất. Sắc lệnh
quy định nếu công chức chết do TNLĐ thì vợ (chồng), các con được hưởng trợ
cấp. Tuy nhiên Sắc lệnh này vẫn chưa thể hiện được tính xã hội khi quy định đối
tượng áp dụng chỉ là những công chức nhà nước, còn nhóm đối tượng là NLĐ
chiếm đông đảo trong xã hội, thực hiện những công việc nặng nhọc, độc hại lại
không được hưởng trợ cấp.
Giai đoạn 1954 - 1975: quy Quy định về giải quyết TNLĐ trong giai đoạn
này đã có sự tiến bộ hơn thời kỳ trước, biểu hiện ở việc đối tượng áp dụng chế độ
TNLĐ đã được mở rộng, không chỉ công chức, viên chức nhà nước mà cả công
nhân cũng là chủ thể được hưởng. Ngày 01/01/1961, Chính phủ ban hành Nghị
quyết số 80 phê chuẩn Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công nhân và
viên chức nhà nước. Đến ngày 27/12/1961, Nghị định số 218/NĐ-CP ra đời kèm
theo bản Điều lệ. Theo bản Điều lệ này, chế độ TNLĐ được áp dụng đối với công
nhân và công chức, viên chức nhà nước; mức trợ cấp được hưởng là 100% lương

cộng phụ cấp (nếu có) trong suốt thời gian điều trị cho đến khi ổn định thương tật.
Sau khi điều trị người bị nạn sẽ được xếp hạng thương tật và hương trợ cấp tính
theo tháng lương chính. Nếu NLĐ bị suy giảm 5-30% khả năng lao động thì được
trợ cấp một lần, bị suy giảm từ 31% trở lên thì được trợ cấp hàng tháng, mức trợ
cấp bằng 7-70% lương chính.
Giai đoạn 1975 – 1994: đây Đây là thời kỳ đất nước hoàn toàn giải phóng,
tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI được tổ chức, đây là đại hội đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển
xã hội Việt Nam, kể từ đây đất nước đi theo chế độ kinh tế thị trường, xóa bỏ
bao cấp. Sau đại Đại hội, rất nhiều văn bản đã được ban hành hướng dẫn chi tiết
về giải quyết chế độ TNLĐ như Chỉ thị số 162/CT ngày 03/5/1985 quy định về
việc tăng cường công tác BHXH đối với công nhân viên chức; Quyết định
131/1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi tỷ lệ trích nộp kinh phí BHXH
do Tổng Công đoàn Việt Nam quản lý, đặc biệt là sự ra đời của Nghị định số
43/NĐ-CP ngày 22/6/1993 quy định tạm thời về chế độ BHXH. Sau một năm
triển khai thực hiện Nghị định 43, ngày 23/6/1994 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội


21

khóa IX đã thông qua Bộ luật lao độngBLLĐ và có hiệu lực kể từ ngày
01/01/1995, sau đó bộ luật được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với tình
hình thực tế vào các năm 2002, 2006, 2007. Bộ luật đã dành riêng một chương
nói về an toàn lao động – vệ sinh lao động và 3 điều luật trực tiếp quy định về
giải quyết chế độ TNLĐ tại các điều 105, 107, 108; trở thành cơ sở pháp lý quan
trọng bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong nền kinh tế thị trường mà Việt Nam mới
trên bước đường chuyển đổi.
1.2.3.2. Giai đoạn từ năm 1994 đến trước năm 2006
Giai đoạn 1994 – 2006 là giai đoạn đánh dấu một bước tiến mới của hệ
thống pháp luật Việt Nam về giải quyết TNLĐ với sự ra đời của Luật Bảo hiểm xã

hộiBHXH năm 2006. Để chuẩn bị cho sự ra đời của văn bản này, trước đó nhiều
nghị định, thông tư đã được ban hành như Nghị định 12/1995 quy định về việc
ban hành Điều lệ BHXH, Nghị định 100/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, Thông tư số 06/2003/TTBLĐTBXH hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức lương hưu và trợ cấp BHXH
theo Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 về việc điều chỉnh tiền lương,
trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương, Nghị định
208/2004/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH…
Trên cơ sở sự ra đời của những văn bản trên và tình hình thực tế quan hệ
xã hội về BHXH ngày càng phát triển, nhu cầu tham gia loại hình bảo hiểm này
ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm NLĐ và cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước. Bảo hiểm xã hội có ý nghĩa to lớn khi họ bị rơi vào những tình huống rủi
ro, làm mất hoặc ảnh hưởng thu nhập như TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, tử
tuất… vì vậy cần có một văn bản pháp lý đủ mạnh để điều chỉnh loại quan hệ
này. Ngày 29/6/2006 Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Bảo
hiểm xã hội gồm 11 chương, 141 điều. Đối với vấn đề TNLĐ, Luật BHXH dành
một mục lớn tại chương 3 để điều chỉnh quan hệ xã hội này, từ điều 38 đến điều
48, trong đó quy định cụ thể đối tượng áp dụng, điều kiện hưởng, mức hưởng.
Bên cạnh đó, thời kỳ này một loạt những văn bản hướng dẫn BLLĐ liên
quan đến giải quyết TNLĐ đã được ban hành nhằm hướng dẫn và nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật về vấn đề này, có thể kể đến: Thông tư 19/1997/TT-


22

BLĐTBXH hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường cho người bị TNLĐ;
Thông tư 34/1994/TT-LB hướng dẫn thi hành các chế độ trợ cấp BHXH về ốm
đau, thai sản, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp đối với NLĐ; Thông tư
03/1998/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN hướng dẫn về khai báo và điều tra
TNLĐ; Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi
thường và trợ cấp đối với NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

1.2.3.3. Giai đoạn từ năm 2006 đến trước năm 2012
Nhìn lại giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2006, ta có hai2 dấu ấn quan trọng
trong tiến trình lập pháp liên quan đến TNLĐ. Đó là sự ra đời của BLLĐ năm
1994 (sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007), Luật BHXH năm 2006 (sửa đổi, bổ
sung năm 2011). Có thể nói đây là những thành quả lớn của pháp luật Việt Nam
trong việc điều chỉnh quan hệ lao động nói chung và giải quyết TNLĐ nói riêng,
tạo một cơ sở pháp lý vững chắc để các chủ thể liên quan bảo vệ quyền và lợi ích
của mình cũng như giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
phát sinh. Trên cơ sở sự ra đời của hai văn bản quy phạm pháp luậtquan trọng
trên, nhiều văn bản dưới luật sau đó cũng đã nhanh chóng được ban hành nhằm
hướng dẫn cụ thể, chi tiết và rõ ràng hơn, giúp việc áp dụng pháp luật được chính
xác, hiệu quả.
Các văn bản hướng dẫn BLLĐ liên quan đến giải quyết TNLĐ có thể kể
đến Nghị định 703/2006/NĐ-CP hướng dẫn về khoản tiền trợ cấp cho gia đình,
cán bộ, công nhân viên bị chết vì TNLĐ; Nghị định 122/2008/NĐ-CP hướng dẫn
về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, BHXH một
lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hàng tháng;
Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn tổ chức thực
hiện công tác an toàn- vệ sinh lao động trong cơ sở lao động…
Đối với văn bản dưới luật hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hộiBHXH có Nghị
định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về
BHXH bắt buộc, Nghị định 135/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BHXH, Thông tư 07/2010/TT-BYT hướng dẫn việc giám
định mức suy giảm khả năng lao động của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc.
Có thể nói với hệ thống văn bản điều chỉnh về TNLĐ này cơ bản đã khá
đầy đủ, hoàn chỉnh, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp


23


pháp của NLĐ cũng như các chủ thể liên quan, tạo động lực cho kinh tế - xã hội
ngày càng phát triển.
1.2.3.4. Giai đoạn từ năm 2012 đến nay
Sau 15 năm thi hành BLLĐ năm 1994, với nhiều lần sửa đổi bổ sung qua
các năm 2002, 2006 và 2007, Bộ luật lao động cơ bản đã đi vào thực tiễn cuộc
sống, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thiết lập quan hệ lao động. Tuy
nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của thị trường lao động,
quan hệ lao động nói riêng đã có những đổi mới đòi hỏi Bộ luật lao độngBLLĐ
cần phải được sửa đổi, bổ sung một cách căn bản và toàn diện hơn. Đồng thời,
trước yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Bộ luật lao độngBLLĐ cần phải
được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội trong tình hình mới, đồng thời nội luật hoá các quy định của các Công ước
của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và phù hợp với pháp luật lao động của các
nước ASEAN, thông lệ quốc tế.
Trước những yêu cầu thực tế đó, Bộ luật lao động năm 2012 đã được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013, bao gồm 17 Chương và
242 Điều. Trong đó, liên quan đến giải quyết TNLĐ, BLLĐ 2012 đã có những bổ
sung quy định rõ trách nhiệm của NSDLĐ đối với người bị tai nạn lao động. Đồng
thời, sau khi BLLĐ 2012 có hiệu lực, một hệ thống các văn bản dưới luật hướng
dẫn nội dung này cũng nhanh chóng được soạn thảo và ban hành, tạo khung cơ sở
pháp lý vững chắc cho việc áp dụng bộ luật, như: Nghị định 45/2013/NĐ-CP
hướng dẫn Bộ luật lao độngBLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an
toàn lao động, vệ sinh lao động; Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXHBYT hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo TNLĐ; Thông tư
04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi
phí y tế của NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.…
Sau 6 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và các văn bản hướng
dẫn thi hành đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của NLĐ, người sử dụng lao độngNSDLĐ, góp phần thực hiện



24

mục tiêu chính sách an sinh xã hội của nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện chính sách, chế độ BHXH cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập và đặt ra nhu
cầu khách quan về việc sửa đổi Luật BHXH một cách căn bản nhằm thiết lập
khung chính sách, pháp luật BHXH phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 20/11/2014, pháp luật lao động đã ghi
nhận một bước tiến mới đó là sự ra đời của Luật Bảo hiểm xã hội số
58/2014/QH13 năm 2014 được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII
gồm 9 chương với 125 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 với nhiều
sửa đổi, bổ sung căn bản. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh và đảm
bảo tốt hơn quyền lợi của các chủ thể khi tham gia quan hệ bảo hiểm.
Ngày 25/6/2015 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật
An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 gồm 7 chương, 93 điều, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/7/2016, trong đó luật hóa các quy định đã được nêu tại các
nghị định, thông tư trước đó về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, giải quyết tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như quy định một cách tập trung các nội
dung liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động đang được nêu một cách phân tán
tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, giờ được trình bày tại Chương III (Các
biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp). Với sự ra đời của Luật An toàn, vệ sinh lao động các
quy định về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Mục 3 Chương III,
khoản 4 Điều 84, điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 86, các điều 104, 105,
106, 107, 116 và 117 của Luật bảo hiểm xã hộiBHXH số 58/2014/QH13 hết hiệu
lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Ngay sau khi Luật An toàn, vệ sinh lao độngATVSLĐ được thông qua
Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật: Nghị định số
37/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt
buộc; Nghị định số 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật An toàn, vệ sinh lao động.…
Có thể nói với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về giải
quyết TNLĐ đã hình thành một khung pháp lý cơ bản, vững chắc và đầy đủ điều


25

chỉnh hoạt động giải quyết TNLĐ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ cũng như góp phần kiểm soát, xác định trách
nhiệm của các chủ thể liên quan trong giải quyết TNLĐ đảm bảo tính hiệu quả.
1.3. Quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và một số quốc
gia về giải quyết tai nạn lao động
1.3.1. Những quy định của ILO về giải quyết tai nạn lao động
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được thành lập năm 1919. Lúc mới
thành lập, ILO là tổ chức độc lập liên kết với Hội Quốc Liên. Đến năm 1946,
ILO ký Hiệp định quy định các mối quan hệ với Liên Hợp quốc và trở thành tổ
chức chuyên môn đầu tiên của Liên Hợp quốc. ILO được thành lập trên cơ sở
bốn mục tiêu chiến lược: thúc đẩy và thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản
tại nơi làm việc; tạo ra nhiều cơ hội hơn cho nữ giới và nam giới nhằm bảo đảm
công việc và thu nhập bền vững; tăng cường tính phổ cập và hiệu quả của bảo
trợ xã hội cho tất cả mọi người; làm vững mạnh nguyên tắc ba bên và đối thoại
tập thể. Để thực hiện các mục tiêu trên, ILO xây dựng các tiêu chuẩn lao động
quốc tế thông qua hình thức các Công ước và Nghị quyết trong đó quy định các
tiêu chuẩn tối thiểu về quyền của người lao động. (ví dụ quyền tự do thương hội,
quyền được tổ chức và đàm phán tập thể, quyền xoá bỏ lao động cưỡng bức,
không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và trong việc làm vv…). Đến nay,
ILO đã thông qua 189 Công ước và 227 Khuyến nghị.
Việt Nam tái gia nhập ILO năm 1992 và hoạt động như một thành viên đại

diện của Ban Điều hành ILO từ năm 2002. Văn phòng ILO tại Việt Nam chính
thức hoạt động vào năm 2003. Là một thành viên của tổ chức lao động quốc tế
nên việc nghiên cứu, tìm hiểu những quy định của tổ chức này về giải quyết
TNLĐ là việc làm cần thiết, quan trọng giúp chúng ta thấy được sự tương đồng
cũng như khác biệt giữa hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế, từ đó tiếp thu có
chọn lọc những quy định tiến bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể
trong nước để áp dụng, qua đó hoàn chỉnh hệ thống pháp luật lao động trong
nước về vấn đề này.
Tính đến tháng 6/2016, Việt Nam đã phê chuẩn 21 Công ước của ILO,
trong đó có 5/8 Công ước cơ bản. Liên quan đến giải quyết TNLĐ, ILO cũng đã


×