Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hoãn chấp hành án phạt tù theo luật thi hành án hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.29 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

VÕ MINH THẮNG

HỖN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
THEO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HỖN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
THEO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số cn: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa
Học viên: Võ Minh Thắng
Lớp: Cao học luật, tiền giang, Khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan
Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa, Phó trưởng Khoa Luật hình sự và tố
tụng hình sự Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Các kết quả nghiên cứu và số liệu trong luận văn là các số liệu trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác./.
Tác giả luận văn

Võ Minh Thắng


MỤC LUC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. THỦ TỤC HOÃN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ THEO LUẬT
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................................. 6
1.1. Quy định của pháp luật về thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù................ 6
1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thủ tục hoãn chấp hành án
phạt tù ................................................................................................................ 11
1.3. Kiến nghị về thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù ..................................... 19
Kết luận Chương 1 ............................................................................................ 25
CHƯƠNG 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HOÃN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
................................................................................................................................ 26
2.1. Quy định của pháp luật về thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt
tù......................................................................................................................... 26
2.2. Thực tiễn thi hành quyết định hỗn chấp hành hình phạt tù ................. 28
2.3. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về hỗn chấp hành án phạt tù .............. 35
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 38
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hỗn chấp hành án phạt tù là một quy định quan trọng thể hiện nguyên tắc
cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam – nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình
sự, nghĩa là pháp luật khơng chỉ mang tính răn đe, phòng ngừa tội phạm mà còn
hướng tới giáo dục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Qua đó, góp
phần đưa pháp luật hình sự nước ta ngày càng hoàn thiện hơn, gắn liền với xu thế
hội nhập quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Điều này đã
thể hiện rõ trong các chính sách hình sự của Việt Nam về các biện pháp tha miễn
trách nhiệm hình sự trong đó quy định hoãn chấp hành án phạt tù về đối tượng áp
dụng, biện pháp, điều kiện được hoãn chấp hành án phạt tù ngày càng được mở
rộng và phù hợp hơn qua các lần sửa đổi Bộ luật hình sự, tố tụng hình sự cũng như
những văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan đến hỗn chấp hành án phạt tù,
đặc biệt lần đầu tiên các quy định về giám sát, về thủ tục áp dụng hoãn chấp hành
án phạt tù đã được đưa vào Luật thi hành án hình sự năm 2010. Những quy định
này phần nào đã đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hội, thể hiện tính nhân đạo,
tính hợp lý của pháp luật hình sự Việt Nam góp phần hồn thiện pháp luật hình sự
Việt Nam nói chung và Luật thi hành án hình sự nói riêng. Trong những năm qua,
các cơ quan bảo vệ pháp luật được giao các hoạt động liên quan đến cơng tác hỗn
chấp hành án phạt tù đã có nhiều đổi mới và cố gắng trong việc thực hiện đúng các
thủ tục và giám sát người hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật,
cũng như đã ban hành các văn bản quy định có liên quan, từ đó quản lý tốt người
được hỗn chấp hành án phạt tù, khơng để họ có điều kiện tiếp tục phạm tội mới,
góp phần quan trọng để cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm có hiệu quả.
Qua đó, cịn thể hiện được chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà

nước ta trong việc thực hiện chính sách hình sự đối với người phạm tội; tạo được
sự đồng thuận của đông đảo quần chúng nhân dân trong thực hiện công tác cải
cách tư pháp.
Từ năm 2012 đến năm 2016, Tòa án nhân dân các cấp trong phạm vi cả nước
đã xem xét hoãn chấp hành án phạt tù cho 13.854 người bị kết án phạt tù trong đó
năm 2012 là 2.403 người bị kết án phạt tù; năm 2013 là 2.920 người bị kết án phạt tù;
2014 là 2.753 người bị kết án phạt tù; năm 2015 là 2.873 người bị kết án phạt tù;


2
2016 là 2.905 người bị kết án phạt tù1. Bên cạnh kết quả quan trọng đã đạt được trong
quá trình thực hiện cơng tác hỗn chấp hành án phạt tù, vẫn cịn xuất hiện nhiều khó
khăn, vướng mắc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: một số người
không đủ điều kiện hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật nhưng vẫn
được hoãn chấp hành án phạt tù, trong khi đó có những trường hợp cần thiết phải
được hoãn chấp hành án phạt tù nhưng pháp luật khơng quy định cụ thể; vì vậy,
khơng có căn cứ để làm thủ tục, quyết định cho họ được hỗn chấp hành án phạt tù.
Thậm chí có nhiều người còn lợi dụng khoảng trống của pháp luật để được hoãn chấp
hành án phạt tù nhiều lần, gây bức xúc trong nhân dân. Một khó khăn khơng nhỏ hiện
nay là việc quy định của Luật thi hành án hình sự là việc giao cho cá nhân, cơ quan,
tổ chức giám sát người được hoãn chấp hành án phạt tù còn nhiều bất cập, chưa được
hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Từ đó, mỗi địa phương thực hiện việc giao cho cá nhân, cơ
quan, tổ chức quản lý khác nhau, dẫn đến việc giám sát người hoãn chấp hành án phạt
tù chưa được chặt chẽ, có trường hợp bỏ trốn, tiếp tục phạm tội mới nguy hiểm hơn,
từ đó gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Hiện nay, việc hoãn chấp hành án phạt tù là một trong những nội dung hết
sức quan trọng của cơng tác thi hành án hình sự được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm. Trên thực tế, việc áp dụng quy định của pháp luật về giám sát người hoãn
chấp hành án phạt tù và thủ tục áp dụng hoãn chấp hành án phạt tù đã thể hiện tính
đúng đắn của pháp luật theo tinh thần cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, cũng

như phù hợp với thực tiễn của đất nước ta hiện nay; góp phần nâng cao hiệu lực
quản lý xã hội và công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, theo quan
điểm của tác giả, việc thực hiện chế định hoãn chấp hành án phạt tù cịn đang gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là về thủ tục, biện pháp thi hành, thực tiễn áp
dụng… cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi trong thời gian tới cho phù
hợp với thực tiễn đặt ra. Xuất phát từ những lý do trên, học viên quyết định chọn đề
tài “Hoãn chấp hành án phạt tù theo Luật thi hành án hình sự Việt Nam” làm
luận văn thạc sĩ luật học.
Thông qua cơng trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đưa ra cái nhìn
khách quan, tồn diện về những vướng mắc, bất cập trong quy định của Luật thi
hành án hình sự năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc giám sát
người được hoãn chấp hành án phạt tù và thủ tục áp dụng hoãn chấp hành án phạt
1

Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Báo cáo 5 năm cơng tác thi hành án hình sự giai
đoạn 2012-2016, tr.6


3
tù. Từ đó, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần hồn thiện các quy định của
pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Thời gian qua, đã có một số bài viết và cơng trình nghiên cứu liên quan đến
nội dung nghiên cứu như các luận văn thạc sĩ, các bài viết chuyên đề về hoãn chấp
hành án phạt tù, cụ thể như sau:
Nhiều bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên các tạp chí của nhiều tác
giả như: Vũ Văn Minh (2014), “Thực trạng và giải pháp công tác kiểm sát việc hỗn,
miễn, tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù” Tạp chí Kiểm sát, số 18;
Nguyễn Đức Hải (2017), “Một số khó khăn trong cơng tác quản lý người được tại
ngoại, hỗn, tạm đình chỉ thi hành án trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Tạp chí Cơng an

nhân dân, số 01; Nguyễn Ngọc Bằng (2017), “Kết quả nổi bật của cơng tác thi hành
án hình sự và hỗ trợ tư pháp năm 2016 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2017” Tạp
chí Cơng an nhân dân, số 02 và rất nhiều bài viết trên các tạp chí, sách báo có liên
quan đến nội dung hỗn thi hành án phạt tù... với các bài viết này các tác giả đã đi sâu
phân tích những hạn chế bất cập liên quan đến từng lĩnh vực chuyên ngành như cơng
tác kiểm sát việc hỗn chấp hành án, một số khó khăn trong cơng tác quản lý người
được hỗn tại một số địa phương và cơ quan được giao thực hiện tổng kết đánh giá
cơng tác hỗn chấp hành án phạt tù, từ đó có những đề xuất liên quan đến đơn vị địa
phương mình trong việc thực hiện nhiệm vụ được pháp luật quy định. Ngồi ra cịn
phải kể đến các bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành Luật như: "Việc áp
dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người được hỗn, tạm đình chỉ chấp
hành án phạt tù theo Luật thi hành án hình sự", của tác giả Đỗ Văn Chỉnh và Phạm
Thị Thanh Mai đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân, số 07/2011 Đây là những cơng
trình nghiên cứu tồn diện cả về lĩnh vực thi hành án hình sự, trong đó có hỗn chấp
hành hình phạt tù. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa thể hiện tính chuyên sâu
trong nghiên cứu về lĩnh vực hỗn chấp hành hình phạt tù.
Một số cơng trình nghiên cứu liên quan như các luận văn thạc sĩ: Nguyễn
Văn Sơn (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong Luật
Thi hành án hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học quốc gia Hà Nội;
Hà Thanh Loan (2014), Hỗn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành
hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc
gia Hà Nội; Nguyễn Thu Hiền (2016), Hoãn thi hành án hình sự theo Pháp luật
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ba luận văn


4
thạc sĩ của các tác giả trên đã đưa ra được những bất cập về quy định của pháp luật,
vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thủ tục, vấn đề quản lý, giám sát đối tượng
được hoãn, mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý
giám sát trong q trình thực hiện hỗn thi hành án phạt tù, trong quá trình áp dụng

Luật hình sự nói chung và Luật thi hành án hình sự nói riêng đồng thời các tác giả
cũng đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao việc hoãn chấp hành
án phạt tù mà cụ thể đã đề xuất giải quyết về thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù và
thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù theo Điều 23, Điều 24 Luật thi hành
án hình sự năm 2010.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc phân tích
những khó khăn vướng mắc và đề xuất một số giải pháp mang tính khái quát mà
chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống theo định hướng ứng dụng về thủ tục
hoãn chấp chấp hành án phạt tù và thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù
theo Luật thi hành án hình sự Việt Nam. Tuy vậy, những kết quả nghiên cứu của
các cơng trình trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho việc thực hiện đề tài
luận văn thạc sĩ của tác giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quy định và thực tiễn về hoãn chấp hành án
phạt tù, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật thi
hành án hình sự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá quy định của Luật thi hành án hình
sự năm 2010; thực tiễn giám sát người được hoãn chấp hành án phạt tù.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn phân tích, đánh giá về thủ tục hỗn chấp hành án phạt
tù và thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù trong Luật thi hành án hình sự
năm 2010, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm
2017 và các văn bản pháp luật có liên quan đến hỗn chấp hành án phạt tù cũng như
nghiên cứu khảo sát thực tiễn cơng tác hỗn chấp hành án phạt tù ở các địa phương
giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.
Về khơng gian: Luận văn nghiên cứu về thủ tục hỗn chấp hành án phạt tù và
thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù ở một số tỉnh thành Tây Nam Bộ trong
đó tập trung nghiên cứu sâu thực tiễn ở 3 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long và Sóc Trăng.



5
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp phân tích và tổng hợp để luận giải các quy định của pháp luật thi hành
án hình sự năm 2010 và các văn bản quy định có liên quan; phương pháp thống kê
để phân tích số liệu từ các báo cáo tổng kết về cơng tác hỗn chấp hành án ở các cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành giám sát người hoãn chấp hành án phạt tù và thủ
tục áp dụng hoãn chấp hành án phạt tù nhằm tạo cơ sở phân tích tổng hợp những
khó khăn vướng mắc trong thực tiễn và đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật.
6. Những đóng góp của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những quy định của pháp luật thủ tục áp
dụng hoãn chấp hành án phạt tù và thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù,
kết hợp với thực tiễn áp dụng; luận văn xác định những vướng mắc, bất cập, từ đó
đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật
về hoãn chấp hành án phạt tù. Những kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tư
liệu tham khảo để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, đề xuất sửa đổi Luật thi hành án
hình sự năm 2010 và các văn bản có liên quan. Luận văn cũng là nguồn tài liệu để
tham khảo trong việc áp dụng việc hoãn chấp hành án trong thực tiễn ở các địa
phương hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn được bố cục như sau:
Chương 1: Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù theo Luật thi hành án hình sự
Việt Nam.
Chương 2: Thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.


6
CHƯƠNG 1

THỦ TỤC HOÃN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
THEO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Quy định của pháp luật về thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù
Hoãn chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án phạt tù phải tuân thủ theo
trình tự và thủ tục áp dụng chặt chẽ xuất phát từ chế định hỗn chấp hành án phạt tù
là một chính sách nhân đạo và chỉ được áp dụng cho một số người bị kết án phạt tù
trong một số trường hợp nhất định. Để tránh trường hợp lợi dụng chính sách nhân
đạo để trốn tránh việc chấp hành án phạt tù, làm ảnh hưởng đến tính hiệu lực của
bản án và tính nghiêm minh của pháp luật, tính cơng bằng xã hội, Luật thi hành án
hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan quy định những thủ tục hoãn chấp
hành án phạt tù chặt chẽ để xem xét và quyết định đối với những trường hợp hoãn
chấp hành án phạt tù. Điều 23 Luật thi hành án hình sự năm 2010, quy định thủ tục
hoãn chấp hành án phạt tù như sau:
“1. Đối với người bị kết án phạt tù đang tại ngoại, Chánh án Tòa án ra quyết
định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản
đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện
nơi người chấp hành án cư trú nơi người chấp hành án làm việc ra quyết định hoãn
chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải gửi cho Tòa án ra
quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị
hỗn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tịa án đã ra quyết định thi hành án phải xem
xét, quyết định.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hỗn chấp hành
án phạt tù, Tịa án đã ra quyết định hoãn phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ
quan sau:
a) Người chấp hành án;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh;
d) Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện nơi người được hoãn thi
hành án đang cư trú;



7
đ) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;”
Từ việc quy định các thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù như trên cho thấy:
Thẩm quyền quyết định hoãn chấp hành án phạt tù
Thẩm quyền quyết định hoãn chấp hành án phạt tù là Chánh án Tòa án đã ra
quyết định thi hành án. Theo quy định tại khoản 1 Điều 364 Bộ Luật tố tụng hình sự
sửa đổi, bổ sung năm 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2018) thì Chánh án Tịa án đã xét xử
sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án
khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Như vậy thẩm quyền quyết định hoãn chấp
hành án là Chánh án Tịa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành
án hoặc Chánh án Tòa án khác cùng cấp được ủy thác ra quyết định thi hành án.
Cơ sở để xem xét định quyết định hoãn chấp hành án phạt tù và việc lập
hồ sơ
Thứ nhất, là tự mình ra quyết định hỗn chấp hành án phạt tù.
Đây là trường hợp đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh
án Tịa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình ra quyết định hỗn chấp hành
án phạt tù cho người bị kết án phạt tù khi xét thấy họ có đủ các điều kiện được hỗn
chấp hành án theo luật định.
Thứ hai, căn cứ vào đơn đề nghị của người bị kết án
Trường hợp người bị kết án khi có đủ các điều kiện được hỗn chấp hành án
theo quy định của pháp luật có đơn đề nghị gửi đến Chánh án tịa án có thẩm quyền
ra quyết định thi hành án để đề nghị Chánh án tịa án này xem xét quyết định cho
hỗn chấp hành án phạt tù.
Thứ ba, căn cứ vào văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi
hành án hình sự Cơng an cấp huyện nơi người phải chấp hành án cư trú.
Trường hợp này, Viện kiểm sát với tư cách là cơ quan giám sát, kiểm tra việc
tuân theo pháp luật; trong quá trình kiểm sát, giám sát việc tuân theo pháp luật khi
phát hiện những trường hợp người bị kết án phạt tù đủ các điều kiện được hỗn

chấp hành án theo luật định thì đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù cho những đối
tượng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Luật cũng quy định thời hạn để
Chánh án Tòa án xem xét ra quyết định và gửi quyết định thi hành án đến các cá


8
nhân và cơ quan có trách nhiệm trong việc hỗn chấp hành án phạt tù, quy định này
đã nâng cao trách nhiệm của cơ quan Tòa án mà trực tiếp là Chánh án phải khẩn
trương xem xét hồ sơ, thủ tục đề nghị, không kéo dài thời gian đối với những trường
hợp đã đầy đủ hồ sơ, tiến hành xác minh những hồ sơ thủ tục cần thiết để quyết định
việc hoãn chấp hành án phạt tù cho người bị kết án phạt tù đảm bảo về mặt thời gian
theo luật định.
Các trường hợp hoãn chấp hành án phạt tù
Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ
sung năm 2017; hướng dẫn tại Mục 7, Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày
02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao (gọi tắt là Nghị
quyết 01/2007/NQ-HĐTP) căn cứ để hoãn chấp hành án phạt tù bao gồm các trường
hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hỗn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
Người bị kết án là người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi
chấp hành hình phạt tù; nếu bắt họ đi chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng
của học do đó, cần thiết cho họ hỗn chấp hành án phạt tù đến khi được bình phục.
b) Phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho
đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
Trong thời gian được hỗn chấp hành hình phạt tù mà người bị kết án lại có thai
hoặc phải tiếp tục ni con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hỗn cho đến khi đứa con
sau cùng đủ 36 tháng tuổi. Nếu là con ni thì phải bảo đảm thủ tục pháp lý theo Luật
Hơn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch quy định.
c) Là lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì
gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hỗn đến một năm, trừ trường hợp người đó

bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội phạm khác là tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
Người bị kết án không phải về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội
khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và là người duy nhất trong gia
đình đang lao động có thu nhập và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thi gia đình
họ sẽ gặp khó khăn đặc biệt trong cuộc sống (như khơng có nguồn thu nhập nào
khác, khơng có ai chăm nom, ni dưỡng).


9
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu cơng vụ, thì được hỗn
đến 01 năm”.
Là người bị kết án về tội ít nghiêm trọng (là tội phạm gây nguy hại không lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù) và
do nhu cầu công vụ, tức là do nhu cầu của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương
cần thiết sự có mặt của họ để thực hiện công vụ nhất định và nếu bắt họ đi chấp hành
hình phạt tù ngay thì chưa có người thay thế họ.
Lập hồ sơ hỗn chấp hành án phạt tù
Trên cơ sở quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010; khoản 1 Điều 67
BLHS năm 2015; Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP Tòa án Nhân dân tối cao thì khi
phạm nhân có một trong các điều kiện sau thì việc lập hồ sơ để Chánh án Tịa án đã
ra quyết định thi hành án xem xét quyết định hỗn hoặc khơng cho hỗn gồm các tài
liệu, thủ tục như sau:
Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khoẻ được hồi phục:
Người bị kết án bị bệnh nặng tức là bị bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng
nếu họ phải chấp hành hình phạt tù. Thì thủ tục đề nghị phải có kết luận của bệnh
viện cấp tỉnh trở lên xác nhận về tình trạng bệnh tật của người bị kết án như: Ung
thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ
3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS. Đối với trường hợp
người bị kết án bị HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì chỉ cần kết quả xét

nghiệm HIV và phải xác định rõ là đang có các nhiễm trùng cơ hội và tiên lượng
xấu của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Nếu đủ các thủ tục, giấy tờ xác nhận như trên thì
các cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật thi hành án hình sự năm
2010 hồn chỉnh hồ sơ, thủ tục tiến hành đề nghị, trên cơ sở hồ sơ thủ tục của cá
nhân, tổ chức hoặc Tịa án tự mình xét thấy các hồ sơ thủ tục của người bị kết án
phạt tù đủ điều kiện hoãn chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tịa án đã ra quyết định
thi hành án xem xét quyết định việc hoãn chấp hành án phạt tù này.
Là phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới 36 tháng tuổi được hỗn đến khi
con đủ 36 tháng tuổi:
Căn cứ vào kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên về việc người bị kết án là
phụ nữ đang có thai hoặc bản sao giấy khai sinh, giấy chứng sinh và xác nhận của


10
chính quyền địa phương nơi họ thường trú về việc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
mà không cần phân biệt người con đó là con đẻ hay con ni hợp pháp và nếu họ bị
xử phạt tù lần đầu.
Trong trường hợp phụ nữ có thai hoặc ni con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đang
được hoãn chấp hành án phạt tù mà lại có thai hoặc phải tiếp tục ni con dưới 36
tháng tuổi thì Tồ án vẫn cho hỗn tiếp đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Hồ sơ đề nghị
là giấy khai sinh, xác nhận có thai của Bệnh viện cấp huyện trở lên.
Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù
thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hỗn đến một năm, trừ trường hợp
người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng:
Hồ sơ là trên cơ sở giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bị kết
án thường trú về việc họ là lao động chính duy nhất trong gia đình, nếu buộc họ đi
chấp hành hình phạt tù thì gia đình gặp khó khăn đặc biệt.
Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu cơng vụ, thì được hỗn đến
một năm:

Là trường hợp người phải thi hành án bị kết án về tội ít nghiêm trọng (mức
cao nhất của khung hình phạt của tội ấy từ 3 năm tù trở xuống) mà được cơ quan, tổ
chức nơi người bị kết án làm việc hoặc chính quyền nơi người đó thường trú xác
nhận cần tới sự có mặt của họ vì nhu cầu cơng vụ mà khơng có người khác để thay
thế. Trường hợp người lao động duy nhất trong gia đình hoặc do nhu cầu cơng vụ
có thể được hỗn một lần hoặc nhiều lần nhưng tổng thời gian hỗn khơng q một
năm. Do đó, nếu đã hoãn một lần hoặc nhiều lần mà thời gian hỗn đã được một
năm thì người bị kết án khơng được xét hỗn nữa nếu họ xin hỗn hoặc đề nghị
hỗn của cơ quan, chính quyền vẫn vì lý do cơng vụ hoặc vì lý do là người lao động
duy nhất trong gia đình.”
Như vậy, để thỏa mãn một trong các điều kiện được hoãn theo quy định pháp
luật thì người xin hỗn bắt buộc phải có cơ sở và tài liệu minh chứng cho lý do xin
hoãn nêu trên và Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc
theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp,
cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú để ra
quyết định xem xét việc hoãn chấp hành án.


11
Trường hợp Tịa án quyết định khơng chấp nhận thì Chánh án Tịa án phải
thơng báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị hoãn biết. Trong đó
phải nêu rõ lý do về việc khơng chấp nhận đề nghị hỗn.
Trường hợp chấp nhận thì Chánh án Tịa án ra quyết định hỗn chấp hành án
và gửi quyết định này cho người chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Cơ quan thi
hành án hình sự cơng an cấp tỉnh; Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện
nơi người được hỗn thi hành án đang cư trú; Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết
định thi hành án có trụ sở. Với việc quy định thủ tục, hồ sơ như trên, giúp cho Tòa
án thuận lợi trong việc xác minh, tránh việc quyết định tùy tiện cho người bị xử
phạt tù được hoãn chấp hành án.
Thời hạn

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị
hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem
xét, quyết định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hỗn chấp hành
án phạt tù, Tịa án đã ra quyết định hỗn phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ
quan sau: Người chấp hành án; Viện kiểm sát cùng cấp; Cơ quan thi hành án hình
sự Cơng an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện nơi người
được hoãn thi hành án đang cư trú; Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành
án có trụ sở để các cơ quan này tiến hành các thủ tục bàn giao quản lý người được
hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định.
1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thủ tục hoãn chấp
hành án phạt tù
Trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thủ tục hoãn chấp hành án
phạt tù đã bộc lộ những hạn chế nhất định:
Một là, Đơn xin hoãn chấp hành án phạt tù
Theo khoản 1 Điều 23 Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định về thủ tục
hỗn chấp hành án phạt tù thì hồ sơ để đề nghị do Chánh án Tòa án ra quyết định thi
hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của
Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người
chấp hành án cư trú. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải gửi cho Tòa án ra quyết


12
định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan. Như vậy, theo quy định này thì đơn
đề nghị của người bị kết án chỉ có khi chính họ là người viết đơn; còn đối với các hồ sơ
do Chánh án Tòa án tự quyết định hoặc các hồ sơ do các chủ thể khác quy định tại
khoản 1 điều này thì khơng có đơn đề nghị của người bị kết án. Như vậy, trong thực
tiễn đã xảy ra trường hợp khi người bị kết án phạt tù có đủ các điều kiện để hỗn chấp
hành án phạt tù thì một trong các chủ thể có thẩm quyền được quy định trong khoản 1
điều này tiến hành làm các thủ tục để đề nghị hoãn chấp hành án (nhưng không phải là

người bị kết án phạt tù đề nghị). Căn cứ vào các hồ sơ, thủ tục đề nghị của các cơ qua
có thẩm quyền, Tịa án đã ra quyết định cho người bị kết án được hoãn chấp hành án
phạt tù, nhưng khi gửi quyết định hoãn chấp hành án phạt tù cho người bị kết án họ lại
có đơn xin được đi chấp hành án phạt tù ngay vì lý do cá nhân.
Trong trường hợp này, Tịa án giải quyết như thế nào? Có tơn trọng nguyện
vọng của người bị kết án hay không? Đây cũng là một vướng mắc đã xảy ra trong
thực tiễn cần phải có hướng dẫn tháo gỡ.
Hai là, áp dụng khơng đúng căn cứ cho hoãn chấp hành án phạt tù
Trên thực tế có trường hợp mặc dù các cơ quan có thẩm quyền đã nắm chắc về
điều kiện, tiêu chuẩn để hoãn chấp hành án, nhưng trong quan hệ do nể nang vẫn tiến
hành làm các thủ tục, hồ sơ đề nghị cho hỗn chấp hành án khơng đúng đối tượng
quy định gây phản ứng trong nhân dân và chính quyền cơ sở, như trường hợp sau:
Trường hợp 2: Trần Văn Bền, sinh năm 1979, thường trú tại số nhà 405C ấp
Bình Thành, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Năm 2014, bị Tòa án
nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre xử phạt 02 năm tù về tội trộm cắp tài sản
và cho tại ngoại chờ chấp hành án. Trong thời gian tại ngoại, Trần Văn Bền có bệnh
án đang điều trị HIV ở khoa nhiễm bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre; ngày
18/5/2014 Trần Văn Bền có đơn xin hỗn chấp hành án phạt tù để điều trị bệnh, ngày
23/5/2014 Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre có quyết định cho Trần
Văn Bền hoãn chấp hành án phạt tù lý do bệnh nặng và giao cho Ủy ban nhân dân xã
Bình Phú, thành phố Bến Tre để quản lý, giám sát. Trong thời gian hoãn chấp hành
án phạt tù tại địa phương, Trần Văn Bền lại tiếp tục nhiều lần trộm cắp tài sản, tụ tập
nhiều con nghiện ma túy để sử dụng ma túy tại nhà gây lo sợ cho nhân dân nơi Trần
Văn Bền cư trú. Tổ nhân dân tự quản số 9 ấp Bình Thành, xã Bình Phú đã kiến nghị
đến Công an thành phố Bến Tre nhờ can thiệp. Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an


13
thành phố Bến Tre có văn bản gửi đến Chánh án Tòa án nhân dân huyện Châu Thành
xem xét lại trường hợp hỗn của Trần Văn Bền. Qua q trình xác minh, Tòa án nhân

dân huyện Châu Thành xác định trường hợp của Trần Văn Bền về thủ tục hồ sơ là
chưa đảm bảo để được xét hoãn chấp hành án phạt tù, hồ sơ chỉ có phiếu xét nghiệm
nhiễm HIV, chưa chuyển qua giai đoạn AIDS và chưa có tiên lượng xấu mà chỉ có
bệnh án đang được điều trị ngoại trú tại khoa nhiễm bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu,
điều trị bằng ARV nhưng Trần Văn Bền đã nhờ chú ruột của mình đang cơng tác tại
Cơng an huyện Châu Thành tác động đến một thư ký có trách nhiệm ở Tòa án nhân
dân huyện Châu Thành làm các thủ tục, hồ sơ không đúng quy định để Chánh án Tòa
án nhân dân huyện Châu Thành quyết định được hỗn chấp hành án phạt tù.2
Ba là, khơng cịn căn cứ cho hoãn chấp hành án phạt tù
Với các trường hợp được hỗn do bị bệnh nặng, nhưng chưa có quy định về
thủ tục kiểm tra sức khỏe của người được hỗn trong thời gian hỗn để xác định
tình trạng sức khỏe họ đã hồi phục. Đối với điều kiện “sức khỏe đã hồi phục”, Tòa
án nhân dân Tối cao mới chỉ hướng dẫn các trường hợp bị bệnh nặng được hỗn
chấp hành hình phạt tù nhưng chưa có hướng dẫn các vấn đề sau:
(i) Thế nào là sức khỏe đã hồi phục (được hồi phục).
(ii) Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền để cung cấp hồ sơ, thủ tục giấy
xác nhận người bị kết án đã hồi phục sức khỏe, có đủ sức khỏe để chấp hành
hình phạt tù.
(iii) Cơ quan tổ chức nào tiến hành các thủ tục để đưa họ đi kiểm tra sức
khỏe phục hồi cũng như tiến hành các thủ tục để đề nghị Tịa án hủy quyết định
hỗn chấp hành án phạt tù cho họ nếu sức khỏe của họ đã phục hồi. Đây là căn cứ
quan trọng để Tòa án ra quyết định thi hành án phạt tù khi lý do hoãn nay đã hết.
Vì vậy, nên có quy định hoặc có hướng dẫn cụ thể về các vấn đề này vì nếu
khơng thì việc hỗn này kéo dài khơng có giới hạn. Thẩm quyền xác định sức khỏe
của người được hoãn chấp hành hình phạt tù cũng nên quy định là bệnh viện cấp
tỉnh trở lên; người bị kết án bị bệnh nặng cũng cần có quy định bắt buộc việc khám,
xác định sức khỏe theo định kỳ một năm, hai năm, ba năm một lần để bổ sung vào
hồ sơ, thủ tục quản lý.
2


Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, Báo cáo công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015, tr. 5.


14
Ngồi ra đối với những trường hợp có lý do, đủ căn cứ để được hoãn nhiều
lần, kéo dài trong nhiều năm thì có thể được xét miễn chấp hành tồn bộ hoặc miễn
chấp hành phần cịn lại của hình phạt tù hay không?. Nên quy định người bị kết án
phạt tù được hoãn chấp hành nhiều năm và họ khơng vi phạm pháp luật, khơng cịn
nguy hiểm cho xã hội, được chứng minh là họ đã hồn lương, có nhiều thành tích
trong xã hội, chăm chỉ lao động, có ích cho xã hội… thì cũng được làm hồ sơ, thủ
tục để được xét miễn theo quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015 và vận dụng Nghị
quyết 01/2007/NQ-HĐTP.
Bốn là, kết luận của bệnh viện về tình trạng “bệnh nặng” hoặc “đang mang thai”
Đối với những trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt tù do bị “bệnh
nặng,” căn cứ vào “kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên” và xác định “có thai”
của “bệnh viện từ cấp huyện trở lên” nhưng chưa có văn bản quy định rõ kết luận
của bệnh viện được hiểu như thế nào; đó là nội dung kết luận của bác sỹ điều trị ghi
trong bệnh án, kết quả siêu âm hay là một văn bản kết luận riêng của người có thẩm
quyền trong bệnh viện?
Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT ngày 18/5/2006 của Tòa án Nhân dân
tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Nghị quyết số
01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 hướng dẫn áp dụng về hoãn, tạm đình chỉ
chấp hành hình phạt tù đối với với người bị phạt tù bị bệnh nặng như sau: “…bị
bệnh nặng tức là bị bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu họ phải chấp hành
hình phạt tù. Thì thủ tục đề nghị phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về
tình trạng bệnh tật của người bị kết án như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ
trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở
lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS…”. Tuy nhiên, hai văn bản nói trên lại khơng nêu
rõ "kết luận" là nội dung kết luận trong bệnh án điều trị hay bằng một văn bản riêng
của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Vì vậy, quy định như trên đã tạo ra sự thiếu thống

nhất trong nhận thức, dẫn đến việc áp dụng ở mỗi cơ quan không giống nhau, dễ
dẫn đến áp dụng một cách tuỳ tiện.
Hiện nay, hầu hết hồ sơ thủ tục các trường hợp xin hoãn chấp hành án phạt tù
đều sử dụng tài liệu là kết luận trong bệnh án điều trị tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên
vì khơng có quy định nào bắt buộc bệnh viện cấp tỉnh trở lên cung cấp văn bản kết
luận riêng cho bệnh nhân điều trị. Thực tế, bệnh viện không ra văn bản kết luận
riêng mà chỉ cung cấp bệnh án của bệnh nhân có thể hiện kết quả điều trị hoặc phiếu


15
siêu âm thai nhi. Các trường hợp bị án bị bệnh nặng phải có hồ sơ bệnh án hoặc xác
nhận trình trạng bệnh của Bệnh viện cấp tỉnh, nhưng trên thực tế Bệnh viện ở một
số địa phương không xác nhận hoặc không cho sao in bệnh án, trong khi đó có Tịa
án lại u cầu phải có kết luận hoặc văn bản kết luận riêng về bệnh án của người
được hoãn chấp hành án phạt tù, do vậy rất khó cho việc lập hồ sơ thủ tục để đề
nghị Tịa án xem xét, quyết định; cá biệt có trường hợp bệnh viện đã dùng từ
chuyên môn nghiệp vụ ghi trong bệnh án dẫn đến nhận thức chưa chính xác nên Tịa
án khơng thể xem xét ra quyết định. Cụ thể như:
Trường hợp 1: Bệnh án của người bị kết án phạt tù Nguyễn Minh Hải, sinh
năm 1982; hộ khẩu thường trú: Ấp 2, xã An Qui, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, bị
Tòa án nhân dân huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre tuyên phạt 02 năm tù về tội cố ý gây
thương tích, được tại ngoại do đang điều trị bệnh nặng. Khi đã hết thời gian tại ngoại,
gia đình của Nguyễn Minh Hải có đơn xin hỗn chấp hành án phạt tù kèm theo bệnh
án của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre với chẩn đốn trong bệnh án là
“Leucose cấp”. Trên thực tế, đây là bệnh ung thư máu dịng bạch cầu theo quy định
có thể được hỗn chấp hành án phạt tù, nhưng Tịa án huyện Thạnh Phú khơng chấp
nhận cho hỗn và ra Quyết định thi hành án phạt tù dẫn đến khi vào chấp hành án tại
Nhà tạm giữ Công an huyện Thạnh Phú, phạm nhân Nguyễn Minh Hải phát bệnh
nặng và được đưa đến Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu để điều trị bệnh. Cơ quan thi
hành án hình sự Cơng an huyện Thạnh Phú có văn bản đề nghị Bệnh viện Nguyễn

Đình Chiểu thành lập Hội đồng giám định y khoa để giám định về kết quả bệnh của
phạm nhân Nguyễn Minh Hải để tiến hành các thủ tục đề nghị Tòa án xem xét quyết
định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân. Trong khi đang chờ kết quả
giám định, phạm nhân Nguyễn Minh Hải đã tử vong tại bệnh viện.
Sự việc này đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng;
tốn kém cho Nhà nước và khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan, nhất
là việc giải thích cho gia đình phạm nhân Nguyễn Minh Hải hiểu các quy định của
pháp luật nguyên nhân để xảy ra sự việc này một phần do sự hạn chế trình độ
chun mơn của cơ quan ra quyết định, ít nhất về y khoa khi thấy bệnh án có vấn đề
chưa rõ cần trao đổi với cơ quan y tế hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Đây thể
hiện sự trắc trách của cơ quan chủ quản3.
3

Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện Thạnh Phú (2016), Báo cáo trường hợp phạm nhân đưa đi điều
trị bệnh chết tại Bệnh viện.


16
Năm là, quy định về hoãn trong trường hợp là lao động chính
Trường hợp bị án là người lao động chính duy nhất trong gia đình, đã được
hỗn một lần hoặc nhiều lần nhưng tổng thời gian hoãn đã quá một năm và bị án có
con duy nhất đã thành niên bị tâm thần, gia đình khơng có người thân thích (Bố mẹ,
chồng, con, anh chị em ruột) để giao ni dưỡng, chăm sóc nên phải tiếp tục hỗn
kéo dài nhiều lần. Hiện tại chưa có quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của cơ
quan, tổ chức để tiến hành thực hiện các thủ tục, hồ sơ để giao con bị tâm thần (đã
thành niên) của bị án cho gia đình, các Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc để bị án
yên tâm đi chấp hành án. Có trường hợp bị án là lao động duy nhất hoặc gia đình có
hồn cảnh đặc biệt khó khăn, hồ sơ đề nghị phải có đơn của người xin hỗn chấp
hành án, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bị kết án xin hoãn cư
trú về những nội dung trên nhưng nhiều địa phương không xác nhận cụ thể mà chỉ

xác nhận nơi thường trú của họ. Vì vậy, những giấy xác nhận này cùng với các hồ
sơ thủ tục đề nghị khi chuyển đến Tòa án xem xét khơng có trường hợp nào được
Tịa án quyết định cho hoãn chấp hành án.
Sáu là, trường hợp người chấp hành án chết
Luật thi hành án hình sự năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan đều
chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp người bị kết án phạt tù bị
chết trong thời gian được hỗn chấp hành án thì hồ sơ, thủ tục giải quyết như thế
nào. Mặc dù hiện nay tại khoản 5, Điều 24, Luật thi hành án hình sự năm 2010 có
quy định: “Trong thời gian được hỗn chấp hành án phạt tù mà người được hoãn
chấp hành án chết thì thân nhân của người đó hoặc Cơng an cấp xã, cơ quan được
giao quản lý phải báo cáo cho Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện để
thơng báo cho Tịa án đã ra quyết định hỗn chấp hành án phạt tù ra quyết định
đình chỉ thi hành án và giải quyết các thủ tục có liên quan”. Tuy nhiên, quy định
này cũng chưa rõ ràng và cũng khó thực hiện trên thực tế. Do chưa có quy định cụ
thể như thế nào đối với quyết định đình chỉ, thời điểm đình chỉ chấp hành án phạt tù
tính từ thời điểm nào? Thời điểm Tịa án ra quyết định đình chỉ hay tính từ thời
điểm người chấp hành án phạt tù chết; thủ tục có liên quan theo khoản 5 Điều 24
Luật thi hành án hình sự năm 2010 cũng chưa rõ bao gồm các thủ tục gì. Trong thực
tế, các trường hợp người bị kết án chết trong thời gian hoãn chấp hành án phạt tù
đều được coi là đã xong để xóa thụ lý, theo dõi, quản lý về thi hành án hình sự.
Ngồi ra, tài liệu chủ yếu để Tịa án ra quyết định đình chỉ thi hành án là căn cứ vào


17
giấy chứng tử, hoặc biên bản xác nhận người hoãn chấp hành án phạt tù đã chết của
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Bảy là, thủ tục hỗn khơng đúng thời hạn
Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định trong thời hạn 07 ngày, kể từ
ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hỗn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tịa
án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định. Trong thời hạn 03 ngày

làm việc, kể từ ngày ra quyết định hỗn chấp hành án phạt tù, Tịa án ra quyết định
hỗn phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan như: Người chấp hành án; Viện
kiểm sát cùng cấp; Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh; Cơ quan thi hành
án hình sự Cơng an cấp huyện nơi người được hỗn thi hành án đang cư trú; Sở Tư
pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Nhưng Luật thi hành án hình
sự năm 2010 cũng như các văn bản hướng dẫn có liên quan lại khơng có quy định
về thời hạn chuyển giao hồ sơ, quyết định hỗn chấp hành án giữa Cơ quan thi hành
án Cơng an cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được hoãn chấp hành
chấp hành án cư trú, cũng như không quy định về hồ sơ, thủ tục, sổ sách để Ủy ban
nhân dân cấp xã tiến hành công tác quản lý, theo dõi bổ sung vào hồ sơ sổ sách của
người có quyết định hỗn chấp hành án phạt tù. Từ việc chưa quy định các thủ tục
như trên dẫn đến cịn nhiều sai sót trong việc thực hiện các thủ tục này như có địa
phương cịn để thất lạc hồ sơ đặc biệt là thủ tục để quản lý chưa có sự phối hợp bàn
giao cụ thể, chặt chẽ để người hoãn chấp hành án trốn khỏi địa phương nơi cư trú,
cơ quan chức năng phải ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt hết sức khó khăn.
Theo số liệu thống kê của cơ quan thi hành án hình sự Cơng an các tỉnh, việc quản
lý đối tượng vẫn cịn gặp khó khăn trong việc tiến hành các thủ tục như:
Tại tỉnh Vĩnh Long, từ năm 2013 đến 2017, Tòa án các cấp đã ra quyết định
hoãn chấp hành án phạt tù cho 103 người bị kết án tù, hết thời hiệu thi hành án đã
giải quyết 45 trường hợp, còn thời hiệu chưa giải quyết 51 người, có 05 người được
hỗn bỏ trốn cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh phải ra quyết định truy
nã, 02 trường hợp thất lạc hồ sơ.4
Theo báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự Cơng an tỉnh Sóc Trăng, từ
năm 2013 đến 2017, trên địa bàn tỉnh, Tòa án các cấp đã ra quyết định hoãn chấp
hành án phạt tù cho 93 người bị kết án tù, hết thời hiệu thi hành án đã giải quyết 47
4

Xem phụ lục 1



18
trường hợp, còn thời hiệu chưa giải quyết 40 người, có 08 người được hỗn bỏ trốn
cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh phải ra quyết định truy nã, 01 trường
hợp thất lạc hồ sơ5.
Trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Tòa án các cấp đã ra quyết định hoãn chấp hành
án phạt tù cho 109 người bị kết án tù, hết thời hiệu thi hành án đã giải quyết 60
trường hợp, còn thời hiệu chưa giải quyết 42 người, có 04 người được hỗn bỏ trốn
cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh phải ra quyết định truy nã, 03 trường
hợp thất lạc hồ sơ6.
Luật quy định trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản
đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải
xem xét, quyết định. Như vậy, một hồ sơ để đề nghị đối với một số trường hợp được
quy định tại điểm 7.1 mục 7 Nghị quyết 01/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân Tối cao về một trong những điều kiện chung của người bị kết án có thể
được xem xét cho hoãn chấp hành án là sau khi bị kết án khơng có hành vi vi phạm
pháp luật nghiêm trọng. Để có đủ hồ sơ, tài liệu, thủ tục xác định bị án có tiếp tục có
hành vi vi phạm pháp luật hay không và vi phạm ở mức độ nào thì ít nhất theo quy
định của pháp luật cũng mất thời gian 03 tháng. Như vậy, chỉ cần hồ sơ thủ tục để xác
định một yếu tố này đã mất khoảng thời gian 03 tháng thì để xác định đầy đủ các yếu
tố thì phải cần nhiều thời gian hơn trong khi Luật thi hành án hình sự chỉ quy định có
7 ngày để Chánh án ra quyết định. Đây là vấn đề cịn bất cập, bởi vì nếu chờ đủ hồ sơ
tài liệu để tiến hành ra quyết định hỗn thì sẽ q hạn, nếu làm đúng theo luật quy
định thì chắc chắn sẽ dẫn đến khơng xác minh được hồ sơ thủ tục đầy đủ và chính
xác, dễ dẫn đến ra quyết định hoãn cho người bị kết án không đúng đối tượng và
không đúng hồ sơ, thủ tục quy định. Trong thực tế, qua khảo sát các quyết định hoãn
chấp hành án phạt tù số 01/2016 ngày 02/3/2016, quyết định số 03/2016 ngày
10/10/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Bến Tre; các quyết định hoãn chấp hành
án phạt tù số 92/2003 ngày 17/09/2013, quyết định số 42/2010 ngày 18/05/2010,
quyết định số 84/2011 ngày 30/11/2011, quyết định số 61/2013 ngày 02/12/2013 của
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, thì các Tịa án này đã ra quyết định vượt

quá 07 ngày so với quy định tại Điều 23 của Luật thi hành án hình sự7.

5

Xem phụ lục 2
Xem phụ lục 3
7
Xem các quyết định hoãn chấp hành án phạt tù kèm theo luận văn
6


19
Tám là, văn bản hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù
Thủ tục quy định tại khoản 4 Điều 24 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đối
với trường hợp “Trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người bị kết án có
hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn
thì cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này báo cáo Cơ quan thi hành án hình sự
Cơng an cấp huyện để đề nghị Chánh án Tịa án đã ra quyết định hỗn hủy bỏ
quyết định đó”. Qua khảo sát thực tế tại các Tòa án, việc quy định Chánh án Tịa án
đã ra quyết định hỗn hủy bỏ quyết định đó cũng chưa được thực hiện thống nhất.
Có trường hợp các Tịa án trong cùng một tỉnh vẫn có những văn bản khác nhau
như có Tịa án ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, có Tịa án ra
văn bản thơng báo hủy quyết định hỗn chấp hành án phạt tù, có Tòa án lại tiếp tục
ra quyết định thi hành án phạt tù. Đây cũng là vấn đề cần được quy định rõ trong
các văn bản hướng dẫn để áp dụng thống nhất. cụ thể như trường hợp của Trần Văn
Bền Tòa án nhân dân huyện Châu Thành ra quyết định hủy quyết định hỗn chấp
hành án phạt tù, cịn trường hợp vụ Nguyễn Thị Cẩm Tú thì Tịa án nhân dân huyện
Ba Tri ra Thông báo số 01/2018/TB-TA ngày 19/3/2018 về việc khơng chấp nhận
hỗn chấp hành án phạt tù đối với Nguyễn Thị Cẩm Tú, đề nghị cơ quan thi hành án
hình sự Cơng an huyện Ba Tri áp giải Nguyễn Thị Cẩm Tú đến trại giam để chấp

hành án.
1.3. Kiến nghị về thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù
Để bảo đảm các quy định của pháp luật thực hiện được một cách thống nhất,
rõ ràng, nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn; tác giả luận văn đề xuất kiến nghị
hướng dẫn quy định chặt chẽ hơn về hồ sơ, thủ tục để tiến hành các công việc đối
với người kết án phạt tù được hoãn chấp hành án phạt tù, cụ thể như:
Một là, đề nghị sửa đổi bổ sung khoản 1, Điều 23, Luật thi hành án hình sự
năm 2010 theo hướng: Quy định tất cả hồ sơ, thủ tục để đề nghị được hoãn chấp
hành án phạt tù cho người bị kết án đều phải có đơn đề nghị của người bị kết án
phạt tù trực tiếp ký vào và phải theo mẫu thống nhất trong cả nước8 (trừ trường hợp
người bị kết án phạt tù đang bệnh nặng, có tiên lượng xấu về sức khỏe, nguy cơ tử
vong cao, khơng cịn đủ sức khỏe để tự mình viết đơn đề nghị hỗn chấp hành án
phạt tù) nhằm tránh trường hợp người bị kết án khi nhận quyết định hoãn chấp hành
8

Xem mẫu đơn đề xuất kèm theo luận văn


20
án phạt tù của Tịa án họ lại có đơn xin đi chấp hành án ngay, nhằm đảm bảo được
quyền và nguyện vọng chính đáng của người bị kết án phạt tù (ví dụ như mong
muốn được đi chấp hành án sớm để có đủ thời gian, điều kiện và tiêu chuẩn được
xem xét giảm án hoặc được xét đặc xá theo quy định của pháp luật.)
Hai là, Luật thi hành án hình sự quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan
được giao tiến hành kiểm tra, giám sát hoãn chấp hành án phạt tù trong việc kiểm
tra phát hiện khơng để các cơ quan đề nghị hỗn chấp hành án phạt tù do nể nang để
tiến hành làm các thủ tục, hồ sơ đề nghị cho những người khơng đủ về tiêu chuẩn,
điều kiện được hỗn chấp hành án. Đồng thời làm tốt công tác kiểm tra hướng dẫn,
giáo dục và bồi dưỡng về nghiệp vụ đối với người được giao nhiệm vụ, người có
thẩm quyền xem xét quyết định hoãn chấp hành án phạt tù nắm vững về điều kiện,

tiêu chuẩn, công tâm, khách quan không để do nể nang quen biết mà tiến hành hoãn
chấp hành án phạt tù cho người không đúng điều kiện, tiêu chuẩn.
Ba là, nhằm tránh các trường hợp lợi dụng trình trạng có bệnh nặng để được
hỗn chấp hành án phạt tù kéo dài khơng có giới hạn, đối với các trường hợp này,
trong hồ sơ bổ sung để Tòa án xem xét cần phải đưa vào quy định là: người được
hoãn chấp hành án phạt tù do bị bệnh nặng phải bổ sung hồ sơ kết luận của việc đi
khám tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên theo định kỳ như: 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng,
hoặc 12 tháng một lần để kiểm tra, xác định lại tình trạng sức khoẻ, nhằm làm căn
cứ chấm dứt việc cố tình né tránh chấp hành án phạt tù. Ngoài ra, nên quy định cụ
thể về trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và báo cáo thuộc về cơ quan, tổ chức hoặc
chính quyền địa phương nơi người được hoãn cư trú, làm việc.
Đối với trường hợp hoãn khi người bị kết án bị bệnh nặng
Cũng xuất phát từ mục đích lập hồ sơ thủ tục để quản lý, theo dõi chặt chẽ
trong thời gian người bị kết án được hỗn và đề phịng trường hợp khi lý do hỗn
khơng cịn (bệnh nhân chết, sức khỏe hồi phục, trốn khỏi địa phương…), nên có
hướng dẫn theo hướng cho hoãn theo từng năm một cho đến khi sức khỏe người bị
kết án phạt tù được hồi phục. Nên quy định cơ quan xác định tình trạng sức khỏe
trong trường hợp sức khỏe hồi phục là kết luận của Hội đồng giám định y khoa cấp
tỉnh và hướng dẫn cụ thể thế nào là sức khỏe hồi phục, đồng thời cũng quy định cơ
quan cụ thể tiến hành thực hiện hồ sơ thủ tục đề nghị Tòa án xem xét quyết định


21
hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù đối với những người được hoãn chấp
hành án phạt tù sau khi sức khỏe hồi phục.
Vấn đề ra quyết định hoãn theo từng năm một đối với hai đối tượng trên đã
được đề cập đến trong một số văn bản. Tuy nhiên, để có thể áp dụng thống nhất trên
phạm vi cả nước trong thời gian tới, tác giả đề nghị quy định cụ thể vào Luật thi
hành án hình sự năm 2010 trong lần sửa đổi bổ sung tiếp theo.
Bốn là, căn cứ xác định tình trạng “bệnh nặng” đối với người được hoãn

chấp hành án phạt tù của bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên hoặc xác định “có thai” của
bệnh viện từ cấp huyện trở lên, nên quy định thống nhất phải thể hiện bằng văn bản
kết luận riêng. Các quy định này phải được thể hiện cụ thể trong Luật thi hành án
hình sự. Có như vậy mới thể hiện tính có căn cứ, xác thực cũng như trách nhiệm của
cơ quan y tế đối với kết luận của mình trước pháp luật, chứ khơng phải của bác sỹ
điều trị hoặc phiếu siêu âm thai nhi, vì dễ dẫn đến nể nang hoặc tình trạng “chạy” để
làm thủ tục đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù.
Đối với người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi,
theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2007/HĐTP-TANDTC “Người bị xử phạt là phụ
nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hỗn chấp hành hình phạt
tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình
phạt tù mà người bị kết án lại có thai hoặc phải tiếp tục ni con dưới 36 tháng tuổi
thì vẫn được hoãn cho đến khi đứa con sau cùng đủ 36 tháng tuổi”. Đối với thủ tục,
hồ sơ các trường hợp người bị kết án được hoãn chấp hành án phạt tù theo căn cứ
này nên có sự hướng dẫn thống nhất và cụ thể theo hướng như sau:
Trong trường hợp hỗn đối với người bị kết án ni con dưới 36 tháng tuổi
cần quy định cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện hàng năm phải có báo
cáo xác minh và có văn bản báo cáo gửi đến Tịa án đã ra quyết định hỗn người
chấp hành án phạt tù, trên cơ sở kết quả xác minh của cơ quan thi hành án hình sự
Cơng an cấp huyện, Tòa án nhân dân nơi ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù
xem xét những trường hợp đứa trẻ khơng cịn sống thì căn cứ cho hỗn chấp hành
án đã khơng cịn thì Tịa án ra quyết định cho tiếp tục hoãn hay chấm dứt việc hoãn
chấp hành án phạt tù đối với họ. Quy định như trên để nhằm mục đích thực hiện
việc quản lý, theo dõi người bị kết án được tốt nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của
người bị kết án. Tránh tình trạng căn cứ cho hỗn khơng cịn (người được hỗn sảy


×