Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Miễn, giảm tạm ứng án phí và án phí trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ XUÂN DƯỠNG

MIỄN, GIẢM TẠM ỨNG ÁN PHÍ VÀ ÁN PHÍ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP.HỒ CHÍ MINH - THÁNG 01 - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

MIỄN, GIẢM TẠM ỨNG ÁN PHÍ VÀ ÁN PHÍ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG
Học viên: LÊ XUÂN DƯỠNG, Cao học Luật Khóa 2 – Vĩnh Long

TP.HỒ CHÍ MINH - THÁNG 01 - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết


quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình khoa học nào khác. Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Lê Xuân Dưỡng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-

BLTTDS 2015
TAND

: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
: Tòa án nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞI ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN, GIẢM TẠM ỨNG ÁN PHÍ VÀ ÁN
PHÍ ............................................................................................................................ 6
1.1. Đối tượng được miễn tạm ứng án phí và án phí trong tố tụng dân sự ................ 7
1.2. Đối tượng được giảm tạm ứng án phí và án phí trong tố tụng dân sự .............. 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 18
CHƯƠNG 2. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC MIỄN, GIẢM TẠM ỨNG ÁN PHÍ
VÀ ÁN PHÍ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ .......................................................... 19
2.1. Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí và án phí trong tố tụng dân sự ......... 19
2.2. Thủ tục miễn, giảm tạm ứng án phí và án phí trong tố tụng dân sự ................. 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 32
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để có thể yêu cầu Tòa án thụ lý và giải quyết vụ án dân sự cũng như thụ lý
giải quyết yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập thì người khởi kiện, bị đơn phản tố,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải đáp ứng được
các điều kiện để thụ lý thì đơn yêu cầu mới được thụ lý. Cùng với các điều kiện về
chủ thể khởi kiện, về thẩm quyền giải quyết của tòa án, về thời hiệu và điều kiện
vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nào
thì một trong các điều kiện quan trọng mà đương sự cần thực hiện đó là người
khởi kiện, người phản tố, người có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Nếu người khởi kiện, người phản tố, người có u cầu độc lập khơng nộp tiền tạm
ứng án phí thì Tịa án sẽ trả lại đơn và không thụ lý đơn; đối với người kháng cáo
bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án thì cũng phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc
thẩm thì mới được Tịa án cấp phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo. Bên cạnh đó,
khi Tịa án giải quyết vụ án thì một hoặc các bên đương sự phải chịu tiền án phí
dân sự sơ thẩm, phúc thẩm.
Án phí là một trong những nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Tòa án thực
hiện chức năng xét xử nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước,
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Trong điều kiện nước ta còn
gặp nhiều khó khăn về kinh tế, việc pháp luật quy định đương sự phải chịu án phí
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Qua nguồn thu này, Nhà nước cũng có thể đầu tư nhiều hơn cho các cơ quan Nhà
nước trong đó có Tịa án, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự, qua đó cũng nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ

máy Nhà nước.
Theo đó việc nộp tiền tạm ứng án phí, tiền án phí là điều kiện bắt buộc để
được thụ lý và giải quyết vụ án. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đương sự
đều bắt buộc phải nộp tạm ứng án phí, tiền án phí. Theo quy định của pháp luật có
một số trường hợp được miễn nộp hoặc giảm tiền tạm ứng án phí, tiền án phí.
Điều này thể hiện chính sách nhân đạo của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là từ khi
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu,


2

nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tịa án được ban hành thì đối tượng được
miễn, giảm tiền tạm ứng án phí, tiền án phí càng được mở rộng.
Những vấn đề trên phần nào nói lên vai trị quan trọng của án phí dân sự
đối với pháp luật Việt Nam nói chung và q trình tố tụng dân sự nói riêng. Tuy
nhiên, trên thực tế, việc áp dụng quy định của BLTTDS 2015 và Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 về miễn, giảm tiền tạm ứng án phí, tiền án phí vẫn cịn
nhiều bất cập, vướng mắc, chủ yếu tập trung ở các vấn đề về đối tượng được miễn,
giảm, thủ tục và thẩm quyền xét đơn miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí. Điều này
đã gây khó khăn cho các đương sự khi có đơn đề nghị được miễn, giảm và khó
khăn cho Tịa án khi xem xét đơn đề nghị. Cần phải được nghiên cứu để đưa ra các
kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự.
Từ đó, tác giả đã chọn đề tài “Miễn, giảm tạm ứng án phí và án phí trong
tố tụng dân sự” làm luận văn Thạc sĩ luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài, trong thời gian qua đã có một số cơng trình nghiên
cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau về tạm ứng án phí, án phítrong tố tụng
dân sự. Có thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu và bài viết có liên quan như

sau:
- “Giáo trình, luật tố tụng dân sự Việt Nam”của Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minhdo Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam xuất
bản năm 2012; “Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam” của Trường Đại học
Luật Hà Nội, do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2012; “Giáo trình
luật tố tụng dân sự”của Học viện tư phápdo Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất
bản năm 2007. Đây là những cơng trình được biên soạn đầy đủ về luật tố tụng dân
sự trong đó có phần án phí và nghĩa vụ chịu án phí dân sự. Đây là nguồn tài liệu
quan trọng cho tác giả trong việc triển khai đề tài. Tuy nhiên, đây là những cơng
trình chun để giảng dạy nên chủ yếu trình bày về lý luận, chưa đi sâu nghiên
cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí.
- Luận văn thạc sĩ luật học“Án phí dân sự sơ thẩm” của tác giả Phan Văn
Thể bảo vệ năm 2012 tại Trường Đại học Luật Hà Nội hoặc Luận văn thạc sĩ luật
học “Án phí dân sự trong pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Lan bảo vệ
năm 2014 tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Các cơng trình này đã nghiên
cứu làm rõ các vấn đề lý luận về án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự phúc thẩm;


3

các quy định pháp luật tố tụng Việt Nam hiện hành về án phí dân sự và các kiến
nghị hồn thiện pháp luật hiện hành về án phí dân sự. Tuy nhiên, các cơng trình
này chỉ nghiên cứu quy định của BLTTDS 2004 và Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án
năm 2009 mà chưa nghiên cứu chuyên sâu về miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí
theo quy định của BLTTDS 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
- Về các bài viết trên tạp chí pháp lý có các bài:“Một số vấn đề về án phí
dân sự sơ thẩm và thực tiễn” của tác giả Đỗ Văn Chỉnh đăng trên Tạp chí Tịa án
nhân dân, kỳ I, tháng 9/2013; “Đơi điều vềPháp lệnh án phí, lệ phí Tịa án” của
tác giả Thái Ngun Tồn đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 13, tháng 7/2011; “Tìm
hiểu một số quy định trong Pháp lệnh án phí, lệ phí Tịa án” của tác giả Đỗ Văn

Chỉnh đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân, số 03/2010; “Các bất hợp lý cơ bản từ
những quy định về phí, lệ phí, chi phí thi hành án dân sự” của tác giả Lê Thu Hà
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6, tháng 5/2008; “Một số vấn đề
cần lưu ý khi soạn thảo về án phí” của tác giả Lê Văn Luật đăng trên Tạp chí Tịa
án nhân dân, số 04/2008; “Một số khó khăn, vướng mắc qua thực tiễn áp dụng các
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về giám định, chi phí giám định, định giá,
án phí cùng một số kiến nghị” của tác giả Phạm Minh Tuyên đăng trên Tạp chí
Tịa án nhân dân, số 15, năm 2008… Nhìn chung, các bài viết này chưa nghiên
cứu một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ về miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí
theo quy định của BLTTDS 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
Với tình hình trên, đề tài “Miễn, giảm tạm ứng án phí và án phí trong tố
tụng dân sự” đã nghiên cứu một cách chuyên sâu, tồn diện, đầy đủ về miễn, giảm
tạm ứng án phí và án phí khi BLTTDS 2015và Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 được ban hành.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài với mục đích làm rõ các quy định của pháp luật hiện
hành và phân tích thực tiễn áp dụng quy định về miễn, giảm tạm ứng án phí và án
phí; làm sáng tỏ hệ thống những quy định mới trong Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14. Đồng thời, thông qua thực tiễn áp
dụng phát hiện những bất cập, vướng mắc trong quy định của pháp luật, trên cơ sở
đó đưa ra một số kiến nghị cụ thể góp phần hồn thiện quy định của pháp luật tố
tụng dân sự về miễn, giảm tạm ứng án phí và án phí nhằm nâng cao hiệu quả trong
giải quyết các vụ án dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.


4

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
Về giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đây là đề tài rộng liên quan đến
lĩnh vực tạm ứng án phí và án phí trong tố tụng dân sự, nên trong luận văn tác giả

tập trung làm rõ các vấn đề sau: một số quy định hiện hành của pháp luật tố tụng
dân sự trong phạm vi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 phần quy định về miễn, giảm tạm ứng án phí và án phí.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử
dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp chứng minh, phương pháp
diễn giải trong toàn luận văn. Cụ thể:
Trong Chương 1, các phương pháp này được sử dụng để thể hiện nội dung
đối tượng được miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí và chứng minh có những bất
cập, vướng mắc trên thực tế từ đó đưa ra kiến nghị. Ở Chương 2, các phương pháp
này được sử dụng để thể hiện nội dung thẩm quyền, thủ tục miễn, giảm tạm ứng
án phí, án phí và chứng minh có những bất cập, vướng mắc trên thực tế từ đó đưa
ra kiến nghị.
Phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh được sử dụng để tìm hiểu những
quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 so với Pháp lệnh án phí, lệ phí
Tịa án năm 2009 về miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí; quy định của pháp luật so
với thực tiễn áp dụng, chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong việc thực thi pháp
luật về miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí để đề xuất bổ sung hồn thiện hệ thống
pháp luật tố tụng dân sự.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã giải quyết vấn đề cơ bản của những quy
định pháp luật về miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí. Đánh giá khách quan, tồn
diện quy định của pháp luật đồng thời góp phần hồn thiện các quy định của pháp
luật cịn bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng về miễn, giảm tạm ứng án
phí, án phí trong tố tụng dân sự.
Giá trị ứng dụng: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
Thẩm phán, những người tiến hành tố tụng khác và các Luật sư. Ngoài ra, luận
văn cịn có thể sử dụng để học tập, nghiên cứu.
6. Bố cục của luận văn



5

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 02 chương:
Chương 1: Đối tượng được miễn, giảm tạm ứng án phí và án phí trong tố
tụng dân sự.
Chương 2: Thẩm quyền, thủ tục miễn, giảm tạm ứng án phí và án phí trong
tố tụng dân sự.


6

CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN, GIẢM TẠM ỨNG ÁN PHÍ VÀ ÁN PHÍ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Tiền tạm ứng án phí là khoản tiền mà người khởi kiện, bị đơn có yêu cầu
phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải tạm nộp
vào Ngân sách nhà nước thông qua cơ quan thi hành án dân sự, khoản tiền này do
Tòa án tạm tính trên cơ sở quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tịa án. Tiền
tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc
thẩm1. Mục đích buộc người có yêu cầu phải nộp một khoản tiền tạm ứng án phí là
để các đương sự có một sự cân nhắc trước khi yêu cầu, nếu yêu cầu không được
chấp nhận thì số tiền tạm ứng đó sẽ bị mất và để được Tòa án chấp nhận giải quyết
yêu cầu của mình thì trước tiên phải tạm nộp một khoản tiền.
Tiền án phí dân sự là khoản tiền mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà
nước khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự và được thi hành khi bản án, quyết định
của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Tiền án phí dân sự bao gồm án phí sơ thẩm và án
phí phúc thẩm2. Mục đích buộc đương sự phải nộp án phí cũng là nhằm để hạn chế
việc khởi kiện, yêu cầu; để người dân hiểu được việc yêu cầu không đúng là phải

mất một khoản phí hoặc nếu người có u cầu đúng mà người bị u cầu khơng
được chấp nhận thì phải chịu một khoản phí. Bên cạnh đó, án phí cũng là chính
sách tài chính, là nguồn thu vào quỹ Nhà nước.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào tham gia tố
tụng dân sự đều phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí mà vẫn có trường hợp được
miễn hoặc giảm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 146 và khoản 1 Điều 147
BLTTDS 2015. Việc miễn hoặc giảm nộp tiền tạm ứng án phí, án phí trong tố tụng
dân sự cũng mang ý nghĩa quan trọng, là chính sách nhân đạo của Nhà nước đối
với các đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ, đối với các chủ thể đặc biệt có yêu cầu
khởi kiện hoặc khởi kiện đối với các quan hệ pháp luật đặc biệt.

1
2

Khoản 1 Điều 143 BLTTDS 2015
Khoản 2 Điều 143 BLTTDS 2015


7

1.1. Đối tượng được miễn tạm ứng án phí và án phí trong tố tụng dân
sự
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không quy định cụ thể về các đối tượng
được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí trong tố tụng dân sự mà tại Điều 150
BLTTDS 2015 giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về các
trường hợp được miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí.
Tại khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu,
nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tịa án quy định đối tượng được miễn nộp
tiền tám ứng án phí, án phí trong tố tụng dân sự bao gồm:

1. Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp
thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm
dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
2.Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên,
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
3. Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín.
4. Trẻ em, tức người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em
năm 2016.
5. Cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Hiện nay, chuẩn hộ nghèo, hộ cận
nghèo được thực hiện theoQuyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của
Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tại Điều 2 của Quyết định quy định chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 như sau:
* Hộ nghèo:
- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống.
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:


8

+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống.
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
* Hộ cận nghèo:

- Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
6.Người cao tuổi, là người từ đủ 60 tuổi trở lên theo Điều 2 Luật Người cao
tuổi năm 2009.
7. Người khuyết tật, là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ
thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp khó khăn theo khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm
2010.
8. Người có cơng với cách mạng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách
mạng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) thì người có cơng với cách mạng
bao gồm:Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người
hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị
địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có cơng giúp đỡ cách mạng.
9. Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày
14/01/2011 của Chính phủ về Cơng tác dân tộc thì “Dân tộc thiểu số” là những
dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa


9


xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vi dụ: Đồng bào dân tộc Khơ me ở tỉnh Vĩnh Long.
Đối với việc xác định xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì căn cứ
vào Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê
duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư
của Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020. Ví dụ: Tại tỉnh Vĩnh Long có xã
Loan Mỹ thuộc huyện Tam Bình, xã Trà Cơn thuộc huyện Trà Ơn là xã có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
10. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận gia đình liệt sĩ.
So với quy định của Pháp lệnh án phí, lệ phí Tịa án năm 2009 3 thì Nghị
quyết số 326/2016/UBTVQH14 mở rộng hơn nhiều về đối tượng được miễn nộp
tiền tạm ứng án phí, tiền án phí. Cụ thể bổ sung đối tượng là trẻ em, cá nhân thuộc
hộ cận nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thân nhân liệt sĩ (trước đây chỉ có
bố, mẹ liệt sĩ). Đây là những đối tượng khơng có thu nhập hoặc có thu nhập thấp
so với mặt bằng chung của xã hội, rất khó khăn về tài chính nếu buộc họ phải nộp
một khoản tiền tạm ứng án phí mới có thể thụ lý vụ án hoặc phải nộp tiền án phí
khi vụ án được giải quyết thì họ khơng có khả năng hoặc sẽ ảnh hưởng đến tài
chính của gia đình. Do đó, để thể hiện tính chất nhân đạo của Nhà nước, Nghị
quyết số 326/2016/UBTVQH14 đã đưa các đối tượng này vào để miễn tiền tạm
ứng án phí, án phí cho họ.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định của pháp luật về miễn nộp tiền tạm
ứng án phí, tiền án phí trong thời gian qua tại các Tòa án đã phát sinh những bất
cập, vướng mắc như sau:
Thứ nhất, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định đối tượng được
miễn nộp tiền tạm ứng án phí, tiền án phí là trẻ em nhưng khơng quy định mức
tuổi cụ thể và khả năng thu nhập là không phù hợp với quy định tại Điều 69
BLTTDS về năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Theo quy định tại Điều 69 BLTTDS 2015 về năng lực hành vi tố tụng dân

sự chia các mức độ tuổi của người chưa đủ 18 tuổi như sau:

3

Điều 11 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tịa án năm 2009.


10

- Đương sự là người chưa đủ 06 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân
sự thì khơng có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố
tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người
này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
- Đương sự là người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi thì việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực
hiện.
- Đương sự là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động
theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự
mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan
hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tịa án có quyền triệu tập người đại diện hợp
pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của
họ thực hiện.
Như vậy, đối với người chưa đủ 18 tuổi nhưng chưa có tham gia lao động,
chưa có tài sản riêng thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự do người
đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Do đó, trường hợp người trong độ tuổi này
khơng có người đại diện hợp pháp thì miễn tiền tạm ứng án phí, tiền án phí cho họ
là phù hợp. Trường hợp họ có người đại diện hợp pháp thì buộc những người này
phải nộp tiền tạm ứng án phí, tiền án phí.

Ví dụ: Cháu A 14 tuổi và cháu B 15 tuổi, mẹ hai cháu là bà C đại diện hợp
pháp cho hai cháu khởi kiện ông D yêu cầu chia thừa kế tài sản của cụ E để lại vì
A và B được thừa kế thế vị từ cha là ông F (cụ E có 02 người do là ơng D và ông
F). Năm 2015 ông F chết do tai nạn, đến năm 2016 cụ E chết, tài sản của ông E
hiện do ông D quản lý. Bà C yêu cầu ông D phải chia cho cháu A và cháu B ½ di
sản do cụ E chết để lại. Trong trường hợp này, mặc dù cháu A và cháu B là trẻ em
nhưng được bà C là mẹ đại diện khởi kiện, đồng thời việc khởi kiện là yêu cầu
được chia di sản thừa kế nên cần phải buộc bà C nộp tiền tạm ứng án phí và
trường hợp cháu A và cháu B được chia di sản thì phải nộp tiền án phí theo quy
định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 thì “Trẻ em là người dưới
16 tuổi”. Như vậy, với khái niệm trẻ em này thì người trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi


11

đến dưới 16 tuổi vẫn là trẻ em trong khi nếu họ đã tham gia giao dịch dân sự bằng
tài sản riêng của mình thì được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên
quan đến quan hệ dân sự đó, tức họ đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự để làm
Nguyên đơn. Nếu họ có tài sản riêng để tham gia giao dịch dân sự thì việc miễn
tồn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí cho họ theo tác giả là khơng phù hợp.
Ví dụ: Em Nguyễn Văn A 15 tuổi được cha mẹ cho số tiền 1.000.000 đồng
để mua chiếc xe đạp đi học. Em A có đến Nhà sách B mua dụng cụ học tập và gửi
xe tại Nhà sách B nhưng sau đó xe bị mất trộm. Chiếc xe đạp là tài sản riêng của
A, tham gia giao dịch hợp đồng gửi giữ tài sản với Nhà sách B, khi xe bị mất trộm
thì A có đủ tư cách làm Ngun đơn khởi kiện yêu cầu Nhà sách B bồi thường.
Nếu được bồi thường thì tài sản được trả lại cho A nên theo tác giả việc miễn toàn
bộ tiền tạm ứng án phí khi A khởi kiện là khơng phù hợp mà chỉ nên giảm một
phần tiền tạm ứng án phí.
Thứ hai, hiện nay, tiêu chuẩn về hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện

theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn này lại không ổn định trong từng thời điểm và việc cấp Giấy
chứng nhận hộ nghèo chỉ trong thời gian 06 tháng, có khi vẫn một hộ đó khi họ
nộp tiền tạm ứng án phí thì thuộc diện hộ nghèo được miễn nộp nhưng đến khi
Tịa án xét xử thì họ lại khơng được cơng nhận là hộ nghèo hoặc có được gia hạn
hay khơng thì Tịa án khơng biết rõ trong khi Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 lại không quy định thời điểm xét đơn. Điều này gây khó
khăn cho Tịa án khi giải quyết vụ việc.
Ví dụ: Trong vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa Nguyên đơn
Nguyễn Thị Lành với Bị đơn Phạm Thị Em do Tòa án nhân dân thị xã Bình Minh
thụ lý giải quyết4. Bà Lành cho rằng bà có hai thửa đất số 17, diện tích 205,5m2
loại đất vườn và thửa đất số 34, diện tích 77m2 loại đất ở tọa lạc khóm 4, phường
Cái Vồn, thị xã Bình Minh. Bà được Ủy ban nhân dân thị xã Bình Minh cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất thửa 17 vào năm 2014 và thửa 34 vào năm 2005.
Quá trình sử dụng đất bà Em lấn chiếm thửa 17 diện tích 49,2m2 và thửa 34 diện
tích 37,8m2. Bà Lành khởi kiện yêu cầu bà Em tháo dỡ một phần căn nhà, hàng
rào và cây trồng trên đất trả lại đất cho bà. Phía bà Em có đơn yêu cầu phản tố yêu

Hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm “Tranh chấp quyền sử dụng đất” thụ lý số 67/2016/TLST-DS ngày 23/5/2016
của TAND thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
4


12

cầu công nhận cho bà được quyền sử dụng các phần đất tranh chấp nêu trên và yêu
cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho bà Lành tại thửa 17 và thửa
34.
Bà Em có cung cấp cho Tịa án Giấy chứng nhận hộ nghèo ngày
01/5/20165, có giá trị sử dụng đến ngày 31/12/2016 nên bà Em được Tịa án miễn

nộp tiền tạm ứng án phí phản tố. Tuy nhiên, đến khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử thì
thời hạn của Giấy chứng nhận hộ nghèo cịn khơng thì Tịa án khơng thể biết rõ để
miễn hay khơng miễn tiền án phí nếu bà Em khơng được chấp nhận yêu cầu phản
tố, trường hợp bà Em khơng được gia hạn thì Tịa án có miễn hay khơng thì chưa
có quy định.
Thứ ba, Luật Người khuyết tật 2010 phân biệt khuyết tật làm 03 mức độ:
người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng và người khuyết tật nhẹ 6.
Tuy nhiên, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 không quy định rõ để được miễn
nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì bắt buộc họ phải cung cấp cho Tịa án Giấy xác
nhận khuyết tật hay khơng. Việc miễn nộp tiền tạm ứng án phí, tiền án phí áp dụng
cho tất cả các người khuyết tật hay chỉ áp dụng đối với người khuyết tật đặc biệt?
Điều này đã gây khó khăn cho Tịa án vì có những đương sự nhìn bên ngồi thì
thấy họ có thể bị mất hoặc hạn chế chức năng của một bộ phận cơ thể nhưng về
tiêu chuẩn để xác định họ có phải là người khuyết tật hay khơng thì Tịa án khơng
có căn cứ trong khi họ vẫn chưa đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác
nhận khuyết tật theo khoản 1 Điều 19 Luật người khuyết tật năm 2010, gây ảnh
hưởng quyền lợi cho đương sự.
Thứ tư, việc xác định xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên Quyết định này lại có sự
thay đổi theo từng giai đoạn. Năm 2016 có Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày
01/02/2016 thì đến năm 2017 có Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 và
danh sách xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có sự thay đổi.
Trường hợp năm 2016 đương sự là người thuộc đồng bào dân tộc thiểu số nộp đơn
khởi kiện và được miễn nộp tiền tạm ứng án phí và đến năm 2017 Tòa án đưa vụ
án ra xét xử nhưng xã đó khơng nằm trong danh sách có điều kiện kinh tế - xã hội

5
6

Phụ lục 1

Khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật năm 2010


13

đặc biệt khó khăn thì Tịa án có miễn tiền án phí hay khơng thì Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 chưa quy định rõ.
Thứ năm, theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh số 26/2005/PLUBTVQH11 về Ưu đãi người có cơng với cách mạng năm 2005 thì thân nhân của
liệt sĩ gồm: cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con; người có cơng ni dưỡng khi liệt
sĩ cịn nhỏ. Tuy nhiên, khái niệm thân nhân liệt sĩ này còn quá hẹp trong khi có
những liệt sĩ khơng có con ruột nhưng họ có con ni hoặc cha mẹ đẻ họ đã chết
nhưng họ có cha mẹ ni thì những người này cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất
theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Do đó, việc sử dụng khái niệm “thân
nhân liệt sĩ” để áp dụng cho đối tượng được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, tiền án
phí là cịn hạn chế.
Thứ sáu, theo quy định tại điểm b và điểm h khoản 7 Điều 7 Luật Trợ giúp
pháp lý năm 2017 thì người nhiễm chất độc da cam và người nhiễm HIV có khó
khăn về tài chính thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Theo tác giả, đây cũng là
những đối tượng cần được bảo vệ, nhất là những người bị nhiễm chất độc da cam
ở những địa phương bị chiến tranh tàn phá, cuộc sống của họ đã rất khó khăn, khi
họ khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho họ thì cần thiết phải miễn tồn
bộ tiền tạm ứng án phí, tiền án phí cho họ. Đối với người bị nhiễm HIV thì bản
thân họ đã mang căn bệnh khơng thể điều trị, xã hội cịn nhiều kỳ thị thì họ khó
xin việc làm dẫn đến khó khăn về tài chính nên việc miễn tồn bộ tiền tạm ứng án
phí, tiền án phí cho họ thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước. Do đó, cần
thiết phải bổ sung họ vào đối tượng miễn tạm ứng án phí, án phí.
Từ đó, tác giả kiến nghị như sau:
Một là, không sử dụng khái niệm trẻ em để miễn nộp tiền tạm ứng án phí,
tiền án phí mà cần quy định rõ độ tuổi là người chưa đủ 18 tuổi, khơng có tài sản
riêng, chưa có thu nhập và khơng có người đại diện hợp pháp cho phù hợp với quy

định về năng lực hành vi tố tụng dân sự tại Điều 69 BLTTDS 2015.Đối với trường
hợp có người đại diện hợp pháp thì đưa vào điều khoản loại trừ. Theo đó,sửa đổi
điểm đ khoản 1 và bổ sung khoản 4 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
như sau:
“1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:


14

đ) Người chưa đủ mười tám tuổi khơng có tài sản riêng, chưa có thu nhập
và khơng có người đại diện hợp pháp;…….
…………
4. Trường hợp người chưa đủ mười tám tuổi khơng có tài sản riêng, chưa
có thu nhập có người đại diện hợp pháp thì người đại diện hợp pháp phải nộp tiền
tạm ứng án phí, án phí”.
Hai là, tiêu chuẩn để cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cần
phải được quy định ổn định, có thể 05 năm mới xem xét thay đổi. Mỗi năm có thể
xác minh điều kiện kinh tế của các hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận hộ
nghèo, hộ cận nghèo để tái cấp giấy chứng nhận nhưng việc cấp và tái cấp cần
phải được quản lý chặt chẽ, tránh việc cấp giấy chứng nhận tràn lan. Bên cạnh đó,
sửa đổi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
về “cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo” thành “cá nhân thuộc hộ nghèo, cận
nghèo tại thời điểm xét đơn”.
Ba là, sửa đổi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 về “người khuyết tật” thành “người được cấp Giấy xác
nhận khuyết tật” bởi vì nhiều trường hợp người khuyết tật nhưng chưa làm hồ sơ
để được cấp giấy xác nhận. Việc quy định cụ thể như vậy mới có căn cứ để Tịa án
chấp nhận hay khơng chấp nhận miễn nộp tiền tạm ứng án phí, tiền án phí.
Bốn là, sửa đổi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 về “đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế

- xã hội đặc biệt khó khăn” thành “đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tại thời điểm xét đơn”.
Năm là, sửa đổi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 về “thân nhân liệt sĩ” thành “người thân thích thuộc hàng
thừa kế thứ nhất của liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận gia đình liệt sĩ” nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người thân thích có
quan hệ ni dưỡng với liệt sĩ.
Sáu là, bổ sung điểm mới (điểm e) của khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 về đối tượng được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí là
người nhiễm chất độc da cam và người nhiễm HIV có khó khăn về tài chính. Mục


15

đích của việc bổ sung là thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước đối với các đối
tượng đặc biệt này. Cụ thể như sau:
“1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:
…………….
e) Người nhiễm chất độc da cam và người nhiễm HIV có khó khăn về tài
chính”.
1.2. Đối tượng được giảm tạm ứng án phí và án phí trong tố tụng dân
sự
Trước đây, theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tịa án năm
2009 thì khơng dùng thuật ngữ “giảm tạm ứng án phí, án phí” mà là “miễn nộp
một phần tạm ứng án phí, án phí”. Theo đó, đối tượng được miễn nộp một phần
tiền tạm ứng án phí, án phí là người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm
việc xác nhận; mức tiền được miễn khơng được vượt q 50% mức tiền tạm ứng
án phí, án phí mà người đó phải nộp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14

thì người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến khơng có đủ tài sản để nộp tạm ứng
án phí, án phícó xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì
được Tịa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phímà người đó phải nộp. Tuy
nhiên, họ vẫn phải chịu tồn bộ án phí, lệ phí Tòa án khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây7:
- Có căn cứ chứng minh người được giảm tạm ứng án phí, án phíkhơng
phải là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến khơng có tài sản để nộp tiền tạm
ứng án phí, án phí.
- Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án thì họ có tài sản
để nộp tồn bộ tiền án phímà họ phải chịu.
So với quy định trước đây tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tịa án năm 2009 8 thì
quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về đối tượng được giảm tạm
ứng án phí, án phí hạn chế hơn rất nhiều, trong đó đã bỏ hẳn việc xác nhận của tổ
Khoản 2 Điều 13 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
Theo khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tịa án: “Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận”
7
8


16

chức nơi người có đơn đề nghị làm việc. Điều này có ý nghĩa giúp hạn chế được
tình trạng xác nhận tình trạng kinh tế khó khăn tràn lan, khơng đúng đối tượng của
các Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định của Nghị
quyết số 326/2016/UBTVQH14 vẫn phát sinh những bất cập, vướng mắc như sau:
Thứ nhất, hiện nay có một số hộ dân có hồn cảnh kinh tế khó khăn khơng
do sự kiện bất khả kháng mà do khơng có việc làm ổn định hoặc có việc làm
nhưng mức lương thấp, tuy nhiên họ không thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận
hộ nghèo, cận nghèo. Đối với những người này thì việc nộp tạm ứng án phí với số

tiền lớn là vượt khả năng của họ nhưng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 lại
quy định họ phải thuộc trường hợp gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến khơng có
đủ tài sản để nộp mới được giảm tạm ứng án phí, án phí. Do trước đây việc xác
nhận hồn cảnh kinh tế khó khăn của một số Ủy ban nhân dân cấp xã khá tràn lan,
không đúng đối tượng nên Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 đã sửa đổi lại
nhưng việc này vơ hình chung đã ảnh hưởng đến những người thật sự khó khăn
cần được bảo vệ.
Thứ hai, theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 có nêu khái niệm
sự kiện bất khả kháng, tuy nhiên “gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến khơng có đủ
tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí” là thế nào thì hiện nay chưa có hướng dẫn
cụ thể trong khi các tranh chấp trong tố tụng dân sự thuộc nhiều lĩnh vực với nhiều
giá trị khác nhau. Bên cạnh đó, việc dựa vào xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi người phải nộp tạm ứng án phí, án phí cư trú theo tác giả là cũng khơng khách
quan, dễ dẫn đến tình trạng xác nhận tùy tiện. Theo tác giả, chỉ cần quy định người
đó có khó khăn về tài chính, có tài liệu chứng cứ kèm theo chứng minh và có xác
nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú là đủ để Tịa án xem xét,
cịn việc chấp nhận hay không chấp nhận giảm tiền tạm ứng án phí, án phí là q
trình đánh giá chứng cứ của Tòa án để ra quyết định phù hợp.
Thứ ba, theo trình bày ở phần đối tượng được miễn tạm ứng án phí, án phí
thì đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu họ có tài sản riêng và đã
tham gia giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, nếu tranh chấp có liên quan
đến giao dịch dân sự đó thì họ chỉ được giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí mà
khơng miễn hoặc buộc nộp 100%. Bởi vì, về mặt xã hội những người thuộc độ
tuổi này vẫn còn ở lứa tuổi chưa thành niên, phần lớn vẫn sống phụ thuộc gia đình,
chưa có thu nhập hoặc thu nhập chưa ổn định. Tuy nhiên, về mặt tài sản thì họ có


17

tài sản riêng và việc tranh chấp liên quan đến tài sản riêng của họ nên khi có yêu

cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập họ phải nộp một phần tạm ứng án
phí bằng phân nửa tạm ứng án phí của người đủ 18 tuổi trở lên.
Từ đó, tác giả kiến nghị như sau:
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
theo hướng chỉ quy định đối tượng được giảm tiền tạm ứng án phí, án phí là người
có khó khăn về tài chính, có tài liệu chứng cứ kèm theo chứng minh và có xác
nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đồng thời quy định đối
tượng được giảm 50% mức tạm ứng án phí là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi có tài sản riêng, tham gia giao dịch bằng tài sản riêng và tranh chấp có liên
quan đến giao dịch dân sự đó. Cụ thể như sau:
“1. Người có khó khăn về tài chính, có tài liệu chứng cứ kèm theo chứng
minh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được
Tịa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tịa án, lệ phí Tịa
án mà người đó phải nộp.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng,
tham gia giao dịch bằng tài sản riêng của mình và tranh chấp có liên quan đến
giao dịch đó thì được giảm 50% mức tạm ứng án phí mà người đó phải nộp”.


18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu quy định của BLTTDS 2015 và Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 về đối tượng được miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí trong
tố tụng dân sự, tác giả rút ra một số kết luận như sau:
Một là, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 có hiệu lực từ ngày
01/01/2017 đã có những quy định mở rộng hơn, cụ thể hơn về đối tượng được
miễn, giảm nộp tiền tạm ứng án phí, án phí so với Pháp lệnh án phí, lệ phí Tịa án
năm 2009. Thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với một số đối

tượng khó khăn trong xã hội cần được bảo vệ.
Hai là, thực tế giải quyết các vụ án dân sự nói chung tại Tịa án cho thấy
quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về đối tượng được miễn, giảm
tạm ứng án phí, án phí vẫn cịn bất cập, vướng mắc như quy định đối tượng được
miễn là trẻ em nhưng không dựa vào năng lực hành vi tố tụng dân sự theo Điều 69
BLTTDS 2015, quy định người khuyết tật nhưng không căn cứ vào việc cấp Giấy
xác nhận khuyết tật, quy định đối tượng được giảm phải gặp sự kiện bất khả kháng
gây khó khăn cho việc chứng minh....
Ba là, cần sớm sửa đổ, bổ sung quy định của Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 nhằm đảm bảo vệ quyền lợi của người dân và một số đối
tượng khó khăn khác.


19

CHƯƠNG 2
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC MIỄN, GIẢM TẠM ỨNG ÁN PHÍ VÀ ÁN PHÍ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

2.1. Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí và án phí trong tố tụng
dân sự
Tạm ứng án phí và án phí được đặt ra khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự,
kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình ở cấp sơ thẩm và phúc
thẩm. Tùy từng giai đoạn khác nhau mà thẩm quyền xem xét đơn đề nghị miễn,
giảm tạm ứng án phí, án phí sẽ khác nhau. Theo quy định tại Điều 15 Nghị quyết
số 326/2016/UBTVQH14 thì thẩm quyền miễn, giảm nộp tiền tạm ứng án phí, án
phí trong tố tụng dân sự được thực hiện như sau:
- Trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tịa án phân cơng có
thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm.
- Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tịa án phân cơng giải

quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí của bị đơn
có u cầu phản tố, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
trong vụ án.
- Thẩm phán được Chánh án Tịa án cấp sơ thẩm phân cơng có thẩm quyền
xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí phúc thẩm.
- Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh
án Tịa án phân cơng giải quyết vụ án có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho
đương sự có u cầu.
- Tại phiên tịa, Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền
xét miễn, giảm án phí cho đương sự có u cầu khi ra bản án, quyết định giải
quyết nội dung vụ án.
Thực tế giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án đã phát sinh những bất cập,
vướng mắc về thẩm quyền xem xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí
như sau:
Thứ nhất, hiện nay, tại Quyết định số: 345/2016/QĐ-CA ngày 07/4/2016
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định bộ phận Văn phòng của Tòa án


20

nhân dân cấp tỉnh và Văn phòng của Tòa án nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ,
quyền hạn tiếp nhận đơn khởi kiện9. Do đó, đối với những trường hợp người khởi
kiện có đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm cùng với việc nộp đơn
khởi kiện thì việc Chánh án Tịa án làm cơng tác phân công một Thẩm phán xét
đơn đề nghị là không cần thiết mà có thể giao cho Chánh Văn phịng thực hiện
việc xét đơn đề nghị cho phù hợp với quy định mới.
Thứ hai, trường hợp sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì ngun đơn mới có u
cầu khởi kiện bổ sung và yêu cầu này phải nộp tiền tạm ứng án phí. Theo quy định
tại khoản 2 Điều 15 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 chỉ quy định sau khi thụ
lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân cơng giải quyết vụ án có thẩm

quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí của bị đơn có yêu cầu phản tố,
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án mà
khơng quy định trường hợp ngun đơn có yêu cầu khởi kiện bổ sung là chưa đầy
đủ.
Ví dụ: Trong vụ án “Ly hôn, tranh chấp nuôi con và chia tài sản khi ly hôn”
giữa Nguyên đơn Lại Thị Chính với Bị đơn Đào Ngọc Hai do Tịa án nhân dân thị
xã Bình Minh, thụ lý giải quyết10. Tại đơn khởi kiện ngày 05/9/201611 bà Chính
chỉ u cầu Tịa án giải quyết cho ly hôn với ông Hai và yêu cầu được nuôi con là
cháu Đào Thị Phương Quyên, về tài sản chung tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa
án giải quyết. Ngày 08/9/2016 Tòa án thụ lý vụ án. Đến ngày 09/12/2016, bà
Chính tiếp tục làm đơn khởi kiện bổ sung12 yêu cầu chia tài sản chung gồm thửa
đất số 973, số tiền 50.000.000 đồng và đàn dê trị giá 45.000.000 đồng. Giả sử bà
Chính có đơn u cầu miễn, giảm tạm ứng án phí đối với yêu cầu chia tài sản thì
trong trường hợp này Thẩm phán đang giải quyết vụ án có được xét đơn hay
khơng thì Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 chưa quy định. Do đó, theo tác giả
cần bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
để có cơ sở pháp lý thống nhất thực hiện.
Thứ ba, sau khi Tòa án đã mở phiên tịa xét xử sơ thẩm, nếu có đương sự
không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm làm đơn kháng cáo thì họ phải nộp
Khoản 2 Điều 2, khoản 2 Điều 5 Quyết định số: 345/2016/QĐ-CA ngày 07/4/2016 của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao
10
Hồ sơ vụ án hơn nhân và gia đình sơ thẩm “Ly hôn, tranh chấp nuôi con và chia tài sản khi ly hôn” thụ lý
số 248/2016/TLST-DS ngày 08/9/2016 của TAND thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
11
Phụ lục 2
12
Phụ lục 3
9



×