Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

án phí trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.63 KB, 17 trang )

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Đề tài : Án Phí trong Tố Tụng Dân Sự
1. Khái niệm, ý nghĩa.
1.1 Khái niệm.
Án phí dân sự là khoản tiền thu cho ngân sách Nhà nước mà đương sự phải nộp tại cơ
quan thi hành án cùng cấp với tòa án sơ thẩm khi Tòa án đã giải quyết vụ án bằng bản án
hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
Án phí dân sự là thuật ngữ để chỉ riêng cho khoản phí được thu trong quá trình giải
quyết vụ án dân sự. Án phí dân sự được hiểu là chi phí tiến hành tố tụng mà cá nhân, tổ
chúc (có nghĩa vụ) phải nộp vào ngân sách Nhà nước sau khi vụ án dân sự được giải
quyết bằng bản án/ quyết định của Tòa án và bản án/ quyết định đó đã phát sinh hiệu lực.
Cụ thể, một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận trong phần quyết định của
bản án sơ thẩm chính là Tòa án xác định phần án phí mà các đương sự phải nộp.
1.2. Ý nghĩa.
Việc pháp luật quy định án phí là nhằm bù dắp phần chi phí mà Nhà nước đã sử dụng
cho hoạt động chung của Tòa án và hoạt động xét xử từng vụ án cụ thể, góp phần bao
đảm thực hiện tốt và hợp lý về chính sách tài chính của Nhà nước.
Án phí dân sự, đặc biệt là án phí sơ thẩm có ý nghĩa xác định trách nhiệm của người
khởi kiện trước cơ quan công quyền khi quyết định thực hiện hành vi khởi kiện, khởi
động cả bộ máy cơ quan tiến hành tốt tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Đây cũng được coi như một biện pháp chế tài vật chất áp dụng nhằm ngăn ngừa,
hạn chế những vụ kiện không có căn cứ.
1.3 Các loại án phí
Xuất phát từ nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng nói
chung và trong pháp luật tố tụng dân sự nên việc thu án phí đối với đương sự được xác
định gồm hai loại án phí: Án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm. Hai loại án phí này xác
1
định đối với các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động
trong quá trình giải quyết ở thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm.
1.3.1. Án phí sơ thẩm.
Án phí sơ thẩm là khoản tiền mà đương sự phải nộp vào Ngân sách nhà nước


được Tòa án xác định trong bản án/ quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
1.3.2 Án phí phúc thẩm.
Án phí phúc thẩm là một khoản tiền thu đối với người kháng cáo bản án/ quyết
định sơ thẩm khi Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên hiệu lực của bản án/ quyết định sơ
thẩm.
2. Mức án phí.
2.1 Mức án phí sơ thẩm
Tùy thuộc vào giá trị tranh chấp có quy đổi thành tieµn được hay không. Trên cơ
sở đó, vụ án được chia ra 2 lọai
Vụ án không có giá ngạch: Yêu cầu của đương sự không phải là tiền, hay không
thể xác định được bằng 1 số tiền cụ thể.
Ví dụ :
- Vụ án đòi lại nhà cho thuê
- Án phí sơ thẩm là 1 số tiền cụ thể cố định áp dụng cho bất cứ 1 vụ án dân
sự nói chung : 200,000 đồng theo pháp lệnh 10/2009/ UBTVQH12.
Vụ án có giá ngạch: Vụ án trong đó yêu cầu của đương sự là 1 số tieµn, hay tài sản
có thể xác định được bằng 1 số tieµn cụ thể.
Ví dụ:
- Tranh chấp hợp đồng, bồi thường ngoài hợp đồng, tranh chấp về thừa kế
2
- Mức án phí sơ thẩm sẽ dựa vào giá trị tranh chấp : Theo bảng 2 và bảng 3 của
pháp lệnh 10/2009/UBTVQH12
Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí
a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống 200.000 đồng
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến
400.000.000 đồng
5% giá trị tài sản có tranh chấp
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến
800.000.000 đồng
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài

sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000
đồng
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài
sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000
đồng
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến
4.000.000 đồng
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài
sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000
đồng
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị
tài sản có tranh chấp vượt quá
4.000.000.000 đồng.
Ví dụ: Công ty A khởi kiện công ty B yêu cầu bồi thường 150 triệu đồng vì công ty B
đã vi phạm hợp đồng là giao hàng trễ. Tòa tuyên công ty B phải trả cho công ty A 150
triệu đồng. Án phí mà công ty phải nộp là: 150 triệu x 5% = 7.5 triệu đồng
2.2. Mức án phí phúc thẩm
Áp dụng cho tất cả các vụ án, không phân biệt vụ án có giá ngạch hay không có
giá ngạch, là mức 200,000 đồng
Như vậy, để toà án thụ lý vụ án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí cho yêu
cầu của mình. Nhằm ràng buộc trách nhiệm của người yêu cầu toà án giải quyết vụ việc
dân sự hay vụ án dân sự với toà án được yêu cầu.
3
3. Tiền tạm ứng án phí
Tiền tạm ứng án phí gồm có tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí
phúc thẩm được quy định tại Khoản 1, Điều 7, PL10/2009/UBTVQH1212).
3.1. Tiền tạm ứng án phí trong án dân sự sơ thẩm
a. Chủ thể có nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí: Căn cứ theo quy định tại các Khoản 1,

2, 3 Điều 25, PL10/2009/UBTVQH1212:
1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động phải nộp tiền tạm
ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí
hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định Pháp lệnh này.
2. Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn
+ mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập: nộp theo yêu cầu riêng của mỗi người
+ các nguyên đơn cùng chung 1 yêu cầu: nộp chung
3. Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn: tương tự
b. Mức tạm ứng án phí:
• Vụ án dân sự không có ngạch : = mức án phí DSST
+ tranh chấp DS, HN-GĐ, LĐ: 200 000 đồng
+ tranh chấp KD TM: 2 000 000 đồng
• Vụ án dân sự có giá ngạch : 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà Tòa án
dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải
quyết.
Ví dụ: A nộp đơn yêu cầu ly hôn với chị B→ A phải đóng tiền tạm ứng án phí:
200 000 đồng
Ví dụ: A khởi kiện yều cầu đòi B trả 230.000.000 đồng đến hạn thanh toán mà B
không trả.→Mức tạm ứng án phí mà A phải trả là : 50% * 230.000.000 * 5% =
5.750.000 vnđ
c.Thời hạn nộp tạm ứng án phí: 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án
về việc nộp tiền tạm ứng án phí.” (Căn cứ theo quy định tại điều 26, PL10/2009/PL-
UBTVQH)
-Nguyên đơn :Phải nộp tạm ứng án phí trứơc khi tòa án thụ lý
-Bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi lợi ích liên quan có yêu cầu độc
lập : nộp tạm ứng án phí sau khi tòa án đã thụ lý nhưng trước khi hội đồng xét xử xem
xét cụ thể
d. Địa điểm nộp: tại cơ quan thi hành án cùng cấp với tòa án đã xét sử sơ thẩm (điều

9 pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH).
4
3.2 Tiền tạm ứng án phí trong án dân sự phúc thẩm
a) Chủ thể có nghĩa vụ nộp: điều 28 pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH
- người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được
miễn nộp. Nếu có nhiều người kháng cáo thì tất cả họ đều phải nộp
b. Mức tạm ứng án phí: căn cứ khoản 2 điều 28 pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH.
-không phụ thuộc vào vụ án có giá ngạch hay không có giá ngạch;
-Mức tạm ứng án phí= mức án phí PT= 200 000 đồng
c. thời hạn nộp tạm ứng án phí: 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa
án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền
tạm ứng án phí phúc thẩm và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án
phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng” (điều 29 pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH).
d. Địa điểm nộp: tại cơ quan thi hành án cùng cấp với tòa án đã xét sử sơ thẩm (điều
9 pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH).
3.3 Xử lý tiền tạm ứng án phí: căn cứ điều 128, điều 193 Bộ luật TTDS 2004 SĐ, BS
2011
- nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc
nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Tòa án.
- người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được hòan trả một phần hoặc toàn
bộ số tiền đã nộp theo bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan thi hành án đã thu tiền
tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải làm thủ tục trả lại tiền cho họ.
- vụ việc dân sự bị tạm đình chỉ thì tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí đã nộp được
xử lý khi vụ việc được tiếp tục giải quyết.
- sung công quỹ nhà nước nếu vụ án DS bị đình chỉ giải quyết đối với một trong các
trường hợp dược qui định tại khoản 1 điều 192 BLTTDS SĐ, BS 2011( ví dụ:các đương
sự tự thỏ thuận và không yêu cầu Tòa tiếp tục giải quyết vụ án,…)
- trả lại cho đương sự nếu vụ án DS bị đình chỉ vào 1 trong các trường hợp được qui định
tại khoản 2 điều 192 của BLTTDS (ví dụ: thời hiệu khởi kiện đã hết, vụ án không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa…)

4. Nghĩa vụ nộp án phí trong tố tụng dân sự
4.1 Nghĩa vụ nộp án phí trong án sơ thẩm:
 Trường hợp giải quyết chung:
Được quy định tại khoản 1 đến khoản 6, khoản 13 điều 27 pháp lệnh
10/2009/UBTVQH1212.
5
1. Đương sự : yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Bị đơn: toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
3. Nguyên đơn :toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
4. Nguyên đơn :tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị
đơn :tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp
nhận.
5. Bị đơn có yêu cầu phản tố :phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp
nhận. Nguyên đơn :phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.
6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập :phần yêu cầu độc
lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp
nhận.
7. Trong vụ án có người không phải nộp hoặc được miễn nộp án phí dân sự sơ
thẩm thì những người khác vẫn phải nộp án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại
Điều này.
Ví dụ:
- A khởi kiện B yêu cầu bồi thường cho A 400 triệu đồng thiệt hại do B xây nhà
làm hư hỏng nhà của A.
- C là người thuê nhà của A, bị nhà của B ngã đè phải đi phẫu thuật, điều trị nên yêu
cầu B bồi thường 50 triệu đồng chi phí điều trị.
- B đưa ra yêu cầu phản tố: buộc A phải trả lại 100 triệu đồng do A vay của B cách
nay 1 năm đã đến hạn trả mà chưa chịu trả lại tiền đã vay .
Bản án sơ thẩm tuyên: A phải trả B 100 triệu tiền vay, B phải trả cho A 350 triệu
tiền bồi thường, B phải trả cho C 25 triệu đồng tiền điều trị. Tính:

a. Tạm ứng án phí sơ thẩm?
Căn cứ vào khoản 1, khoản 4 điều 25, khoản 6 điều 11 pháp lệnh số
10/2009/PL-UBTVQH1212
A (nguyên đơn) phải nộp : 400 x 5% x 50%=10 triệu đồng.
B (bị đơn có yêu cầu phản tố với nguyên đơn) phải nộp: 100 x 5%x 50%=2,5
triệu đồng
C (người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập) được miễn nộp
(vì thuộc trường hợp được miễn nộp toàn bộ do có yêu cầu về bồi thường về tính
mạng, sức khỏe bị xâm phạm).
b. Tính án phí sơ thẩm?
Căn cứ vào khoản 4, khoản 5, khoản , khoản 13 điều 27 pháp lệnh số
10/2009/PL-UBTVQH12
A phải nộp: (100 x 5%+ 50 x 5%)-10= -2,5 triệu đồng (tức là A được nhận lại 2,5
triệu)
6
B phải nộp: (350 x 5%+ 25 x 5%)- 2,5= 16,25 triệu đồng
C không phải nộp.
 Trường hợp giải quyết chia tài sản chung, chia di sản thừa kế:
Được quy định tại khoản 7 điều 27 pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH12, điều
12 nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP)
“Mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị
phần tài sản, phần di sản mà họ được hưởng, được chia trong trường hợp các bên
đương sự không tự xác định được ( nghĩa là không xác định được phần tài sản của
mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung,
phần di sản mà mình được hưởng trong khối di sản thừa kế là khác nhau) và có
một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế
đó.” Đối với phần Tòa bác đơn yêu sự sơ thẩm.
Ví dụ: A, C kiện B đòi chia di sản thừa kế với tổng giá trị 900 triệu đồng do ông N chết
để lại. Biết rằng A, C còn có các đồng thừa kế là B,, D. Bản án sơ thẩm có hiệu lực xác
định chia cho A,B,C,D mỗi người được hưởng tương ứng 1/4 trên tổng giá trị tài sản thừa

kế. Xác định tiền tạm ứng án phí, án phí ST.
Giải: tiền tạm ứng án phí: căn cứ điều 25 pháp lệnh số 10/20009/PL_UBTVQH
A và C (đồng nguyên đơn) phải nộp: (36+3%x(900-800))x50%=19,5 triệu đồng.
Tiền án phí ST: khoản 7 điều 27 pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH.
B=D=225 x 5% = 11,25 triệu đồng.
A=C= 225x5%-(19,5/2)= 1,5 triệu đồng.
 Trường hợp giải quyết trong vụ án ly hôn; tranh chấp về việc chia tài sản chung
giữa vợ chồng (nếu có).
Theo quy định tại khoản 8, khoản 9, khoản 11 Pháp lệnh số 10/2009; điều 13,
điều 16 của Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP
• Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc
vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Ví dụ:
Anh A nộp đơn yêu cầu ly hôn với chị B thì dù Tòa sơ thẩm chấp nhận hay không chấp
nhận yêu cầu ly hôn của anh A với chị B thì anh A vẫn phải đóng án phí dân sự sơ thẩm là
200 nghìn đồng
• Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản
chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có
tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài
sản mà họ được chia.
7
• Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường
hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án
phí quy định.
Các bên đương sự tự thỏa thuận trước khi
Tòa tiến hành hòa giải
không phải chịu án phí DSST
Thuận tình ly hôn (tòa hòa giải thành trước
khi mở phiên tòa)

Chịu 50% mức án phí DSST (mỗi bên chịu
25%)
Tòa hòa giải mà không thỏa thuận đươc
nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên
đương sự tự thỏa thuận được
Chịu 50% mức án phí DSST tương ứng với
giá trị phần tài sản mà họ được chia
Tại phiên tòa các bên đương sự mới thỏa
thuận đươc
Chịu 100% mức án phí DSST tương ứng
với giá trị phần tài sản mà họ được chia
Tại phiên tòa các đương sự thống nhất thỏa
thuận về viêc phân chia, nhưng còn một số
tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung
vẫn chưa thỏa thuận được
Chịu án phí đối với toàn bộ tài sản chung
và nghĩa vụ về tai sản chung của vợ chồng
.Ví dụ: Ở VD NÀY NHÓM CHÚM TÔI KHÔNG TÍNH TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ,
DO ĐÓ CÁC BẠN TỰ TÍNH. ANH A CÓ NỘP TIỀN TẠM ỨNG NÊN SAU KHI
TINH ÁN PHÍ NHƯ PHÍA DƯỚI CÁC BẠN LẤY SỐ TIỀN ĐÓ TRỪ CHO TIÊN
TẠM ỨNG DÙM.
Anh A với chị B kết hôn năm 2009, do mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình nên
năm 2013 Anh A nộp đơn yêu cầu ly hôn với chị B và yêu cầu chia 2/3 trong phần tài sản
chung của 2 vợ chồng. Biết tài sản chung trong hôn nhân của A với B là 3 tỷ đồng.
Giả sử, Tòa sơ thẩm chấp nhận yêu cầu ly hôn của anh A và chia đôi khối tài sản chung .
Xác định án phí dân sự sơ thẩm của anh A và chị B phải đóng?
Anh A đóng: 0,2+ (36+3%x(1500-800)= 57,2 triệu đồng.
Chị B đóng là : 36+3%.(1500-800)= 57 triệu đồng.
Giả sử: trước phiên hòa giải của Tòa, anh A và chị B đã tự thỏa thuận được về phân chia
khối tài sản chung đó là anh A nhận 1,3 tỷ, chị B nhận 1,7 tỷ đồng. Xác định án phí dân

sự sơ thẩm của anh A và chị B phải đóng?
Anh A và chị B không phải đóng án phí dân sự sơ thẩm.
Giả sử: tại phiên hòa giải trước phiên tòa anh A và chị B thỏa thuận được về phân chia
khối tài sản chung đó là anh A nhận 1,3 tỷ, chị B nhận 1,7 tỷ đồng. Xác định án phí dân
sự sơ thẩm của anh A và chị B phải đóng?
Anh A= chị B= [36+3%(3000x50%-800)]/2= 28,5 triệu đồng
Giả sử: tương tự, tại phiên hòa giải A&B không thỏa thuận được về phân chia khối tài
sản chung đó nhưng đến trước khi Tòa mở phiên tòa sơ thẩm ?
8
Anh A đóng: 50%x(36+3%x(1300-800))=25,5 triệu đồng.
Chị B đóng: 50%x(36+3%x(1700-800))= 31,5 triệu đồng
Giả sử: tương tự, nhưng tại phiên tòa sơ thẩm A&B mới thỏa thuận được về phân chia
khối tài sản chung đó?
Anh A đóng:(36+3%x(1300-800)=51 triệu đồng.
Chị B đóng: 36+3%x(1700-800)= 63triệu đồng
 Trường hợp giải quyết liên quan đến sự thỏa thuận của các đương sự: ( trước
khi mở phiên tòa, tại phiên tòa).
 Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường
hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức
án phí quy định.
 Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án
tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm
như trường hợp xét xử vụ án đó.
 Trường hợp giải quyết liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng trong vụ án ly hôn,
vụ án đòi bồi thường thiệt hại (
Được quy định tại khoản 10 điều 27 của pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH12,
điều 14 Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP
“Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí
dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.”
Các đương sự thỏa thuận được cấp dưỡng

trước khi mở phiên tòa
Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu
50% mức án phí DSST như đối với vụ án
DS không có giá ngạch
Các đương sự thỏa thuận được về phương
thức cấp dưỡng ( kể cả 1 lần) nhưng không
thỏa thuận được về mức cấp dướng
Người có nghĩa vụ cấp dưỡng chịu án phí
DSST như đối với vụ án dân sự không có
giá ngạch
Các đương sự thỏa thuận được về mức cấp
dưỡng nhưng không thỏa thuận được
phương thức cấp dưỡng
Các đương sự có tranh chấp về cấp dưỡng
và tòa quyết định mức cấp dưỡng và
phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng
Ví dụ: anh A nộp đơn yêu cầu Tòa giảm mức cấp dưỡng từ 3 triệu đồng/ tháng xuống còn
2 triệu đồng/ tháng đối với cháu B trong vụ án về bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao
thông mà Tòa xét xử trước đó.
Giả sử: trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, anh A và gia đình của cháu B đã thỏa thuận
được về mức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
9
→ Án phí ST anh A phải nộp là: 200 000 X 50%= 100 000 đồng (căn cứ khoản 10,
khoản 11điều 27 pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH; khoản 1 điều 14 của Nghị quyết số
01/2012/NQ-HĐTP)
Giả sử: tại phiên tòa ST: tòa bác yêu cầu của anh A, giữ nguyên mức cấp dưỡng của anh
A với cháu B là 3 triệu đồng/tháng.
→Án phí ST anh A phải nộp là: 200 000 đồng (căn cứ khoản 10 điều 27 pháp lệnh số
10/2009/PL-UBTVQH; khoản 2 điều 14 của Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP)
 Trường hợp giải quyết tranh chấp trong một số loại việc cụ thể như đòi tài sản

cho mượn, cho ở nhờ, quyền sở hữu tài sản, hợp đồng mua bán tài sản, chuyển
nhượng QSDĐ vô hiệu, tiền cọc, phạt cọc.
Được quy định tại điều 17 nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP
Tranh chấp về đòi tài sản
cho mượn, cho ở nhờ
Chịu án phí DSST như vụ
án DSST không có giá
ngạch
Ngoài ra còn có yêu cầu tòa
giải quyết về tranh chấp bồi
thường thiệt hại
Chịu án phí không có giá
ngach+ án phí có giá ngạch
đối với yêu cầu bồi thường
thiệt hại
Tranh chấp về quyền sở
hữu tài sản
Chỉ xem xét quyền sở hữu
tài sản của ai
Chịu án phí DSST như vụ
án DS khồng có giá ngạch
Xác định giá trị của tài sản
hoặc xác định quyền sở hữu
theo phần
Chịu án phí DSST như vụ
án có giá ngạch đối với
phần giá trị mà đương sự
được hưởng
Tranh chấp về HĐ mua
bán tài sản, chuyển

nhượng QSDĐ vô hiệu
Một bên yêu cầu công nhận
và một bên yêu cầu tuyên
bố vô hiệu và đều không có
yêu cầu khác
Tòa công nhận: bên yêu cầu
tuyên bố vô hiệu chịu án phí
DSST như đối với vụ án DS
không có giá ngạch
Tòa tuyên bố vô hiệu:
ngược lại (bên yêu cầu công
nhận nộp)
Một bên yêu cầu công nhận
và một bên yêu cầu tuyên
bố vô hiệu và yêu cầu giải
quyết hậu quả của HĐ vô
hiệu
Chịu án phí không có giá
ngạch + án phí có giá ngạch
đối với người phải thực hiện
nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi
thường thiệt hại đối với giá
trị tài sản phải thực hiện
10
Tranh chấp HĐ mua bán
tài sản, chuyển nhượng
QSDĐ liên quan đến tiền
cọc và phạt cọc
Một bên yêu cầu trả lại tiền
cọc và phạt cọc, một bên

chấp nhận trả tiền cọc và
không chấp nhận phạt cọc
Tòa chấp nhận phạt cọc:
bên không chấp nhận phạt
cọc phải chịu án phí có giá
ngạch đối với phần phạt cọc
Tòa không chấp nhận phạt
cọc: bên yêu cầu phạt cọc
phải chịu án phí có giá
ngạch đối với phần phạt cọc
4.2. Nghĩa vụ nộp án phí phúc thẩm trong TTDS
Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm được quy định tại điều 132 Bộ Luật TTDS, điều
30 Pháp lệnh 10/2009/PL-UBTVQH : Căn cứ vào quyết định của TA cấp phúc thẩm để
xác định nghĩa vụ chịu án phí:
Đương sự kháng
cáo
Tòa PT giữ nguyên bản án,
quyết định ST
Đóng án phí DSPT
Tòa PT sửa bản án, quyết
định ST
Không phải đóng án phí DSPT (trừ trường
hợp yêu cầu kháng cáo không được Tòa
chấp nhận), Tòa sẽ xác định lại án phí
DSST
Tòa hủy bản án, quyết đinh
ST
Không phải đóng án phí PT
Đương sự rút
kháng cáo

Trước khi mở phiên tòa Chịu 50% mức án phí DSPT
Tại phiên tòa Chịu toàn bộ án phí DSPT
Các đương sự thỏa
thuận được với
nhau
Tại phiên tòa
Đương sự kháng cáo: chịu toàn bộ án phí
DSPT.
Đóng án phí DSST
Tự thỏa thuận
được: chịu án phí
theo thỏa thuận
Không tự thỏa
thuận được: tòa
xác định lại án phí
ST theo nội dụng
thỏa thuận
Nguyên đơn rút
đơn khởi kiện và
được bị đơn đồng
ý
Trước khi mở phiên tòa
hoặc tại phiên tòa
Chịu án phí DSST+ 50% án phí DSPT
11
Vụ án có người
không phải nộp
hoặc được miễn
nộp thì những
người khác vẫn

phải nộp, trừ
trường hợp Tòa PT
sửa, hủy bản án,
quyết định ST bị
kháng cáo
Chịu án phí dân sự
phúc thẩm
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu B trả lại 230 triệu đồng đã đến hạn thanh toán mà B không
trả. Bản án ST: buộc B thanh toán cho A 200 triệu đồng.
Giả sử: B kháng cáo bản án ST. Bản án PT bác yêu cầu kháng cáo của B.
→ án phí PT: B nộp 200 000 đồng
→Án phí ST (giữ nguyên):
A nộp: 30x5% - (230x5%x50%)= -4,25 triệu đồng (A nhận lại 4,25 triệu đồng).
B nộp: 200x5%= 10 triệu đồng.
Giả sử: A kháng cáo bản án ST. Bản án PT xác định chấp nhận yêu cầu kháng cáo của A
, ra quyết định sửa bản án ST bị kháng cáo buộc B thanh toán cho A 220 triệu đồng
→ án phí PT: A không phải nộp
→ Tòa PT xác định lại án phí ST như sau:
A nộp: 10x5% - (230x5%x50%)= -5,25 triệu đồng
B nộp: 220x5%=11 triệu đồng.
Giả sử: A, B đều kháng cáo. Tòa PT tuyên: không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của A,
chấp nhận yêu cầu kháng cáo của B, ra quyết định sửa bản án ST bị kháng cáo buộc B
phải thanh toán cho A 150 triệu.
12
→ án phí PT: A nộp 200 000 đồng, B không phải nộp
→ án phí ST do tòa PT xác định lại:
A nộp: 80x5%-(230x5%x50%)= -1, 75 triệu đồng
B nộp: 150x5%= 7,5 triệu đồng.
4.3 thời gian nộp án phí ST, PT:
Án phí ST: khi bản án có hiệu lực thi hành ngay khi hết thời hạn kháng cáo,

kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (căn cứ vào điều 245, điều 252 BLTTSD, thời hạn
hạn kháng cáo tối đa là 15 ngày, thời hạn kháng nghị tối đa là 30 ngày).
Án phí PT:khi bản án , quyết định có hiệu lực thi hành.
4.4 Đia điểm nộp án phí ST, PT: tại cơ quan thi hành án cung cấp với tòa án đã
xét xử (khoản 1 điều 9 pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH)
5. Miễn, giảm án phí
5.1 Những trường hợp được miễn nộp toàn bộ án phí:
Điều 11 Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH.
- Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo
hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn
đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
- Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành
niên mất năng lực hành vi dân sự;
- Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ;
- Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
Ví dụ: trong 1 vụ tai nạn giao thông, chị B nộp đơn yêu cầu anh A bồi thường chi phí
chữa trị, điều trị là 10 triệu đồng.→ chị A thuộc đối tượng được miễn nộp tiền tạm ứng
án phí do có yêu cầu bồi thường về sức khỏe bị xâm phạm.
13
Giả sử: tòa ST xử buộc anh A bồi thường cho chị B là 7 triệu.→ tiền án phí DSST anh A
phải nộp là 7x5%=0,35 triệu; chị B được miễn nộp án phí DSST đối với phần yêu cầu
không được Tòa chấp nhận.
5.2 Những trường hợp được giảm một phần án phí:
Điều 14, Pháp lệnh số 10/2009/PL_UBTVQH.
- Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó
cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận.
- Mức tiền được miễn không được vượt quá 50% mức tiền tạm ứng án phí, án phí
Bài tập
Anh A và chị B kết hôn 2010, có 1 đứa con chung. Do mâu thuẫn trong cuộc sống, anh A
nộp đơn yêu cầu ly hôn với chị B và yêu cầu chia 2/3 tài sản chung trong khối tài sản

chung của vợ chồng. Biết tài sản chung của anh A và chị B là 2 tỷ, khoản nợ chung là 500
triệu. Biết chuyện ly hôn của anh A nên ông C nộp đơn yêu cầu anh A trả cho ông khoản
vay là 400 triệu đã đến hạn thanh toán mà anh A chưa thanh toán, (đây là khoản nợ riêng
của anh A). Ngoài ra, chị B cũng có yêu cầu chia ¾ tài sản trong khối tài sản chung của
vợ chồng.Tại phiên tòa ST: tòa chấp nhận yêu cầu ly hôn của anh A và chị B, chia đôi
khối tài sản chung của vợ chồng, chia đôi khoản nợ chung của vợ chồng ( A, B mỗi người
nhận 750 triệu đồng; A,B mỗi người trả nợ là 250 triệu đồng), buộc anh A phải thanh
toán cho ông C 400 triệu đồng. chấp nhận yêu cầu về mức cấp dưỡng hàng tháng cho đứa
con chung do chị B nuôi là 3 triệu/tháng.
Anh A kháng cáo về mức cấp dưỡng hàng tháng, chỉ chấp nhận 2 triệu đồng/ tháng cho
đứa con chung. Chị B kháng cáo yêu cầu chia lại khối tài sản chung của 2 vợ chồng
Tại phiên tòa phúc thẩm: Tòa chấp nhận yêu cầu kháng cáo của anh A, buộc anh A có
nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng là 2 triệu đồng/tháng; chấp nhận yêu cầu kháng cáo của
chị B chia cho chị B 950 triệu và anh A 550 triệu, đối với khoản nợ chung là 500 triệu
mỗi người trả một nửa.
14
Xác định tiền tạm ứng án phí, án phí dân sự sơ thẩm và phúc thẩm?
Giải:
 Tiền tạm ứng án phí ST: căn cứ khoản 1, khoản 4 điều 25 pháp lệnh số
10/2009/PL-UBTVQH.
+ A nộp:
200 000 đồng (đối với yêu cầu ly hôn với B)
[ 36+ 3%x(2000x2/3 -800)]x50%= 26 triệu đồng
+ B nộp: [ 36+ 3%x(2000x3/4 -800)]x50%= 28,5 triệu đồng
+ C nộp: 400x5%x50%= 10 triệu đồng
 Tiền án phí ST:
+ A nộp: căn cứ khoản 8, khoản 6, khoản 9 điều 27 pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH
200 000 đồng
20+ 4%x((2000-500)/2-400)= 34 triệu đồng
250x5%= 12,5 triệu đồng

400x5%=20 triệu đồng
Tổng: 20+34+12,5+0,2-(26+0,2)= 40,5 triệu đồng
+ B nộp: khoản 9 điều 27 pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH
20+ 4%x((2000-500)/2-400)= 34 triệu đồng
250x5%= 12,5 triệu đồng
Tổng: 34+12,5-28,5= 18 triệu đồng
+ C: không phải nộp do A phải thực hiện nghĩa vụ đối với C (căn cứ khoản 6 điều 27 pháp
lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH)
Tổng: C được nhận lại 10 triệu đồng
 Tạm ứng án phí PT: điều 28 pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH
15
+ A nộp 200 000 đồng
+ B nộp 200 000 đồng
 Án phí PT: A, B không phải nộp do yêu cầu kháng cáo của A, B được tòa chấp
nhận và Tòa PT sửa bản án, quyết định ST bị kháng cáo.
Tòa PT xác định lại án phí ST như sau:
+ A nộp:
200 000 đồng
20+ 4%x((550-400)= 26 triệu đồng
250x5%= 12,5 triệu đồng
400x5%=20 triệu đồng
Tổng: 26+20+12,5+0,2- (26+0,2)= 32,5 triệu đồng
+ B nộp:
36+ 3%x((950-800)= 40,5 triệu đồng
250x5%= 12,5 triệu đồng
Tổng: 40,5+12,5- 28,5=24,5 triệu đồng
+ C: không phải nộp được nhận lại 10 triệu.
THE END
16
17

×