Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Người bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.09 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN VĂN HỊA

NGƢỜI BÀO CHỮA
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN VĂN HỊA

NGƢỜI BÀO CHỮA
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật Hình sự
Mã số : 60380104

Người hướng dẫn khoa học : TS, LS Phan Trung Hồi

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan bài luận văn là công trình nghiên cứu của tơi.
Nội dung của bài luận văn và các số liệu chứng minh là trung thực, không sao
chép từ bất cứ các cơng trình nào khác.

Người cam đoan

Phan Văn Hòa


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGƢỜI BÀO CHỮA TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ
7
1.1 Khái niệm ngƣời bào chữa trong tố tụng hình sự
1.1.1 Một số nét khái quát về lịch sử hành nghề luật sư trên thế giới và Việt
Nam
1.1.2 Khái niệm về người bào chữa trong tố tụng hình sự
1.2 Đặc điểm, vị trí, vai trị của ngƣời bào chữa
1.2.1 Đặc điểm của người bào chữa trong tố tụng hình sự.
1.2.2 Vị trí, vai trị của người bào chữa trong tố tụng hình sự.
1.3 Tiêu chuẩn, điều kiện ngƣời bào chữa trong tố tụng hình sự
1.4 Ngƣời bào chữa trong pháp luật một số nƣớc trên thế giới

CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
CỦA NGƢỜI BÀO CHỮA VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG
2.1 Quyền của ngƣời bào chữa trong pháp luật tố tụng hình sự VN
2.1.1 Pháp luật thực định về quyền của người bào chữa trong tố tụng hình sự:

2.1.2 Thực trạng người bào chữa thực hiện các quyền khi tham gia
tố tụng hình sự:
2.2 Nghĩa vụ của ngƣời bào chữa trong pháp luật tố tụng hình sự VN
2.3 Cách thức lựa chọn và thủ tục tham gia tố tụng của ngƣời bào chữa
2.3.1 Lựa chọn người bào chữa:
2.3.2. Thủ tục yêu cầu và cấp Giấy chứng nhận người bào chữa
2.4 Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế

7
7
15
21
21
24
29
32
37
37
37
46
48
51
51
54
60

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA
NGƢỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
68
3.1 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao địa vị pháp lý của ngƣời bào

chữa trong tố tụng hình sự
68
3.2. Một số giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của ngƣời bào chữa
70
3.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về người bào chữa
71
3.2.2 Nâng cao chất lượng hoạt động và tính chuyên nghiệp
72
3.2.3 Một số giải pháp khác
74

KẾT LUẬN

76


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cải cách tư pháp là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng
trong tiến trình đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, nhằm củng cố và
hoàn thiện các cơ quan tư pháp, hoàn thiện pháp luật làm cơ sở pháp lý của
hoạt động tư pháp. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ trên, Nghị quyết số 08NQ/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 02/01/2002
(sau đây được viết là Nghị quyết số 08-NQ/TW) về một số nhiệm vụ trọng
tâm của công tác tư pháp, trong đó nhấn mạnh các nội dung: “Khi xét xử, các
Tịa án phải bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực
sự dân chủ, khách quan…” và “ Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều
kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng; tham gia hỏi cung bị can,
nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa”. Từ những nội
dung trên, có thể nhận thấy việc nâng cao vị trí, vai trị của người bào chữa

nói chung và luật sư nói riêng, là một vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm trong quá trình đổi mới, cải cách tư pháp trong lĩnh vực tố
tụng hình sự.
Trong q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật, nguyên tắc bảo
đảm quyền bào chữa được quy định tại điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003 là điểm mới, thể hiện tính dân chủ của pháp luật Tố tụng hình sự Việt
Nam, phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân và vì nhân dân của Đảng và Nhà nước ta.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là cơ sở
xác định vai trị, vị trí cũng như làm phát sinh các quyền và trách nhiệm mới
của người bào chữa trong Tố tụng hình sự Việt Nam.
Sự tham gia của người bào chữa vào q trình tố tụng, các vụ án hình
sự có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đảm bảo tính dân chủ, quyền con người
trong tố tụng hình sự. Mặt khác, sự tham gia của người bào chữa là nhân tố
nhằm tăng cường yếu tố tranh tụng trong quá trình xét xử vụ án hình sự được
xem là một trong những vấn đề trọng tâm của công cuộc cải cách tư pháp theo
Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị.


2
Những năm qua, với chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà
nước, sự tham gia của toàn xã hội, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều đổi
mới trong hoạt động tố tụng hình sự góp phần quan trọng vào việc giữ vững an
ninh - chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong hoạt động tố tụng hình
sự, vị trí, vai trị của người bào chữa vẫn cịn có những vấn đề bất cập giữa lý
luận và thực tiển áp dụng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác
điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như ảnh hưởng
đến quyền bào chữa - quyền con người - khi tham gia quá trình tố tụng hình sự.
Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị về cải cách tư pháp đã chỉ rõ, bản án của Tòa án phải được tuyên

trên cơ sở kết quả tranh luận công khai tại phiên tòa. Các luận cứ của luật sư
đưa ra phải được Tịa án phân tích, đánh giá thấu đáo để quyết định chấp nhận
hoặc bác bỏ. Tuy nhiên trên thực tế, quy định này ít được tơn trọng và thực
hiện. Vai trị, vị trí người bào chữa chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng
nhận thức đầy đủ trong tiến trình tố tụng vì vậy dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội
phạm, làm oan người vô tội, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của
Nhà nước, của xã hội và cơng dân. Điều đó đã tạo nên dư luận xã hội không tốt
ảnh hưởng đến chủ trương cải cách tư pháp và sự đảm bảo nền công lý xã hội
chủ nghĩa.
Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành được xem như sự
mở đầu cho công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta. Nghị quyết này đề cập đến
việc tăng cường yếu tố tranh tụng công khai trong quá trình xét xử vụ án hình
sự và luận cứ của luật sư đưa ra phải được các cơ quan tiến hành tố tụng phân
tích, đánh giá khách quan. Theo đó, việc phán quyết của Tịa án phải căn cứ
chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, phải đảm bảo để bản án, quyết
định của Tòa án là hiện thân của công lý, công bằng xã hội. Như vậy, một vấn
đề cấp bách được đặt ra đối với các cơ quan tư pháp là làm thế nào để đạt
được những yêu cầu đó. Trong nỗ lực chung, xét từ nhu cầu thực tiễn nêu
trên, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của người bào chữa trong
tố tụng hình sự là cần thiết.
Trước yêu cầu của thực tế, yêu cầu đảm bảo sự dân chủ, bình đẳng
trong hoạt động tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm làm oan người vô tội;


3
đồng thời góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, người viết chọn đề tài:
"Người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong tiến trình tố tụng hình sự, quyền bào chữa nói chung, người bào

chữa nói riêng, ln được sự quan tâm phân tích, đánh giá của các nhà nghiên
cứu pháp luật hình sự trên nhiều góc độ khác nhau như pháp luật thực định,
thực trạng áp dụng pháp luật, qua đó nêu ra những quan điểm nhằm định
hướng hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao vị trí của người bào chữa trong
q trình tố tụng hình sự. Liên quan đến nội dung này, đã có nhiều bài viết,
bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề người bào chữa trong tố tụng hình sự như:
"Người bào chữa và vấn đề bảo đảm quyền của người bào chữa trong tố tụng
hình sự Việt Nam" – của ThS luật học Trần Văn Bảy; “Những điểm mới về
trách nhiệm, nghĩa vụ của người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003”- của PGS.TS luật học Phạm Hồng Hải; "Ngun tắc suy đốn vơ tội và
quyền bào chữa" – của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc; "Báo cáo thực trạng thi
hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo đảm quyền bào chữa " - của
TS. LS Phan Trung Hoài trong hội thảo “Hoàn thiện các quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo đảm quyền bào chữa và quyền hành
nghề của luật sư” tại Hà nội tháng 03/2012;… Những bài viết đó đề cập đến
một số vấn đề nhất định liên quan quyền bào chữa, người bào chữa nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của
nước ta. Tuy nhiên, trong xu hướng đổi mới trên tất cả các hoạt động tố tụng
điều tra, truy tố, xét xử, tác giả nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề chung, tổng
thể cần phải được phân tích,đánh giá, làm sáng tỏ về vai trị, vị trí người bào
chữa nhằm bảo đảm thực hiện đúng tinh thần cải cách tư pháp của Đảng và
Nhà nước trong thời gian tới. Do đó, tác giả mong muốn tập trung nghiên cứu
một cách tổng quát các quy định của pháp luật, cũng như khảo sát thực trạng
áp dụng pháp luật về người bào chữa trong các giai đoạn tố tụng hình sự
nhằm đề ra một số giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật về người bào chữa
trong tố tụng hình sự.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài


4

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích làm rõ thêm
địa vị pháp lý và thực trạng về vị trí, vai trị, chức năng của người bào chữa
trong quá trình tố tụng hình sự, chỉ ra những bất cập còn tồn tại của vấn đề
bảo đảm quyền bào chữa trong các vụ án hình sự ở nước ta hiện nay. Trên cơ
sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động
của người bào chữa, góp phần thực hiện quá trình cải cách tư pháp trong lĩnh
vực điều tra, truy tố và xét xử theo hướng đảm bảo công bằng, dân chủ trong
tranh tụng.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu của luận
văn được đặt ra là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về địa vị pháp lý của người bào chữa trong
tố tụng hình sự Việt Nam như: khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trị của người
bào chữa.
- Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật của một số nước trên
thế giới về người bào chữa.
- Nghiên cứu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
người bào chữa trong tố tụng hình sự. Tìm ra những nguyên nhân hạn chế của
việc thực hiện quyền bào chữa, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp
luật về người bào chữa trong các vụ án hình sự những năm gần đây, qua đó
rút ra những mặt tích cực cũng như những tồn tại, hạn chế trong hoạt động
bào chữa.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những đánh giá về thực trạng
người bào chữa trong tố tụng hình sự, luận văn nêu ra các giải pháp nâng cao
vai trò, vị trí cũng như chức năng bào chữa của người bào chữa trong vụ án
hình sự ở nước ta theo đúng yêu cầu cải cách tư pháp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Đề tài nghiên cứu về người bào chữa
dưới góc độ lý luận, phân tích những quy định của pháp luật về vai trị, vị trí của
người bào chữa, tập trung vào các Điều 56, 57, 58 của Bộ Luật Tố tụng hình sự
năm 2003 (có đối chiếu so sánh với Bộ Luật Tố tụng hình sự 1988) và các văn
bản pháp luật có liên quan. Đồng thời khảo sát thực trạng hoạt động của người

bào chữa trong các giai đoạn tố tụng hình sự, trong các hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng từ trước và sau ngày Nghị


5
quyết 08-NQ/TW được ban hành năm 2002 cho đến nay. Từ đó đưa ra những
quan điểm, kiến nghị góp phần thực hiện tốt và thể chế hóa Nghị quyết 08NQ/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động tố
tụng hình sự nói riêng và của các cơ quan tư pháp nói chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về cải cách tư pháp, luận
văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân
tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp lịch sử; phương
pháp đàm thoại (trao đổi ý kiến với những chuyên gia đầu ngành, những
người làm luật sư bào chữa); phương pháp khảo sát thực tiễn xét xử tại những
phiên tòa hình sự.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị của đề tài
Nội dung của luận văn sẽ được trình bày một cách hệ thống một số
vấn đề lý luận và pháp luật thực định về người bào chữa, thực trạng áp dụng
pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình tham gia của người bào chữa trong
các vụ án hình sự. Từ việc nghiên cứu thực tiễn, luận văn nêu lên những bất
hợp lý và những vướng mắc trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật tố
tụng hình sự đối với người bào chữa khi tham gia vào quá trình tố tụng. Trên
cơ sở đó đưa ra những đề xuất về hướng giải quyết sao cho phù hợp với thực
tế, đồng thời hạn chế phần nào những khiếm khuyết của cơ quan tiến hành tố
tụng và người tiến hành tố tụng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh
viên các trường Đại học Luật làm cơ sở cho việc nghiên cứu nhằm góp phần
hồn thiện quy định pháp luật tố tụng hình sự về người bào chữa.

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Nhận thức chung về ngƣời bào chữa trong Tố tụng hình
sự Việt Nam


6
Chƣơng 2: Pháp luật thực định về quyền, nghĩa vụ của ngƣời bào
chữa và thực trạng áp dụng
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của ngƣời bào
chữa trong tố tụng hình sự


7
CHƢƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGƢỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ
1.1 Khái niệm ngƣời bào chữa trong tố tụng hình sự
1.1.1 Một số nét khái quát về lịch sử hành nghề luật sư trên thế giới và Việt
Nam

* Nghề luật sư được hình thành từ khi nào hiện là vấn đề còn được bàn
luận trong giới nghiên cứu khoa học pháp lý. Về phương diện lịch sử, hiện
chưa có một tài liệu nào xác định được thời điểm hình thành nghề luật sư trên
thế giới.Về phương diện xã hội, phần đông các nhà nghiên cứu lịch sử và
khoa học pháp lý nhận thấy bào chữa được hình thành từ yêu cầu minh oan,
bảo vệ cho người thân, bạn bè, bảo vệ người cô thế bị giai cấp thống trị bắt
giam, trừng phạt vô lý, trái với những chuẩn mực công bằng xã hội. Qua
nghiên cứu sử sách và nhận xét của một số nhà nghiên cứu thì vào khoảng thế

kỷ V trước Công nguyên, trong nhà nước Hy lạp cổ đại, đã hình thành các tịa
án xét xử có sự tham gia của người dân và người biện hộ xuất hiện cùng thẩm
phán. Vào thời đó, nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự trình bày hoặc nhờ người
khác có tài hùng biện trình bày hộ cho mình nhằm bào chữa, bảo vệ cho mình.
Ở nhà nước La Mã cổ đại, trong các phiên tịa xét xử thường có sự tham gia
của các nhà chuyên môn, am hiểu pháp luật, những người này viện dẫn những
quy tắc tôn giáo nhằm nhắc nhở, đề nghị hội đồng xét xử thực hiện đúng thủ
tục tố tụng cũng như trình bày ý kiến, lý lẽ bào chữa, minh oan cho người vô
tội. Do việc bào chữa nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân nên
tạo được sự đồng tình ủng hộ, tin tưởng của người dân, từ đó thu hút nhiều
người tham gia vào việc bào chữa và họ được nhân dân tôn trọng, xem những
người bào chữa, luật sư như những hiệp sĩ bảo vệ cho người dân cô thế thốt
khỏi sự áp bức, bất cơng của giai cấp thống trị .
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, những hiệp
sĩ này xuất hiện từ thế kỷ I trước Công nguyên đến thế kỷ II sau Công nguyên
tại Hy Lạp (Grèce) và La Mã (Rome). Họ được gọi là “Advocatus” (người
biện hộ), sử dụng những kiến thức rộng rãi về luật lệ đương thời kết hợp với
tài hùng biện để bênh vực cho những người cơ thế, những người nghèo khó,


8
thấp cổ bé họng, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội. Những “Advocatus”
phát triển ngày càng đông, đến thế kỷ thứ IV sau Công nguyên, họ tập họp
thành một tổ chức được độc quyền biện hộ trước Hoàng đế. Đến cuối thế kỷ
VIII mới có danh xưng cho 17 vị và được vua cơng nhận có quyền biện hộ
trước các tòa án.
Theo một tác giả, nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội, ta có thể
nhận thấy rằng, từ khi xã hội phân chia giai cấp, mối quan hệ giữa giai cấp
thống trị (chủ nô, vua chúa..) và giai cấp bị trị (nô lệ, dân nghèo) đã phát sinh
những mâu thuẩn, bất cơng mà trong đó người gánh chịu hậu quả là giai cấp

bị trị. Đánh giá sự bất cơng trong lịng xã hội có giai cấp, Lê nin đã viết:“ Tất
cả các sách giáo khoa về lịch sử thời cổ, tất cả các bài giảng nói về vấn đề đó
sẽ trình bày cho các đồng chí thấy cuộc đấu tranh giữa các nhà nước quân
chủ và cộng hịa; nhưng điểm căn bản là người nơ lệ lúc ấy không được coi là
người; không những không được coi là cơng dân, mà cịn khơng được coi là
người nữa. Luật pháp La Mã coi họ là các đồ vật. Khơng nói đến các luật lệ
khác để bảo vệ cá nhân con người, ngay các luật lệ về tội giết người cũng
không áp dụng cho người nô lệ”(1). Từ trong lịng của xã hội bất cơng, những
người có tinh thần nghĩa hiệp xuất hiện như những anh hùng đứng ra dùng lý
lẽ để minh chứng và bảo vệ cho những người cô thế. Nghề luật sư, nghề bào
chữa, được hình thành như một nhu cầu tất yếu đáp ứng nguyện vọng về công
bằng xã hội của giai cấp bị áp bức bóc lột, từ đó nghề luật sư, người bào chữa,
được xem như một nghề vinh quang trong xã hội.
* Ở Việt Nam, nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội nước ta, trải qua
hơn 1000 năm Bắc thuộc, thời kỳ này, xã hội Việt Nam loạn lạc kéo dài do
nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm chống lại sự đô hộ của phong kiến phương
Bắc, giành lại độc lập cho đất nước như Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Ngô
Quyền, Lê Đại Hành… nhưng đều không thành công hoặc không dành được
độc lập lâu dài. Thời kỳ này, mặc dù có ảnh hưởng của pháp luật Trung Quốc
nhưng pháp luật của dân Lạc Việt vẫn có sự khác biệt nhất định, sự khác biệt
này được ghi nhận qua tài liệu Hậu Hán thư của Phạm Diệp đời nhà Tống ở

(1)

Phan Trung Hoài (2006), Hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam, NXB. Tư pháp, tr.16.


9
thế kỷ V: “ Mã Viện tâu lên triều đình nhà Hán rằng: Luật Việt khác với luật
Hán hơn 10 điều” (2), nguồn pháp luật chủ yếu là tục lệ, tạp quán, khái niệm

người bào chữa, luật sư chưa hình thành.
Đến triều đại nhà Lý (1009 – 1226), đây là thời kỳ độc lập và mở mang
bờ cõi. Vào thời vua Lý Thái Tông (năm Minh Đạo thứ nhất), năm Canh Thìn
(1040) vua xuống chiếu từ nay trở đi phàm nhân dân trong nước ai có việc
kiện tụng gì, đều giao cho Khai Hồng Vương xử đốn rồi tâu lên, lại cho lấy
điện Quảng Vũ làm nơi vương xử kiện.(3) Pháp luật thành văn của Việt Nam
phát triển và được đánh dấu bằng việc ra đời của Bộ Hình thư: “Trước kia,
việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ pháp luật câu nệ luật văn,
cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng q đáng. Vua lấy
làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng
với thời thế, chia ra mơn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình
thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu
ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rỏ ràng,
cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo”(4) . Trong các
triều đại nhà Lý, sự mở mang bờ cõi, khai phá đất đai, nông nghiệp phát triển
dẫn đến việc kiện tụng tranh chấp đất đai ngày càng nhiều. Đời vua Lý Anh
Tông, năm Nhâm Tuất (1142). Tháng 12, xuống chiếu rằng:“Những người
cầm đợ ruộng thục trong vịng 20 năm thì cho phép chuộc lại; tranh nhau
ruộng đất, trong vòng 5 hay 10 năm còn được tâu kiện; ai có ruộng vườn
hoang bị người khác cày cấy trồng trọt, trong vòng một năm cho kiện mà
nhận, quá các hạn ấy thì cấm. Làm trái thì xử 80 trượng.”(5).
Thời kỳ nhà Lê (1428 – 1788), Bộ luật Hồng Đức (Lê triều Hình luật)
và Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ được đánh dấu như một bộ luật tố tụng
đầu tiên trong lịch sử lập pháp của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Nghiên cứu

(2)

Phan Trung Hoài (2006), Hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam, NXB. Tư pháp, tr.17.
Trung tâm văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây (2012), Đại Việt sử ký tồn thư, NXB Hồng Bàng, tr. 183- 185186.
(5)

Trung tâm văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây (2012), Đại Việt sử ký tồn thư, NXB Hồng Bàng, tr. 236.
(3), (4)


10
Bộ luật Hồng Đức, ta thấy có một số đặc điểm đáng lưu ý có liên quan đến
tranh tụng, tự bào chữa như:
+ Điều 691 Bộ luật Hồng Đức quy định: “ Những án xét rồi nhưng cịn
nghi ngờ thì chuyển qua quan viện thẩm hình, hội đồng nghị xét, hỏi tội phạm
nhân đến khi họ nhận tội, nếu tội nhân khơng chịu nhận tội thì cho phép họ tự
bào chữa, rồi xét lại kỷ càng”. Điều này đã xác định được nguyên tắc bảo
đảm quyền tự bào chữa của người phạm tội. Điều 720 còn quy định: “ Ngày
quyết tụng (ngày xử lại một vụ kiện lớn ở kinh đô), quan đại thần và các quan
xét án đều phải hội đồng lại xét hỏi kỹ càng cho rõ sự phải trái, cốt để mọi
người đều n lịng. Nếu có điều chưa rỏ phải thẩm xét lại, không được cố ý
chấp riêng mình, bắt mọi người phải theo, bày ra lý này lý khác để có người
mắc oan. Luật này cũng không cho phép những quan phụ thẩm( thẩm phán
giúp việc) lúc đông đủ mọi người không hết bổn phận tranh biện, về sau lại có
câu nghị luận khác. Ai trái luật này đều tùy theo nặng nhẹ mà xử theo tội
thêm bớt tội người…”(6) .
Dưới thời kỳ vua Minh Mạng (1820 – 1840) Tam Pháp Ty được xem
như một cơ quan pháp đình cao nhất bao gồm các quan cao cấp của Đại Lý tự,
Đơ sát viện và Hình bộ, nhận đơn xét xử các vụ kiện mà họ cho là đã bị quan
tỉnh xử có oan ức.
Nghiên cứu những dữ kiện lịch sử như nêu trên, ta có thể nhận thấy
rằng, dưới chế độ phong kiến, việc xét xử ở nước ta lúc bấy giờ do vua quan
phong kiến thực hiện, ý chí của vua quan phong kiến là luật cao nhất và tự
thân các vua quan phong kiến cho mình là người bảo vệ sự cơng bằng của
thần dân trăm họ. Do đó, khái niệm về nghề bào chữa, luật sư khơng có trong
thời kỳ phong kiến. Mặc dù đã có thiết chế tịa án và các Bộ luật hình từ triều

Lý, có giải quyết các tranh chấp, các bên tranh chấp có quyền tự biện hộ hoặc
nhờ người làm chứng biện hộ, nhưng những người biện hộ, làm chứng hầu
hết là do có mối quan hệ bà con thân thuộc, xóm giềng nên về cơ bản, nghề
thầy cung, thầy kiện không được coi trọng và không được coi là một nghề
trong xã hội phong kiến. Tuy vậy, hệ thống pháp luật thành văn thời phong
(6)

Quốc triều Hình luật (1991), NXB Pháp lý, tr. 242- 244.


11
kiến, đặc biệt qua Bộ Quốc triều Hình luật đã thể hiện nhiều quan điểm mới,
tiến bộ trong việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân, cho phép
họ có quyền tự bào chữa và được các vua quan bảo đảm quyền “tranh biện”
một cách chặt chẽ, công bằng.
Thời kỳ Pháp thuộc (1858 – 1945): Sau khi xâm lược Nam kỳ, ngày
26/11/1876, toàn quyền Pháp đã ban hành Nghị định về việc biện hộ tại tòa án
cho người Pháp hoặc người Việt nam mang quốc tịch Pháp. Từ đó nghề luật
sư mới chính thức xuất hiện ở nước ta, khác với thời kỳ phong kiến, việc xét
xử chỉ do vua, quan phong kiến thực hiện mà khơng có người bào chữa tham
gia.
Sau khi chiếm được nước ta và tồn cõi Đơng dương, thực hiện chính
sách chia để trị, thực dân Pháp đã chia nước ta ra làm 03 kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ
và Nam kỳ.Toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh thành lập Đồn luật sư Sài Gịn và
Hà Nội bao gồm các luật sư có quốc tịch Pháp và người Việt đã nhập quốc
tịch Pháp tốt nghiệp trường Luật tại Pháp. Các luật sư chỉ biện hộ trước tịa án
Pháp cho người Pháp hoặc người có quốc tịch Pháp. Ngày 30/01/1911, Toàn
quyền Pháp tiếp tục ký Sắc lệnh nhằm mở rộng nghề luật sư, không giới hạn
chỉ người Pháp và người Việt mang quốc tịch Pháp mà còn có cả người Việt
mang quốc tịch Việt Nam. Ngày 25/05/1930, toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh tổ

chức luật sư đoàn ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẳng, Sắc lệnh này là một bước
tiến mới, mở rộng quyền biện hộ của luật sư, không chỉ biện hộ cho thân chủ
người có quốc tịch Pháp mà cịn cho cả thân chủ là người khơng có quốc tịch
Pháp; khơng chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà còn được biện hộ ở tịa án Việt.
Ơng Phan Văn Trường (1876 – 1933) là người Việt Nam đầu tiên làm luật sư,
ông tốt nghiệp trường Đại học Luật và làm luật sư ở Pháp.
Cho đến thời điểm trước năm 1945, đã hình thành Luật sư đồn ở các
khu vực Hà Nội, Sài Gịn và Đà Nẳng, đặt bên cạnh các tòa án thuộc địa. Hoạt
động luật sư đã có một số thay đổi theo hướng hành nghề tự do, thay chế độ
luật sư công chức bằng chế độ thi tuyển, mở rộng phạm vi hành nghề luật sư
cho cả người Đơng Dương có quốc tịch Pháp, chế độ thù lao chuyển từ việc
nhà nước ấn định sang thỏa thuận.


12
Thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945: ngày 10/10/1945 chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL về tổ chức các Đoàn luật sư trong cả
nước. Sắc lệnh 46/SL vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật cũ về luật sư
nhưng không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hịa. Điều
3 của Sắc lệnh quy định người được liệt danh vào bảng luật sư tại tòa Thượng
thẩm Hà Nội hay Sài Gịn là: có quốc tịch Việt Nam, khơng phân biệt nam,
nữ; có bằng cử nhân luật; đã làm tập sự trong ba năm (kể từ ngày tuyên thệ) ở
một văn phịng luật sư thực thụ trong nước; có hạnh kiểm tốt; được bằng
chứng nhận đã hết hạn tập sự và đủ tư cách làm luật sư thực thụ. Điều 5 của
Sắc lệnh quy định những luật sư đã tập sự được mười tám tháng thì Hội đồng
luật sư có thể cho phép tạm quản lý một văn phòng. Hiến Pháp đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 09/11/1946
(sau đây viết là Hiến Pháp 1946), điều 67 quy định: “Các phiên tòa đều xét xử
công khai, trừ trường hợp đặc biệt, người bị cáo có quyền bào chữa lấy hoặc
mượn luật sư”. Khi thực dân Pháp quay lại, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng

nổ ( tháng 12/1946) kéo dài, nhiều luật sư tham gia kháng chiến, do đó vai trị
người luật sư Việt Nam trong giai đoạn này chưa được thể hiện rỏ nét.
Vào năm 1949, để khắc phục tình trạng thiếu luật sư bào chữa, ngày
18/06/1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 69/SL quy định chế định
bào chữa viên cho các bị cáo tại phiên tòa. Điều 1 của Sắc lệnh quy định: “Từ
nay đến khi nào có thể lệ khác, trước các tòa án thường và tòa án đặc biệt xử
việc tiểu hình và đại hình, trừ tịa án binh tại mặt trận, bị can có thể nhờ một
công dân không phải là luật sư bào chữa cho. Công dân do bị can đã tự chọn
để bênh vực mình phải được ơng Chánh án thừa nhận”. Để mở rộng thêm
quyền bào chữa, Điều 2 của Sắc lệnh này cũng quy định: “Nếu bị can khơng
có ai bênh vực, ơng Chánh án có thể, tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can,
cử một người ra bào chữa cho bị can”. Ngày 22/12/1949, Sắc lệnh 144/SL
được ban hành, trong đó Điều 1 của Sắc lệnh quy định: “Từ nay, trước tòa án
việc xử hộ và thương mại, trước các tòa án thường và tòa án đặc biệt xử việc
tiểu hình, đại hình, trừ tịa án binh tại mặt trận, nguyên cáo, bị cáo và bị can
có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình, cơng dân


13
đó phải được ơng Chánh án thừa nhận”. Quy định trên của Sắc lệnh 144/SL
có sự sửa đổi so với Điều 1 của Sắc lệnh 69/SL.
Năm 1954, sau khi hiệp định Genève, Việt Nam bị chia cắt thành hai
miền có hai chế độ khác nhau: Miền Bắc thực hiện công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội; miền Nam còn trong vòng kiềm tỏa của đế quốc Mỹ theo chế độ
cộng hòa. Ở miền Bắc, ngày 31/12/1958 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ
cộng hịa thơng qua Hiến pháp (Hiến pháp thứ hai), trong đó Điều 101 quy
định: “Việc xét xử tại các Tịa án nhân dân đều cơng khai, trừ trường hợp đặc
biệt do luật định. Quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo”.
Ở miền Nam, dưới chính quyền Sài Gịn, có hai trường Đại học Luật
khoa Huế và Sài Gòn đã đào tạo nhiều cử nhân luật qua đó các sinh viên được

đào tạo Luật sư và hành nghề chuyên nghiệp. Trong các tòa Vi cảnh, tòa Sơ
thẩm, tịa Đại hình, tịa Thượng thẩm đều có cơng tố viên và có luật sư bào
chữa cho thân chủ. Luật sư có quyền tham gia từ giai đoạn điều tra, giai đoạn
tranh tụng trước tịa. Theo Bộ luật Hình sự tố tụng năm 1972 (Ban hành theo
Sắc luật số 027-TT/Slu ngày 20/12/1972 của chính quyền Sài Gịn) thì trong
giai đoạn điều tra, nếu nghi can yêu cầu được một hay nhiều luật sư dự kiến,
cơ quan điều tra phải báo thị bằng mọi cách, kể cả bằng điện thoại cho luật
sư biết trước hai giờ để đến dự kiến (Điều 40 Bộ luật Hình sự tố tụng 1972).
Do hồn cảnh lịch sử, sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kế tiếp nhau, nghề luật sư trong
giai đoạn này gặp nhiều khó khăn.
Sau khi đất nước thống nhất, 30/04/1975, với sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trước tòa án, ngày
18/12/1980, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc
Hội thơng qua (Hiến pháp 1980), trong đó điều 133 quy định: “Tịa án nhân
dân xét xử cơng khai, trừ trường hợp do luật định. Quyền bào chữa được bảo
đảm. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị can, bị cáo và các đương sự
khác về mặt pháp lý”. Quy định này ngoài việc khẳng định bảo đảm quyền
bào chữa của bị can, bị cáo, còn quy định việc thành lập tổ chức luật sư để
giúp các tổ chức và cá nhân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Để thực
hiện quy định của Hiến pháp 1980, trong khi chưa có Pháp lệnh về luật sư,


14
nhà nước ta củng cố và phát triển đội ngũ bào chữa viên, cụ thể ngày
31/10/1983 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 691/QLTPK về công tác bào
chữa, trong đó quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện làm bào chữa viên. Ngày
18/12/1987, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh tổ chức luật sư, trong
đó quy định cụ thể việc thành lập các đoàn luật sư ở các Tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; xác định Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của luật sư;

điều kiện gia nhập Đồn luật sư, các hình thức hoạt động pháp lý của luật sư;
quyền và nghĩa vụ của luật sư; thù lao của luật sư…Pháp lệnh này có ý nghĩa
rất lớn trong việc củng cố và phát triển tổ chức luật sư phù hợp với giai đoạn
đổi mới, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Ngày 21/02/1989, Hội đồng
Bộ trưởng ra Nghị định số 15/HĐBT ban hành quy chế Đồn luật sư, trong đó
quy định Đồn luật sư được thành lập để giúp công dân và các tổ chức về mặt
pháp lý theo quy định của Hiến pháp; Đồn luật sư có nhiệm vụ bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và các tổ chức; bảo vệ pháp chế và
chế độ xã hội chủ nghĩa; xác định mối quan hệ giữa Đoàn luật sư với Bộ Tư
pháp và các cơ quan Nhà nước, với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức xã hội khác.
Ngày 15/04/1992, Quốc hội thông qua Hiến pháp (Hiến pháp 1992),
tiếp tục khẳng định quyền bào chữa của luật sư theo như Hiến pháp 1980.
Ngày 25/07/2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh số
37/2001/PL-UBTVQH10, trong đó có một số điểm quy định liên quan đến
luật sư: Cán bộ công chức không được gia nhập các Đoàn luật sư (điểm này
khác với Pháp lệnh năm 1987). Chỉ có những người đang cơng tác tại các cơ
quan chuyên trách bảo vệ pháp chế không được gia nhập Đồn luật sư, trừ
những người làm cơng tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp lý tại các viện
nghiên cứu và các trường thuộc các cơ quan đó. Điểm nổi bật khác của Pháp
lệnh số 37/2001/PL-UBTVQH10 là: Luật sư là người có trình độ đại học luật
và tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc nước ngoài được
pháp luật Việt Nam cơng nhận; xác định Đồn luật sư là tổ chức nghề nghiệp
của các luật sư; còn tổ chức hành nghề luật sư là các văn phòng luật sư, Công
ty luật hợp doanh.


15
Ngày 12/12/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2001/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh luật sư. Nội dung của Pháp lệnh luật sư

thể hiện quan điểm cải cách tổ chức và hoạt động của luật sư theo hướng
chuyên nghiệp hóa, tạo cơ sở pháp lý, nâng cao chất lượng hoạt động nghề
luật sư đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.
Trước yêu cầu đổi mới, đặc biệt là Việt Nam đã gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO), Ngày 29/06/2006 Luật Luật sư đã được Quốc hội
thơng qua (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007). Luật Luật sư được ban hành có ý
nghĩa rất to lớn, góp phần nâng cao vị thế của luật sư, tạo cơ sở pháp lý, mở ra
triển vọng phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, từng bước đưa nghề luật
sư Việt Nam ngang tầm với luật sư và nghề luật sư ở các nước tiên tiến trên
thế giới.
1.1.2 Khái niệm về người bào chữa trong tố tụng hình sự
Theo Từ điển tiếng Việt, bào chữa là dùng lý lẽ, chứng cứ để bênh vực
cho hành vi của ai đó đang bị xem là phạm pháp hoặc đang bị lên án (7). Một
Từ điển khác ghi nhận bào chữa là gạt bỏ lý lẽ kẻ khác để chữa tội mình hoặc
chữa cho người mình (8). Theo đó, người bào chữa là người dùng lý lẽ, chứng
cứ để bênh vực cho hành vi của ai đó đang bị bị tình nghi phạm tội hoặc đang
bị lên án. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật, chưa có một khái niệm hay
định nghĩa hoàn chỉnh, thống nhất về bào chữa và người bào chữa.Trong tố
tụng hình sự, qua nghiên cứu khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụng, có nhiều
quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về người bào chữa.
Tác giả M.Chen – Txốp.MA cho rằng: “Người bào chữa là người giúp
đỡ Tòa án trong việc xác định tất cả các tình tiết cần thiết về vụ án để cuối
cùng Tịa án ra một bản án có căn cứ và đúng pháp luật ” ( 9 ).
Theo Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga thì “người bào
chữa là người thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích của người bị tình
nghi và bị can và giúp họ về mặt pháp lý trong quá trình tố tụng đối với vụ án
theo thủ tục quy định tại bộ luật này”.
(7)

Viện Ngôn ngữ Việt Nam (2012), Từ điển tiếng Việt, NXB. Thanh niên, tr. 63.

Viện Ngôn ngữ Việt Nam (2012), Từ điển tiếng Việt, NXB. Hồng Đức, tr. 42.
(9)
M. Chen – Txôp. M.A (1954), Luật sư trong tố tụng hình sự xơ viết, tr 53.
(8)


16
Theo giải thích của PGS.TS Luật học Võ Khánh Vinh, trong quyển
“Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự”, thì: “Người bào chữa là
người tham gia tố tụng với mục đích làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến
sự thật của vụ án nhằm chứng minh về sự vơ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự của bị can, bị cáo và giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý cần thiết” (10).
Người bào chữa có thể là:
- Luật sư: Là người hoạt động bào chữa chuyên nghiệp và làm việc
trong đoàn luật sư.
- Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như:
Cha, mẹ, vợ chồng, anh, chị em ruột, người đỡ đầu.v.v..
- Bào chữa viên nhân dân là người được tổ chức, đoàn thể cử ra để bào
chữa cho bị cáo.
Theo Ths. Trần Văn Bảy trong bài viết: “ Người bào chữa và vấn đề
bảo đảm quyền của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam”, khái
niệm về người bào chữa là: “ Người bào chữa trong tố tụng hình sự là người
tham gia tố tụng để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự của người bị buộc tội, giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời thơng qua đó góp phần
bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng các khái niệm về người bào
chữa như trên khá đầy đủ. Tuy nhiên, tổng hợp các quan điểm trên, tác giả
cũng mạnh dạn nêu ra khái niệm về người bào chữa trong tố tụng hình sự như
sau: “ Người bào chữa trong tố tụng hình sự là người, có bằng cử nhân luật

hoặc trình độ tương đương, tham gia tố tụng theo yêu cầu của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ hay theo yêu cầu của
cơ quan tiến hành tố tụng, nhằm mục đích làm sáng tỏ những tình tiết liên
quan đến sự thật của vụ án, chứng minh về sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp đở họ về mặt pháp lý”.
(10)

Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, tr. 128129.


17
Điều 56 BLTTHS quy định người bào chữa có thể là: Luật sư; Người
đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân
dân.
* Luật sư:
Hiện nay, trong các tác phẩm pháp lý cũng như các văn bản pháp luật
hiện hành, chưa có một khái niệm thống nhất về luật sư. Trong Đại Từ điển
tiếng Việt của nhà xuất bản Văn hóa thơng tin giải nghĩa từ “luật sư” là
“người có chức trách dùng pháp luật bào chữa cho bị can trước Tòa án”.
Trong Từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Thanh niên thì giải thích “luật sư”
là “trạng sư, người bênh vực cho một can phạm trước Tịa án”. Trong quyển
Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, các tác giả đã giải thích luật sư là
người hoạt động bào chữa chuyên nghiệp tham gia tố tụng với tư cách hành
nghề cá nhân hoặc trong một đoàn luật sư theo quy định của pháp luật. Trong
quyển Tập bài giảng đào tạo luật sư, cho rằng “luật sư”là thành viên của tổ
chức luật sư, luật sư là người có kiến thức và hiểu biết trong lĩnh vực luật
pháp. Bằng kiến thức này, luật sư trở thành người trợ giúp, tư vấn pháp luật
cho tất cả các công dân trong xã hội trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền
công dân của mình. Theo Điều 2 của Luật luật sư nước Cộng hịa nhân dân

Trung Hoa thì luật sư là người hành nghề luật có chứng chỉ hành nghề luật sư
theo quy định của luật này và cung cấp các dịch vụ pháp lý cho xã hội.
Luật Luật sư năm 2006 (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006). Theo Điều 2 và Điều 3 của Luật
luật sư thì Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy
định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ
quan, tổ chức nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo các quan điểm, cũng như văn bản pháp luật nêu trên thì luật sư
tham gia hoạt động tố tụng với tư cách là người bào chữa, là người trợ giúp,
thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của các cá
nhân, tổ chức, trong một chừng mực nhất định xem hoạt động luật sư thuộc
phạm vi bổ trợ tư pháp.


18
Trong hoạt động tố tụng, hoạt động của luật sư thường song hành với
hoạt động tư pháp, mà chủ yếu là trong hoạt động xét xử của tòa án, chức
năng bào chữa tồn tại độc lập và đối trọng với chức năng cơng tố. Tính độc
lập của luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng không chỉ giới hạn trong
phạm vi tranh tụng tại phiên tòa, mà còn mở rộng đến các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Trong xã hội, luật sư mang sứ mạng bảo vệ sự cơng bằng và
chính nghĩa; bảo đảm sự thực thi pháp luật; bảo vệ Hiến pháp và pháp luật.
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020”, khi chỉ đạo đề án xây dựng Học viện tư pháp đã
đề cập đến một trong những chức danh tư pháp cần đào tạo là luật sư đồng
thời “mở rộng nguồn để bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp, không chỉ là
cán bộ trong các cơ quan tư pháp mà còn là các luật gia, luật sư”. Như vậy,
theo định hướng cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới,
luật sư là một chức danh tư pháp độc lập trong hoạt động tố tụng.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, theo quan điểm của tác giả thì : “Luật sư là
một chức danh tư pháp độc lập, là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy
định của pháp luật, tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật,
các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ
cơng lý, cơng bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
* Người đại diện hợp pháp
Người bào chữa trong tố tụng hình sự có thể là người đại diện hợp pháp
của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, hiện nay trong Bộ luật tố tụng
hình sự cũng như các văn bản pháp lý, chưa có một khái niệm hồn chỉnh về
người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Thông tư liên
ngành số 01/TTLN của TAND tối cao, VKSND tối cao ngày 08/12/1988 có
phần đề cập người đại diện hợp pháp của bị cáo là người chưa thành niên là
bố mẹ hoặc người đở đầu cho họ. Theo đó, người đại diện hợp pháp của
người bị buộc tội chỉ đặt ra khi người bị buộc tội là người chưa thành niên
hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc nhược điểm về tinh thần.
BLTTHS 2003 cũng khơng có quy định cụ thể ai là người được xem là
người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nên trong quá


19
trình vận dụng pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng vẫn vận dụng những quy định tương thích giữa pháp luật TTHS với Bộ
Luật Dân sự 2005.
Theo Điều 141 Bộ luật Dân sự thì ta có thể hiểu người đại diện hợp
pháp bao gồm: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối với
người được giám hộ; Người được tòa chỉ định đối với người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự; Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp
nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Chủ hộ gia đình
đối với hộ gia đình; Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; Những người

khác theo quy định của pháp luật.
Vận dụng theo điểm a khoản 1 Điều 58 Bộ luật Dân sự thì người đại
diện hợp pháp cịn là người giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành
niên. Người được giám hộ bao gồm: Người chưa thành niên khơng cịn cha,
mẹ, khơng xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân
sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ
hoặc cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó
và nếu cha mẹ có yêu cầu. Trường hợp có u cầu thì cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định (chỉ định) người đại diện ( theo Điều 140 Bộ luật Dân
sự).
Trong quyển Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự, PGS.TS Luật
học Võ Khánh Vinh, giải thích: Người đại diện hợp pháp của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo như: cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người đỡ
đầu.v.v..
Pháp luật tố tụng hình sự quy định người bào chữa có thể người đại diện hợp
pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nhưng khơng có quy định nào làm
rỏ người đại diện hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ai.
Theo điểm b khoản 3 Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý (được Quốc hội
khóa XI ký họp thứ 9 thơng qua ngày 29/06/2006) thì trợ giúp viên pháp lý
thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng với tư cách người
đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào
chữa. Như vậy, người đại diện hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
có thể là trợ giúp viên pháp lý.


20
Thực tiễn quá trình hoạt động tố tụng hiện nay, mà chủ yếu ở giai đoạn
xét xử tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa thường rất ít, mà chủ yếu
là luật sư tham gia bào chữa. Tuy nhiên, về góc độ nghiên cứu luật, theo quan

điểm của tác giả thì người đại diện hợp pháp (gồm đại diện theo pháp luật
hoặc đại diện theo ủy quyền) của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người
tham gia tố tụng theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc theo
yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, nhằm chứng minh về sự vô tội hoặc
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp đỡ họ về mặt
pháp lý”.
* Bào chữa viên nhân dân
Bào chữa viên nhân dân là người được tổ chức, đoàn thể xã hội cử ra để
bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Hiện nay, trong pháp luật tố
tụng hình sự chưa có khái niệm hay quy định cụ thể về bào chữa viên nhân
dân, điều kiện để trở thành bào chữa viên nhân dân và thực tiễn hoạt động của
bào chữa viên nhân dân còn mang tính nghiệp dư, khơng được tổ chức một
cách hệ thống. Khoản 3 Điều 57 BLTTHS thì: “Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân
dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ
chức mình”. Theo đó, bào chữa viên nhân dân là người của Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận ( Đoàn Thanh niên,
Hội phụ nữ..), cử ra bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Trong các văn
bản pháp luật hiện nay khơng có quy định cụ thể điều kiện để trở thành bào
chữa viên nhân dân, nhưng theo các quy định về điều kiện của người bào
chữa nói chung thì bào chữa viên nhân dân tối thiểu cũng phải là: cơng dân
Việt Nam; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức và có kiến
thức, hiểu biết về pháp luật tố tụng hình sự.
Trước khi có Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 thì việc bào chữa
cho bị can, bị cáo hầu hết do bào chữa viên nhân dân đảm nhận. Hoạt động
bào chữa của bào chữa viên nhân dân khơng mang tính chun nghiệp, có tính
nghiệp dư. Tuy nhiên, khi Pháp lệnh luật sư năm 1987 được ban hành và có



21
hiệu lực, Đồn luật sư được khơi phục và ngày càng lớn mạnh ở các địa
phương thì bào chữa viên nhân dân xem như đã hoàn thành sứ mệnh mà Đảng
và Nhà nước giao cho trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Mặc dù, chế
định “bào chữa viên nhân dân” hiện nay chỉ tồn tại trên phương diện pháp lý,
nhưng tác giả cũng thấy rằng cần có những quan điểm đúng đắn về bào chữa
viên nhân dân. Theo quan điểm của tác giả thì bào chữa viên nhân dân là
thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt
trận Tổ quốc được tổ chức mình cử ra để tham gia tố tụng nhằm thực hiện
chức năng bào chữa, trợ giúp pháp lý cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là
thành viên của tổ chức
1.2 Đặc điểm, vị trí, vai trị của ngƣời bào chữa
1.2.1 Đặc điểm của người bào chữa trong tố tụng hình sự.
* Người bào chữa là người tham gia tố tụng do người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo, bị án hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là nguyên tắc
Hiến định được quy định cụ thể tại Điều 11 BLTTHS 2003. Quyền bào chữa
bao gồm quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Khoản 1 Điều 57
BLTTHS 2003 quy định “Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn”. Người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo có quyền tự lựa chọn người bào chữa để thực hiện quyền bào chữa của
mình và cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm
bảo đảm cho họ thực hiện quyền đó. Nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là
người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần
thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền nhờ người bào chữa cho người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Ngoài ra, trong một số trường hợp theo quy định tại điểm a, điểm b
khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003 như: Bị can, bị cáo phạm tội theo khung hình
phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự; Bị can, bị
cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể

chất, nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của
họ không mời luật sư bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tịa
án phải u cầu Đồn luật sư phân cơng văn phịng luật sư cử người bào chữa


×