Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Pháp luật việt nam về hoán đổi cổ phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.39 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÂM TRỌNG KHA

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HỐN ĐỔI CỔ PHIẾU

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 09-2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HỐN ĐỔI CỔ PHIẾU
Chun ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thành Dương
Học viên: Lâm Trọng Kha
Lớp: Cao học Luật Kinh tế
Khóa: 26

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 09-2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan rằng tồn bộ nội dung trong Luận văn này được hình thành và


phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Phan Thị Thành Dương – Giảng viên Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Trong Luận văn này, tơi có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan điểm khoa
học của một số tác giả. Việc trích dẫn này tuân thủ các quy định của pháp luật về sở
hữu trí tuệ và được thể hiện cụ thể trong Danh mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các dữ liệu, số
liệu và các thông tin được trình bày trong Luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả Luận văn

Lâm Trọng Kha

năm 2020


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

CBCPĐHĐ

Chào bán cổ phiếu để hoán đổi

CBCPRL


Chào bán cổ phiếu riêng lẻ

CBCPRCC

Chào bán cổ phiếu ra công chúng

CTCP

Công ty cổ phần

CTĐC

Cơng ty đại chúng

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đơng

HĐCP

Hốn đổi cổ phiếu

HĐQT

Hội đồng quản trị

LCK

Luật Chứng khoán


LDN

Luật Doanh nghiệp

SGDCK

Sở Giao dịch chứng khoán

TCPH

Tổ chức phát hành

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTLKCK

Trung tâm Lưu ký chứng khoán

UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU ....................................8
1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý và mục đích của hốn đổi cổ phiếu .................8
1.1.1. Khái niệm hoán đổi cổ phiếu..........................................................................8
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của hốn đổi cổ phiếu .....................................................14
1.1.3. Mục đích hốn đổi cổ phiếu .........................................................................17
1.2. Các chủ thể tham gia hoán đổi cổ phiếu ........................................................19
1.2.1. Tổ chức phát hành ........................................................................................19
1.2.2. Bên được hoán đổi........................................................................................20
1.2.3. Cơ quan thực hiện quản lý chuyên ngành về chứng khoán và thị trường
chứng khoán ...........................................................................................................21
1.2.4. Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán ...................22
1.2.5. Các chủ thể khác ..........................................................................................23
1.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu...........................23
1.3.1. Đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động hoán đổi cổ phiếu phát sinh thường
xuyên trên thị trường chứng khoán ........................................................................23
1.3.2. Đảm bảo tính thực thi các nguyên tắc trong hoạt động chứng khoán và thị
trường chứng khoán ...............................................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................28
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG HỐN
ĐỔI CỔ PHIẾU.......................................................................................................29
2.1. Quy định pháp luật về hình thức và điều kiện hoán đổi cổ phiếu ...............29
2.1.1. Quy định pháp luật về hình thức và điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ để
hoán đổi ..................................................................................................................29
2.1.2. Quy định pháp luật về hình thức và điều kiện chào bán cổ phiếu ra cơng
chúng để hốn đổi ..................................................................................................34
2.1.3. Đánh giá quy định pháp luật về hình thức và điều kiện hốn đổi cổ phiếu .38
2.2. Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục hoán đổi cổ phiếu ..........................42
2.2.1. Thủ tục xin ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nội bộ về việc thực hiện
hoán đổi cổ phiếu ...................................................................................................42

2.2.2. Ký kết thỏa thuận, hợp đồng để thực hiện hoán đổi cổ phiếu ......................44


2.2.3. Thủ tục tuân thủ các quy định của pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế
trong hoạt động hoán đổi cổ phiếu ........................................................................46
2.2.4. Thủ tục xin ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
về chứng khoán và thị trường chứng khoán ...........................................................48
2.2.5. Thủ tục phát hành cổ phiếu ..........................................................................49
2.2.6. Báo cáo và hoàn tất giao dịch ......................................................................51
2.2.7. Thực hiện các thủ thục pháp lý sau khi hồn tất hốn đổi cổ phiếu ............54
2.3. Quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư tham gia hoán đổi cổ
phiếu .........................................................................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................61
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỐN ĐỔI CỔ
PHIẾU VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN .............................................................62
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoán đổi cổ phiếu .......................................62
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hốn đổi cổ phiếu .................69
3.2.1. Hồn thiện các quy định về hình thức hốn đổi cổ phiếu và điều kiện hốn
đổi cổ phiếu ............................................................................................................69
3.2.2. Hồn thiện các quy định về trình tự, thủ tục hốn đổi cổ phiếu ..................71
3.2.3. Hồn thiện các quy định về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và vai trò của
cơ quan nhà nước về quản lý chứng khoán và thị trường chứng khoán trong hoạt
động hoán đổi cổ phiếu ..........................................................................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu là loại chứng khoán phổ biến nhất và ra
đời sớm nhất bên cạnh trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, quyền mua cổ
phần,… Với vai trò là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán,
trong những năm qua thị trường chứng khoán đã chứng kiến quá trình hình thành và
phát triển nhanh chóng của cổ phiếu cũng như sự gia tăng đáng kể về số lượng, quy
mô của các giao dịch cổ phiếu1.
Cổ phiếu được thị trường và pháp luật định hình các đặc điểm riêng biệt và có
ý nghĩa quan trọng trong nhu cầu giải quyết các vấn đề về vốn, tài chính, hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung của cơng ty cổ phần. Với vai trị là tổ chức phát
hành, bên cạnh quyền mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, mua lại cổ phiếu của các
loại cổ phần khác, tách và gộp cổ phiếu thì quyền hốn đổi cổ phiếu là quyền đặc
thù được pháp luật ghi nhận riêng cho công ty cổ phần. Với quyền này, pháp luật
cho phép công ty cổ phần phát hành thêm cổ phiếu và dùng chính cổ phiếu đó để
đổi lấy cổ phiếu hoặc phần vốn góp tại doanh nghiệp khác hoặc khoản nợ của công
ty cổ phần đối với chủ nợ. Nói cách khác, hốn đổi cổ phiếu là cơng cụ để cơng ty
cổ phần thực hiện tiến trình mở rộng, tái cơ cấu hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.
Tái cấu trúc nội bộ doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
là một trong bốn xu hướng tập trung kinh tế được dự báo tại Việt Nam2. Trong đó,
việc tổ chức lại doanh nghiệp bằng hợp nhất, sáp nhập trên sơ sở thực hiện hoạt
động hoán đổi cổ phiếu cũng được rất nhiều chủ thể trên thị trường chứng khoán lựa
chọn thực hiện với các thương vụ tiêu biểu giữa các doanh nghiệp như: Cơng ty cổ
phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh và Công ty cổ phần Đường Biên
Hồ, Cơng ty cổ phần Tập đồn Kido và Công ty cổ phần Thực phẩm Đông lạnh
Kido, Tập đồn Vingroup – Cơng ty cổ phần và Cơng ty cổ phần Đầu tư và Phát
triển Đô thị Sài Đồng, Cơng ty cổ phần Tập đồn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành và
Công ty cổ phần Sứ Thiên Thanh, Công ty cổ phần phát triển Thương mại và Dịch
vụ VMC và Cơng ty cổ phần Tập đồn Masan, Cơng ty cổ phần Tập đoàn Địa ốc
Theo Thống kê của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, tính đến hết ngày 31/7/2020, khối lượng chứng khoán
niêm yết, đăng ký giao dịch tại Việt Nam là 156,3 tỷ chứng khốn, trong đó có 103,6 tỷ cổ phiếu (chiếm

66.29% khối lượng chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch); mức vốn hóa thị trường chứng khoán đạt
5.024.241 tỷ đồng. Chi tiết tại:
/>.ctrl-state=nz2ydzlm0_168&_afrLoop=1098588783362000, truy cập ngày 20/8/2020.
2
Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương (2015), Báo cáo Tập trung kinh tế Việt Nam năm 2014, tr. 61.
1


2

No Va và Credit Suissee AG - Chi nhánh Singapore…3
Hoán đổi cổ phiếu không phải là hoạt động mới trên thị trường chứng khoán
nhưng đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, việc tiếp cận và thực hiện hoạt
động này cịn gặp nhiều trở ngại. Hai ngun nhân chính có thể kể đến gồm:
Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hoán đổi
cổ phiếu còn phức tạp, một số quy định còn thiếu thống nhất, được quy định rải rác
ở nhiều văn bản khác nhau, thiếu tính hợp lý và tính khả thi.
Thứ hai, điều kiện, trình tự, thủ tục để triển khai hoạt động hoán đổi cổ phiếu
khá phức tạp nhưng quy định dẫn chiếu nhiều dẫn đến việc các chủ thể khó khăn
trong việc tìm kiếm quy định để áp dụng hoặc mơ hồ trong việc hình dung một cách
tổng quan lộ trình để thực hiện hoạt động hốn đổi cổ phiếu.
Trong giai đoạn mà hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đã,
đang và sẽ trở thành xu hướng thì nhu cầu hốn đổi cổ phiếu sẽ tiếp tục được các
chủ thể trên thị trường chứng khoán lưu tâm, lựa chọn thực hiện. Pháp luật chứng
khoán với vai trò là một trong những nguồn luật quan trọng điều chỉnh hình thức,
điều kiện, trình tự, thủ tục hốn đổi cổ phiếu cần phải có những thay đổi phù hợp để
đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với mong muốn phân tích, đánh giá và đề xuất các
kiến nghị nhằm hồn thiện các quy định pháp luật, góp phần định hình khung pháp
lý ổn định, phù hợp, đảm bảo mục tiêu thu hút nhanh và mạnh vốn đầu tư nước
ngoài thơng qua hoạt động hốn đổi cổ phiếu, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt

Nam về hoán đổi cổ phiếu” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
“Pháp luật Việt Nam về hốn đổi cổ phiếu” không phải là đề tài mới nhưng nội
dung ln có đủ sức hút đối với những người làm cơng các nghiên cứu. Việc tiếp
cận dưới góc độ kinh tế, tài chính đối với các đề tài thuộc mảng nghiên cứu này

Đây là một số thương vụ hoán đổi cổ phiếu gây được sự chú trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai
đoạn 2017 - 2020. Theo kết quả nghiên cứu của Diễn đàn M&A Việt Nam, tổng giá trị mua bán và sáp nhập
tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018 đạt 48,8 tỷ đô la Mỹ với 4.353 thương vụ. Trong đó, tổng giá giá trị mua
bán và sáp nhập năm 2017 đạt kỷ lục 10,2 tỷ đô la Mỹ. Giá trị năm 2019 ước đạt 6,7 tỷ đô la Mỹ. Chi tiết tại
bài viết “Dấu ấn M&A một thập kỷ qua sẽ tạo đà cho thập kỷ tới”, truy cập ngày 20/8/2020 và bài viết “Thị
trường mua bán sáp nhập năm 2019: Có thể đạt mốc 6,7 tỷ USD”,
/>3%A0%20b%E1%BA%A5t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20s%E1%BA%A3n.,
truy
cập
ngày
26/02/2020.
3


3

cũng là một cách tiếp cận có thể mang lại giá trị về mặt lý luận và thực tiễn. Theo
tìm hiểu của tác giả, ở Việt Nam hiện nay chưa có cơng trình khoa học nào nghiên
cứu chun sâu để khai thác đầy đủ các khía cạnh pháp lý cũng như đề xuất các giải
pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hốn đổi cổ phiếu.
Các nội dung phân tích, đánh giá chung về pháp luật Việt Nam có liên quan
đến hoán đổi cổ phiếu được đề cập trong một số đề tài nghiên cứu khoa học chuyên
ngành luật; sách, tạp chí, trang thơng tin điện tử chun ngành về tài chính hoặc báo
cáo của các cơ quan, tổ chức. Đây là các cơ sở dữ liệu nền tảng để tìm kiếm, tham

khảo các đánh giá, phân tích quy định pháp luật Việt Nam về hốn đổi cổ phiếu.
Các cơng trình nghiên cứu có một số nội dung liên quan đến đề tài này chủ yếu
được đăng tải trên các tạp chí pháp luật chun ngành, có thể kể đến như: Lê Vũ
Nam (2010), “Quản lý nhà nước về chào bán chứng khốn ra cơng chúng - nhìn từ
góc độ bảo vệ nhà đầu tư”, Kỷ yếu hội thảo Pháp luật bảo vệ nhà đầu tư chứng
khoán - thực tiễn và các giải pháp hoàn thiện, Trường Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh, trang 20 – 25; Lê Vũ Nam (2011), “Hoàn thiện các quy định pháp luật về
điều kiện chào bán chứng khốn tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số
06(67), trang 22 – 30; Nguyễn Minh Hằng (2010), “Về điều kiện chào bán cổ phiếu
ra công chúng của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, số 4(217), trang 42 – 48; Mạnh Hữu (2018), “Cần hiểu đúng về bản chất
của hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số
1(310), trang 61 – 62; Nguyễn Thị Phương Thảo (2011), “Những bất cập về chào
bán cổ phần riêng lẻ”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 8(233) - 2010, trang 45 –
48; Phạm Thị Giang Thu, Nguyễn Minh Hằng (2009), “Một số vấn đề về pháp luật
điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phiếu của công ty cổ phần tại Việt Nam” Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 7(255), trang 24 – 28,… Đây là các đề tài nghiên cứu
chuyên sâu về chào bán chứng khoán riêng lẻ và chào bán chứng khốn ra cơng
chúng nói chung theo quy định của pháp luật chứng khốn Việt Nam. Trong đó, các
đề tài này đã phân tích, đánh giá các khía cạnh pháp lý về điều kiện, trình tự, thủ tục
chào bán, phát hành chứng khốn của cơng ty cổ phần và đề xuất các giải pháp hoàn
thiện pháp luật. Tuy nhiên, xuất phát từ phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu
đặc thù, các đề tài này không tiếp cận để nhận diện, phân tích, đánh giá các quy
định pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu thơng qua giao
dịch chào bán cổ phiếu để hốn đổi.


4

Bên cạnh các đề tài nêu trên, các báo cáo, đánh giá của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền về tập trung kinh tế cũng là cơng trình nghiên cứu có liên quan đến
hốn đổi cổ phiếu, có thể kể đến như: Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương
(2009), Báo cáo Tập trung kinh tế tại Việt Nam – hiện trạng và dự báo, Cục Quản
lý Cạnh tranh – Bộ Công thương (2014), Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công
thương (2014), Báo cáo Tập trung kinh tế năm 2014. Đây là các báo cáo nghiên cứu
có quy mô, cung cấp một bức tranh tổng thể về thực trạng tập trung kinh tế tại Việt
Nam, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này và dự báo tình hình tập
trung kinh tế cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, các báo cáo cũng chỉ mang tính
chất tổng hợp, đánh giá chung về tập trung kinh tế và đưa ra một số khuyến nghị
dưới góc độ quản lý nhà nước về cạnh tranh; có đề cập đến hoạt động hợp nhất, sáp
nhập doanh nghiệp nói chung nhưng khơng phân tích, đánh giá, dự báo về các hoạt
động hoán đổi cổ phiếu bằng hợp đồng hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
Trên cơ sở tham khảo nội dung của các nghiên cứu nêu trên, trong phạm vi
Luận văn này, tác giả đã kế thừa các đánh giá, phân tích về bản chất và kiến nghị
hoàn hiện hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ và chào bán cổ phiếu ra cơng chúng
theo quy định của pháp luật chứng khốn để làm cơ sở phân tích các hình thức, điều
kiện, trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi và
chào bán cổ phiếu ra cơng chúng để hốn đổi.
Tóm lại, các cơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã liệt kê là các cơng trình
nghiên cứu có chất lượng liên quan đến hoạt động chào bán cổ phiếu của công ty cổ
phần nhưng sẽ khơng tìm thấy một phân tích chun sâu nào liên quan đến các quy
định pháp luật và đưa ra giải pháp hoàn thiện đối với pháp luật Việt Nam về hốn
đổi cổ phiếu.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này hướng đến mục đích hồn thiện các quy định của pháp luật Việt
Nam điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu trên cơ sở phân tích, đánh giá thực
trạng quy định pháp luật hiện hành điều hoạt động hốn đổi cổ phiếu. Để đạt được
mục đích nêu trên, tác giả sẽ đi tìm câu trả lời cho 03 (ba) nhóm câu hỏi dưới đây:
Thứ nhất, hốn đổi cổ phiếu là gì? Để thực hiện hốn đổi cổ phiếu, các chủ thể
phải thực hiện bằng hình thức nào? Các chủ thể đáp ứng điều kiện nào thì được tiến

hành hoạt động hoán đổi cổ phiếu? Hệ quả pháp lý của hoạt động hốn đổi cổ phiếu
là gì?


5

Thứ hai, pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu như thế
nào, đã hợp lý hay chưa, có những vấn đề nào phát sinh?
Thứ ba, pháp luật Việt Nam cần phải hoàn thiện những nội dung nào để thúc
đẩy các hoạt động hoán đổi cổ phiếu diễn ra một cách hiệu quả?
4. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt
động hốn đổi cổ phiếu thơng qua giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, Luận văn sẽ làm rõ các vấn đề lý luận về hoán đổi cổ phiếu. Từ
đó, đi đến phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều
chỉnh hoạt động hốn đổi cổ phiếu thơng qua việc các chủ thể thực hiện giao dịch
chào bán cổ phiếu để hoán đổi. Trong đó, Luận văn chỉ tập trung khai thác các khía
cạnh pháp lý liên quan đến giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu,
phần vốn góp tại doanh nghiệp khác và chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy khoản nợ
của tổ chức phát hành với chủ nợ. “Doanh nghiệp” được nêu trong phạm vi Luận
văn này là các doanh nghiệp được định nghĩa theo quy định của Luật Doanh nghiệp
2014. “Tổ chức phát hành” trong giao dịch “chào bán cổ phiếu để hoán đổi” là tổ
chức được định nghĩa theo quy định của Luật Chứng khoán 2006 và Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Chứng khốn.
Tại thời điểm hồn thiện Luận văn này, song song với Luật Chứng khoán
2006, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và Luật Doanh
nghiệp 2014 đang có hiệu lực, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thơng qua Luật
Chứng khốn 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) và Luật Doanh nghiệp 2020

(có hiệu lực từ ngày 01/7/2021). Trong q trình phân tích, đánh giá các vấn đề từ
lý luận đến thực tiễn, để có cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của các quy định pháp
luật, tác giả thực hiện so sánh quy định pháp luật hiện hành với quy định pháp luật
có hiệu lực trong tương lai đối với các nội dung có sự khác biệt và liên quan trực
tiếp đến hoạt động hốn đổi cổ phiếu.
Về khơng gian và thời gian, Luận văn khai thác các số liệu, tình huống pháp lý
phát sinh tại các doanh nghiệp trong nước khi thực hiện hoạt động hốn đổi cổ
phiếu thơng qua việc chào bán cổ phiếu để hoán đổi từ thời điểm Luật Chứng khốn
2006 có hiệu lực.


6

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong Luận văn này, tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích, bình luận: là phương pháp được sử dụng chủ yếu
trong Chương 1, Chương 2 và phần đầu của Chương 3 để phân tích, làm rõ các vấn
đề lý luận về hoán đổi cổ phiếu, quy định pháp luật điều chỉnh hình thức, điều kiện,
trình tự, thủ tục hốn đổi cổ phiếu và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trong hoạt
động hoán đổi cổ phiếu. Đồng thời, phương pháp này được sử dụng để đánh giá,
bình luận về thực tiễn triển khai hoạt động hoán đổi cổ phiếu của các chủ thể trên
thị trường.
Phương pháp so sánh: phương pháp này được tác giả sử dụng xuyên suốt
trong Luận văn để (i) so sánh các quy định pháp luật chứng khoán hiện hành với
quy định của pháp luật doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan đến hốn
đổi cổ phiếu; (ii) so sánh nội dung của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp hiện
hành với Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp đã được ban hành và có hiệu lực
trong tương lai; (iii) so sánh các điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ để hoán
đổi và điều kiện chào bán chứng khoán ra cơng chúng để hốn đổi; (iv) so sánh hệ

quả pháp lý của tổ chức phát hành và bên được hốn đổi trong từng hình thức chào
bán cổ phiếu để hoán đổi.
Phương pháp thống kê: phương pháp này được tác giả sử dụng để đưa ra các
số liệu về quy mơ thị trường chứng khốn, số lượng các tổ chức tham gia hoán đổi
cổ phiếu, sáp nhập ở Chương 1 để chứng minh sự phổ biến của hoạt động hoán đổi
cổ phiếu. Mặt khác, phương pháp này cũng được tác giả sử dụng ở Chương 2 để chỉ
ra các số liệu, hành động của các chủ thể trong quá trình hốn đổi cổ phiếu nhằm
làm rõ tính phức tạp của hoạt động hoán đổi cổ phiếu cũng như sự tương thích giữa
các quy phạm pháp luật và thực tế áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động hoán đổi
cổ phiếu.
Phương pháp tổng hợp: từ các phân tích, bình luận và so sánh các quy định
pháp luật, phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng để đưa ra các nhận định cụ
thể về sự cần thiết tồn tại các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ
phiếu; đưa ra quan điểm về những hạn chế trong quy định pháp luật và đề xuất các ý
kiến, hàm ý để hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ


7

phiếu. Phương pháp này cũng được tác giả sử dụng cuối mỗi chương để khái quát,
tóm tắt kết quả từng Chương và của cả Luận văn.
6. Các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận, tác giả khái quát được sự tồn tại và vận hành của hoạt động cổ
phiếu trong pháp luật Việt Nam. Khái niệm về hoán đổi cổ phiếu, cơ sở hình thành,
đặc điểm pháp lý và mục đích của hoạt động hốn đổi cổ phiếu là đóng góp mới về
mặt lý luận khi tác giả tiến hành phân tích các vấn đề tổng quan về hốn đổi cổ
phiếu. Bên cạnh đó, việc phân định các hình thức, điều kiện và lộ trình thực hiện
giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi trong điều kiện các quy định pháp luật
phân tán, thiếu tính thống nhất cũng là một đóng góp mới về lý luận khi nghiên cứu
pháp luật Việt Nam về hoán đổi cổ phiếu.

Về mặt thực tiễn, các nghiên cứu trong Luận văn này, đặc biệt là các nghiên
cứu về điều kiện và trình tự thực hiện giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi ở
Chương 2 có thể được tổ chức phát hành tham khảo trong quá trình thực hiện giao
dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi theo quy định của pháp luật. Các phân tích,
đánh giá về tính thống nhất, tính hợp lý trong các quy định pháp luật điều chỉnh
hoạt động hoán đổi cổ phiếu cũng là nội dung mà tổ chức phát hành, bên được hốn
đổi, các chủ thể khác có liên quan có thể tham khảo, lưu ý khi thực hiện giao dịch
chào bán cổ phiếu để hoán đổi. Mặt khác, kết quả nghiên cứu, đánh giá thực tiễn ở
Chương 3 có thể là nguồn tư liệu tham khảo để các cơ quan quản lý nhà nước xem
xét, đánh giá lại tính hợp lý trong việc hướng dẫn các chủ thể có liên quan áp dụng
đúng quy định pháp luật về hoán đổi cổ phiếu.


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU
1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý và mục đích của hốn đổi cổ phiếu
1.1.1. Khái niệm hoán đổi cổ phiếu
Hoán đổi cổ phiếu (HĐCP) khơng cịn là khái niệm xa lạ đối với thị trường
chứng khoán (TTCK) những năm trở lại đây. Điều này được minh chứng qua sự
tăng nhanh về số lượng và lớn mạnh về quy mô các giao dịch HĐCP trên thị trường.
Báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho thấy giai đoạn 2014 2018, tổng giá trị cổ phiếu được chào bán, phát hành để hốn đổi, sáp nhập của các
cơng ty cổ phần (CTCP) ước tính khoảng 25.613 tỷ đồng. Chi tiết như sau:
Bảng: Giá trị cổ phiếu chào bán để hoán đổi, sáp nhập trong tổng khối lượng cổ
phiếu phát hành tại Việt Nam giai đoạn 2014 - 20184
Giá trị cổ phiếu
Năm

Giá trị, tỷ lệ cổ phiếu phát hành hoán đổi,

sáp nhập

đăng ký phát
hành (tỷ đồng)

Giá trị (tỷ đồng)

trị cổ phiếu đăng ký
phát hành (%)

2014

Hơn 58.000

Khoảng 1.160

2%

2015

Hơn 80.000

Khoảng 14.000

20%

2016

Hơn 83.000


1.378

2%

2017

Hơn 85.700

5.142

6%

2018

Hơn 178.500

3.959

3%

Tỷ lệ so với tổng giá

“Báo cáo thường niên năm 2014 của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước” được cơng bố trên website:
/>ile&revision=latestreleased, truy cập ngày 20/08/2020.
“Báo cáo thường niên năm 2015 của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước” được cơng bố trên website:
/>ile&revision=latestreleased, truy cập ngày 20/08/2020.
“Báo cáo thường niên năm 2016 của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước” được cơng bố trên website:
/>ile&revision=latestreleased, truy cập ngày 20/08/2020.
“Báo cáo thường niên năm 2017 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước” được công bố trên website:
/>ile&revision=latestreleased, truy cập ngày 20/08/2020.

“Báo cáo thường niên năm 2018 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước” được công bố trên website:
/>ile&revision=latestreleased, truy cập ngày 20/08/2020.
Số liệu năm 2019 chưa được UBCKNN công bố.
4


9

Năm 2015, tổng giá trị cổ phiếu được phát hành để hoán đổi, sáp nhập tại Việt
Nam đạt mức kỷ lục 14.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng giá trị cổ phiếu đăng
ký phát hành. Đến năm 2018, con số này giảm còn 3.959 tỷ đồng. Mặc dù giá trị
giao dịch qua các năm biến động nhiều nhưng giá trị cổ phiếu phát hành để hoán
đổi, sáp nhập cho thấy giao dịch HĐCP đã và đang được các tổ chức, cá nhân lựa
chọn thực hiện.
Hoạt động HĐCP hiện diện trên TTCK như một giải pháp để giải quyết các
vấn đề về tài chính, kinh doanh cho doanh nghiệp và các chủ thể tham gia hốn đổi.
HĐCP chỉ có thể hình thành khi xuất hiện các nền tảng về nhu cầu, mơi trường tồn
tại và cơ sở pháp lý. Theo đó, hoạt động HĐCP hình thành dựa trên 03 (ba) cơ sở
sau đây:
Thứ nhất, hoạt động HĐCP hình thành trên cơ sở nhu cầu về tài chính và
quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp và các chủ thể khác trên TTCK
Trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đặt
trong trạng thái liên tục củng cố và phát triển để đảm bảo năng lực cạnh tranh trên
thị trường. Việc duy trì nội lực và cân bằng các yếu tố về vốn, tài sản là vấn đề cốt
lõi trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Khả năng huy động
vốn đa hình thức thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay các loại chứng khốn
khác là một trong những đặc tính cơ bản để phân biệt CTCP với các loại hình doanh
nghiệp khác5. Khi có nhu cầu về vốn, ngồi việc thực hiện các giao dịch vay tại các
tổ chức, cá nhân được phép theo quy định của pháp luật, CTCP có thể chào bán,
phát hành cổ phiếu (hoặc trái phiếu) để kêu gọi nhà đầu tư. Nếu cổ phiếu chỉ đơn

thuần giúp CTCP giải quyết nhu cầu huy động vốn thì cổ phiếu chưa thực sự phát
huy được đặc tính là loại chứng khoán phổ biến nhất trên thị trường cũng như bản
chất là một loại tài sản có thể được dùng để đổi lấy một loại tài sản cùng loại hoặc
khác loại. Do đó, nhu cầu về việc tận dụng tối đa bản chất của cổ phiếu để loại
chứng khoán này có thể được sử dụng như một cơng cụ để CTCP có thể thực hiện
hoạt động nhằm tăng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp khác, thanh toán nợ cho chủ nợ
hoặc tái cấu trúc hoạt động kinh doanh bằng hợp nhất, sáp nhập là một nhu cầu
mang tính thực tiễn cần được pháp luật ghi nhận.

Trương Nhật Quang (2016), Pháp luật về doanh nghiệp – Các vấn đề pháp lý cơ bản, Nhà xuất bản Dân
Trí, tr. 75.
5


10

Nhìn dưới góc độ của các cổ đơng, thành viên góp vốn 6 hay nhà đầu tư nói
chung, việc tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP bằng việc dùng chính cổ phiếu, phần vốn
góp của mình để đối lấy cổ phiếu của CTCP cũng là một hình thức đầu tư hấp dẫn
trong trường hợp họ thấy rằng cổ phiếu, phần vốn góp đang sở hữu khơng mang lại
hiệu quả như mong đợi.
Mặt khác, đối với chủ nợ của CTCP, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ trong
trường hợp CTCP khơng có hoặc khơng có đủ tiền mặt, tài sản khác để thực hiện
nghĩa vụ với chủ nợ, hoặc chủ nợ thấy rằng thay vì trả nợ bằng tiền, tài sản khác thì
việc sử dụng cổ phiếu để thanh tốn nợ cũng là một biện pháp vừa giải quyết được
nghĩa vụ tài chính đang phát sinh, vừa giúp chủ nợ có thể có được một số quyền lợi
nhất định từ CTCP (như quyền hưởng cổ tức). Khi đó, việc dùng nợ để đổi lấy cổ
phiếu là giao dịch phù hợp với ý chí của cả chủ nợ và CTCP.
Tóm lại, việc phát hành cổ phiếu được xem là phương thức huy động vốn đặc
trưng của CTCP7. Trong đó, hoạt động HĐCP được hình thành từ nhu cầu thực tiễn

của CTCP với tư cách là loại hình doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành cổ
phiếu và các tổ chức, cá nhân khác có quyền sở hữu cổ phiếu. Việc định hình hoạt
động HĐCP để tạo điều kiện cho CTCP dùng cổ phiếu mới phát hành để đổi lấy cổ
phiếu, phần vốn góp tại doanh nghiệp khác hoặc khoản nợ của CTCP với chủ nợ là
một biện pháp vừa nhằm giải quyết các vấn đề nội tại về vốn, quyền sở hữu tài sản
của CTCP, các chủ thể tham gia HĐCP, vừa đảm bảo khai thác tối ưu đặc điểm, bản
chất của cổ phiếu.
Thứ hai, hoạt động HĐCP hình thành trên cơ sở quy định của pháp luật nhằm
thiết lập khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động chứng khoán và TTCK
Pháp luật đóng vai trị quan trọng nhất trong việc hình thành khung pháp lý
cho phép các chủ thể có liên quan thực hiện HĐCP. Ở Việt Nam, thuật ngữ “hoán
đổi cổ phiếu” xuất hiện lần đầu trong Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng
khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khốn, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 15/9/2012 (Nghị định số 58/2012/NĐ-CP) và đi cùng với giao dịch
“phát hành cổ phiếu để hoán đổi”. Lúc này, HĐCP được giới hạn ở việc tổ chức
Trong Luận văn này, thuật ngữ “thành viên góp vốn” được hiểu là chủ sở hữu phần vốn góp trong cơng ty
TNHH, bao gồm chủ sở hữu vốn của công ty TNHH một thành viên và thành viên góp vốn trong cơng ty
TNHH hai thành viên trở lên.
7
Phạm Thị Giang Thu, Nguyễn Minh Hằng (2009), “Một số vấn đề về pháp luật điều chỉnh hoạt động chào
bán cổ phiếu của công ty cổ phần tại Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 7(255), tr. 24.
6


11

phát hành (TCPH) phát hành thêm cổ phiếu và dùng chính cổ phiếu đó để đổi lấy cổ
phiếu của doanh nghiệp khác8. Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày

20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khốn, có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2015 (Nghị định số 60/2015/NĐ-CP) ra đời đã mở
rộng thêm phạm vi của hoạt động HĐCP bằng việc ghi nhận hình thức chào bán,
phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi lấy khoản nợ của TCPH với chủ nợ, đồng thời
sử dụng thuật ngữ “chào bán cổ phiếu để hoán đổi” thay cho thuật ngữ “phát hành
cổ phiếu để hoán đổi”. Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và Nghị định số 60/2015/NĐCP cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan là cơ sở quan trọng trong
việc xác định hàng lang pháp lý, cho phép các chủ thể được thực hiện HĐCP và quy
định trình tự, thủ tục pháp lý để các chủ thể thực hiện HĐCP.
Ở khía cạnh ngược lại, mục đích của pháp luật chứng khốn là để điều chỉnh,
đưa vào khuôn khổ pháp lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động chứng
khoán và TTCK. Vì vậy, khi nhu cầu thực hiện HĐCP tồn tại trên thực tế, trở thành
bức thiết để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời, là
động cơ, cách thức để các chủ thể tham gia TTCK được giao dịch để hưởng lợi hay
giải quyết các vấn đề về tài chính thì việc hình thành các quy định điều chỉnh hoạt
động HĐCP thật sự cần thiết và có ý nghĩa.
Thứ ba, HĐCP là hoạt động pháp lý hình thành trên TTCK, được thực hiện
bởi CTCP với tư cách là TCPH và có liên quan trực tiếp đến chủ nợ, cổ đơng,
thành viên góp vốn
TTCK là nơi diễn ra tất cả các hoạt động chứng khoán, trong đó có hoạt động
HĐCP. Với tư cách là tổ chức duy nhất có quyền phát hành cổ phiếu, CTCP cũng là
chủ thể làm phát sinh và là một bên tổ chức thực hiện hoạt động HĐCP. Để triển
khai hoạt động này, tùy vào đối tượng hoán đổi là cổ phiếu, phần vốn hay khoản nợ
mà điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, với bản chất của một
giao dịch liên quan đến cổ phiếu, CTCP với tư cách là TCPH luôn là chủ thể chủ
động thực hiện và quyết định nội dung, hình thức HĐCP trên cơ sở đảm bảo thực
hiện đúng quy định của pháp luật chứng khoán và thỏa thuận với bên được hoán
đổi.
8


Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.


12

Pháp luật Việt Nam quy định chủ nợ có quyền được thu hồi nợ, hưởng lãi suất
và các quyền khác theo thỏa thuận với bên có nghĩa vụ trả nợ9; cổ đơng, thành viên
góp vốn có những quyền nhất định phụ thuộc vào số lượng, tỷ lệ vốn góp vào công
ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014
(LDN 2014)10. Hoạt động HĐCP biểu hiện sự liên quan trực tiếp đến chủ nợ, cá
nhân, tổ chức sở hữu cổ phiếu, phần vốn góp thơng qua 04 (bốn) khía cạnh sau:
(i)

Cổ đơng, thành viên góp vốn là chủ thể quyết định hoạt động HĐCP có thể
thực hiện hay khơng. Khía cạnh này được thể hiện thơng qua quyền biểu quyết
của cổ đơng tại TCPH; ý chí, nhu cầu của chủ nợ; quyền biểu quyết, ý chí, nhu
cầu của tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu, phần vốn góp của bên được hốn
đổi.

(ii) Cổ đơng của TCPH (cổ đông hiện hữu) là chủ thể chịu tác động trực tiếp từ
hoạt động HĐCP. Khi thực hiện HĐCP, số lượng cổ phiếu của TCPH sẽ tăng
thêm. Điều đó có nghĩa tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông hiện hữu tại TCPH
trước và sau khi giao dịch hoàn tất cũng sẽ thay đổi theo nguyên tắc số lượng
sở hữu giữ nguyên nhưng tỷ lệ sở hữu giảm.
(iii) Cổ đơng của bên được hốn đổi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kết quả của hoạt
động HĐCP trong trường hợp bên được hoán đổi thay đổi cơ cấu tổ chức quản
lý hoặc thay đổi niêm yết (nếu là công ty niêm yết), hủy công ty đại chúng
(nếu là công ty đại chúng - CTĐC) tùy thuộc vào từng phương thức HĐCP.
(iv) Giá trị tài sản của bên được hoán đổi sau khi trở thành cổ đơng của TCPH (bên
hốn đổi) có thể bị sụt giảm khi cổ phiếu có được từ hoạt động HĐCP được

niêm yết, giá trị biến động theo quy luật cung – cầu từ TTCK.
Các phân tích trên cho thấy HĐCP là quyền gắn liền với CTCP với tư cách là
TCPH. HĐCP được hình thành trên những cơ sở nhất định có liên quan đến nhu cầu
của các chủ thể trên TTCK và quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động chứng
khoán và TTCK.
Pháp luật chứng khoán ghi nhận quyền hốn đổi cổ phiếu của CTCP thơng qua
định nghĩa “chào bán cổ phiếu để hoán đổi” (CBCPĐHĐ)11. Thuật ngữ “hốn đổi”
khơng xuất hiện trong các từ điển tiếng Việt. LDN 2014 định nghĩa cổ phiếu là
Điều 466 và Điều 468 Bộ luật dân sự 2015.
Quyền của tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu, phần vốn góp được quy định tại: Điều 50, Điều 75, Điều 114
LDN 2014 và các quy định khác có liên quan trong LDN 2014.
11
Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.
9

10


13

chứng chỉ do CTCP phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền
sở hữu một hoặc một số cổ phần của cơng ty đó12. Song song đó, Luật Chứng khốn
(Luật số 70/2006/QH11) ngày 29/6/2006 (LCK 2006) với tính chất là văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành về chứng khoán và TTCK định nghĩa “cổ phiếu” là
loại chứng khốn xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một
phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành13.
Thuật ngữ “hoán đổi cổ phiếu” xuất hiện trong một số quy định của pháp luật
chứng khoán như: quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 28 Thông tư số 162/2015/TTBTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 26/10/2015 hướng dẫn việc chào bán chứng
khốn ra cơng chúng, chào bán cổ phiếu để hốn đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua
lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu (Thông tư số

162/2015/TT-BTC)14, Điều 3 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP15, Khoản 4 Điều 9
Thông tư số 202/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 18/12/2015
hướng dẫn về niêm yết chứng khốn trên Sở giao dịch chứng khốn (Thơng tư số
202/2015/TT-BTC)16… Với cách quy định hiện tại, pháp luật chứng khoán Việt
Nam xác định HĐCP là một hoạt động nằm trong phạm vi của giao dịch
CBCPĐHĐ. Nói cách khác, để thực hiện được hoạt động HĐCP, các bên phải thực
hiện giao dịch CBCPĐHĐ.
Pháp luật chứng khoán định nghĩa: “chào bán cổ phiếu để hoán đổi là việc
chào bán, phát hành thêm cổ phiếu và dùng cổ phiếu đó để đổi lấy cổ phiếu, phần
vốn góp tại doanh nghiệp khác hoặc khoản nợ của tổ chức phát hành đối với chủ
nợ”17. Trong định nghĩa này, hành vi “chào bán, phát hành thêm cổ phiếu” được
xem là phương thức thực hiện giao dịch. “Hoán đổi” được xem là mục tiêu của
TCPH trong giao dịch. Mục tiêu này gắn liền với cổ phiếu được chào bán, phát
Khoản 1 Điều 120 LDN 2014.
Khoản 2 Điều 6 LCK 2006. Xét về nội dung, khái niệm cổ phiếu trong LCK 2006 lấy xuất phát điểm
tương tự như LDN 2014 là xác định quyền sở hữu cổ phần. Tuy nhiên, cách thức quy định cịn có một số
điểm khác nhau về dạng tồn tại, hình thức tồn tại và mục tích tồn tại. Khoản 2 Điều 4 LCK 2019 kế thừa và
giữ nguyên định nghĩa cổ phiếu theo LCK 2006.
14
Điểm a Khoản 2 Điều 28 Thông tư số 162/2015/TT-BTC quy định:“Quyết định của Đại hội đồng cổ đông
các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập thông qua phương án hợp nhất, sáp nhập, phương án hoán đổi cổ
phiếu và phương án hoạt động kinh doanh sau hợp nhất, sáp nhập”.
15
Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP quy định: “Trường hợp hoán đổi cổ phiếu của một hoặc
một số cổ đông xác định của công ty đại chúng khác thì phải được Đại hội đồng cổ đơng của cơng ty được
hốn đổi thơng qua…”
16
Khoản 4 Điều 9 Thơng tư số 202/2015/TT-BTC quy định: “Trong vòng sáu (06) tháng, kể từ ngày hồn tất
việc hốn đổi, cơng ty niêm yết thực hiện hoán đổi cổ phiếu đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư
này phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết để niêm yết bổ sung số cổ phiếu phát hành để hoán đổi”.

17
Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.
12
13


14

hành thêm. Tuy rằng định nghĩa CBCPĐHĐ không đề cập trực tiếp đến thuật ngữ
“hốn đổi cổ phiếu” nhưng thơng qua mục đích và bản chất của giao dịch có thể
hiểu từ “đổi lấy” trong định nghĩa nêu trên cho biết cổ phiếu là đối tượng chính,
ln xuất hiện và là cơ sở để giao dịch CBCPĐHĐ được tiến hành.
Các phân tích trên cho thấy HĐCP khơng phải là thuật ngữ pháp lý được định
nghĩa, giải thích cụ thể trong pháp luật chứng khốn Việt Nam nói riêng và hệ thống
pháp luật Việt Nam nói chung. Theo quan điểm của tác giả, HĐCP là hoạt động
pháp lý được thực hiện bằng giao dịch CBCPĐHĐ. Thơng qua đó, TCPH chào
bán, phát hành thêm cổ phiếu và dùng cổ phiếu đó để đổi lấy cổ phần hoặc
phần vốn góp tại doanh nghiệp khác hoặc khoản nợ của TCPH đối với chủ nợ.
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của hoán đổi cổ phiếu
HĐCP là hoạt động đặc thù trên TTCK. Tính đặc thù thể hiện qua nhiều khía
cạnh khách nhau từ chủ thể tham gia, mục đích, phương thức thực hiện và hệ quả
pháp lý. Hoạt động HĐCP có 04 (bốn) đặc điểm pháp lý nổi bật sau:
1.1.2.1. Hoán đổi cổ phiếu là hoạt động trao đổi tài sản diễn ra trên thị trường
chứng khoán
Theo Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015 (Bộ luật Dân
sự 2015), tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản18. Bộ luật Dân sự 2015
khơng định nghĩa về giấy tờ có giá mà thuật ngữ pháp lý này được quy định tại các
văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Trong lĩnh vực ngân hàng, giấy tờ có
giá được định nghĩa là bằng chứng dùng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức
phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất

định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác19. Trong hoạt động tài chính, giấy tờ
có giá được xác định bao gồm trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, cơng trái và các loại
giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật20. Theo các quy định này, cổ phiếu
được xác định là giấy tờ có giá, là một loại tài sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong hoạt động HĐCP, TCPH chào bán, phát hành thêm cổ phiếu và
dùng chính cổ phiếu đó để hốn đổi lấy cổ phiếu, phần vốn góp tại doanh nghiệp
khác hoặc hoặc khoản nợ của TCPH đối với chủ nợ là hoạt động trao đổi tài sản.
Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015.
Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày
16/02/2012 quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
20
Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 135/2018/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 28/12/2018 quy định về
quản lý đối với tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ do Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản.
18
19


15

1.1.2.2. Một bên trong hoạt động hoán đổi cổ phiếu luôn là công ty cổ phần
Pháp luật doanh nghiệp quy định chỉ có CTCP mới có quyền phát hành cổ
phiếu. Do đó, CTCP là chủ thể đặc biệt và có vai trị quyết định sự hình thành của
hoạt động HĐCP. Tùy theo hình thức HĐCP mà có thể có một hoặc nhiều CTCP
tham gia.
Nếu các bên thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ lấy cổ phiếu tại doanh nghiệp
khác thì ln có ít nhất 02 (hai) CTCP tham gia. Một bên là CTCP với tư cách là
TCPH chào bán, phát hành cổ phiếu để hoán đổi, một bên là CTCP với tư cách là
bên có cổ phiếu được hốn đổi. Trường hợp CTCP có cổ phiếu được hốn đổi có cổ
đơng là một CTCP khác thì CTCP này cũng là một bên trong giao dịch CBCPĐHĐ.

Nếu các bên thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ lấy phần vốn góp của cơng ty
trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thì ln có ít nhất 01 (một) CTCP tham gia giao dịch
với tư cách là TCPH. Nếu CTCP khác là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của
cơng ty TNHH thì CTCP đó cũng là một bên trong giao dịch CBCPĐHĐ.
Nếu các bên thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ khoản nợ của TCPH với chủ nợ
thì ln có ít nhất một CTCP với tư cách là TCPH. Trường hợp chủ nợ của TCPH
cũng là CTCP thì tồn tại 02 (hai) CTCP trong cùng một giao dịch.
1.1.2.3. Hoán đổi cổ phiếu làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành và giảm
tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của cổ đông hiện hữu trong tổ chức phát hành
Để thực hiện HĐCP, CTCP phải chào bán, phát hành cổ phiếu và dùng chính
cổ phiếu đó để hốn đổi. Theo đó, mục tiêu, phương thức thực hiện giao dịch hốn
đổi chi phối số lượng cổ phiếu được phát hành thêm. Khi CTCP chào bán, phát
hành thêm cổ phiếu đồng nghĩa với việc số lượng số lượng cổ phần tăng, số lượng
cổ phiếu tăng và số lượng cổ đông của công ty cũng có thể tăng theo.
LDN 2014 quy định vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc
đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với CTCP21. Trường hợp
CTCP chào bán cổ phiếu thành công, số lượng cổ phiếu phát hành ghi nhận số
lượng, loại và các thông tin khác về cổ phần đã chào bán cho các nhà đầu tư thì vốn
điều lệ của CTCP sẽ tăng lên thêm tương ứng số lượng cổ phiếu đã được chào bán,
phát hành.
Ví dụ: CTCP LTK có vốn điều lệ là 20.000.000.000 đồng (tương ứng với
2.000.000 cổ phần phổ thông, mỗi cổ phần mệnh giá 10.000 đồng). Tháng 6/2019,
21

Khoản 29 Điều 4 LDN 2014. Quy định này được giữ nguyên tại Khoản 34 Điều 4 LDN 2020.


16

cơng ty này hồn tất giao dịch chào bán, phát hành thêm 500.000 cổ phiếu của cổ

phần phổ thông (mỗi cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng, tương ứng với 5.000.000.000
đồng) để hoán đổi lấy khoản nợ trị giá 6.000.000.000 đồng của tại công ty TNHH
NHĐ. Giao dịch thành công, vốn điều lệ của CTCP LTK tăng lên thêm
5.000.000.000 đồng tương ứng với số lượng và tổng giá trị mệnh giá cổ phần (cổ
phiếu) đã phát hành, tổng vốn điều lệ sau khi giao dịch hoàn tất là 25.000.000.000
đồng.
Khi CTCP chào bán, phát hành thêm cổ phiếu để hốn đổi thì một hệ quả tất
yếu là tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đơng tại của cơng ty đó sẽ bị pha loãng, đồng
nghĩa với tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của cổ đông hiện hữu sẽ giảm khi cơng ty tăng
vốn điều lệ. Cụ thể hơn, trong ví dụ trên, nếu tại thời điểm tháng 5/2019 (trước khi
CTCP LTK thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ), ông LVT sở hữu 100.000 cổ phiếu
của cổ phần phổ thông, chiếm 5% vốn điều lệ của CTCP LTK thì đến tháng 6/2019,
sau khi giao dịch hốn đổi được thực hiện hồn tất, với 100.000 cổ phiếu nêu trên,
ơng LVT chỉ cịn sở hữu 4% vốn điều lệ của CTCP LTK.
1.1.2.4. Đối tượng được hốn đổi là cổ phiếu hoặc phần vốn góp hoặc nợ
Để thực hiện HĐCP, TCPH phải thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ để chào bán,
phát hành thêm một lượng cổ phiếu nhất định phù hợp với quy định của pháp luật,
chấp thuận của cơ quan quản lý nội bộ và thỏa thuận với bên được hốn đổi. Theo
đó, cổ phiếu của TCPH sẽ được dùng để đổi lấy một trong ba đối tượng sau:
Thứ nhất, cổ phiếu của TCPH hoán đổi lấy cổ phiếu của bên được hốn đổi. Hình
thức hốn đổi này xuất hiện trong 04 (bốn) giao dịch bao gồm: (i) Chào bán cổ
phiếu riêng lẻ (CBCPRL) để hoán đổi lấy cổ phiếu của CTCP chưa đại chúng, (ii)
CBCPRL cho một số cổ đông xác định để HĐCP của CTĐC khác, (iii) chào bán cổ
phiếu ra công chúng (CBCPRCC) để hốn đổi 01 (một) phần hoặc tồn bộ cổ phiếu
cho số cổ đông không xác định và (iv) CBCPRCC để hốn đổi tồn bộ cổ phần
đang lưu hành trong CTĐC khác theo hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập giữa
TCPH và CTĐC.
Thứ hai, cổ phiếu của TCPH hoán đổi lấy phần vốn góp. Hình thức hốn đổi này
xuất hiện trong giao dịch CBCPRL để hoán đổi lấy phần vốn góp của cơng ty
TNHH (bao gồm cơng ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên

trở lên).


17

Thứ ba, cổ phiếu của TCPH hoán đổi lấy nợ. Hình thức hốn đổi này xuất hiện
trong giao dịch CBCPRL để hoán đổi lấy khoản nợ của TCPH đối với chủ nợ.
Pháp luật chứng khoán hiện hành chỉ cho phép mỗi giao dịch CBCPĐHĐ được thực
hiện cho mục đích hướng tới cho một trong ba đối tượng nêu trên, không cho phép
phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi lấy hai hoặc ba đối tượng kết hợp (cổ phiếu
đổi lấy cổ phiếu và phần vốn góp, cổ phiếu đổi lấy cổ phiếu và nợ, cổ phiếu đổi lấy
phần vốn góp và nợ, cổ phiếu đối lấy cổ phần, phần vốn góp và nợ). Theo quan
điểm của tác giả, việc này là hợp lý bởi lẽ HĐCP có tác động sâu rộng đến hoạt
động của TCPH và bên được hoán đổi, cần được các chủ thể chuẩn bị kỹ lưỡng về
năng lực tài chính, đảm bảo tính hiệu quả cho hoạt động hoạt động kinh doanh và
giảm thiểu các rủi ro có thể xuất hiện từ giao dịch cho các chính TCPH, cổ đơng
hiện hữu và bên được hốn đổi.
1.1.3. Mục đích hốn đổi cổ phiếu
Mục đích của các giao dịch pháp lý liên quan đến cổ phiếu là điều mà các chủ
thể có quyền và nghĩa vụ mong muốn đạt được trong quá trình thực hiện giao dịch
hoặc khi giao dịch được thực hiện hoàn tất. Trong mỗi giao dịch, TCPH, bên được
hốn đổi đều hướng đến những mục đích nhất định. Tùy mục đích khác nhau mà
bản chất, tên gọi và trình tự thực hiện các thao tác trong giao dịch cũng khác nhau.
Trong giao dịch CBCPĐHĐ, mặc dù có nhiều hình thức thực hiện khác nhau nhưng
chung quy lại, các bên tham gia đều hướng đến 03 (ba) mục đích chính bao gồm: (i)
CBCPĐHĐ lấy cổ phiếu tại CTCP khác, (ii) CBCPĐHĐ lấy phần vốn góp tại cơng
ty TNHH và (iii) CBCPĐHĐ lấy khoản nợ của TCPH đối với chủ nợ. Mỗi mục đích
này đều được các bên định hình, chi tiết hóa bằng những mục đích cụ thể.
Tuy nhiên, nếu nói mục đích cuối cùng của hoạt động HĐCP là chào bán, phát
hành thêm cổ phiếu và dùng chính cổ phiếu đó để đổi lấy cổ phần, phần vốn góp

của doanh nghiệp khác hay hốn đổi lấy khoản nợ của TCPH đối với chủ nợ là đúng
nhưng chưa đủ. Việc HĐCP lấy cổ phiếu, phần vốn góp hay khoản nợ có thể được
xem là mục đích cơ bản, được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể thơng qua các hình
thức của giao dịch CBCPĐHĐ theo quy định của pháp luật chứng khoán. Tại đây,
các chủ thể tham gia thực hiện giao dịch cung cấp thông tin cho thị trường thấy rằng
nếu giao dịch được thực hiện hồn tất có thể mang lại hiệu quả trong việc giải quyết
các vấn đề tồn đọng trong doanh nghiệp, gia tăng năng lực cạnh tranh, cộng hưởng
sức mạnh tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp… Khơng dừng lại ở đó, giao dịch


18

CBCPĐHĐ đổi còn được các chủ thể thực hiện cho các mục đích lớn hơn mà ở đó,
các chủ thể đều hướng tới mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh là những
lợi ích hữu hình hoặc vơ hình từ kết quả của hoạt động HĐCP.
Vụ việc CTCP Mía đường Thành Thành Cơng Tây Ninh (Mía đường Thành
Thành Cơng) CBCPĐHĐ tồn bộ cổ phiếu của CTCP Đường Biên Hịa (Đường
Biên Hịa) thể hiện rất rõ mục đích này. Năm 2017, Mía đường Thành Thành Cơng
CBCPĐHĐ lấy tồn bộ cổ phiếu của Đường Biên Hịa thơng qua Hợp đồng sáp
nhập. Tờ trình của Hội đồng quản trị (HĐQT) Mía đường Thành Thành Cơng trình
Đại hội đồng cổ đơng (ĐHĐCĐ) về việc “phương án sáp nhập, hốn đổi tồn bộ cổ
phiếu đang lưu hành của CTCP Đường Biên Hòa theo hợp đồng sáp nhập” ghi nhận
“mục đích hốn đổi” là để nâng cao nâng cao vị thế trên thị trường, cũng như nâng
cao năng lực tài chính, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh 22. Song
song đó, Tờ trình 01 của HĐQT Đường Biên Hịa về việc “hốn đổi toàn bộ cổ
phiếu đang lưu hành theo Hợp đồng sáp nhập và hủy niêm yết cổ phiếu” trình
ĐHĐCĐ ghi nhận mục đích hốn đổi là để khẳng định và nâng cao vị thế trên thị
trường, cũng như nâng cao năng lực tài chính, quản lý và điều hành. Theo đó,
Đường Biên Hịa định hướng sẽ thực hiện kết hợp với Mía đường Thành Thành
Cơng để tạo ra các giá trị cộng hưởng mạnh mẽ23. Có thể thấy trong trường hợp này,

mục đích CBCPĐHĐ của TCPH (Mía đường Thành Thành Cơng) với bên có cổ
phiếu được hốn đổi (Đường Biên Hịa) tương tự nhau mà ở đó, mục đích cốt lõi là
cộng hưởng mạnh mẽ thế mạnh của hai bên và nâng cao năng lực quản lý, điều
hành sản xuất kinh doanh.
Một ví dụ khác về trường hợp CBCPĐHĐ nợ giữa CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa
ốc No Va (Novaland) và chủ nợ. Tờ trình số 130/2017_CV_NVLG ngày 05/4/2017
của HĐQT Novaland trình ĐHĐCĐ năm 2017 về việc thơng qua kế hoạch phát
hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ (Tờ trình số 130/2017_CV_NVLG) ghi nhận mục
đích của giao dịch CBCPĐHĐ các khoản nợ “để hốn đổi khoản nợ đã cho Cơng ty
“Tờ trình khơng số ngày 10/5/2017 của Hội đồng quản trị CTCP Mía đường Thành Thành Cơng Tây Ninh
về phương án sáp nhập, hốn đổi tồn bộ cổ phiếu đang lưu hành của CTCP Đường Biên Hòa theo Hợp đồng
sáp nhập” trong “Tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường niên độ 2016 – 2017” công bố trên website:
truy cập ngày 04/3/2020.
23
“Tờ trình 01 của Hội đồng quản trị CTCP Đường Biên Hịa về việc hốn đổi tồn bộ cổ phiếu đang lưu
hành theo Hợp đồng sáp nhập và hủy niêm yết cổ phiếu” trong “Tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường”
công bố trên website: truy cập ngày
04/3/2020.
22


19

vay theo hồ sơ tín dụng đã ký ngày 28/6/2016 (Hồ sơ Tín dụng), thực hiện theo yêu
cầu của chủ nợ”24. Có thể thấy, Tờ trình số 130/2017_CV_NVLG của HĐQT
Novaland mong muốn xin ý kiến ĐHĐCĐ về việc CBCPĐHĐ lấy khoản nợ của
Novaland với các chủ nợ được thể hiện trong báo cáo tài chính năm 2016 (Credit
Suisse AG – Chi nhánh Singapore (Credit Suisse AG)). Theo đó, việc chào bán,
phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi lấy khoản nợ của Novaland với Credit Suisse
AG được hiểu là thực hiện theo “theo hồ sơ tín dụng đã ký ngày 28/6/2016” với các

điều khoản và điều kiện nêu tại hồ sơ tín dụng mà hai bên đã ký.
1.2. Các chủ thể tham gia hốn đổi cổ phiếu
HĐCP được hình thành từ quan hệ trao đổi tài sản giữa CTCP với tư cách là
TCPH và các chủ thể trực tiếp tham gia giao dịch bao gồm cổ đơng, thành viên góp
vốn, cơng ty có cổ phiếu, phần vốn góp được hốn đổi và chủ nợ. Bên cạnh đó,
HĐCP cịn có sự hiện diện của chủ thể quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK,
các tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán
và TTCK. Các chủ thể này có mối quan hệ với nhau về mặt thủ tục, điều kiện và
trình tự thực hiện HĐCP. Để giải quyết mối quan hệ này, pháp luật quy định chi tiết
các nội dung nhằm xác định địa vị pháp lý, vai trò cụ thể của từng chủ thể để một
mặt xác định cụ thể quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể, mặt khác giảm thiểu
rủi ro cho các bên tham gia giao dịch.
Theo quy định của pháp luật chứng khoán, các chủ thể tham gia HĐCP bao
gồm: (i) TCPH, (ii) bên được hoán đổi, (iii) cơ quan thực hiện quản lý chuyên
ngành về chứng khoán và TTCK, (iv) Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và
Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) và (v) các chủ thể khác.
1.2.1. Tổ chức phát hành
Khi LCK 2006 có hiệu lực, TCPH chỉ được hiểu là tổ chức thực hiện chào bán
chứng khốn ra cơng chúng, khơng bao gồm tổ chức chào bán chứng khoán riêng lẻ
hoặc kết hợp cả hai hình thức chào bán chứng khốn ra cơng chúng và chào bán
chứng khoán riêng lẻ25. Đến khi TTCK phát triển đến một mức độ nhất định, nhu
cầu của các chủ thể trên thị trường là phân biệt làn ranh giữa chào bán chứng khốn
“Tờ trình số 130/2017_CV_NVLG ngày 05/4/2017 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đồn Đầu
tư Địa ốc No Va về việc thơng qua kế hoạch phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ” công bố trên website:
truy cập
ngày 04/3/2020.
25
Khoản 13 Điều 6 LCK 2006.
24



×