Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Quyền con người của người thiểu số về dân tộc và người bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI THIỂU SỐ VỀ
DÂN TỘC VÀ NGƯỜI BẢN ĐỊA TRONG PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN PHƢƠNG KIÊN
KHÓA: 2008 – 2012.
MSSV: 0855050219
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: THẠC SĨ LÊ ĐỨC PHƢƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH, 2012


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận là cơng trình nghiên cứu của cá nhân, khơng sao chép
của các cơng trình nghiên cứu khoa học khác. Mọi sự tham khảo đều đƣợc trích dẫn
đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phương Kiên


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948): UDHR.
2. Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966): ICCPR.
3. Cơng ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (1966): ICESCR.
4. Tun ngơn về quyền của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc hoặc


chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ năm 1992: Tuyên ngôn 1992.
5. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền của các dân tộc bản địa năm 2007:
Tuyên ngôn 2007.
6. Hội đồng kinh tế xã hội của Liên Hợp Quốc: ECOSOC.
7. Liên Hợp Quốc: LHQ.
8. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đƣợc sửa đổi
bổ sung năm 2001): Hiến pháp 1992.
9. Bộ luật dân sự 2005: BLDS.
10. Bộ luật hình sự năm 1999 (đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009): BLHS.
11. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính Phủ về cơng tác dân tộc: Nghị định
05/2011/NĐ –CP.
12. Trƣờng phổ thông dân tộc nội trú: PT DTNT, phổ thông dân tộc bán trú:
PTDTBT.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI THIỂU SỐ
VỀ DÂN TỘC VÀ NGƯỜI BẢN ĐỊA ......................................................................... 5
1.1.

Khái niệm về quyền con ngƣời ........................................................................... 5

1.2.

Khái niệm và phân loại ngƣời thiểu số ............................................................... 8

1.2.1.


Khái niệm ngƣời thiểu số ............................................................................. 8

1.2.2.

Phân loại ngƣời thiểu số ............................................................................ 11

1.3.

Khái niệm ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa ................................... 12

1.3.1.

Khái niệm ngƣời thiểu số về dân tộc ......................................................... 12

1.3.2.

Khái niệm về ngƣời bản địa ....................................................................... 13

1.4. Phân biệt ngƣời thiểu số về dân tộc với ngƣời bản địa và ngƣời thiểu số về dân
tộc, ngƣời bản địa với các nhóm ngƣời thiểu số khác ................................................ 15
1.4.1. Phân biệt ngƣời thiểu số về dân tộc với ngƣời bản địa. ................................ 15
1.4.2. Phân biệt ngƣời thiểu số về dân tộc, ngƣời bản địa với các nhóm ngƣời thiểu
số khác. .................................................................................................................... 16
1.5. Vấn đề về ngƣời bản địa ở Việt Nam .................................................................. 16
1.6. Cơ sở lý luận, thực tiễn của việc bảo vệ quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về
dân tộc và ngƣời bản địa ............................................................................................. 18
1.6.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................. 18
1.6.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 19
1.7. Lƣợc sử vấn đề bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân
tộc và ngƣời bản địa trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam ................................. 21

1.7.1. Lƣợc sử vấn đề bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về
dân tộc và ngƣời bản địa trong luật quốc tế. ........................................................... 21


1.7.2. Lƣợc sử vấn đề bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về
dân tộc và ngƣời bản địa trong pháp luật Việt Nam ............................................... 23
Chương 2
QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI THIỂU SỐ VỀ DÂN TỘC
VÀ NGƯỜI BẢN ĐỊA TRONG LUẬT QUỐC TẾ .................................................. 26
2.1. Cơ sở pháp lý về quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản
địa................................................................................................................................ 26
2.2. Các quyền con ngƣời cơ bản của ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa ... 27
2.2.1. Các quyền dân sự - chính trị .......................................................................... 27
2.2.2.

Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. ........................................................... 33

2.3. Các quyền con ngƣời đặc thù của ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa .. 37
2.3.1. Các quyền con ngƣời đặc thù của ngƣời thiểu số về dân tộc ........................ 37
2.3.2. Các quyền con ngƣời đặc thù của ngƣời bản địa. ......................................... 40
2.4. So sánh quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc với ngƣời bản địa ....... 45
2.5. Hoạt động của các cơ quan đặc biệt trong việc bảo vệ quyền con ngƣời của
ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa ................................................................ 45
Chương 3
QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI THIỂU SỐ VỀ DÂN TỘC
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ................. 49
3.1. Cơ sở pháp lý về quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc ...................... 49
3.2. Các quyền con ngƣời cơ bản của ngƣời thiểu số về dân tộc ............................... 49
3.2.1. Các quyền dân sự, chính trị ........................................................................... 50
3.2.2


Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa ............................................................ 54

3.3. Các quyền con ngƣời đặc thù của ngƣời thiểu số về dân tộc .............................. 58
3.4. Các thiết chế bảo vệ quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc ................. 64
3.5. So sánh mối tƣơng quan về quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc theo
pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế .................................................................... 65


3.6. Thực trạng bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc theo pháp
luật Việt Nam .............................................................................................................. 66
3.7. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện quyền con
ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc ........................................................................... 71
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 75


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ toàn cầu hóa mạnh mẽ với

những ƣu điểm và những hạn chế của nó; cùng với những vấn đề mang tính chất tồn
cầu nhƣ bất ổn chính trị tại các quốc gia Trung Đơng, suy thối kinh tế thế giới, khủng
hoảng nợ công ở Châu Âu, bạo lực, khủng bố, các vấn đề về môi trƣờng…con ngƣời
đang bị xâm phạm một cách nghiêm trọng về nhu cầu đƣợc sống trong một xã hội ổn
định, đƣợc đảm bảo và phát triển về đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần. Đặc biệt với
các nhóm đƣợc coi là yếu thế trong xã hội thì quyền lợi của họ càng bị đe dọa xâm

phạm một cách nghiêm trọng hơn bất kỳ lúc nào. Những đòi hỏi bảo đảm cho những
quyền lợi chính đáng của mọi thành viên trong xã hội đƣợc đặt ra một cách bức thiết,
đó khơng chỉ là vấn đề của một vài quốc gia mà là vấn đề cần quan tâm của cả cộng
đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, sự can thiệp của các nƣớc phát triển vào vấn đề nhân quyền của các
nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam đã ảnh hƣởng không tốt đến quan hệ ngoại
giao. Bằng việc cơng bố những báo cáo về tình hình nhân quyền với những nhận xét,
đánh giá không đúng đắn, sai lệch, thậm chí là “xuyên tạc” đã gây bất ổn cho đời sống
chính trị của các quốc gia đang phát triển. Trong đó, đáng chú ý khi Mỹ hàng năm
cơng bố những báo cáo về tình nhân quyền tại Việt Nam với những thông tin sai lệch
làm ảnh hƣởng rất lớn đến uy tín của Việt Nam, khiến cho các nƣớc khác có cái nhìn
khơng đúng về việc bảo vệ quyền con ngƣời ở nƣớc ta đặc biệt là việc bảo vệ quyền
con ngƣời của ngƣời dân tộc thiểu số tại Việt Nam1. Cùng với đó là hoạt động của các
tổ chức phản động, núp dƣới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” đƣợc sự ủng hộ của một
số lực lƣợnng nƣớc ngồi đã tìm mọi cách gây chia rẽ, kích động bạo loạn nhằm phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây hoang mang cho dân chúng và làm cho ngƣời dân
mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc.
Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay vấn đề quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân
tộc và ngƣời bản địa ít đƣợc xem xét dƣới góc độ pháp lý một cách độc lập và có hẹ
1

Có thể xem thêm vấn đề các nƣớc luôn nêu ra để vu cáo Việt Nam, tại các bản Báo cáo nhân quyền hàng năm
của Mỹ, EU và một số nƣớc khác về tình hình nhân quyền tại các vùng tập trung đông đồng bào dân tộc sinh
sống nhƣ Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc...


2

thống mà chỉ đƣợc xem xét trong mối liên hệ với việc thực hiện các đƣờng lối, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề dân tộc. Mặc dù cũng đƣợc xếp vào nhóm dễ bị

tổn thƣơng2, cần có sự quan tâm đặc biệt, nhƣng vấn đề quyền của ngƣời thiểu số về
dân tộc chƣa đƣợc quy định thành một đạo luật riêng biệt do Quốc Hội ban hành3 mà
chỉ đƣợc quy định trong đƣờng lối chính sách của Đảng, các văn bản quy phạm pháp
luật của Chính Phủ, của các cơ quan nhà nƣớc liên quan đến vấn đề bảo đảm và thực
hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời dân tộc thiểu số.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “ Quyền con người của người thiểu số về
dân tộc và người bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” để
nghiên cứu nhằm phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền con ngƣời của
ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa, nhằm góp phần nâng cao nhận thức qua
đólàm cơ sở cho hoạt động bảo vệ, phát triển quyền con ngƣời của hai nhóm dân cƣ
này trên thực tế.
Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu: Khóa luận hƣớng đến việc nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ
thống những vấn đề mang tính lý luận, pháp lý cũng nhƣ thực tiễn về quyền con ngƣời
và việc bảo vệ, phát triển quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản
2.

địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Từ việc nghiên cứu những vấn đề trên đây, tác giả đƣa ra những giải pháp, kiến
nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện quyền con ngƣời của ngƣời
thiểu số và ngƣời bản địa.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý
luận, các quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam, thực tiễn bảo đảm thực hiện
quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số và ngƣời bản địa.
3.

Tình hình nghiên cứu đề tài:
Những nghiên cứu về quyền con ngƣời đƣợc tham khảo thƣờng chỉ xem xét

quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa với tƣ cách là một bộ

2

Ngô Hữu Phƣớc (2010), Luật quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 278.
Trong khi đó các nhóm dễ tổn thƣơng khác nhƣ phụ nữ, trẻ em, ngƣời cao tuổi hay ngƣời khuyết tật… đã có
những luật riêng để bảo vệ quyền lợi của họ nhƣ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật ngƣời cao tuổi;
Luật ngƣời khuyết tật; Luật Bình đẳng giới…
3


3

phận quyền của các nhóm yếu thế trong xã hội mà chƣa có sự quan tâm đúng mức tới
vị thế thực sự của hai nhóm dân cƣ trên trong đời sống của xã hội. Chƣa có những
nghiên cứu mang tính cụ thể, độc lập và hệ thống về quyền con ngƣời của ngƣời thiểu
số về dân tộc và ngƣời bản địa.
Bên cạnh đó, cho đến nay, chƣa có một luận văn nào nghiên cứu về vấn đề này tại
trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Trong q trình thực hiện đề tài này, tác giả
nhận thấy có một số ít những tác phẩm, cơng trình có sự nghiên cứu liên quan đến
ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa nhƣ: Vũ Công Giao, Một số vấn đề xung
quanh nhận thức về khái niệm “Ngƣời thiểu số” và “Quyền của ngƣời thiểu số” trong
luật quốc tế, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 8/2002. Sách “Giáo trình lý luận và
pháp luật về quyền con ngƣời”, Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa luật, NXB Chính trị
quốc gia, 2009. Sách “Luật quốc tế về quyền của các nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng”,
Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa luật, NXB Lao động - xã hội, 2011…
4.

Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản nhƣ các khái niệm,
phân biệt các khái niệm, cơ sở khoa học của việc bảo vệ quyền của ngƣời thiểu số về
dân tộc và ngƣời bản địa, lƣợc sử của vấn đề quyền con ngƣời của hai nhóm xã hội này

trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam...
Khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định cơ bản của luật quốc tế về quyền
con ngƣời nói chung và quyền con ngƣời đặc thù của ngƣời thiểu số về dân tộc và
ngƣời bản địa và các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này nhất là qua các
bản Hiến pháp, đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật của Chính Phủ về vấn đề dân tộc
thiểu số.
Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thực trạng pháp lý và
thực trạng bảo đảm quyền của ngƣời thiểu số về dân tộc ở Việt Nam, từ đó trình bày
một số giải pháp, kiến nghị.
Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng các
phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp logic, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thu thập
5.


4

và xử lý thông tin, phƣơng pháp so sánh để giải quyết các vấn đề đặt ra trong khóa
luận.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài.
Ý nghĩa khoa học: Khóa luận giải quyết một cách có hệ thống và cơ bản những
vấn đề mang tính lý luận, pháp lý, thực tiễn về quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về
dân tộc và ngƣời bản địa theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Khóa luận làm
6.

rõ mối liên hệ hay sự tƣơng quan giữa các quy định của luật quốc tế với pháp luật Việt
Nam về vấn đề này. Trên cơ sở phân tích thực tiễn, khóa luận xây dựng những giải
pháp, kiến nghị có cơ sở khoa học góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện
quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa.

Giá trị ứng dụng: Khóa luận hồn thành có thể đƣợc dùng để làm tài liệu tham
khảo cho việc tìm hiểu, học tập, phổ biến, nghiên cứu những quy định của pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc và
ngƣời bản địa, hay sử dụng để làm tài liệu cho những hoạt động bảo vệ quyền con
ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa trên thực tế.
7.

Bố cục của khóa luận:
Ngồi phần mở đầu, kết luận, Khóa luận gồm ba chƣơng:

Chƣơng 1: Khái quát về quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời
bản địa
Chƣơng 2: Quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa trong
luật quốc tế
Chƣơng 3: Quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa trong
pháp luật Việt Nam, thực trạng và giải pháp.
Quyền con ngƣời của ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa là vấn đề mang
tính pháp lý, chính trị phức tạp và nhạy cảm. Ngồi ra, do hạn chế về thời gian và tài
liệu nghiên cứu, mặc dù bản thân tác giả đã rất cố gắng, tuy nhiên khóa luận này khơng
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả chân thành cảm ơn sự góp ý của thầy cơ và
q vị có quan tâm đến đề tài này.


5

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI THIỂU SỐ
VỀ DÂN TỘC VÀ NGƯỜI BẢN ĐỊA


1.1. Khái niệm về quyền con người
Trong suốt quá trình đấu tranh để đạt đƣợc sự thừa nhận và bảo vệ các giá trị của
mỗi con ngƣời trong xã hội của các dân tộc trên thế giới, quyền con ngƣời luôn là “vấn
đề lý luận chính trị, pháp lý và thực tiễn phức tạp, nhạy cảm”4. Tính phức tạp của vấn
đề thể hiện ở việc “có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau liên quan đến hầu hết các
khía cạnh của quyền con ngƣời nhƣ khái niệm, bản chất, nội dung và cách thức thực
hiện các quyền cụ thể. Tính nhạy cảm thể hiện ở vấn đề quyền con ngƣời đã và đang bị
một số thế lực lợi dụng nhƣ một công cụ chống phá các quốc gia không chấp nhận sự
áp đặt”5, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển cũng nhƣ các nƣớc xã hội chủ nghĩa.
Do tính phức tạp và nhạy cảm của vấn đề nên hiện nay vẫn chƣa có sự thống nhất
về khái niệm quyền con ngƣời mặc dù đã có rất nhiều văn kiện pháp lý quốc tế cũng
nhƣ của các quốc gia đƣợc ban hành trong lĩnh vực này. Ngay tại “Bộ luật quốc tế về
quyền con ngƣời” bao gồm Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948) (Universal
Declaration of Human Rights-UDHR) và hai công ƣớc: Cơng ƣớc quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị (1966) (International Convenant on Civil and Political RightsICCPR), Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (1966) (International
Convenant on Economic, Social and Cutural Rights-ICESCR) cũng khơng có định
nghĩa nào về quyền con ngƣời. Khái niệm quyền con ngƣời hiện nay có rất nhiều định
nghĩa, việc tìm hiểu các định nghĩa này sẽ cho ta thấy sự khó khăn trong việc tìm ra
đƣợc một định nghĩa chung cho cả nhân loại về quyền con ngƣời.
Đầu tiên, có thể kể đến là định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về
quyền con ngƣời với nội dung “Quyền con ngƣời là những bảo đảm pháp lý tồn cầu
có tác dụng bảo vệ tất cả các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự
bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự đƣợc phép và tự do cơ bản của con
ngƣời”6. Một định nghĩa khác cũng thƣờng đƣợc trích dẫn là “Quyền con ngƣời là
4

Trần Ngọc Đƣờng (2009), Bộ luật quốc tế về quyền con ngƣời: Giá trị, ý nghĩa và cam kết của Việt Nam, Tạp
chí khoa học pháp lý, số 5/2009, tr. 22.
5
Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam - Truyền thống, lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia

(2003), tr. 9
6
Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, tr. 41.


6

những sự đƣợc phép mà tất cả các thành viên của cộng đồng nhân loại khơng phân biệt
giới tính, chủng tộc, tơn giáo, địa vị xã hội…đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì
họ là con ngƣời”7.
Mặc dù cách định nghĩa có khác nhau, nhƣng có thể nhận thấy những sự thừa
nhận chung về khái niệm quyền của con ngƣời, đó là nhân phẩm, những sự đƣợc phép,
những tự do cơ bản mà mỗi con ngƣời đều đƣợc hƣởng và chúng đƣợc bảo đảm bằng
các quy định pháp lý mang tính tồn cầu cũng nhƣ quốc gia.
Ở Việt Nam hiện nay, cũng có nhiều định nghĩa về quyền con ngƣời. Ví dụ: định
nghĩa quyền con ngƣời của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp8: “Quyền con ngƣời
là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực của con ngƣời đƣợc thể chế hóa (ghi nhận)
trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia”. Hoặc theo định nghĩa của tác giả Cao
Đức Thái9 thì “Quyền con ngƣời là nhân phẩm, các nhu cầu (về vật chất và tinh thần),
lợi ích cùng với nghĩa vụ của con ngƣời đƣợc thể chế hóa trong các quy định của pháp
luật quốc tế và pháp luật quốc gia”. Một định nghĩa khác có thể cho là phù hợp về mặt
nhận thức khái niệm quyền con ngƣời với tính cách là một thuật ngữ pháp lý là định
nghĩa của PGS.TS. Luật học Phạm Văn Tỉnh10. Theo tác giả thì “Quyền con ngƣời
đƣợc hiểu là nhu cầu cần thiết, chính đáng và phổ biến của con ngƣời đƣợc xã hội thừa
nhận và pháp luật ghi nhận”. Với định nghĩa này, PGS.TS Phạm Văn Tỉnh đã có sự
nhận định khác biệt với hai cách định nghĩa trên khi không đƣa phẩm giá vào nội dung
của quyền con ngƣời, quyền con ngƣời chỉ có thể là nhu cầu cần thiết, chính đáng và
phổ biến. Đối với ngƣời viết khóa luận, đây là một nhận định hợp lý, bởi phẩm giá là
giá trị bất biến gắn liền với bản thân mỗi ngƣời, nó khơng thể bị tƣớc đoạt cũng nhƣ

không cần sự thừa nhận và ghi nhận tại bất kỳ đâu bởi bất cứ cá nhân nào mới có thể
xuất hiện và tồn tại. Cịn các nhu cầu của con ngƣời là vơ kể, chính vì thế, cần giới hạn
các nhu cầu để việc hƣởng thụ của mỗi ngƣời không làm ảnh hƣởng đến ngƣời khác
cũng nhƣ cộng đồng. Do đó, khơng thể gộp chung phẩm giá vào cùng nhu cầu để đƣợc
7

Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2009), chú thích số 6, tr. 41.
Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tƣ Pháp, 2006.
9
Trong bài “Quyền con ngƣời trong thời kỳ đổi mới - Mấy vấn đề nhận thức lý luận và thực tiễn “Cùng công bố
trong cuốn sách “Quyền con ngƣời – Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội”, NXB. Khoa học xã hội,
năm 2009.
10
Phạm Văn Tỉnh (2010), Quyền con ngƣời – Bản chất và cách tiếp cận khoa học pháp lý, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 12/2010, tr. 63.
8


7

coi là quyền con ngƣời. Ngay tại Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc hay Tuyên ngôn thế
giới về nhân quyền cùng các công ƣớc về các quyền cơ bản của con ngƣời cũng đều
ghi nhận các quyền con ngƣời đều xuất phát từ phẩm giá của mỗi cá nhân, “mỗi ngƣời
sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền” (Điều 1, UDHR). Việc ghi
nhận và tôn trọng phẩm giá con ngƣời chính là nền tảng cho các quy định về quyền con
ngƣời. Và công cụ hữu hiệu nhất trong việc ghi nhận và bảo vệ các quyền con ngƣời là
pháp luật- bởi “Quyền con ngƣời là những giá trị làm nên bản chất con ngƣời, là quyền
tự nhiên, vốn có của mỗi cá thể ngƣời. Quyền con ngƣời không phải do pháp luật tạo ra
nhƣng phải nhờ pháp luật mà thành hiện thực”11.
Trên cơ sở nghiên cứu các định nghĩa về quyền con ngƣời có thể đƣa ra kết luận:

quyền con ngƣời là tổng hợp những nhu cầu cần thiết, chính đáng, phổ biến của con
ngƣời đƣợc thể chế hóa và bảo vệ bởi pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia mà mỗi
con ngƣời khi sinh ra đều đƣợc hƣởng với tƣ cách là một thành viên trong cộng đồng
nhân loại. “Trong luật quốc tế, quyền con ngƣời có các đặc trƣng là một thể thống nhất,
đƣợc xác định bằng những quyền năng, chuẩn mực cụ thể, mang tính phổ cập và có sự
thống nhất biện chứng giữa đặc tính dân tộc với đặc tính nhân loại, giữa quyền cá nhân
và quyền tập thể, giữa quyền con ngƣời và quyền công dân”12.
Nội dung của khóa luận là phân tích các quyền con ngƣời trong pháp luật quốc tế
và pháp luật Việt Nam mà không phải là các quyền công dân, một khái niệm đƣợc cho
là tƣơng tự với khái niệm quyền con ngƣời. Chính vì thế, cần có sự phân biệt hai khái
niệm này. “Quyền công dân là những giá trị gắn liền với một nhà nƣớc nhất định đƣợc
nhà nƣớc đó bảo hộ bằng pháp luật của mình đối với ngƣời mang quốc tịch nƣớc mình,
thể hiện mối liên hệ pháp lý cơ bản giữa mỗi cá nhân công dân với một nhà nƣớc cụ
thể”13. Quyền con ngƣời bản chất là những quyền tự nhiên vốn có, là giá trị chung, phổ
biến đƣợc cả cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên khi cơng nhận các quyền con
ngƣời và nội luật hóa nội dung các quyền vào pháp luật quốc gia, trên cơ sở của quyền
dân tộc tự quyết và chủ quyền quốc gia, các quốc gia đều có sự lựa chọn việc quy định
11

Võ Khánh Vinh (2010), Quyền con người – tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, NXB. Khoa học xã hội,
Hà Nội, tr. 309.
12
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 139.
13
Trần Ngọc Đƣờng (2004), Quyền con người – quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 25.


8


sao cho không xâm phạm các quyền con ngƣời cơ bản cũng nhƣ đảm bảo cho các
quyền đó phù hợp với văn hóa, truyền thống cũng nhƣ điều kiện kinh tế, xã hội của
nƣớc mình. Do đó, có thể xem chế định quyền công dân trong pháp luật quốc gia cũng
là chế định quyền con ngƣời ở một quốc gia nhất định. Tuy nhiên, xét về mặt chủ thể
cũng nhƣ phạm vi tác động của các quyền thì quyền con ngƣời có phạm vi rộng hơn.
Bởi chủ thể của các quyền con ngƣời là tất cả các cá nhân trong cộng đồng, bất kể họ
đang sinh sống làm việc ở đâu, họ có thể là cơng dân của nƣớc đó hoặc là kiều dân
hoặc ngƣời lao động di trú, ngƣời không quốc tịch…Mặt khác, các quyền con ngƣời là
những quy định mang tính tồn cầu có nội dung bảo vệ tất cả các cá nhân đang sinh
sống trên trái đất, đƣợc bảo đảm bằng những quy định và thiết chế của quốc gia cũng
nhƣ quốc tế mà các quốc gia có nghĩa vụ tơn trọng. Trong khi đó, quyền cơng dân chỉ
áp dụng cho những ngƣời là công dân của một nƣớc (những ngƣời mang quốc tịch của
nƣớc đó) và có những quyền chỉ có cơng dân của nƣớc đó mới đƣợc hƣởng, ví dụ nhƣ
quyền bầu cử, ứng cử. Hơn nữa, quyền công dân và các cơ chế bảo vệ, thúc đẩy việc
thực hiện các quyền công dân đƣợc quy định trong pháp luật của mỗi quốc gia, chỉ có
tác động trong lãnh thổ quốc gia đó. Vì vậy, quyền cơng dân có phạm vi tác động hẹp
hơn so với quyền con ngƣời.
1.2. Khái niệm và phân loại người thiểu số
1.2.1. Khái niệm người thiểu số
Khái niệm ngƣời thiểu số hiện nay cũng chƣa có sự thống nhất quan điểm giữa
các nhà nghiên cứu về nhân quyền và các tổ chức quốc tế liên quan. Có nhiều đề xuất
đã đƣợc đƣa ra và thảo luận tại các buổi làm việc của các tổ chức quốc tế với mục đích
cố gắng xây dựng một định nghĩa đƣợc tất cả các thành viên chấp nhận, từ đó làm nền
tảng cho việc xây dựng các văn kiện quốc tế về ngƣời thiểu số. Các đề xuất đƣợc đƣa
ra có thể kể đến:
Định nghĩa của Tịa án Cơng lý quốc tế thƣờng trực đƣa ra đầu những năm 1930
về cộng đồng ngƣời thiểu số (những ngƣời nhập cƣ) là: “một nhóm ngƣời sống trên
một quốc gia hoặc một địa phƣơng nhất định, có những đặc điểm đồng nhất về chủng
tộc, tín ngƣỡng, ngơn ngữ và truyền thống, có sự giúp đỡ lẫn nhau và có quan điểm
thống nhất trong việc bảo lƣu những yếu tố truyền thống, duy trì tơn giáo, tín ngƣỡng

và hƣớng dẫn, giáo dục trẻ em trong cộng đồng theo tinh thần và truyền thống của


9

chủng tộc họ”14. Tuy nhiên định nghĩa này không trở thành một định nghĩa chính thức
do phạm vi các thuộc tính để xác định một cộng đồng là “ngƣời thiểu số” quá rộng, đã
tác động đến mối lo ngại thƣờng trực của các quốc gia về những rắc rối có thể nảy sinh
về an ninh, trật tự xã hội, khi thừa nhận một định nghĩa nhƣ vậy về ngƣời thiểu số15.
Trong quá trình hoạt động của mình Tiểu ban về chống phân biệt đối xử và bảo
vệ ngƣời thiểu số của Liên Hợp Quốc cũng đã tiến hành những nghiên cứu để xây dựng
định nghĩa về ngƣời thiểu số. Có hai định nghĩa đƣợc đƣa ra, định nghĩa thứ nhất đƣợc
ông Francesco Capotorti - báo cáo viên đặc biệt của Tiểu ban, công bố vào năm 1977
“ngƣời thiểu số” là “một nhóm ngƣời, xét về mặt số lƣợng, ít hơn phần dân cƣ cịn lại
của quốc gia, có vị thế yếu trong xã hội, những thành viên của nhóm có những đặc
trƣng về chủng tộc, tín ngƣỡng hoặc ngơn ngữ khác so với phần dân cƣ còn lại và
chứng tỏ rất rõ ràng là có một ý thức thống nhất trong việc bảo tồn nền văn hóa, truyền
thống, tơn giáo và ngôn ngữ của họ”16.
Cũng dựa trên nền tảng các đặc trƣng về chủng tộc, tôn giáo, truyền thống, ngôn
ngữ và ý thức thống nhất trong việc bảo tồn các yếu tố truyền thống văn hóa để xác
định một nhóm ngƣời là thiểu số, nhƣng do thu hẹp phạm vi chủ thể bằng cách bổ sung
thêm thuộc tính mới về số lƣợng và vai trị của nhóm thiểu số nên định nghĩa của
Francesco Capotorti khiến cho mối lo ngại của các quốc gia giảm đi và trên thực tế đã
đƣợc các tổ chức quốc tế viện dẫn trong một số trƣờng hợp, tuy nhiên nó vẫn chƣa
đƣợc coi là một định nghĩa chính thức về ngƣời thiểu số17.
Đến tháng 5/1985, một chuyên gia khác của Tiểu ban về chống phân biệt đối xử
và bảo vệ ngƣời thiểu số của Liên Hợp Quốc là Jules Denchenes đã đề xuất định nghĩa
thứ hai, theo đó “ngƣời thiểu số” là “một nhóm cơng dân của một quốc gia, ít về mặt số
lƣợng và yếu về vị thế trong quốc gia đó, mang những đặc trƣng về chủng tộc, tôn giáo
và ngôn ngữ mà tạo ra sự khác biệt so với nhóm dân cƣ đa số, có một ý thức thống

nhất, một động cơ rõ rệt trong việc sử dụng ý chí tập thể để tồn tại và đạt đƣợc mục
tiêu bình đẳng với nhóm dân cƣ đa số, cả trên phƣơng diện pháp luật và thực tiễn”. Tuy
14

Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2011), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương,
NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội, xem tại www.nhanquyen.vn (truy cập ngày 10/4/2012)
15
Vũ Công Giao (2002), Một số vấn đề xung quanh nhận thức về khái niệm “ngƣời thiểu số” và “ quyền của
ngƣời thiểu số” trong luật quốc tế, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8/2002, tr. 65.
16
Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2011), chú thích số 14.
17
Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2011), chú thích số 14.


10

nhiên định nghĩa này không đƣợc Ủy ban Nhân quyền chấp nhận do đã bổ sung thuộc
tính đó là nhóm ngƣời thiểu số phải có một ý thức thống nhất, một động cơ rõ rệt trong
việc sử dụng ý chí tập thể để tồn tại và đạt đƣợc mục tiêu bình đẳng với nhóm dân cƣ
đa số, cả trên phƣơng diện pháp luật và thực tiễn. Thuộc tính này có thể đƣợc coi là cơ
sở để các dân tộc thiểu số lợi dụng đòi ly khai hoặc quyền tự trị hoặc không chấp nhận
sự quản lý của Nhà nƣớc nơi họ đang sinh sống.
Ngoài các định nghĩa nêu trên, trong các văn kiện pháp lý về nhân quyền của các
tổ chức khu vực cũng có đề cập đến khái niệm ngƣời thiểu số, tuy nhiên do chỉ là
những văn kiện mang tính khu vực nên các định nghĩa đó chỉ mang tính chất tham
khảo và khơng thể tác động đến phạm vi tồn thế giới18.
Có thể khẳng định, cho tới thời điểm hiện nay, cộng đồng quốc tế vẫn chƣa đạt
đƣợc một sự thừa nhận chung về khái niệm ngƣời thiểu số, mặc dù quyền của ngƣời
thiểu số đã đƣợc khẳng định trong ICCPR và Tuyên ngôn về quyền của những ngƣời

thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc hoặc chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ năm 199219
(Tuyên ngôn 1992). Tuyên ngôn 1992 đƣợc coi là văn kiện trực tiếp và toàn diện nhất
hiện nay của Liên Hợp Quốc về vấn đề này nhƣng cũng khơng có định nghĩa thế nào là
ngƣời thiểu số. Mặc dù vậy, khi dựa trên những quan điểm chung của các định nghĩa
đã đƣợc đƣa ra, có thể khái quát nên những đặc điểm cơ bản để xác định khái niệm
ngƣời thiểu số nhƣ sau:

Những đặc điểm khách quan20:
Về số lƣợng: Nhóm có số lƣợng ngƣời ít (thiểu số) khi so sánh với nhóm dân cƣ đa
số cùng sinh sống trên một lãnh thổ.
Về vị thế xã hội: Đó là nhóm yếu thế trong xã hội (thể hiện ở tiềm lực, vai trò, ảnh
hƣởng của nhóm tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở lãnh thổ họ sinh sống). Họ
khơng có nhiều khả năng can thiệp vào tạo ra sự ảnh hƣởng mạnh mẽ và chi phối đối
với đời sống xã hội nơi họ sinh sống.

18

Có thể xem các định nghĩa này tại Công ƣớc Châu Âu về bảo vệ ngƣời thiểu số của Hội Đồng Châu Âu (Điều
2), Khuyến nghị số 1201 năm 1993 của Nghị viện Châu Âu về Nghị định thƣ bổ sung Công ƣớc Châu Âu về
nhân quyền (Điều 1)..
19
“Declaration on the rights of person belonging to National or Ethnic, Religious and Linguitic Minorities” Đƣợc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết 47/135 ngày 18 tháng 12 năm 1992.
20
Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2011), chú thích số 14.


11

Về bản sắc riêng: Họ có những đặc điểm riêng về mặt chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ,
phong tục tập quán, văn hóa…

Về địa vị pháp lý: Có thể là công dân hoặc kiều dân của quốc gia nơi họ đang sinh
sống.

Những đặc điểm chủ quan (không bắt buộc khi xem xét) xuất phát từ ý chí của
các thành viên hay của cả nhóm về việc họ có ý thức bảo tồn truyền thống văn hóa của
mình hay khơng.
Đây chỉ là những đặc điểm đƣợc thừa nhận một cách phổ biến về khái niệm ngƣời
thiểu số, vì vậy vẫn có thể còn tồn tại những ngoại lệ nhất định21.
1.2.2. Phân loại người thiểu số
Theo nội dung ghi nhận tại Điều 27 ICCPR, ngƣời thiểu số đƣợc xếp vào ba
nhóm cơ bản là nhóm thiểu số về chủng tộc (ethnic), nhóm thiểu số về tơn giáo
(religious) và nhóm thiểu số về ngơn ngữ (linguistic). Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 2
Tun ngơn 1992 đã cụ thể hóa và mở rộng nội dung của Điều 27 ICCPR về phạm vi
của chủ thể khi ghi nhận thêm một nhóm thiểu số về dân tộc (national) bên cạnh ba
nhóm thiểu số đã đƣợc đề cập trƣớc đó22. Ngƣời thiểu số theo Tun ngơn 1992 đƣợc
chia thành bốn nhóm: Ngƣời thiểu số về dân tộc (national minorities), ngƣời thiểu số
về chủng tộc (ethnic minorities), ngƣời thiểu số về ngôn ngữ (linguistic minorities) và
ngƣời thiểu số về tơn giáo (religious minorities). Có thể hiểu các đặc trƣng về các
nhóm thiểu số này nhƣ sau:
 Ngƣời thiểu số về chủng tộc. Chủng tộc là một nhóm tự nhiên bao gồm những ngƣời
có một tập hợp các đặc điểm hình thái giống nhau nhƣ màu da, các đặc trƣng về ngoại
hình… có tính chất di truyền, khơng kể đến ngôn ngữ, phong tục, tập quán và quốc
tịch. Có 3 chủng tộc trên thế giới: Mơngơlơit, Ơrơpêơit, Nêgrơ-Ơxtralơit. Nhƣ vậy
ngƣời thiểu số về chủng tộc là những ngƣời có cùng một chủng tộc và cộng đồng đó có
số lƣợng ngƣời ít hơn so với số lƣợng ngƣời của chủng tộc khác tại một quốc gia nhất
định.
 Ngƣời thiểu số về ngơn ngữ. Nhóm dân cƣ này có số lƣợng ngƣời ít và họ sử dụng một
ngơn ngữ riêng biệt với so với ngôn ngữ đƣợc đa số ngƣời dân của một quốc gia sử
21
22


Vũ Công Giao (2002), chú thích số 15, tr. 68.
Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2011), chú thích số 14.


12

dụng, thƣờng đƣợc coi là ngơn ngữ chính thức hay ngôn ngữ thƣờng đƣợc sử dụng của
một quốc gia. Đây có thể là những ngơn ngữ từ thời cổ xƣa, chỉ đƣợc sử dụng trong
phạm vi cộng đồng của họ hoặc là ngôn ngữ của các kiều dân.
 Ngƣời thiểu số về tơn giáo. Là nhóm ngƣời cùng theo một loại tơn giáo, số lƣợng
ngƣời của nhóm chiếm số lƣợng ít so loại tôn giáo đƣợc phần đông dân số của quốc gia
đó theo.
 Ngƣời thiểu số về dân tộc: sẽ đƣợc phân tích ở mục 1.3.1.
Việc phân loại bốn nhóm ngƣời thiểu số đã dựa trên các đặc điểm để xác định
ngƣời thiểu số nhƣ phân tích trƣớc đó và việc phân thành từng nhóm thiểu số xuất phát
từ những đặc điểm chung, tiêu biểu nhất cho tất cả những ngƣời thiểu số trên phạm vi
toàn cầu. Khi dựa trên những đặc điểm của khái niệm ngƣời thiểu số, cịn có một nhóm
dân cƣ khác cũng đƣợc xếp vào nhóm ngƣời thiểu số đó là những ngƣời khơng phải là
công dân của quốc gia nơi họ đang sinh sống, họ là ngƣời tỵ nạn, ngƣời lao động di
trú…tuy nhiên đây không phải là đối tƣợng đƣợc đề cập trong nội dung khóa luận này.
1.3. Khái niệm người thiểu số về dân tộc và người bản địa
1.3.1. Khái niệm người thiểu số về dân tộc
Hầu hết các quốc gia đều có một hoặc nhiều nhóm thiểu số sinh sống trên lãnh
thổ của mình, trong số đó nhóm ngƣời thiểu số về dân tộc thƣờng chiếm số lƣợng lớn
hơn các nhóm thiểu số khác.
Do khơng có sự thống nhất một định nghĩa chung về ngƣời thiểu số nên khái
niệm ngƣời thiểu số về dân tộc cũng chỉ có thể đƣợc xem xét dựa trên những đặc điểm
cơ bản của một nhóm thiểu số. Ngƣời thiểu số về dân tộc là nhóm dân cƣ có số lƣợng
ngƣời ít hơn so với nhóm dân cƣ chiếm đa số, họ là nhóm yếu thế trong xã hội, đặc biệt

họ cùng sử dụng chung một ngơn ngữ, cùng theo một tơn giáo, có bản sắc văn hóa,
phong tục tập quán riêng và có ý thức bảo tồn truyền thống văn hóa, ngơn ngữ của dân
tộc mình. Một số dân tộc thiểu số sống trong những khu vực tách biệt với các cộng
đồng dân cƣ khác do địa bàn cƣ trú truyền thống của hầu hết ngƣời dân tộc thiểu số là
ở các vùng núi cao, trong các khu rừng rậm hay những nơi hoang sơ hẻo lánh…Họ tiếp
tục duy trì những hình thức tổ chức, quản lý xã hội riêng của mình nhƣ bầu ra ngƣời
đứng đầu cộng đồng, quyết định các công việc chung của cộng đồng theo tập thể, hay


13

việc công nhận sự trƣởng thành hay tƣ cách thành viên đối với những đứa trẻ…, duy trì
những tập tục, tín ngƣỡng có từ thời xa xƣa.
Khái niệm “dân tộc” trong khái niệm ngƣời thiểu số về dân tộc “thực ra là khái
niệm “tộc ngƣời”- là một hình thái đặc thù của một tập đoàn ngƣời, một tập đoàn xã
hội, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, đƣợc phân biệt bởi ba
đặc trƣng cơ bản: ngơn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền
vững qua hàng nghìn năm lịch sử”23. Cộng đồng ngƣời này có số lƣợng thành viên ít
hơn so với cộng đồng dân cƣ chiếm đa số tại một quốc gia. Trong trƣờng hợp này cần
có sự phân biệt với khái niệm “dân tộc”(peoples) với ý nghĩa là một quốc gia, là tất cả
các cộng đồng dân cƣ cùng sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Chính
sự khác biệt đó là nền tảng cho sự khác nhau về nội dung của các quyền cụ thể của
những ngƣời thuộc nhóm thiểu số về dân tộc đƣợc hƣởng với quyền của họ với tƣ cách
thành viên của quốc gia - dân tộc. Ví dụ, quyền tự quyết của các dân tộc - quốc gia là
một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, đƣợc quy định tại Điều 1
của ICCPR và ICESCR cùng các văn kiện khác của Liên Hợp Quốc. Quyền dân tộc tự
quyết đƣợc hiểu là việc một dân tộc hoàn toàn tự do trong việc đấu tranh giành độc lập
cũng nhƣ lựa chọn thể chế chính trị, đƣờng lối phát triển đất nƣớc. Quyền tự quyết
đƣợc quy định cho chủ thể đặc biệt của Luật quốc tế là các dân tộc đang đấu tranh
giành độc lập mà không phải là quy định cho các dân tộc thiểu số, họ chỉ là một bộ

phận dân cƣ của quốc gia dân tộc- không phải là chủ thể của Luật quốc tế.
1.3.2. Khái niệm về người bản địa
“Các dân tộc bản địa cƣ trú ở nhiều vùng rộng lớn và trải dài khắp thế giới, trong
số nhiều dân tộc bản địa có ngƣời da đỏ ở Châu Mỹ, ngƣời Inuit và Aleutians ở vùng
xích đạo, ngƣời Sami ở Bắc Âu, ngƣời Aborigines và Torres ở Australia, ngƣời Maori
ở New Zealand”24… Vấn đề quyền của ngƣời bản địa đã đƣợc đề cập từ lâu trong luật
quốc tế dƣới tên gọi là các dân tộc bản địa (indigenuos peoples) và bộ tộc bản địa
(tribal peoples). “Cả Liên Hợp Quốc và ILO đều thừa nhận rằng việc bảo vệ và thiết
lập các quyền của các dân tộc bản địa là một phần cốt yếu của các quyền con ngƣời và
là mối quan tâm hợp lý của cộng đồng quốc tế. Cả hai tổ chức này đều tích cực xây
23

(truy cập ngày 24/7/2012)
Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2010), Quyền con người - Tập tài liệu chuyên đề của Liên hợp Quốc,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.155.
24


14

dựng và thực hiện những tiêu chuẩn nhằm đảm bảo việc tơn trọng các quyền hiện có và
thơng qua các quyền khác của các dân tộc bản địa”25. Chính vì thế, các văn kiện quốc
tế quan trọng nhất hiện hành về vấn đề này là Công ƣớc số 169 của ILO về các dân tộc
và bộ tộc bản địa ở các quốc gia độc lập năm 198926 và Tuyên ngôn của Liên hợp quốc
về quyền của các dân tộc bản địa năm 200727 (Tuyên ngôn 2007).
Theo Điều 1 Công ƣớc số 169 của ILO về các dân tộc và bộ tộc bản địa ở các
quốc gia độc lập năm 1989, các dân tộc bản địa đƣợc hiểu là “Những dân tộc trong các
quốc gia độc lập mà đƣợc đề cập nhƣ là những ngƣời bản địa, trên cơ sở xem xét
nguồn gốc của các cộng đồng dân cƣ định cƣ ở quốc gia đó, hoặc trên cơ sở khu vực
địa lý mà quốc gia đó phụ thuộc vào mà ở thời điểm sự xâm chiếm, thuộc địa hóa hay

việc thiết lập đƣờng biên giới hiện tại của quốc gia đó họ là những ngƣời, bất kể vị thế
pháp lý của họ, đã duy trì đƣợc một số hoặc tất cả các thể chế về chính trị, văn hóa,
kinh tế và xã hội của riêng cộng đồng mình”28. Cũng theo Điều này, các bộ tộc bản địa
đƣợc hiểu là: “Những bộ tộc trong các quốc gia độc lập mà tình trạng kinh tế, xã hội,
văn hóa của họ khác biệt so với các bộ phận dân cƣ khác ở quốc gia đó, và một phần
hay tồn bộ vị thế của họ đƣợc quy định bởi các tập tục, truyền thống hay luật lệ, quy
tắc đặc biệt của riêng họ”29.
Từ hai định nghĩa kể trên, có thể thấy rằng, “sự đồng nhất và đặc trƣng về mặt
văn hóa cùng với nguồn gốc định cƣ là những yếu tố cốt lõi để xác định một nhóm
ngƣời bản địa hay khơng bản địa”30.

25

Đại học quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2010), chú thích số 24, tr.157.
Indigenous and Tribal Peoples Convention, 1989 (No. 169), Adopted on 27 June 1989 by the General
Conference of the International Labour Organisation at its seventy-sixth session.
27
United Nations Declaration on the Rights of Indigenuos Peoples - Đƣợc Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông
qua theo Nghị quyết 61/295 ngày 13 tháng 9 năm 2007.
28
“Peoples in independent countries who are regarded as indegenous on account of their descent from the
population which inhabited the country, or a geographical region, to which the country belongs, at the time of
conquest or colonisation or the establishment or present state boundaries and who, irrespective of their legal
status, retian some or all of their own social, economic, culttural and political institutions.” (The protection of
minorities and human rights, Martinus Nijhoff publishers/Dordrecht/Boston/London, page 16)
29
“Tribal peoples in independent countries who social, cultural and economic conditions distinguish them from
other sections of the national community, and whose status is regulated wholly or partially by their own customs
or traditions or by special laws of regulations.”(The protection of minorities and human rights, chú thích số 28,
tr.16)

30
Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2011), chú thích số 14.
26


15

Theo Chuyên đề 9 - Quyền của các dân tộc bản địa31, ngƣời bản địa hay còn gọi
là thổ dân vì họ là những ngƣời sinh sống đầu tiên ở một đất nƣớc hoặc một khu vực
địa lý, tại thời điểm khi mà các dân tộc có những nền văn hóa hoặc nguồn gốc chủng
tộc khác chƣa tới đó; những dân tộc khác đến sau trở thành ngƣời thống trị vùng vùng
đất đó thơng qua các hành động xâm lăng, chiếm đoạt, định cƣ hoặc bằng nhiều
phƣơng thức khác. Trong suốt lịch sử phát triển của mình, ngƣời bản địa đã luôn phải
đấu tranh để bảo vệ đất đai, duy trì bản sắc cũng nhƣ những di sản văn hóa của riêng
họ trƣớc sự tấn công, xâm lăng của những dân tộc khác.
Nhƣ vậy đặc điểm để nhận biết ngƣời bản địa là họ là cộng đồng ngƣời có mặt
đầu tiên tại một lãnh thổ hay vùng đất nhất định, họ đã xây dựng và duy trì một xã hội
với nền chính trị, văn hóa riêng biệt trƣớc khi có sự xuất hiện, định cƣ của các nhóm
dân cƣ khác. Và họ luôn bị đe dọa bởi sự xâm phạm lãnh thổ, sự mai một truyền thống
và các bản sắc văn hóa.
1.4. Phân biệt người thiểu số về dân tộc với người bản địa và người thiểu số về dân
tộc, người bản địa với các nhóm người thiểu số khác
1.4.1. Phân biệt người thiểu số về dân tộc với người bản địa.
Điểm khác biệt giữa hai nhóm dân cƣ trên chính là nguồn gốc xuất xứ của họ,
những ngƣời bản địa ln là ngƣời đầu tiên có mặt tại một lãnh thổ quốc gia hoặc một
khu vực địa lý nhất định. Họ có thể là ngƣời thiểu số về dân tộc, chủng tộc, ngôn ngữ
hoặc tôn giáo. Những ngƣời thiểu số về dân tộc cũng có thể là ngƣời bản địa ở một số
nơi trên thế giới, tuy nhiên ngƣời thiểu số về dân tộc không phải lúc nào cũng là ngƣời
bản địa. Các quốc gia hiện nay, hầu hết đều có một bộ phận dân cƣ là ngƣời thiểu số về
dân tộc, nhƣng ngƣời bản địa còn tồn tại ở rất ít quốc gia.

Những ngƣời bản địa với tƣ cách là các dân tộc có thể duy trì những thiết chế
kinh tế, văn hóa, xã hội của riêng mình, trong khi đó ngƣời thiểu số về dân tộc chỉ có
thể duy trì những nét đặc sắc về văn hóa, phong tục tập qn của riêng mình mà khơng
có sự tự do về việc có thể có thể chế chính trị, kinh tế riêng. Điều này sẽ đƣợc phân
tích cụ thể tại chƣơng 2 về các quyền đặc thù của hai nhóm dân cƣ trên.

31

Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2010), chú thích số 24, tr. 155.


16

1.4.2. Phân biệt người thiểu số về dân tộc, người bản địa với các nhóm người thiểu
số khác.
Mặc dù có nhiều điểm chung để đƣợc coi là nhóm thiểu số, nhƣng giữa ngƣời
thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa các có những sự khác biệt cơ bản so với những
nhóm ngƣời thiểu số khác.
Thứ nhất, ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa đều là nhóm dân cƣ có
những đặc trƣng về mặt truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, những giá trị làm
nên bản sắc riêng của họ. Họ có tất cả sự khác biệt về ngôn ngữ, sắc tộc, tôn giáo so
với những nhóm thiểu số khác. Cịn những nhóm thiểu số khác có thể có hoặc khơng
tồn tại đặc trƣng riêng về văn hóa, họ có thể chỉ là những cộng đồng ngƣời có sử dụng
chung một ngơn ngữ, theo cùng tơn giáo hoặc cùng là công dân của một nƣớc đang ở
cùng tại một quốc gia khác nhƣ những ngƣời lao động di trú, ngƣời tị nạn, lƣu học
sinh, nhân viên của các cơ quan ngoại giao, lãnh sự, kiều dân...
Thứ hai, các nhóm thiểu số này (những ngƣời lao động di trú, ngƣời tị nạn, lƣu
học sinh, nhân viên của các cơ quan ngoại giao, lãnh sự, kiều dân..) có sự khác biệt về
quốc tịch đối với các nhóm thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa cùng với đó là sự
khơng ổn định về mơi trƣờng sống32 trên lãnh thổ quốc gia sở tại. Trong khi đó, các

nhóm thiểu số về dân tộc và bản địa là những ngƣời có mơi trƣờng sống ổn định, có thể
kéo dài đến hàng nghìn năm tại một vùng đất nhất định, họ là cơng dân của quốc gia
mình và có các quyền cơ bản nhƣ tất cả các công dân đa số khác.
Thứ ba, các nhóm thiểu số khác hầu nhƣ có ít mục tiêu để duy trì và phát huy
những giá trị văn hóa chung của nhóm. Trong khi đó việc duy trì và phát huy những
giá trị văn hóa làm nên bản sắc của cộng đồng là mục tiêu đặc biệt quan trọng của
nhóm thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa.
1.5. Vấn đề về người bản địa ở Việt Nam
Có thể khẳng định, Việt Nam hiện nay khơng cịn tồn tại khái niệm ngƣời bản địa
và vấn đề ngƣời bản địa, bởi các lý do:
Thứ nhất, nếu dựa trên các đặc điểm của khái niệm ngƣời bản địa và dân tộc bản
địa thì 54 dân tộc đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là dân tộc bản địa bởi họ
đều đáp ứng các thuộc tính của khái niệm này. Bởi lẽ, từ những ngày đầu dựng nƣớc,
32

Vũ Cơng Giao (2002), chú thích số 15, tr. 69-70.


17

tất cả 54 dân tộc đều đã cùng nhau khai sơn, phá thạch, đổ mồ hôi, xƣơng máu để xây
dựng và giữ gìn mảnh đất này. Mỗi dân tộc đều là những chủ nhân đầu tiên của những
mảnh đất nơi họ sinh sống và họ cũng đồng thời là chủ nhân của đất nƣớc, đều có
những nét văn hóa đặc sắc làm nên bản sắc của riêng của mình và điều này đã làm nên
sự phong phú, đa dạng cho nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Nhƣ vậy, không
thể tồn tại một quốc gia mà mỗi cộng đồng dân cƣ đều là một dân tộc bản địa.
Thứ hai, nếu cho rằng, tất cả 54 dân tộc là dân tộc bản địa, thì mỗi dân tộc đều có
“quyền tự trị” – có lãnh địa, có thiết chế, có văn hóa, có tổ chức tơn giáo riêng…đây là
điều khơng thể xảy ra, bởi nhƣ thế sẽ khơng cịn tồn tại một quốc gia thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ, sự bất ổn về chính trị sẽ là điều tất yếu xảy ra khi có nhóm dân cƣ địi

quyền tự trị33. Ở nƣớc ta, tất cả các dân tộc đều đƣợc gọi chung là dân tộc Việt Nam,
đều là ngƣời chủ của đất nƣớc, khơng có bất cứ sự phân biệt đối xử nào.
Cuối cùng, Ở Việt Nam, khái niệm “ngƣời bản địa” đã gắn liền với thời kỳ chủ
nghĩa đế quốc tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lƣợc, áp đặt sự thống trị của họ ở các
quốc gia chậm phát triển trong đó có Việt Nam. Chiến lƣợc di dân khai thác thuộc địa
tiếp nối các đội quân viễn chinh đã dẫn đến sự phân hóa, hình thành hai tầng lớp xã hội
ở những quốc gia bị xâm lƣợc: tầng lớp thống trị bao gồm bộ máy cai trị của thực dân
bên cạnh bộ máy quan lại “bù nhìn” là những ngƣời bản xứ làm tay sai cho đế quốc,
quay lại bóc lột chính nhân dân mình với rất nhiều đặc quyền, đặc lợi. Tầng lớp bị trị là
những ngƣời dân thuộc địa còn lại đƣợc gọi là những ngƣời “bản địa” hoặc “ngƣời bản
xứ”, họ phải sống trong cảnh cùng cực của đói nghèo, bệnh tật, bị áp bức, bóc lột hết
sức dã man tàn bạo. Với thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhân dân Việt
Nam đã thốt khỏi kiếp sống nơ lệ, lần đầu tiên đƣợc công nhận quyền làm chủ đất
nƣớc. Tiếp sau đó, các dân tộc anh em cùng nhau đồn kết đánh đuổi thực dân Pháp
xâm lƣợc và tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thắng lợi năm 1975, đất
nƣớc Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất, kể từ đây, ngƣời dân thực sự đƣợc làm
chủ đất nƣớc.
Do đó, khái niệm “ngƣời bản địa” chỉ ra đời ở Việt Nam từ khi nƣớc ta trở thành
thuộc địa của chủ nghĩa thực dân và nó cũng chỉ tồn tại với chế độ đó, khái niệm này
33

Những địi hỏi thành lập Nhà nƣớc tự trị nhƣ Nhà nƣớc Đê Ga, Nhà nƣớc Mông, Nhà nƣớc Khmer Krom trong
những năm qua thật ra chỉ là thủ đoạn của các thế lực phản động trong và ngồi nƣớc, nhằm đi đến xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và xóa bỏ Nhà nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà thôi.


18

khác với khái niệm dân tộc thiểu số mà niện nay chúng ta thƣờng dùng để phân biệt
các dân tộc ít ngƣời với dân tộc Kinh-dân tộc chiếm 86% dân số của cả nƣớc. Ngày

nay, khái niệm “ngƣời bản địa” và “quyền của ngƣời bản địa” khơng cịn tồn tại, chỉ có
khái niệm “quyền cơng dân” – là quyền của tất cả mọi ngƣời Việt Nam, không phân
biệt họ là dân tộc thiểu số hay đa số34.
1.6. Cơ sở lý luận, thực tiễn của việc bảo vệ quyền con người của người thiểu số về
dân tộc và người bản địa
Bên cạnh việc đƣợc hƣởng các quyền con ngƣời cơ bản nhƣ bất kỳ cá nhân nào
với tƣ cách là những thành viên của cộng đồng nhân loại, ngƣời thiểu số về dân tộc và
ngƣời bản địa cần thiết đƣợc hƣởng và đƣợc bảo vệ các quyền con ngƣời đặc thù phù
hợp với vị thế xã hội, đặc trƣng, hoàn cảnh riêng của mình theo pháp luật quốc tế và
pháp luật quốc gia, điều này đƣợc chứng minh thông qua cơ sở lý luận, thực tiễn sau
đây:
1.6.1. Cơ sở lý luận
Mọi ngƣời khi sinh ra ai cũng có quyền đƣợc cơng nhận là con ngƣời với đầy đủ
những quyền lợi chính đáng và thiết yếu, đƣợc xã hội thừa nhận và pháp luật bảo vệ để
tồn tại và phát triển một cách toàn diện. Ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa có
quyền thụ hƣởng bất cứ quyền nào của một con ngƣời cụ thể. Nhƣ lời mở đầu của
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã “thừa nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình
đẳng bất di bất dịch của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng của tự do,
cơng bằng và hịa bình trên thế giới”. Quyền bình đẳng là nền tảng cho tất cả các quyền
con ngƣời khác
Những ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa cịn có thể là những chủ nhân
đầu tiên của một vùng đất, lãnh thổ của cả một quốc gia, họ là những ngƣời đã có cơng
khai phá, xây dựng, đấu tranh và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nƣớc. Nhƣng khi
xã hội phát triển, họ lại là những nhóm ngƣời đầu tiên bị gạt sang bên lề của sự tiến bộ
và văn minh của thời đại, họ ít đƣợc tiếp xúc với những thành tựu của khoa học, kỹ
thuật, sự phát triển của kinh tế bởi họ thƣờng tập trung sinh sống ở những vùng đất mà
điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt cũng nhƣ những điều kiện xã hội rất khó khăn.
34

/>Nam/20089/12732.vov ( truy cập ngày 5/4/2012)



19

Mặc dù cũng đƣợc thừa nhận có đầy đủ các quyền con ngƣời nhƣng những ngƣời
thiểu số về dân tộc và những ngƣời bản địa lại khơng có cơ hội hoàn toàn trong việc
thụ hƣởng các quyền cơ bản do điều kiện tự nhiên và xã hội hạn chế (sinh sống ở vùng
cao, vùng hẻo lánh, giao thơng khó khăn, niềm tin, rào cản ngơn ngữ, tập tục truyền
thống, trình độ phát triển kinh tế - xã hội), sự thiếu quan tâm của mỗi chính phủ, nên
thành viên của các nhóm này cũng khơng dễ thực hiện các quyền của mình nhƣ các
nhóm đa số.
Bên cạnh đó, những ngƣời thiểu số về dân tộc và ngƣời bản địa có những nét đặc
thù nhất định, hơn nữa họ lại là những ngƣời có vị thế yếu trong xã hội, do đó ngoài
việc bảo đảm các quyền con ngƣời cơ bản nhƣ các cá nhân khác, họ cần đƣợc công
nhận và bảo vệ các quyền mang tính chất đặc thù để phù hợp với vị thế và hoàn cảnh
của họ. “Các quyền đặc thù có thể là những quyền quyền vốn có của những ngƣời dân
tộc bản địa xuất phát từ cơ cấu chính trị, kinh tế và xã hội và từ các nền văn hóa, truyền
thống tâm linh, lịch sử, triết học, đặc biệt là những quyền của họ đối với đất đai, lãnh
thổ và tài nguyên của họ”35.
Cuối cùng, việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của những ngƣời thiểu số về dân tộc,
ngƣời bản địa góp phần vào sự ổn định chính trị và xã hội ở những quốc gia mà họ
sống, cũng nhƣ tăng cƣờng tình hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và các quốc gia36.
Cùng với đó là việc bảo đảm sự phát triển bền vững của quốc gia cũng nhƣ phát huy
đƣợc sức mạnh của cả cộng đồng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.
1.6.2. Cơ sở thực tiễn
Theo số liệu ƣớc tính của Liên Hợp Quốc, số ngƣời bản địa trên thế giới ƣớc tính
có khoảng 5.000 nhóm với 370 triệu ngƣời (riêng hơn 150 triệu ở châu Á, 30 triệu ở
châu Phi, 2,5 triệu ở Bắc Mỹ) ở hơn 70 nƣớc. Mặc dù hiện khơng có số liệu chính thức
song ƣớc tính có khoảng từ 10% đến 20% dân số toàn cầu với 600 triệu đến 1.200 triệu
ngƣời là ngƣời thiểu số37.

Ngƣời bản địa và ngƣời thiểu số là những nhóm ngƣời thiệt thịi, dễ bị tổn thƣơng
nhất trong các nhóm dân cƣ và quyền của họ cũng hay bị vi phạm nhất vì nhiều lí do
35

Lời mở đầu Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về quyền của các dân tộc bản địa 2007.
Trong lời mở đầu của Tuyên ngôn 1992.
37
Lời giới thiệu cuốn sách “Quyền của ngƣời thiểu số và các dân tộc bản địa” của Quỹ phát triển phụ nữ Liên
Hợp Quốc ( UNIFEM), xuất bản tại Việt Nam năm 2009, xem tại />36


×