Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng ruồi ký sinh (Diptera Streblidae, Nycteribiidae) ở các loài Dơi trong một số khu vực đảo và đất liền Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN THANH LƯƠNG

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG RUỒI KÝ SINH (DIPTERA:
STREBLIDAE, NYCTERIBIIDAE) Ở CÁC LOÀI DƠI
TRONG MỘT SỐ KHU VỰC ĐẢO VÀ ĐẤT LIỀN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN THANH LƯƠNG

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG RUỒI KÝ SINH (DIPTERA:
STREBLIDAE, NYCTERIBIIDAE) Ở CÁC LOÀI DƠI
TRONG MỘT SỐ KHU VỰC ĐẢO VÀ ĐẤT LIỀN VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Đình Thống
GS. TSKH. Vũ Quang Mạnh

Hà Nội - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, tác giả của luận văn đã nhận được sự
hỗ trợ, giúp đỡ từ nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và bạn bè quốc
tế. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài.
Trước tiên, tác giả xin gửi tới hai thầy giáo hướng dẫn lời chào trân trọng,
lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất. Nhờ có sự quan tâm chỉ bảo, dạy
dỗ, hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Vũ Đình Thống và GS. TSKH. Vũ Quang
Mạnh, đến nay đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng ruồi ký sinh (Diptera:
Streblidae, Nycteribiidae) ở các loài Dơi trong một số khu vực đảo và đất liền
Việt Nam” đã được hoàn thành.
Đặc biệt tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo PGS. TS. Tạ Huy Thịnh và
Ks. Hoàng Vũ Trụ đã quan tâm giúp đỡ, định hướng nghiên cứu giúp tác giả
hoàn thành tốt luận văn trong thời gian qua.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Phùng Thị Hồng Lưỡng,
ThS. Đặng Văn An cùng các du học sinh Việt Nam đang học tập và nghiên cứu
tại đại học Tokyo Metropolitan University, đã giới thiệu, trợ giúp kinh phí và

chỗ ở khi tác giả tham gia khóa thực tập nghiên cứu tại Nhật Bản.
Không thể không nhắc tới sự giúp đỡ của thầy giáo Eguchi và các trợ lý ở
trường đại học Tokyo Metropolitan University đã tạo điều kiện cho tác giả có
một khóa thực tập nghiên cứu thành công để hoàn thành kết quả trong luận văn.
Bằng sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tác giả xin được gửi lời cảm ơn
đến tập thể Phòng Bảo tàng Động vật, Ban Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật đã giúp đỡ để tác giả có được môi trường làm việc, học tập và
nghiên cứu tốt nhất trong thời gian hoàn thành luận văn.


ii

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã nhận được sự giúp đỡ về
mẫu vật nghiên cứu, kinh phí của các đề tài cấp viện Hàn Lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, mã số: VAST 04-07/15-16 do PGS. TS. Lê Đình Thủy
chủ nhiệm và mã số VAST04.10/17-18 do PGS.TS. Vũ Đình Thống chủ nhiệm;
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã
số: 106.11-2012.02 do PGS. TS. Vũ Đình Thống chủ nhiệm, đề tài mã số:
106.NN.05-2015.34 do TS. Lê Mạnh Hùng chủ nhiệm; đề tài cấp Bộ Giáo dục
và Đào tạo, mã số: B2015-25-34 do Ths. Đào Nhân Lợi chủ nhiệm.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm của một học viên còn nhiều
hạn chế, luận văn này không thể tránh được những thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để tác giả thêm
trưởng thành trong các nghiên cứu tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thanh Lương



iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Lương


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

cs.
CLC
KBTB
KRĐD
KVNC
VQG

cộng sự
Cù Lao Chàm
Khu Bảo tồn biển
Khu Rừng đặc dụng
Khu vực nghiên cứu
Vườn Quốc gia



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ I
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. IV
MỤC LỤC ..................................................................................................................... V
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................VII
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. VIII
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1.
1.2.
1.3.

GIỚI THIỆU VỀ RUỒI KÝ SINH Ở DƠI .....................................................3
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RUỒI KÝ SINH Ở DƠI TRÊN THẾ GIỚI...4
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RUỒI KÝ SINH Ở DƠI Ở VIỆT NAM .........7

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU ...............................................12
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN Ở CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU.....................12
2.1.1. KRĐD Sốp Cộp ............................................................................................ 12
2.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 12
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................12
2.1.2. VQG Cát Bà ..................................................................................................13
2.1.2.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 13

2.1.2.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................13
2.1.3. KBTB Cù Lao Chàm ....................................................................................16
2.1.3.1 Vị trí địa lý ............................................................................................... 16
2.1.3.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................16
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................17
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................17
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................18
2.3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................18
2.3.1. Vật liệu ..........................................................................................................18
2.3.1.1. Mẫu vật nghiên cứu ................................................................................18
2.3.1.2. Thiết bị nghiên cứu .................................................................................18
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................19
2.3.2.1. Thu và định loại vật chủ dơi ...................................................................19


vi

2.3.2.2. Thu mẫu ruồi ký sinh ..............................................................................20
2.3.2.3. Xử lý mẫu vật trong phòng thí nghiệm ...................................................20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................23
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI RUỒI KÝ SINH Ở DƠI GHI NHẬN ĐƯỢC TRONG
CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............................................................................23
3.2. MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC LOÀI RUỒI KÝ SINH Ở DƠI TRONG CÁC
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................................................53
3.2.1. Mối quan hệ của các loài ruồi ký sinh ở dơi tại VQG Cát Bà (Hải Phòng) .53
3.2.2. Mối quan hệ của các loài ruồi ký sinh ở dơi tại KRĐD Sốp Cộp (Sơn La) .55
3.2.3. Mối quan hệ của các loài ruồi ký sinh ở dơi tại KBTB Cù Lao Chàm (Quảng
Nam) .......................................................................................................................56
3.2.4. Mối quan hệ ruồi ký sinh ở dơi và các loài dơi trong các khu vực nghiên cứu
................................................................................................................................ 58

3.2.5. Kết quả phân tích định lượng các loài ruồi ký sinh ở dơi trên các loài dơi
các khu vực nghiên cứu ..........................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................65
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................65
2. KIẾN NGHỊ...........................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................66
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
........................................................................................................................................ X
PHỤ LỤC ẢNH .......................................................................................................... XI


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số loài và phân loài thuộc các giống của họ Nycteribiidae ghi nhận
được ở các phân miền địa động vật khác nhau trên thế giới.............................. 5
Bảng 1.2. Khu hệ ruồi ký sinh của các nước lân cận Việt Nam ........................6
Bảng 1.3. Các nghiên cứu về ruồi ký sinh ở dơi tại Việt Nam..........................9
Bảng 3.1. Danh sách và địa điểm ghi nhận ruồi ký sinh ở dơi trong các KVNC
..........................................................................................................................23
Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa ruồi ký sinh (Nycteribiidae, Streblidae) ở các loài
dơi tại VQG Cát Bà ..........................................................................................54
Bảng 3.3. Các mẫu vật ruồi ký sinh (Nycteribiidae, Streblidae) ở các loài dơi
..........................................................................................................................55
tại KRĐD Sốp Cộp ..........................................................................................55
Bảng 3.4. Các mẫu vật ruồi ký sinh (Nycteribiidae, Streblidae) ở các loài dơi
KBTB Cù Lao Chàm .......................................................................................57
Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa ruồi ký sinh và vật chủ dơi ở KVNC .................58
Bảng 3.6. Tình trạng nhiễm ruồi ký sinh ở dơi trong các khu vực nghiên cứu
..........................................................................................................................61



viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đặc điểm mặt lưng của Basilia pundibunda ..................................4
Hình 1.2. Các điểm thu mẫu ruồi ký sinh ở dơi ở Việt Nam trước năm 2001
......................................................................................................................10
Hình 2.1. Các khu vực nghiên cứu .............................................................. 17
Hình 2.2. Thu mẫu dơi ngoài thực địa bằng lưới mờ và bẫy thụ cầm .........19
Hình 2.3. Quan sát mẫu vật và xử lý hình ảnh tại phòng thí nghiệm ..........20
Hình 3.1. Sơ đồ mối quan hệ di truyền giữa một số nhóm loài ở KVNC ...25
Hình 3.2. Đặc điểm hình thái của loài Nycteribia sp. ..................................27
Hình 3.3. Đặc điểm hình thái của loài Basilia roylii ...................................29
Hình 3.4. Đặc điểm hình thái của loài Basilia burmensis ...........................32
Hình 3.5. Đặc điểm hình thái của loài Basilia pundibunda .........................34
Hình 3.6. Đặc điểm hình thái của loài Basilia majuscula ...........................36
Hình 3.7. Đặc điểm hình thái của loài Cyclopodia horsfieldi .....................39
Hình 3.8. Đặc điểm hình thái của loài Leptocyclopodia ferrari ..................41
Hình 3.9. Đặc điểm hình thái của loài Ascodipteron phyllorhinae .............44
Hình 3.10. Đặc điểm hình thái của loài Ascodipteron wenzeli ....................46
Hình 3.11. Đặc điểm hình thái của loài Brachytarsina amboinensis ..........48
Hình 3.12. Đặc điểm hình thái của loài Brachytarsina cucullata ...............50
Hình 3.13. Đặc điểm hình thái của loài Maabella stomalata ......................52
Hình 3.14. Tỷ lệ nhiễm ruồi ký sinh ở dơi ở KRĐD Sốp Cộp, VQG Cát Bà,
KBTB Cù Lao Chàm ....................................................................................62
Hình 3.15. Cường độ nhiễm ruồi ký sinh ở dơi ở KRĐD Sốp Cộp, VQG Cát
Bà, KBTB Cù Lao Chàm ..............................................................................63
Hình i. Đàn dơi ở hang Trung Trang (VQG Cát Bà) ....................................xi
Hình ii. Thực địa thu mẫu dơi với các chuyên gia nước ngoài ở Phù Long .xi

Hình iii. Đặt lưới mờ ở Lò Tinh Dầu, VQG Cát Bà ................................... xii
Hình iv. Nhộng ruồi ký sinh ở dơi ở dưới màng đuôi vật chủ .................... xii


ix

Hình v. Nhộng ruồi ký sinh ở dơi bám trên màng đuôi và trên cơ thể vật chủ
..................................................................................................................... xii
Hình vi. Ruồi ký sinh không cánh ở bụng và lưng vật chủ dơi ................. xiii
Hình vii. Nhộng ký sinh trên vùng da mỏng ở cánh của vật chủ............... xiii
Hình ix. Phân tích mẫu dơi và xét nghiệm ruồi ký sinh ở dơi ngoài thực địa
.....................................................................................................................xiv


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ruồi ký sinh ở dơi (Diptera: Streblidae, Nycteribiidae) là nhóm động vật
có nhiều biến đổi trên cơ thể để thích nghi với đời sống ký sinh hút máu vật chủ
[14], [15]. Nhờ có đôi cánh, ruồi ký sinh ở dơi thuộc họ Streblidae bay từ vật
chủ này sang vật chủ khác. Ngược lại, ruồi ký sinh không cánh (họ
Nycteribiidae) thường gắn bó lâu dài trên một vật chủ dơi, thời điểm để chúng
thay đổi vật chủ ký sinh là khi những cá thể dơi ở sát nhau. Nhiễm ruồi ký sinh
khiến các vật chủ dơi bị mất nhiều năng lượng khi bay và tìm kiếm thức ăn [14].
Hơn nữa, các loài ruồi ký sinh ở dơi ưa thích hút máu ký chủ đang trong thời
gian mang thai hoặc cho con bú gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật chủ [15].
Nghiên cứu mối quan hệ giữa ruồi ký sinh ở dơi với vật chủ có ý nghĩa quan
trọng để bảo tồn các loài dơi quý trong các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái
rừng tự nhiên.

Cho đến nay, nghiên cứu cơ bản về thành phần loài ruồi ký sinh ở dơi
chưa được chú ý nhiều ở nước ta. Các cuộc khảo sát trước đây mới chỉ thực hiện
ở một số khu vực trong những phạm vi nghiên cứu hẹp, thời gian ngắn. Do đó,
việc điều tra nghiên cứu khu hệ ruồi ký sinh ở dơi là định hướng quan trọng
trong nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học động vật, có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu trước đây về dịch tễ học cho thấy các
loài dơi có thể mang vi-rút của một số bệnh truyền nhiễm (bệnh dại, SARS,
EBOLA, MERS) gây nguy hiểm cho người và động vật [34], [35]. Trong chu kỳ
sống, các ruồi ký sinh hút máu vật chủ dơi. Chúng không chỉ bị nhiễm vi-rút từ
vật chủ mà còn là véc-tơ để vi-rút lây lan trên diện rộng. Nghiên cứu định lượng
về tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ruồi ký sinh ở dơi góp phần khoanh vùng dịch
bệnh để có phương hướng điều trị kịp thời.
Vườn Quốc gia Cát Bà, Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp, Khu Bảo tồn biển
Cù Lao Chàm là nơi có điều kiện tự nhiên đa dạng với nhiều kiểu hệ sinh thái:


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×