Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Vấn đề gia nhập công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của việt nam những thách thức từ mặt pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.05 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-------o0o-------

ĐINH THỊ TỐ QUYÊN

VẤN ĐỀ GIA NHẬP CÔNG ƢỚC VIÊN 1980
VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM – NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MẶT PHÁP LÝ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

VẤN ĐỀ GIA NHẬP CƠNG ƢỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HĨA QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM –
NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MẶT PHÁP LÝ

SINH VIÊN THỰC HIỆN
: ĐINH THỊ TỐ QUYÊN
Khóa : 36
MSSV
: 1155050192
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN : ThS. VŨ DUY CƢƠNG



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tìm tịi và nghiên cứu một cách nghiêm túc, em đã hồn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Để hồn thành cơng trình này, em đã nhận
được sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo tận tình từ tất cả mọi người.
Trước hết, em xin gửi lời tri ân, lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy
Vũ Duy Cương – Giảng viên Khoa Luật Quốc tế trường Đại học Luật TP Hồ Chí
Minh, đã tận tính hướng dẫn và giúp đỡ em trong q trình nghiên cứu và hồn
thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Luật Quốc tế nói riêng và tồn
thể các q thầy cơ trường Đại học Luât nói chung đã tận tâm giảng dạy, trang bị
cho cho hành tranh kiến thức trong học tập và nghiên cứu để em có khả năng hồn
thành khóa luận của mình.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh chị, bạn bè đã nhiệt tình
giúp đỡ, động viên, khuyến khích để em có thể hồn thành tốt khóa luận của mình.
Trong q trình thực hiện đề tài, do trình độ hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi
những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo thêm từ phía các thầy, cơ và
các bạn sinh viên để giúp em khắc phục.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 21 tháng 7 năm 2015
Sinh viên
Đinh Thị Tố Quyên


DANH MỤC VIẾT TẮT
CISG; Công ước Viên 1980


Convention on Contracts for the
International Sale of Goods – Công
ước Viên 1980 về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.

UNCITRAL

United Nations Commission on
International Trade Law - Ủy ban
của Liên hợp quốc về Luật thương
mại quốc tế.


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, các quan
hệ bang giao kinh tế với nước ngoài cũng ngày càng trở nên sơi động. Do đó, các
hoạt động liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng trở nên phức tạp
và chứa đựng nhiều rủi ro hơn cho các doanh nghiệp trong nước. Chính vì mong
muốn giảm thiểu những rủi ro này nói riêng cũng như nhằm tăng cường hoạt động
thương mại quốc tế nói chung, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện những bước đi cần
thiết để gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Gia
nhập Cơng ước chính là trang bị một cơng cụ pháp lý hữu hiệu để cho doanh nghiệp
Việt Nam có thể thành công trên thương trường thế giới. Đồng thời, đây cũng chính
là một trong những bước tiến quan trọng Việt Nam trong quá trình hội nhập, khẳng
định vị thế của Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
Tuy nhiên, việc gia nhập Công ước Viên 1980 không phải là một bước đi dễ
dàng. Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ nhiều lĩnh
vực khác nhau như pháp lý, kinh tế, chính trị… Do đó, cần phải có những chuẩn bị
đầu tiên, nhận diện và tìm cách hóa giải những khó khăn, vướng mắc này để đảm

bảo q trình tham gia Cơng ước sẽ thành công tốt đẹp.
Thực tiễn cho thấy, nền pháp lý Việt Nam hiện nay, đặc biệt là về lĩnh vực
thương mại, vẫn còn nhiều bất cập, chưa đuổi kịp những thay đổi nhanh chóng của
thị trường, chưa hồn tồn nắm bắt được xu thế chung của thế giới. Chính vì lý do
đó, một trong những vấn đề cần được quan tâm, chú ý hàng đầu chính là những
thách thức về mặt pháp lý mà Việt Nam sẽ gặp phải khi gia nhập Cơng ước. Tuy
nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào toàn diện, chuyên sâu về các thách thức
về mặt pháp lý này. Một số nghiên cứu khác chỉ mang tính lẻ tẻ, chưa hệ thống hoặc
nghiên cứu chủ yếu về mặt kinh tế chứ chưa thực sự quan tâm nhiều về khía cạnh
pháp lý. Do đó, cịn nhiều điểm bất cập của Công ước Viên cũng như khác biệt về
quy định của Việt Nam so với Công ước vẫn chưa được làm rõ và xem xét một cách
toàn diện. Xuất phát từ nhu cầu nêu trên, em chọn đề tài này – “Vấn đề gia nhập
Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam - Những


thách thức từ mặt pháp lý”, tổng hợp và thể hiện được một số quan điểm về các vấn
đề chưa được làm rõ về mặt pháp lý liên quan đến Công ước Viên.
2. Mục tiêu của đề tài
Xuất phát từ các yêu cầu nêu trên, khóa luận sẽ tập trung làm rõ những vấn
đề sau:
- Xác định tầm ảnh hưởng pháp lý của Công ước Viên trên thế giới cũng như
đối với Việt Nam và thực tiễn gia nhập của một số quốc gia.
- Làm rõ những thách thức pháp lý mà Việt Nam sẽ gặp phải khi gia nhập
Công ước, đi sâu vào một số các quy định cụ thể, xác định mối tương quan giữa
pháp luật trong nước và các quy định của Công ước.
- Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp để hóa giải những khó khăn, thách thức
gặp phải.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế và các quy định pháp lý liên quan đến thương mại nói chung và mua

bán hàng hóa quốc tế nói riêng của pháp luật Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình áp dụng Cơng ước Viên 1980 từ khi có hiệu
lực áp dụng đến nay ở các quốc gia thành viên và những ảnh hưởng của Công ước
đến các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam, các lợi ích và khó khăn
khi áp dụng Cơng ước Viên tại Việt Nam sau khi gia nhập.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về cả mặt thực tiễn và lý luận. Nghiên cứu về mặt lý
luận về các quy định của Công ước và Việt Nam về vấn đề mua bán hàng hóa quốc
tế, khả năng áp dụng Cơng ước vào tình hình kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu thực
tiễn về tình hình áp dụng và tầm ảnh hưởng của Công ước Viên 1980 đối với các
quốc gia thành viên và Việt Nam, thực tiễn áp dụng của các quy định trong nước về
vấn đề mua bán hàng hóa quốc tế.


Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp
phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp liệt kê;
phương pháp diễn giải…
5. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo kèm theo, nội dung
khóa luận bao gồm 2 chương:
Chương I: Vấn đề Việt Nam gia nhập Cơng ước Viên 1980 về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam
Chương II: Những điểm bất cập cần lưu ý khi Việt Nam gia nhập CISG


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU
I.

VẤN ĐỀ GIA NHẬP CƠNG ƢỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA


BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG) CỦA VIỆT NAM .....................................1
1. Khái quát chung về CISG .................................................................................1
1.1.

Lịch sử hình thành ......................................................................................... 1

1.2.

Nội dung chính của CISG ............................................................................. 3

2. Việt Nam gia nhập CISG ..................................................................................5
2.1.

Sự cần thiết và những lợi ích từ việc gia nhập CISG .................................. 5

2.1.1.

Việt Nam cần và nên gia nhập CISG ..................................................5

2.1.2.

Những lợi ích cụ thể cho Việt Nam từ việc gia nhập CISG ................7

2.2.

Thực tiễn gia nhập CISG của một số quốc gia trên thế giới – bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam. ........................................................................................... 11
2.2.1.


Hoa Kỳ...............................................................................................13

2.2.2.

Trung Quốc........................................................................................14

2.2.3.

Châu Âu .............................................................................................16

2.2.4.

Nhật Bản ............................................................................................19

II. NHỮNG ĐIỂM BẤT CẬP VỀ PHÁP LÝ CẦN LƢU Ý KHI VIỆT NAM
GIA NHẬP CISG ....................................................................................................22
1. Những bất cập từ chính CISG .........................................................................22
2. Tồn tại một số khác biệt về mặt pháp lý giữa Việt Nam và CISG .................26
2.1.

Khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế ........................................................ 27

2.2.

Hình thức hợp đồng..................................................................................... 29

2.3.

Chào hàng và chấp nhận chào hàng ........................................................... 31


2.4.

Chuyển rủi ro ............................................................................................... 33


2.5.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng ............................................................ 35

3. Kiến nghị một số chuẩn bị về mặt pháp lý trước khi gia nhập CISG .............41
3.1.

Các sửa đổi cần thiết và lựa chọn các điều khoản bảo lưu ....................... 41

3.2.

Nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến CISG................................................. 44

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I.

VẤN ĐỀ GIA NHẬP CÔNG ƢỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG

MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG) CỦA VIỆT NAM
1.


Khái qt chung về CISG

1.1.

Lịch sử hình thành
Cơng ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo

Tiếng Anh là CISG – Convention on Contracts for the International Sale of Goods)
được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL - United Nations Commission on International Trade Law) trong một
nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn lực áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế.
Trên thực tế, nỗ lực thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế đã được khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ XX bởi Unidroit
(Insitute International pour l`Unification des Droits Privé - Viện nghiên cứu quốc tế
về thống nhất luật tư). Unidroit đã cho ra đời hai Công ước La Haye tại Pháp vào
năm 1964. Trong đó, một Cơng ước có tên là “Luật thống nhất về thiết lập hợp
đồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình” điều chỉnh quá trình hình thành hợp
đồng (chào hàng, chấp nhận chào hàng); Công ước thứ hai là về “Luật thống nhất
cho mua bán quốc tế các động sản hữu hình” điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của
người mua, người bán khi thực hiện hợp đồng và các biện pháp xử lý khi có vi
phạm hợp đồng.1 Tuy nhiên, ngược với sự mong đợi ban đầu, hai Công ước này lại
hiếm khi được sử dụng trong thực tế vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan
(mà lý do có thể nói là cơ bản theo sự phân tích từ các chuyên gia chính là vì: Hội
nghị La Haye được tổ chức chỉ có sự góp mặt của 28 quốc gia với rất ít đại diện từ
các nước Xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển, vì thế người ta tin rằng các
Cơng ước này được soạn thảo có lợi hơn cho các nước tư bản, việc tham gia Công
ước này sẽ không đảm bảo sự cơng bằng).
Do đó, vào năm 1968, trên cơ sở yêu cầu của đa số các thành viên Liên Hợp
Quốc về một khuôn khổ mới với “sự mở rộng ra các nước có nền pháp lý, kinh tế

1

Theo Bản thuyết minh Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 tr.1

~1~


chính trị khác nhau”, UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một Công ước
thống nhất về pháp luật nội dung sẽ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế nhằm thay thế cho hai Công ước La Haye năm 1964. Đó chính là Cơng ước Viên
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, mà gọi tắt là CISG. Mặc dù, có thể
nói CISG được soạn thảo dựa trên hai Cơng ước La Haye đã có từ trước (mà có
những khuyết điểm nhất định khiến việc áp dụng gặp khó khăn) nhưng CISG đã có
những đổi mới, hồn thiện cơ bản được thực hiện bởi sự đóng góp, bổ sung từ các
học viện, tổ chức, thương nhân, nhà ngoại giao và luật sư từ hơn 61 quốc gia trên
thế giới. CISG được chính thức thơng qua tại Viên (Áo) vào ngày 11 tháng 4 năm
1980 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1988 khi có 10 quốc gia phê chuẩn
(theo Điều 99 của Cơng ước).
Hiện nay, CISG là một trong những Công ước quốc tế về thương mại được
áp dụng rộng rãi nhất với 83 thành viên2 (tính đến tháng 5 năm 2015). Trong danh
sách 83 quốc gia thành viên của Công ước Viên 1980, có sự góp mặt của các quốc
gia thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau, các quốc gia phát triển cũng như các
quốc gia đang phát triển, các quốc gia tư bản chủ nghĩa cũng như các quốc gia theo
đường lối xã hội chủ nghĩa nằm trên mọi châu lục. Và ước tính trong năm 2015,
CISG đã tham gia điều chỉnh hơn 3000 các tranh chấp liên quan đến hoạt động giao
dịch thương mại quốc tế.3 So với các Cơng ước đa phương hiện nay trên thế giới nói
chung, CISG thực sự đã rất thành công kể cả từ số lượng thành viên cho đến quy
mô áp dụng. Nguyên nhân có thể được xem là quan trong nhất của sự thành cơng
này chính là các điều khoản của CISG thể hiện được sự thống nhất, hài hòa các quy
phạm khác nhau trong pháp luật của các quốc gia tham gia soạn thảo, phản ánh

được mối quan tâm chung của các quốc gia này, thực sự thể hiện được mục tiêu ban
đầu của Công ước.

2

Theo trang Uncitral, truy cập tại
< />3

PACE, trang giới thiệu về CISG, truy cập tại < />. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì con số này còn lớn hơn gấp nhiều lần.

~2~


1.2.

Nội dung chính của CISG
Là Cơng ước được đưa ra nhằm giải quyết các xung đột trong giao dịch

thương mại quốc tế bằng một khung pháp lý thống nhất, áp dụng được đối với mọi
quốc gia bất kể thể chế chính trị, văn hóa hay trình độ phát triển kinh tế, nội dung
của CISG vừa phải đảm bảo tính bao trùm, toàn diện và đồng thời cũng vừa phải
đảm bảo được tính cân bằng bằng việc kết hợp hài hịa pháp luật các nước trên thế
giới. Số lượng điều khoản sử dụng của CISG hiện tại bao gồm 101 điều, được chia
làm 4 phần với các nội dung chính sau:
Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1 đến Điều 13)
Phần này quy định điều kiện áp dụng CISG cũng như nêu ra các nguyên tắc
cơ bản của Công ước như nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi, xử sự của các
bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng… Bên cạnh đó, CISG cũng nhấn
mạnh và thể hiện sự tơn trọng đối với vai trò của tập quán trong các giao dịch mua
bán hàng hóa quốc tế của các quốc gia áp dụng Công ước.

Phần 2: Giao kết hợp đồng (thủ tục, trình tự ký kết hợp đồng) (Điều 14 đến
Điều 24)
Phần hai quy định về các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế. CISG đã định nghĩa chào hàng, nêu các đặc điểm
của chào hàng cũng như phân biệt chào hàng với các lời mời chào hàng. Các vấn đề
về hiệu lực của chào hàng, thu hồi, hủy bỏ chào hàng và các quy định có liên quan
khác đến vấn đề chào hàng cũng như như thế nào là sự chấp nhận chào hàng hay từ
chối chào hàng đã được nêu rất chi tiết và cụ thể trong Công ước.
Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 đến Điều 88)
Đây là phần chiếm số lượng điều khoản lớn nhất trong CISG, quy định về
các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng. Số lượng điều khoản lớn này
góp phần khẳng định tầm quan trọng của các nội dung được quy định so với các
chương phần khác của Công ước. Phần này được chia làm 5 chương với các nội
dung cơ bản sau:
- Chương I: Những quy định chung

~3~


- Chương II: Nghĩa vụ của người bán;
- Chương III: Nghĩa vụ của người mua;
- Chương IV: Chuyển rủi ro;
- Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người
mua.
Đối với nghĩa vụ của người bán, Công ước quy định rõ ràng nghĩa vụ giao
hàng và chuyển giao chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ bảo đảm tính phù hợp của hàng
hóa được giao theo sự giao kết trong hợp đồng, người mua có nghĩa vụ phải kiểm
tra hàng hóa được giao (quy định từ Điều 30 đến Điều 52). Tương ứng với nghĩa vụ
của người bán là nghĩa vụ của người mua, bao gồm nghĩa vụ chính là nghĩa vụ
thanh tốn và nghĩa vụ nhận hàng được quy định cụ thể tại các điều từ Điều 53 đến

Điều 60.
Về vi phạm hợp đồng, CISG không trực tiếp phân thành một chương riêng
mà thay vào đó đã lồng ghép trong nội dung của các chương còn lại (I, II, V). Các
biện pháp mà CISG cho phép người bán và người mua áp dụng khi một bên vi
phạm hợp đồng bao gồm 4 biện pháp chính: biện pháp buộc thực hiện đúng hợp
đồng, đòi bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng. Ngồi ra cịn có các biện pháp khơng
có tính chất chế tài hay nhằm mục đích trừng phạt bên vi phạm như biện pháp giảm
giá (Điều 50), biện pháp bên bị vi phạm gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng
(Khoản 1 Điều 47) hay những biện pháp mà bên vi phạm có thể đưa ra nhằm khắc
phục những thiệt hại do hành vi vi phạm mà mình gây ra (Khoản 1 Điều 48) như
một điều kiện mở cho các bên có thể thỏa thuận với nhau nhằm giảm thiểu thiệt hại
của sự vi phạm hợp đồng. Công ước cũng nêu rõ trong các trường hợp vi phạm cụ
thể nào thì các bên tham gia sẽ được áp dụng một hoặc một số biện pháp xử lý
tương ứng.
Chương IV quy định về điều kiện chuyển rủi ro, người bán hay người mua sẽ
chịu trách nhiệm trước sự mất mát hay hư hỏng của hàng hóa. Nội dung được quy
định cụ thể từ Điều 66 đến Điều 70.
Chương V quy định về vấn đề tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, vi
phạm trước hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong trường hợp giao
~4~


hàng từng phần, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ và quan
trọng hơn cả, là tính tốn tiền bồi thường thiệt hại. Các điều cịn lại quy định về vấn
đề miễn trách, hậu quả của việc hủy hợp đồng và bảo quản hàng hóa trong trường
hợp có tranh chấp.
Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 đến Điều 101)
Phần này quy định các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập
Cơng ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm có hiệu lực của Cơng ước và một
số vấn đề về mặt thủ tục khác.

2.

Việt Nam gia nhập CISG

2.1.

Sự cần thiết và những lợi ích từ việc gia nhập CISG

2.1.1. Việt Nam cần và nên gia nhập CISG
Thống nhất và hài hịa hóa luật pháp quốc tế về hợp đồng thương mại là một
xu hướng phát triển tất yếu của thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế hiện nay
đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế thế giới. Việc giảm thiểu chi phí
giao dịch quốc tế là một mục tiêu quan trọng của tất cả các chính phủ cũng như các
doanh nghiệp, trong đó một biện pháp hữu hiệu là đơn giản hóa giao thương quốc tế
bằng cách xóa bỏ các rào cản pháp lý và tăng cường tính ổn định pháp luật của giao
dịch quốc tế.4 Để thực hiện điều này, việc thành lập và tham gia vào những tổ chức
thương mại quốc tế hoặc các Công ước quốc tế (tiêu biểu như CISG) sẽ mang lại rất
nhiều lợi ích khơng thể bàn cãi.
Những năm gần đây, Việt Nam – một quốc gia đang phát triển tại khu vực
Đông Nam Á từng bước vững chắc, mở rộng hoạt động thương mại và tiến vào thị
trường quốc tế. Ngày 11 tháng 01 năm 2007, chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) là một trong những bước tiến lớn nhất của nền
kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, gia nhập WTO chỉ là những
bước đi đầu tiên, vẫn còn nhiều mục tiêu mà Việt Nam cần thực hiện trong quá trình

4

John Felemegas (ed.), An International Approach to the Interpretation of the United Nations
Convention on Contracts for the International Sale of Goods (1980) as Uniform Sales Law
(Cambridge 2007).


~5~


hội nhập phía trước mà CISG là một trong số những mục tiêu mà chính phủ quan
tâm.
Có thể thấy, với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế càng ngày càng phát
triển (tranh chấp về mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam chiếm tới 80% các
tranh chấp tại VIAC5), số lượng đối tác kinh doanh với doanh nghiệp Việt Nam lại
càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp thuộc các quốc gia thành viên của CISG. Điều
này cũng là đương nhiên vì hầu hết các cường quốc thương mại trên thế giới đều đã
gia nhập Cơng ước Viên, trong đó có rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài
của Việt Nam như Pháp, Mỹ, Italia, Liên bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan,
Australia, Trung Quốc…Các công ty, doanh nghiệp của các nước này đã áp dụng và
đã quen áp dụng Công ước Viên cho các hợp đồng mua bán hàng hoá khi ký kết với
các đối tác nước ngồi. Trong điều kiện như vậy, nếu khơng chủ động tìm hiểu về
CISG khi tham gia ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp đó, các doanh nghiệp
Việt Nam sẽ phải chịu nhiều rủi ro lớn do sự thiếu hiểu biết về pháp lý mà hai bên
sẽ áp dụng.
Ngoài ra, chi phí của những giao dịch quốc tế như đã được đề cập ở đây cũng
là một vấn đề cần phải giảm thiểu. Trong các tranh chấp quốc tế, sự dùng dằng kéo
dài thời gian tranh chấp – mà một trong các lý do quan trọng là sự bất đồng về luật
áp dụng hoặc tòa án giải quyết tranh chấp – sẽ dẫn đến rất nhiều chi phí phát sinh
mới. Sự xa cách về mặt địa lý cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng nhiều đến
chi phí giải quyết tranh chấp hợp đồng. Vì vậy, để xóa bỏ những rào cản về mặt
pháp lý, thúc đẩy phát triển quan hệ quốc tế nói chung cũng như tối ưu hóa các hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng thì lựa chọn gia nhập CISG của
Việt Nam là hết sức cần thiết.
Do đó, ngày 20 tháng 8 năm 2010, Bộ Cơng thương đã có đề nghị trình lên
Chính phủ về việc nghiên cứu khả năng tham gia Công ước Viên 1980 về Hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế. Ngày 22 tháng 10 năm 2010, Văn phịng Chính phủ đã
có cơng văn chỉ đạo việc Nghiên cứu khả năng tham gia Công ước Viên 1980 về
VIAC – Số liệu thống kê giai đoạn 1993-2010 của Báo cáo nghiên cứu Đề xuất Việt Nam gia
nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - VICC.
5

~6~


Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, giao Bộ Cơng thương chủ trì, cùng
phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu khả năng tham gia Cơng ước Viên
1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ngày 28 tháng 12 năm 2012, sau khi
hoàn thành nghiên cứu, Bộ Cơng thương đã có Cơng văn số 12694/TTr-BCT gửi
Thủ tướng Chính phủ đề xuất việc Việt Nam gia nhập Công ước này. Cuối cùng,
ngày 14 tháng 01 năm 2013, Văn phịng Chính phủ đã gửi Cơng văn số 413/VPCPQHQT đồng ý với đề xuất trên của Bộ Cơng Thương, trong đó Thủ tướng Chính
phủ đã đồng ý với chủ trương Việt Nam gia nhập CISG và giao các bộ ngành liên
quan thực hiện các thủ tục gia nhập Cơng ước này.6 Do đó, có thể nói rằng, trong
tương lai, quá trình gia nhập CISG của Việt Nam là hồn tồn chắc chắn, những vấn
đề cịn lại chủ yếu chỉ mang hình thức thủ tục. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng
cũng như những nhà nghiên cứu vẫn cần tiếp tục thực hiện các nghiên cứu, tìm
hiểu, so sánh CISG với Việt Nam nhằm tìm kiếm các giải pháp để tối ưu hóa các lợi
ích cũng như giảm thiểu nhiều nhất các bất cập khi Việt Nam trở thành thành viên
của CISG.
2.1.2.

Những lợi ích cụ thể cho Việt Nam từ việc gia nhập CISG
Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực vào

nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó thương
mại hàng hóa vẫn là hoạt động sôi động nhất, là động lực và từ lâu đã đóng vai trị

quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong nước, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ
chức thương mại quốc tế WTO. Với tính chất là một văn bản thống nhất luật, Cơng
ước Viên 1980 đã thống nhất hoá được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật
khác nhau trên thế giới, đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết các xung đột
pháp luật trong thương mại quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Vì
vậy, khi Việt Nam gia nhập CISG, Việt Nam cũng sẽ được hưởng nhiều lợi ích do
văn bản thống nhất luật này mang lại.
Lợi ích về mặt kinh tế

6

Theo trang trungtamwto, truy cập tại < />
~7~


- Đơn giản hóa luật, giảm chi phí luật trong q trình thực hiện các hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế7:
Có thể nói, một trong những nhân tố gây ra khó khăn cho hoạt động của các
doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường quốc tế chính là mơi trường
luật nước ngồi. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam lại thường không nắm được
cán cân chủ động nên thường không lựa chọn được luật áp dụng mà mình nắm rõ,
ngược lại, cịn phải áp dụng những luật vốn dĩ là thế mạnh của đối tác. Trong khi
đó, CISG mặc dù là một Công ước quốc tế nhưng được soạn thảo không bằng ngôn
ngữ chuyên ngành pháp lý mà ngược lại hết sức dễ hiểu ngay cho cả những người
chưa nghiên cứu nhiều về luật. Các bên khi cùng sử dụng CISG, doanh nghiệp Việt
Nam sẽ không cần tốn thêm các khoản chi khác khi tìm hiểu, áp dụng các quy định
này. Chính vì lý do đó, việc gia nhập CISG sẽ làm giảm các chi phí pháp luật liên
quan cũng như từ đó, thay đổi được sự bất ổn về lợi nhuận do các chí phí pháp luật
này ảnh hưởng đến mà các chủ thể tham gia có thể nhận phải.
- Tạo sự cơng bằng cho các doanh nghiệp trên thị trường thế giới, tăng cường

hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam:
Gia nhập CISG, các bên sẽ có cùng một bộ luật chung để đàm phán, ký kết
các hợp đồng. Quá trình ký kết đó đương nhiên sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn khi
khơng cịn tồn tại sự khác biệt về pháp lý như trước đó. Đồng thời, cũng khơng cịn
xuất hiện vấn đề lựa chọn luật áp dụng, khơng có sự áp đặt của bên có quyền lực
hơn đối với bên yếu thế hơn trong sự lựa chọn này. Tính cơng bằng khi đó sẽ được
đảm bảo tối đa. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ
cùng chung “tiếng nói”, cùng chung vị trí trên bàn đàm phán hợp đồng, cùng chung
một cơ sở pháp lý và các mối quan hệ mua bán hàng hóa sẽ gắn chặt hơn, lâu bền
hơn và rộng mở hơn nữa và quan trọng nhất, chính là tránh được tranh chấp phát
sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tới mức thấp nhất.
Lợi ích về mặt pháp lý

Theo Thạc sĩ Nguyễn Trung Nam, “Việt Nam tham gia Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế - Lợi ích và hạn chế”, 2010, tr.12.
7

~8~


- Cải thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quốc
gia đang có các vấn đề yếu kém:
Với nền kinh tế mới phát triển và mở cửa chưa lâu, sự thiếu sót về mặt pháp
lý đặc biệt là trong vấn đề thương mại của Việt Nam là hoàn toàn dễ hiểu. Các quy
định hiện tại vẫn cịn nhiều thiếu sót, lỗ hổng nhất định chưa đáp ứng được yêu cầu
của nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Trong khi đó, đối với CISG, quá trình
đàm phán soạn thảo phải trải qua rất nhiều khó khăn do sự khác biệt tất yếu giữa các
quốc gia tham gia soạn thảo, nhằm mục đích cuối cùng tạo ra một Cơng ước có tính
thống nhất cao8. Mỗi quy định trong CISG đều là kết quả của sự thảo luận chi tiết,
xem xét đầy đủ đến các yêu cầu, tập quán thương mại của hầu hết các quốc gia

tham gia soạn thảo. Nhìn chung, các chuyên gia đánh giá CISG là một tập hợp các
quy phạm khá hiện đại, thể hiện được sự bình đẳng giữa bên mua và bên bán trong
quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Do đó, CISG chính là một trong những nguồn
luật quốc tế bổ sung hữu ích nhất cho hệ thống quy định của Việt Nam hiện nay,
giúp các quy định liên quan đến lĩnh vực này có thể trở nên ổn định, rõ ràng, phù
hợp với thực tiễn hơn, đồng thời cũng đi theo xu hướng pháp lý chung của thế giới.
- Dễ dàng cho việc tiếp cận và sử dụng các quy định của CISG cho các chủ
thế liên quan:
Vì Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật civil law nên vệc tiếp cận CISG của
Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều sự tương thích hơn so với các quốc gia thuộc hệ
thống common law – đặc biệt là lợi thế không cần xem xét đến các án lệ trước đây
trong q trình đưa CISG vào áp dụng. Do đó, Việt Nam không cần phải trải qua
một thời gian dài để chờ đợi việc áp dụng CISG trở nên quen thuộc mà có thể đưa
vào áp dụng rộng khắp ngay trong những thời điểm đầu tiên.

Ví dụ như một chào hàng có bắt buộc phải có giá xác định trước hay không? Đây là câu hỏi mà
các đại diện của civil law và common law đã có những tranh cãi rất gay gắt. Đại diện của Pháp và
CHLB Đức cho rằng giá cả cần phải được xác định trước hoặc có thể xác định trước (có các yếu tố
để xác định giá). Trong khi đó, theo luật các nước common law (Anh, Hoa Kỳ), nếu bên chào hàng
chưa đưa ra giá trong hợp đồng thì điều này khơng ảnh hưởng đến hiệu lực của chào hàng. Giá của
hợp đồng sẽ được xác định theo giá hợp lý trên thị trường vào thời điểm giao hàng.
8

~9~


- Tránh được việc phải sử dụng đến quy phạm xung đột trong tư pháp quốc
tế để xác định luật áp dụng cho hợp đồng:
Khi các bên trong hợp đồng không lựa chọn, hoặc không thể lựa chọn được
luật áp dụng cho hợp đồng, cơ quan giải quyết tranh chấp (tòa án, trọng tài) dẫn

chiếu đến quy phạm luật xung đột để chọn một nguồn luật nhằm giải quyết tranh
chấp có liên quan. Quy phạm luật xung đột thường là khác nhau ở các quốc gia, vì
thế, việc áp dụng các quy phạm này thường dẫn đến tính khó dự đốn trước được về
nguồn luật áp dụng, gây khó khăn đáng kể cho các bên tranh chấp. Tuy nhiên, khi
cả hai bên trong quan hệ hợp đồng đã là thành viên của CISG thì vấn đề này sẽ hồn
tồn được giải quyết. CISG sẽ trở thành nguồn luật được áp dụng mà khơng cần trải
qua sự lựa chọn nào.
- Có thể thường xuyên áp dụng ngay khi có một bên trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế khơng phải là thành viên của CISG:
Khi Việt Nam gia nhập CISG, ngay cả khi đối tác trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế khơng phải là một thành viên của CISG thì luật của CISG vẫn có
thể được áp dụng (theo quy định tại Điều 1 CISG) nếu có sự đồng thuận của bên
cịn lại. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể đạt được nhiều lợi
thế hơn về mặt pháp lý. Bên cạnh đó, thực tiễn cho thấy, trong số các án lệ có liên
quan đến CISG có rất nhiều phán quyết của trọng tài quốc tế. Các trọng tài quốc tế
thường được quyền suy đoán tự do hơn các tòa án quốc gia trong việc lựa chọn luật
áp dụng để giải quyết tranh chấp (đặc biệt trong các trường hợp khơng có quy định
hoặc khơng quy định rõ ràng về luật áp dụng cho tranh chấp). Sự ủng hộ của các
trọng tài quốc tế đối với CISG trong nhiều vụ tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế thể hiện chủ yếu thơng qua việc dẫn chiếu CISG như một lựa chọn ưu
tiên cho việc giải quyết các tranh chấp này khi các bên khơng lựa chọn luật áp dụng.
Vì vậy, trong thực tiễn, khả năng được áp dụng của CISG là rất cao, đặc biệt là
trong môi trường pháp lý hiện nay, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được áp
dụng hết sức rộng rãi, là lựa chọn hàng đầu của các bên khi xảy ra các tranh chấp
trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Các lợi ích khác

~10~



Hội nhập – trong đó có hội nhập về kinh tế đã và đang là xu hướng tất yếu
chung của tồn thế giới đương đại. Gia nhập những Cơng ước quốc tế chính là một
trong những bước đi cụ thể của quá trình hội nhập của tất cả các quốc gia trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Có thể nói, gia nhập CISG đã thực hiện được mục đích
hội nhập chung, đồng thời tăng cường vị thế của Việt Nam trên thế giới, có ý nghĩa
tích cực về mặt chính trị, ngoại giao. Khi gia nhập, Việt Nam sẽ thể hiện cũng như
khẳng định được quyết tâm đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, cho
thấy Việt Nam đã hoàn toàn sẵn sàng làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng
quốc tế bất kể chế độ chính trị - văn hóa – kinh tế, tích cực phấn đấu vì hịa bình,
độc lập và phát triển của nhân loại. Điều đó trước mắt sẽ tạo được niềm tin nhất
định ở các quốc gia và các doanh nghiệp ngoài nước, thu hút thêm nhiều sự quan
tâm từ phía cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, cũng thay đổi tích cực sự đánh giá của các
nước bạn về Việt Nam nói chung và hệ thống pháp lý thương mại của Việt Nam nói
riêng.
Hơn thế nữa, CISG vốn là Cơng ước được xây dựng dựa trên sự hài hòa về
mặt pháp lý giữa các nước phương Đông và phương Tây, giữa các quốc gia phát
triển và các quốc gia đang phát triển, đảm bảo được vị thế công bằng giữa các bên
trong một hợp đồng – là một trong những Cơng ước thể hiện thành cơng mục đích
phát triển hịa bình, bình đẳng nhất. Việt Nam nếu trở thành một thành viên của
CISG, tiếng nói của các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ được đánh gia cao
hơn trên đấu trường quốc tế. Đồng thời, sự đảm bảo về mặt pháp lý cụ thể trong
quan hệ về kinh tế cũng như sẽ góp phần tăng cường sự tín nhiệm của doanh nghiệp
Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đối với hệ thống chính trị, pháp luật, xã
hội trong nước.
2.2.

Thực tiễn gia nhập CISG của một số quốc gia trên thế giới – bài học

kinh nghiệm cho Việt Nam
Kể từ khi ký kết từ năm 1980 đến nay, CISG đã trải qua gần 35 năm với

nhiều dấu mốc trong việc mở rộng số lượng các nước thành viên. Có thể tạm chia
các làn sóng gia nhập vào CISG của các quốc gia trên thế giới làm 4 giai đoạn lớn
như sau:

~11~


- Giai đoạn từ năm 1980 – 1988: Đây là giai đoạn 10 quốc gia đầu tiên phê
chuẩn CISG để CISG chính thức có hiệu lực. 10 quốc gia này là: Ai Cập, Argentina,
Cộng hòa Ả Rập, Syrian, Hoa Kỳ, Hungary, Italy, Lesotho, Pháp, Trung Quốc,
Zambia. Có thể thấy, 10 quốc gia này phân bố ở rộng khắp trên thế giới, thể hiện rõ
được mục tiêu ban đầu của CISG: “sự mở rộng ra các nước có nền pháp lý, kinh tế
chính trị khác nhau”.
- Giai đoạn từ năm 1989 – 1993: Giai đoạn này là làn sóng thứ 2 gia nhập
Công ước, với 29 quốc gia mà đa số là các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, lần
lượt hồn tất các thủ tục cần thiết để chính thức là thành viên của CISG. Đáng chú ý
trong làn sóng gia nhập này là sự xuất hiện của hai quốc gia thuộc hệ thống
common law: Úc và Canada. Sự tham gia của hai quốc gia này chính là sự mở đầu
cho việc các quốc gia thuộc hệ thống common law khác chú ý đến những hoạt động
của Công ước.
- Giai đoạn từ năm 1994 – 2000: Giai đoạn này là giai đoạn của những quốc
gia đang phát triển thuộc Châu Phi và Châu Mỹ tham gia vào Công ước. Một số
những quốc gia Châu Âu còn lại cũng tiếp tục hoàn tất các thủ tục để gia nhập. Mới
mẻ nhất chính là sự tham gia của đại diện Đơng Nam Á: Singapore – một quốc gia
phát triển chủ yếu dựa trên nền tảng thương mại quốc tế. Điều này đánh dấu sự phát
triển lớn mạnh của CISG trên thế giới.
- Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: Là giai đoạn mà có sự thay đổi lớn lao về
vị trí của các cường quốc hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là sự nổi lên của các nền
kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ. Sự xung đột lợi ích giữa
các quốc gia mới nổi cùng với các quốc gia đã phát triển và các quốc gia đang phát

triển khiến quá trình gia nhập CISG chậm lại. Chỉ có vài quốc gia tham gia CISG
vào giai đoạn này. Mãi cho đến năm 2009, khi Nhật Bản chính thức trở thành thành
viên của CISG, đánh dấu một bước ngoặt mới cho sự phát triển của Công ước, báo
hiệu cho làm sóng gia nhập sắp tới của các quốc gia khác thuộc khu vực Châu Á mà
đặt biệt là các quốc gia ASEAN.
Thực tiễn gia nhập Công ước Viên 1980 của một số quốc gia tiêu biểu sẽ
được tìm hiểu dưới đây bao gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, một số nước Châu Âu và

~12~


Nhật Bản sẽ được đề cập sau đây sẽ cho thấy được những chặng đường một cách
thực tế mà các quốc gia thành viên sẽ phải trải qua khi tham gia bước đầu vào Cơng
ước. Trong đó, Hoa Kỳ - nền kinh tế hàng đầu thế giới, Trung Quốc ở Châu Á và
các nước Châu Âu là một trong những thành viên đầu tiên của CISG, đồng thời còn
là những bạn hàng lớn của Việt Nam; còn Nhật Bản – cũng là một cường quốc về
kinh tế, lại là quốc gia có vị trí địa lý khá gần gũi với Việt Nam và cũng là quốc gia
tiêu biểu nằm trong loạt sóng gia nhập gần đây nhất. Các quốc gia này có thể thể
hiện rõ ràng những vấn đề có thể gặp phải cũng như một số lợi ích nhất định trong
nhiều điều kiện kinh tế, chính trị, pháp lý hoàn toàn khác nhau.
2.2.1. Hoa Kỳ
Là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia CISG nhưng quá trình thực
thi Cơng ước này sau khi gia nhập tại Hoa Kì lại hồn tồn khơng sn sẻ như cách
khởi đầu trước đó. Đây là một trường hợp rất đáng lưu ý trong khi xem xét đến
những khả năng có thể gặp phải khi Việt Nam gia nhập CISG.
Mặc dù là cường quốc lớn nhất thế giới về kinh tế và thương mại quốc tế,
trong suốt 12 năm đầu thực hiện Công ước Viên 1980, Hoa Kỳ chỉ đóng góp vào
thư viện án lệ CISG khoảng 16 án lệ9, thấp hơn rất nhiều so với quy mô giao dịch
thương mại của quốc gia này. Đáng lưu ý trong số đó rất nhiều trường hợp các tòa
án Hoa Kỳ viện dẫn Điều 6 của CISG để từ chối áp dụng Công ước10. Tương tự,

hầu hết các luật sư và nhà tư vấn pháp lý tại Hoa Kỳ đều khuyến khích khách hàng
quy định điều khoản không áp dụng CISG trong thỏa thuận thương mại của mình11.
Ngồi ra, trong những trường hợp khác khi CISG được áp dụng, các thẩm phán Hoa
Kỳ thường có xu hướng sử dụng các khái niệm của UCC để diễn giải Cơng ước,
điều này hồn tồn trái với u cầu về tính quốc tế ln được đặt ra hàng đầu của
nó. Lý do chính cho việc này chính là sự phát triển lấn át của Bộ luật thương mại
9

Xem các án lệ này tại UNILEX
<o/dynasite.cfm?dssid=2376&dsmid=13354>
10

Orbisphere Corp. v. United States (1990) U.S. Court of International Trade 726 Federal
Supplement, tr.1344.
Monica Kilian, „CISG and the Problem with Common Law Jurisdictions‟ (2001) 10 J.
Transnational Law & Policy tr. 217, 227
11

~13~


thống nhất - UCC trong pháp luật Hoa Kì từ trước đến nay. Chính phủ Hoa Kỳ đã
giành nhiều thời gian để hoàn chỉnh bộ luật này một cách phù hợp nhất đối với tình
hình kinh tế của Hoa Kì, các thương nhân đã quen sử dụng bộ luật này, ngược lại
CISG lại còn rất mới và chưa thực sự được phổ biến ngay cả trong giới luật sự hay
thẩm phán Hoa Kỳ. Thậm chí khi so sánh lựa chọn giữa luật thương mại của từng
bang và CISG, các thương nhân Hoa Kỳ vẫn thích lựa chọn pháp luật bang hơn như
một sự đảm bảo về mặt pháp lý cho chính họ. Đây là điểm chung dễ thấy đối với hệ
thống common law như Hoa Kỳ nói riêng và các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật
này nói chung, do đó việc ít sử dụng các quy định của CISG trong những thời gian

đầu là hoàn toàn dễ hiểu.
Tuy nhiên, do áp lực từ cộng đồng quốc tế từ chính sự gia tăng nhanh chóng
về số lượng thành viên của CISG, đồng thời nhận thấy các lợi ích từ việc áp dụng
các quy định của Cơng ước, tình hình áp dụng các quy định của Công ước Viên tại
Hoa Kỳ đã được cải thiện một cách rõ rệt đặc biệt là từ năm 2005 đến nay. Có thể
nhận thấy từ năm 2000 đến 2010, số lượng án lệ áp dụng quy định của CISG đã
tăng gấp 3 lần so với 12 năm trước đó12. Có thể nói rằng, mặc dù không thuận lợi
trong những bước đầu ở Hoa Kỳ, nhưng thực tiễn sau nhiều năm cho thấy việc áp
dụng các quy định của CISG là phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
2.2.2. Trung Quốc
Năm 1988, 10 quốc gia đầu tiên tham gia CISG và CISG chính thức có hiệu
lực. Có thể thấy trong số 10 nước thành viên đầu tiên, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai
thành viên rất đáng chú ý, vì Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và Trung
Quốc là quốc gia đầu tiên của Châu Á tham gia CISG. Hơn thế nữa, hiện nay Trung
Quốc đang trở thành nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, lại là láng giềng gần gũi với
Việt Nam, sức ảnh hưởng về mặt thương mại của Trung Quốc đến Việt Nam là rất
lớn.. Do đó, có thể thấy thực tiễn trước và sau q trình gia nhập CISG của Trung
Quốc là ví dụ tiêu biểu nhất để làm kim chỉ nam cho quá trình gia nhập của Việt
Nam.
12

Xem chi tiết các án lệ tại UNILEX
<o/dynasite.cfm?dssid=2376&dsmid=13354>

~14~


Hiện nay, các phán quyết của các trọng tài Trung Quốc mà áp dụng các quy
định của CISG đã được tập hợp với khoảng 300 phán quyết13. Qua các phán quyết
này, có thể thấy rõ được vai trị của CISG đối với nền ngoại thương của Trung

Quốc, CISG đã góp phần điều chỉnh các vấn đề bất cập mà pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hóa của Trung Quốc còn vướng phải.
Trước năm 1978 – năm “Cải cách mở cửa” của Trung Quốc, với nền kinh tế
nhà nước nghiêm ngặt, thậm chí Trung Quốc cịn chưa tồn tại pháp luật về hợp
đồng mua bán hàng hóa nói chung một cách có hệ thống. Tuy nhiên, ngay sau
những năm đề nghị được gia nhập CISG (1986), Trung Quốc đã ban hàng một loạt
quy định liên quan đến lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và mua bán
hàng hóa có yếu tố nước ngồi nói riêng. Từ đó có thể thấy sự chuẩn bị tìm hiểu kĩ
lưỡng về mặt pháp lý và cả các thay đổi về kinh tế của Trung Quốc trước thềm gia
nhập. Đây là các bước đệm pháp lý cần thiết mà Việt Nam cần học hỏi áp dụng
trong việc chuẩn bị gia nhập CISG và cho cả việc tham gia các Công ước khác
trong tương lai.
Theo nhận định của những nhà phân tích, kể từ khi gia nhập, CISG đã thể
hiện vai trò hết sức quan trọng đối với việc thúc đẩy một cách tích cực hoạt đơng
ngoại thương, xóa bỏ những rào cản pháp lý đối với hoạt động này của Trung Quốc,
đặt biệt là vào những năm 90 của thế kỉ trước – thời kỳ phát triển mạnh mẽ của
ngoại thương Trung Quốc. Dần dần, các nhà lập pháp của Trung Quốc đã chuyển
hóa các nguyên tắc chung và một số quy định cụ thể của CISG vào quy định quốc
gia khi nhận thấy tính áp dụng rộng rãi của các quy định đó. Mà một ví dụ tiêu biểu
là đầu năm 2013, Trung Quốc đã thống nhất áp dụng Điều 11 (về hình thức hợp
đồng) theo CISG trong pháp luật quốc gia14. Bởi vì sau khi ban hành Luật hợp
đồng, bãi bỏ Luật của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Luật hợp đồng kinh
tế nước ngoài được ban hành vào năm 1999, hợp đồng mua bán hàng hóa của Trung
Claude Witz, L‟essor de la Convention de Vienne en Asie (Sự bành trướng của Công ước Viên
1980 tại Châu Á), Recueil Dalloz, 2009, tr.280.
13

14

Theo trang

< />>

~15~


Quốc đã khơng cịn bắt buộc phải ký kết bằng văn bản như trước đây mà có thể sử
dụng các hình thức khác. Điều này đã làm giảm thiểu các trở ngại cuối cùng về
pháp lý của Trung Quốc trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế - vấn đề hình thức
hợp đồng, giải quyết những xung đột cuối cùng của pháp luật nội địa Trung Quốc
với các quy định của Cơng ước.
Ngồi ra, hiện nay, thậm chí một số trọng tài Trung Quốc còn áp dụng CISG
cho cả những quan hệ thương mại mà có hai bên là doanh nghiệp đều có trụ sở tại
Trung Quốc hoặc một bên là Trung Quốc và một bên là Hồng Kông hoặc Ma Cao15.
Điều này cho thấy, việc áp dụng CISG ở Trung Quốc là rất thuận lợi, phù hợp với
thực tiễn nền kinh tế của Trung Quốc. Có thể nói, CISG càng ngày càng chứng tỏ vị
trí khơng thể thay thế trong pháp luật hợp đồng thương mại Trung Quốc.
2.2.3. Châu Âu
Các nước Tây Âu là nơi khởi nguồn ý tưởng thành lập một Công ước quốc tế
thống nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tiền thân của CISG, Cơng ước
La Haye 1964 đều có sự xuất hiện của các đại diện đến từ Tây Âu như Pháp, Đức,
Ý. Các quốc gia này cũng có những đóng góp nhất định vào hoạt động xây dựng,
soạn thảo CISG nên khơng có gì đáng ngạc nhiên khi 2 trong 10 quốc gia đầu tiên
góp phần đưa CISG vào hoạt động là hai nước Pháp và Ý. Sau đó, đặc biệt mạnh
mẽ là trong giai đoạn từ năm 1989 cho đến năm 1993, các quốc gia Châu Âu khác
cũng lần lượt trở thành thành viên của CISG như Hungari (1988), Thụy Điển
(1989), Đức (1991)… Hiện này, 33 trên tổng số 43 quốc gia của Châu Âu là thành
viên của Công ước này.
Trong các quốc gia Châu Âu, Đức có thể xem là nơi mà CISG có dấu ấn rõ
nét nhất với khối lượng khổng lồ các án lệ áp dụng quy định của CISG đã được
thống kê. Điều này cũng không đáng ngạc nhiên khi Đức thuộc hệ thống pháp luật

civil law, việc áp dụng CISG sẽ gặp ít trở ngại như các quốc gia thuộc hệ thống
pháp luật common law. Đồng thời, là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia
Xem thêm Fan YANG, „The Application of the CISG in the Current PRC Law and CIETAC
Arbitration Practice‟ (PACE, December 2006), truy cập tại
< />15

~16~


×